Đồ án tốt nghiệp
LỜI NÓI ĐẦU...................................................................................................................4
CHƯƠNG I. TỔNG QUAN VỀ ĐẤU THẦU LỰA CHỌN NHÀ THẦU TƯ VẤN....6
1. Khái niệm, mục đích, yêu cầu lựa chọn nhà thầu trong xây dựng...........................7
1.1. Khái niệm lựa chọn nhà thầu...................................................................................7
1.2. Mục đích lựa chọn nhà thầu....................................................................................7
1.3. Yêu cầu lựa chọn nhà thầu......................................................................................8
2. Hình thức lựa chọn nhà thầu.......................................................................................8
2.1. Đấu thầu rộng rãi.....................................................................................................8
2.2. Đấu thầu hạn chế...................................................................................................10
2.3. Chỉ định thầu.........................................................................................................10
2.4. Chào hàng cạnh tranh............................................................................................12
2.5. Mua sắm trực tiếp..................................................................................................13
2.6. Tự thực hiện..........................................................................................................14
2.7. Lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt........................................................14
2.8. Lựa chọn nhà thầu có sự tham gia thực hiện của cộng đồng.................................14
3. Phương thức lựa chọn nhà thầu................................................................................14
3.1. Phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ..............................................................14
3.2. Phương thức một giai đoạn hai túi hồ sơ...............................................................15
3.3. Phương thức hai giai đoạn một túi hồ sơ...............................................................15
3.4. Phương thức hai giai đoạn hai túi hồ sơ................................................................16
4. Nhà thầu tư vấn..........................................................................................................16
4.1. Khái niện chung về nhà thầu tư vấn......................................................................16
4.2. Hình thức áp dựng.................................................................................................17
4.3. Quy trình lựa chọn nhà thầu tư vấn.......................................................................19
1|Page
Đồ án tốt nghiệp
4.4. Hợp đồng tư vấn....................................................................................................26
CHƯƠNG II. LẬP HỒ SƠ DỰ THẦU GÓI THẦU TƯ VẤN KHẢO SÁT, THIẾT
KẾ BẢN VẼ THI CƠNG – DỰ TỐN.........................................................................38
1. Giới thiệu về dự án và gói thầu.................................................................................39
2. Nhiệm vụ khảo sát......................................................................................................41
3. Nhiệm vụ thiết kế.......................................................................................................41
4. Hồ sơ dự thầu gói thầu KS-TK.................................................................................42
4.1. Đề xuất kỹ thuật..................................................................................................43
4.1.1. Hồ sơ năng lực...............................................................................................43
4.1.2. Phương án khảo sát (Phương pháp luận khảo sát)..........................................53
4.1.3. Đề xuất thiết kế (Giải pháp thiết kế)...............................................................74
BẢNG TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN CƠNG VIỆC.........................................................84
4.2. Đề xuất tài chính..................................................................................................86
4.2.1. Cơ sở lý thuyết về lập dự tốn........................................................................86
4.2.2. Lập dự tốn cho gói thầu................................................................................91
BẢNG 1:TỔNG HỢP GIÁ DỰ THẦU KHẢO SÁT THIẾT KẾ.............................94
BẢNG 2: GIÁ DỰ THẦU KHẢO SÁT...................................................................95
BẢNG 3: ĐƠN GIÁ CHI TIẾT...............................................................................97
BẢNG 4: TỔNG HỢP VẬT LIỆU.........................................................................115
BẢNG 5: TỔNG HỢP NHÂN CÔNG...................................................................117
BẢNG 6: BẢNG TÍNH GIÁ CA MÁY.................................................................118
BẢNG 7: TỔNG HỢP CHI PHÍ CHO CHUYÊN GIA..........................................120
BẢNG 8: THÙ LAO CHO CHUYÊN GIA...........................................................121
BẢNG 9: PHÂN TÍCH CHI PHÍ THÙ LAO CHO CHUYÊN GIA......................123
BẢNG 10: CHI PHÍ KHÁC CHO CHUYÊN GIA................................................125
2|Page
Đồ án tốt nghiệp
CHƯƠNG III. LẬP DỰ TOÁN XÂY DỰNG CƠNG TRÌNH..................................127
1. Các thành phần chi phí............................................................................................128
1.1. Xác định chi phí xây dựng (GXD).........................................................................128
1.2. Xác định chi phí thiết bị (GTB).............................................................................128
1.3. Xác định chi phí quản lý dự án (GQLDA)...............................................................130
1.4. Xác định chi phí tư vấn đầu tư xây dựng (GTV)...................................................131
1.5. Xác định chi phí khác (GK)..................................................................................131
1.6. Xác định chi phí dự phịng (Gdp)..........................................................................132
2. Các bước lập dự tốn...............................................................................................136
3. Giới thiệu về dự án...................................................................................................137
4. Căn cứ lập dự tốn cơng trình.................................................................................138
4.1. Các căn cứ pháp lý..............................................................................................138
4.2. Đơn giá................................................................................................................139
5. Bảng dự tốn xây dựng cơng trình..........................................................................139
BẢNG 1: TỔNG HỢP DỰ TỐN XÂY DỰNG CƠNG TRÌNH..........................140
BẢNG 2: TỔNG HỢP CHI PHÍ THIẾT BỊ...........................................................143
BẢNG 3: TÍNH CHI PHÍ DỰ PHỊNG TRƯỢT GIÁ...........................................144
BẢNG 4: TỔNG HỢP DỰ TỐN CHI PHÍ XÂY DỰNG....................................145
BẢNG 5: TỔNG HỢP CHI TIẾT CHI PHÍ XÂY DỰNG.....................................146
BẢNG 6: ĐƠN GIÁ CHI TIẾT KHÔNG ĐẦY ĐỦ..............................................155
BẢNG 7: TỔNG HỢP GIÁ VẬT LIỆU ĐẾN HIỆN TRƯỜNG XÂY DỰNG......204
BẢNG 8: TỔNG HỢP NHÂN CƠNG...................................................................211
BẢNG 9: TÍNH GIÁ CA MÁY.............................................................................212
3|Page
Đồ án tốt nghiệp
LỜI NĨI ĐẦU
Giao thơng vận tải ln là một vấn đề quan trọng trong sự phát triển kinh tế - xã hội
của đất nước. Trong những năm gần đây, Nhà nước đã dành một lượng lớn vốn đầu tư
cho xây dựng giao thông. Do đặc thù của sản phẩm xây dựng giao thông là cố định, tồn
tại lâu dài theo thời gian, vốn đầu tư lớn, lại ứ đọng trong khoảng thời gian dài, chậm thu
hồi, nên công tác tổ chức xây dựng phải hợp lý để đảm bảo tiến độ thi cơng, chất lượng
cơng trình, giá thành hạ và an toàn lao động.
Trong nền kinh tế thị trường, với những cạnh tranh gay gắt hiện nay thì hình thức đấu
thầu rộng rãi ngày càng phát huy được những ưu việt của nó. Các gói thầu, dự án có thể
áp dụng đấu thầu rộng rãi như: lựa chọn nhà thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư
vấn, hàng hóa, xây lắp; lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư theo hình thức đối tác
cơng tư (PPP), dự án đầu tư có sử dụng đất…
Được sự giúp đỡ của các thầy cô trong Khoa Quản lý xây dựng, đặc biệt là sự giúp
đỡ tận tình của cơ cùng với vốn kiến thức lý thuyết đã học tập và nghiên cứu tại trường
Đại học Giao thông vận tải kết hợp với thực tiễn và tài liệu đã giúp em hoàn thành đề tài
“ LẬP HỒ SƠ DỰ THẦU GÓI THẦU KHẢO SÁT - THIẾT KẾ VÀ LẬP DỰ
TỐN CƠNG TRÌNH.”
