Tải bản đầy đủ (.pdf) (65 trang)

Biện pháp giúp trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi hiểu nghĩa của từ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (926.12 KB, 65 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC MẦM NON
=====o0o=====

NGUYỄN THỊ THANH HƯƠNG

BIỆN PHÁP GIÚP TRẺ MẪU GIÁO
3 - 4 TUỔI HIỂU NGHĨA CỦA TỪ
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Giáo dục Mầm non

Người hướng dẫn khoa học
TS. PHẠMTHỊ HÒA

HÀ NỘI, 2017


LỜI CÁM ƠN
Em xin chân thành cám ơn các thầy cô trong trường Đại học Sư phạm
Hà Nội 2, các thầy cô giáo trong khoa Giáo dục Mầm non và các thầy cô
trong tổ bộ môn phương pháp phát triển ngôn ngữ đã giúp em trong quá trình
học tập tại trường và tạo điều kiện cho em nghiên cứu hoàn thành khóa luận
tốt nghiệp.
Đặc biệt em xin bày tỏ sự biết ơn sâu sắc tới TS. Phạm Thị Hòa, người
đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em trong quá trình nghiên cứu để hoàn thành
khóa luận này.
Em xin chân thành cảm ơn tới gia đình, bạn bè những người đã luôn giúp
đỡ em trong quá trình học tập và thực hiện khóa luận.
Do thời gian nghiên cứu hạn hẹp, khóa luận của em không tránh khỏi
những thiếu sót và hạn chế. Em kính mong nhận được sự góp ý kiến của các
thầy cô giáo và các bạn để nội dung khóa luận được hoàn thiện hơn.


Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày tháng năm 2017
Sinh viên

Nguyễn Thị Thanh Hương


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài “Biện pháp giúp trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi hiểu
nghĩa của từ” là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Đề tài chưa được công
bố trong bất kì công trình khoa học nào.
Hà Nội, ngày tháng năm 2017
Sinh viên

Nguyễn Thị Thanh Hương


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài......................................................................................... 1
2. Lịch sử vấn đề ............................................................................................ 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: ............................................................ 4
4. Giả thuyết khoa học: .................................................................................. 4
5. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu:............................................................ 5
6. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................... 5
7. Cấu trúc khóa luận ..................................................................................... 5
NỘI DUNG ....................................................................................................... 6
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC DẠY NGHĨA
TỪ CHO TRẺ MẦM NON............................................................................... 6
1.1 Cơ sở lý luận ............................................................................................ 6

1.1.1 Cơ sở ngôn ngữ .................................................................................. 6
1.1.2 Đặc điểm của trẻ mẫu giáo bé ......................................................... 13
1.1.3 Tiêu chí đánh giá ............................................................................. 20
1.2 Cơ sở thực tiễn ....................................................................................... 21
Chương 2. MỘT SỐ BIỆN PHÁP DẠY NGHĨA CỦA TỪ CHO TRẺ MẪU
GIÁO 3- 4 TUỔI ............................................................................................. 28
2.1 Biện pháp thứ nhất: giúp trẻ hiểu nghĩa của từ qua quan sát ................. 28
2.2 Biện pháp thứ hai: giúp trẻ hiểu nghĩa từ qua đàm thoại....................... 30
2.3. Biện pháp thứ ba: tạo tình huống để trẻ sử dụng từ .............................. 33
2.4 Biện pháp thứ tư: giúp trẻ hiểu nghĩa của từ qua đọc thơ, kể chuyện ... 34
2.5 Biện pháp thứ năm: giúp trẻ hiểu nghĩa của từ qua tranh ảnh ............... 37
2.6 Biện pháp thứ sáu: Giúp trẻ hiểu nghĩa của từ qua dạo chơi,
tham quan .................................................................................................... 38
2.7 Biện pháp thứ bảy: Giúp trẻ hiểu nghĩa của từ qua trò chơi .................. 39


Tiểu kết chương 2 ........................................................................................ 42
Chương 3. GIÁO ÁN MINH HỌA ................................................................. 43
3.1. Mục đích ............................................................................................... 43
3.2. Đối tượng học sinh ................................................................................ 43
3.3 Nội dung các giáo án.............................................................................. 43
3.3.1 Giáo án 1: Môn làm quen với tác phẩm văn học ............................ 43
3.3.2 Giáo án 2.......................................................................................... 48
3.3.3 Giáo án: Làm quen với tác phẩm văn học....................................... 52
3.4. Tiểu kết ................................................................................................. 56
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 58
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 60


MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài
Tuổi thơ là bình minh của cuộc đời, là lứa tuổi “học ăn học nói, học
gói, học mở”, là lứa tuổi mà các bậc làm cha làm mẹ rất quan tâm tới việc
giáo dục trẻ, đặc biệt là dạy nói cho trẻ. Bởi vì sự phát triển trí tuệ ở trẻ chỉ
diễn ra khi các em lĩnh hội về sự vật hiện tượng xung quanh, song sự lĩnh hội
những tri thức đó lại không thể thực hiện khi không có ngôn ngữ. Bác Hồ đã
dạy: “Tiếng nói là thứ của cải vô cùng lâu đời, và vô cùng quý báu của dân
tộc. Chúng ta phải giữ gìn nó, tôn trọng nó”. Thực tế, trong công tác giáo dục
mầm non cho đất nước, chúng ta càng thấy rõ vai trò của ngôn ngữ đối với
việc giáo dục trẻ thơ.
Usinxki đã từng nói: “Từ là một đơn vị ngôn ngữ không thể thiếu trong
tạo lập lời nói để giao tiếp của trẻ”. Cho nên đối với trẻ mầm non nói chung,
trẻ mẫu giáo bé (3-4 tuổi) nói riêng việc cung cấp, củng cố và tích cực hóa
vốn từ là nhiệm vụ quan trọng trong việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Thực tế
trẻ mầm non còn hạn chế nhiều về năng lực ngôn ngữ, chẳng hạn: vốn từ của
trẻ nghèo nàn, các nét nghĩa của từ mà trẻ nắm được còn đang rất phiến diện.
Trẻ sử dụng từ chưa chính xác, tinh tế. Đặc biệt ở trẻ 3-4 tuổi vốn từ của trẻ
mới chỉ dừng lại ở sự phát triển chiều rộng (số lượng từ) chứ khả năng hiểu từ
sử dụng từ chính xác, linh hoạt và sáng tạo còn rất hạn chế. Có thể nói, nhiều
khi trẻ hiểu nghĩa và sử dụng từ còn thụ động.
Mặt khác, sự phát triển ngôn ngữ của trẻ là một quá trình từ thấp đến cao
với giai đoạn mang những đặc trưng khác nhau tùy thuộc vào độ tuổi của trẻ.
ở mỗi giai đoạn có sự kế thừa và phát triển thành tựu của giai đoạn trước. Với
vai trò to lớn đó, ai cũng sẽ hiểu rằng việc giúp trẻ mầm non phát triển ngôn
ngữ là nhiệm vụ vô cùng quan trọng đặc biệt là giúp trẻ hiểu nghĩa của từ. tuy
nhiên ngay trong trường mầm non thì việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm

