Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

Biện pháp dạy trẻ 5 6 tuổi nhận biết và phát âm các chữ cái TV chuẩn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (26.46 MB, 17 trang )

I.Lý do chọn biện pháp
1.Cơ sở lý luận:
Hoạt động làm quen chữ viết có ý nghĩa rất quan trọng trong giáo dục
nhằm phát triển toàn diện cho trẻ về mọi mặt, như: Đức - trí - thể - mĩ. Đặc biệt
hoạt động làm quen chữ viết giúp trẻ phát triển ngơn ngữ. Mục đích của việc cho
trẻ làm quen với chữ viết không chỉ nhằm giúp trẻ nhận biết được các mặt chữ
cái để phát âm chính xác khi nói mà còn tạo cho trẻ hứng thú học tiếng mẹ đẻ,
làm tiền đề cho trẻ thích ứng với việc tập đọc, tập viết ở lớp 1.
Thông qua việc làm quen với chữ viết, vốn từ của trẻ được nâng cao, khi
làm quen với chữ, trẻ không chỉ làm quen với các chữ ở dạng tồn tại tự nhiên
của chữ viết, mà các chữ đó được gắn vào các từ, thơng qua các đối tượng cụ
thể, các từ đó có các âm là các chữ cái đã học, nhằm rèn luyện cách phát âm cho
trẻ. Cho trẻ làm quen với chữ viết còn giúp cho trẻ hiểu được mối quan hệ giữa
ngơn ngữ nói với ngơn ngữ viết, trẻ hiểu thế nào là “Đọc và viết” sau này ở
trường phổ thông. Thơng qua việc tìm kiếm các chữ cái khác nhau ở các vị trí
khác nhau của từ giúp trẻ phát triển óc quan sát, ghi nhớ, chú ý có chủ định.
Làm quen chữ viết là một trong những hoạt động học của trẻ mẫu giáo 5-6
tuổi có vai trị hết sức quan trọng trong việc chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1. Trong
quá trình dạy trẻ hoạt động làm quen với chữ viết phải dạy trẻ nhận biết và phát
âm chính xác các chữ cái để trẻ phát triển ngơn ngữ, phát âm rành mạch, rõ
ràng, nhằm rèn luyện và phát triển ở trẻ các kỹ năng nghe, nói cần thiết để giao
tiếp với mọi người xung quanh.
Cho trẻ làm quen chữ viết cịn kích thích, phát triển tư duy, thể hiện ở chỗ
trẻ xác định được tính chất đặc điểm của chữ đó bằng cách tìm kiếm các từ,
tiếng thơng qua các đồ vật. Trẻ tìm đúng các âm theo các chữ cái mà trẻ đã nhận
ra, như vậy trẻ nhận ra chữ đó thơng qua việc phát âm chứ khơng phải chỉ thơng
qua mặt chữ. Ngồi ra trong q trình cho trẻ làm quen với chữ khơng chỉ thông
qua hoạt động Làm quen chữ viết mà cô lồng ghép tích hợp vào các hoạt động
như: Thơ, truyện, đồng dao, ca dao... và đặc biệt là các trò chơi với chữ cái giúp
trẻ phát triển các giác quan, kỹ năng nói cho trẻ. Làm quen chữ viết giúp trẻ nói
1