Ngồi phần mục lục, lời nói đầu, đồ án tốt nghiệp bao gồm 3 phần :
Chương I: Tổng quan về đấu thầu lựa chọn nhà thầu tư vấn.
Chương II: Hồ sơ dự thầu của gói thầu: “ Tư vấn khảo sát, thiết kế bản vẽ thi cơng – dự
tốn dự án Cải tạo, nâng cấp ĐT.302B đoạn nút giao ĐT.302 đến cầu Tranh, tỉnh Vĩnh
Phúc.”
Chương III: Lập Dự tốn xây dựng cơng trình : “ Cơng trình: Nhà ở nhân viên – Khu
ĐTDL sinh thái FLC Sầm Sơn.”
Trong thời gian thực hiện em đã tổng hợp những hiểu biết của mình để hồn thành đồ
án tốt nghiệp, tuy vậy đồ án tố nghiệp của em khơng tránh khỏi những thiếu sót, em
mong được sự chỉ bảo, đánh giá của các thầy cô để em có thể hồn thiện kiến thức hơn
nữa và sau này có thể làm việc một cách hiệu quả.
Em xin chân thành cảm ơn cô giáo Cao Phương Thảo cùng các thầy cô Khoa Quản
lý xây dựng đã giúp đỡ, hướng dẫn em trong suốt thời gian thực hiện đề tài.
4|Page
Đồ án tốt nghiệp
Chương I. TỔNG QUAN VỀ ĐẤU THẦU
LỰA CHỌN NHÀ THẦU TƯ VẤN
5|Page
Đồ án tốt nghiệp
1. Khái niệm, mục đích, yêu cầu lựa chọn nhà thầu trong xây dựng.
1.1. Khái niệm lựa chọn nhà thầu
Lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng được thực hiện đối với các cơng việc,
nhóm cơng việc hoặc tồn bộ cơng việc lập quy hoạch chi tiết xây dựng, lập dự án đầu tư
xây dựng công trình, khảo sát, thiết kế, thi cơng xây dựng, giám sát và các hoạt động xây
dựng khác.
Đấu thầu là quá trình lựa chọn nhà thầu để ký kết và thực hiện hợp đồng cung cấp dịch
vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp; lựa chọn nhà đầu tư để ký kết
và thực hiện hợp đồng dự án đầu tư theo hình thức đối tác cơng tư, dự án đầu tư có sử
dụng đất trên cơ sở bảo đảm cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế.
Nhà thầu trong hoạt động đầu tư xây dựng là tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện năng lực
hoạt động xây dựng, năng lực hành nghề xây dựng khi tham gia quan hệ hợp đồng trong
hoạt động đầu tư xây dựng. Bao gồm : tổng thầu, nhà thầu chính, nhà thầu phụ.
- Tổng thầu xây dựng là nhà thầu ký kết hợp đồng trực tiếp với chủ đầu tư để nhận thầu
một, một số loại cơng việc hoặc tồn bộ cơng việc của dự án đầu tư xây dựng.
- Nhà thầu chính là nhà thầu chịu trách nhiệm tham dự thầu, đứng tên dự thầu và trực
tiếp ký, thực hiện hợp đồng nếu được lựa chọn. Nhà thầu chính có thể là nhà thầu độc
lập hoặc thành viên của nhà thầu liên danh.
- Nhà thầu phụ tham gia thực hiện gói thầu theo hợp đồng được ký với nhà thầu chính.
1.2. Mục đích lựa chọn nhà thầu
Mục đích lựa chọn nhà thầu nhằm chọn được nhà thầu (thầu chính, tổng thầu, thầu
phụ) có đủ điều kiện năng lực hoạt dộng xây dựng, năng lực hành nghề xây dựng phù hợp
với loại và cấp cơng trình, đáp ứng các yêu cầu của bên mời thầu để thực hiện gói thầu
của các dự án thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Đấu thầu trên cơ sở cạnh tranh, công
bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế.
Mục đích của đấu thầu.
Đấu thầu trong hoạt động xây dựng là quá trình cạnh tranh giữa các nhà thầu nhằm xác
định được người nhận thầu thi cơng cơng trình đảm bảo các yêu cầu kinh tế – kỹ thuật đặt
ra đối với việc xây dựng cơng trình.
u cầu đặt ra đối với quá trình đấu thầu (quá trình mua bán) phải có sự cạnh tranh
lành mạnh giữa những người bán sao cho người mua tìm được người bán sẵn sàng cung
ứng sản phẩm đảm bảo chất lượng theo yêu cầu với giá cả hợp lý nhất.
6|Page
Đồ án tốt nghiệp
Công tác đấu thầu được thực hiện nhằm mục đích đám bảo sự cạnh tranh cơng khai,
lành mạnh và bình đẳng giữa các nhà thầu nhằm tạo cơ hội nhận hợp đồng trên cơ sở đáp
ứng yêu cầu của Chủ đầu tư trong hồ sơ mời thầu.
Như vậy có thể nói rằng mục đích của cơng tác tư vấn đấu thầu xây dựng chính là chất
lượng, giá thành, tiến độ xây lắp, an tồn… của cơng trình tương lai.
1.3. Yêu cầu lựa chọn nhà thầu
Việc lựa chọn nhà thầu phải bảo đảm những yêu cầu sau đây:
- Đáp ứng được hiệu quả của dự án đầu tư xây dựng cơng trình;
- Chọn được nhà thầu có đủ điều kiện năng lực hoạt động xây dựng, năng lực hành nghề
xây dựng phù hợp, có giá dự thầu hợp lý;
- Khách quan, công khai, công bằng, minh bạch;
- Người quyết định đầu tư, chủ đầu tư xây dựng công trình có quyền quyết định hình
thức lựa chọn nhà thầu.
Yêu cầu đối với đấu thầu trong hoạt động xây dựng:
Đấu thầu trong hoạt động xây dựng để lựa chọn được nhà thầu phù hợp nhằm đảm bảo
tính cạnh tranh;
Đấu thầu chỉ được thực hiện khi đã xác định được nguồn vốn để thực hiện công việc;
Không được kéo dài thời gian thực hiện đấu thầu để đảm bảo tiến độ, hiệu quả quản lý
dự án xây dựng cơng trình;
Bên trúng thầu phải có phương án kỹ thuật, cơng nghệ tối ưu, có giá dự thầu hợp lý;
Khơng được sử dụng tư cách pháp nhân của tổ chức khác để tham gia dự thầu; dàn
xếp, mua, bán thầu; dùng ảnh hưởng của mình làm sai lệch kết quả đấu thầu hoặc bỏ thầu
dưới giá thành xây dựng cơng trình.