1



non vẫn gây nhiều lúng túng cho giáo viên. Vì thực tế không có tiết học riêng
biệt về phát triển ngôn ngữ mà giáo viên chủ yếu lồng ghép qua các tiết học
và các hoạt động ngoài tiết học.
Chính vì vậy việc giúp trẻ hiểu nghĩa của từ và việc lựa chọn biện pháp
giúp trẻ hiểu nghĩa của từ hiện nay là một việc làm cần thiết. Là một giáo viên
mầm non tương lai tôi ý thức được việc phát triển ngôn ngữ ở tất cả các lứa
tuổi mầm non. Vì vậy, tôi lựa chọn đề tài “Biện pháp giúp trẻ mẫu giáo bé (34 tuổi) hiểu nghĩa của từ” và quyết tâm đi sâu tìm hiểu, qua đó tôi cũng tích
lũy được nhiều kinh nghiệm trong công việc giảng dạy sau này. Tôi cũng hi
vọng đề tài của tôi sẽ đóng góp phần nào đó cho việc nâng cao chất lượng
giáo dục và đào tạo tại các trường mầm non.
2. Lịch sử vấn đề
2.1 Trên thế giới
Phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non được nghiên cứu rất sớm ở Liên
Xô bởi nhiều nhà sư phạm nổi tiếng. Những công trình nghiên cứu này cũng
sớm được đưa vào Việt Nam và E.I. Chikhieva- một nhà sư phạm Nga-Xô
Viết được biết đến như một nhà nghiên cứu về phát triển ngôn ngữ cho trẻ
mẫu giáo.
Cuốn sách “phát triển ngôn ngữ cho trẻ em dưới tuổi đến trường phổ
thông” của E.I được dịch từ những năm 70 của thế kỉ trước và được sử
dụng như một tài liệu giảng dạy chính trong các trường sư phạm mẫu giáo
Việt Nam.
Nhiều tác giả Nga khác mà chúng ta biết đến cũng có đóng góp quan
trọng vào việc hình thành chuyên ngành phát triển ngôn ngữ trẻ mầm non ở
nước ta. Có thể kể đến các tác giả: Xookhin(1979) “phương pháp phát triển
lời nói trẻ em”, Nxb Giáo dục Matsxcova; Barodis A.M (1974) với cuốn
“phương pháp phát triển tiếng cho trẻ em”, Nxb Giáo dục Matxcova…

2



2.2 Ở Việt Nam
Trẻ em luôn giành được nhiều sự quan tâm của gia đình, nhà trường,
xã hội, những vấn đề trẻ em được các nhà nghiên cứu khoa học hết sức
quan tâm.
Ở Việt Nam từ sau cách mạng tháng tám năm 1945, vấn đề này cũng
được quan tâm. Một số hôi nghị khoa học ở Trung Ương cũng như các địa
phương đã hướng vào nội dung vào việc thảo luận nâng cao chất lượng giảng
dạy phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non.
Giáo trình “phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo” của
Nguyễn Xuân Khoa(NXB ĐHSP, 2003) là giáo trình đầu tiên đề cập đến một
cách toàn diện, có hệ thống các vấn đề khoa học và thực tiễn của tiếng mẹ đẻ
đang được thực hiện trong các lớp nhà trẻ, mẫu giáo ở nước ta bằng phương
pháp tiếp cận hoạt động- nhân cách tích hợp.
Trong cuốn”phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo”
(NXB ĐHQG,2005) của Hoàng Thị Oanh – Phạm Thị Việt – Nguyễn Kim
Đức đã nói lên tầm quan trọng của ngôn ngữ trong việc giáo dục toàn diện
cho trẻ và nêu sơ lược về nội dung, phương pháp, biện pháp để luyện phát âm,
phát triển vốn từ dạy trẻ nói đúng ngữ pháp, phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho
trẻ.
Tạp chí GDMN số 01/2009, có bài “Một số biện pháp phát triển ngôn
ngữ cho trẻ mẫu giáo” của tiến sĩ Bùi Kim Tuyến cũng đề cập tới việc tạo
thói quen nói đúng ngữ pháp cho trẻ thông qua việc giao tiếp với trẻ.
- Đặc biệt một số công trình nghiên cứu về vốn từ và khả năng hiểu từ
của trẻ đó là:
Công trình nghiên cứu của Thạc sỹ Lưu Thị Lan “Các yếu tố ảnh
hưởng đến việc hình thành, phát triển vốn từ ở trẻ 1-3 tuổi.” (Tạp chí lý
luận khoa học giáo dục - BGD – Nghiên cứ giáo dục số 8-1989). Tác giả đã
trực tiếp nghiên cứu 2 con của mình cùng 30 trẻ khác ở trường mầm non nội
thành Hà Nội và rút ra kết luận rằng: sự phát triển ngôn ngữ của trẻ chịu ảnh


3


hưởng rất lớn của yếu tố gia đình và sự tích cực giao tiếp của trẻ với mọi
người xung quanh.
Công trình nghiên cứu của thạc sỹ Nguyễn Xuân Thức và TS Dương
Diệu Hoa “Nghiên cứu khả năng hiểu từ của trẻ em 5-6 tuổi”. Đó là khả
năng hiểu các từ loại như: danh từ, tính từ, động từ, đại từ, số từ, hư từ,.. và
đưa ra kết luận rằng: Ở mỗi lứa tuổi trẻ hiểu nghĩa của từ ở các mức độ khác
nhau ở mỗi trẻ cũng khác nhau, tùy theo điều kiện sống và tiếp xúc của trẻ.
Luận văn Thạc sỹ Nguyễn Thị Mai với đề tài “Thực trạng hiểu từ của
trẻ mẫu giáo 3-6 tuổi” đã nghiên cứu thực trạng để thấy được nhận thức của
giáo viên về vai trò của việc hiểu từ trong nhiệm vụ phát triển ngôn ngữ cho
trẻ và thực trạng hiểu từ ở trẻ 3-6 tuổi.
Qua quá trình tìm hiểu về lịch sử của vấn đề nghiên cứu tôi thấy các
công trình nghiên cứu về ngôn ngữ và sự phát triển ngôn ngữ trẻ em rất đa
dạng phong phú ở nhiều khía cạnh khác nhau. Riêng nghiên cứu về lĩnh vực
hiểu từ ở trẻ em còn rất ít, mặc dù giữa sự hiểu từ và các thành phần ngôn ngữ
có quan hệ chặt chẽ với nhau. Hầu hết các công trình nghiên cứu dừng lại ở
mức độ khảo sát khả năng hiểu từ của trẻ chứ chưa vạch ra biện pháp để nâng
cao mức độ hiểu nghĩa của từ cho trẻ mẫu giáo.
Chúng tôi có thể khẳng định đây là một vấn đề mới mẻ mang tính thời sự
có khả năng khơi nguồn cho nhiều hướng nghiên cứu mới.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
3.1 Đối tượng nghiên cứu của đề tài
Là biện pháp giúp trẻ 3-4 tuổi hiểu nghĩa của từ.
3.2 Phạm vi nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu khả năng hiểu nghĩa của từ trong phạm vi lứa tuổi trẻ
mầm non 3-4 tuổi tại trường Mầm non Đại Mạch, Đông Anh, Hà Nội. .
4. Giả thuyết khoa học:

