Tải bản đầy đủ (.docx) (118 trang)

đồ án tốt nghiệp với đề tài: “Đánh giá điều kiện ĐCTV vùng Qùy Hợp Nghệ An. Lập phương án điều tra đánh giá chi tiết nước dưới đất phục vụ cấp nước cho xã Quang Minh và xã Quang Hưng huyện Qùy Hợp – Nghệ An với lưu lượng 2000m3ngày. Thời gian thi công 12

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.06 MB, 118 trang )

Đồ án tốt nghiệp

Trường Đại học Mỏ - Địa chất
MỤC LỤC

MỞ ĐẦU..................................................................................................................1
PHẦN I. PHẦN CHUNG VÀ CHUYÊN MÔN.......................................................3
CHƯƠNG 1. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI VÙNG
NGHIÊN CỨU..........................................................................................................4
1.1 Vị trí địa lý.......................................................................................................4
1.2. Đặc điểm địa hình, địa mạo.............................................................................4
1.3. Đặc điểm khí hậu............................................................................................5
1.3.1. Nhiệt độ khơng khí...................................................................................5
1.3.3. Lượng mưa................................................................................................6
1.3.4. Lượng bốc hơi...........................................................................................6
1.3.5. Hướng gió.................................................................................................7
1.3.6. Tổng số giờ trong năm..............................................................................7
1.4. Đặc điểm thuỷ văn..........................................................................................7
1.5. Dân cư, kinh tế................................................................................................7
1.5.1: Dân cư......................................................................................................7
1.5.2. Kinh tế......................................................................................................8
1.6. Giao thông vận tải...........................................................................................8
CHƯƠNG 2. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT VÙNG QÙY HỢP......................................9
2.1. Lịch sử nghiên cứu địa chất.............................................................................9
2.1.1. Giai đoạn nghiên cứu địa chất trước năm 1954.........................................9
2.1.2. Giai đoạn sau năm 1954............................................................................9
2.2. Đặc điểm địa tầng..........................................................................................10
2.2.1. Hệ Carbon, thống hạ Hệ tầng La Khê (C1 lk).........................................10
2.2.2. Hệ Carbon – Hệ Permi, Hệ tầng Bắc Sơn (C-P bs).................................11
2.2.3. Hệ Trias, thống trung, bậc Anisi – Hệ tầng Đồng Trầu (T 2ađt)...............12
2.2.4. Hệ Đệ tứ, Thống Pleistocen, Phụ thống trung – thượng. Các trầm tích


nguồn gốc sơng – lũ (apQ12-3 )...........................................................................13
2.2.5. Hệ Đệ tứ Q, Thống Holocen; Phụ thống hạ - trung ( )............................14
2.3. Đặc điểm kiến tạo, cấu trúc...........................................................................15
2.3.1. Cấu trúc...................................................................................................15
2.3.2. Kiến tạo...................................................................................................15
CHƯƠNG 3. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT THỦY VĂN VÙNG QUỲ HỢP................16
SV: Phạm Đình Hải

1

Lớp: ĐCTV – ĐCCT A – K59


Đồ án tốt nghiệp

Trường Đại học Mỏ - Địa chất

3.1.1. Giai đoạn nghiên cứu trước năm 1954....................................................16
3.1.2. Giai đoạn sau năm 1954..........................................................................16
3.2.1. Các tầng chứa nước lỗ hổng....................................................................16
3.2.2. Các tầng chứa nước khe nứt....................................................................19
CHƯƠNG 4. ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG VÀ TRỮ LƯỢNG NƯỚC DƯỚI ĐẤT
VÙNG NGHIÊN CỨU...........................................................................................26
4.1. Đánh giá chất lượng nước.............................................................................26
4.2. Đánh giá trữ lượng........................................................................................27
4.2.1. Đáng giá trữ lượng khai thác tiềm năng..................................................28
4.2.2. Đánh giá trữ lượng khai thác cơng trình bằng phương pháp thủy lực.....29
4.3. Phân cấp trữ lượng........................................................................................32
PHẦN II. PHẦN THIẾT KẾ VÀ DỰ TRÙ KINH PHÍ..........................................33
MỞ ĐẦU................................................................................................................34

CHƯƠNG 1. CÔNG TÁC THU THẬP TÀI LIỆU – KHẢO SÁT THỰC ĐỊA.....35
1.1 Mục đích, nhiệm vụ........................................................................................35
1.2. Yêu cầu.........................................................................................................35
1.3. Phương pháp tiến hành..................................................................................35
1.4. Khối lượng...................................................................................................36
1.5. Chỉnh lý tài liệu.............................................................................................37
CHƯƠNG 2. CƠNG TÁC ĐỊA VẬT LÝ...............................................................38
2.1. Mục đích, nhiệm vụ.......................................................................................38
2.2. Khối lượng công tác......................................................................................38
2.2.1. Phương pháp đo sâu điện 4 cực đối xứng................................................39
2.2.2. Phương pháp Karota lỗ khoan.................................................................40
2.3. Phương pháp tiến hành..................................................................................41
2.3.1. Phương pháp đo sâu điện 4 cực đối xứng................................................41
2.3.2. Các phương pháp địa vật lý lỗ khoan......................................................43
2.4. Công tác văn phòng thực địa.........................................................................44
2.5. Chỉnh lý tài liệu.............................................................................................44
2.5.1. Phương pháp đo sâu điện đối xứng.........................................................44
2.5.2. Phương pháp địa vật lý lỗ khoan.............................................................45
CHƯƠNG 3. CƠNG TÁC KHOAN.......................................................................46
3.1. Mục đích, nhiệm vụ.......................................................................................46
SV: Phạm Đình Hải

