Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

Biện pháp giúp trẻ mẫu giáo 3 4 tuổi hứng thú tham gia hoạt động góc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (19.77 MB, 21 trang )

1
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

THUYẾT MINH MÔ TẢ BIỆN PHÁP
VÀ KẾT QUẢ THỰC HIỆN BIỆN PHÁP
- Tên sáng kiến: “Biện pháp giúp trẻ mẫu giáo 3- 4 tuổi hứng thú tham
gia hoạt động góc”
- Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử:
Tôi bắt đầu nghiên cứu về “Biện pháp giúp trẻ mẫu giáo 3- 4 tuổi hứng
thú tham gia hoạt động góc” từ tháng 01 năm 2020 và đưa vào áp dụng từ tháng 09
năm 2020 đến tháng 05 năm 2021.
I. Mô tả các giải pháp cũ thường làm
Hoạt động góc là hoạt động rất quan trọng. Ở hoạt động này trẻ được đóng vai
là một thành viên trong xã hội, trong một thế giới thu nhỏ trẻ được sáng tạo, trải
nghiệm. Chính vì vậy trong những năm qua tôi đã tiến hành một số giải pháp sau.
+ Lập kế hoạch, sắp xếp, chuẩn bị các điều kiện cần thiết để tổ chức hoạt
động góc theo hướng giáo dục lấy trẻ làm trung tâm
+ Giáo viên tạo cơ hội cho trẻ lựa chọn vai chơi, các góc theo chủ đề.
+ Sắp xếp đồ dùng đồ chơi phục vụ cho chủ đề
Từ việc thực hiện tổ chức hoạt động góc cho trẻ, tơi nhận thấy trẻ chưa
thực sự hứng thú tham gia vào hoạt động góc bởi:
- Giáo viên chưa chú trọng đến việc phải dạy trẻ chơi cái gì? Chơi như thế
nào? Để đem lại kiến thức phục vụ hoạt động góc cho trẻ và phát triển tư duy
của trẻ.
- Trẻ cịn chưa hứng thú, tích cực trong các hoạt động góc mà cơ đưa ra.
Trẻ chưa biết phân vai chơi một cách rõ ràng.
- Môi trường cho trẻ hoạt động, đồ dùng đồ chơi chưa phong phú, chưa
sáng tạo, chưa tạo cơ hội cho trẻ tích cực sử dụng các nguyên vật liệu, học liệu
các góc chơi theo nhiều cách sáng tạo khác nhau.
II. Sự cần thiết phải áp dụng biện pháp:




2
Như chúng ta đã biết đối với trẻ mầm non, đặc biệt là trẻ 3-4 tuổi thì vui
chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ, trẻ ở giai đoạn này rất thích làm theo những
cơng việc của người lớn thơng qua các trị chơi mà trẻ được tham gia. Chính vì
vậy để trẻ được “ học mà chơi, chơi mà học” thì chúng ta cần phải tạo cho trẻ sự
hứng thú tự tin khi tham gia vào hoạt động chơi.
- Thông qua các hoạt động học tập, vui chơi ở trường đặc biệt là hoạt động
góc giúp trẻ phát huy được tính tích cực chủ động sáng tạo, đồng thời nó cịn là
phương tiện góp phần quan trọng trong việc giáo dục đạo đức, trí tuệ, thể chất và
thẩm mỹ cho trẻ. Ngồi ra, hoạt động góc cịn là tiền đề vững chắc giúp trẻ có
một tâm thế tự tin trong cuộc sống.
- Đối với trẻ lứa tuổi mẫu giáo đặc biệt trẻ 3-4 tuổi thì trẻ ở giai đoạn này
thích học hỏi, rất hiếu động, thích khám phá những gì mới lạ, trẻ thường đặt ra
các câu hỏi như: Cái gì đây? Tại sao lại như vậy? Nhận thức được những đặc
điểm ấy cũng như mong muốn của trẻ 3-4 tuổi, nên với vai trò là một người giáo
viên đang hàng ngày trực tiếp dạy trẻ tôi luôn băn khoăn suy nghĩ mình cần phải
làm gì? và làm như thế nào? để thực sự giúp trẻ hứng thú tham gia hoạt động
góc một cách tích cực, chủ động, sáng tạo và có hiệu quả nhất. Điều đó đã thơi
thúc tơi nghiên cứu, tìm tịi và đưa ra “Biện pháp giúp trẻ mẫu giáo 3- 4 tuổi
hứng thú tham gia hoạt động góc” tại trường Mầm non Ngọc Sơn.
III. Mục đích của biện pháp
- Giúp trẻ hứng thú tham gia vào hoạt động góc, trẻ mạnh dạn, tự tin giao
tiếp với bạn bè và có kỹ năng phối hợp vai chơi cùng với các bạn trong trị chơi
theo nhóm nhỏ.
- Tích lũy được những kinh nghiệm cho bản thân trong giảng dạy. Góp
phần nâng cao chất lượng giáo dục trẻ.
- Giúp phụ huynh hiểu hơn về tầm quan trọng của hoạt động vui chơi đặc
biệt là hoạt động góc đối với trẻ mầm non.