Nghiên cứu thành công khóa luận này sẽ góp phần cung cấp thêm cho
các giáo viên những phương pháp và biện pháp tốt nhất để giúp trẻ mẫu giáo

4


bé hiểu nghĩa của từ để từ đó có hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ đạt hiệu
quả cao.
5. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu:
5.1 Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu đề tài này, chúng tôi mong muốn tìm ra các biện pháp tốt
nhất để giúp trẻ mẫu giáo bé hiểu nghĩa của từ, nâng cao năng lực ngôn ngữ
cho trẻ.
5.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích trên, khóa luận có những nhiệm vụ nghiên cứu sau:
1. Nghiên cứu về mặt lí luận: Tổng hợp các tư liệu có liên quan đến đề tài,
đề cập đến một số lí luận cốt lõi về mức độ hiểu nghĩa của từ cho trẻ 3-4 tuổi.
2. Đề xuất một số giải pháp giúp cho trẻ 3-4 tuổi hiểu nghĩa của từ
3. Thể nghiệm giáo án
6. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện nhiệm vụ, mục tiêu và yêu cầu của đề tài tôi đã sử dụng
một số phương pháp nghiên cứu sau:
6.1 Nghiên cứu lí lụân: Đọc, sử dụng và tổng hợp các tư liệu có liên
quan đén đề tài, chỉ ra được các biện pháp tích cực giúp cho trẻ 3-4 tuổi
hiểu nghĩa của từ.
6.2 Tọa đàm với giáo viên và phụ huynh, trò chuyện với trẻ tại trường
mầm non .
6.3 Quan sát, ghi chép các hoạt động nhằm giúp trẻ hiểu nghĩa của từ.
7. Cấu trúc khóa luận
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, phần nội dung của khóa luận được

triển khai như sau:
Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn của việc dạy nghĩa từ cho trẻ mầm non.
Chương 2: Một số biện pháp dạy nghĩa của từ cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi.
Chương 3: Giáo án minh họa.

5


NỘI DUNG
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC DẠY NGHĨA
TỪ CHO TRẺ MẦM NON
1.1 Cơ sở lý luận
1.1.1 Cơ sở ngôn ngữ
1.1.1.1 Khái niệm chung về ngôn ngữ
Ngôn ngữ bao gồm hệ thống các ký hiệu từ ngữ và hệ thống các quy tắc
ngữ pháp có chức năng là một phương tiện giao tiếp, một công cụ của tư duy.
Ngôn ngữ là một hiện tượng tồn tại khách quan trong đời sống tinh thần của
xã hội, là một hiện tượng của nền văn hoá tinh thần của loài người. Ngôn ngữ
là đối tượng của khoa học về tiếng.
1.1.1.2 Chức năng cơ bản của ngôn ngữ
Ngôn ngữ có ba chức năng cơ bản sau:
Thứ nhất, ngôn ngữ là phương tiện truyền đạt và lĩnh hội những kinh
nghiệm lịch sử xã hội của loài người. Kinh nghiệm lịch sử xã hội loài người
được cố định lại và lưu truyền được từ đời này sang đời khác phần lớn dưới
dạng ngôn ngữ. Thế hệ đi trước, thế hệ đi sau lĩnh hội những kinh nghiệm quý
báu ấy biến thành vốn liếng riêng cho bản thân cũng đều phải sử dụng ngôn
ngữ làm phương tiện cơ bản nhất. Chúng ta biết rằng, đầu tiên đứa trẻ không
tự nhận thức được thế giới xung quanh. Để thoả mãn nhu cầu nhận thức, trẻ
đặt ra nhiều câu hỏi cho người lớn và những người xung quanh. Và nhờ
những câu trả lời đó mà trẻ mở rộng dần về nhận thức những vấn đề tự nhiên,

xã hội và con người. Về phía người lớn, nếu muốn dạy trẻ điều gì đều phải sử
dụng lời nói để giải thích, hướng dẫn kèm theo hành động mẫu của người.
Nếu không, hành động của trẻ chỉ là bắt chước mà không hiểu được tại sao
phải như vậy. Như vậy, nhờ có ngôn ngữ mà con người lĩnh hội được tri thức,
kinh nghiệm sống trong nền văn hoá nhân loại để tồn tại và phát triển.

6


Thứ hai, ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp cơ bản nhất của con người.
Người ta nói rằng, ngay cả những bộ lạc lạc hậu nhất mà con người mới phát
hiện ra cũng dùng ngôn ngữ để giao tiếp. Điều đó nói lên rằng, trong giao tiếp
mặc dù con người còn sử dụng các phương tiện khác như các hành động, cử
chỉ, các dấu hiệu, ký hiệu khác nhau, kết hợp các âm thanh của âm nhạc, kết
hợp màu sắc của hội hoạ… nhưng ngôn ngữ vẫn là phương tiện giao tiếp cơ
bản nhất của con người. So với ngôn ngữ nói thì ngôn ngữ cử chỉ nghèo nàn
và hạn chế hơn. Bởi lẽ có những cử chỉ, chỉ một số người hiểu với nhau, ý
nghĩa của cử chỉ nhiều khi không rõ ràng, dẫn đến chỗ người tạo ra cử chỉ với
nghĩa này thì người giao tiếp lại hiểu theo nghĩa khác. Những ký hiệu và dấu
hiệu khác nhau như tín hiệu đèn giao thông, tín hiệu hàng hải, chỉ được áp
dụng trong những phạm vi hạn chế chứ không phải là phương tiện giao tiếp
toàn xã hội. Bản thân các dấu hiệu, ký hiệu đó muốn trở thành phương tiện
giao tiếp phải dùng đến phương tiện ngôn ngữ để giải thích. Ngay cả âm nhạc,
hội hoạ, điêu khắc cũng là những phương tiện giao tiếp sinh động nhưng vẫn
bị hạn chế và có tính phiến diện so với ngôn ngữ. Nó không thể truyền đạt
khái niệm, quan điểm mà chỉ khêu gợi được những hình ảnh, cảm xúc nhất
định ở người nghe, người xem. Còn ngôn ngữ có thể truyền đạt những thông
tin, từ tưởng, tình cảm chính xác, rõ ràng và hoàn toàn xác định. Vì thế,
không thể dùng những phương tiện trên làm phương tiện giao tiếp cơ bản thay
thế hoàn toàn cho ngôn ngữ. Nhờ có ngôn ngữ mà trong lao động, trong sinh

hoạt con người có thể dùng chúng làm phương tiện để diễn đạt, làm cho người
khác hiểu được tư tưởng, tình cảm, trạng thái, mong muốn, nguyện vọng của
mình… Nhờ đó mà con người hiểu biết lẫn nhau, có thể đồng tâm hiệp lực
chinh phục thiên nhiên, chinh phục xã hội, làm cho đời sống con người ngày
càng phát triển.
Thứ ba, ngôn ngữ là phương tiện của tư duy. Đã có quan điểm đồng nhất
tư duy và ngôn ngữ, có người nói rằng: “ý tưởng là ngôn ngữ không có âm