2

Lớp: ĐCTV – ĐCCT A – K59


Đồ án tốt nghiệp

Trường Đại học Mỏ - Địa chất


3.2. Khối lượng thực hiện.....................................................................................46
3.2.1. Luận chứng số lượng lỗ khoan và vị trí lỗ khoan thăm dị – khai thác....46
3.2.2.Thiết kế công tác......................................................................................47
3.3. Phương pháp tiến hành..................................................................................52
3.4. Nội dung tiến hành........................................................................................52
3.4.1. Kỹ thuật khoan........................................................................................52
3.4.2.Khoan xoay lấy mẫu................................................................................53
3.4.3. Khoan doa mở rộng đường kính lỗ khoan...............................................54
3.4.4. Chế độ cơng nghệ khoan.........................................................................57
3.4.5. Quan trắc trong quá trình khoan..............................................................59
3.4.6. Kỹ thuật chống ống.................................................................................59
3.4.7. An toàn lao động khi khoan....................................................................60
3.4.8. Gia cố miệng lỗ khoan............................................................................60
3.5. Chỉnh lý tài liệu.............................................................................................60
CHƯƠNG 4. CÔNG TÁC HÚT NƯỚC THÍ NGHIỆM.........................................61
4.1. Mục đích, nhiệm vụ.......................................................................................61
4.2. Khối lượng cơng tác......................................................................................61
4.3. Khối lượng....................................................................................................62
4.3.1. Bơm thổi rửa...........................................................................................62
4.3.2. Hút nước thí nghiệm...............................................................................62
4.3.3. Hút khai thác thí nghiệm.........................................................................63
4.4. Thiết kế kỹ thuật hút nước.............................................................................64
4.4.1. Thiết kế bơm Erơlip................................................................................64
4.5. Thiết bị sử dụng.............................................................................................70
4.5.1. Máy nén khí............................................................................................70
4.5.2. Máy bơm chìm hút khai thác thí nghiệm................................................71
4.6. Nội dung thực hiện........................................................................................72
4.6.1. Thổi rửa lỗ khoan....................................................................................72
4.6.2. Hút nước thí nghiệm đơn........................................................................72

4.6.3. Quy trình hút nước..................................................................................73
4.6.4. Các cơng tác khác...................................................................................73
4.7. Chỉnh lý tài liệu hút nước..............................................................................77
4.7.1. Chỉnh lý tài liệu trong quá trình bơm......................................................77
SV: Phạm Đình Hải

3

Lớp: ĐCTV – ĐCCT A – K59


Đồ án tốt nghiệp

Trường Đại học Mỏ - Địa chất

4.7.2. Chỉnh lý tài liệu sau khi bơm..................................................................77
CHƯƠNG 5. CÔNG TÁC QUAN TRẮC...............................................................78
5.1. Mục đích nhiệm vụ........................................................................................78
5.2. Khối lượng cơng tác quan trắc......................................................................78
5.2.1. Quan trắc nước dưới đất..........................................................................78
5.2.2. Quan trắc nước mặt.................................................................................79
5.3. Phương pháp tiến hành..................................................................................79
5.4. Nội dung thực hiện........................................................................................81
5.5. Công tác chỉnh lý tài liệu quan trắc...............................................................83
CHƯƠNG 6. CÔNG TÁC LẤY MẪU VÀ PHÂN TÍCH MẪU.............................84
6.1. Mục đích, nhiệm vụ.......................................................................................84
6.2. Yêu cầu.........................................................................................................84
6.3. Khối lượng công tác......................................................................................84
6.3.1. Mẫu đất đá..............................................................................................85
6.3.2. Mẫu nước................................................................................................85

6.4. Nội dung tiến hành........................................................................................86
6.4.1. Mẫu đất đá..............................................................................................86
6.4.2. Mẫu nước................................................................................................87
6.5. Các chỉ tiêu phân tích....................................................................................88
6.6. Chỉnh lý tài liệu phân tích mẫu......................................................................88
CHƯƠNG 7. CƠNG TÁC TRẮC ĐỊA...................................................................89
7.1. Mục đích, nhiệm vụ.......................................................................................89
7.2. Phương pháp tiến hành..................................................................................89
7.2.1. Xác định toạ độ công trình......................................................................89
7.2.2. Đo độ cao................................................................................................91
7.2.3. Đưa các vị trí cơng trình lên bản vẽ........................................................91
7.3. Khối lượng công tác......................................................................................92
7.4. Chỉnh lý tài liệu.............................................................................................93
CHƯƠNG 8. CÔNG TÁC CHỈNH LÝ TÀI LIỆU VÀ VIẾT BÁO CÁO..............94
8.1. Mục đích, nhiệm vụ.......................................................................................94
8.2. Khối lượng cơng tác và phương pháp tiến hành............................................94
8.2.1. Cơng tác chỉnh lý ngồi thực địa.............................................................94
8.2.2. Cơng tác chỉnh lý tài liệu trong phịng....................................................94
SV: Phạm Đình Hải

4

Lớp: ĐCTV – ĐCCT A – K59


Đồ án tốt nghiệp

Trường Đại học Mỏ - Địa chất

CHƯƠNG 9. TÍNH TỐN DỰ TRÙ KINH PHÍ VÀ NHÂN LỰC.......................95

9.1. Khối lượng các công tác thiết kế...................................................................95
9.2. Dự trù nhân lực và thời gian..........................................................................97
9.2.1. Công tác thu thập tài liệu........................................................................97
9.2.2. Công tác đo vẽ địa chất - địa chất thuỷ văn tổng hợp..............................97
9.2.3. Công tác trắc địa.....................................................................................97
9.2.4. Công tác địa vật lý..................................................................................98
9.2.5. Công tác khoan.......................................................................................98
9.2.6. Công tác hút nước...................................................................................99
9.2.7. Công tác quan trắc..................................................................................99
9.2.8. Công tác chỉnh lý tài liệu và viết báo cáo..............................................100
9.3. Dự trù thiết bị và vật tư...............................................................................101
9.3.1. Dự trù thiết bị cho công tác đo vẽ địa chất – địa chất thủy văn tổng hợp
........................................................................................................................ 101
9.3.2. Dự trù thiết bị cho công tác khoan........................................................101
9.3.3. Dự trù thiết bị cho công tác hút nước....................................................102
9.3.4. Dự trù thiết bị cho công tác quan trắc...................................................103
9.3.5. Dự trù thiết bị cho công tác chỉnh lý tài liệu và viết báo cáo................103
9.4. Dự tốn kinh phí..........................................................................................104
9.4.1. Cở sở lập luận phương án.....................................................................104
9.4.2. Dự toán vốn đầu tư................................................................................105
KẾT LUẬN...........................................................................................................109
TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................................111