IV. Nội dung:
4.1. Thực trạng của biện pháp:


3
KẾT QUẢ KHẢO SÁT TRƯỚC KHI THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP
(Tổng số có: 25 cháu)
KẾT QUẢ ĐẠT
STT

NỘI DUNG GIÁO DỤC

1

Trẻ hứng thú tham gia hoạt
động.

2

Trẻ mạnh dạn tự tin giao tiếp
với bạn bè

3

Trẻ có kỹ năng phối hợp vai
chơi cùng ban.

Số trẻ đạt Tỷ lệ

KẾT QUẢ

CHƯA ĐẠT
Chưa
Tỷ lệ
đạt

12/25

48%

13/25

52%

11/25

44%

14/25

56%

10/25

40%

15/25

60%

+ Khó khăn:

Về phía giáo viên:
Giáo viên chưa có sự đổi mới khi tổ chức hoạt động góc cho trẻ, chưa
phối hợp nhiều hình thức, phương pháp để thu hút sự hứng thú của trẻ khi tham
gia hoạt động góc. Khả năng sáng tạo khi tổ chức các trò chơi cho trẻ chưa
phong phú
Về phía phụ huynh:
Phụ huynh cịn hạn chế về việc cung cấp kiến thức về thế giới xung quanh
cho trẻ, chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc cho trẻ hoạt động góc. Đa
số phụ huynh đều làm cơng nhân, số ít là viên chức nên thời gian để quan tâm và
chơi cùng trẻ cịn ít mà thường xun cho trẻ xem ti vi và nghịch điện thoại.
Về phía học sinh:
- Đa số trẻ chưa học qua độ tuổi nhà trẻ, trẻ mới đi học nên còn chưa
mạnh dạn, tự tin trẻ chưa được làm quen với các hoạt động một cách có nề nếp
đặc biệt là hoạt động góc
4.2. Các giải pháp thực hiện:
4.2.1. Giải pháp 1: Xây dựng nội dung chơi ở các góc
Muốn cho trẻ thực hiện hoạt động vui chơi ở các góc một cách rõ ràng,
cụ thể và mang tính chặt chẽ thì một việc rất quan trọng đó là: Chọn nội dung


4
chơi ở các góc, nhu cầu sử dụng đồ chơi của trẻ như thế nào hoặc góc chơi này
nó liên kết với góc chơi kia bằng cách nào thơng qua việc sử dụng đồ chơi như
thế nào để phát triển nội dung chơi?
Ngay từ đầu năm học tôi đã gắn nhiệm vụ năm học với thực tế của nhà
trường, tôi xây dựng mục tiêu, kế hoạch, nội dung trong việc tổ chức hoạt động
góc xun suốt một năm học.
Vì vậy, muốn trẻ chơi tốt thì tơi cũng cần phải hiểu được ý nghĩa của từng
trò chơi để chuẩn bị đồ chơi cho phù hợp, nội dung chơi được thay đổi theo từng
chủ đề.

Dưới đây là bảng xây dựng nội dung các góc chơi theo một số chủ đề mà
tơi đã áp dụng cho trẻ trong lớp.
Nội dung
chủ đề

Góc chơi

Nội dung chơi

- Lớp học: Đồ chơi trong trường mầm non
Phân vai

- Nấu ăn: Nấu các món ăn trẻ thường được
ăn ở trường.

