Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

So sánh truyện “chú vịt con xấu xí” của hans christian andersen và truyện “chuyện con mèo dạy hải âu bay” của luis sepúlveda

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (138.98 KB, 17 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA VĂN HỌC
Khóa: 2018 – 2022

MÔN: VĂN HỌC DÂN GIAN
Bài tiểu luận:

So sánh truyện “Chú vịt con xấu xí” của Hans
Christian Andersen và truyện “Chuyện con mèo
dạy hải âu bay” của Luis Sepúlveda

GV hướng dẫn: Lê Thị Thanh Vy
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Ngọc Yến
MSSV: 1856010155


1. Giới thiệu “Chú vịt con xấu xí” của H.C.Andersen và “Chuyện con mèo
dạy hải âu bay” của Luis Sepúlveda.
1.1. H.C.Andersen và tác phẩm “Chú vịt con xấu xí”
Hans Christian Andersen (1805 –1875) là nhà văn người Đan Mạch, chuyên
sáng tác truyện kể cho trẻ em. Các truyện ngắn viết cho thiếu nhi của ơng có nội
dung và lối kể rất giống truyện cổ tích, có thể thấy chất liệu văn học dân gian bao
phủ trong các tác phẩm của ông, thể hiện qua đề tài, cốt truyện, nhân vật, tình tiết,
… Vì vậy, khi trở nên nổi tiếng và lan rộng, chúng thường được gộp chung với thể
loại truyện cổ tích và được xem là một thể loại truyện cổ tích mới.
Andersen sinh ra tại một ngơi làng nhỏ thuộc thành phố Odense, Đan Mạch.
Ông xuất thân trong một gia đình nghèo khó thuộc tầng lớp thấp trong xã hội. Cha
là một thợ đóng giày nghèo, cịn mẹ làm nghề giặt giũ, gia đình ơng phải làm việc
rất vất vả để kiếm sống. Cha ông đã truyền cho ông niềm đam mê với văn chương


và sách vở bằng cách tranh thủ những thời gian rảnh rỗi để đọc cho ông nghe
những câu chuyện dân gian Đan Mạch, những chuyện kể dân gian thế giới nổi
tiếng như “Ngàn lẻ một đêm”, tiểu thuyết lịch sử, truyện ngắn và cả Kinh Thánh.
Thời thơ ấu hạnh phúc của Andersen kết thúc năm 11 tuổi, khi cha ơng mất và
mẹ tái hơn. Ơng phải lao động vất vả để nuôi sống bản thân. Ban đầu Andersen
được mẹ cho đi học dệt, rồi vào làm việc tại xưởng may. Sau đó ơng chuyển sang
làm việc tại một nhà máy thuốc lá tại địa phương.
Năm 14 tuổi, ông rời quê nhà đến thủ đô Copenhagen lập nghiệp, tìm cách trở
nên nổi tiếng. Vốn đam mê nghệ thuật sân khấu, Andersen muốn trở thành một ca
sĩ hoặc diễn viên. Ban đầu, Andersen hát trong một dàn đồng ca ở Nhà hát Hoàng
gia Đan Mạch, sự nghiệp ca hát kết thúc khi ông bắt đầu vỡ giọng. Andersen
chuyển sang biễu diễn ballet nhưng thất bại vì ngoại hình khơng phù hợp. Ơng từ
bỏ sự nghiệp biểu diễn của mình và bắt đầu tập trung sáng tác.
Khả năng sáng tác kịch bản của Andersen nhanh chóng thu hút sự chú ý của
công chúng, ông được cấp học bổng để tiếp tục đến trường. Từ năm 1822 – đến
năm 1827, ông theo học tại hai trường trung học ở Slagelse và Elsinore. Sau này,
trong hồi kí của mình, Andersen đã nhận xét rằng đây chính là thời kì đen tối nhất
trong cuộc đời ông. Học tập và sinh hoạt ở những ngơi trường dành riêng cho con
cái giới q tộc, thượng lưu khiến ông bị cô lập, khinh khi và thường xuyên bị đem
ra làm trò cười bởi ngoại hình xấu xí, gia thế bần hàn và tính tình trầm lặng của


mình. Trong hồn cảnh bất hạnh ấy, Andersen vẫn cố gắng chịu đựng mọi tủi hờn,
cay đắng để hoàn tất việc học và tập trung sáng tác.
Andersen sáng tác nhiều thể loại như thơ, truyện ngắn, kịch, du ký,…Tuy nhiên,
khi nhắc đến Andersen, người ta thường không chú ý nhiều đến những sáng tác
thuộc các thể loại nói trên. Tên tuổi của ông được gắn liền với thể loại truyện ngắn
viết cho trẻ em theo phong cách truyện cổ tích.
Năm 1835, ông xuất bản tập truyện đầu tiên với tên gọi “Tập truyện kể cho trẻ
em”. Đây là tuyển tập những truyện ngắn dành cho thiếu nhi được Andersen viết

với hình thức truyện cổ tích, bằng cách sáng tạo lại những chất liệu văn học dân
gian hoặc tạo ra một loạt truyện hồn tồn mới mang màu sắc cổ tích.
Từ đó, ơng bắt đầu tập trung sáng tác những truyện ngắn cho trẻ em. Tên tuổi
Andersen nổi tiếng khắp Châu Âu và vươn ra thế giới. Ông được xếp vào hàng
ngũ những nhà văn viết truyện cổ tích nổi tiếng thế giới, ngang hàng với những tên
tuổi như Charles Perrault và Anh em nhà Grimm.
Từ năm 1835 đến khi dừng sự nghiệp sáng tác năm 1875, H.C.Andersen đã cho
xuất bản 32 tuyển tập “Những truyện kể cho trẻ em” với tổng cộng hơn 160 câu
truyện. Những truyện cổ tích Andersen viết có giá trị vượt thời gian, qua bao thế
hệ vẫn được cơng chúng từ khắp thế giới đón nhận và yêu mến. Có thể kể đến một
số tác phẩm nổi tiếng được phổ biến rộng rãi như "Nàng tiên cá", "Bộ quần áo mới
của hoàng đế", "Chú vịt con xấu xí", “Cơ bé bán diêm”, “Chú lính chì dũng cảm”,

“Chú vịt con xấu xí” tên gốc tiếng Đan Mạch là “Den grimme ælling” được
xuất bản lần đầu năm 1843, trong một tuyển tập gồm bốn truyện cổ tích của
H.C.Andersen1. Từ khi mới ra đời tác phẩm đã được đón nhận nhiệt liệt và trở
thành một trong những câu truyện nổi tiếng, được phổ biến rộng rãi nhất trong bộ
sưu tập văn chương đồ sộ của H.C.Andersen. “Chú vịt con xấu xí” được dịch ra
nhiều thứ tiếng trên thế giới và được chuyển thể thành nhiểu loại hình nghệ thuật
khác như phim hoạt hình, opera, ballet, nhạc kịch,…
Ngày nay, cụm từ “chú vịt con xấu xí” trở thành một thành ngữ quen thuộc
được dùng để chỉ những sự lột xác thần kì từ xấu xí biến thành xinh đẹp.
_______________________
1

Truyện đứng cuối cùng trong tập truyện gồm bốn tác phẩm: "Englen" (Thiên thần),
"Nattergalen" (Chim họa mi), và "Kjærestefolkene" (Những kẻ yêu nhau).


