Tải bản đầy đủ (.pdf) (18 trang)

“TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠO ĐỨC VÀ SỰ VẬN DỤNG TRONG VIỆC XÂY DỰNG ĐẠO ĐỨC CHO THẾ HỆ TRẺ GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.06 MB, 18 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THƠNG VẬN TẢI TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

TIỂU LUẬN

TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
ĐỀ TÀI: “TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠO ĐỨC VÀ SỰ VẬN
DỤNG TRONG VIỆC XÂY DỰNG ĐẠO ĐỨC CHO THẾ HỆ TRẺ GIAI
ĐOẠN HIỆN NAY.”
Nhóm học phần:
Giảng viên HD:
Sinh viên thực hiện:
Mã số sinh viên:
Lớp:
TP. Hồ Chí Minh, 2021


MỤC LỤC
Đề mục

Trang

A. MỞ ĐẦU .......................................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài .............................................................................................................. 1
2. Nội dung nghiên cứu ........................................................................................................ 2
3. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................................. 2
4. Kết cấu của tiểu luận ........................................................................................................ 2
B. NỘI DUNG....................................................................................................................... 3
CHƯƠNG 1: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠO ĐỨC ................................................ 3
1 Nguồn gốc hình thành tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh ..................................................... 3
2 Nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức .................................................. 5


2.1 Quan điểm về vai trò và sức mạnh của đạo đức ......................................................... 5
2.2 Quan điểm về những chuẩn mực đạo đức cách mạng ................................................ 5
2.3 Quan điểm về những nguyên tắc xây dựng đạo đức mới ............................................ 7
CHƯƠNG 2: ......................................................................................................................... 9
SỰ VẬN DỤNG TRONG VIỆC XÂY DỰNG ĐẠO ĐỨC CHO THẾ HỆ TRẺ GIAI
ĐOẠN HIỆN NAY ............................................................................................................... 9
1 Thực trạng đạo đức thế hệ trẻ hiện nay ............................................................................. 9
2 Vận dụng tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh trong xây dựng đạo đức thế hệ trẻ hiện nay 10
............................................................................................................................................. 10
3 Ý nghĩa tư tưởng hồ chí minh về đạo đức đối với thế hệ trẻ hiện nay ............................ 13
C. KẾT LUẬN .................................................................................................................... 14
D. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................... 15



A. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Hiện nay, chúng ta đang xây dựng nhà nước pháp quyền, thượng tôn pháp
luật là tất yếu của một xã hội hiện đại, văn minh. Tuy nhiên, nền tảng đạo đức luôn
luôn được coi trọng. Việc xây dựng con người Việt Nam được đặt lên hàng đầu,
mà nhiều người trong xã hội trân trọng gọi là “đạo làm người”. Theo đó, con người
dù là ở cương vị nào trong xã hội cũng đều phải tu dưỡng, rèn luyện để có phẩm
chất tốt đẹp, có đạo đức, nếu khơng sẽ khơng làm đúng “đạo làm người”.
Học tập tư tưởng đạo đức Bác Hồ không chỉ thông qua những tác phẩm của
Người về đạo đức, mà quan trọng hơn phải thơng qua chính hành vi được thể hiện
trong toàn bộ hoạt động thực tiễn của Bác, thông qua mẫu mực đạo đức trong sáng
mà Bác đã để lại cho Đảng ta, dân tộc ta và cho nhân loại. Đó là sự thống nhất giữa
tư tưởng và hành vi, giữa lý luận và thực tiễn trong con người Bác Hồ - Hồ Chí
Minh.
Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: “Muốn xây dựng chủ nghĩa xă hội phải có con

người xă hội chủ nghĩa.” Người cũng nói: “Người có bốn đức: cần, kiệm, liêm
chính/ Thiếu một đức thì khơng thành người.” Vì vậy con người mà ta xây dựng
là con người chính trị và đạo đức. Đồng thời khơng thể khơng xem trọng những
yếu tố khác góp phần tạo nên con người cụ thể như cá tính, sở thích, ước muốn…
của họ. Thời kỳ mới, cần có hệ giá trị chuẩn mực mới về văn hóa, đạo đức cho con
người. Đây là vấn đề lớn, rất lớn nhưng ta chưa làm được, tạo nên một khoảng
trống cho cái xấu, cái ác lấn át cái đẹp, cái thiện. Đạo đức của con người phải là
người yêu nước và yêu chủ nghĩa xã hội, lao động sáng tạo, ham thích học tập, có
trách nhiệm, có ý thức tổ chức kỷ luật… Phải gạt bỏ những tập tục, đạo lý khơng
cịn phù hợp, đồng thời trân trọng những giá trị tốt đẹp ngàn xưa đã trở thành truyền
thống đạo đức, bản sắc dân tộc.
Một câu nói khá phổ biến phản ánh rất thực tâm trạng của nhiều người chúng
ta: “Mong kinh tế như hơm nay, cịn đạo đức trở lại như ngày xưa”. Nghe có vẻ
nghịch lý, nhưng đó là điều có thực, nhiều vị cao niên thường tâm sự: “Thời chiến
tranh, thời bao cấp mình thiếu thốn đủ thứ, nhưng rất giàu có về lý tưởng, nhân
cách, tình nghĩa, sống thanh thản chứ đâu nhiều bức xúc như thời nay”. Nói ngắn
gọn là đạo đức xã hội nước ta đang xuống cấp - điều làm mọi người khơng bằng
lịng và thường xuyên lo ngại.
Để nêu rõ các quan điểm của tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức. Em xin
chọn đề tài: “Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức và sự vận dụng trong việc xây
dựng đạo đức cho thế hệ trẻ giai đoạn hiện nay.”

1


2. Nội dung nghiên cứu
•Mục đích nghiên cứu:
Tìm hiểu nội dung quan điểm của Hồ Chí Minh về các phẩm chất đạo đức của
con người Việt Nam trong thời đại mới; từ đó vận dụng vào việc xây dựng đạo
đức cho sinh viên. Kết quả nghiên cứu phục vụ cho thực hiện cuộc vận động học

tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh hiện nay
• Nhiệm vụ nghiên cứu:
Để thực hiện được mục đích nghiên cứu trên chúng tơi cần tìm hiểu những
vấn đề lý luận cơ bản, thu thập số thống kê của đối tượng và trình bày nội dung các
phân tích liên quan, trong phạm vi nghiên cứu. Làm rõ nguồn gốc hình thành, nội
dung tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức; đánh giá thực trạng và vận dụng tư tưởng
đạo đức Hồ Chí Minh vào xây dựng đạo đức cho sinh viên.
• Phạm vi nghiên cứu: là cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của về. Tư
tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức và sự vận dụng trong việc xây dựng đạo đức cho
thế hệ trẻ giai đoạn hiện nay của Việt Nam.
3. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu đã dùng những phương pháp sau:


Phương pháp thu thập dữ liệu.