Xây dựng, lắp - Xây dựng trường mầm non, lắp ghép bập
Trường mầm

ghép

non

bênh cầu trượt.
- Xem tranh ảnh, thơ truyện về trường mầm

Học tập và sách non.

Nghệ thuật
Khám phá
Bản thân


Phân vai

- Hát các bài hát về trường, bạn bè, cô giáo.
- Tô màu đồ dùng trong trường mầm non.
- Khám phá: Đồ chơi trong trường mầm non
theo khả năng.
- Bán hàng: Bán đồ dùng cá nhân
- Bác sĩ: Bác sỹ khám bệnh
- Gia đình: Nấu ăn


5
Xây dựng, lắp - Xây công viên
ghép
Học tập và sách

Nghệ thuật
Khám phá

- Ghép hoa
- Xem tranh ảnh, sách truyện về các giác
quan, vệ sinh bảo vệ cơ thể.
- Tô màu các giác quan
- Hát bài hát, đọc thơ về vệ sinh cơ thể
- Khám phá các giác quan, chơi gắn các giác
quan trên khuôn mặt bé
- Bán hàng: Các đồ dùng trong gia đình, các
thực phẩm cần thiết cho gia đình
- Nấu ăn: Làm mẹ nấu các món ăn cho gia


Phân vai

đình.

- Bác sĩ : Bác sỹ khám bệnh
Xây dựng, lắp - Xây nhà của bé
ghép

- Lắp ghép cây, hoa, ghế đá.
- Tốn: Nhận biết hình trịn, hình vng,
hình chữ nhật

Gia đình

Học tập và sách - Văn học: Kể truyện theo tranh về gia đình
- Làm sách về gia đình.
- Tơ màu ngơi nhà gia đình, đồ dùng gia
Nghệ thuật

đình.
- Hát các bài hát về gia đình.
- Chơi lơ tơ về gia đình (Gia đình lớn- gia

Khám phá

Nghề quen thuộc Phân vai

đình nhỏ)
- Khám phá: Phân loại đồ dùng, sản trong

gia đình
- Bán hàng: đồ dùng, dụng cụ, sản phẩm các
nghề.
- Chơi đóng vai cơ giáo, học sinh
- Nấu ăn: Tập làm bác cấp dưỡng nấu ăn.
- Khám bệnh: Bác sỹ khám bệnh


6
Xây dựng, lắp - Xây vườn rau
ghép

- Xây trường học

- Toán: Đếm, nhận biết, tách gộp trong phạm
vi 2
Học tập và sách - Xem tranh, làm sách về các nghề.
- Chơi với chữ cái g, h, l

Nghệ thuật

- Tô, vẽ, nặn, xé dán về đồ dùng các nghề
- Trang trí trang phục cho một số nghề từ
giấy màu, bìa, lịch
- Hát các bài hát về chủ đề nghề nghiệp

- Trò chơi học tập chơi phân nhóm các đồ
Khám phá

dùng, dụng cụ theo nghề

- Bán hàng: Bán các thực phẩm động vật,
một số loại thức ăn cho con vật

Phân vai

- Nấu ăn: Nấu các món ăn bằng nguồn thực
phẩm động vật: Thịt gà, lợn, trứng, cá, tôm,
cua.
- Xây trang trại chăn nuôi, xây vườn bách

Những con vật
gần gũi

Xây dựng, lắp thú, xây ao cá.
ghép

- Lắp ghép chuồng cho con vật, lắp ghép
hàng rào.


7
- Toán: Xắp xếp con vật theo quy tắc, gắn
Học tập và sách

con vật tương ứng với chữ số.
- Văn học: Kể truyện theo tranh, xem tranh
ảnh về các con vật,làm bộ sưu tập về con vật
- Hát, vận động các bài hát nói về con vật,
bắt chước tiếng kêu, dáng điệu của một số


Nghệ thuật

con vật.
- Tạo hình: Vẽ, xé dán, tô màu con vật. Cùng

Khám phá
Phân vai

cô làm các con vật từ lõi giấy vệ sinh.
- Khám phá: Phân loại các con vật theo môi
trường sống.
- Cửa hàng: Bán các loại bánh, kẹo ,mứt, hoa
quả ngày tết.
- Gia đình, nấu ăn.