7


thanh”. Cũng có quan điểm tách rời tư duy và ngôn ngữ, coi từ duy và ngôn
ngữ hoàn toàn độc lập nhau. Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác, tư duy và
ngôn ngữ thống nhất với nhau. Sự khác nhau giữa tư duy và ngôn ngữ thể hiện
ở chỗ: ngôn ngữ là vật chất còn tư duy là tinh thần. Tất cả các đơn vị của ngôn
ngữ như từ, âm, câu… đều là âm thanh có cái thuộc tính vật chất như độ cao,
độ dài. Chức năng thể hiện tư duy của ngôn ngữ biểu hiện ở hai khía cạnh:
- Khía cạnh thứ nhất: Ngôn ngữ là hiện thực trực tiếp của tư tưởng,
không có từ nào, câu nào mà không biểu hiện một ý nghĩ, một tư tưởng, một
khái niệm. Ngược lại, không có ý nghĩ, tư tưởng nào lại không tồn tại dưới
dạng ngôn ngữ. Ngôn ngữ là biểu hiện thực tế của tư tưởng.
- Khía cạnh thứ hai: Ngôn ngữ trực tiếp tham gia vào quá trình hình
thành tư tưởng. Mọi ý nghĩa, tư tưởng chỉ trở nên rõ ràng khi được biểu hiện
bằng ngôn ngữ.
Nói tóm lại, ngôn ngữ và tư duy thống nhất nhưng không đồng nhất với
nhau. Chức năng ban đầu của ngôn ngữ là giao tiếp, là phương tiện truyền đạt,
lĩnh hội kinh nghiệm xã hội lịch sử loài người. Đồng thời, ngôn ngữ còn có
chức năng của tư duy, ngôn ngữ là công cụ để biểu đạt kết quả của tư duy và
ngôn ngữ cũng tham gia trực tiếp vào quá trình hình thành các tư tưởng trong
quá trình tư duy.

1.1.1.3 Vai trò của ngôn ngữ với việc giáo dục trẻ mầm non
1.1.1.3.1 Dạy ngôn ngữ cho trẻ là cung cấp cho trẻ công cụ giao tiếp
Marx đã từng nói “Bản chất của con người là tổng hòa của các mối quan
hệ xã hội”. Lênin viết “Con người muốn tồn tại thì phải gắn bó với cộng đồng.
Giao tiếp là một đặc trưng quan trọng của con người. Ngôn ngữ là phương tiện
giao tiếp quan trọng nhất.” Qua thực tế, ta nhận thấy,nhờ có ngôn ngữ mà con
người vượt xa hơn các loài động vật, có thể hiểu được nhau và cùng nhau hành
động vì mục đích chung, đó là sự phát triển của xã hội loài người.

8


Không có ngôn ngữ thì con người không thể giao tiếp được, thậm chí
còn ảnh hưởng tới sự tồn tại, nhất là trẻ em, lại rất cần đến sự chăm sóc và
bảo vệ của người lớn.
Ngôn ngữ chính là một trong những phương tiện thúc đẩy trẻ phát triển và
trở thành một thành viên của xã hội loài người. Là một công cụ hữu hiệu để trẻ
có thể bày tỏ những nguyện vọng của mình từ khi còn rất nhỏ để người lớn có
thể chăm sóc, điều khiển, giáo dục trẻ, là một điều kiện quan trọng để trẻ tham
gia vào mọi hoạt động, từ đó hình thành nên nhân cách cho trẻ sau này.
1.1.1.3.2 Dạy ngôn ngữ cho trẻ là cung cấp công cụ để trẻ phát triển tư
duy, nhận thức
Không chỉ phát triển về thể chất, sự trưởng thành của trẻ còn được đánh
giá về mặt trí tuệ. Và công cụ để phát triển tư duy, trí tuệ chính là ngôn ngữ.
Ngôn ngữ chính là sự thể hiện của tư duy. Tư duy trừu tượng của con người có
thể thực hiện được là nhờ có sự trợ giúp của phương tiện ngôn ngữ, nếu không
có ngôn ngữ thì quá trình tư duy của con người sẽ không thể diễn ra được.
Chính vì thế, tư duy và ngôn ngữ có mối quan hệ mật thiết với nhau. Ngôn ngữ
làm cho kết quả của tư duy được cố định lại, do đó có thể khách quan hóa nó
cho người khác và cho bản thân chủ thể tư duy. Ngược lại, nếu không có quá

trình tư duy diễn ra thì ngôn ngữ cũng chỉ là những âm thanh vô nghĩa.
Phát triển ngôn ngữ cho trẻ không chỉ có mục đích tự lực. Có ngôn ngữ,
tư duy của trẻ mới thực sự được phát triển. Đây là hai mặt của một quá trình
có sự tác động qua lại và ảnh hưởng mạnh mẽ đến nhau. Ngôn ngữ phát triển
làm cho tư duy phát triển theo và ngược lại, khi tư duy phát triển cũng đẩy
nhanh sự phát triển của ngôn ngữ.
Ngôn ngữ là công cụ để trẻ giao tiếp, học tập và vui chơi. Cũng giống
như dạy trẻ tiếng mẹ đẻ ở những cấp học khác, phát triển lời nói, ngôn ngữ
cho trẻ ở trường mầm non thực hiện mục tiêu “trẻ học để biết tiếng mẹ đẻ

