Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

Nguyên tăc Lex arbitri trong tố tụng trọng tài

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (75.02 KB, 7 trang )

MỞ ĐẦU
Trọng tài thương mại là một phương thức giải quyết tranh chấp rất mềm dẻo
ở nhiều khía cạnh. Tuy nhiên, cũng chính tính mềm dẻo này lại đặt ra các vấn đề về
luật áp dụng đối với thỏa thuận trọng tài, tố tụng trọng tài, nội dung tranh chấp.
Việc phân định những trường hợp, hay những nội dung mà các bên có thể thỏa
thuận chọn luật áp dụng với những nội dung mà các bên không thể chọn luật áp
dụng cũng đáng được lưu tâm. Để hiểu rõ hơn về vấn đề luật áp dụng đối với tố
tụng trọng tài, dưới đây, em xin đi vào Phân tích nguyên tắc “Lex arbitri” trong
tố tụng trọng tài.

NỘI DUNG
1.

Khái niệm luật áp dụng trong tố tụng trọng tài

Luật áp dụng trong tố tụng trọng tài là luật dùng để điều chỉnh hoạt động của
trọng tài trong quá trình xét xử tranh chấp giữa các bên trong giao dịch thương mại
quốc tế. Trong hoạt động thương mại quốc tế, luật áp dụng cho tố tụng trọng tài
thương mại quốc tế được xác định dựa trên cơ sở thỏa thuận của các bên tranh chấp
hoặc dựa vào luật của nước nơi trọng tài tiến hành xét xử. Luật này sẽ quy định
trình tự, thủ tục nội tại của tố tụng trọng tài như: Quyền lựa chọn hình thức giải
quyết tranh chấp bằng trọng tài; thời hiệu khởi kiện giải quyết tranh chấp bằng
trọng tài; trình tự thay đổi trọng tài viên; sửa đổi, bổ sung, rút đơn kiện; Quyền và
yêu cầu áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời; nguyên tắc ra và công bố quyết
định trọng tài; vấn đề công nhận và thi hành quyết định trọng tài... Theo đó, quy tắc
của luật trọng tài được áp dụng tại nơi tiến hành tố tụng trọng tài, ngoại trừ những
điều khoản và nội dung mà luật nơi tiến hành tố tụng trọng tài bắt buộc các bên
phải tuân thủ.
2.

Luật áp dụng cho tố tụng trọng tài (lex-arbitri)



Luật áp dụng đối với tố tụng trọng tài không những quy định các thủ tục nội
tại của quá trình trọng tài như, quy tắc trình bày lí lẽ của các bên trong phiên xét
1


xử, triệu tập nhân chứng, thông báo trọng tài tới các bên, ngơn ngữ trọng tài,... mà
cịn chỉ ra các quy tắc thành lập hội đồng trọng tài, thay thế trọng tài viên, trưng cầu
giám định hay ý kiến chuyên gia, khiếu nại về quyết định của trọng tài...
Nhìn một cách bao quát, để điều chỉnh tố tụng trọng tài, đại đa số pháp luật
các nước đều dựa trên nguyên tắc được ghi nhận trong Luật mẫu của UNCITRAL,
đó là: Tôn trọng sự thoả thuận của các bên tranh chấp hay sự tự chủ của các bên
tranh chấp (party autonomy). Điều 19.1 Luật mẫu quy định: “Theo quy định của
luật này, các bên được tự do thoả thuận về thủ tục mà hội đồng trọng tài phải thực
hiện khi tiến hành tố tụng”; và trong trường hợp khơng có thoả thuận của các bên
thì: “Hội đồng trọng tài có thể, theo quy định của luật này, tiến hành trọng tài theo
cách thức mà hội đồng trọng tài cho là thích hợp” (Điều 19.2).
Trong thực tế, các quy định về luật tố tụng trọng tài không chỉ ra cách thức
cụ thể để hội đồng trọng tài xác định quy tắc tố tụng trọng tài khi các bên đã không
làm việc này bởi điều đó là thật sự khó khăn nếu áp dụng cho tất cả các tranh chấp
với những tình tiết phức tạp khác nhau.
Mặc dù được tự do thoả thuận về luật điều chỉnh tố tụng trọng tài, các bên
cần hết sức lưu ý những quy định trong Luật trọng tài của nước nơi tiến hành trọng
tài đặc biệt là các quy định mang tính bắt buộc, bởi vì bất cứ sự không phù hợp nào
giữa quy tắc tố tụng được lựa chọn bởi các bên với các quy định mang tính bắt
buộc của nước nơi tiến hành trọng tài đều đe dọa tới sự vô hiệu của quyết định
trọng tài ở nước tiến hành trọng tài và những nước thành viên Công ước New York
1958. Điều V Công ước New York 1958 chỉ rõ: “Việc công nhận và thi hành quyết
định có thể bị từ chối, theo yêu cầu của bên phải thi hành, chỉ khi nào bên đỏ
chuyển tới cơ quan có thẩm quyền nơi việc cơng nhận và thi hành được yêu cầu,

bằng chứng rằng: quyết định chưa có hiệu lực ràng buộc đối với các bên, hoặc bị
huỷ hay đình hỗn bởi cơ quan có thẩm quyền của nước hoặc theo luật của nước
nơi quyết định được lập”.
2