Xây dựng, lắp
ghép

Xây cơng viên mùa xn
- Xem tranh làm sách về các món ăn, hoa

Học tập và sách quả ngày tết.
- Tốn tập đém đến 3
- Tơ màu, xé dán bánh kẹo, hoa quả ngày tết.

Tết và mùa xuân
Nghệ thuật
Khám phá
Phân vai
Hoa- quả- rau

Xây dựng, lắp
ghép

- Hát các bài hát về tết, mùa xuân
- Khám phá một số bánh, hoa, quả ngày tết
- Bán hàng: Các loại rau củ quả
- Nấu ăn: Các món ăn được chế biến từ các
loại rau củ quả
- Xây khu vườn nhà bé: có vườn rau, vườn
cây.
- Lắp ghép các cây to, các bơng hoa, hàng
rào.
- Tốn: Tập đếm đến 4.

Học tập và sách - Văn học: Kể truyện theo tranh, xem tranh
ảnh về các loại cây, rau, hoa, quả
- Làm bộ sưu tập về các loại hoa, quả.


8
- Hát các bài hát về cây xanh, về hoa
Nghệ thuật

Khám phá

Phân vai

- Vẽ hoa, in hình lá cây, xé dán cây trang trí
chủ điểm cùng cơ.
- Khám phá: Phân loại rau củ quả: phân loại

theo màu sắc, hình dạng.
- Bán hàng: Bán dụng cụ sửa chữa PTGT,
mô hinh các PTGT

- Gia đình, nấu ăn.
Xây dựng, lắp - Xây dựng bãi đỗ xe
ghép

Phương tiện
giao thông gần

- Lắp ghép các các khối thành PTGT.
- Toán: Xác định tay phải, tay trái
- Văn học: Kể truyện theo tranh, xem tranh

Học tập và sách ảnh về các PTGT
- Làm bộ sưu tập về các PTGT.
- Hát các bài hát về giao thông

gũi
Nghệ thuật

Khám phá

Phân vai
Nước và mùa

- Vẽ các PTGT, xé dán và trang trí các PTGT
từ hộp giấy.
- Khám phá: Phân loại các PTGT theo nơi

hoạt động, đặc điểm, cấu tạo
- Bán hàng: Các loại nước giải khát, trang
phục và phụ kiện mùa hè
- Nấu ăn: Một số món ăn thanh nhiệt, giàu
dinh dưỡng. Các món sinh tố trái



cây bổ dưỡng
- Xây cơng viên nước: có bể bơi, ao cá, khu
Xây dựng, lắp vui chơi…
ghép

- Lắp ghép các cây to, các bông hoa, hàng
rào.
- Toán: Tập đếm đến 5

Học tập và sách - Văn học: Kể truyện theo tranh, xem tranh
ảnh về các hiện tượng tự nhiên
- Làm bộ sưu tập về các hoạt động diễn ra
trong mùa hè.


9
Nghệ thuật
Khám phá

Phân vai

Xây dựng, lắp

ghép

- Hát các bài hát về mùa hè, về các HTTN
- Vẽ về biển, về mùa hè…
- Khám phá: Sự kỳ diệu của nước
- Bán hàng: Bán các loại rau, củ quả, các loại
bánh đặc sản của quê hương.
- Nấu ăn: Nấu các món ăn cho người thân
trong gia đình.
- Xây Lăng Bác: có ao cá, chùa một cột…
- Lắp ghép các cây to, các bơng hoa, hàng
rào, thảm cỏ…
- Tốn: Đếm đến 5, số lượng, số thứ tự trong
phạm vi 5, tách gộp nhóm có 5 đối tượng
bằng các cách khác nhau

Quê hương
Bác Hồ

Học tập và sách

- Văn

học: Kể truyện theo tranh, xem tranh ảnh về
Bác Hồ, về các cảnh đẹp quê hương
- Làm bộ sưu tập về Bác Hồ, về các danh
lam thắng cảnh Hà Nội.
- Hát các bài hát về quê hương, đất nước, về

Nghệ thuật


Bác Hồ

- Vẽ ,

xé dán cảnh đẹp đất nước...
Khám phá

Khám phá lá cờ tổ quốc.