2. Hình thức lựa chọn nhà thầu
(Theo luật đấu thầu 43/2013/QH13 và nghị định 63/2014/NĐ-CP)
2.1. Đấu thầu rộng rãi
Khái niệm
Đấu thầu rộng rãi là hình thức lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư trong đó khơng hạn chế
số lượng nhà thầu, nhà đầu tư tham dự. Bên nhà thầu phải thông báo công khai trên các
7|Page
Đồ án tốt nghiệp
phương tiện thông tin đại chúng tối thiểu là 10 ngày trước khi phát hành hồ sơ mời thầu
và ghi rõ các điều kiện, thời gian dự thầu. Bên mời thầu phải cung cấp hồ sơ mời thầu
cho các nhà thầu có nhu cầu tham gia đấu thầu. Trong hồ sơ mời thầu không được nêu bất
cứ điều kiện nào nhằm hạn chế sự tham gia của nhà thầu hoặc tạo lợi thế cho một hoặc
một số nhà thầu gây ra sự cạnh tranh khơng bình đẳng.
Đối với những gói thầu lớn, phức tạp về cơng nghệ và kĩ thuật, bên mời thầu phải tiến
hành sơ tuyển để lựa chọn nhà thầu có đủ tư cách và năng lực tham gia đấu thầu. Với
hình thức này, bên mời thầu sẽ có nhiều cơ hội hơn trong lựa chọn nhà thầu do số lượng
nhà thầu tham gia nhiều.
Đấu thầu rộng rãi giúp công ty dễ dàng nhận biết được thơng tin, vừa có thể dễ dàng
tham gia vào đấu thầu, bên cạnh đó đấu thầu rộng rãi đã tạo ra một sự cạnh tranh rất gay
gắt bởi có rất nhiều đơn vị cùng tham gia vào đấu thầu. Tuy nhiên hình thức này cũng
đem lại một số khó khăn cho bên mời thầu như phải quản lý hồ sơ với số lượng lớn, chi
phí cho hoạt động đấu thầu lớn, thời gian để hồn thành cơng tác tổ chức đấu thầu dài...
Mặt khác, chi phí đấu thầu cũng rất tốn kém.
Nên để khắc phục tình trạng này một số chủ thể thường tiến hành sơ tuyển nhà thầu
trước khi đấu thầu. Theo đó, những nhà thầu nào đáp ứng đủ điều kiện sơ tuyển do bên
mời thầu đặt ra mới lọt vào danh sách mời thầu chính thức. Dựa vào yếu tố này, có thể
chia đấu thẩu rộng rãi thành 2 loại: đấu thầu rộng rãi có sơ tuyển và đấu thẩu rộng rãi
khơng có sơ tuyển.
Phạm vi áp dụng
Được áp dụng cho các gói thầu, dự án:
- Lựa chọn nhà thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, hàng hóa, xây lắp (đối
với : dự án đầu tư phát triển sử dụng vốn nhà nước; của doanh nghiệp nhà nước; dự án
có 30% trở lên vốn nhà nước hoặc trên 500 tỷ trong tổng mức đầu tư; mua sắm sử
dụng vốn nhà nước, mua hàng dự trữ quốc gia, mua thuốc, vật tư y tế sử dụng vốn nhà
nước, nguồn quỹ bảo hiểm y tế, nguồn thu hợp pháp khác của cơ sở y tế công lập).
8|Page
Đồ án tốt nghiệp
- Lựa chọn nhà thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, phi tư vấn, hàng hóa trên lãnh thổ Việt
Nam để thực hiện dự án đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của doanh nghiệp Việt Nam mà
dự án đó sử dụng vốn nhà nước từ 30% trở lên hoặc trên 500 tỷ trong tổng mức đầu tư.
- Lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư theo hình thức đối tác cơng tư (PPP), dự
án đầu tư có sử dụng đất.
- Lựa chọn nhà thầu trong lĩnh vực dầu khí. Trừ việc lựa chọn nhà thầu cung cấp dịch vụ
dầu khí liên quan trực tiếp đến hoạt động tìm kiếm thăm dị, phát triển mỏ và khai thác
dầu khí theo quy định của pháp luật về dầu khí.
2.2. Đấu thầu hạn chế
Khái niệm
Là hình thức lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư trong đó hạn chế số lượng nhà thầu, nhà
đầu tư (tối thiểu là 5) có đủ năng lực tham dự. Danh sách nhà thầu, nhà đầu tư tham dự
phải được người có thẩm quyền hoặc cấp có thẩm quyền chấp thuận. Đấu thầu công khai,
phải minh bạch và công bằng.
Phạm vi áp dụng
Đấu thầu hạn chế được áp dụng trong trường hợp gói thầu có yêu cầu cao về kỹ thuật
hoặc kỹ thuật có tính đặc thù mà chỉ có một số nhà thầu đáp ứng yêu cầu của gói thầu.
2.3. Chỉ định thầu
Khái niệm
Chỉ định thầu là hình thức chọn trực tiếp nhà thầu, nhà đầu tư đáp ứng yêu cầu của gói
thầu để thương thảo hợp đồng.
Chỉ định thầu đối được áp dụng trong các trường hợp sau
Phạm vi áp dụng
Gói thầu cần thực hiện để khắc phục ngay hoặc để xử lý kịp thời hậu quả gây ra do sự
cố bất khả kháng;
Gói thầu cần thực hiện để đảm bảo bí mật nhà nước;
Gói thầu cần triển khai ngay để tranh gây ra nguy hại trực tiếp đến tính mạng, sức
khỏe và tài sản của cộng đồng dân cư trên địa bàn hoặc không ảnh hưởng nghiêm trọng
đến cơng trình liền kề;
9|Page
Đồ án tốt nghiệp
Gói thầu mua thuốc, hóa chất, vật tư, thiết bị y tế triển khai cơng tác phịng, chống
dịch bệnh trong trường hợp cấp bách;
Gói thầu cấp bách cần phải triển khai nhằm mục tiêu bảo đảm chủ quyển quốc gia,
biên giới quốc gia, hải đảo;
Gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn lập báo cáo nghiên cứu khả thi, thiết kế xây dựng
được chỉ định cho tác giả của thiết kế kiến trúc cơng trình trúng tuyển hoặc được tuyển
chọn khi tác giả có đủ điều kiện năng lực theo quy định;
Gói thầu thi cơng xây dựng tượng đài, phù điêu, tranh hoành tráng, tác phẩm nghệ
thuật gắn với quyền tác giả từ khâu sáng tác đến thi cơng cơng trình;
Gói thầu di dời các cơng trình hạ tầng kỹ thuật do một đơn vị chuyên ngành trực tiếp
quản lý để phục vụ cơng tác giải phịng mặt bằng;
Gói thầu rà phá bom, mìn, vật nổ để chuẩn bị mặt bằng thi cơng xây dựng cơng trình;
Gói thầu cung cấp sản phẩm dịch vụ cơng, gói thầu có giá gói thầu trong hạn mức.
Điều kiện áp dụng
Trừ sự cố bất khả kháng do thiên tai, dịch họa, sự cố cần khắc phục ngay thì khi thực hiện
chỉ định thầu đối với các gói thầu cần đáp ứng đủ các điều kiện sau:
-
Có quyết định đầu tư được phê duyệt, trừ gói thầu tư vấn chuẩn bị dự án;
Có kế hoạch lựa chọn nhà thầu được phê duyệt;
Đã được bố trí vốn theo yêu cầu tiến độ thực hiện gói thầu;
Có dự tốn được duyệt theo quy định, trừ trường hợp đối với gói thầu EP, EC, EPC,
gói thầu chìa khóa trao tay;
- Có thời gian thực hiện chỉ định thầu kể từ ngày phê duyệt hồ sơ yêu cầu đến ngày ký
kết hợp đồng không quá 45 ngày; trường hợp gói thầu có quy mơ lớn, phức tạp không
quá 90 ngày;
- Nhà thầu được đề nghị chỉ định thầu phải có tên trong cơ sở dữ liệu và nhà thầu của cơ
quan quản lý nhà nước về hoạt động đấu thầu.
