Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

bài tập nhóm tư tưởng...Đối tượng nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh và Phương pháp nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (134.18 KB, 10 trang )

I. Lời mở.
Trong suốt chiều dài lịch sử, dân tộc ta đã trải qua nhiều biến cố thăng trầm
và phải đối mặt với biết bao kẻ thù. Ngày nay, khi chiến tranh đã đi qua, đất nước đã
hòa bình độc lập, chúng ta đang nỗ lực tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội trên cơ sở
phát huy tiềm năng, sức mạnh của toàn dân tộc. Đảng và Nhà nước ta đã khẳng định tư
tưởng HCM, chủ nghĩa Mác- Lê nin thực sự là nền tảng tư tưởng và là kim chỉ nan
cho hành động của chúng ta. Chủ tịch Hồ Chí Minh(HCM)- người đóng vai trò quan
trọng bậc nhất trong sự nghiệp thống nhất, xây dựng và bảo vệ đất nước đã ra đi nhưng
những giá trị Người để lại thì còn mãi, một trong những tài sản quý báu ấy là tư tưởng
Hồ Chí Minh(TT HCM. Mỗi môn khoa học đều có đối tượng nghiên cứu riêng và
phương pháp nghiên cứu riêng của nó. Đối với TT HCM cũng vậy. Xem xét đối tượng
nghiên cứu của TT HCM là xác định phạm vi các vấn đề mà nó nghiên cứu, là sự giải
thích sự khác nhau giữa nó với các khoa học khác. Phương pháp nghiên cứu là những
nguyên tắc và cách thức hoạt động khoa học nhằm đạt tới chân lý khách quan dựa trên
cơ sở của sự chứng minh khoa học.
Bài viết được thực hiện bởi góc nhìn của những sinh viên mới tìm hiểu và
nghiên cứu về môn khoa học TT HCM, nội dung bài xin được trình bày những hiểu
biết và quan điểm của mình về những vấn đề cơ bản quan trọng, đó là: khái niệm TT
HCM; đối tượng nghiên cứu TT HCM và phương pháp nghiên cứu TT HCM.

II. Nội dung vấn đề.
1. Khái niệm về tư tưởng HCM.
Để bắt đầu nghiên cứu tìm hiểu về môn khoa học TT HCM, bước đầu tiên
cần phải hiểu thế nào là TT HCM, sự hình thành của khái niệm này. Cụ thể, khái niệm
tư tưởng Hồ Chí Minh xuất hiện là cả một quá trình nhận thức của Đảng ta về tư tưởng
của Người và được đánh dấu bằng cột mốc quan trọng, Đại hội VII( 6/1991). Sau đại
hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng cộng sản, công tác nghiên cứu TT HCM
được tiến hành và đã đạt được những kết quả quan trọng. Đến Đại hội IX (4/2001)
Đảng ta đã xác định toàn diện và có hệ thống những vấn đề cốt lõi thuộc nội hàm của
khái niệm: “TT HCM là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc những vấn đề cơ
bản của cách mạng(CM) VN, là kết qủa của sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ


1


nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta, kế thừa và phát triển các giá trị
truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại.” Dựa trên những
định hướng cơ bản của văn kiện Đại hội Đảng IX, TT HCM được các nhà khoa học,
các tác giả định nghĩa khác nhau nhưng tất cả đều nhìn nhận và khẳng định tư tưởng
HCM với tư cách là một hệ thống lý luận.
1.1 Định nghĩa tư tưởng HCM.
TT HCM là hệ thống quan điểm cơ bản phản ánh toàn diện và sâu sắc thực
tiễn CMVN và CM thuộc địa; dựa trên cơ sở kế thừa, vận dụng, phát triển chủ nghĩa
Mác - Lênin, tinh hoa văn hóa dân tộc và trí tuệ nhân loại; nhằm giải phóng dân tộc,
giai cấp con người và tiến lên XHCN.
1.2 Phân tích định nghĩa tư tưởng HCM.
a. TT HCM là một hệ thống quan điểm cơ bản và toàn diện phản ánh sâu sắc
thực tiễn cách mạng VN.
Trên cơ sở nắm vững học thuyết về cách mạng vô sản và học thuyết giai cấp, đấu
tranh giai cấp của chủ nghĩa Mác - Lê nin, xuất phát từ thực tiến tình hình VN, HCM
nêu lên luận điểm về con đường cách mạng VN. Đó là cuộc cách mạng không ngừng,
từ cách mạng giải phóng dân tộc, xây dựng chế độ dân chủ nhân dân tiến dần lên
XHCN không qua giai đoạn tư bản chủ nghĩa. Khi hoàn thành cách mạng dân tộc dân
chủ thì hòa bình phát triển nên cách mạng XHCN không qua một cuộc đảo lộn về
chính trị như chính quyền cách mạng vô sản ở một số nước tư bản phát triển. HCM
giải quyết đúng đắn, sáng tạo mối quan hệ mối quan hệ dân tộc và giai cấp, độc lập dân
tộc, dân chủ và XHCN, trong quá trình phát triển của cách mạng VN. Dựa vào thực
tiễn CMVN HCM còn đưa ra vấn đề tổ chức lực lượng CM, hình thức đấu tranh CM
của VN...
b. TT HCM bao quát được một hệ thống quan điểm sâu sắc về thực tiễn cách
mạng thế giới.
HCM đã giành trọn cả cuộc đời không chỉ để đấu tranh giành độc lập dân tộc, tự