Phương pháp thống kê.




Phương pháp phân tích.
Phương pháp đưa ra kết luận.
4. Kết cấu của tiểu luận
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung bài tiểu luận gồm 3 chương chính:

Chương 1: Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức
Chương 2: Sự vận dụng trong việc xây dựng đạo đức cho thế hệ trẻ giai đoạn hiện

nay

2


B. NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠO ĐỨC
1

Nguồn gốc hình thành tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh

Cùng với chủ nghĩa Mác-Lênin thì tư tưởng Hồ Chí Minh cũng được xác định
là một hệ tư tưởng chính thống của Đảng Cộng sản Việt Nam. Đảng ln tăng
cường tuyên truyền thúc đẩy việc học tập và làm theo Tư tưởng Hồ Chí Minh đến
mọi người dân. Thế nhưng khơng phải ai cũng nắm rõ nguồn gốc hình thành tư
tưởng Hồ Chí Minh.Tư tưởng Hồ Chí Minh được hình thành từ truyền thống đạo
đức dân tộc, đồng thời kế thừa những tư tưởng đạo đức phương Đông tinh hoa đạo
đức nhân loại, quan trọng là đạo đức cộng sản Mác-Lênin và cuối cùng là sự tu
dưỡng, rèn luyện khơng mệt mỏi của Hồ Chí Minh Nguồn gốc hình thành tư tưởng
Hồ Chí Minh bao gồm:


Truyền thống đạo đức của dân tộc Việt Nam:
Đạo đức truyền thống Việt Nam được hình thành trong suốt quá trình lịch sử
đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc. Truyền thống cần cù lao động, dũng
cảm, sáng tạo trong sản xuất và chiến đấu, đồng thời ham học hỏi và luôn biết mở
rộng cửa đón nhận tinh hoa văn hóa nhân loại. Truyền thống đồn kết, sống thuỷ
chung, có tình, có nghĩa, tương thân tương ái “lá lành đùm lá rách” trong hoạn nạn
khó khăn, “uống nước nhớ nguồn” , “đói cho sạch rách cho thơm” rất lạc quan yêu
đời nhưng cũng rất căm ghét cái ác, căm thù bọn cướp nước hiếu thảo với cha mẹ;

trọng tình nghĩa vợ chồng, anh em, tiết kiệm và dung dị trong đời sống. Trong
những truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam thì chủ nghĩa u nước là dịng
chảy xun suốt lịch sử dân tộc.


Tư tưởng đạo đức phương Đơng, phương Tây:
Nhờ sự thơng minh, óc quan sát, ham học hỏi và được rèn luyện trong phong
trào công nhân Pháp, trên hành trình cứu nước Hồ Chí Minh đã biết làm giàu trí
tuệ của mình bằng vốn trí tuệ của thời đại, của văn hóa Đơng, Tây, từ tầm cao củ
tri thức nhân loại mà suy nghĩ và lựa chọn, kế thừa và đổi mới, vận dụng và phát
triển.
Trước khi đến với chủ nghĩa Mác-Lênin, Hồ Chí Minh tiếp thu, vận dụng
nhiều tinh hoa đạo đức như: Nho giáo, Phật giáo, Thiên Chúa giáo, Mặc
gia…Người viết “học thuyết của Khổng tử có ưu điểm là sự tu dưỡng đạo đức cá
nhân”.Thế nhưng Người vẫn phê phán và loại bỏ lập trường phong kiến của Khổng
Tử trên các mặt: tôn thờ chế độ phong kiến, phân biệt đẳng cấp, nghề nghiệp; trọng
nam khinh nữ;... Hồ Chí Minh cịn kế thừa mặt tiến bộ trong tư tưởng tam dân của

3


Tơn Dật Tiên và tư tưởng tự do, bình đẳng, bác ái của cách mạng dân chủ tư sản...
để xây dựng nền đạo đức mới ở nước ta.
Hồ Chí Minh viết: “Học thuyết của Khổng Tử có ưu điểm là sự tu dưỡng đạo
đức cá nhân. Tôn giáo của Chúa Giê-su có ưu điểm là lịng bác ái cao cả.
Chủ nghĩa Mác có ưu điểm là phương pháp biện chứng. Chủ nghĩa Tơn Dật Tiên
có ưu điểm là chính sách "tam dân" thích hợp với điều kiện nước ta... tơi cố gắng
làm người học trò nhỏ của các vị ấy”.
Quan điểm của Mác, Ăngghen, Lênin về đạo đức:
Theo quan điểm của Mác – Lênin, đạo đức cách mạng có những đặc trưng cơ bản