=> Việc xây dựng nội dung các góc chơi phù hợp với trẻ, bản thân tôi
nhận thấy trẻ trong lớp hoạt động tốt hơn, giúp cho trẻ mạnh dạn, tự tin giao tiếp
với bạn bè, mang đến cảm giác mới mẻ khi được hoạt động từ đó kích thích tính
chủ động, tích cực khám phá cho trẻ trong các giờ hoạt động góc mà cơ muốn
đem đến cho trẻ. Qua đó giúp trẻ nắm vững được kinh nghiệm chơi ở mỗi chủ
đề một cách tốt nhất.
4.2.2. Giải pháp 2: Bố trí góc chơi, trang trí, sắp xếp đồ dùng đồ chơi
các góc
a. Bố trí các góc chơi:


10
Có thể nói nếu chúng ta chuẩn bị được mơi trường hoạt động góc nhằm
kích thích trẻ hoạt động một cách tốt nhất, sẽ tạo điều kiện cho trẻ được phát
triển theo hướng tốt nhất.
Khi xây dựng môi trường hoạt động góc tơi ln chú ý bố trí các góc phù
hợp với diện tích lớp, Tơi chia diện tích phịng học thành các góc, các khu vực
chơi khác nhau:
- Bố trí góc chơi n tĩnh (nghệ thuật, sách truyện..) xa các góc ồn ào (xây
dựng, Phân vai)

- Có lối đi lại giữa các góc, đủ rộng cho trẻ di chuyển
- Bố trí bàn ghế phù hợp với từng góc, giữa các góc có giá góc để ngăn cách.

(Ảnh bố trí các góc trong lớp học có giá để ngăn cách)
b. Trang trí, sắp xếp đồ dùng đồ chơi:
Tơi trang trí các góc theo chủ đề chính, chủ đề nhánh với đồ dùng đẹp, đa
dạng phong phú, bắt mắt lôi cuốn trẻ tích cực tham gia chơi. Đồng thời tơi cũng
tạo ra những khoảng mở để trẻ được hoạt động tích cực và chủ động ở từng góc.
Dưới đây là một số hình ảnh trang trí ở các góc mà tơi đã trang trí:
* Góc học tập
Để làm cho góc học tập thực sự hấp dẫn và lôi cuốn trẻ, tôi sử dụng các


11
gam màu sáng để trang trí góc: phía trên tơi đề tp chữ “Góc học tập" ở phía
dưới tơi để mảng khơng gian mở có móc để trẻ tự treo và tự lấy các quyển sách
bằng các nguyên vật liệu do cô và trẻ cùng làm về các con vật, phương tiện; trẻ
tự lên xếp các hình tương ứng hoặc xếp các đồ vật tương ứng với các số cô đã
gắn trên.

(Ảnh góc học tập)
* Góc phân vai
- Tơi chuẩn bị rất nhiều các đồ dùng mở để trẻ bán hàng, nấu ăn các món
ăn quen thuộc đối trẻ hàng ngày.
Ví dụ: Ở chủ đề "Thực vật". Tơi bày các loại hoa rau, củ, quả ra cho trẻ
chơi bán hàng các loại rau, củ, quả. Nấu ăn các món ăn trẻ thích.


12


(Ảnh góc phân vai)
* Góc xây dựng
+ Tơi chuẩn bị rất nhiều các nguyên vật liệu khác nhau như gạch, khối gỗ,
hộp sữa, khối nhựa, bộ lắp ghép, nút ghép, ……để phát triển trí tưởng tượng, sự
sáng tạo của trẻ.
Ví dụ: Ở chủ đề "Thực vật". Tôi cho trẻ xây dựng “Vườn cây nhà bé” thì
tơi chuẩn bị các loại cây xanh, cây ăn quả, cây hoa, rau, hàng rào và các ghép
nút, hộp sữa... để trẻ lựa chọn và xây dựng theo ý tưởng của trẻ