do cho dân tộc mà còn đấu tranh vì hòa bình nhân loại. Người đã giành thời gian để
tìm hiểu và nghiên cứu về bản chất tư bản chủ nghĩa, về cách mạng ở các nước thuộc
địa và phụ thuộc...... Từ đó đưa ra các quan điểm lý luận như nhìn nhận về bản chất
2


chủ nghĩa tư bản(CNTB), mối quan hệ cách mạng thuộc địa với cách mạng ở chính
quốc, tình đoàn kết vô sản
c. Tư tưởng HCM là sự kết tinh của chủ nghĩa Mác - Lênin, tinh hoa văn hóa
dân tộc, trí tuệ nhân loại.
Trong quá trình hoạt động, sự nghiệp CM, HCM đã tiếp thu và vận dụng sáng tạo
chủ nghĩa Mác - Lê nin vào thực tiễn CMVN, trở thành yếu tố hình thành nên TT
HCM. Bên cạnh đó, tinh hoa văn hóa dân tộc mà nổi bật là chủ nghĩa yêu nước, một số
truyền thống tốt đẹp của dân tộc là giá trị đặc biệt hình thành và phát triển TT HCM..
Trong cuộc đời hoạt động cách mạng, HCM chú trọng chọn lọc tiếp thu những giá trị
tốt đẹp từ các học thuyết của Khổng Tử, Phật giáo ở phương Đông và những tiến bộ từ
phương Tấy.
d. TT HCM chứa đựng toàn bộ sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng giai
cấp, con người.
TT HCM chứa đựng toàn bộ sự nghiệp giải phóng dân tộc, giai cấp, con người, tư
tưởng đó được đúc kết thành chân lý: "Không có gì quý hơn độc lập, tự do!". Độc lập,
tự do là khát vọng nhân loại luôn đấu tranh để giành lấy, có độc lập, có tự do mới tạo
tiền đề giải phóng giai cấp, giải phóng con người. Như Người đã viết:" Tôi chỉ có một
ham muốn, một ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân
ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ta ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học
hành".
e. Bao quát nội dung cốt lõi của tư tưởng HCM: Độc lập dân tộc gắn liền với
XHCN.
Với HCM, tư tưởng vể sự thống nhất giữa độc lập dân tộc với XHCN đã bao hàm
cả tư tưởng về sự thống nhất lợi ích của nhân dân. Với Người, đấu tranh vì độc lập dân

tộc và XHCN cũng là đấu tranh vì tự do, hạnh phúc của nhân dân. Bởi vì chỉ có XHCN
mới đảm bảo tự do, ấm no, hạnh phúc thực sự cho người dân. Do vậy, mục tiêu duy
nhất đúng đắn là mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với XHCN. Để đi đến mục tiêu ấy,
cách mạng VN cần phải đi theo con đường cách mạng vô sản - con đường nối tiếp từ
cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân sang cách mạng xã hội chủ nghĩa để đi lên xây
dựng thành công XHCN ở VN.
3