được nhiều hơn, đủ câu, đủ nghĩa, điều đó tác động đến q trình tư duy của trẻ,
qua đó phát triển ở trẻ khả năng nhận biết và phát âm chính xác các chữ cái một
cách tốt nhất. Cho trẻ làm quen chữ viết cịn giúp trẻ hình thành và rèn luyện
một số kỹ năng như cầm bút, cầm sách, mở từng trang sách, tư thế ngồi khi tô
biết tô đúng các nét chấm mờ để tạo thành chữ cái.... Nhờ vậy, trẻ được hình
thành một số kỹ năng cần thiết cho việc học Tiếng Việt ở lớp Một.
2. Cơ sở thực tiễn
Là một giáo viên nhiều năm được phân công dạy lớp 5-6 tuổi. Tôi nhận
thấy trong những năm gần đây chuyên đề làm quen chữ viết cho trẻ đã được
quan tâm chỉ đạo sát sao, thường xuyên được củng cố, chất lượng chuyên đề
cũng được nâng cao rõ rệt. Xong kết quả vẫn chưa được như mong muốn. Bởi
lẽ với đặc điểm tâm lý của trẻ mầm non rất dễ nhớ nhưng cũng lại mau quên, thì
việc cho trẻ nhận biết và phát âm chuẩn 29 chữ cái tiếng việt gặp khơng ít khó
khăn. Trên thực tế trẻ chưa hứng thú tham gia vào hoạt động, khả năng nhận biết
và phát âm đúng các chữ cái còn hạn chế. Chính vì vậy bản thân tơi đã suy nghĩ
tìm tòi, nghiên cứu và mạnh dạn áp dụng “Biện pháp dạy trẻ 5-6 tuổi nhận biết
và phát âm các chữ cái Tiếng Việt”. để khắc phục tình trạng trên.
Trong quá trình áp dụng biện pháp trên tơi đã gặp những thuận lợi và khó
khăn như sau:
a.Thuận lợi
-Về bản thân: Có trình độ đào tạo chuẩn, là giáo viên giỏi cấp huyện, ln
u nghề mến trẻ, có ý thức trách nhiệm, cầu thị, phấn đấu nâng cao chun
mơn nghiệp vụ.
-Về phía nhà trường: Luôn quan tâm chỉ đạo sát sao về chuyên môn
nghiệp vụ. Trang bị đầy đủ đồ dùng đồ chơi theo Văn bản Hợp nhất số 01 cho
lớp 5 tuổi.
- Về học sinh: 100% học sinh đã qua lớp 4 tuổi, đã có nề nếp trong học tập.
- Về phía phụ huynh: Đa số các bậc phụ huynh đã quan tâm phối hợp tốt

cùng cô trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ.

2


b. Khó khăn
- Cơ sở vật chất: Nhà trường đã đạt chuẩn quốc gia xong các phòng học
xây dựng theo chuẩn cũ nên diện tích chưa được rộng rãi, chưa có phịng ngủ
riêng dẫn đến mơi trường cho trẻ hoạt động cũng bị hạn chế.
- Một số trẻ nhận thức chưa đồng đều. Một số trẻ chưa hứng thú tham gia
vào hoạt động, khả năng nhận biết và phát âm đúng các chữ cái còn hạn chế.
-Vẫn còn một số phụ huynh chưa quan tâm đúng mức đến việc học của
các con. Chưa phối hợp tốt với giáo viên chủ nhiệm trong cơng tác chăm sóc
giáo dục trẻ.
c.Bảng khảo sát điều tra trước khi áp dụng biện pháp
Trước khi áp dụng giải pháp tôi tiến hành khảo sát thực trạng trên 2 nội
dung. Kết quả khảo sát như sau:
TS HS
KS

27

Mức độ đạt được

Nội dung KS

Trẻ đạt

Chưa đạt


Trẻ hứng thú, tích cực tham gia
hoạt động làm quen chữ cái

20/27 trẻ = 74%

7/27 trẻ = 26%

Trẻ nhận biết và phát âm đúng
các chữ cái đã học

18/27 trẻ = 67 %

9/27 trẻ = 33%

Qua số liệu điều tra cho thấy tỷ lệ trẻ hứng thú tham gia vào giờ học, cũng
như nhận biết và phát âm chuẩn các chữ cái đã học chưa cao.
d.Mục đích ý nghĩa của biện pháp
Áp dụng biện pháp nhằm giúp trẻ 5 - 6 tuổi hứng thú hơn trong hoạt động
làm quen chữ cái cũng như giúp trẻ nhận biết và phát âm chính xác các chữ cái
đã học.
II. Nội dung
1.Giải pháp 1: Giải pháp gây hứng thú cho trẻ, giúp trẻ tích cực tham
gia vào hoạt động làm quen chữ cái.
*Thủ thuật gây hứng thú trước khi vào bài
Trước khi bước vào hoạt động, việc gây hứng thú tạo cho trẻ có một tâm
thế sẵn sàng tham gia vào hoạt động là điều vô cùng quan trọng. Vậy nên trong
3