Ở Việt Nam hiện nay, Luật trọng tài thương mại 2010 khơng có quy định trực
tiếp về luật điều chỉnh cho tố tụng trọng tài. Tuy nhiên, nếu căn cứ vào quy định tại
khoản 6 và khoản 7 Điều 3 thì có thể thấy, đối với vụ tranh chấp đưa ra giải quyết
tại tổ chức trọng tài, tố tụng trọng tài sẽ tuân theo quy tắc của tổ chức đó, cịn với
trọng tài vụ việc, các bên có quyền tự chủ trong việc quyết định về tố tụng trọng tài.
Khoản 4 Điều 55 Luật trọng tài thương mại 2010 cũng quy định: “Trình tự, thủ tục
tiến hành phiên họp giải quyết tranh chấp do quy tắc tổ tụng trọng tài của trung tâm
trọng tài quy định; đối với trọng tài vụ việc do các bên thoả thuận”.
Bên cạnh những quy định thể hiện quyền tự chủ của các bên, tương tự với
pháp luật nhiều nước, Luật trọng tài thương mại 2010 cũng có những quy định bắt
buộc mà các bên phải tuân thủ khi tiến hành tố tụng trọng tài tại Việt Nam như:
thoả thuận trọng tài phải được xác lập dưới dạng văn bản (khoản 2 Điều 16); thời
hiệu khởi kiện giải quyết tranh chấp bằng trọng tài (Điều 33); các trường hợp đình
chỉ giải quyết tranh chấp (Điều 59),...
3. Nguyên tắc áp dụng pháp luật trong tố tụng trọng tài
3.1. Chứng minh nội dung pháp luật cần áp dụng
Khi các bên, hoặc trọng tài đã xác định được một nguồn luật để điều chỉnh
nội dung của quan hệ tranh chấp thì vấn đề đặt ra là ai, các bên hay trọng tài, có
nghĩa vụ chứng minh nội dung của nguồn luật đó? Nếu như trong tố tụng tịa án,
nghĩa vụ chứng minh pháp luật nước ngoài đã được quy định khá rõ ràng tại Điều
481 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 thì khơng phải như vậy đối với tố tụng trọng
tài. Luật Trọng tài thương mại năm 2010 khơng có quy định nào về vấn đề này.
Thông thường, trong luật cũng như trong thực tiễn xét xử tại rất nhiều nước trên thế
giới, khi các bên được quyền chọn và đã chọn luật áp dụng thì chính các bên có

nghĩa vụ chứng minh nội dung của nguồn luật đó. Tuy nhiên, chúng tơi cho rằng sẽ
là không hợp lý khi buộc các bên chứng minh nội dung của nguồn luật áp dụng
được xác định bởi hội đồng trọng tài.
3.2. Không áp dụng pháp luật mà các bên lựa chọn
3


Chúng ta biết rằng trong tố tụng tòa án, tòa án của một quốc gia có thể khơng
áp dụng nguồn luật mà các bên lựa chọn hoặc được dẫn chiếu bởi quy phạm xung
đột khi hậu quả của việc áp dụng pháp luật đó trái với trật tự cơng (hay các nguyên
tắc cơ bản) của nước mình. Ở Việt Nam, khả năng loại trừ áp dụng pháp luật nước
ngoài này được quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 670 Bộ luật dân sự năm 2015.
Tuy nhiên, liệu trọng tài thương mại quốc tế có phải tính đến trật tự công hay
không? Luật Trọng tài thương mại năm 2010 của Việt Nam khơng có quy định về
vấn đề này.
Thực tế cho thấy trong đa số các trường hợp trọng tài sẽ áp dụng luật mà các
bên lựa chọn. Tuy nhiên, về mặt lý thuyết, liệu trọng tài có thể (và có nên quy định
cho phép trọng tài) khơng áp dụng pháp luật mà các bên đã lựa chọn mà áp dụng
một nguồn luật, hoặc một vài quy định trong nguồn luật của quốc gia khác, vì lý do
tơn trọng trật tự công của quốc gia này không? Câu hỏi đáng được đặt ra khi mà
pháp luật của các quốc gia có liên quan đến tranh chấp (đặc biệt nước nơi hợp đồng
được thực hiện và nước nơi phán quyết có thể sẽ phải được xin cơng nhận và thi
hành) có những quy định mệnh lệnh áp dụng bắt buộc. Đúng là trọng tài khơng có
một hệ thống luật nội dung để dựa vào, hoặc để tuân thủ, trừ các quy định về tố
tụng, và như vậy không phải tuân thủ các quy phạm mệnh lệnh về nội dung không
nằm trong nguồn luật mà các bên đã lựa chọn. Tuy nhiên, trong thực tế, trọng tài
thường xuyên phải tính đến các quy phạm mệnh lệnh bắt buộc của nước nơi phán
quyết sẽ phải được xin công nhận và cho thi hành, để đảm bảo phán quyết sẽ không
bị từ chối công nhận và thi hành theo Điều V Công ước New York 1958. Tuy nhiên,
luật không phải do các bên lựa chọn sẽ thường chỉ được áp dụng đối với một nội