g. TT HCM bao quát được giá trị nhân văn dân tộc, với giá trị nhân văn của
nhân loại.
TT HCM kế thừa những gía trị tư tưởng, văn hóa "vĩnh cửu" của nhân loại, thấm
đượm một chủ nghĩa nhân văn cao cả, đáp ứng yêu cầu, nguyện vọng cháy bỏng của
dân tộc, khao khát hòa bình, yêu chuộng tự do. TT HCM thể hiện ở tình yêu thương
nhân dân, đồng bào, đồng chí anh em vô sản thế giới, tình đoàn kết hữu nghị giữa các
dân tộc. Người đã từng nói: “Dù màu da có khác nhau, trên đời này chỉ có hai giống
người, giống người bóc lột và giống người bị bóc lột. Mà cũng chỉ có một mối tình hữu
ái là thật mà thôi:tình hữu ái vô sản”
1.3 Một số định nghĩa khác.
Dựa trên những định hướng cơ bản của Đại hội Đảng IX, khái niệm tư tưởng
HCM được các nhà khoa học và tác giả định nghĩa khác nhau:
Trong cuốn sách “Tư tưởng Hồ Chí Minh và con đường cách mạng Việt Nam”,
Võ Nguyên Giáp có viết: “Tư tưởng HCM là hệ thống lý luận về đường lối , sách lược
của CMVN, CM giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội (giai cấp), giải phóng con
người, xây dựng một nước VN hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh,
góp phần xứng đáng vào sự nghiệp CM thế giới. TT HCM là sự kết hợp truyền thống
văn hóa VN mà cốt lõi là chủ nghĩa yêu nước, tinh thần nhân ái, đoàn kết dân tộc và
tinh hoa văn hóa nhân loại với chủ nghĩa Mác - Lênin, lấy chủ nghĩa Mác - Lênin làm
cơ sở thế giới quan và phương pháp luận. Đó là tư tưởng CM không ngừng, từ CM
dân tộc dân chủ tiến lên XHCN, nội dung cốt lõi là giải phóng dân tộc, giải phóng xã

hội (giai cấp), giải phóng con người. Nói ngắn gọn là độc lập dân tộc, dân chủ, XHCN
hay nói gọn hơn: độc lập dân tộc và XHCN”
Theo hội đồng biên soạn cuốn Giáo trình tư tưởng HCM, “Tư tưởng HCM là một
hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của CMVN, CM dân
tộc dân chủ nhân dân đến CM XHCN; là kết quả của sự vận dụng sáng tạo và phát
triển chủ nghĩa Mác- Lênin và điều kiện cụ thể của nước ta, đồng thời là sự kết tinh
tinh hoa văn hóa dân tộc và trí tuệ thời đại nhằm giải phóng dân tộc, giải phóng giai
cấp, giải phóng con người.”

4


Tuy nhiên những định nghĩa trên phần nào chưa khái quát được đầy đủ TT HCM,
chưa đề cập đến CM thế giới, giá trị nhân văn, chưa phản ánh được mục tiêu...Đồng
thời các định nghĩa trên còn chưa cô đọng, khó nhớ. Như vậy khái niệm về TT HCM
đã nêu ở phần đầu là cô đọng, súc tích, bao quát toàn diện tư tưởng của Người nhất.
Khái niệm đã định hướng đúng đắn cho người học, nghiên cứu về TT HCM.
2. Đối tượng nghiên cứu của môn tư tưởng HCM
Đối tượng nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh bao gồm hệ thống quan điểm, lý luận
về cách mạng Việt Nam trong dòng chảy của thời đại mới mà cốt lõi là tư tưởng độc
lập. tự do; về mối quan hệ giữa lý luận và thực tiễn của hệ thống quan điểm lý luận
cách mạng Hồ Chí Minh; về mối liên hệ biện chứng trong sự tác động qua lại của tư
tưởng độc lập, tự do với tư tưởng giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng
con người; về độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội, về các quan điểm cơ bản trong hệ
thống tư tưởng Hồ Chí Minh. Trên cơ sở đối tượng nghiêm cứu của môn tư tưởng Hồ
Chí Minh, có thể chia làm ba nhóm sau :
Nhóm 1 : Trên cơ sở nghiên cứu những tư liệu, tài liệu, văn kiện, những bài viết,
bài nói của Người, của Đảng và của bạn bè, đồng chí hay học trò của Người đã để lại
cho chúng ta; nghiên cứu những công trình khoa học về Hồ Chí Minh của các tác giả ở
trong nước và ngoài nước nhằm làm rõ nội dung cốt lõi của tư tưởng Hồ Chí Minh và