13

(Ảnh góc xây dựng)
=> Qua việc trang trí góc chơi nổi bật hấp dẫn, phù hợp đặc điểm tâm sinh
lý của trẻ 3-4 tuổi, tôi thấy trẻ lớp tôi rất thích tới lớp, mỗi khi đến giờ chơi hoạt
động góc trẻ đã hứng thú tham gia vào các vai chơi và trẻ biết tự thoả thuận,
phân công nhiệm vụ, nêu nên được ý kiến của bản thân khi tham gia vào các
nhóm chơi, trẻ đã tự về góc lấy đồ chơi và làm chủ vai chơi mà không cần tới sự
giúp đỡ của giáo viên.
4.2.3. Giải pháp 3: Giúp trẻ phát huy khả năng phối hợp thực hiện
công việc được giao


14
Tôi tạo cơ hội cho trẻ được hoạt động và thử sức ở tất cả các góc bằng
cách luân phiên thay đổi góc chơi cho trẻ trong các buổi chơi ở góc. Tơi đã chú
trọng tất cả trẻ trong lớp, quan tâm đến cá nhân trẻ còn nhút nhát chưa chú ý
tham gia vào các trò chơi trong hoạt động góc.
Khi trẻ chơi tơi cho trẻ tự lựa chọn góc chơi, vai chơi, bạn chơi và cô sẽ là
người đồng hành cùng với trẻ trong suốt quá trình diễn ra hoạt động. Trong q

trình chơi tơi ln quan sát xem trẻ đã biết tự lựa chọn vai chơi chưa? nội dung
và sử dụng đồ dùng trong vai chơi ấy hợp lý chưa? Trẻ có hứng thú và biết liên
kết các góc chơi khơng? Để từ đó có những hỗ trợ kịp thời, giúp trẻ chơi ở góc
đạt hiệu quả cao nhất.
Ví dụ: Ở góc phân vai: Khi trẻ đóng vai bác sỹ trẻ đã biết thể hiện bằng
lời nói, bằng hành động với các đồ dùng, dụng cụ như thế nào. Sau đó tơi động
viên khuyến khích trẻ thể hiện hết khả năng của trẻ trong các vai chơi.
Góc xây dựng: Tôi cho trẻ thể hiện sự sáng tạo của mình vào cơng trình
đang làm. Tơi cho trẻ tự lựa chọn đồ dùng đồ chơi, tự phân công công việc để
tạo lên cơng trình xây dựng hợp lý, đẹp mắt với sự gợi ý của cô

(Ảnh trẻ đang xây dựng ngôi nhà của bé)


15
Hay ở góc học tập, góc nghệ thuật tơi cũng để trẻ tự lựa chọn các đồ chơi,
nguyên vật liệu để trẻ chơi, trẻ sáng tạo. Trẻ tự lựa chọn trị chơi mà trẻ thích và
cố gắng tạo ra sản phẩm của mình, của nhóm.

(Ảnh trẻ chơi ở góc học tập)


16
(Ảnh trẻ chơi ở góc nghệ thuật)
Góc khám phá trải nghiệm: Với nhiều đồ chơi đẹp và nhiều nguyên vật liệu
mở trẻ được sáng tạo, trẻ hứng thú tham gia chơi. Ở đây trẻ chơi theo sự gợi ý
của cô và sự tưởng tượng, sáng tạo của trẻ để tạo ra sản phẩm là những đồ chơi
đẹp mà do chính tay trẻ làm ra như từ những hộp giấy, các hột hạt, que kem trẻ
ghép thành hình các PTGT...từ các viên sỏi, viên đá trẻ tạo thành hình con rùa
quả dâu tây…


(Ảnh cơ động viên trẻ chơi ở góc khám phá)