9


đồng thời sử dụng nó như một công cụ để vui chơi, học tập và giao tiếp hàng
ngày.” Ngôn ngữ được tích hợp trong tất cả các loại hình hoạt động ở mọi lúc,
mọi nơi. Như vậy, ngôn ngữ là vô cùng cần thiết cho tất cả các hoạt động và
ngược lại, các hoạt động tạo điều kiện cho ngôn ngữ của trẻ phát triển.
1.1.1.3.3 Ngôn ngữ là phương tiện để giáo dục trẻ một cách toàn diện
Sự phát triển toàn diện của trẻ bao gồm có sự phát triển về đạo đức,
chuẩn mực hành vi văn hóa, các quy tắc trong xã hội… Ngôn ngữ phát triển
sẽ giúp trẻ mở rộng giao tiếp. Điều này giúp trẻ có điều kiện học hỏi những gì
tốt đẹp ở cuộc sống thực tế gần gũi. Bằng cách sử dụng lời nói, cố giáo cũng
sẽ dễ dàng hơn trong việc giải thích, nêu gương, thuyết phục trẻ, giáo dục
hành vi đạo đức cho trẻ.
Ngôn ngữ phát triển giúp trẻ sớm tiếp thu những giá trị thẩm mỹ trong
các tác phẩm văn học: thơ ca, truyện kể, những tác phẩm nghệ thuật ngôn từ
đầu tiên mà người lớn đã cho trẻ tiếp xúc từ những ngày ấu thơ. Sự tác
độngcủa lời nói nghệ thuật như một phương tiện hữu hiệu để giáo dục thẩm
mỹ cho trẻ.
Ngôn ngữ có vai trò quan trọng trong quá trình tác động có mục đích, có

hệ thống nhằm phát triển ở trẻ năng lực cảm thụ cái đẹp và hiểu đúng đắn cái
đẹp trong tự nhiên, trong đời sống xã hội, trong nghệ thuật, giáo dục cho trẻ
lòng yêu cái đẹp và năng lực tạo ra cái đẹp. Thông qua ngôn ngữ, trẻ nhận
thức được cái đẹp ở thế giới xung quanh, qua đó làm cho tâm hồn trẻ càng
thêm bay bổng, trí tưởng tượng càng phong phú; đồng thời trẻ càng yêu quý
cái đẹp, trân trọng cái đẹp và có ý thức sáng tạo ra cái đẹp. Thông qua ngôn
ngữ văn học, trẻ cảm nhận được cái hay, cái đẹp trong ngôn ngữ tiếng mẹ đẻ,
cái đẹp trong hành vi, cái đẹp trong cuộc sống. Có thể khẳng định rằng ngôn
ngữ đã góp phần không nhỏ vào quá trình giáo dục cho trẻ những tình cảm
thẩm mĩ cao đẹp.

10


Để phát triển thể lực cho trẻ cần kết hợp nhiều phương pháp khác nhau,
trong đó, ngôn ngữ đóng góp một vai trò quan trọng đáng kể. Trong các hoạt
động góp phần phát triển thể lực như các trò chơi vận động, các giờ thể dục,
trong chế độ ăn... giáo viên đều cần dùng đến ngôn ngữ để hướng dẫn trẻ thực
hiện tốt những yêu cầu cần đạt. Hoạt động nói năng liên quan đến các cơ quan
hô hấp, thính giác, bộ máy phát âm... Quá trình phát âm là quá trình rèn luyện
bộ máy cấu âm, rèn luyện phổi, khí quản và các bộ phận khác của cơ thể. Để
có thể lực tốt cần có một chế độ vệ sinh hợp lí. Ngôn ngữ cũng tham gia vào
quá trình chăm sóc vệ sinh để trẻ phát triển thể lực
Trong các nhiệm vụ rèn luyện ngôn ngữ cho trẻ thì việc cung cấp vốn từ,
giúp trẻ hiểu nghĩa của từ là vô cùng quan trọng. Sau đây, chúng tôi trình bày
các kiến thức cơ bản về đơn vị trung tâm của ngôn ngữ này.
1.1.1.4 Khái quát về từ tiếng Việt và các thành phần nghĩa của từ
1.1.1.4.1 Khái niệm
Từ là một tín hiệu ngôn ngữ bao gồm các phần âm thanh và ý nghĩa. Hai
phần này có liên quan mật thiết và hỗ trợ cho nhau. Từ không chỉ biểu thị các

sự vật hiện tượng riêng lẻ mà biểu thị cả một nhóm sự vật hiện tượng tập hợp
lại theo một dấu hiệu nhất định. Do đó từ có tính chất khái quát.
1.1.1.4.2 Các thành phần nghĩa của từ
Từ: là đơn vị nhỏ nhất của ngôn ngữ, độc lập về ý nghĩa và hình thức, là
vật liệu xây dựng không thể thiếu được của ngôn ngữ. Từ là đơn vị trung tâm
của hệ thống ngôn ngữ. Có thể xem xét các từ ở các bình diện: Ngữ âm, ngữ
pháp, cấu tạo, ngữ nghĩa, phong cách chức năng, nhưng để tập trung vào nội
dung của đề tài, chúng tôi chỉ trình bày bình diện ngữ nghĩa của từ.
Nghĩa của từ: là nội dung tinh thần mà từ biểu hiện, nó được hình thành
do sự kết hợp và tác động của nhiều nhân tố. Trong số đó có những nhân tố
nằm ngoài ngôn ngữ và những nhân tố nằm trong ngôn ngữ. Nhân tố ngoài

11


ngôn ngữ như: sự vật, hiện tượng trong thực tế khách quan, tư duy và người
sử dụng. Nhân tố trong ngôn ngữ như: chức năng tín hiệu học, hệ thống (cấu
trúc) của ngôn ngữ
Nghĩa của từ là mặt bên trong của từ, là cái mấu chốt nhất của tư duy
ngôn ngữ. Nếu từ mà không có nghĩa thì không phải là từ mà chỉ là âm thanh
trống rỗng. Ý nghĩa của từ là mối quan hệ của từ với ý thức của con người về
các sự vật và hiện tượng. Cơ sở để xây dựng ý nghĩa của từ là biểu tượng và
khái niệm, đó là hình thức phản ánh của con người về sự vật hiện tượng xung
quanh. Đối với từng người từ có nghĩa và ý. Ý của từ là quan hệ của từ với
từng người hoặc nhóm người nào đó. Ý của từ phản ánh động cơ và mục đích
hoạt động của họ. Ý cùng với nghĩa của từ phản ánh lối sống, phản ánh mức
độ phát triển nhân cách của con người. Ở từng người, nghĩa của từ phát triển
tương ứng với trình độ học vấn của người đó. Nghĩa của từ chỉ thể hiện khi sử
dụng các từ trong lời nói, nó không có tính ổn định, vì bản thân mối quan hệ
của từ với các sự vật, hiện tƣợng có thể thay đổi tùy theo hoàn cảnh nói năng

cụ thể.
- Các thành phần ý nghĩa trong từ.
+ Ý nghĩa biểu vật: Những sự vật, quá trình, tính chất hoặc trạng thái mà
từ biểu thị được gọi là ý nghĩa biểu vật của từ. Hay nói cách khác, ý nghĩa
biểu vật của từ là các ánh xạ của các sự vật, thuộc tính ngoài ngôn ngữ vào
ngôn ngữ. Đây là thành phần nghĩa ứng với tên gọi của các sự vật hiện tượng
trong thực tế khách quan. Dạy nghĩa từ cho trẻ mầm non, chúng tôi quan tâm
dạy loại nghĩa này trước tiên.
+ Ý nghĩa biểu niệm: là tập hợp của một số nét nghĩa chung và riêng,
khái quát và cụ thể theo một tổ chức, một trật tự nhất định. Giữa các nét nghĩa
có những quan hệ nhất định. Tập hợp này ứng với một số ý nghĩa biểu vật của
từ. Chính vì ý nghĩa biểu niệm của từ là một tập hợp có tổ chức, có quan hệ,