dung cụ thể nào đó của quan hệ dẫn tới tranh chấp. Nói cách khác, luật mà các bên
lựa chọn khơng bị loại bỏ hồn tồn. Khi nhận thấy cần phải áp dụng một quy
phạm mệnh lệnh (và như vậy khơng áp dụng tồn bộ luật mà các bên đã lựa chọn),
trọng tài sẽ gặp một rủi ro liên quan đến công đoạn thi hành phán quyết. Cụ thể,
trọng tài là do các bên lựa chọn và chỉ giải quyết những nội dung mà các bên yêu
4


cầu. Nói cách khác, trọng tài phải tuân thủ sự lựa chọn của các bên, nhưng khi
không áp dụng luật mà các bên lựa chọn thì cũng có nghĩa là trọng tài đã không tôn
trọng sự lựa chọn của các bên và khi đó, trọng tài có nguy cơ bị coi là vi phạm tố
tụng, một trong những căn cứ để phán quyết bị hủy hoặc không được công nhận
theo Điều 5 Công ước New York. Mặc dù Điều V Công ước New York không quy
định minh thị về sự không áp dụng luật mà các bên đã lựa chọn là căn cứ để không
công nhận phán quyết, nhưng một bên có thể viện dẫn các quy định liên quan đến
trường hợp hội đồng trọng tài vượt quá thẩm quyền hoặc vi phạm tố tụng. Trong
thực tiễn có thể xảy ra các trường hợp sau: các bên đã lựa chọn luật áp dụng để giải
quyết tranh chấp của mình là luật nước X, nhưng trọng tài thấy nhất thiết phải áp
dụng một số quy định của pháp luật nước Y và vì vậy trọng tài đã áp dụng pháp luật
của nước Y. Khi đó việc áp dụng pháp luật nước Y có thể sẽ bị coi là lạm quyền
hoặc vi phạm tố tụng. Trường hợp thứ hai, cũng với tình huống trên, trọng tài quyết
định áp dụng pháp luật nước X như các bên đã lựa chọn (và như vậy tuân thủ hoàn
toàn quyền tự quyết của các bên), và không áp dụng pháp luật của nước Y, mặc dù
thấy cần phải áp dụng pháp luật nước Y. Khi đó, phán quyết của trọng tài có nguy
cơ sẽ khơng được cơng nhận và cho thi hành vì lý do trái với trật tự công của nước
Y.
Theo một nghiên cứu so sánh luật học, trong thực tiễn, khi rơi vào tình huống
như vậy, nhiều hội đồng trọng tài vẫn sẽ áp dụng pháp luật của nước Y nhưng trước
đó giải thích cho các bên về sự cần thiết áp dụng pháp luật của nước này và thường
không vấp phải sự phản đối của các bên (và khi đó sẽ khơng trở thành căn cứ để

phán quyết không được công nhận và cho thi hành).
KẾT LUẬN
Có thể thấy, Luật áp dụng trong tố tụng trọng tài là luật dùng để điều chỉnh
hoạt động của trọng tài trong quá trình xét xử tranh chấp giữa các bên trong giao
dịch thương mại quốc tế. Bằng cách chọn một tổ chức trọng tài, tuân thủ các quy
tắc tố tụng của tổ chức trọng tài đó các bên đã từ bỏ các quy tắc của luật trọng tài
được áp dụng tại nơi tiến hành tố tụng trọng tài, ngoại trừ những điều khoản và nội
5


dung mà luật nơi tiến hành tố tụng trọng tài bắt buộc các bên phải tuân thủ. Trong
hoạt động thương mại quốc tế, luật áp dụng cho tố tụng trọng tài thương mại quốc
tế được xác định dựa trên cơ sở thỏa thuận của các bên tranh chấp hoặc dựa vào
luật của nước nơi trọng tài tiến hành xét xử.

6


DANH MUC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật thương mại, Tập 2, nxb

2.

cơng an nhân dân, Hà Nội, 2019.
Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật thương mại quốc tế, nxb

3.


cơng an nhân dân, Hà Nội, 2021.
Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Tư pháp quốc tế, nxb cơng an

4.

nhân dân, Hà Nội, 2021.
PGS.TS. Ngơ Quốc Chiến – Nguyễn Hồng Anh, Trọng tài thương mại
quốc tế và vấn đề luật áp dụng, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp số 01

5.

(425), tháng 1/2021.
Nguyên tắc xác định luật áp dụng đối với quyết tranh chấp bằng trọng
tài, xem tại: truy

6.

cập ngày 09/05/2022.
Lựa chọn luật áp dụng trong trọng tài thương mại quốc tế, xem tại:
truy cập ngày 09/05/2022.

7



×