Hạn mức áp dụng
Không quá 500 triệu đối với gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, dịch
vụ công;
Không quá 1 tỷ đối với gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp, hỗ hợp, mua thuốc, vật tư
y tế, sản phẩm cơng;
Khơng q 100 triệu đối với gói thầu thuộc dự án mua sắm thường xuyên.
10 | P a g e
Đồ án tốt nghiệp
Chỉ định thầu đối với nhà đầu tư
Chỉ có một nhà đâu tư đăng ký thực hiện;
Chỉ có một nhà đầu tư có khả năng thực hiện do liên quan đến sở hữu trí tuệ, bí mật
thương mại, công nghệ hoặc thu xếp vốn;
Nhà đầu tư đề xuất dự án đáp ứng yêu cầu thực hiện dự án khả thi và hiệu quả cao nhất
theo quy định của chính phủ.
2.4. Chào hàng cạnh tranh
Khái niệm
Hình thức này được áp dụng cho những gói thầu mua sắm hàng hóa có giá trị dưới hạn
(dưới 2 tỷ đồng). Mỗi gói thầu phải có ít nhất 3 chào hàng của 3 nhà thầu khác nhau trên
cơ sở yêu cầu chào hàng của bên mời thầu.
Việc gửi chào hàng có thể được thực hiện bằng cách gửi trực tiếp, bằng fax, bằng
đường bưu điện hoặc bằng các phương tiện khác. Gói thầu áp dụng hình thức này thường
có sản phẩm cụ thể, đơn vị trúng thầu thường là đơn vị đưa ra giá có giá trị thấp nhất,
khơng thương thảo về giá.
Phạm vi áp dụng
Đối với gói thầu có giá trị quy định trong hạn mức theo quy định chính phủ và thuộc
một trong các trường hợp sau:
- Gói thầu dịch vụ phi tư vấn thơng dụng, đơn giản;
- Gói thầu mua sắm hàng hóa thơng dụng, sẵn có trên thị trường với tính kỹ thuật được
tiêu chuẩn hóa và tương đương nhau về chất lượng;
- Gói thầu xây lắp cơng trình đơn giản đã có thiết kế bản vẽ thi công được phê duyệt.
Điều kiện áp dụng
Có kế hoạch lựa chọn nhà thầu được phê duyệt;
Có dự toán được phê duyệt theo quy định;
Đã được bố trí vốn theo u cầu tiến độ thực hiện gói thầu.
Hạn mức áp dụng
Khơng q 200 triệu đồng đói với gói thầu mua sắm thường xuyên;
11 | P a g e
Đồ án tốt nghiệp
Không quá 500 triệu đồng đối với gói thầu dịch vụ phi tư vấn thơng dụng, đơn giản;
Khơng q 1 tỷ đồng đối với gói thầu mua sắm hàng hóa thơng dụng, sẳn có trên thị
trường với đặc tính kỹ thuật được tiêu chuẩn hóa và tương đương nhau về chất lượng; gói
thầu xây lắp cơng trình đơn giản đã có thiết kế bản vẽ thi cơng được phê duyệt.
2.5. Mua sắm trực tiếp
Phạm vi áp dụng
Đối với gói thầu mua sắm hàng hóa tương tự thuộc cùng một dự án, dự toán mua sắm
hoặc thuộc dự án dự toán mua sắm khác.
Điều kiện áp dụng
Nhà thầu đã trúng thầu thông qua đấu thầu rộng rãi hoặc đấu thầu hạn chế và ký hợp
đồng thực hiện gói thầu trước đó;
Gói thầu có nội dung, tính chất tương tự và quy mô nhỏ hơn 130% so với gói thầu đã
ký hợp đồng trước đó;
Đơn giá của các phần việc thuộc gói thầu áp dụng mua sắm trực tiếp không được vượt
quá đơn giá của các phần việc tương ứng thuộc gói thầu tương tự đã ký hợp đồng trước
đó;
Thời hạn từ khi ký hợp đồng của gói thầu trước đó đến ngày phê duyệt kết quả mua
sắm trực tiếp không vượt quá 12 tháng;
Trường hợp nhà thầu thực hiện hợp đồng trước đó khơng có khả năng tiếp tục thực
hiện gói thầu mua sắm trực tiếp thì áp dụng mua sắm trực tiếp đối với nhà thầu khác nếu
đáp ứng các yêu cầu về năng lực kinh nghiệm, kỹ thuật và giá theo hồ sơ mời thầu và kết
quả lựa chọn nhà thầu trước đó.
2.6. Tự thực hiện
Được áp dụng đối với gói thầu thuộc dự án, dự toán mua sắm trong trường hợp tổ chức
trực tiếp quản lý, sử dụng gói thầu có năng lực kỹ thuật, tài chính và kinh nghiệm đáp
ứng yêu cầu của gói thầu.
2.7. Lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt
12 | P a g e
Đồ án tốt nghiệp
Trường hợp gói thầu thuộc dự án xuất hiện các điều kiện đặc thù, riêng biệt mà khơng
thể áp dụng các hình thức lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư theo các hình thức khác.
2.8. Lựa chọn nhà thầu có sự tham gia thực hiện của cộng đồng
Phạm vi áp dụng:
-
Gói thầu thuộc chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình hỗ trợ xóa đói giảm
nghèo cho các huyện, xã miền núi, vùng sâu, vùng xa, hải đảo, vùng kinh tế - xã hội đặc
biệt khó khăn;
- Gói thầu có quy mơ nhỏ mà cộng đồng dân cư, tổ chức, nhóm thợ tại địa phương
có thể đảm nhiệm.
3. Phương thức lựa chọn nhà thầu
(Căn cứ theo luật đấu thầu 43/2013/QH13)
3.1. Phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ
Phạm vi áp dụng
Là phương thức trong đó việc mở thầu được tiến hành một lần đối với toàn bộ hồ sơ
dự thầu, hồ sơ đề xuất.
Áp dụng trong các trường hợp
Đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế đối với gói thầu cung cấp dịch vụ phi tư vấn; gói
thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp, hỗ hợp có quy mơ nhỏ;
Chào hàng cạnh tranh đối với gói thầu cung cấp dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa,
xây lắp;
Chỉ định thầu đối với gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, mua sắm
hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp và mua sắm trực tiếp đối với gói thầu mua sắm hàng hóa; chỉ
định thầu đối với lựa chọn nhà đầu tư.
Thủ tục: Nhà thầu, nhà đầu tư nộp hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất gồm đề xuất về kỹ
thuật và đề xuất về tài chính theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu.
Quy trình thực hiện
13 | P a g e
Đồ án tốt nghiệp
Nhà thầu, nhà đầu tư nộp hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuẩt (gồm đề xuất kỹ thuật và đề
xuất tài chính) theo yêu cầu hồ sơ mời thầu hồ sơ yêu cầu trong cùng một túi hồ sơ.
Việc mở thầu sẽ tiến hành một lần đối với toàn bộ hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất.
3.2. Phương thức một giai đoạn hai túi hồ sơ
Phạm vi áp dụng
Đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế đối với gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ
phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp;
Đấu thầu rộng rãi với lựa chọn nhà đầu tư.