12


cho nên còn có thể gọi nó là cấu trúc biểu niệm. Với nhận thức của trẻ còn
nhỏ tuổi, chúng tôi chỉ yêu cầu trẻ bước đầu có ý thức nhận biết về loại nghĩa
này với những hiểu biết sơ giản.
+ Ý nghĩa biểu thái: Thuộc phạm vi ý nghĩa biểu thái của từ bao gồm
những nhân tố đánh giá như (to nhỏ, mạnh yếu),... nhân tố cảm xúc như: ( dễ
chịu, khó chịu, sợ hãi), ... Nhân tố thái độ như: (trọng, khinh, yêu, ghét), ...
mà từ gợi ra cho người nói và người nghe.
Với trẻ mầm non, có thể không cần dạy cho trẻ hiểu sâu và cụ thể các từ
gọi tên các con vật như: hổ, rắn, cáo... nghĩa là gì, nhưng cần cho trẻ biết, hổ
dữ và ác lắm, ăn thịt con vật khác đấy, khi đó chắc chắn trẻ nói: sợ hổ.... Như
vậy ta đã giảng thành công phần nghĩa biểu thái của từ.
+ Ý nghĩa ngữ pháp: Là thành phần nghĩa khái quát, chung cho hàng loạt
từ. Liên quan đến ý nghĩa ngữ pháp là ý nghĩa biểu niệm của từ. Với trẻ mầm
non chúng tôi bước đầu dạy cho trẻ ý thức nhận biết: hoa hồng (thuộc loài

cây), rau cải, su hào, bắp cải, và xà cừ, xoan, liễu, lúa... (cũng thuộc loài cây).
Mặc dù khó nhưng qua các trò chơi, trẻ sẽ học được thành phần nghĩa này.
Ví dụ: các trò chơi: con, cái gì ...bay? ( cò, bồ câu, chim sẻ, máy bay,
bóng bay...); cái gì, con gì bơi? (tàu thủy, thuyền, cá, tôm...). Chỉ cần trả lời
được đúng khả năng hoạt động của từng con vật, trẻ đã nói được khả năng kết
hợp của từ không những đúng về ngữ pháp mà còn đúng theo đúng ngữ nghĩa.
1.1.2 Đặc điểm của trẻ mẫu giáo bé
1.1.2.1 Đặc điểm tâm lí của trẻ mẫu giáo bé
Trẻ mẫu giáo bé hoạt động vui chơi mới chuyển sang vị trí chủ đạo nên
chưa đạt tới hình thái chính thức mà chỉ ở dạng sơ khai. Hoạt động này vừa
xuất hiện còn non yếu nhưng là hoạt động chủ đạo, nó tạo ra cấu tạo tâm lý
mới của trẻ - đó chính là nhân cách. Tuy nhiên cấu trúc của nhân cách còn
sơ khai.

13


Tư duy của trẻ mầm non mang tính hình tượng cụ thể, tức là trẻ nhận
biết dặc điểm của sự vật, hiện tượng thông qua các giác quan (mắt để nhìn,
mũi để ngửi, tai để nghe. Hoat động chủ đạo của trẻ mầm non, đặc biệt trẻ ở
giai đoạn ấu nhi là hoạt động với đồ vật. Sang lứa tuổi mầm non là trò chơi
đóng vai theo chủ đề nhằm thỏa mãn mong muốn được làm người lớn, được
giao tiếp như người lớn.
Đứng ở góc độ tâm lí học, các nhà ngôn ngữ học nhận thấy rằng, việc
tiếp thu ngôn ngữ có nhiều điểm khác so với tiếp thu kiến thức trong các lĩnh
vực khác. Ngôn ngữ của trẻ được hình thành từ rất sớm. Ngay từ giai đoạn hài
nhi, ở trẻ đã hình thành những tiền đề của sự lĩnh hội ngôn ngữ. Nhu cầu giao
tiếp với người lớn ngày càng làm nảy sinh khả năng nói năng của trẻ. Trẻ
không có ý thức về ngôn ngữ nhưng bằng cách bắt chước có tính chất bản
năng, trẻ sẽ học được cách giao tiếp của những người xung quanh mình. Đó là

cách học theo phương pháp tự nhiên. Nhưng đến một độ tuổi nhất định, khi tư
duy phát triển đến mức độ cần thiết thì có thể dạy trẻ học nói như cácmôn học
khác, nghĩa là bằng cách phân tích, giảng giải... Đó là cách học có ý thức, cần
tìm hiểu đặc điểm về mức độ hiểu nghĩa của từ của trẻ một cách chính xác.
Từ đó có những biện pháp giúp trẻ hiểu nghĩa của từ một cách khoa học và
hiệu quả nhất.
1.1.2.2 Đặc điểm sinh lý của trẻ mẫu giáo bé
Các chức năng sinh lý của trẻ mẫu giáo bé đang phát triển mạnh mẽ và
hoàn thiện dần. Biểu hiện rõ rệt là sự thay đổi trọng lượng và kích thước ở trẻ.
Chẳng hạn trẻ được 6 tháng tuổi trọng lượng của não tăng gấp đôi so với lúc
mới sinh, trẻ 3 tuổi trọng lượng tăng gấp 3 lần. Cùng với đó là sự thay đổi của
các cơ quan khác như vận động, thần kinh, phát âm…
Cơ quan vận động của trẻ có những thay đổi cơ bản: các cơ duỗi tăng
trương lực và khả năng vận động linh hoạt. Trẻ 3-4 tuổi sự phối hợp vận động
chính xác hơn làm cho trẻ đi vừ chạy dễ dàng mà vẫn giữ được thăng bằng.