Tóm tắt cốt truyện[1]:

Chuyện bắt đầu vào một ngày hè, trong một trang viên cũ kĩ ở ngoại thành, một
cô vịt mẹ ấp những quả trứng của mình. Sau một thời gian dài chờ đợi, cuối cùng
những chú vịt con cũng phá vỡ lớp vỏ trứng để chào đời. Các quả trứng lần lượt
nở, trừ quả trứng lớn nhất.
Vịt mẹ vẫn kiên trì ấp nốt quả trứng cịn sót lại, cuối cùng quả trứng cũng nở.
Nhưng kì lạ thay, chú vịt này không giống những anh em vịt khác của mình. Chú
có bộ lơng màu xám tro, một cái đầu to bất thường, trơng thật xấu xí và kì lạ. Mặc
dù được vịt mẹ thương yêu và bảo vệ, chú vẫn bị những người thân trong gia đình
lẫn các lồi vật khác trong trang trại ghét bỏ, xua đuổi và đánh đập vì vẻ ngồi xấu
xí của mình.
Chú rời khỏi trang trại và đến sống cùng đàn ngỗng hoang. Đàn ngỗng hoang bị
thợ săn bắn chết, chú may mắn sống sót và được một bà lão tốt bụng cho ở cùng.
Ở nhà bà lão cịn có một con mèo và gà mái, chúng đố kị khi bà lão nhận nuôi vịt
con nên đã đuổi chú đi.
Chú lại ra đi, trên đường đi, chú vịt bất hạnh vẫn bị những loài động vật khác
chế giễu, cười cợt vẻ ngồi xấu xí của mình. Đến một hồ nước, chú trơng thấy một
đàn thiên nga đang bơi trên mặt hồ. Vẻ đẹp của chúng khiến chú sững sờ và ao
ước giá như mình cũng là một con thiên nga. Vì quá mệt mỏi và kiệt sức, chú nằm
nghỉ lại bên bờ hồ. Một người nơng dân tìm thấy chú vịt con đang bị đóng băng
bên bờ hồ liền cứu chú và đem về nhà chăm sóc. Tại nhà người nơng dân, vì q
sợ hãi khi những đứa trẻ muốn chơi đùa với mình, chú vô ý làm đổ thùng sữa và bị
vợ người nông dân đuổi đi.
Chú đành trải qua một mùa đông khổ sở bên ngồi, dưới trời tuyết rơi lạnh
cóng. Mùa đông tàn khốc qua đi, mùa xuân ấm áp đến. Một đàn thiên nga đáp
xuống hồ nước để nghỉ ngơi. Chú vịt con xấu xí quyết định gia nhập đàn thiên
nga, chú nghĩ rằng cho dù bị những con thiên nga đẹp này giết chết còn hơn là
sống cuộc đời cô độc và khổ sở.
Chú lại gần hồ nước và bàng hồng khi nhìn hình ảnh phản chiếu của chính
mình trong làn. Đó khơng cịn là hình ảnh của một con chim vụng về, bẩn thỉu,
xám xịt, và xấu xí nữa. Thay vào đó là hình ảnh một chú thiên nga tuyệt đẹp. Chú

nhận ra bản thân mình vốn dĩ là một chú thiên nga, chỉ vì khơng may nên lạc vào
bầy vịt. Câu chuyện kết thúc với hình ảnh chú vịt con xấu xí ngày nào giờ đây trở


thành một chú thiên nga đẹp đẽ, đang sải rộng đôi cánh bay lên cùng đàn thiên nga
giữa những cái nhìn ngưỡng mộ của mọi người.
1.2. Luis Sepúlveda và tác phẩm “Chuyện con mèo dạy hải âu bay”
Luis Sepúlveda Calfucura (4 tháng 10 năm 1949 – 16 tháng 4 năm 2020) là
một nhà văn, nhà báo, đạo diễn người Chile. Đồng thời cũng là một nhà cách
mạng, ông theo chủ nghĩa cộng sản, từng tham gia chống lại chế độ độc tài
Pinochet2 tại Chile.
Luis Sepúlveda sinh tại Ovalle, Chile trong một gia đình hoạt động chính trị,
cha ơng là một đảng viên Đảng Cộng sản. Ông học trung học tại Santiago, sau đó
theo học ngành Nghệ thuật sân khấu ở Đại học Quốc gia Chile.
Luis Sepúlveda hoạt động chính trị từ rất sớm, ngày từ khi học đại học, ông đã
tham gia các phong trào sinh viên và hoạt động trong chính quyền Salvador
Allende ở bộ phận văn hóa. Năm 1973 tướng Augusto Pinochet lãnh đạo phe quân
đội thực hiện một cuộc đảo chính, lật đổ tổng thống phe xã hội Salvador Allende
và thành lập chế độ độc tài quân sự.
Sepúlveda đã bị bỏ tù hai năm rưỡi, sau đó được phóng thích nhờ vào sự giúp
đỡ của Tổ chức Ân xá Quốc tế, ông bị quản thúc tại nhà. Sau khi bị cầm tù và tra
tấn trong những năm 1970, ông rời Chile đến Châu Âu và không bao giờ quay trở
lại quê nhà.
Luis Sepúlveda đã đi đến rất nhiều nơi trên thế giới. Ở mỗi đất nước khác nhau,
ơng lại đảm nhận những cơng việc khác nhau. Chính kinh nghiệm sống dày dặn và
những trải nghiệm thực tế của mình đã giúp các tác phẩm của ơng ln phong phú,
chân thực và đầy màu sắc.
Tác phẩm đầu tiên giúp ơng xác định tên tuổi của mình trên nền văn chương thế
giới là tiểu thuyết “Lão già mê đọc chuyện tình” xuất bản năm 1989. Tác phẩm
này đã đem lại cho ông giải thưởng Tigre Juan3.