Quy trình thực hiện
Nhà thầu nộp đồng thời hồ sơ đề xuất về kỹ thuật và tài chính riêng biệt theo yêu cầu
hồ sơ mời thầu.
Việc mở thầu được tiến hành hai lần. Hồ sơ đề xuất về kỹ thuật sẽ được mở ngay sau
thời điểm đóng thầu. Nhà thầu, nhà đầu tư đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật sẽ được mở hồ sơ
đề xuất về tài chính để đánh giá.
3.3. Phương thức hai giai đoạn một túi hồ sơ
Phạm vi áp dụng
Đấu thầu rộng rãi, đầu thầu hạn chế đối với gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp, hỗn
hợp có quy mơ lớn, phức tạp.
Quy trình thực hiện
Quy trình thực hiện được chia thành hai giai đoạn sau :
- Giai đoạn 1: nhà thầu nộp đề xuất về kỹ thuật, phương án tài chính theo yêu cầu của hồ
sơ mời thầu nhưng chưa có giá dự thầu. Trên cơ sở trao đổi với từng nhà thầu tham gia
giai đoạn này sẽ xác định hồ sơ mời thầu giai đoạn hai.
- Giai đoạn 2: nhà thầu đã tham gia giai đoạn một được mời nộp hồ sơ dự thầu, hồ sơ dự
thầu bao gồm đề xuất về kỹ thuật và đề xuất về tài chính theo yêu cầu của hồ sơ mời
thầu giai đoạn hai. Trong đó có giá dự thầu và bảo đảm dự thầu.
3.4. Phương thức hai giai đoạn hai túi hồ sơ
Phạm vi áp dụng
14 | P a g e
Đồ án tốt nghiệp
Được áp dụng trong trường hợp đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế, đối với gói thầu
mua sắm hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp có kỹ thuật, cơng nghệ mới, phức tạp, có tính đặc
thù.
Quy trình thực hiện
Quy trình thực hiện được chia thành hai giai đoạn sau :
- Giai đoạn 1: nhà thầu nộp đồng thời hồ sơ đề xuất về kỹ thuật và hồ sơ đề xuất về tài
chính riêng biệt theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu. Hồ sơ đề xuất về kỹ thuật sẽ được
mở ngay sau thời điểm đóng thầu. Trên cơ sở đánh giá đề xuất về kỹ thuật của các nhà
thầu trong giai đoạn này sẽ xác định các nội dung hiệu chỉnh về kỹ thuật so với hồ sơ
mời thầu và danh sách nhà thầu đáp ứng yêu cầu mời tham dự giai đoạn hai. Hồ sơ đề
xuất tài chính sẽ được mở ở giai đoạn hai.
- Giai đoạn 2: các nhà thầu đáp ứng yêu cầu trong giai đoạn một được mời nộp hồ sơ dự
thầu. Hồ sơ dự thầu bao gồm đề xuất về kỹ thuật và đề xuất về tài chính theo yêu cầu
của hồ sơ mời thầu giai đoạn hai tương ứng với nội dung hiệu chỉnh về kỹ thuật trong
giai đoạn này hồ sơ đề xuất về tài chính đã nộp trong giai đoạn một sẽ được mở đồng
thời với hồ sơ dự thầu giai đoạn hai để đánh giá.
4. Nhà thầu tư vấn
4.1. Khái niện chung về nhà thầu tư vấn
4.1.1. Khái niệm
Nhà thầu tư vấn xây dựng là một loại hình tư vấn đa dạng trong cơng nghiệp xây dựng,
kiến trúc, quy hoạch đơ thị và nơng thơn… có quan hệ chặt chẽ với tư vấn đầu tư, thực
hiện phần việc tư vấn tiếp nối sau việc của tư vấn đầu tư. Sản phẩm của ngành Tư Vấn
xây dựng là sản phẩm “chát xám” được thể hiện trên các bản báo cáo, các bản vẽ thiết kế,
quy hoạch của các dự án.
Nhà thầu tư vấn tham gia giúp chủ đầu tư trong các dự án từ khi bắt đầu Dự Án đến
khi kết thúc Dự Án, từ khâu lập dự án đến khảo sát, thiết kế các cơng trình cho đến khâu
15 | P a g e
Đồ án tốt nghiệp
giám sát nhà thầu thực hiện dự án, mua sắm trang thiết bị, nghiệm thu bàn giao đưa cơng
trình vào sử dụng.
4.1.2. Các loại hình dịch vụ tư vấn trong xây dựng
(Luật đấu thầu số 43/2013/QH13.)
Dịch vụ tư vấn là một hoặc một số hoạt động bao gồm: lập, đánh giá báo cáo quy
hoạch, tổng sơ đồ phát triển, kiến trúc; khảo sát, lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, báo
cáo nghiên cứu khả thi, báo cáo đánh giá tác động môi trường; khảo sát, lập thiết kế, dự
toán; lập hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu; đánh
giá hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất; thẩm tra, thẩm định;
giám sát; quản lý dự án; thu xếp tài chính; kiểm tốn, đào tạo, chuyển giao cơng nghệ;
các dịch vụ tư vấn khác.
4.2. Hình thức áp dựng
(Luật đấu thầu số 43/2013/QH13.)
Đối với các gói thầu dịch vụ tư vấn thuộc dự án có sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính
thức, vốn vay ưu đãi phát sinh từ điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế giữa Việt Nam với
nhà tài trợ.
Hợp đồng tư vấn xây dựng gồm: tư vấn khảo sát xây dựng, tư vấn lập Báo cáo nghiên
cứu khả thi đầu tư xây dựng, tư vấn thiết kế xây dựng cơng trình, tư vấn giám sát thi cơng
xây dựng cơng trình (sau đây gọi chung là tư vấn xây dựng) thuộc các dự án đầu tư xây
dựng (bao gồm cả hợp đồng xây dựng giữa nhà đầu tư thực hiện dự án đối tác công tư
PPP với nhà thầu thực hiện các gói thầu của dự án) sau:
- Dự án đầu tư xây dựng của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị- xã
hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã
hội, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân, đơn vị sự nghiệp công lập.
- Dự án đầu tư xây dựng của doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn nhà nước từ
30% trở lên.
- Dự án đầu tư xây dựng khơng thuộc hai nhóm dự án trên có sử dụng vốn nhà nước,
vốn của doanh nghiệp nhà nước từ 30% trở lên hoặc dưới 30% nhưng trên 500 tỷ đồng
trong tổng mức đầu tư của dự án.
16 | P a g e
Đồ án tốt nghiệp
Đối với hợp đồng tư vấn xây dựng thuộc các dự án sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính
thức (ODA), nếu điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có những quy định khác
với quy định của Luật đấu thầu số 43/2013/QH13 thì thực hiện theo các quy định của
điều ước quốc tế đó.
Chỉ định thầu đối với gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn không quá 500 triệu đồng. Đối
với các dự án giá trị gới tư vấn ≥ 500 triệu thì thực hiện đấu thầu theo các hình thức đầu
thầu trên, sao cho phù hợp với điều kiện, tính chất của cơng trình.
4.3. Quy trình lựa chọn nhà thầu tư vấn
( áp dụng cho phương thức một giai đoạn hai túi hồ sơ).