17
Hay từ những lá cây xung quanh nhà, trẻ có thể làm con trâu từ lá mít, làm
thuyền từ lá tre, lá chít hay làm vịng tai từ lá sắn... Với những trẻ mạnh dạn trẻ
có thể làm nhiều đồ chơi sáng tạo hơn.
Kết quả: Tôi nhận thấy khi chúng ta tạo cơ hội, khuyến khích trẻ có thể
sử dụng học liệu, các nguyên vật liệu mở ở các góc chơi theo nhiều cách sáng
tạo khác nhau sẽ giúp trẻ phát huy kỹ năng phối hợp vai chơi cùng bạn, khả
năng thực hiện cơng việc được giao và tính tích cực sáng tạo, khả năng tư duy
theo cách riêng của trẻ, đồng thời trẻ sẽ hứng thú tự tin và tiếp nhận bài học một
cách nhẹ nhàng thoải mái, vui vẻ hơn và có được sản phẩm theo nhóm.
4.2.4. Giải pháp 4: Phối hợp với phụ huynh
*Tôi nhận thấy rằng tất cả mọi khó khăn trong học tập khơng thể thiếu
được vai trị giải quyết khó khăn của phụ huynh. Vì vậy ngay từ đầu năm học để
phụ huynh hiểu thêm hoạt động góc tại lớp, trong buổi họp phụ huynh đầu năm
tơi đưa ra các nội dung cần có sự phối hợp giữa gia đình, nhà trường. Trình bày
một số nguyện vọng của giáo viên đối với phụ huynh trong việc chăm sóc, giáo
dục trẻ và đặc biệt trong hoạt động vui chơi của trẻ ở lớp.

(Ảnh họp phụ huynh đầu năm)
*Phối hợp với phụ huynh cùng làm đồ dùng đồ chơi từ nguyên liệu sẵn
có ở địa phương. Tôi đã vận động các bậc phụ huynh ủng hộ các nguồn nguyên


18
vật liệu phế thải sạch đã qua sử dụng của gia đình như: Chai nước ngọt, bìa cat
tơng, báo, tạp chí cũ, …đó là nguồn ngun vật liệu rất phong phú và đa dạng,

có thể tận dụng để tạo ra các loại đồ dùng đồ chơi vô cùng thú vị cho trẻ. Tất cả
những nguyên vật liệu cần đảm bảo an tồn khơng gây thương tích cho trẻ,
khơng độc hại, không sắc nhọn, không nặng nề đối với trẻ. Từ những nguyên vật
liệu trên tôi đã sắp xếp thời gian kết hợp phụ huynh trẻ để cùng làm đồ dùng, đồ
chơi tại lớp như là tranh thủ buổi chiều khi hết giờ hay vào ngày thứ 7, chủ nhật
hoặc phụ huynh làm với trẻ ở nhà mang đến tặng lớp.

(Ảnh phụ huynh, cô làm đồ dùng, đồ chơi cho lớp)
Và đã làm được một số đồ dùng đồ chơi như: Túi, sách, hàng rào, con cá,
con cua… để vào các góc của lớp, làm cho đồ dùng đồ chơi ở các góc ngày càng
phong phú

(Ảnh một số sản phẩm làm được)


19
=> Sau khi thực hiện biện pháp này tôi nhận thấy đồ dùng đồ chơi phục vụ
cho các góc chơi của lớp tôi phong phú và sáng tạo hơn rất nhiều. Qua đó tơi
thấy trẻ rất hứng thú, tích cực phấn khởi khi chơi với các đồ chơi mà do cha mẹ
và trẻ đã làm được. Và từ những việc làm cụ thể trên tôi đã giúp phụ huynh nhận
thức đúng đắn hơn về vai trị của hoạt động góc đối với sự phát triển của trẻ. Phụ
huynh nhiệt tình ủng hộ tôi trong các hoạt động và phụ huynh cũng đã dành
nhiều thời gian để chơi với các con hơn.
V. Kết quả của biện pháp:
5.1. Minh chứng và hiệu quả của biện pháp:
Từ những việc làm cụ thể trên đã cho tôi một kết quả đáng mừng như sau:
* Đối với trẻ:
- Trẻ tích cực tham gia vào các hoạt động, tự tin, mạnh dạn hơn trong giao
tiếp với bạn bè, trong giờ hoạt động nhóm ở các góc mà cô đưa ra.
- Trẻ nhận thức đồng đều hơn, trẻ bước đầu biết taọ ra các sản phẩm mang

tính tập thể.
- Phát triển ở trẻ khả năng phối hợp với các bạn.
BẢNG SO SÁNH KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC SAU KHI THỰC HIỆN
CÁC GIẢI PHÁP NĂM HỌC 2020 – 2021
(Tổng số có 25 cháu)