nội dũng của những tư tưởng quan điểm, luận điểm cơ bản trong tư tưởng Hồ Chí
Minh, những nguồn gốc hình thành và mục đích hướng tới của tư tưởng ấy gắn với
điều kiện lịch sự - xã hội và thực tiễn cách mạng Việt Nam, cách mạng thế giới.
Nhóm 2 : Nghiên cứu cách thức hay phương pháp mà Hồ Chí Minh đã kế thừa, vận
dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác-Lênin, các giá trị truyền thống tốt đẹp của
dân tộc, tinh hoa văn hóa nhân loại vào điều kiện cụ thể trong từng giai đoạn cách
mạng của Việt Nam.
Nhóm 3 : Nghiên cứu làm sáng tạo sự vận dụng sáng tạo và phát triển tư tưởng Hồ
Chí Minh của Đảng ta trong thực tiễn cách mạng Việt Nam ở giai đoạn hiện nay – giai
đoạn đổi mới và thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
5


Có thể thấy, đối tượng nghiên cứu của môn Tư tưởng Hồ Chí Minh không thể
dừng lại chỉ là sự mô tả giản đơn các sự kiện, các biến cố lịch sử cụ thể, rời rạc về cuộc
đời và sự nghiệp hoạt động cách mạng của Hồ Chí Minh, mà cần phải làm rõ logic tư
tưởng thông qua những mốc lịch sử trong quá trình hoạt động cách mạng của Người.
Nghiên cứu những vấn đề này để đi sau làm rõ : Nguồn gốc, quá trình hình thành vfa
phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh; nội dung, bản chất cách mạng và khoa học, đặc điểm
của các quan điểm trong hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh; vai trò nền tảng, kim chỉ nam
châm hành động của tư tưởng Hồ Chí Minh đối với cách mạng Việt Nam và giá trị tư
tưởng của Người trong kho tàng tư tưởng, lý luận cách mạng thế giới hiện đại.
3. Phương pháp nghiên cứu của môn tư tưởng HCM.
Với ý nghĩa chung nhất, phương pháp được hiểu là cách thức đề cập tới hiện
thực, cách thức nghiên cứu các hieenjt ượng của tự nhiên và xã hội. Phương pháp là hệ
thống các nguyên tắc điều chỉnh nhận thức và hoạt động cải tạo thực tiễn xuất phát từ
các quy luật vận động của khách thể được nhận thức. Giữa phương pháp nghiên cứu và
nội dung nghiên cứu có mối liên hệ mật thiết và chi phối lẫn nha; phương pháp phải
trên cơ sở vận động của bản thân nội dung; nội dung nào phương pháp ấy. Vì vậy,
ngoài các nguyên tắc phương pháp luận chung, với một nội dung cụ thể cần phải vận

dụng một phương pháp nghiên cứu cụ thể phù hợp. Trong đó, việc vận dụng phương
pháp lịch sử (nghiên cứu sự vật và hiện tượng theo quá trình phát sinh, tồn tại, phát
triển) và phương pháp logic (nghiên cứu một cách tổng quát nhằm tìm ra được đúng
bản chất vốn có của sự vật hiện tượng và khái quát thành lý luận) là hết sức quan trọng
trong nghiên cứu, giảng dạy và học tập tư tưởng HCM.
Với tư cách một môn học có tính độc lập trong hệ thống các môn lý luận chính
trị, TT HCM có cơ sở phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu riêng, cụ thể.
-Thứ nhất: Yếu tố đầu tiên và quan trọng nhất là thế giới quan, phương
pháp luận của chủ nghĩa Mác-Lênin mà cụ thể là thế giới quan duy vật, phép duy vật
biện chứng và chủ nghĩa vật lịch sử. Lí do của việc yếu tố trên trở thành yếu tố tiên
quyết khi nghiên cứu TT HCM là bởi vì CN Mác Lênin là cơ sở nguồn gốc là nền tảng
6