___________________________
2

Chế độ độc tài quân sự diễn ra tại Chile từ năm 1973 đến năm 1990, dưới sự cầm quyền
của nhà độc tài Augusto Pinochet.
3

Tigre Juan Award (tiếng Tây Ban Nha: Premio Tigre Juan) là một giải thưởng văn học
Tây Ban Nha được tạo ra vào năm 1977. Diễn ra hàng năm và được trao cho tác phẩm
tiểu thuyết xuất sắc nhất viết bằng tiếng Tây Ban Nha được xuất bản vào năm trước.


Ông được xem là một nhà văn tiêu biểu của văn học đương đại, nổi bật hơn cả
là những tác phẩm mang màu sắc cổ tích về lồi vật viết cho thiếu nhi. Tác phẩm
đầu tiên viết cho thiếu nhi của ông là “Chuyện con mèo dạy hải âu bay”, đây cũng
là tác phẩm được phổ biến rộng rãi nhất của ơng. Sự thành cơng của nó đã khiến
tên tuổi ông gắn liền với vai trò một nhà văn chuyên viết truyện cho thiếu nhi, với
nhân vật chính là các lồi vật.
Sau “Chuyện con mèo dạy hải âu bay”, ơng tiếp tục sáng tác những tác phẩm
dành cho thiếu nhi và được người đọc khắp nơi trên thế giới đón nhận. Có thể kể
đến những tác phẩm như ‘Chuyện con mèo, con chuột và bạn thân của nó",
"Chuyện con ốc sên muốn biết tại sao nó chậm chạp", "Chuyện chú chó tên là
trung thành".
Ngày 1 tháng 3 năm 2020, tại Tây Ban Nha, ông được xác nhận nhiễm COVID19 . Đến ngày 11 tháng 3, ơng lâm vào tình trạng nguy kịch, phải gắn máy thở và
bị suy đa tạng. Ngày 16-4, sau thời gian dài chống chọi với virus, ông qua đời tại
thành phố Oviedo, Tây Ban Nha.
“Chuyện con mèo dạy hải âu bay” tên gốc tiếng Tây Ban Nha là “Historia de
unagaviota y del gato que le ensó a volar” được xuất bản lần đầu tiên năm
1996. Đây là tác phẩm viết cho thiếu nhi đầu tiên của Luis Sepúlveda, mở đầu cho
sự nghiệp sáng tác truyện thiếu nhi sau này của ông. “Chuyện con mèo dạy hải âu

bay” được đón nhận ở nhiều nơi trên thế giới, thu hút cả trẻ em lẫn người lớn bởi
tính dung dị, dễ đọc, dễ hiểu, đậm màu sắc cổ tích của nó; trên hết là những thơng
điệp về tình u, tình bạn, vấn đề bảo vệ mơi trường, tơn trọng sự khác biệt,.. được
lồng ghép khéo léo trong tác phẩm.
Tóm tắt cốt truyện[2]:
Câu chuyện xảy ra tại bến cảng Hamburg. Một đàn chim hải âu đang thực hiện
chuyến di cư của mình, khi bay ngang qua cảng Hamburg, chúng dừng lại để nghỉ
ngơi và bắt cá. Cô hải âu Kengah đã không may vướng phải một lớp váng dầu
loang trên biển và mắc kẹt trong lớp dầu đen. Cô dùng hết sức lực cịn lại bay vào
bờ và tình cờ rơi xuống cạnh chú mèo Zorba.
Trong lúc hấp hối, cô hải âu đã sinh một quả trứng và quyết định gửi gắm lại
cho Zorba. Cô muốn Zorba thực hiện tâm nguyện cuối đời của mình, đó là hứa với
cơ ba điều: “Khơng ăn quả trứng. Chăm sóc cho tới khi nó nở. Dạy cho con hải âu
bay.” Để cơ hải âu an tâm trước khi qua đời, Zorba đã đồng ý sẽ dùng danh dự của
loài mèo để thực hiện ba lời hứa đó.


Zorba bắt đầu thực hiện lời hứa của mình với sự giúp đỡ của những chú mèo
khác trên bến cảng. Cậu đã rất vất vả để thay hải âu mẹ bảo vệ quả trứng và ấp cho
quả trứng nở. Sau hai mươi ngày dài trôi qua, chú hải âu con cuối cùng cũng chào
đời. Trông thấy Zorba đầu tiên, hải âu con tưởng đấy là mẹ mình liền cất tiếng gọi
“Má”, điều đó khiến Zorba thấy xấu hổ và xúc động vô cùng. Chú hải âu con được
tên là Lucky- nghĩa là may mắn. Và sự thật thì chú đúng là một chú chim may mắn
khi được Zorba và những người bạn mèo khác bảo vệ, chăm sóc.
Bỗng dưng trở thành “mẹ” khiến Zorba bối rối vì khơng biết phải làm thế nào.
Nhưng bởi tình yêu thương của mình dành cho Lucky, Zorba dần học được cách
nuôi nấng một chú hải âu con. Zorba đã chứng tỏ mình là một mèo “má” rất xịn,
cậu chăm lo cho Lucky từ miếng ăn đến giấc ngủ, giải cứu chú khỏi móng vuốt
của bọn mèo hoang. Để bảo vệ Lucky, Zorba đã chui xuống đường ống nước bẩn
thỉu để đến thương lượng với lũ chuột, lũ chuột không được động đến chim hải âu