sau:
Đạo đức cách mạng là sự phù hợp giữa lợi ích cá nhân và lợi ích chung. Đó là sự trung thành tuyệt đối với lý tưởng cách mạng của giai cấp vô sản
và không ngừng vươn lên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của cuộc cách mạng đó.
Đó là thực hành chủ nghĩa tập thể, đồn kết, gắn bó mật thiết với nhân dân.
Là lao động trung thực và tận tâm vì chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản.
Đạo đức cách mạng là đấu tranh không mệt mỏi cho tinh thần nhân đạo và
chủ nghĩa nhân đạo cộng sản
Hồ Chí Minh đã tiếp thu lý luận Mác – Lênin theo phương pháp nhận thức
mácxít, cốt nắm lấy cái tinh thần, cái bản chất chứ không tự trói buộc trong cái vỏ
ngơn từ. Người vận dụng lập trường, quan điểm và phương pháp của chủ nghĩa
Mác – Lênin để tự tìm ra những chủ trương, giải pháp, đối sách phù hợp với từng
hoàn cảnh cụ thể, từng thời kỳ cụ thể của cách mạng Việt Nam chứ khơng đi tìm
những kết luận có sẵn trong sách vở kinh điển Thực tiễn hoạt động của Hồ Chí
Minh:
Trước hết, đó là tư duy độc lập, tự chủ, sáng tạo, cộng với đầu óc phê phán
tinh tường, sáng suốt trong nghiên cứu, tìm hiểu. Đó là sự khổ cơng học tập nhằm
chiếm lĩnh vốn tri thức phong phú của thời đại, vốn kinh nghiệm đấu tranh của
phong trào giải phóng dân tộc, phong trào cơng nhân quốc tế. Đó là ý chí của một
nhà yêu nước, một chiến sĩ cộng sản nhiệt thành cách mạng, một trái tim yêu nước,
thương dân, thương yêu những người cùng khổ sẵn sàng chịu đựng những hy sinh
cao nhất vì độc lập của tổ quốc, vì tự do, hạnh phúc của đồng bào.
Cả cuộc đời Người là một tấm gương vĩ đại về tu dưỡng, rèn luyện đạo đức.
Quá trình rèn luyện, tu dưỡng đạo đức của Hồ Chí Minh đã nâng Người lên thành
bậc đại nhân, đại trí, đại nghĩa, đại dũng, đại liêm... của thế kỷ XX, khiến kẻ thù
cũng phải kính phục, bị cảm hóa và nhân loại tin tưởng noi theo.
Hồ Chí Minh khơng chỉ thương u con người và dân tộc Việt Nam, mà còn
thương yêu thương yêu nhân loại. Người không chỉ muốn cứu nước Việt Nam mà

4



cịn muốn cứu giúp các dân tộc khác. Chính quyền Pháp nhiều lần dụ dỗ, đe doạ,
tử hình vắng mặt, nhưng Hồ Chí Minh khơng sợ hãi mà càng tăng thêm quyết tâm
hoạt động cách mạng. Sau này Người tâm sự: “Cả đời tơi chỉ có một mục đích, là
phấn đấu cho quyền lợi tổ quốc, và hạnh phúc của quốc dân. Những khi tôi phải ẩn
nấp nơi núi non, hoặc ra vào chốn tù tội, xông pha sự hiểm nghèo - là vì mục đích
đó”.
2

Nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức
2.1 Quan điểm về vai trò và sức mạnh của đạo đức

Đạo đức là gốc, là nền tảng của người cách mạng. Người quan niệm coi đạo
đức là nguồn nuôi dưỡng, phát triển con người. Hồ Chí Minh nhiều lần khẳng định
đạo đức là gốc, là nền tảng, là sức mạnh, là tiêu chuẩn hàng đầu của người cách
mạng cũng giống như gốc của cây, ngọn nguồn của sơng suối. Do đó đạo đức trở
thành nhân tố quyết đinh liên đến thành bại của mọi công việc, phẩm chất mỗi của
con người, của cách mạng. Đạo đức là thước đo lòng cao thượng của con người.
Đạo đức là nhân tố tạo nên sức hấp dẫn của chủ nghĩa xã hội. Theo Hồ Chí
Minh, sức hấp dẫn của chủ nghĩa xã hội chưa phải là lý tưởng cao xa, ở mức sống
vật chất dồi dào, mà là ở tư tưởng được tự do, giải phóng, những giá trị đạo đức
cao đẹp, ở phẩm chất của những người cộng sản ưu tú, bằng tấm gương sống và
hành động của mình và chiến đấu cho lý tưởng xã hội chủ nghĩa thành hiện thực.
Vai trò của đạo đức thể hiện ngay ở tấm gương đạo đức của Hồ Chí Minh có
sức hấp dẫn mạnh mẽ đối với nhân dân Việt Nam và nhân dân thế giới, là nguồn
cổ vũ, động viên tinh thần quan trọng đối với nhân dân ta và nhân loại tiến bộ đoàn
kết đấu tranh vì mục tiêu hồ bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.
Chủ tịch Hồ Chí Minh là người nêu một tấm gương mẫu mực về thực hành
đạo đức cách mạng để toàn Đảng, toàn dân noi theo. Suốt cuộc đời hoạt động cách
mạng, lãnh tụ Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm tới giáo dục, rèn luyện đạo đức cách

mạng cho cán bộ, đảng viên và nhân dân. Thống kê trong di sản Hồ Chí
Minh để lại có tới gần 50 bài và tác phẩm bàn về vấn đề đạo đức. Có thể nói, đạo
đức là một trong những vấn đề quan tâm hàng đầu của Hồ Chí Minh trong sự
nghiệp cách mạng của Người.
2.2 Quan điểm về những chuẩn mực đạo đức cách mạng
2.2.1
Trung với nước hiếu với dân.
Trong mối quan hệ đạo đức thì mối quan hệ giữa mỗi người với đất nước, với
nhân dân, với dân tộc là mối quan hệ lớn nhất. Trung, hiếu là phẩm chất đạo đức
quan trọng nhất, bao trùm nhất.

5


Trung, hiếu là những khái niệm đã có trong tư tưởng đạo đức truyền thống
Việt Nam và phương Đông, xong có nội dung hạn hẹp. “Trung với vua, hiếu với
cha mẹ” phản ánh bổn phận của dân đối với vua, con đối với cha mẹ. Hồ Chí Minh
đã thực hiện một cuộc cách mạng về đạo đức không những kế thừa giá trị yêu nước
truyền thống của dân tộc còn vượt qua những hạn chế của truyền thống:
“Đạo đức cũ như người đầu ngược xuống đất chân chổng lên trời. Đạo đức mới
như người hai chân đứng vững được dưới đất, đầu ngửng lên trời”. Nội dung mới
của Trung và hiếu theo Hồ Chí Minh là:
- Trung với nước, là tuyệt đối trung thành với sự nghiệp dựng nước và giữ
nước, là suốt đời phấn đấu cho Đảng, cho cách mạng.
- Hiếu với dân, là phải thương dân, tin dân, phục vụ nhân dân hết lòng. Để làm
được như vậy, phải gần dân, kính trọng và học tập nhân dân. Phải dựa vào dân và
lấy dân làm gốc. Đối với cán bộ lãnh đạo Hồ Chí Minh yêu cầu phải nắm vững dân
tình, hiểu rõ dân tâm, thường xuyên quan tâm cải thiện dân sinh, nâng cao dân trí.
2.2.2
Cần kiệm liêm chính chí cơng vơ tư