của TT HCM. Như vậy người nghiên cứu khi bắt tay vào nghiên cứu TT HCM việc
cần làm trước tiên là trang bị cho mình thế giới quan duy vật biện chứng, để có được
cái nhìn khách quan, toàn diện nhất, các sự vật được xem xét trong trạng thái luôn luôn
vận động và phát triển. Kế tiếp là trang bị cho mình kiến thức(các nguyên lí, những
quy luật, những cặp phạm trù… ) về phép biện chứng duy vật và chủ nghĩa duy vật lịch
sử như nguyên lí về mối liên hệ phổ biến, về sự phát triển…, các cặp phạm trù cơ bản
(nguyên nhân-kết quả, chung-riêng…), quy luật cơ bản của phép biện chứng(lượngchất, phủ định của phủ định…), quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với lực lượng sản
xuất…
-Thứ hai: Khi nghiên cứu TT HCM cũng cần nắm vững những nguyên tắc
phương pháp luận của HCM như: lí luận gắn liền với thực tiễn; lập trường dân tộc
thống nhất với lập trường giai cấp; “Dĩ bất biến, ứng vạn biến”( tức là lấy cái bất biến
(không thay đổi) mà ứng phó với cái vạn biến (cái luôn thay đổi); tính đảng thống nhất
với tính khoa học…
-Thứ ba: Bởi vì TT HCM cũng là một môn khoa học, một môn khoa học
xã hội nên ngoài hai phương pháp đặc thù trên nó cũng có những phương pháp nghiên
cứu chung của các ngành khoa học xã hội khác như, phân tích, tổng hợp, so sánh,

thống kê, điều tra xã hội học…
Khi nghiên cứu TT HCM việc nắm vững những nguyên tắc phương pháp của
HCM thực tế là nắm bắt những tinh hoa những kinh nghiệm được Người đúc kết lại và
cố nhiên dùng những phương pháp của Người để nghiên cứu tư tưởng của Người chính
là cách tiếp cận ngắn nhất, nhanh nhất, hiệu quả nhất. Nhưng không vì thế mà ta được
phép bỏ qua nền tảng quan trọng đó là thế giới quan phương pháp luận của chủ nghĩa
Mác-Lênin, cùng với nó là các phương pháp liên ngành trong khoa học xã hội, đồng
thời phải dựa vào quan điểm của Đảng Cộng sản HCM, lực lượng lãnh đạo, đại diện
cho ý chí, nguyện vọng, quyền lực của cả dân tộc. Như vậy việc phối kết hợp sử dụng
các phương pháp là tối cần thiết đồng thời có một cách nhuần nhuyễn, hợp lí sẽ đem lại
hiệu quả nghiên cứu cao.

7


III. Lời kết.
Trong công cuộc đấu tranh chống giặc ngoại xâm để dành độc lập dân tộc,TT
HCM đã là ngọn đuốc sáng ngời cho những bước chân nối tiếp làm nên lịch sử hào
hùng của dân tộc. TT HCM có vai trò rất lớn, là nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho
mọi hành động của Đảng, nhà nước ta. Đến nay, cuộc vận động học tập và làm theo
tấm gương chủ tịch HCM ngày càng tạo được tiếng vang và có ý nghĩa ngày càng thiết
thực hơn, góp phần làm cho tư tưởng của người đi sâu vào nhận thức hành động của
mỗi người. Trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ngày nay thì việc nghiên cứu
và học tập tư tưởng của Người càng trở nên quan trọng. Bài viết nhằm cũng cấp những
kiến thức căn bản về TT HCM để từ đó mỗi người có thể có được một cái nhìn đúng
đắn hơn về TT HCM từ đó có ý thức và hành động tích cực hơn, cùng hướng tới mục
tiêu xây dựng đất nước giàu đẹp hơn, xã hội văn minh hơn.

8



Mục lục

I.Lời mở………………………………………………………………………....1
II.Nội dung vấn đề
1.Khái niệm tư tưởng Hồ Chí Minh……...…………………………………..1
1.1Định nghĩa tư tưởng Hồ Chí Minh...…………………………………...2
1.2.Phân tích định nghĩa tư tưởng Hồ Chí Minh……...…………………...2
1.3.Một số định nghĩa khác……………………………………...………...4
2.Đối tượng nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh………………………………5
3.Phương pháp nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh…………………………...6
III.Lời kết………………………………………………………………………...8

9


Danh mục tài liệu tham khảo:
- Nguyễn Mạnh Tường, Tư tưởng Hồ Chí Minh - Một số nhận thức cơ bản.
- Nguyễn Khánh Bật, Những bài giảng về môn học tư tưởng Hồ Chí Minh.
- Nguyễn Bá Linh, Tư tưởng Hồ Chí Minh - Một số nội dung cơ bản.
- Mạch Quang Thắng - Một số chuyên đề về môn học tư tưởng Hồ Chí Minh.

10



×