con, bù lại, Zorba sẽ cho phép bọn chuột đi ngang qua sân để tìm đường ra chợ.
Trong sự bao bọc và yêu thương của loài mèo, Lucky dần lớn lên và trưởng
thành. Bản năng của một chú chim hải âu khiến Lucky càng ngày càng khát vọng
được cất cánh bay lên như những con hải âu khác. Lũ mèo lại phải đối mặt với
một vấn đề hóc búa khác, đó là thực hiện lời hứa cuối cùng với hải âu mẹ: dạy cho
hải âu con biết bay. Đây quả thật là một nhiệm vụ khó khăn, sau nhiều lần thất bại,
Lucky vẫn chưa thể bay được. Để giúp Lucky có thể bay được, Zorba đã quyết
định phá vỡ điều cấm kỵ linh thiêng của loài mèo, ngỏ lời với con người để nhờ sự
giúp đỡ.
Quyết định đó của Zorba được các bạn mèo của mình chấp nhận. Bọn mèo cùng
nhau chọn lựa một con người đáng tin để Zorba đến hỏi xin lời khuyên. Chúng
quyết định chọn chủ của cô mèo Angelina- một nhà thơ. Với sự trợ giúp của loài
mèo và cả loài người, trong một đêm mưa như trút nước, trên tháp chuông nhà thờ
Thánh Michael tại bến cảng Hamburg, chú hải âu may mắn Lucky đã cất cao đôi
cánh bay lên bầu trời, trở về với thế giới của loài hải âu, thế giới mà chú vốn thuộc
về.
2. So sánh truyện “Chú vịt con xấu xí” của Hans Christian Andersen và
truyện “Chuyện con mèo dạy hải âu bay” của Luis Sepúlveda.
“Chú vịt con xấu xí” của Hans Christian Andersen và “Chuyện con mèo dạy hải
âu bay” của Luis Sepúlveda là hai tác phẩm biệt lập, có lịch đại khác nhau, không
cùng thể loại, mang nội dung và hình thức nghệ thuật độc lập. Nhìn chung, hai tác
phẩm dường như khơng có mối liên hệ đặc biệt gì với nhau.


Nhưng khi được soi chiếu dưới góc nhìn nghiên cứu văn học dân gian, có thể
thấy hai tác phẩm đều đã vận dụng những chất liệu dân gian, cụ thể là truyện cổ
tích, theo những mức độ khác nhau vào trong văn bản của mình. Từ việc nghiên
cứu hai tác phẩm bằng cách đặt chúng trong mối quan hệ giữa văn học dân gian và
văn học viết, đồng thời sử dụng phương pháp nghiên cứu liên văn bản; ta có thể
thấy được những điểm tương đồng cũng như khác biệt trong nội dung, hướng xây

dựng cốt truyện, phương thức truyền tải thông điệp cũng như cách tiếp nhận và sử
dụng những chất liệu dân gian của hai tác phẩm.
Đặt hai tác phẩm cạnh nhau, chúng tôi vận dụng phương pháp chính là phương
pháp so sánh nhằm làm sáng tỏ ba vấn đề lớn:
Một là, phát hiện và ghi nhận chất liệu văn học dân gian trong văn học viết nói
chung và văn học thiếu nhi nói riêng.
Hai là, làm rõ ý nghĩa của việc hồi sinh, tiếp nối văn học dân gian bằng cách
vận dụng, tái tạo chất liệu văn học dân gian trong sáng tác văn học.
Ba là, nhìn nhận bản chất cá nhân, sự khác nhau, sự sáng tạo riêng biệt của mỗi
tác giả trong việc sử dụng, cải biên, tái tạo chất liệu dân gian vào trong các sáng
tác của mình, và phân tích hiệu quả của sự sáng tạo đó trong việc thể hiển tư
tưởng, tính thẩm mĩ của tác phẩm. Đồng thời lí giải nguyên nhân của sự khác biệt.
2.1.Những điểm tương đồng giữa hai tác phẩm
Đặt hai tác phẩm “Chú vịt con xấu xí” và “Chuyện con mèo dạy hải âu bay”
cạnh nhau, đồng thời so sánh cả hai trong mối liên hệ với văn học dân gian, có thể
nhận thấy những điểm tương đồng trong nội dung, hình thức cũng như thơng điệp
mà tác giả muốn truyền tải qua hai tác phẩm. Phạm vi bài viết này sẽ tập trung
trình bày và phân tích những điểm chung sau của hai tác phẩm: thể loại; cách vận
dụng chất liệu văn học dân gian, cụ thể là chất liệu cổ tích; cách xây dựng tình
huống truyện; thông điệp mà tác giả muốn truyền tải; kết cấu truyện mang nhiều
tầng nghĩa và đối tượng độc giả được hướng tới.
Để phân biệt thể loại truyện viết theo phong cách cổ tích do một cá nhân sáng
tác với thể loại truyện cổ tích dân gian truyền thống, các nhà nghiên cứu đã đưa ra
nhiều thuật ngữ khác nhau. Nhà nghiên cứu Vân Thanh đã dùng thuật ngữ “truyện
cổ tích mới” trong bài nhận xét về sáng tác của nhà văn Phạm Hổ [3]. Còn nhà
nghiên cứu Chu Xuân Diên lại đưa ra thuật ngữ “truyện cổ tích của văn học thành
văn” để chỉ thể loại truyện cổ tích thuộc “ sáng tạo của cá nhân nhà văn và được
cố định hóa bằng ngơn ngữ viết.” [4]



Ngồi ra cịn có nhiều thuật ngữ khác được các nhà nghiên cứu sử dụng như: cổ
tích mới, truyện cổ tích văn học, truyện cổ tích thành văn, truyện cổ tích hiện đại,
truyện cổ tích cải biên, giả cổ tích... Có thể thấy giới nghiên cứu vẫn chưa thể
thống nhất một thuật ngữ chung để xác định thể loại này.
Trong luận văn thạc sĩ “Thế giới nhân vật truyện kể Andersen”, tác giả Phạm
Thị Phương Thảo đã sử dụng thuật ngữ “truyện cổ tích của nhà văn”, với quan
niệm “đây là một thể loại thuộc sáng tác văn học viết và phân biệt với truyện cổ
tích dân gian ở đặc trưng thi pháp của nó. Truyện cổ tích của nhà văn là các câu
chuyện thần tiên của các tác giả cụ thể, đây là thể loại phản ánh rõ nhất mối quan
hệ giữa văn học dân gian và văn học viết.” [5]
Trong bài viết này, chúng tôi cũng xin sử dụng thuật ngữ “truyện cổ tích của
nhà văn” để chỉ thể loại truyện được các nhà văn viết theo phong cách cổ tích,
nhằm khu biệt với thể loại truyện cổ tích dân gian. Qua tìm hiểu và phân tích,
chúng tơi nhận thấy hai tác phẩm “Chú vịt con xấu xí” và “Chuyện con mèo dạy
hải âu bay” đều mang những đặc trưng cơ bản của thể loại truyện cổ tích của nhà
văn, có thể xếp chúng vào thể loại này. Trong hệ thống hình thức chế tác truyện cổ
tích, hai tác phẩm trên đều chế tác truyện cổ tích theo dạng tạo ra một câu chuyện
hoàn toàn mới, với “người hay việc chưa hề có trong cổ tích (hoặc chỉ có bóng
dáng hời hợt) nhưng câu chuyện đã được xây dựng bằng những mơtip của cổ tích
dân gian.”[6]
Hai tác phẩm còn mang những đặc trưng cơ bản khác của thể loại truyện cổ tích
của nhà văn như: đều là những sáng tác cá nhân, có tác giả chính thức, được lưu
truyền bằng văn bản, khơng có dị bản, mang cá tính riêng và tính sáng tạo của nhà
văn, đồng thời phát triển theo những quy luật sáng tạo của văn học.
Điểm chung thứ hai là cách tiếp nhận, vận dụng chất liệu văn học dân gian, cụ
thể là chất liệu truyện cổ tích của hai tác phẩm. Chất liệu dân gian, cổ tích được
thể hiện ở hai yếu tố chính: hình thức bên ngồi và nội dung bên trong. Về hình
thức, hai tác phẩm đều mang hình thức của thể loại truyện cổ tích lồi vật. Tức là
lấy động vật làm nhân vật trung tâm câu chuyện, xây dựng thế giới lồi vật bằng
cách nhân hóa. Ở đó, lồi vật cũng có thể giao tiếp, cư xử, suy nghĩ, hành động