TT

1
2
3

Nội dung khảo sát

Trẻ hứng thú tham gia
hoạt động.
Trẻ mạnh dạn tự tin
giao tiếp với bạn bè
Trẻ có kỹ năng phối
hợp vai chơi cùng ban.
* Đối với giáo viên:

Khảo sát trên 25 trẻ
Kết quả
Kết quả trẻ
khảo sát trẻ
đạt được
đạt đầu năm
cuối năm


Tổng
số
Tỉ lệ
Số trẻ
trẻ
(%)

Số
trẻ

Tỉ lệ
(%)

Tổng số
trẻ tăng
TS
trẻ
tăng

Tỉ lệ
%

25

12/25

48% 24/25 96%

12


48%

25

11/25

44% 22/25 88%

11

44%

25

10/25

40% 21/25 84%

11

44%


20
- Có thêm nhiều kinh nghiệm trong việc tổ chức hoạt động góc bằng nhiều
hình thức, phương pháp một cách sáng tạo, linh hoạt.
- Có nhiều kinh nghiệm trong việc sưu tầm nguyên vật liệu, nâng cao tay
nghề trong việc làm đồ chơi.
- Nâng cao việc xác định nội dung góc chơi theo từng nội dung tháng
* Đối với phụ huynh:

- Phụ huynh nhiệt tình ủng hộ nguyên vật liệu, đồ dùng đồ chơi ở các góc.
- Phụ huynh hiểu được tầm quan trọng của việc giúp trẻ hứng thú tham gia
hoạt động góc, nhiệt tình tham gia cùng với giáo viên trong việc giúp trẻ tích cực
hoạt động góc.
5.2. Phạm vi áp dụng biện pháp:
- Khi áp dụng “Biện pháp giúp trẻ mẫu giáo 3- 4 tuổi hứng thú tham gia
hoạt động góc” tại lớp mẫu giáo 3-4 tuổi A2, tôi thấy các giải pháp đưa ra là
phù hợp với đối tượng trẻ 3-4 tuổi và đã được các giáo viên trong trường áp
dụng tại lớp của mình và có khả năng áp dụng rộng rãi trong các cơ sở giáo dục
mầm non trên địa bàn.
5.3. Lợi ích kinh tế, xã hội của biện pháp
5.3.1. Về lợi ích kinh tế: Qua việc áp dụng các giải pháp mới tôi thấy
khơng tốn kém, khơng mất nhiều chi phí khi trẻ hoạt động, cụ thể là với sự ủng
hộ các nguyên vật liệu từ phụ huynh lớp tôi đã làm được 400 đồ dùng, đồ chơi
trị giá 1.800.000 đồng. Giảm được rất nhiều chi phí khi mà phải đi mua đồ dùng
đồ chơi có sẵn.
5.3.2. Về lợi ích xã hội: Việc áp dụng các giải pháp đã giúp trẻ 3-4 tuổi
hứng thú tham gia hoạt động góc, trẻ thích chơi hơn, mạnh dạn, tự tin, nhanh
nhẹn, năng động, sáng tạo hơn trong hoạt động và trẻ còn biết chia sẻ, biết biết
gọn gàng, ngăn lắp sau khi chơi. Đặc biệt là cịn giúp cho tơi nâng cao kinh
nghiệm trong giao tiếp, chun mơn và hồn thành tốt nhiệm vụ của nhà trường
và cấp trên giao.
Trên đây là “Biện pháp giúp trẻ 3-4 tuổi hứng thú tham gia hoạt động
góc” mà tơi đã nghiên cứu và áp dụng tại lớp tôi. Tôi rất mong nhận được sự


21
chia sẻ của các quí vị đại biểu, Ban giám khảo để tơi hồn thành tốt hơn các biện
pháp trong những lần sau và để cho cơng tác chăm sóc giáo dục trẻ của tôi ngày
càng phong phú và đạt kết quả cao hơn.

Tôi xin trân thành cảm ơn!
Xác nhận của cơ quan, đơn vị

Tác giả sáng kiến

(Chữ ký, dấu)

(Chữ ký và họ tên)

Nguyễn Thị Nguyên



×