Đây là phẩm chất đạo đức gắn liền với hoạt động hằng ngày mỗi con người,
là đại cương đạo đức Hồ Chí Minh. Là khái niệm truyền thống cũ, được Hồ Chí
Minh lọc bỏ nội dung không phù hợp và đưa vào nội dung mới để đáp ứng của yêu
cầu Cách Mạng.
Cần kiệm liêm chính: Cần là siêng năng, chăm chỉ, với tinh thân tự lực cánh
sinh. Kiệm là tiết kiệm của nước, của dân và của bản thân. Liêm là trong sạch,
không tham lam địa vị, tiền bạc. Chính là thẳng thắn, đứng đắn đối với mình, với
người, với việc: Đối với mình: khơng tự cao, tự đại, chịu khó học tập, ln kiểm
điểm mình. Đối với người: khơng nịnh hót người trên, xem khinh người dưới, thái
độ chân thành, khiêm tốn, đoàn kết, không dối trá, lừa lọc. Đối với việc: việc công
lên trên việc tư, khơng ngại khó, cố gắng làm việc tốt cho dân, cho nước.
Chí cơng vơ tư là cơng bằng, công tâm, không thiên tư, thiên vị, nêu cao chủ
nghĩa tập thể, loại trừ chủ nghĩa cá nhân, chống chủ nghĩa cá nhân nhưng khơng
qn lợi ích cá nhân, tức là chỉ biết vì Đảng, vì dân tộc, “lo trước thiên hạ, vui sau
thiên hạ”. Chí cơng vơ tư là nêu cao chủ nghĩa tập thể, trừ bỏ chủ nghĩa cá nhân …
Người nói: “Đem lịng chí cơng vơ tư mà đối với người, với việc”, “Khi làm bất
cứ việc gì cũng đừng nghĩ đến mình trước, khi hưởng thụ thì mình nên đi sau”. Hồ
Chí Minh nhấn mạnh: “Thiếu một đức thì khơng thành người”
2.2.3

Thương u con người sống có tình có nghĩa

Kế thừa truyền thống nhân nghĩa của dân tộc, kết hợp truyền thống nhân nghĩa
với chủ nghĩa nhân đạo cộng sản, tiếp thu tinh thần nhân văn của nhân loại qua

6


nhiều thế kỷ, qua hoạt động thực tiễn, Hồ Chí Minh đã xác định tình yêu thương
con người là phẩm chất đạo đức cao đẹp nhất.

Tình yêu thương con người trong tư tưởng Hồ Chí Minh có phạm vị rất rộng
lớn, đó là tình thương bao la dành cho những người cùng khổ, những người lao
động bị áp bức, bóc lột không phân biệt màu da, dân tộc không chỉ ở Việt Nam mà
còn trên khắp thế giới.
Yêu thương con người là nghiêm khắc với mình, độ lượng với người khác;
phải có tình nhân ái với cả những ai có sai lầm, đã nhận rõ và cố gắng sửa chữa,
đánh thức những gì tốt đẹp trong mỗi con người. Người nói “cần làm cho phần tốt
trong con người nảy nở như hoa mùa xuân và phần xấu mất dần đi”. Bác căn dặn
phải thương yêu lẫn nhau, trên nguyên tắc tự phê bình và phê bình chân thành,
thẳng thắn, khơng “dĩ hồ vi q”, khơng hạ thấp con người, càng không phải vùi
dập con người. 8Người dạy: “Hiểu chu nghĩa Mác - Lênin là phải sống với nhau
có tình có nghĩa. Nếu thuộc bao nhiêu sách mà sống khơng có tình có nghĩa thì sao
gọi là hiểu chủ nghĩa Mác - Lênin được”. Trong Di chúc Người viết: “Phải có tình
đồng chí thương u lẫn nhau”.
2.2.4
Có tinh thần đồn kết quốc tế trong sáng
Chủ nghĩa quốc tế là tinh thần quốc tế trong sáng trong tư tưởng đạo đức Hồ
Chí Minh được bắt nguồn từ bản chất quốc tế của giai cấp cơng nhân và tính ưu
việt của chế độ xã hội chủ nghĩa, nhằm vào mối quan hệ rộng lớn vượt ra khỏi quốc
gia dân tộc. Nó là một trong những phẩm chất quan trọng nhất của đạo đức cộng
sản chủ nghĩa. Hồ Chí Minh coi cách mạng Việt Nam là một bộ phận khăng khít
của cách mạng thế giới.
Đó là tinh thần đồn kết quốc tế vơ sản mà Hồ Chí Minh đã nêu lên bằng một
mệnh đề “bốn phương vô sản đều là anh em”, là tinh thần đồn kết giai cấp vơ sản
tồn thế giới, với tất cả các dân tộc và nhân dân các nước, với những người tiến bộ
trên toàn cầu, chống lại mọi sự chia rẽ, hằn thù, bất bình đẳng và phân biệt chủng
tộc, chống lại chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi, sô vanh, biệt lập và chủ nghĩa bành trướng
bá quyền… Hồ Chí Minh chủ trương giúp bạn là tự giúp mình. Bác đã dày cơng
vun đắp bằng hoạt động cách mạng thực tiễn của bản thân mình và bằng sự nghiệp
cách mạng của dân tộc. Đã tạo ra một kiểu quan hệ quốc tế mới: đối thoại thay cho

đối đầu, nhằm kiến tạo một một nền văn hóa hịa bình cho nhân loại, đó là di sản
thời đại vơ giá của Người về hịa bình, hữu nghị, hợp tác phát triển giữa các dân
tộc.
2.3

Quan điểm về những nguyên tắc xây dựng đạo đức mới

Nguyên tắc xây dựng đạo đức mới theo tư tưởng Hồ Chí Minh bao gồm:

7


Nói đi đơi với làm là:
Là nét đẹp trong đạo đức truyền thống của dân tộc được Hồ Chí Minh nâng
lên một tầm cao mới. Nguyên tắc cơ bản này là sự thống nhất giữa lý luận và thực
tiễn, nó đã trở thành phương pháp luận trong cuộc sống và là nền tảng triết lý sống
hết sức bình dị mà vơ cùng sâu sắc của Người. Hồ Chí Minh là tấm gương trong
sáng tuyệt vời về lời nói đi đơi với việc làm. Nói đi đơi với làm đối lập hồn tồn
với thói đạo đức giả, nói một đằng làm một nẻo, nói nhiều làm ít, thậm chí nói mà
khơng làm.
Nêu gương về đạo đức là một nét đẹp trong truyền thống phương Đơng. Hồ
Chí Minh khẳng định: “các dân tộc phương Đơng đều giàu tình cảm, và đối với họ
một tấm gương sống cịn có giá trị hơn một trăm bài diễn văn tun truyền”. Nói
đi đơi với làm phải gắn với nêu gương về đạo đức.