như lồi người; chúng cũng mang những tâm tư, tình cảm riêng, cũng biết buồn,
biết vui, cũng đau khổ và hạnh phúc.
Về mặt nội dung, chất liệu dân gian và đặc điểm cổ tích được thể hiện qua cách
xây dựng cốt truyện kết hợp giữa yếu tố hiện thực và yếu tố hư cấu, tưởng tượng.
Có thể thấy tính hiện thực trong hai tác phẩm qua việc xây dựng những số phận


đau khổ, bất hạnh. Trong “Chú vịt con xấu xí”, nhân vật chính bị chối bỏ ngay từ
lúc mới sinh vì sự khác biệt của mình, phải sống trong cảnh lẻ loi, cơ độc, bị chính
gia đình khinh miệt và chán ghét, liên tục bị xua đuổi hết lần này đến lần khác.
Còn trong “Chuyện con mèo dạy hải âu bay”, cơ hải âu mẹ đã chết vì mắc kẹt
trong lớp dầu đen hôi hám mà con người thải ra biển, bỏ lại đứa con còn nằm
trong vỏ trứng. Hai tác phẩm cịn thể hiện tính hiện thực bằng việc phản ánh thực
trạng xã hội, cả hai đều mượn hình ảnh loài vật để nêu lên những vấn đề đang tồn
tại trong xã hội loài người. “Chú vịt con xấu xí” nói lên sự đề cao vẻ đẹp bên
ngồi mà quên đi bản chất bên trong. “Chuyện con mèo dạy hải âu bay” lại phê
phán những hành vi sai trái của con người với môi trường và động vật.
Bên cạnh yếu tố hiện thực là yếu tố hư cấu, tưởng tượng mang đậm màu sắc cổ
tích được vận dụng trong hai tác phẩm. Các yếu tố hư cấu, tưởng tượng được thể
hiện thông qua việc tạo lập nên một thế giới loài vật đầy màu sắc và sống động.
Trong thế giới này, những con vật được nhân cách hóa, chúng vừa mang những
đặc điểm tự nhiên, bản chất của động vật, vừa mang những đặc tính mà chỉ con
người mới có. Các lồi vật có thể nói năng, suy nghĩ, hành động; cũng có số phận,
có tình cảm riêng, cũng trải qua những nỉ, nộ, ái, ố, đau khổ, hạnh phúc khơng
khác gì con người.
Ngồi thế giới lồi vật, một chất liệu hư cấu đặc trưng khác của truyện cổ tích
được vận dụng trong hai tác phẩm đó là cách xây dựng thế giới với hai lực lượng
thiện – ác tương phản hồn tồn, tách biệt rạch rịi khỏi nhau. Trong thực tế xã hội,
khơng thể có một thế giới mà người tốt và người xấu được chia thành hai bên rõ
ràng, người tốt thì ln tốt một cách hồn hảo cịn người xấu thì xấu đến tận cùng.

Chỉ có ở thế giới cổ tích, xã hội mới đơn giản và dễ phân biệt như thế. Trong các
truyện cổ tích, người tốt và người xấu sẽ giữ nguyên bản chất của mình từ đầu đến
cuối câu truyện.
Điểm tương đồng tiếp theo của hai tác phẩm là cách xây dựng tình huống
truyện. Hai câu truyện đều được xây dựng dựa trên một kiểu tình huống: vì một
biến cố nào đó mà một cá thể của loài này lạc vào quần thể của loài khác ngay từ
lúc mới sinh. Cốt truyện được khai thác từ những xung đột, sự kiện xảy ra khi đặt
hai loài vật khác loài cùng chung sống với nhau. Trong “Chú vịt con xấu xí”,
khơng rõ vì ngun nhân gì mà một quả trứng thiên nga lại tình cờ nằm trong ổ
trứng của một đàn vịt. Còn trong “Chuyện con mèo dạy hải âu bay”, quả trứng hải
âu được giao cho bầy mèo chăm sóc vì hải âu mẹ đã chết ngay sau khi sinh ra quả
trứng. Để giúp hải âu mẹ an tâm nhắm mắt, chú mèo Zorba đã hứa danh dự với cô
rằng sẽ thay cô chăm sóc hải âu con.


Bên cạnh đó, một điểm tương đồng khác đó là cả hai tác phẩm đều truyền tải
một thông điệp chung: “Hãy tôn trọng và chấp nhận sự khác biệt”.
Mọi người thường cho rằng ý nghĩa của “Chú vịt con xấu xí” là ca ngợi sự lột
xác đầy thần thoại của vịt con khi biến thành thiên nga. Thực ra, vịt con khơng hề
xấu xí, thậm chí nó cịn khơng phải là một con vịt. Nó bị gắn mác xấu xí và dị
hợm chỉ vì người ta nhìn nhận nó theo cách nhìn của lồi vịt. Những nỗi bất hạnh
mà nó phải chịu đựng đến từ việc người ta bắt nó phải làm một con vịt trong khi
nó là một con thiên nga. Nó bị kì thị chỉ vì nó khác biệt, “tội lỗi” của nó chính là
dám khơng-giống-như những kẻ quanh mình.
Thơng điệp mà Andersen muốn truyền tải qua câu chuyện chính là mong muốn
mọi người hãy học cách “tơn trọng và chấp nhận sự khác biệt”. Và đó cũng chính
là thơng điệp mà Luis Sepúlveda gửi gắm trong “Chuyện con mèo dạy hải âu
bay”.
Khác với chú vịt con, chú chim hải âu Lucky- đúng như cái tên của mình, đã rất
may mắn khi được cưu mang bởi Zorba – con mèo mun to đùng, mập ú. Không