Quy trình được thể hiện qua 7 bước: (Căn cứ theo nghị định 63/2014/NĐ-CP)
4.3.1. Chuẩn bị lựa chọn nhà thầu
4.3.1.1. Lựa chọn danh sách ngắn
Căn cứ quy mơ, tính chất của gói thầu, có thể áp dụng thủ tục lựa chọn danh sách ngắn
nhằm lựa chọn các nhà thầu có đủ năng lực và kinh nghiệm theo yêu cầu của gói thầu để
mời tham gia đấu thầu. Việc áp dụng thủ tục lựa chọn danh sách ngắn do người có thẩm
quyền quyết định và phải được ghi rõ trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu.
4.3.1.2. Lập hồ sơ mời thầu
Căn cứ lập
Quyết định phê duyệt dự án hoặc giấy chứng nhận tư đối với dự án; đối với gói thầu
cần thực hiện trước khi có quyết định phê duyệt dự án thì căn cứ theo quyết định của
người đứng đầu Chủ đầu tư hoặc người đứng đầu đơn vị được giao nhiệm vụ chuẩn bị dự
án trong trường hợp chưa xác định được chủ đầu tư;
Kế hoạch lựa chọn nhà thầu được phê duyệt;
Các quy định của pháp luật về đấu thầu và các quy định của pháp luật liên quan; điều
ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế (nếu có) đối với dự án sử dụng vốn hỗ trợ pháp triển
chính thức, vốn vay ưu đãi;
Các chính sách của nhà nước về thuế, phí, ưu đãi trong lựa chọn nhà thầu và các quy
định khác liên quan.
Tiêu chuẩn đánh giá
17 | P a g e
Đồ án tốt nghiệp
(Nghị định 63/2014/NĐ-CP.)
a. Tiêu chuẩn đánh giá về kỹ thuật
Sử dụng phương pháp chấm điểm để đánh giá theo thang điểm 100 hoặc 1000 cụ thể:
- Kinh nghiệm và năng lực nhà thầu: 10% - 20% tổng số điểm;
18 | P a g e
Đồ án tốt nghiệp
-
Giải pháp và phương pháp luận để thực hiện gói thầu : 30% - 40% tổng số điểm;
Nhân sự để thực hiện gói thầu: 50% - 60% tổng số điểm;
Tổng tỷ trọng điểm của các nội dung trên bằng 100%;
Hồ sơ đề xuất kỹ thuật được đánh giá đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật khi có điểm về kỹ
thuật không thấp hơn 70% (80% đối với gói thầu tư vấn có yêu cầu kỹ thuật cao, đặc
thù) tổng số điểm và điểm của từng nội dung yêu cầu về kinh nghiệm và năng lực, về
giải pháp và phương pháp luận, về nhân sự không thấp hơn 60% (70% đối với gói thầu
tư vấn có yêu cầu kỹ thuật cao, đặc thù) điểm tối đa của nội dung đó.
b. Tiêu chuẩn đánh giá về giá
Phương pháp 1: Xác định giá thấp nhất
- Xác định giá dự thầu;
- Sửa lỗi;
- Hiệu chỉnh sai lệch;
- Trừ giá trị giảm giá (nếu có);
- Chuyển đổi giá dự thầu sang một đồng tiền chung( nếu có);
- Xác định giá trị ưu đãi ( nếu có);
- So sánh giữa các hồ sơ dự thầu để xác định giá thấp nhất.
Phương pháp 2: Xác định giá cố định
- Xác định giá dự thầu;
- Sửa lỗi;
- Hiệu chỉnh sai lệch;
- Trừ giá trị giảm giá (nếu có);
- Chuyển đổi giá dự thầu sang một đồng tiền chung (nếu có);
- Xác định giá đề nghị trúng thầu khơng vượt giá gói thầu đã được xác định cụ thể và cố
định trong hồ sơ mời thầu.
Phương pháp 3: Tiêu chuẩn đánh giá tổng hợp
Xác định điểm giá: sử dụng thang điểm 100 hoặc 1.000 thống nhất với thang điểm về
kỹ thuật. Điểm giá được xác định như sau:
Điểm giá đang xét =
Gthấp nhất x (100 hoặc 1.000)
Gđang xét
Trong đó:
+ Điểm giáđang xét: Điểm giá của hồ sơ đề xuất về tài chính đang xét;
+ Gthấp nhất: Giá dự thầu sau sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch, trừ đi giá trị giảm giá (nếu có)
thấp nhất trong số các nhà thầu được đánh giá chi tiết về tài chính;
19 | P a g e
Đồ án tốt nghiệp
+ Gđang xét: Giá dự thầu sau sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch, trừ đi giá trị giảm giá (nếu có) của
hồ sơ đề xuất về tài chính đang xét.
Xác định điểm tổng hợp
Điểm tổng hợp được xác định theo công thức sau đây:
Điểm tổng hợpđangxét = K x Điểm kỹ thuậtđangxét + G x Điểm giáđangxét
Trong đó:
+ Điểm kỹ thuậtđang xét: Là số điểm được xác định tại bước đánh giá về kỹ thuật;
+ Điểm giáđang xét: Là số điểm được xác định tại bước đánh giá về giá;
+ K: Tỷ trọng điểm về kỹ thuật quy định, trong thang điểm tổng hợp, chiếm tỷ lệ từ 70%
đến 80%;
+ G: Tỷ trọng điểm về giá quy định trong thang điểm tổng hợp, chiếm tỷ lệ từ 20% đến
30%;
+ K + G= 100%.
Thẩm định hồ sơ mời thầu
- Thẩm định hồ sơ mời thầu theo quy định.
- Việc phê duyệt hồ sơ mời thầu phải bằng văn bản và căn cứ vào tờ trình phê duyệt,
báo cáo thẩm định hồ sơ mời quan tâm.
4.3.2. Tổ chức lựa chọn nhà thầu
4.3.2.1. Mời thầu
Gửi thư mời thầu đến các nhà thầu có tên trong danh sách ngắn;
Thơng báo mời thầu được áp dụng đối với trường hợp không tiến hành thủ tục lựa
chọn danh sách ngắn và bên mời thầu có trách nhiệm đăng tải thơng tin liên quan lên hệ
thống mạng đấu thầu quốc gia hoặc báo đấu thầu theo quy định của luật đấu thầu.
4.3.2.2. Phát hành, sửa lỗi, làm rõ hồ sơ mời thầu
Hồ sơ mời thầu được phát hành cho các nhà thầu tham gia rộng rãi hoặc cho các nhà
thầu có tên trong danh sách ngắn.
Sửa đổi hồ sơ mời thầu sau khi phát hành, bên mời thầu phải gửi quyết định sửa đổi
kèm theo nội dung sửa đổi đến các nhà thầu các nhà thầu đã mua hoặc nhận hồ sơ mời
thầu.
Trường hợp cần làm rõ hồ sơ mời thầu thì nhà thầu phải gửi đề nghị đến bên mời thầu.
4.3.2.3. Chuẩn bị, nộp, tiếp nhận, quản lý, sửa đổi, rút hồ sơ dự thầu
Nhà thầu chịu trách nhiệm chuẩn bị và nộp hồ sơ dự thầu theo yêu cầu hồ sơ mời thầu.
20 | P a g e
Đồ án tốt nghiệp
Bên mời thầu tiếp nhận và quản lý hồ sơ dự thầu đã nộp theo chế độ quản lý hồ sơ mật
cho đến khi công khai kết quả lựa chọn nhà thầu.