mỗi hoạt động làm quen chữ cái ở các chủ đề khác nhau tơi sẽ lựa chọn các hình

thức gây hứng thú để vào bài khác nhau để trẻ không nhàm chán.
VD: Hoạt động: Làm quen chữ cái e, ê trong chủ điểm gia đình. Tơi đã
gây hứng thú cho trẻ bằng cách tổ chức cho cả lớp hát và vận động bài hát “Bàn
tay mẹ” rồi trò chuyện với trẻ về tình cảm mẹ dành cho con, sau đó dẫn dắt trẻ
đến với hình ảnh “Mẹ bế bé” để chuyển tiếp sang phần tiếp theo của hoạt động.

Hoặc khi cho trẻ làm quen chữ cái h, k trong chủ điểm thế giới thức vật.
Tôi lại gây hứng thú cho trẻ vào bài bằng câu đố về “Quả khế” “Quả hồng” để
dẫn dắt dắt trẻ đến với hình ảnh “Quả khế” “Quả hồng” trên màn hình máy tính
trong phần tiếp theo của hoạt động.
Khơng phải núi mà có khe

Quả gì tên gọi như hoa

Khơng phải bưởi mà có múi

Thu về chín đỏ như là sơn son

(Đố bé quả gì) ( Là quả khế)

(Là quả gì) ( Quả hồng)
4


Với thủ thuật gây hứng thú cho trẻ trước khi vào bài học như trên tôi thấy
trẻ trong lớp đều có tâm thế rất thoải mái, hứng thú để bước vào hoạt động.
*Gây hứng thú cho trẻ tích cực tham gia vào hoạt động bằng cách sử
dụng đồ dùng trực quan một cách linh hoạt, có hiệu quả trong giờ làm quen
chữ cái.
Đồ dùng trực quan là một yếu tố khơng thiếu được trong việc dạy trẻ, vì

trẻ chỉ lĩnh hội kiến thức tốt khi được trực tiếp tri giác các đối tượng. Đồ dùng
trực quan càng đẹp, càng hấp dẫn thì càng thu hút được trẻ tham gia vào hoạt
động Nắm bắt được điều này, khi cho trẻ làm quen chữ cái tôi thường sử dụng
các đồ dùng trực quan để dạy trẻ, đồ dùng trực quan có thể là vật thật, cũng có
thể là đồ dùng tự tạo do cơ làm ra, cũng có thể là các hình ảnh sinh động trên
màn hình máy tính.
Ví dụ : Với bài dạy làm quen chữ cái e - ê ở chủ điểm “ Gia đình ”. Tơi
ứng dụng cơng nghệ thơng tin vào giảng dạy. Tơi chuẩn bị hình ảnh mẹ bế bé lên
máy vi tính, dưới hình ảnh đó có từ “mẹ bế bé”. Khi hình ảnh “mẹ bế bé” xuất
hiện, trẻ sẽ đốn tên nội dung hình ảnh và đồng thời từ “ mẹ bế bé ” cũng hiện
ra. Tôi cho trẻ đọc từ “mẹ bế bé” sau đó cho trẻ đếm số chữ cái trong từ. Khi trẻ
đếm xong tơi cho trẻ lên tìm 2 chữ cái giống nhau trong từ ( Chữ e). Cho trẻ đếm
số chữ cái còn lại trong từ. Rồi mời trẻ lên lấy chữa cái đứng ở vị trí thứ 3 ( Chữ
ê). Tôi giới thiệu 2 chữ cái hôm nay cô cho chúng mình làm quen đó là chữ e và
chữ ê.
5