Xây đi đôi với chống:

Hồ Chí Minh cho rằng, nguyên tắc xây đi đơi với chống là địi hỏi của nền
đạo đức mới, thể hiện tính nhân đạo chiến đấu vì mục tiêu của sự nghiệp cách
mạng.

Xây tức là xây dựng các giá trị, các chuẩn mực đạo đức mới
Chống là chống các biểu hiện, các hành vi vơ đạo đức, suy thối đạo đức
Xây dựng đạo đức mới, đạo đức cách mạng phải được tiến hành bằng việc
giáo dục những phẩm chất, những chuẩn mực đạo đức mới. Việc giáo dục đạo đức
mới phải được tiến hành phù hợp với từng giai đoạn cách mạng, phù hợp với từng
lứa tuổi, ngành nghề, giai cấp, tầng lớp và trong từng môi trường khác nhau; phải
khơi dậy được ý thức đạo đức lành mạnh ở mỗi người.
Tu dưỡng đạo đức suốt đời
Đạo đức không phải là cái gì đó có tính “nhất thành bất biến”, mà nó được
hình thành, phát triển do mơi trường giáo dục, do sự kiên trì rèn luyện, phấn đấu
liên tục và tu dưỡng bản thân của mỗi người. Tu dưỡng đạo đức như một cuộc cách
mạng trường kỳ, gian khổ vì đó là một cuộc cách mạng trong bản thân của mỗi
người. Bồi dưỡng tư tưởng mới để đánh thắng tư tưởng cũ, đoạn tuyệt với con
người cũ để trở thành con người mới không phải là một việc dễ dàng.
Từ thực tiễn, Người tổng kết sâu sắc: “Đạo đức cách mạng khơng phải trên
trời sa xuống. Nó do đấu tranh, rèn luyện bền bỉ hàng ngày mà phát triển và củng
cố. Cũng như ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong”. Do vậy, Hồ
Chí Minh địi hỏi mọi người phải thường xuyên được giáo dục và tự giáo dục về
mặt đạo đức. Từ rất sớm, Người đã lưu ý: “Một dân tộc, một đảng và mỗi con
người, ngày hơm qua là vĩ đại, có sức hấp dẫn lớn, không nhất định hôm nay và
ngày mai vẫn được mọi người yêu mến và ca ngợi, nếu lòng dạ không trong sáng
nữa, nếu sa vào chủ nghĩa cá nhân”

8


CHƯƠNG 2:
SỰ VẬN DỤNG TRONG VIỆC XÂY DỰNG ĐẠO ĐỨC CHO THẾ HỆ
TRẺ GIAI ĐOẠN HIỆN NAY.
1


Thực trạng đạo đức thế hệ trẻ hiện nay
1.1 Tích cực

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã chỉ đạo tại Lễ Kỷ niệm 80 năm ngày thành
lập Đồn Thanh Niên Cộng Sản Hồ Chí Minh: Ðảng, Nhà nước và nhân dân ta
luôn gửi trọn niềm tin yêu vào thế hệ trẻ – những người chủ tương lai của nước
nhà, rường cột của dân tộc, lực lượng xung kích là chủ nhân tương lai của đất nước,
là lực lượng nịng cốt, có vai trị xung kích trong xây dựng, phát triển và bảo vệ Tổ
quốc xét trên mọi lĩnh vực, mọi cấp độ và khía cạnh. Ðảng ta và Bác Hồ đã nhiều
lần khẳng định: Thanh niên là tương lai của chúng ta, là hy vọng của chúng ta;
nước nhà thịnh hay suy, yếu hay mạnh phần lớn là do các thanh niên.
Có thể thấy, thực tiễn cách mạng Việt Nam đã chứng minh rằng, thế hệ trẻ
Việt Nam luôn xứng đáng với sự tin cậy của Đảng, Nhà nước và nhân dân, thực sự
là lực lượng xung kích trong sự nghiệp cách mạng. Một trong những thành tựu của
công cuộc đổi mới đất nước là đã xây dựng được thế hệ thanh niên thời kỳ mới có
đạo đức, nhân cách, tri thức, sức khỏe, tư duy năng động và hành động sáng tạo;
tiếp nối truyền thống hào hùng của Đảng và dân tộc, nêu cao ý thức xây dựng và
bảo vệ Tổ quốc; không ngại khó khăn, gian khổ,tình nguyện vì cộng đồng; có trách
nhiệm với gia đình, xã hội; có ý chí vươn lên trong học tập, lao động, đời sống văn
hóa tinh thần lành mạnh, phong phú, mơi trường sống an tồnTheo suốt chiều dài
lịch sử, nhiều tấm gương, điển hình tiên tiến trong chiến đấu, lao động, học tập và
công tác đã thuộc về tuổi trẻ Việt Nam. Trong giai đoạn hội nhập quốc tế và phát
triển đất nước hiện nay, thanh niên vẫn khẳng định là lực lượng hăng hái xung kích,
đi đầu trong thực hiện các chương trình, mục tiêu của sự nghiệp đổi mới.
1.2 Tiêu cực
Ngoài ra, cùng với sự phát triển và đi lên của xã hội, mỗi chúng ta được sống
trong môi trường văn minh, hiện đại hơn, nhưng kéo theo đó cũng có nhiều vấn đề