SV: Phạm Đình Hải

5

Lớp: ĐCTV – ĐCCT A – K59



Đồ án tốt nghiệp

Trường Đại học Mỏ - Địa chất
DANH MỤC HÌNH VẼ

Hình 1.1: Sơ đồ vị trí vùng nghiên cứu......................................................................4
Hình1.2: Biểu đồ thể hiện các yếu tố khí tượng trạm Qùy Hợp.................................7
Hình 3.1: Sơ đồ vị trí tuyến đo địa vật lý.................................................................40
Hình 3.2: Sơ đồ minh họa máy đo sâu điện.............................................................42
Hình 3.3: Sơ đồ bố trí thí nghiệm đo Karota............................................................43
Hình 4.1. Thiết kế giếng khoan thăm dị – khai thác điển hình LK1.......................51
Hình 4.2. Bộ dụng bơm dung dịch tuần hồn từ dưới lên........................................55
Hình 4.3: Ống lấy mẫu............................................................................................57
Hình 5.1 : Sơ đồ, cấu tạo, lắp ráp và tính tốn Erơlip..............................................69
Hình 5.2: Máy nén khí Khai Sơn W........................................................................70
Hình 5.3: Máy bơm chìm SQE–5–35-96510165.....................................................71
Hình 5.9: Đầu đo Diver SL-232B............................................................................75
Hình 6.1: Dụng cụ đo mực nước.............................................................................80
Hình 6.2 Nhiệt kế đo nhiệt độ nước.........................................................................81
Hình 6.3: Máy lưu tốc kế.........................................................................................81
Hình 8.1: Sơ đồ xác định tọa độ điểm.....................................................................89
Hình 8.2: Máy GPS cầm tay Garmin Etrex Legend HCx........................................90
Hình 8.3: Sơ đồ xác định độ cao điểm.....................................................................91
Hình 8.4: Sơ đồ xác định tọa độ điểm trên bản đồ cao điểm...................................92

SV: Phạm Đình Hải

6

Lớp: ĐCTV – ĐCCT A – K59



Đồ án tốt nghiệp

Trường Đại học Mỏ - Địa chất
DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1.1. Tổng hợp giá trị trung bình tháng của Nhiệt độ, Độ ẩm khơng khí, Bốc
hơi, Lượng mưa tại trạm Qùy Hợp............................................................................6
Bảng 2.1: Bảng tổng hợp chiều sâu bắt gặp hệ tầng La Khê....................................10
Bảng 2.2: Bảng tổng hợp chiều dày của các thành tạo đất đá trong vùng Qùy Hợp
................................................................................................................................. 11
Bảng 2.3: Bảng tổng hợp chiều dày các trầm tích apQ12-3........................................13
Bảng 2.4: Bảng tổng hợp chiều dày tầng aQ21-2.......................................................14
Bảng 2.5: Bảng tổng hợp chiều dày tầng aQ23.........................................................14
Bảng 3.1: Kết quả hút nước thí nghiệm các giếng đào tầng qp................................19
Bảng 3.5: Kết quả hút nước thí nghiệm các lỗ khoan tầng c-p................................22
Bảng 3.6: Bảng biến đổi mực nước trong các lỗ khoan...........................................23
Bảng 3.8. Kết quả hút nước thí nghiệm các lỗ khoan tầng C1.................................24
Bảng 4.1: Bảng đánh giá chất lượng nước theo thành phần hóa học vùng Qùy Hợp
tầng C-P bs..............................................................................................................26
Bảng 3.1. Khối lượng công tác đo sâu điện được thể hiện trong bảng dưới đây:.....40
Bảng 4.2. Tổng hợp khối lượng cơng tác khoan lỗ khoan thăm dị - khai thác điển
hình LK1.................................................................................................................51
Bảng 4.3: Bảng thơng số kỹ thuật của máy khoan XY-1A.......................................54
Bảng 4.4. Thông số kỹ thuật của dung dịch sét.......................................................55
Bảng 4.5: Thông số kỹ thuật lưỡi khoan..................................................................56
Bảng 5.1: Bảng tổng hợp khối lượng công tác bơm thổi rửa...................................62
Bảng 5.2: Khối lượng công tác hút nước tại các lỗ khoan.......................................64
Bảng 5.3: Vận tốc hỗn hợp khí nước.......................................................................66

Bảng 5.4: Đường kính ống dẫn khí..........................................................................67
Bảng 5.5: Cơng suất đơn vị trên trục máy nén khí...................................................67
Bảng 5.6: Tổng hợp các thơng số tính tốn cho thiết bị Erơlip................................68
Bảng 5.7: Các đặc tính kỹ thuật của máy nén khí Khai Sơn W...............................70
Bảng 5.8: Thơng số kỹ thuật của máy bơm chìm SQE–5–35-96510165.................71
Bảng 5.9. Tần số đo mực nước, lưu lượng khi hút nước thí nghiệm........................74
Bảng 6.1 : Khối lượng và vị trí các điểm quan trắc nước dưới đất..........................79
SV: Phạm Đình Hải