Việc sử dụng đồ dùng trực quan một cách có hiệu sẽ làm trẻ hứng thú và
tiếp thu bài nhanh. Đó là những yếu tố mà trẻ rất thích. Qua việc sử dụng đồ
dùng trực quan dạy trẻ làm quen chữ cái tôi nhận thấy trẻ rất hứng thú học chữ
cái và tiếp thu rất nhanh, nhớ lâu. Điều này mang lại kết quả tốt khi tôi dạy trẻ,
bản thân tôi lên lớp tự tin hơn, gần gũi với trẻ hơn.
*Gây hứng thú cho trẻ tích cực tham gia vào hoạt động bằng cách sử
dụng linh hoạt các trò chơi với chữ cái.
Với đặc điểm tâm lý của trẻ là học bằng chơi, chơi mà học thì việc sử
dụng các trò chơi một cách linh hoạt để trẻ hứng thú tích cực tham gia vào hoạt
động là rất cần thiết. Để cho trẻ không bị nhàm chán, hứng thú trong suốt một
giờ hoạt động làm quen chữ cái tôi đã sử dụng linh hoạt các trò chơi động, trò
chơi tĩnh xen kẽ một cách hài hòa trong phần củng cố kiến thức cho trẻ.

VD: Khi cho trẻ làm quen chữ cái i,t,c. Tơi sử dụng trị chơi tĩnh là trị
chơi “Chữ gì biến mất”
6


Tiếp theo tơi lại tổ chức một trị chơi động để trẻ được thay đổi tư thế,
không bị mệt mỏi khi ngồi lâu, hứng thú hơn vào hoạt động đó là trò chơi “Thi
ai nhanh”

7


Với hình thức như vậy tơi đã lơi cuốn trẻ đi từ bất ngờ này đến bất ngờ
khác khiến cho tiết học trở lên nhẹ nhàng thoải mái, thu hút được trẻ tham gia từ
đầu đến cuối mà không bị nhàm chán.
2. Giải pháp 2: Rèn trẻ nhận biết và phát âm đúng chữ cái thông qua
hoạt động làm quen chữ cái.
Hoạt động làm quen chữ cái là hình thức chính để giáo viên thực hiện việc
dạy trẻ nhận biết và phát âm chữ cái. Cũng như giúp trẻ củng cố ôn luyện chữa
cái đã học.
VD: Trong hoạt động cho trẻ làm quen chữ cái h, k. Sau khi gây hứng cho
trẻ vào bài và giới thiệu bài xong. Cô phát âm mẫu cho trẻ nghe chữ cái h, k phải
chuẩn xác, rõ ràng. ( Cơ phát âm mẫu). Nói cách phát âm của chữ cái. Sau đó
mới cho trẻ phát âm theo cơ dưới nhiều hình thức.
Để giúp trẻ nhớ lâu cách phát âm cô gợi ý hỏi trẻ nhắc lại cách phát âm
chữ cái h như thế nào?

8



Để giúp trẻ nhận biết cấu tạo chữ cái, cô hỏi trẻ chữ cái h có đặc điểm như
thế nào?
Tương tự với chữ cái k cô cũng làm như vậy. Sau khi cho trẻ nhận biết và
phát âm chữ cái h, k xong, tôi muốn trẻ khắc sâu cách phát âm và nhớ lâu đặc
điểm của hai chữ cái này, tôi cho trẻ so sánh đặc điểm giống và khác nhau giữa
hai chữa cái
Giống nhau: Hai chữ đều có nét sổ thẳng
Khác nhau: Chữ h có 1 nét móc xi, chữ k có hai nét xiên ngắn. Chữ h
phát âm là hờ, chữ k phát âm là ka.
Để củng cố chữ h, k đã học tôi tổ chức cho trẻ tham gia chơi các trị chơi
với chữ cái. Tơi tổ chức các trò chơi tĩnh đan xen các trò chơi động hài hòa giúp
trẻ củng cố về nhận biết và phát âm chữ cái đã học một cách nhẹ nhàng thoải mái.