Khi muốn sửa đổi hoặc rút hồ sơ dự thầu đã nộp, nhà thầu phải có văn bản sửa đề nghị
gửi đến bên mời thầu trước thời điểm đóng thầu.
Bên mời thầu phải tiếp nhận hồ sơ dự thầu của tất cả các nhà thầu đã nộp hồ sơ dự
thầu trước thời điểm đóng thầu kể cả trường hợp nhà thầu tham dự không mua hoặc chưa
nhận hồ sơ mời thầu trực tiếp từ bên mời thầu. Trường hợp chưa mua hồ sơ mời thầu thì
nhà thầu phải trả cho bên mời thầu một khoản tiền bằng giá bán hồ sơ mời thầu trước khi
nộp hồ sơ dự thầu.
4.3.2.4. Đóng thầu và mở hồ sơ đề xuất kỹ thuật
Mở hồ sơ đề xuất về kỹ thuật: Việc mở hồ sơ đề xuất về kỹ thuật phải được tiến hành
cơng khai và bắt đầu ngay trong vịng 01 giờ, kể từ thời điểm đóng thầu. Chỉ tiến hành
mở hồ sơ đề xuất về kỹ thuật mà bên mời thầu nhận được trước thời điểm đóng thầu theo
yêu cầu của hồ sơ mời thầu trước sự chứng kiến của đại diện các nhà thầu tham dự lễ mở
thầu, khơng phụ thuộc vào sự có mặt hay vắng mặt của các nhà thầu;
Việc mở thầu được thực hiện đối với từng hồ sơ dự thầu theo thứ tự chữ cái tên của
nhà thầu và theo trình tự sau đây:
- Kiểm tra niêm phong;
- Mở hồ sơ và đọc rõ các thông tin về: Tên nhà thầu; số lượng bản gốc, bản chụp hồ sơ
đề xuất về kỹ thuật; đơn dự thầu thuộc hồ sơ đề xuất về kỹ thuật; thời gian có hiệu lực
của hồ sơ đề xuất về kỹ thuật; thời gian thực hiện hợp đồng; giá trị, hiệu lực của bảo
đảm dự thầu; các thông tin khác liên quan.
Biên bản mở thầu: Các thông tin nêu trên phải được ghi vào biên bản mở thầu. Biên
bản mở thầu phải được ký xác nhận bởi đại diện của bên mời thầu và nhà thầu tham dự lễ
mở thầu. Biên bản này phải được gửi cho các nhà thầu tham dự thầu;
Đại diện của bên mời thầu phải ký xác nhận vào bản gốc đơn dự thầu, giấy ủy quyền
của người đại diện theo pháp luật của nhà thầu (nếu có); thỏa thuận liên danh (nếu có);
bảo đảm dự thầu; các nội dung quan trọng của từng hồ sơ đề xuất về kỹ thuật;
Hồ sơ đề xuất về tài chính của tất cả các nhà thầu phải được bên mời thầu niêm phong
trong một túi riêng biệt và được đại diện của bên mời thầu, nhà thầu tham dự lễ mở thầu
ký niêm phong.
4.3.3. Đánh giá hồ sơ đề xuất kỹ thuật
21 | P a g e
Đồ án tốt nghiệp
4.3.3.1. Kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ đề xuất kỹ thuật
Kiểm tra số lượng bản gốc, bản chụp hồ sơ đề xuất về kỹ thuật;
Kiểm tra các thành phần của hồ sơ đề xuất về kỹ thuật, bao gồm: đơn dự thầu, thuộc
hồ sơ đề xuất kỹ thuật, thỏa thuận liên danh ( nếu có), giấy ủy quyền ký đơn dự thầu
( nếu có), bảo đảm dự thầu, các tài liệu chứng minh tư cách hợp lệ của nhà thầu, tài liệu
chứng minh năng lực và kinh nghiệm; đề xuất kỹ thuật, các thành phần khác thuộc hồ sơ
đề xuất về kỹ thuật
Kiểm tra sự thống nhất nội dung giữa bản gốc và bản chụp để phục vụ quá trình đánh
giá chi tiết hồ sơ đề xuất về kỹ thuật.
4.3.3.2. Đánh giá tính hợp lệ của hồ sơ đề xuất kỹ thuật
Việc đánh giá hồ sơ đề xuất kỹ thuật thực hiện theo tiêu chuẩn đánh giá được quy định
trong hồ sơ mời thầu.
Nhà thầu đáp ứng được yêu cầu kỹ thuật hoặc đạt điểm kỹ thuật cao nhất ( đối với
phương pháp dựa trên kỹ thuật ) được xem xét và đánh giá hồ sơ về đề xuất tài chính.
4.3.3.3. Phê duyệt danh sách nhà thầu đáp ứng yêu cầu kỹ thuật
Danh sách nhà thầu đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật hoặc nhà thầu đạt điểm kỹ thuật cao
nhất (đối với phương pháp dựa trên kỹ thuật) phải được phê duyệt bằng văn bản và căn
cứ vào tờ trình phê duyệt, báo cáo thẩm định danh sách nhà thầu đáp ứng yêu cầu về kỹ
thuật.
Bên mời thầu phải thông báo danh sách các nhà thầu đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật
hoặc nhà thầu đạt điểm kỹ thuật cao nhất (đối với phương pháp dựa trên kỹ thuật) đến tất
cả các nhà thầu tham dự thầu, trong đó mời các nhà thầu đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật
hoặc nhà thầu đạt điểm kỹ thuật cao nhất (đối với phương pháp dựa trên kỹ thuật) đến mở
hồ sơ đề xuất về tài chính.
4.3.4. Đánh giá hồ sơ đề xuất tài chính
4.3.4.1. Mở hồ sơ đề xuất tài chính
Chỉ tiến hành mở hồ sơ đề xuất tài chính của nhà thầu có tên trong danh sách đáp ứng
yêu cầu về kỹ thuật trước sự chứng kiến của đại diện nhà thầu tham dự lễ mở hồ sơ đề
xuất tài chính; khơng phụ thuộc vào sự có mặt hay vắng mặt của các nhà thầu.
Yêu cầu từng đại diện tham dự xác nhận việc có hoặc khơng có thư giảm giá kèm theo
hồ sơ đề xuất tài chính của mình.
Việc mở tiến hành theo thứ tự chữ cái tên nhà thầu có tên trong danh sách.
22 | P a g e
Đồ án tốt nghiệp
Trình tự mở:
Kiểm tra niêm phong;
Mở hồ sơ và đọc rõ các thông tin: tên nhà thầu, số lượng bản chụp, đơn dự thầu,
thời gian có hiệu lực, giá dự thầu ghi trong đơn, giá trị giảm giá (nếu có), điểm kỹ thuật
của các nhà thầu được đánh giá đáp ứng yêu cầu kỹ thuật, các thông tin khác liên quan.
Các thông tin trên được ghi vào biên bản mở hồ sơ đề xuất tài chính. Biên bản phải
được ký xác nhận bợt đại diện bên mời thầu và nhà thầu tham dự. Biên bản này được gửi
cho các nhà thầu đáp ứng yêu cầu kỹ thuật.
Đại diện bên mời thầu phải ký xác vào tất cả các trang bản gốc của hồ sơ đề xuất về tài
chính.
4.3.4.2. Đánh giá hồ sơ đề xuất về tài chính
Kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ đề xuất tài chính: số lượng bản gốc, bản chụp; kiểm tra
thành phần hồ sơ đề xuất tài chính; kiểm tra sự thống nhất giữa các nội dung.