14


Hệ thần kinh của trẻ chưa hoàn thiện đầy đủ: các tế bào thần kinh chưa
được biệt hóa hoàn toàn, các sợi thần kinh chưa mielin hóa đầy đủ, hệ thống
mao mạch của não tăng nhiều, trong não có chứa nhiều nước. Chính vì điều
này đã làm hạn chế nhận thức và hoạt động của trẻ. Khả năng hưng phấn của
vỏ não còn yếu, chóng mệt mỏi vì vậy những kích thích quá mức như sợ hãi,
tức giận có thể gây ức chế hoạt động của vỏ não, giải phóng trung tâm dưới
vỏ não tạo nên những cử động bình thường của hệ thống vỏ như: chán nản,
không trật tự, không phối hợp.
Sự hình thành phản xạ có điều kiện diễn ra nhanh chóng ở trẻ. Phản xạ
có điều kiện với tác nhân kích thích là thời gian, hoạt động thường ngày diễn
ra diễn ra theo một trình tự là cơ sở sinh lí của việc tuân thủ một chế độ chặt

chẽ trong mọi sinh hoạt của trẻ, ở trẻ em có thể hình thành phản xạ có điều
kiện cấp sáu.
Cơ quan phát thanh của trẻ đang dần hoàn thiện: thanh quản gồm các sụn
phổi sụn nhẵn và sụn thanh nhiệt. Bên trong thanh quản có lót một lớp niêm
mạc, trên bề mặt niêm mạc ở mỗi bên có hai nếp gấp. Đó là các dây thanh âm.
Giữa hai bên thanh âm có một rãnh nõm xuống gọi là buồng thanh quản. Dây
thanh âm ở dưới đó gọi là dây nói, dây thanh âm giả ở trên đó là dây chủ yếu
để thở.
Trẻ 3-4 tuổi dây thanh quản ngắn, nên trẻ có giọng nối cao hơn so với
người lớn. Các khoang cộng hưởng của phần trên thanh quản, họng, khoang
miệng và mũi khá hoàn thiện, thể hiện ở lien kết giữa các âm sắc trẻ thể hiện.
Học thuyết về hệ thống tín hiệu đã khẳng định: Ngôn ngữ là hệ thống tín
hiệu thứ hai, là sự hoạt động đặc biệt của vỏ bán cầu đại não. Hệ thống tín
hiệu thứ hai có được nhờ những kích thích trừu tượng như: ngôn ngữ, lời nói,
chữ viết...Việc phát triển ngôn ngữ phải liên hệ mật thiết với việc phát triến và
hoàn thiện bán cầu đại não và hệ thần kinh nói chung. Trong ba năm đầu là

15


kết thúc sự trưởng thành về mặt giải phẫu vùng não chỉ huy ngôn ngữ. Vì thế
phải phát triển ngôn ngữ cho trẻ đúng lúc mới đạt kết quả tốt. Khả năng chú ý
của trẻ mầm non chưa cao.Tư duy của trẻ mang đậm tư duy trực quan hành
động và trực quan hình ảnh, chưa hình thành loại tư duy ngôn ngữ logic. Do
đó ngôn ngữ của trẻ mầm non còn hạn chế hơn so với các lứa tuổi khác.
1.1.2.3 Đặc điểm ngôn ngữ của trẻ mẫu giáo
"Trẻ lên ba, cả nhà học nói” là những câu tục ngữ muốn nhấn mạnh đến
đặc trưng ngôn ngữ ở năm thứ 3 của một đứa trẻ, bởi vì thời điểm này là thời
điểm khả năng ngôn ngữ của trẻ phát triển vượt bậc so với giai đoạn trước.
1.1.2.3.1 Số lượng từ của trẻ

- Trẻ năm 3 đã sử dụng được 1300 từ, phần lớn là danh từ, động từ,
thường là những từ chỉ tên gọi, đồ chơi, đồ dung, con vật.
- Trẻ 4 tuổi vốn từ khoảng 1900-2000 từ, trong đó danh từ, động từ vẫn
chiếm ưu thế, còn tính từ và các từ khác ít sử dụng.
- Số lượng từ của trẻ phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau, trong đó
quan trọng nhất là tác động của môi trường như: sự tiếp xúc ngôn ngữ thường
xuyên của những người xung quanh, trình độ giao tiếp và sự quan tâm của bố mẹ.
Nhìn chung các từ trẻ sử dụng thường là tên gọi của đồ chơi, đồ dùng,
con vật, cây cối, hoa lá xung quanh… những thứ mà hàng ngày trẻ được tiếp
xúc thường xuyên. Ngoài ra, trẻ cũng đã biết sử dụng những từ chỉ hành động
công việc của chính bản thân trẻ và mọi người xung quanh như ăn, ngủ, tắm,
rửa, dọn, chơi… hoặc các từ chỉ hành động của các con vật mà trẻ biết như
cắn, bơi nhảy, kêu, mổ, cào…
Chúng tôi quan tâm đến số lượng từ của trẻ vì thực chất mỗi tên gọi
của từ ứng với một sự vật, hiện tượng trong thực tế khách quan. Có thể trẻ
mới biết tên gọi ( như vậy trẻ mới biết thành phần nghĩa biểu vật), chưa hiểu
sâu sắc các nghĩa khác của từ. Đây chính là nhiệm vụ đặt ra đối với giáo viên,
cần bổ sung dần cho trẻ hiểu.

16


1.1.2.3.2 Về từ loại
- Theo Xtecno, ngôn ngữ của trẻ em xuất hiện trước hết là danh từ, sau là
động từ rồi mới đến các từ loại khác.
- Theo Lưu Thị Lan, trẻ em mẫu giáo có tỉ lệ các từ loại như tính từ,
trạng từ, quan hệ từ được tăng lên, động từ giảm đi so với lứa tuổi nhà trẻ:
+ Trẻ 3 tuổi:
Danh từ chiểm 40,2%
Tính từ chiếm 7,8%

Trạng từ chiếm 2,4%
+ Trẻ 5 tuổi:
Danh từ chiếm 35,52%,
Tính từ chiếm 8,64%,
trạng từ chiếm 3,73%
+ Trẻ 6 tuổi:
Danh từ giảm từ 34,97% còn 30,47%,
Tính từ tăng từ 9,94% đến 11,64%
Trẻ mẫu giáo nói nhiều nhưng chưa phải nói hay, vì vậy cần mở rộng các
từ để trẻ nói hay, biết sử dụng từ gợi cảm, từ văn học. Trẻ mẫu giáo cũng bắt
đầu bộc lộ những nét riêng. Có trẻ dung tính từ trạng từ nhiều hơn các trẻ
khác.
- Về danh từ: Nội dung ý nghĩa của từ của trẻ dần được mở rộng, phong
phú hơn ở những từ có ý nghĩa khá rộng.
Ví dụ: Từ ‘hoa’ có nhiều loại hoa khác nhau, từ ‘cây” có nhiều loại cây
khác nhau, từ “bánh” có khoảng hơn 20 loại bánh khác nhau…
Những từ chỉ nghề nghiệp của người lớn tăng. Ở trẻ còn có những danh
từ mang tính văn học.
Ví dụ: cây cối, đá hoa, áng mây, mặt trời,…