9


3.Giải pháp 3. Rèn trẻ nhận biết và phát âm chữ cái thông qua các
hoạt động khác
Như chúng ta đã biết, trẻ nhỏ dễ nhớ nhưng lại mau quên. Vì vậy cơ giáo
ln phải tạo ra được những tình huống hợp lý nhằm giúp trẻ đựơc ôn luyện một
cách thường xun. Một trong những tình huống cơ có thể tạo ra một cách tự
nhiên và đạt hiệu quả là lồng ghép việc nhận biết và phát âm chữ cái vào các
hoạt động học khác.
* Hoạt động giáo dục âm nhạc:
Trong trị chơi âm nhạc ơ cửa bí mật. Tơi lồng ghép tích hợp việc nhận
biết và phát âm chữ cái bằng cách đặt tên cho mỗi ơ cửa bí mật là một chữ cái đã
học. Khi chơi trò chơi trẻ chọn ơ cửa nào thì phải nhận biết và phát âm được chữ
cái trên ơ cửa đó.

* Hoạt động phát triển vận động

Với đề tài bật liên tục qua 5 ô. Tôi đã tận dụng cơ hội để rèn trẻ cách nhận
biết và phát âm những chữ cái đã học bằng cách mỗi ô tôi dán 1 chữ cái đã học.
Khi trẻ bật qua ơ nào thì đồng thời nhận biết và phát âm chữ cái đó.
10


*Hoạt động dạo chơi ngoài trời
Khi cho trẻ dạo chơi ngồi trời. Tơi cũng tận dụng cơ hội cho trẻ nhận biết
và phát âm nhũng chữ cái đã học qua việc tìm những chữ cái đã học trong các từ
về tên một số loại cây ở sân trường
11


*Hoạt động vui chơi
Trong hoạt động vui chơi, góc học tập sách là góc chơi tơi có thể tận dụng
để củng cố khả năng nhận biết và phát âm chữ cái đã học cho trẻ rất hiệu quả.
VD: Tôi cho trẻ xếp hình các chữ cái đã học bằng hột hạt, hay chơi tơ màu
chữ cái rỗng, hoặc chơi trị ghép chữ bằng các nét chữ rời

12


4.Giải pháp 4: Phối hợp với các bậc phụ huynh để rèn trẻ kỹ năng
nhận biết và phát âm chữ cái
Hàng ngày vào các giờ đón trả trẻ tơi thường trao đổi với các bậc phụ
huynh hôm nay con được nhận biết và phát âm chữ cái nào. Đề nghị phụ huynh
phối hợp về nhà cho trẻ ôn luyện nhận biết và phát âm chữa cái đó giúp trẻ phát
âm đúng và có thể nhận ra chữ cái đó trong các từ trên sách báo, trên tranh
tường mà trẻ quan sát được


13


Trong năm học 2020-2021 tình hình dịch covid – 19 diễn biến phức tạp.
Trẻ phải nghỉ học 2 lần để phòng dịch. Theo quan điểm chỉ đạo trẻ nghỉ học chứ
khơng ngừng học tơi đã thành lập nhóm zalo của lớp để thường xuyên trao đổi
giữ mối liên lạc với gia đình trẻ. Giúp gia đình có những kiến thức cơ bản về
phòng dịch cho trẻ và cũng là nơi để tôi nhắc nhở phụ huynh cho trẻ ôn luyện
những chữ cái đã học cho không bị quên khi nghỉ phòng dịch