7

Lớp: ĐCTV – ĐCCT A – K59


Đồ án tốt nghiệp

Trường Đại học Mỏ - Địa chất

Bảng 7.2 : Khối lượng dự kiến mẫu nước phân tích................................................86
Bảng 8.1: Bảng thông số máy GPS Garmin Etrex Legend HCx..............................90
Bảng 8.2: Khối lượng cơng tác trắc địa, địa hình....................................................92
Bảng 9.1: Tổng hợp khối lượng các công tác thiết kế..............................................95
................................................................................................................................. 95
Bảng 9.2 : Bảng dự trù nhân lực cho công tác thu thập tài liệu...............................97
Bảng 9.3 : Bảng dự trù nhân lực cho công tác đo vẽ ĐC - ĐCTV..........................97
Bảng 9.4 : Bảng dự trù nhân lực công tác trắc địa...................................................98
Bảng 9.5 : Bảng dự trù nhân lực công tác đo địa vật lý...........................................98
Bảng 9.6 : Bảng dự trù nhân lực cho công tác khoan..............................................99
Bảng 9.7 : Bảng dự trù nhân lực cho công tác hút nước..........................................99
Bảng 9.8 : Bảng dự trù cho công tác quan trắc......................................................100

Bảng 9.9: Bảng dự trù công tác chỉnh lý tài liệu và viết báo cáo...........................100
Bảng 9.10: Tiến độ thi công dự kiến......................................................................101
Bảng 9.11 : Dự trù vật tư cho công tác đo vẽ ĐC- ĐCTV tổng hợp......................101
Bảng 9.12 : Bảng dự trù thiết bị, vật liệu cho công tác khoan...............................102
Bảng 9.13: Dự trù thiết bị, vật liệu cho công tác hút nước....................................103
Bảng 9.14 : Bảng dự trù thiết bị cho công tác quan trắc........................................103
Bảng 9.15: Bảng dự trù thiết bị cho công tác chỉnh lý tài liệu và viết báo cáo......104
Bảng 9.16: Bảng dự trù kinh phí............................................................................106

SV: Phạm Đình Hải

8

Lớp: ĐCTV – ĐCCT A – K59


Đồ án tốt nghiệp

Trường Đại học Mỏ - Địa chất

MỞ ĐẦU
Ngày nay cùng với sự phát triển kinh tế của cả nước, phía tây Nghệ An nói
chung và huyện Qùy Hợp nói riêng cũng đang trên đà cơng nghiệp hóa hiện đại
hóa với các khu cơng nghiệp, dân cư ngày càng đơng đúc. Để đáp ứng sự phát triển
đó thì nhu cầu sử dụng nước sạch là một vấn đề cấp thiết hàng đầu. Trên địa bàn
huyện Qùy Hợp, nguồn nước mặt này ngày càng trở lên ô nhiễm và sự ô nhiễm
ngày càng trở lên trầm trọng. Nguồn nước để ăn uống sinh hoạt chủ yếu dựa vào
các kênh rạch, từ các giếng khoan tay, lấy nước từ các tầng nơng, khó đảm bảo về
chất lượng và lưu lượng. Nhiệm vụ hiện nay là xây dựng một hệ thống cấp nước tập
trung nhằm phục vụ nhu cầu của nhân dân trong huyện.

Sau 5 năm học tập tại trường Đại học Mỏ - Địa chất, hồn thành các mơn học
lý thuyết chuyên môn, tôi đã được trang bị những kiến thức cơ bản chuyên ngành
ĐCCT - ĐCTV . Đồng thời, để sinh viên chuẩn bị ra trường làm quen với nghề
nghiệp và khả năng kết hợp giữa lý thuyết và thực tiễn công việc, tháng 02 năm
2019, Bộ môn Địa chất Thuỷ văn đã tạo điều kiện cho tôi được thực tập tốt nghiệp
tại Liên Đoàn Quy hoạch và điều tra tài nguyên nước Miền Bắc. Trong đợt thực tập
tôi đã được tham gia vào các công tác chuyên môn. Sau q trình thực tập và thu
thập tài liệu tơi được bộ môn Địa chất Thủy văn giao đồ án tốt nghiệp với đề tài:
“Đánh giá điều kiện ĐCTV vùng Qùy Hợp Nghệ An. Lập phương án điều tra
đánh giá chi tiết nước dưới đất phục vụ cấp nước cho xã Quang Minh và xã
Quang Hưng huyện Qùy Hợp – Nghệ An với lưu lượng 2000m 3/ngày. Thời
gian thi công 12 tháng.”.
Để đáp ứng được những yêu cầu đặt ra, sau thời gian thực tập và nghiên cứu tài liệu
tôi đã hoàn thành bản đồ án tốt nghiệp với các nội dung sau:
Mở đầu
PHẦN I: PHẦN CHUNG VÀ CHUYÊN MÔN
Chương 1: Điều kiện địa lý tự nhiên, kinh tế - xã hội vùng nghiên cứu.
Chương 2: Đặc điểm địa chất vùng nghiên cứu.
Chương 3: Đặc điểm địa chất thủy văn vùng nhiên cứu.
Chương 4: Đánh giá chất lượng và trữ lượng nước dưới đất vùng nghiên cứu.
PHẦN II: THIẾT KẾ
SV: Phạm Đình Hải

1

Lớp: ĐCTV – ĐCCT A – K59


Đồ án tốt nghiệp


Trường Đại học Mỏ - Địa chất

Chương 1: Công tác thu thập tài liệu
Chương 2: Công tác Địa vật lý
Chương 3: Công tác khoan
Chương 4: Công tác hút nước thí nghiệm
Chương 5: Cơng tác quan trắc
Chương 6: Cơng tác lấy mẫu và phân tích mẫu
Chương 7: Cơng tác trắc địa
Chương 8: Công tác chỉnh lý tài liệu
Chương 9: Tính tốn dự trù kinh phí và nhân lực
Kết luận
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC KÈM THEO
1. Bản đồ Địa chất vùng Qùy Hợp tỷ lệ 1: 25 000
2. Bản đồ Địa chất thủy văn vùng Qùy Hợp tỷ lệ 1: 25 000
3. Sơ đồ bố trí cơng trình khu vực Qùy Hợp tỷ lệ 1: 25 000
4. Thiết đồ khoan bơm tổng hợp.