9



phức tạp nảy sinh. Một bộ phận giới trẻ giảm sút niềm tin, thiếu ý thức chấp hành
pháp luật, sống thực dụng, thiếu lý tưởng, xa rời truyền thống văn hóa tốt đẹp của
dân tộc.
Cụ thể như, tình trạng tội phạm và tệ nạn xã hội trong giới trẻ vẫn diễn biến
phức tạp trong đó, sự lệch chuẩn về đạo đức, lối sống của một bộ phận thanh, thiếu
nhi, dẫn đến nhiều vấn đề đáng lo ngại như vi phạm pháp luật về an tồn giao
thơng, sử dụng ma túy, game online, bạo lực học đường, sống hưởng thụ, lười lao
động và học tập, thiếu ý thức rèn luyện, thiếu niềm tin, khơng có phương hướng…
Để thấy rõ hơn về thực trạng đạo đức trong học sinh, sinh viên hiện nay, ta
cùng nhìn nhận một vài con số sau: Theo kết quả khảo sát của Viện Nghiên cứu và
Phát triển Giáo dục, tình hình vi phạm các chuẩn mực đạo đức của học sinh là khá
nghiêm trọng. Có đến 8% học sinh tiểu học thực hiện hành vi quay cóp trong thi
cử và tỉ lệ gia tăng ở các cấp học trên: trung học cơ sở 55% và trung học phổ thơng
60%. Nói dối cha mẹ cũng gia tăng theo cấp học: tiểu học 22%, trung học cơ sở
50%, trung học phổ thông 64% (Trần Hữu Quang, 2012). Theo số liệu của Bộ
Giáo dục và Đào tạo, có khoảng 1.600 vụ học sinh đánh nhau trong và ngoài
trường trong một năm học, tính phạm vi tồn quốc, trung bình khoảng 5 vụ/ngày
(Mai Chi, 2017).
2 Vận dụng tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh trong xây dựng đạo đức thế
hệ trẻ hiện nay
2.1
Nhận thức cơ bản
Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Hồ Chí Minh khơng
chỉ là một nhà đạo đức học lỗi lạc mà còn là một tấm gương đạo đức vơ song.
Chính điều này đã đem lại cho tư tưởng và tấm gương đạo đức của người có một
sức sống mãnh liệt và sự cổ vũ lớn lao không chỉ với nhân dân Việt Nam mà còn
cả với nhân dân thế giới trong cuộc đấu tranh vì dân chủ và tiến bộ xã hội. Để trở
thành người có ích cho xã hội, người chủ tương lai của nước nhà thế hệ trẻ Việt

Nam nói chung và sinh viên, thanh niên trí thức nói riêng cần phải học tập và làm
theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Dưới đây là một số nội dung cơ bản:
– Cần nhận thức sâu sắc, đầy đủ thấm nhuần vai trị của tư tưởng đạo đức Hồ
Chí Minh đối với đời sống xã hội. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đi xa, nhưng Người
đã để lại cho dân tộc một tài sản vơ cùng q giá, đó là hệ thống tư tưởng của
Người, đặc biệt là tư tưởng về đạo đức. Xã hội đang có những đổi thay, tư tưởng
Hồ Chí Minh giúp con người tự giáo dục, rèn luyện mình, hướng mỗi người trở
thành con người cách mạng vừa hồng vừa chuyên, góp phần xây dựng đất nước đi
lên chủ nghĩa xã hội.
– Nhận thức đầy đủ về vai trò và nhiệm vụ của sinh viên Việt Nam với sự phát
triển xã hội. Sinh viên là những trí thức tương lai của đất nước, khơng ai hết mà

10


chính họ sẽ là những người đóng vai trị chủ chốt trong cơng cuộc cơng nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước.
– Nắm vững nội dung tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh trong giai đoạn mới cùng
với những nguyên tắc xây dựng đạo đức cách mạng.
2.2
Nội dung cụ thể
Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong Đảng
và xã hội đã có một q trình lịch sử, lâu dài. Dựa vào cơ sở những nhận thức cơ
bản, mỗi sinh viên sẽ vận dụng để tự rèn luyện và tu dưỡng đạo đức ở từng nội
dung cụ thể dựa trên các nguyên tắc xây dựng đạo đức mới mà Chủ tịch Hồ Chí
Minh đã nêu ra.
2.2.1 Thực hiện chuẩn mực đạo đức Hồ Chí Minh “Trung với nước, hiếu với
dân” cần quán triệt những nội dung của chủ nghĩa yêu nước trong giai đoạn mới;
phát huy sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, đẩy mạnh sự nghiệp đổi mới đất nước,
cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát

triển
Học tập tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh chúng ta cần:
– Nâng cao tinh thần yêu nước, tự hào về truyền thống anh hùng của dân tộc là
lương tâm và trách nhiệm của mỗi người Việt Nam chân chính. Trung với nước
ngày nay là trung thành vô hạn với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ
độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, nền văn hóa, bảo vệ Đảng, chế độ, nhân dân
và sự nghiệp đổi mới, bảo vệ lợi ích của đất nước.
– Trung với nước, hiếu với dân ngày nay thể hiện ở ý chí vươn lên, quyết tâm
vượt qua nghèo nàn, lạc hậu, sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển,
góp phần dựng xây đất nước phồn vinh, thực hiện bằng được mong ước của
Bác Hồ kính yêu: “xây dựng đất nước ta đàng hoàng hơn, to đẹp hơn”.
– Trung với nước, hiếu với dân là phải luôn luôn có ý thức giữ gìn đồn kết
tồn dân tộc, đồn kết trong Đảng, trong cơ quan, đơn vị; kiên quyết đấu tranh
chống lại mưu đồ chia rẽ dân tộc, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân, chia rẽ Đảng
với nhân dân của các thế lực thù địch. Mọi biểu hiện cục bộ, bản vị là trái với tinh
thần yêu nước chân chính.
– Trung với nước, hiếu với dân yêu cầu mỗi chúng ta phải giải quyết đúng đắn
mối quan hệ cá nhân – gia đình – tập thể – xã hội; quan hệ giữa nghĩa vụ và quyền
lợi. Làm việc gì trước hết phải vì tập thể, vì đất nước, vì nhân dân, phải nêu cao
tinh thần trách nhiệm, không tham lam, vụ lợi, vun vén cá nhân…
2.2.2 Thực hiện đúng lời dạy: "Cần, kiệm, liêm chính, chí cơng vô tư " nêu cao
phẩm giá con người Việt Nam trong thời kỳ mới