III. Kết quả thực hiện
1.Khả năng áp dụng của biện pháp:
Bằng những kiến thức đã được trang bị, kết hợp với thực tế giảng dạy tôi
thấy Biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi học tốt hoạt động làm quen chữ cái bước đầu
giải quyết được một số yêu cầu thực tế, khắc phục được lỗi phát âm chưa chuẩn,
trẻ mạnh dạn tích cực tham gia vào hoạt động, khơng gị bó áp đặt trẻ, kết quả
cuối năm mang lại thành công cao. Tôi hy vọng biện pháp này sẽ được phổ biến
rộng rãi trong trường và xa hơn nữa, góp phần to lớn trong việc giáo dục và rèn
luyện thành thạo tiếng mẹ đẻ và giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.
2.Hiệu quả khi áp dụng biện pháp
*Về phía trẻ:
Trẻ nhận biết và phát âm đúng, không ngọng trẻ hứng thú tích cực tham gia
hoạt động tăng lên rõ rệt, số trẻ ở các mức độ trung bình giảm xuống đáng kể.
Vậy có thể thấy rằng với những biện pháp thơng thường dập khn, máy móc
14


thì chất lượng thu được trên trẻ rất thấp. Nếu chúng ta biết vận dụng sáng tạo
linh hoạt các biện pháp thì hiệu quả của việc dạy trẻ làm quen chữ cái sẽ được
nâng lên rõ rệt.

Qua việc thực hiện biện pháp mới sáng tạo trong việc dạy môn "Làm quen với chữ cái"
tôi đã thu được kết quả khảo sát cuối năm như sau:

Mức độ đạt được
TSHS

Đầu năm

Nội dung
TS

%

TS

%

TS

%

Chưa
Đạt
TS %

20/27

74

7/27


26

27/27

100

0/27

18/27

67

9/27

33

26/27

96,3

1/27 3,7

Đạt

27

Trẻ
tích
gia

làm
cái

hứng thú,
cực tham
hoạt động
quen chữ

Trẻ nhận biết
và phát âm
đúng các chữ
cái đã học

Cuối năm

Chưa Đạt

Đạt

0

Nhìn vào bảng khảo sát cuối năm tôi thấy chất lượng trẻ đạt đã nâng
nên rõ rệt
* Về phía giáo viên:
Tất cả giáo viên ở tổ mẫu giáo lớn nói chung và bản thân tơi nói riêng đều
được nhận thức về tầm quan trọng của hoạt động làm quen với chữ cái. Đặc biệt
là đã nắm vững nội dung, phương pháp, hình thức đổi mới của hoạt động này.
Khác hẳn với trước đây, giờ hoạt động làm quen với chữ cái bây giờ là
một niềm say mê sáng tạo của giáo viên, muốn thể hiện trí tuệ, năng lực của
mình qua một tiết dạy sinh động, hấp dẫn trẻ.

Qua những năm giảng dạy trẻ lúc mới bước vào giảng dạy phương pháp
tôi chưa linh hoạt sáng tạo nên kết quả của tiết học chưa cao. Từ khi sử dụng
biện pháp trên nên nghệ thuật lên lớp của tôi đã sáng tạo, linh hoạt, bản thân
không ngừng phấn đấu học hỏi ở bạn bè đồng nghiệp, qua các phương tiện
15