chỉ Zorba, mà tất cả những con mèo khác ở bến cảng Hamburg đều chung tay
chăm sóc và bảo vệ Lucky. Chúng làm thế khơng chỉ vì tình u thương với chú
hải âu con, mà cịn vì muốn thực hiện lời hứa của Zorba với chim hải âu mẹ trước
khi cơ chết, đó là ba điều: “Khơng ăn quả trứng. Chăm sóc cho tới khi nó nở. Dạy
cho con hải âu bay.”
Và lũ mèo đã thực hiện được lời hứa của mình. Tình yêu thương vượt qua ranh
giới giữa hai loài vật của những chú mèo đã giúp Lucky được cứu sống, trưởng
thành và được học cách để có thể bay như một chú hải âu thực thụ. Điều khiến tình
yêu của lũ mèo dành cho chú hải âu trở nên đẹp đẽ và cao cả, đó là việc chúng
ln biết “tơn trọng và chấp nhận sự khác biệt”. Chúng đối xử với Lucky theo
cách mà những chú hải âu khác sẽ đối xử với chú. Chúng khơng hề ghét bỏ Lucky
vì nó khơng phải là đồng loại mình, cũng khơng bắt nó phải trở thành một con
mèo. Chúng thậm chí cịn dạy cho Lucky cách bay để trở thành một chú chim hải
âu thực thụ. “Chúng ta đã dành cho con sự chăm sóc mà khơng hề nghĩ tới việc
biến con thành một con mèo. Chúng ta yêu con như yêu một con hải âu. Thật dễ
dàng để chấp nhận và yêu thương một kẻ nào đó giống mình, nhưng để u
thương ai đó khác mình thực sự rất khó, và con đã giúp chúng ta làm được điều
đó.”[7]
Một điểm tương tự khác của hai tác phẩm là cách xây dựng kết cấu truyện mang
nhiều tầng nghĩa. Theo “Nguyên lý Tảng băng trôi”, nội dung tư tưởng của một tác


phẩm được thể hiện qua hai phần: phần nổi- thể hiện bề mặt của văn bản và phần
chìm- phần chính, thể hiện tư tưởng cốt lõi, những triết lí mà tác giả muốn truyền
đạt trong văn bản.
Vận dụng “Nguyên lý Tảng băng trơi” 4 để giải thích kết cấu truyện trong hai
tác phẩm. Có thể thấy, bề nổi của hai văn bản là những câu chuyện đơn giản, dễ
hiểu, nêu lên những bài học nhẹ nhàng về cách làm người. Cịn bề sâu của chúng
là những tầng sâu triết lí, thể hiện qua những nhân vật, những biểu tượng tượng
trưng. Người đọc cần có vốn sống, cần chiêm nghiệm mới có thể tiếp nhận.

Cách xây dựng kết cấu như vậy phù hợp với nhiều loại đối tượng, giúp cho các
tác phẩm thu hút được trẻ em lẫn người lớn. Những đối tượng đọc khác nhau sẽ
tiếp nhận hai tác phẩm theo những cách khác nhau, tùy theo góc nhìn và kiến thức
nền tảng của mình. Trẻ em sẽ nhìn nhận hai tác phẩm như những câu truyện cổ
tích về lồi vật, sẽ thấy chúng thật dễ thương, nhiều màu sắc, học được những bài
học đơn giản về cách làm người. Cịn người lớn khi đọc sẽ có thể rút ra những
thơng điệp, những triết lí nhân sinh mà các tác giả gửi gắm qua tác phẩm của
mình.
2.2. Những điểm khác biệt giữa hai tác phẩm:
So sánh truyện “Chú vịt con xấu xí” và truyện “Chuyện con mèo dạy hải âu
bay”, ngồi những điểm tương đồng vừa phân tích bên trên, chúng tơi cịn ghi
nhận những điểm khác biệt giữa hai tác phẩm.
“Chú vịt con xấu xí” xuất bản năm 1843 còn “Chuyện con mèo dạy hải âu
bay” xuất bản năm 1996, thời điểm sáng tác khác nhau đã tạo ra sự khác biệt lớn
trong việc vận dụng chất liệu dân gian và đặc điểm cổ tích vào hai tác phẩm. Có
thể thấy sự chênh lệch màu sắc cổ tích giữa hai sáng tác, tác phẩm của Andersen
mang màu sắc cổ tích đậm đà và rõ nét hơn so với sáng tác của Luis Sepúlveda.
Tác phẩm của Andersen thường được gộp chung với thể loại truyện cổ tích dân
gian, vì chúng được viết hoàn toàn theo phong cách của truyện cổ tích. Cịn tác
phẩm của Luis Sepúlveda được nhìn nhận phổ biến với vị trí là một tác phẩm
thuộc văn học thiếu nhi hiện đại. Bối cảnh của “Chuyện con mèo dạy hải âu bay”
cũng có sự khác biệt rõ nét khi đặt các nhân vật vào thế giới hiện đại.
_____________________________________
4

Ernest Hemingway đã đưa ra khái niệm Nguyên lý Tảng băng trơi lần đầu tiên trong tác
phẩm “Ơng già và biển cả”, coi "phần chìm" của tác phẩm văn học là giá trị chủ yếu của
tác phẩm.