11


Học tập và làm theo tấm gương của Người về “cần, kiệm, liêm, chính, chí cơng
vơ tư” là phải:
– Tích cực lao động, học tập, công tác với tinh thần lao động sáng tạo, chất
lượng, hiệu quả; biết quý trọng công sức lao động và tài sản của tập thể; khơng xa

hoa, lãng phí, khơng phơ trương, hình thức.
– Thực hiện chí cơng vơ tư là kiên quyết chống chủ nghĩa cá nhân, lối sống
thực dụng. Phải thẳng thắn, trung thực, bảo vệ đường lối, quan điểm của Đảng, bảo
vệ người tốt; chân thành, khiêm tốn; không chạy theo chủ nghĩa thành tích, khơng
bao che, giấu giếm khuyết điểm…
– Thực hiện “cần, kiệm, liêm, chính, chí cơng vơ tư” phải kiên quyết chống
bệnh lười biếng, lối sống hưởng thụ, vị kỷ, nói khơng đi đơi với làm, nói nhiều,
làm ít, miệng nói lời cao đạo nhưng tư tưởng, tình cảm và việc làm thì mang nặng
đầu óc cá nhân, tư lợi. Khơng làm dối, làm ẩu, bịn rút của cơng. Phải lên án và
kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực, loại trừ mọi biểu hiện vơ liêm,
bất chính ra khỏi đời sống xã hội.
2.2.3 Yêu thương mọi người, phải đoàn kết, tương thân tương ái, giúp đỡ lẫn
nhau cùng tiến bộ
Đoàn kết, tương thân tương ái vốn là một truyền thống tốt đẹp đáng tự hào
của dân tộc ta. Trong đời sống xã hội, hoàn cảnh con người dễ thay đổi thất thường,
khi thành công khi thất bại, khi giàu có khi nghèo khổ thì tinh thần tương thân
tương ái giúp cho xã hội tránh được mầm mống chia rẽ xung đột, xây dựng được
tình đồn kết, tương trợ. mỗi người sinh viên cần phải phát huy truyền thống tốt
đẹp đó. Yêu thương mọi người là phải chia sẻ, giúp đỡ bạn bè mình cùng tiến bộ.
Yêu thương nhưng phải tránh bao che, giấu diếm, cổ súy sai phạm cho nhau.
Phải thẳng thắn góp ý, khéo léo phê bình để cùng nhau rút kinh nghiệm, giúp nhau
tiến bộ hơn. Là phải thông cảm và biết bỏ qua lỗi lầm cho nhau, cho người phạm
lỗi có cơ hội được sửa sai và làm lại. Là không được đánh nhau chỉ vì cái nhìn đểu,
yêu thương là khi va quệt xe trên đường là phải hỏi han tình trạng của nhau, bình
tĩnh xác định lỗi thuộc về ai, khơng được chửi bới, ẩu đả…
2.2.4 Nâng cao ý thức dân chủ và kỷ luật, gắn bó với nhân dân, vì nhân dân phục
vụ
Thực hiện tốt dân chủ sẽ củng cố và giữ vững kỷ luật - kỷ cương, xây dựng
được sự đồng thuận của xã hội, mối quan hệ đoàn kết nội bộ, tạo ra được sức mạnh
của ý Đảng hợp với lịng dân, tạo ra sự đồn kết chung sức đồng lòng thực hiện

một mục tiêu chung dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
– Học tập và làm theo Người, cá nhân mỗi thế hệ trẻ, thanh niên phải đặt mình
trong tổ chức, trong tập thể, phải tôn trọng nguyên tắc, pháp luật, kỷ cương. Mọi

12


biểu hiện dân chủ hình thức, lợi dụng dân chủ để “kéo bè, kéo cánh” làm rối loạn
kỷ cương, để cầu danh, trục lợi hoặc chuyên quyền, độc đoán…làm cho nhân dân
bất bình cần phải lên án và loại bỏ.
– Học tập đạo đức Hồ Chí Minh tất cả vì nhân dân, mỗi cá nhân trẻ dù ở bất cứ
cương vị nào phải gần dân, học dân, có trách nhiệm với dân. Phải trăn trở và thấy
trách nhiệm của mình trước cộng đồng, không chỉ sẻ chia và đồng cam cộng khổ
với nhân dân mà còn phải biết phát huy sức mạnh của dân, tổ chức, động viên, lãnh
đạo nhân dân phấn đấu thốt khỏi đói nghèo.
– Học tập đạo đức Hồ Chí Minh phải rất coi trọng tự phê bình và phê bình. Tự
phê bình phải được coi trọng, đặt lên hàng đầu, mỗi người “phải nghiêm khắc với
chính mình”. Phê bình phải có mục đích là xây dựng tổ chức, xây dựng con người,
xây dựng đời sống tình cảm và quan hệ đồng chí, quan hệ xã hội lành mạnh, trong
sáng, có lý, có tình. Phải khắc phục bệnh chuộng hình thức, tâng bốc nhau, khơng
dám nói thẳng, nói thật để giúp đỡ nhau cùng tiến bộ. Đồng thời, cần phê phán
những biểu hiện xuất phát từ những động cơ cá nhân, nhân danh phê bình để đả
kích, lôi kéo, chia rẽ, làm rối nội bộ.
2.2.5 Phát huy chủ nghĩa yêu nước gắn chặt với chủ nghĩa quốc tế trong sáng,
đoàn kết, hữu nghị giữa các dân
– Ngày nay, trong điều kiện tồn cầu hóa, việc mở rộng tình đồn kết quốc tế,
hợp tác cùng có lợi, chủ động, tích cực hội nhập là một nguồn lực quan trọng để
xây dựng và phát triển đất nước. Đoàn kết quốc tế trong sáng là thực hiện chính
sách đối ngoại rộng mở, đa phương hóa, đa dạng hóa với tinh thần Việt Nam sẵn
sàng là bạn, đối tác tin cậy với các quốc gia trên thế giới, phấn đấu vì độc lập, hịa

bình, hợp tác và phát triển.
– Đồn kết quốc tế theo tư tưởng Hồ Chí Minh là phát huy tinh thần độc lập tự
chủ, tôn trọng độc lập, chủ quyền của các nước khác, mở rộng hợp tác cùng có lợi,
phấn đấu vì hịa bình, phát triển, chống chiến tranh, đói nghèo, bất cơng, cường
quyền, áp đặt trong quan hệ quốc tế. Khép lại những vấn đề của q khứ, lịch sử,
xố bỏ mặc cảm, hận thù, nhìn về tương lai, xây dựng tình hữu nghị giữa các dân
tộc.
– Học tập và làm theo tư tưởng và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh cần nâng
cao tinh thần độc lập tự chủ, tự lực, tự cường, kiên quyết đấu tranh chống tâm lý
tự ty, chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi; phê phán các biểu hiện vong bản, vọng ngoại, ảo
tưởng trước chủ nghĩa tư bản.
3
Ý nghĩa tư tưởng hồ chí minh về đạo đức đối với thế hệ trẻ hiện nay
Áp dụng một cách đúng đắn, sáng tạo và linh hoạt nội dung tư tưởng Hồ Chí
Minh về đạo đức của người trong sự nghiệp xây dựng đạo đức lối sống mới rong