Đánh giá tính hợp lệ khi đáp ứng đủ các nội dung sau: có bản gốc hồ sơ đề xuất tài
chính, có đơn dự thầu, giá dự thầu ghi trong đơn phải cụ thể (cố định bằng số, bằng chữ
và phải phù hợp logic với tổng giá dự thầu ghi trong biểu giá tổng hợp); hiệu lực về đề
xuất tài chính phải đáp ứng yêu cầu theo quy định trong hồ sơ mời thầu.
Việc đánh giá hồ sơ đề xuất về tài chính và xếp hạng nhà thầu thực hiện theo yêu cầu
đánh giá quy định trong hồ sơ mời thầu.
Sau khi lựa chọn được danh sách xếp hạng nhà thầu tổ chuyên gia lập báo cáo gửi bên
mời thầu xem xét.
4.3.5. Thương thảo hợp đồng
Nhà thầu xếp hạng thứ nhất được mời đến thương thảo hợp đồng;
Việc thương thảo hợp đồng dựa trên cơ sở: báo cáo đánh giá hồ sơ dự thầu, hồ sơ dự
thầu và các tài liệu làm rõ hồ sơ dự thầu (nếu có); hồ sơ mời thầu;
Ngun tắc: khơng tiến hành thương thảo đối với các nội dung mà nhà thầu đã đề xuất
theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu.
4.3.6. Trình thẩm định, phê duyệt và cơng khai kết quả lựa chọn nhà thầu
Văn bản phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu bao gồm: tên nhà thầu trúng thầu, giá
trúng thầu, loại hợp đồng, thời gian thực hiện hợp đồng, các nội dung cần lưu ý (nếu có).
Sau khi có quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu, bên mời thầu phải đăng tải
thông tin về kết quả lựa chọn nhà thầu theo quy định. Nội dung thông báo gốm: các thông
tin của văn bản phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu, danh sách nhà thầu không được lựa
23 | P a g e
Đồ án tốt nghiệp
chọn và tóm tắt về lý do khơng được lựa chọn, kế hoạch hồn thiệt, ký kết hợp đồng với
nhà thầu lựa chọn.
4.3.7. Hoàn thiện, ký kết hợp đồng
Sau khi trình thẩm định, phê duyệt và cơng khai kết quả lựa chọn nhà thầu, Chủ đầu tư
và nhà thầu sẽ hoàn thiện và ký kết hợp đồng.
4.4. Hợp đồng tư vấn
(Căn cứ theo luật đấu thầu 43/2013/QH13 và thông tư 08/2016/TT-BXD)
4.4.1. Khái niệm hợp đồng trong xây dựng.
4.4.1.1. Hợp đồng xây dựng
Hợp đồng xây dựng là hợp đồng dân sự được thỏa thuận bằng văn bản giữa bên giao
thầu và bên nhận thầu để thực hiện một phần hay tồn bộ cơng việc trong hoạt động đầu
tư xây dựng.
Hợp đồng xây dựng là văn bản pháp lý ràng buộc quyền và nghĩa vụ các bên tham gia
hợp dồng. Các tranh chấp giữa các bên tham gia hợp đồng được giải quyết trên cơ sở hợp
đồng đã ký kết có hiệu lực pháp luật.
Hợp đồng xây dựng là văn bản có giá trị pháp lý ràng buộc về quyền và nghĩa vụ của
các bên tham gia hợp đồng phải có trách nhiệm thực hiện các điều khoản đã ký kết, là căn
cứ để thanh toán và phân xử các tranh chấp (nếu có) trong quan hệ hợp đồng. Hợp đồng
xây dựng chỉ được ký kết khi bên giao thầu hoàn thành việc lựa chọn nhà thầu.
Theo quy định và các bên tham gia đã kết thúc quá trình đàm phán hợp đồng:
Bên giao thầu là chủ đầu tư hoặc tổng thầu hoặc nhà thầu chính. Bên nhận thầu là tổng
thầu hoặc nhà thầu chính khi bên giao thầu là chủ đầu tư; là nhà thầu phụ khi bên giao
thầu là tống thầu hoặc nhà thầu chính. Bên nhận thầu có thể là liên danh các nhà thầu.
Hợp đồng xây dựng chỉ được ký kết khi bên giao thầu hoàn thành việc lựa chọn nhà
thầu theo quy định và các bên tham gia đã kết thúc quá trình đàm phán hợp đồng.
Tuỳ theo quy mơ, tính chất, điều kiện thực hiện của dự án đầu tư xây dựng cơng trình,
loại cơng việc, các mối quan hệ của các bên, hợp đồng trong hoạt động xây dựng có thể
có nhiều loại với nội dung khác nhau.
4.4.1.2. Hợp đồng tư vấn xây dựng
24 | P a g e
Đồ án tốt nghiệp
Hợp đồng tư vấn xây dựng gồm: tư vấn khảo sát xây dựng, tư vấn lập Báo cáo nghiên
cứu khả thi đầu tư xây dựng, tư vấn thiết kế xây dựng cơng trình, tư vấn giám sát thi cơng
xây dựng cơng trình (sau đây gọi chung là tư vấn xây dựng) thuộc các dự án đầu tư xây
dựng (bao gồm cả hợp đồng xây dựng giữa nhà đầu tư thực hiện dự án đối tác công tư
PPP với nhà thầu thực hiện các gói thầu của dự án) sau:
- Dự án đầu tư xây dựng của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã
hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã
hội, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân, đơn vị sự nghiệp công lập.
- Dự án đầu tư xây dựng của doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn nhà nước từ
30% trở lên.
- Dự án đầu tư xây dựng khơng thuộc quy định tại 2 nhóm dự án trên có sử dụng vốn
nhà nước, vốn của doanh nghiệp nhà nước từ 30% trở lên hoặc dưới 30% nhưng trên
500 tỷ đồng trong tổng mức đầu tư của dự án.
Hợp đồng tư vấn xây dựng áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân liên quan đến việc xác
lập và quản lý thực hiện hợp đồng tư vấn xây dựng thuộc các dự án đầu tư xây dựng được
quy định trên này trên lãnh thổ Việt Nam. Khuyến khích các tổ chức, cá nhân liên quan
đến hợp đồng tư vấn xây dựng sử dụng các nguồn vốn khác áp dụng quy định tại Thông
tư này.
Đối với hợp đồng tư vấn xây dựng thuộc các dự án sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính
thức (ODA), nếu Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có những quy định khác
với quy định của Thông tư này thì thực hiện theo các quy định của Điều ước quốc tế đó.
4.4.2. Nội dung hợp đồng tư vấn xây dựng
4.4.2.1. Hợp đồng tư vấn khảo sát xây dựng
Các thỏa thuận của các bên về nội dung, khối lượng công việc và sản phẩm của hợp
đồng tư vấn khảo sát xây dựng phải phù hợp với giai đoạn đầu tư xây dựng cơng trình,
quy chuẩn, tiêu chuẩn khảo sát xây dựng tương ứng với từng loại, cấp cơng trình xây
dựng, nhiệm vụ khảo sát, phương án kỹ thuật khảo sát xây dựng, yêu cầu của hồ sơ mời
thầu hoặc hồ sơ yêu cầu, hồ sơ dự thầu hoặc hồ sơ đề xuất, các biên bản đàm phán hợp
đồng.
25 | P a g e