Hai tác phẩm cũng khai thác cốt truyện theo hai hướng hoàn toàn khác nhau.
Cùng xây dựng dựa trên kiểu tình huống: vì một biến cố nào đó mà một cá thể của
loài này lạc vào quần thể của loài khác ngay từ lúc mới sinh. Nhưng hướng phát
triển câu chuyện của mỗi tác phẩm lại hoàn toàn khác nhau. Chú vịt con đã phải
chịu cả tuổi thơ bất hạnh, lẻ loi, đau khổ. Phải chịu cảnh bị coi thường, ghét bỏ vì
sự khác biệt của mình. Mãi đến khi tìm được đồng loại- những con thiên nga khác,
chú mới có thể hạnh phúc và cất cánh bay. Ngược lại, chú hải âu được chăm sóc
và bảo bọc trong tình yêu thương của những người xung quanh, mặc cho sự khác
biệt của mình. Chú trải qua tuổi thơ êm đềm, hạnh phúc và được chính những
người-thân-khác-lồi của mình dạy cách bay.
Một thông điệp chung được các tác giả gửi gắm trong hay tác phẩm, đó là: “Hãy
tơn trọng và chấp nhận sự khác biệt”. Nhưng phương thức truyền tải của mỗi tác
phẩm lại khác nhau hoàn toàn. Trong câu chuyện của Andersen, chú vịt con đã bị
cả gia đình lẫn xã hội chối bỏ, xa lánh, khinh ghét vì vẻ ngồi khác biệt của mình.
Andersen muốn nêu lên nỗi bất hạnh khi sự khác biệt không được chấp nhận và
cảm thơng, trở thành lí do để bị phán xét, hắt hủi.
Ngược lại, “Chuyện con mèo dạy hải âu bay” lại xây dựng câu chuyện về tình
yêu thương vượt lên sự khác biệt. Chú chim hải âu được những chú mèo chăm
sóc, bảo vệ và yêu thương như đồng loại của mình. Khơng chỉ được tơn trọng bản
chất riêng mà chú cịn được lũ mèo dạy cho cách trở thành chính mình. Sepúlveda
qua đó muốn truyền tải những thơng điệp của tình thương yêu bất chấp những dị
biệt, khẳng định rằng được trân trọng và yêu thương bởi chính bản chất con người
mình là điều đẹp đẽ nhất trên đời.
2.3. Lí giải nguyên nhân của sự khác biệt giữa hai tác phẩm
Trong phần này, chúng tơi sẽ lí giải sự khác biệt trong hướng khai thác cốt
truyện và cách truyền tải thông điệp của tác phẩm “Chú vịt con xấu xỉ” dựa trên
phương pháp nghiên cứu tiểu sử nhà văn H.C.Andersen.
Có một lần khi Andersen được hỏi rằng ơng có dự định viết tự truyện không,
ông trả lời rằng đã viết rồi, "Chú vịt con xấu xí" chính là tự truyện của đời ơng.
Ơng cũng từng thú nhận rằng tác phẩm này là “một sự phản ánh cuộc đời tôi.”

Là một nhà văn nổi tiếng, được bạn đọc khắp nơi trên thế giới yêu mến. Thế
nhưng trái ngược với sự nghiệp thành cơng của mình, Andersen có cuộc sống
riêng cơ độc và bất hạnh. Trong suốt cuộc đời của mình, ơng đã trải qua nhiều khó


khăn, phải chịu đựng nhiều đau khổ, tủi hờn khi bị chối bỏ, khinh ghét vì xuất thân
và ngoại hình của mình.
Andersen sinh ra ở một ngơi làng nhỏ tại Đan Mạch, trong một gia đình nghèo
khó làm nghề đóng giày. Tuổi ấu thơ có lẽ là khoảng thời gian hạnh phúc hiếm hoi
trong cuộc đời của nhà văn. Ông được cha mẹ hết lòng yêu thương, chiều chuộng.
Được đến trường, đọc sách, thỏa thích vui chơi mà khơng phải lo nghĩ gì.
Thời thơ ấu hạnh phúc của Andersen kết thúc năm 11 tuổi, khi cha ông mất và
mẹ tái hơn. Ơng phải lao động vất vả để ni sống bản thân. Ban đầu Andersen
làm việc tại xưởng may. Sau đó chuyển sang làm việc tại một nhà máy thuốc lá tại
địa phương. Trong thời gian làm việc tại đây, ơng thường xun bị châm chọc,
giễu cợt vì tính tình trầm lặng và ngoại hình khơng giống ai của mình, ông rất cao
nhưng lại gầy và có một chiếc mũi quặp kì lạ. Cậu bé Andersen dần thu mình lại
và hạn chế giao tiếp với mọi người. Cậu tìm niềm vui và sự an ủi trong thế giới cổ
tích với những câu chuyện, vở kịch do bản thân sáng tạo ra.
Từ năm 1822 – đến năm 1827, Andersen được cấp học bổng theo học tại hai
trường trung học ở Slagelse và Elsinore. Sau này, trong hồi kí của mình, ơng đã
nhận xét rằng đây chính là thời kì đen tối nhất trong cuộc đời. Học tập và sinh hoạt
ở những ngơi trường dành riêng cho con cái giới q tộc, thượng lưu khiến ơng
khơng thể hịa nhập được. Andersen học không tốt và bị cô lập, khinh khi. Thường
xuyên bị đem ra làm trị cười bởi ngoại hình xấu xí, gia thế bần hàn và tính tình
trầm lặng của mình. Trong hoàn cảnh bất hạnh ấy, Andersen vẫn cố gắng chịu
đựng mọi tủi hờn, cay đắng để hoàn tất việc học và tập trung sáng tác.
Đến tận sau này, khi đã bắt đầu sự nghiệp sáng tác và có chút tên tuổi. Andersen
vẫn bị những nhà văn, nhà thơ có tiếng tăm và chỗ đứng khác chèn ép, chế giễu.
Họ khinh miệt và ghét bỏ ơng vì ơng nghèo và có xuất thân hèn kém. Họ cho rằng

bản thân chỉ là con của một người đóng giày nghèo thì ơng nên tự biết chỗ đứng
của mình giữa các quý ngài và giáo sư đáng kính khác.
Những biến cố xảy ra trong cuộc đời và số phận bất hạnh đã ảnh hưởng sâu sắc,
chi phối các sáng tác của ông sau này. Phần lớn những câu truyện cổ tích ơng viết
mang màu sắc u buồn và kết thúc khơng có hậu. Có thể kể đến những tác phẩm nổi
tiếng như “Chú lính chì dũng cảm”, “Cơ bé bán diêm”, “Nàng tiên cá”,…
Ngoài khoảng thời gian ngắn ngủi lúc nhỏ khi sống cùng gia đình, phần đời cịn
lại của Andresen khá cơ độc. Năm 1833, mẹ ông qua đời. Người thân của ông chỉ
còn lại một người em gái cùng cha khác mẹ nhưng cả hai khơng thân thiết và ít khi