Trong q trình làm đồ án tơi ln được sự hướng dẫn tận tình của các thầy,
cơ trong Bộ môn Địa chất Thủy văn và các bạn trong lớp. Đặc biệt, tôi xin chân
thành cảm ơn T.S Nguyễn Thị Thanh Thủy đã dành nhiều thời gian trực tiếp hướng
dẫn, giúp đỡ tơi hồn thành đồ án này đúng thời hạn.
Mặc dù, đã cố gắng rất nhiều nhưng do trình độ, kinh nghiệm chun mơn
của bản thân cịn hạn chế, nên bản đồ án không thể tránh khỏi những thiếu sót. Tơi
rất mong sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo trong bộ môn và các bạn sinh
viên để bản đồ án của tơi được hồn thiện hơn.
Tơi xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên
Phạm Đình Hải


SV: Phạm Đình Hải

2

Lớp: ĐCTV – ĐCCT A – K59


Đồ án tốt nghiệp

Trường Đại học Mỏ - Địa chất

PHẦN I
PHẦN CHUNG VÀ CHUN MƠN

SV: Phạm Đình Hải

3

Lớp: ĐCTV – ĐCCT A – K59


Đồ án tốt nghiệp

Trường Đại học Mỏ - Địa chất

CHƯƠNG 1
ĐẶC ĐIỂM ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG NGHIÊN CỨU
1.1 Vị trí địa lý.

Vùng nghiên cứu bao gồm diện tích huyện Qùy Hợp và một phần nhỏ diện
tích của huyện Thái Hịa nằm ở phía Tây bắc của tỉnh Nghệ An. Từ ngã ba Xăng Lẻ
trên đường 48 rẽ về hướng tây, tây nam khoảng 13km là đến vùng nghiên cứu.
Diện tích nghiên cứu khoảng 160km2 giới hạn bởi các điểm có tọa độ sau
( hình 1.1 ):
A: 105007’59’’ Kinh độ đông, 19022’19’’ Vĩ độ bắc;
B: 105017’08’’ Kinh độ đông, 19022’19’’ Vĩ độ bắc;
C: 105017’08’’ Kinh độ đông, 19016’53’’ Vĩ độ bắc;
D: 105007’59’’ Kinh độ đông, 19016’53’’ Vĩ độ bắc;

Huyện Qùy Hợp

Hình 1.1: Sơ đồ vị trí vùng nghiên cứu.
1.2. Đặc điểm địa hình, địa mạo
Trong phạm vi vùng nghiên cứu bao gồm các dạng địa hình thung lũng, bãi
bồi thấp theo các dòng chảy phân bố trong các thung lũng sâu giữ núi, ven theo các
dòng chảy của các sông, suối lớn trong vùng.
Thành tạo nên dạng địa hình này là các trầm tích bở rời của Đệ tứ có nguồn
gốc sơng (aQ) với thành phần trầm tích gồm: cát, cát lẫn sạn sỏi. Ở ven các dịng

SV: Phạm Đình Hải

4

Lớp: ĐCTV – ĐCCT A – K59


Đồ án tốt nghiệp

Trường Đại học Mỏ - Địa chất


chảy tạo nên các bãi bồi, về mùa mưa lũ thường bị ngập lụt. Tùy theo vị trí mà các
bãi bồi này có thể được bồi đắp thêm hoặc bị bào mòn. Trong các thung lũng hẹp
giữa núi được bồi đắp bằng vật liệu phong hóa, phá hủy ( tự nhiên và nhân tạo) từ
đá gốc.
Địa hình đồng bằng cao trước núi với độ cao tuyệt đối từ 20-50m.Chúng
được thành tạo chủ yếu là các thềm bậc I, bậc II ven theo hai bên bờ sông Lam hoặc
phân bố trong các thung lũng trước núi với trầm tích trẻ Đệ tứ (Q) nguồn gốc chủ
yếu là bồi tích (aQ), bồi tích - lú tích (apQ). Thành phần trầm tích gồm: sét, sét bột
chứa sạn sỏi, cuội. Trong các thung lũng thường chứa các thành tạo hạt mịn và bị
latenit hóa nhẹ.
Địa hình đồi núi có độ cao 100-200m: dạng địa hình này chiếm phần lớn diện
tích của vùng với các đồi núi được cấu thành bởi trầm tích lục nguyên hệ tầng La
Khê (C1 lk), hệ tầng Đồng Trầu (T2a đt), trầm tích carbonat hệ tầng Bắc Sơn (C-P
bs). Trên bề mặt bị bóc mịn, xâm thực xẩy ra mạnh mẽ. Hiện tại bề mặt dạng địa
hình này đang được cải tạo thành các ruộng bậc thang để trồng cây hoa màu, ngơ và
các loại cây ăn quả.
Địa hình đồi núi có độ cao 200 – 500m: được cấu thành chủ yếu bởi các trầm
tích carbonat hệ tầng Bắc Sơn (C-P bs). Đây là dạng địa hình núi đá vơi thường có
vách khá dốc (đơi nơi vách dốc đứng), xẩy ra hiện tượng xâm thực bóc mịn, rửa lũa
mạnh. Trên sườn, vách núi phát triển hang hốc và mọc các loại cây gỗ tự nhiên.
1.3. Đặc điểm khí hậu
Vùng nghiên cứu nằm trong khu vực khí hậu miền nhiệt đới ẩm, gió mùa với
các đặc trưng sau :
1.3.1. Nhiệt độ khơng khí
Nhiệt độ khơng khí trong khí trong khu vực Qùy Hợp được chia thành hai mùa :
Mùa nóng: từ tháng 4 đến tháng 10 hàng năm, nhiệt độ trung bình đạt từ 25 30°c, nhiệt độ cao nhất 38 - 41°c. Từ tháng 8 đến tháng 10 thường có áp thấp nhiệt
đới và bão gió.
Mùa lạnh: từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau, nhiệt độ trung bình 17 - 25°C, có khi
hạ thấp xuống 9 - 10°C. Mùa này thường kèm mưa phùn, giá lạnh ( bảng 1.1).