17


Trẻ cũng đã biết sử dụng một số từ chỉ những khái niệm trừu tượng
nhưng chưa được sử dụng nhiều (Ví dụ: kiến trúc, tài năng), mặc dù trẻ chưa
hiểu hết nghĩa của những từ đó.
- Về động từ: Phần lớn là động từ gần gũi, tiếp tục phát triển thêm những
nhóm từ mới như: nhảy nhót, leng keng, ào ào, lộp bộp,.. những động từ chỉ
sắc thái khác nhau như: chạy vèo vèo, chạy lung tung, chạy lăng xăng,…
- Về tính từ: Phát triển về số lượng cũng như chất lượng từ, trẻ sử dụng

nhiều những từ có tính chất gợi cảm,
Ví dụ: chua loét, ngọt lịm, tròn xoe,…
-Từ tượng thanh tượng hình:
Ví dụ: rì rào, róc rách, lom khom,..
- Trẻ cũng sử dụng được một số từ trái nghĩa:
Ví dụ: dày - mỏng, cao - thấp, đẹp - xấu, ngoan - hư,…
- Về trạng từ: trẻ sử dụng nhưng chưa thật chính xác các trạng từ: ngày
xưa, hôm qua, lúc nãy,…
- Về quan hệ từ: Trẻ biết sử dụng các từ: nếu, thì, nhưng mà,..
- Về các loại từ: Trẻ sử dụng nhiều từ đơn hơn từ ghép.
Trẻ tiếp thu được hết những từ biểu thị tên gọi của các sự vật, hiện
tượng, hoạt động, tính chất, màu sắc,,, gần gũi với trẻ. Còn những từ biểu thị
khái niệm thì trẻ không có hoặc trẻ có sử dụng nhưng không hiểu hết ý nghĩa
của chúng.
1.1.2.3.3 Mức độ hiểu nghĩa của từ
Có nhiều quan niệm khác nhau về ý nghĩa từ vựng, trong đó chúng tôi
chấp nhận quan niệm của Ju. X. Xtepanov cho rằng: “Ý nghĩa của từ phản
ánh những đặc trưng chung đồng thời là đặc trưng bản chất của sự vật được
con người nhận thức trong thực tiễn xã hội. Ý nghĩa của từ hướng đến khái
niệm như là hướng đến cái giới hạn của mình”. Quan niệm trên đây cho thấy

18


rõ tính phức tạp và không bất biến của ý nghĩa từ vựng. Sự phức tạp được thể
hiện qua các thành phần của nó, theo sự phân chia của L.Zgusta, ngoài nội
dung chính nghĩa biểu niệm, “là tập hợp các ‘nét tiêu chuẩn’, là nội dung tâm
lí, khái niệm tương ứng được biểu đạt trong từ”, ý nghĩa từ vựng còn bao gồm
cả nghĩa biểu thái “bao gồm mọi đặc tính khác nhau của từ cần yếu về mặt
ngữ nghĩa” và phạm vi ứng dụng.

Theo Fedorenko (Nga), ở trẻ em có 5 mức độ hiểu nghĩa khái quát của
từ như:
- Mức độ 0 (zezo): Cuối tuổi lên 1, đầu tuổi lên 2, trẻ tương ứng tên gọi
với một người cụ thể, một đồ vật cụ thể (Bà, Hùng, bàn, bát…) để chỉ một vật
cụ thể, riêng biệt (nghĩa biểu danh).
- Mức độ thứ nhất của sự khái quát: Cuối tuổi lên hai, trẻ nắm được mức
độ thứ nhất của sự khái quát, tức là tên gọi chung của đối tượng cùng loại (đồ
vật, hành động, tính chất): “Bóng” chỉ một quả bóng bất kỳ, “Búp bê” chỉ một
con búp bê bất kỳ nào… (nghĩa biểu niệm ở mức độ thấp).
- Mức độ thứ hai của sự khái quát: Trẻ nắm được mức độ thứ hai của sự
khái quát, tức là tên gọi chung của những sự vật không cùng loại: “Quả” có
thể chỉ bất kỳ loại quả nào (Quả cam, đu đủ, chuối…). “Xe” có thể chỉ bất kỳ
loại xe nào (Ô tô, xích lô…).
+ Cam, chuối, đu đủ: mức độ thứ nhất của sự khái quát.
+ Quả: mức độ thứ hai của sự khái quát.
- Mức độ thứ ba của sự khái quát: Trẻ khoảng 5-6 tuổi có thể nắm được
mức độ thứ ba của sự khái quát: “đồ vật” có thể chỉ đồ chơi (búp bê, ôtô, máy
bay…), đồ gỗ (giường, tủ, bàn ghế…), đồ nấu bếp (nồi, bát, chảo…).
+ Búp bê: Mức độ thứ nhất của sự khái quát.
+ Đồ chơi: Mức độ thứ hai của sự khái quát.
+ Đồ vật: Mức độ thứ ba của sự khái quát.

19


- Mức độ thứ tư của sự khái quát: Là những biểu thị sự khái quát tối đa
như: Vật chất, hành động, trạng thái, chất lượng, số lượng, quan hệ, khái
niệm… Khả năng nắm được mức độ thứ tư của sự khái quát xuất hiện vào
tuổi thiếu niên. Trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi cũng có thể hiểu được một số khái niệm
mang tính khái quát ở mức độ thứ 4 nhưng phải thường xuyên được làm quen,

hiểu được nghĩa của từ, được thực hành với những từ ngữ đó và gắn với
những tình huống cụ thể (từ hạnh phúc...).
Ở trẻ mẫu giáo bé chỉ hiểu được đến mức độ thứ hai của sự khái quát.
1.1.3 Tiêu chí đánh giá kĩ năng sử dụng tiếng Việt trong giao tiếp của
trẻ
Để xác định được tiêu chí, cần dựa vào chính những đặc điểm trên của
kĩ năng. Theo đó, có 3 tiêu chí cơ bản để đánh giá kĩ năng sử dụng từ tiếng
Việt trong giao tiếp của trẻ, gồm:
- Tính đúng đắn:
1) Mức thấp nhất: trẻ sử dụng từ hầu hết là sai, mắc nhiều lỗi. Ở mức
này, trẻ gần như chưa thực hiện được kĩ năng.
2) Mức thấp: mắc nhiều lỗi.
3) Mức trung bình: mắc ít lỗi.
4) Mức cao : mắc rất ít lỗi.
5) Mức rất cao : sử dụng từ hoàn toàn đúng, không mắc lỗi nào.
- Tính thành thục:
1) Mức rất thấp : trẻ sử dụng từ rất lúng túng, hoàn toàn không ổ định.
2) Mức thấp: lúng túng, không ổn định.
3) Mức trung bình: lúc ổn định, lúc không ổn định.
4) Mức cao : ít lúng túng, tương đối ổn đinh.
5) Mức rất cao : sử dụng từ hoàn toàn thành thạo, không bị lúng túng.
- Tính linh hoạt :
1) Mức rất thấp: trẻ sử dụng từ một cách rập khuôn, máy móc, không

20


×