13


học sinh, sinh viên Việt Nam hiện nay có ý nghĩa hết sức to lớn đặt ra cho thực tiên
nước ta. Để xây dựng được một nền đạo đức, lối sống mới trong học sinh, sinh
viên, thanh niên trẻ cần phải có sư phối hợp kết hợp ủa nhiêu nhân tố: sự giáo dục
từ phía nhà trường, các ban ngành, đoan thể, các tổ chức chính trị: sự nêu gương
của moi người rong xã hội, trong gia đình, của các bộ, đảng viên, các thầy cơ giáo,
cán bộ quản lí giáo dục, sự hướng dẫn của dư luận xã hội, và việc tự tu dương, rèn
luyện của sinh viên. Để từ đó xây dựng mơt thế hệ trẻ vưa có đức vừa có tài- những
chủ nhân tương lai của đất nước, “Đưa đất nước ta sánh với các cường quốc năm
châu” như bác hằng mong ước

C. KẾT LUẬN

Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong Đảng
và xã hội đã có một q trình lịch sử, lâu dài. Với mỗi người dân Việt Nam, Chủ
tịch Hồ Chí Minh ln là biểu tượng ngời sáng về đạo đức cách mạng, tấm gương
hi sinh, hiến dâng trọn đời cho sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc, hết
lòng, hết sức phụng sự tổ quốc, phục vụ nhân dân. Người không chỉ đấu tranh, mưu
cầu cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho nhân dân mà còn để lại cho các thế hệ sau
một di sản tinh thần vơ cùng q báu, đó là tư tưởng, là đạo đức, là phong cách Hồ
Chí Minh. Khắc ghi lời Bác dạy: Chúng ta là những người lao động làm chủ nước
nhà. Muốn làm chủ được tốt, phải có năng lực làm chủ.
Chúng ta học tập chính là để có đủ năng lực làm chủ, có đủ năng lực tổ chức cuộc
sống mới... Bởi vậy, ý thức làm chủ không phải chỉ tỏ rõ ở tinh thần hăng hái lao
động, mà còn phải tỏ rõ ở tinh thần say mê học tập để không ngừng nâng cao năng
lực làm chủ của mình.
Tham gia tích cực, hiệu quả các phong trào của Đoàn Thanh niên, Hội Sinh
viên các cấp. Phấn đấu tu dưỡng, rèn luyện đạt danh hiệu "Sinh viên 5 tốt" với các
tiêu chí: Đạo đức tốt, Học tập tốt, Thể lực tốt, Tình nguyện tốt, Hội nhập tốt. Học
tập đạo đức của Bác Hồ, chúng ta cịn có thể học tập qua chính những tấm gương
đồng nghiệp, bè bạn xung quanh. Và hãy để việc học tập đó đi vào chính cuộc sống
hàng ngày của mỗi chúng ta chứ khơng phải là những hoạt động có tính chất phong
trào. Kế thừa truyền thống đạo đức tốt đẹp của ông cha, học tập và làm theo tấm
gương đạo đức Hồ Chí Minh là một trong những biện pháp quan trọng để khắc
phục sự suy thoái về đạo đức, lối sống trong cán bộ, đảng viên và nhân dân, làm
lành mạnh nền đạo đức xã hội, góp phần giữ vững sự ổn định chính trị, xã hội, tạo
động lực cho sự phát triển nhanh, hiệu quả, bền vững.
Vấn đề cơ bản nhất khi thực hiện cuộc vận động là mỗi người chúng ta phải
nhận thức đầy đủ vị trí của vấn đề đạo đức, thường xuyên tự giác, nỗ lực học tập,
rèn luyện, tu dưỡng theo gương Bác Hồ vĩ đại. Bởi học tập, làm theo tấm gương

14



đạo đức Hồ Chí Minh là để giúp chúng ta sống tốt hơn, đẹp hơn. Mỗi đoàn viên,
hội viên, thanh niên, sinh viên cần xác định rõ trách nhiệm của mình đối với Tổ
quốc, với Đảng, với nhân dân; sẵn sàng xung phong cống hiến, hy sinh vì sự nghiệp
chung của đất nước Thực hiện lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh: "Chúng ta khơng
một phút nào được qn lý tưởng cho cả của mình là phấn đấu cho Tổ quốc hoàn
toàn độc lập, cho chủ nghĩa xã hội hoàn toàn thắng lợi trên đất nước ta và trên tồn
thế giới".

D. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trích dẫn sách:
1. Bộ Giáo dục và đào tạo (2017), Giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh, NXB Chính
trị quốc gia, Hà Nội.
2. GS.TS Trần Văn Bính (2010), “Di sản Hồ Chí Minh về văn hóa, đạo đức”
3. Nguyễn Thị Ngọc Ngà (08/08/2014,09:21), Giáo dục đạo đức cách mạng cho
sinh viên theo Tư tưởng Hồ Chí Minh
/>
Ngày truy cập: 10-1-2022.
4. 123.net-Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo dức và vai trị của đạo đức trong xã hội
hiện nay
/>
Ngày truy cập: 11/1/2022
5. Báo Thanh niên (10/07/2020) _ “Những con số biết nói về đạo đức sinh viên” ,
/>
Ngày truy cập: 14/1/2022.
6. Báo Quảng Bình (08/08/2014) _ “Thực trạng và nguyên nhân nạo phá thai của
giới trẻ hiện nay”

/>Ngày truy cập: 14/1/2022.


15



×