1.3.2. Độ ẩm khơng khí
SV: Phạm Đình Hải

5

Lớp: ĐCTV – ĐCCT A – K59


Đồ án tốt nghiệp

Trường Đại học Mỏ - Địa chất

Độ ẩm khơng khí trung bình các tháng ở khu vực nghiên cứu dao động trong
khoảng 76,3 – 87,5%. Những tháng mùa mưa thường có độ ẩm cao hơn những
tháng mùa khơ ( bảng 1.1).
1.3.3. Lượng mưa
Lượng mưa bình qn trong hàng năm là 1530,2mm. Tháng 12 đến tháng 4
năm sau ít mưa, khô hạn. Tháng 5 mưa tiểu mãn, khoảng 151,7-298,5mm. Tháng 6;
7 khơ nóng, tháng 8; 9; 10 mưa bão nhiều và có lượng mưa chiếm 45 - 60% lượng
mưa cả năm. (bảng 1.1).
1.3.4. Lượng bốc hơi
Lượng bốc hơi trong khu vực Qùy Hợp Bình quân nhiều năm là 760mm, các
tháng mùa hè bốc hơi nhiều nhất là 4 tháng 5, 6, 7 và 8 chiếm từ 48% - 55% lượng bốc hơi
của cả năm. Tổng lượng bốc hơi trung bình của vùng Quỳ Hợp là 26,5mm/năm ( bảng 1.1).
Bảng 1.1. Tổng hợp giá trị trung bình tháng của Nhiệt độ, Độ ẩm khơng khí, Bốc
hơi, Lượng mưa tại trạm Qùy Hợp
( số liệu từ năm 2012 đến tháng 7 năm 2016)
Độ ẩm khơng

Tổng lượng bốc


Tổng lượng

Nhiệt độ khơng

I

khí TB (%)
85,0

hơi TB (mm)
36

mưa TB (mm)
40,9

khí TB (oC)
17,1

II

83,0

72

15,9

19,3

III


81,0

66

65,1

22,0

IV

82,7

60

53,9

25,0

V

81,3

78

298,5

27,6

VI


76,3

120

78,7

29,5

VII

79,3

105

201,4

29,1

VIII

84,0

63

164,8

28,2

IX


85,5

54

274,0

27,2

X

87,5

39

245,2

25,1

XI

81,5

57

57,9

21,1

XII


84,0

45

33,9

18,6

Tháng

SV: Phạm Đình Hải

6

Lớp: ĐCTV – ĐCCT A – K59


Đồ án tốt nghiệp

Trường Đại học Mỏ - Địa chất

350
300
250
Tổng lượng bốc hơi TB (mm)
Tổng lượng mưa TB (mm)
Độ ẩm khơng khí TB (%)
Nhiệt độ khơng khí TB (oC)


200
150
100
50
0

I

II

III

IV

V

VI

VII

VIII

IX

X

XI

XII


Hình1.2: Biểu đồ thể hiện các yếu tố khí tượng trạm Qùy Hợp
1.3.5. Hướng gió
Hướng gió chủ đạo trong vùng nghiên cứu thường là hướng tây nam về mùa
hè và hướng đông bắc về mùa đơng. Tốc độ gió mùa hè từ 8 - 15m/s. Mùa đông từ 8
– l0m/s. Mùa mưa bão tốc độ gió phụ thuộc vào cấp gió, thường từ cấp 7 -M1, 12.
1.3.6. Tổng số giờ trong năm
Do nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới khắc nghiệt nên vùng nghiên cứu có số
giờ nắng tổng cộng trong năm khá lớn từ 1358 giờ - 1617 giờ.
1.4. Đặc điểm thuỷ văn.
Vùng nghiên cứu có Sơng Dinh chảy từ tây sang đông, song song với tỉnh lộ
TL.532, đây là nguồn nước mặt rất quan trọng trong việc cung cấp nước sinh hoạt
và nước tưới cho nơng nghiệp. Ngồi ra cịn có các suối nhỏ như suối Nậm Nọc,
Nậm Tơn, Nậm Chịng, Kẻ Láo, Kẻ Sơng và một số hồ đập đáng kể như hồ Huyện
(ở thị trấn), hồ xóm 12-9 góp phần cung cấp, điều phối nước trong vùng.
Tuy nhiên các sông, suối trong vùng những năm gần đây lưu lượng dòng
chảy nhỏ dần, bị bồi đắp làm cạn dòng, mực nước thấp, chất lượng nước kém dần.
1.5. Dân cư, kinh tế.
1.5.1: Dân cư
Vùng nghiên cứu có dân số 125.367 người(theo số liệu thống kê năm 2007).
Trong đó người Kinh tập chung chủ yếu ở thị trấn, các dân tộc Thái, Thổ phân bố
thành những bản làng nhỏ ở các xã xung quanh.
Các dân tộc trong vùng nghiên cứu sống hịa thuận, đồn kết tương trợ lẫn
SV: Phạm Đình Hải