thơng tin đại chúng .... bên cạnh những thành tích trên tơi cịn phải cố gắng
nhiều hơn nữa, trau dồi kinh nghiệm chuyên môn để phát huy và đạt được kết
quả cao hơn nữa trong cơng tác chăm sóc và giáo dục trẻ.
* Về phía phụ huynh:
Phụ huynh đã quan tâm tới việc học chữ của con em, thường xuyên trao
đổi với giáo viên về tình hình học tập của trẻ để về nhà rèn luyện thêm như nhận
biết đúng mặt chữ, thuộc cấu tạo chữ, phát âm chính xác.
IV.Kết luận
1. Kết luận
Dựa trên đặc điểm tâm sinh lí của trẻ: “Học bằng chơi- chơi mà học” việc tổ
chức hoạt động cho trẻ làm quen chữ cái, ngôn ngữ của trẻ phát triển, vốn từ của
trẻ cũng tăng lên, trẻ nói năng có văn hóa, biết nói vừa đủ nghe, không la hét, trẻ
biết tôn trọng lễ phép với người lớn, biết dịu dàng nhường nhịn em bé. Đặc biệt
không trẻ nào nói leo, nói dối, nói lắp. Đó là điều tôi thầm ước bấy lâu.
Việc tổ chức các hoạt động cho trẻ 5-6 tuổi làm quen chữ viết là một yếu
tố vô cùng quan trọng đối với sự phát triển tồn diện của trẻ. Nắm vững được
tình hình đặc điểm của nhà trường và nhóm lớp tơi đã kết hợp các biện pháp một
cách phù hợp và không coi nhẹ một trong các biện pháp nào khi thực hiện.
Cô giáo có tác phong sư phạm mẫu mực, dịu dàng, giọng nói truyền cảm
thể hiện tình u thương đối với trẻ, luôn quan tâm, đối xử công bằng đối với tất
cả các trẻ, cô luôn lấy trẻ làm trung tâm và chú ý đến những cháu cá biệt.
Mặc dù đã được những kết quả đáng kể trên nhưng bản thân tơi vẫn
khơng ngừng bồi dưỡng chun mơn cho mình và tiếp tục phát huy những gì đã

đạt được những gì cịn tồn tại thì cần phải khắc phục để chất lượng giáo dục
trong trường ngày càng tốt hơn.
2. Bài học kinh nghiệm
Nhờ sự chỉ đạo của phòng giáo dục, của nhà trường trong việc nâng cao
chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ ở nhóm lớp và sự giúp đỡ của đồng nghiệp
cùng với sự cố gắng của bản thân trong năm học qua tôi đã rút ra một số kinh
nghiệm sau:
16


- Để giúp trẻ nâng cao khả năng nhận biết và phát âm đúng đạt kết quả
cao, trước hết giáo viên phải có trình độ, năng lực, ln đầu tư học hỏi kinh
nghiệm, khơng ngừng phát huy tính sáng tạo, tính linh hoạt trong giờ dạy.
- Giáo viên sử dụng đồ dùng đồ chơi sáng tạo, tích hợp các mơn học
khác một cách hợp lý. Giới thiệu vào bài một cách tự nhiên, sinh động, thu hút
được sự chú ý của trẻ; các bước chuyển tiếp nhẹ nhàng, liên kết. Các loại hình
hoạt động của bộ mơn làm quen với chữ cái thường xuyên, liên tục ở mọi lúc,
mọi nơi.
- Giáo viên phải luôn nghiên cứu tài liệu, chuyên đề, tập san có liên quan
đến chữ cái và tham khảo học hỏi bạn bè, đồng nghiệp. Tham gia đầy đủ các lớp
học chuyên đề nâng cao nghiệp vụ chuyên môn thông qua thông tin đại chúng.
- Đồ dùng đồ chơi để trẻ hoạt động phải an toàn, sạch sẽ, đẹp, sinh động,
phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ.
- Giáo viên cần kết hợp tốt với phụ huynh.
Trên đây là “Biện pháp dạy trẻ 5 -6 tuổi nhận biết và phát âm các chữ cái
Tiếng Việt” trong năm học 2020-2021 tôi đã áp dụng thành công trên trẻ, rất
mong nhận được sự chia sẻ, quan tâm góp ý của các cấp, đồng nghiệp để giải
pháp của tôi được hồn thiện hơn.
Tơi xin chân thành cảm ơn!
Hồng An, tháng 10 năm 2021

Người làm biện pháp

XÁC NHẬN CỦA NHÀ TRƯỜNG

Dương Thị Huệ

17



×