liên lạc. Năm 1846, người em này mất. Andersen sống cơ độc một mình, khơng họ
hàng, người thân bên cạnh. Ơng cũng khơng kết hơn và khơng có con cái gì.
Nghiên cứu tiểu sử cuộc đời Andersen, có thể dễ dàng nhận thấy “Chuyện chú
vịt con xấu xí” nói về chính cuộc đời ơng. Ơng sáng tác câu truyện dựa trên chính
những trải nghiệm của mình. Trong suốt cuộc đời, ông liên tục phải chịu bất hạnh
chỉ vì ngoại hình và gia thế của mình. Bị xa lánh, châm chọc chỉ vì ơng khơng
giống những người xung quanh, sự khác biệt khiến ông chịu nhiều đau khổ.
Những nỗi bất hạnh đó đã trở thành chất liệu cho ơng viết tác phẩm “Chú vịt con
xấu xí”. Đó cũng là lí do giải thích tại sao cốt truyện của tác phẩm được xây dựng
dựa trên những mâu thuẫn phát sinh khi sự khác biệt không được chấp nhận.
3. Ý nghĩa của việc vận dụng và sáng tạo chất liệu văn học dân gian trong
sáng tác văn học.
Tiếp nhận, sử dụng và tái tạo chất liệu văn học dân gian trong sáng tác văn học
có ý nghĩa quan trọng đối với cơng cuộc giữ gìn và phát triển văn học dân gian
hiện nay.
Trên thực tế, văn học dân gian thuần túy nói chung và truyện cổ tích dân gian
ngun bản nói riêng đều không thể sáng tác mới được nữa. Nhà nghiên cứu
Nguyễn Đổng Chi đã giải thích sự xuất hiện và suy tàn của truyện cổ tích như sau
“Sự xuất hiện của truyện cổ tích thường gắn chặt với những đặc điểm về sản xuất,

về sinh hoạt, tư tưởng của một thời đại lịch sử, cho nên cũng như thần thoại, nó có
thời kỳ phồn vinh và có thời kỳ suy tàn. Thế kỷ của máy móc, của điện tử là thế kỷ
suy tàn của truyện cổ tích. Lúc mà tiểu thuyết, truyện ngắn, kịch bản, điện ảnh,
v.v... xuất hiện và trở nên món ăn tinh thần hợp "khẩu vị" của quần chúng thì cũng
là lúc cổ tích bắt đầu lùi xuống địa vị thứ yếu, nếu chưa phải là bước xuống khỏi
văn đàn.”
Vận dụng và sáng tạo chất liệu văn học dân gian trong sáng tác văn học chính là
hành trình hồi sinh, tiếp nối văn học dân gian, giúp văn học dân gian nói chung và
truyện cổ tích nói riêng tiếp tục sống trong dòng chảy của lịch sử văn học.
Bên cạnh đó, sáng tác văn học dựa trên những chất liệu cổ tích cịn góp phần
đem lại thành cơng cho nhiều tác phẩm. Những sáng tác văn học, đặc biệt là các
tác phẩm văn học viết cho thiếu nhi có khai thác màu sắc, chất liệu, phong cách,
thế giới từ truyện cổ tích; thường thu hút được lượng độc giả đơng đảo và đa dạng,
được đón nhận và phổ biến rộng rãi. Có thể kể đến các tác phẩm kinh điển như
Hoàng Tử Bé (Antoine de Saint-Exupéry), Alice lạc vào xứ sở thần tiên (Lewis


Carroll), Nếp gấp thời gian (Madeliene L'engle), Chuyện Con Mèo Và Con Chuột
Bạn Thân Của Nó (Luis Sepúlveda), Dế mèn phiêu lưu ký (Tơ Hồi), Peter Pan
(James Matthew Barrie),…
Các tác phẩm có yếu tố cổ tích đạt thành cơng và được u thích như thế, bởi vì
chúng đã gợi nhớ cho người đọc những kí ức về tuổi thơ với những câu truyện cổ
tích đầy huyền diệu, mơ mộng và đẹp đẽ.
“Tất cả những người lớn đều từng là trẻ con.. nhưng rất ít người trong số đó
nhớ về điều đó.”[8] Trong q trình lớn lên, chúng ta dần qn mất mình đã từng
là những đứa trẻ, đơn thuần và giàu trí tưởng tượng. Trưởng thành và va vấp với
cuộc sống khiến chúng ta bắt buộc phải thực tế, sáng suốt. Những tác phẩm văn
học mang màu sắc cổ tích chính là cầu nối dẫn chúng ta về với tuổi thơ, với quá
khứ và với bản chất trong trẻo, mơ mộng, giàu trí tưởng tượng trong mỗi con
người.

________________________________
[1] H.C. Andersen, The Ugly Ducking, bản dịch tiếng Anh của Jean Hersholt.
Truy xuất từ: />[2] [7] Luis Sepúlveda (2019), Chuyện con mèo dạy hải âu bay, bản dịch của
Phương Huyên, NXB Hội Nhà Văn.
[3] Vân Thanh (1989), Phạm Hổ với tuổi thơ, Tạp chí Văn học, tr.35.
[4] Chu Xuân Diên (1989), Truyện cổ tích dưới mắt các nhà khoa học, Trường
Đại học Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh xuất bản, tr.25.
[5] Lê Thị Phương Thảo (20110, Thế giới nhân vật truyện kể Andersen (luận
văn thạc sĩ), Đại học Sư Phạm Tp. Hồ Chí Minh, tr.19.
[6] Vũ Ngọc Khánh (1998), Truyện cổ tích trong phát triển, Tạp chí Văn học
[8] Antoine de Saint-Exupéry (2019), Hoàng Tử Bé, bản dịch của Nguyễn
Thành Long, NXB Trẻ.


___________________________
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hồ Lê Thanh Hà (2013), Thế giới sáng tạo trong truyện Hans Christian
Andersen (luận văn thạc sĩ), Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Tp. Hồ Chí
Minh.
2. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (chủ biên) (1992), Từ điển thuật
ngữ văn học, NXB Giáo Dục
3. Lê Thị Phương Thảo (2011), Thế giới nhân vật truyện kể Andersen (luận văn
thạc sĩ), Đại học Sư Phạm Tp. Hồ Chí Minh.
4. Nguyễn Đổng Chi (1957), Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam, NXB Giáo
Dục.
5. Vũ Ngọc Khánh (1998), Truyện cổ tích trong phát triển, Tạp chí Văn học
6. Wikipedia, Chú vịt con xấu xí,
truy cập ngày 12/05/2020.
7. Wikipedia, Hans Christian Andersen,
truy cập ngày 12/05/2020.

8. Wikipedia, Luis Sepúlveda, />%C3%BAlveda, truy cập ngày 12/05/2020.



×