7

Lớp: ĐCTV – ĐCCT A – K59


Đồ án tốt nghiệp


Trường Đại học Mỏ - Địa chất

nhau, thực hiện tốt mọi chủ trương, chính sách và pháp luật của Đảng và Nhà nước.
Trong những năm qua được sự quan tâm thích đáng về chính sách đối với đồng bào
dân tộc nên đời sống của người dân được cải thiện nhiều, đồng bào càng tin tưởng
và trung thành vào chế độ của nhà nước.
1.5.2. Kinh tế
Vùng nghiên cứu có nền kinh tế chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp, lâm
nghiệp...
Mấy chục năm gần đây việc khai thác khoáng sản của các tổ chức Nhà nước và tư
nhân trên địa bàn rất phát triển. Nhưng việc khai thác khống sản tự phát rất khó
quản lý, trong đó có nhiều cơ sở khai thác khơng có giấy phép hoặc khai thác vượt
quá trữ lượng cho phép. Có các cơ sở công nghiệp sau: Công ty kim loại màu một
thành viên, các cơ sở khai thác đá vôi xuất khẩu. Ngồi ra chưa có cơ sở cơng
nghiệp nào đáng kể.
Nói chung tổng thu ngân sách của địa phương trên không đủ bù chi, phải dựa
vào nguồn kinh phí cấp của Trung ương và tỉnh.
1.6. Giao thông vận tải.
Từ ngã ba Xăng Lẻ trên đường tỉnh lộ 48 rẽ theo đường tỉnh lộ TL532 về
phía tây khoảng 13km đến thị trấn Quỳ Hợp. Đường giao thông này mới được cải
tạo, trải nhựa. Tuy nhiên do nền móng địa chất cơng trình nhiều đoạn không đảm
bảo, hơn nữa đây là tuyến đường chuyên chở khoáng sản từ nơi khai thác xuất đi
ngoại tỉnh với các loại phượng tiện vận tải hạng siêu nặng (từ 50 đến hàng 100 tấn)
nên vừa thi công xong nhiều đoạn đã bị hư hỏng.
Ngồi ra cịn một hệ thống các đường cấp tỉnh, cấp huyện quản lý trên địa
bàn mấy năm gần đây được đầu tư nâng cấp, khá thuận lợi hơn cho việc đi lại.
Với những đặc điểm về địa lý, khí hậu, địa hình và kinh tế giao thong như đã
nêu trên cho thấy vùng Qùy Hợp là khu vực khá thuận lợi cho công tác điều tra
đánh giá tài nguyên trong đó có nước đưới đất.


SV: Phạm Đình Hải

8

Lớp: ĐCTV – ĐCCT A – K59


Đồ án tốt nghiệp

Trường Đại học Mỏ - Địa chất

CHƯƠNG 2
ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT VÙNG QÙY HỢP
2.1. Lịch sử nghiên cứu địa chất
Trong diện tích vùng nghiên cứu từ trước đến nay có một số cơng trình
nghiên cứu với mức độ khác nhau của các nhà địa chất trong và ngoài nước.
2.1.1. Giai đoạn nghiên cứu địa chất trước năm 1954.
-

Bản đồ địa chất Đông Dương tỷ lệ 1:4.000.000 của N.Juchs, xuất bản năm
1882 đã sơ bộ phân chia được cấu trúc địa chất, các địa tầng cơ bản.

-

Bản đồ địa chất Đông Dương, tỷ lệ 1:2.000.000 của Fromaget xuất bản năm
1952. Trên cơ sở tài liệu trước đã phân chia được chi tiết hơn về các thể địa
chất, các hệ thống kiến tạo chính.

2.1.2. Giai đoạn sau năm 1954.

Sau khi giành được độc lập, công tác nghiên cứu địa chất của nước ta được
đẩy mạnh với sự họp tác giúp đỡ của các chuyên gia địa chất Xô Viết (Liên Xô cũ).
- Bản đồ địa chất phần miền Bắc Việt Nam (trong đó có vùng nghiên cứu),
tỷ lệ 1:500.000 của A.E. Dovjicov, năm 1965: đây là cơng trình nghiên cứu cơ bản
nhất ở miền Bắc khi nước nhà còn bị chia cắt - làm cơ sở cho công tác nghiên cứu
địa chất sau này.
-

Bản đồ địa chất (phần miền Bắc) của Trần Văn Trị, tỷ lệ 1:1.000.000, năm
1972 là cơng trình đầu tiên do các nhà địa chất Việt Nam thực hiện với sự
họp tác của chuyên gia nước ngồi.

-

Đồng thời với mục đích tìm kiếm thăm dị khống sản, các khoảnh nằm trong
những tờ bản đồ địa chất tỷ lệ 1:50.000 với những khu vực nhỏ được thành
lập bởi các tác giả Liên đoàn Bản đồ Địa chất miền Bắc.

-

Năm 1976 -1980, Đoàn 207 Liên đoàn Bản đồ Địa chất miền Bắc đã thành
lập 2 tờ bản đồ địa chất Vinh, Thanh Hố tỷ lệ 1:200.000 sau đó vào năm
1995 được tiến hành chỉnh biên, bổ sung, thống nhất địa tầng và được Cục
Địa chất & Khoáng sản Việt Nam xuất bản thành các tờ bản đồ địa chất: tờ
Thanh Hoá (E-48-VI) và tờ Vinh (E-48-X), tỷ lệ 1:200.000 bởi tập thể Chủ
biên của Liên đoàn Bản đồ Địa chất miền Bắc.

SV: Phạm Đình Hải

9


Lớp: ĐCTV – ĐCCT A – K59


Đồ án tốt nghiệp

Trường Đại học Mỏ - Địa chất

-Cùng với cơng tác nghiên cứu địa chất khống sản của các tờ bản đồ địa
chất tỷ lệ 1:50000: Quỳ Hợp, Bắc Quỳ Hợp, Nghĩa Đàn, Bắc Nghĩa Đàn (từ những
năm 1971- 1983) cũng đã tiến hành nghiên cửu về địa chất thuỷ văn cho các vùng
nhỏ, độc lập. Tuy nhiên mức độ nghiên cứu còn hạn chế, chưa đủ cơ sở để đánh giá
toàn diện điều kiện địa chất của vùng, nhưng cũng đã phân chia được các phân vị
địa tầng địa chất cơ bản.
2.2. Đặc điểm địa tầng
GIỚI PALEOZOI
2.2.1. Hệ Carbon, thống hạ Hệ tầng La Khê (C1 lk)
Các thành tạo thuộc hệ tầng La Khê phân bố thành các khoảnh ở phía Bắc và
góc phía Tây Nam vùng với diện tích khoảng 6km2.
Thành phần thạch học gồm đá phiến silic, đá vôi silic xen kẹp bột kết màu
xám tro, xám xanh, xám đen. Đá thường cấu tạo phân lóp mỏng đến trung bình,
cứng chắc, nứt nẻ mạnh, bị biến chất khá mạnh. Trong các đá thường chứa khoáng
vật clorit, giàu xericit. Nhìn chung các đá của hệ tầng thường tạo nên những vi uốn
nếp dạng sóng. Bề mặt địa hình của hệ tầng này khác nhau: những nơi chủ yếu là
trầm tích carbonat tạo thành các đồi núi có vách dốc, nhiều nơi dốc đứng(góc dốc
đạt tới 40 - ; trầm tích lục nguyên hơi thoải.
Hệ tầng La Khê có sự khác nhau về bề dày và thành phần thạch học do liên
quan đến quá trình phân dị kiến tạo.
Trong vùng có 2 lỗ khoan đã bắt gặp các đá của hệ tầng này với chiều dày
như sau :

Bảng 2.1: Bảng tổng hợp chiều sâu bắt gặp hệ tầng La Khê.
Chiều sâu
STT

Số hiệu LK

LK
(m)

Chiều dày (m)
Từ

Đến

Dày

1

604

135,0

1,5

135,0

134,5

2


Q5

73,0

50,8

73,0

22,2

Chú giải
Chưa khoan hết chiều
dày hệ tầng
‘’

Chiều dày các thành tạo thuộc hệ tầng La Khê đạt tới 100m - 300m.
Quan hệ dưới của hệ tầng khơng quan sát được, phía trên bị các đá trầm tích
carbonat hệ tầng Bắc Sơn và trầm tích bở rời hệ Đệ tứ phủ bất chỉnh hợp.
SV: Phạm Đình Hải

10

Lớp: ĐCTV – ĐCCT A – K59


Đồ án tốt nghiệp

Trường Đại học Mỏ - Địa chất

2.2.2. Hệ Carbon – Hệ Permi, Hệ tầng Bắc Sơn (C-P bs)

Các thành tạo đất đá của hệ tầng Bắc Sơn phân bố với diện tích rộng, chiếm
phần lớn góc tây bắc, khu vực trung tâm vùng nghiên cứu và phân bố rải rác dưới
dạng các chỏm nhỏ trong vùng.
Diện tích lộ ra của các thành tạo này khoảng 45km2.
Thành phần đất đá của hệ tầng Bắc Sơn baogồm: đá vôi màu xám trắng,
xám ghi, xám xanh. Đá cấu tạo phân lóp trung bình đến dày, có nơi dạng khối, bị
uốn nếp mạnh, cứng chắc, nút nẻ trung bình, nhiều nơi bị biến chất mạnh (chủ yếu
bị silit hố). Trầm tích hệ tầng C-P bs thường là các khối núi đá vơi có vách dốc,
dốc đứng, trên bề mặt bị phong hoá rửa lũa mạnh, chứa nhiều hang hốc. Trong các
hang hốc chứa các vật liệu phong hoá của đá gốc: sét, mảnh, tảng đá vơi.
Trong vùng Qùy Hợp đã có 12 lỗ khoan bắt gặp đất đá của hệ tầng này
(bảng 2.2).
Bảng 2.2: Bảng tổng hợp chiều dày của các thành tạo đất đá trong vùng Qùy Hợp
Số

Chiều

STT

hiệu

sâu LK

1
2
3
4
5
6
7

8
9
10
11
12

LK
56
45
606
610
618B
Q1
Q2
Q3
Q4
Q6
Q7
Q8

(m)
68,5
46,2
120,0
72,0
101,0
90,0
77,0
85,0
80,0

100,0
86,0
90,0

Chiều dày (m)
Từ

Đến

Dày

63,5
40,5
19,1
63,0
14,6
5,5
5,0
18,2
16,2
12,0
8,8
5,0

68,5
46,2
120,3
77,2
101,0
90,0

77,0
85,0
80,0
100,0
86,0
90,0

5,0
5,7
101,2
14,2
86,4
84,5
72,0
66,8
63,8
88,0
77,0
85,0

Ghi chú
Chưa khoan hết chiều dày hệ tầng
‘’
‘’
‘’
‘’
‘’
‘’
‘’
‘’

‘’
‘’
‘’

Như vậy, lớp phủ phía trên hệ tầng Bắc Sơn có chiều dày rất khác nhau,
chứng tỏ bề mặt tầng đá vôi này bị biến đổi mạnh.
Chiều dày hệ tầng thay đổi từ 70,0m đến 100,0m.
Đất đá của hệ tầng Bắc Sơn nằm phủ bất chỉnh hợp lên phía bên các thành
tạo hệ tầng La Khê và bị phủ không chỉnh hợp bởi các trầm tích lục nguyên hệ tầng
Đồng Trầu hoặc trầm tích bở rời hệ Đệ tứ.
GIỚI MESOZOI
2.2.3. Hệ Trias, thống trung, bậc Anisi – Hệ tầng Đồng Trầu (T2ađt)
Dựa vào thành phần thạch học, hệ tầng Đồng Trầu được chia thành 2 phân
SV: Phạm Đình Hải

11

Lớp: ĐCTV – ĐCCT A – K59


Đồ án tốt nghiệp

Trường Đại học Mỏ - Địa chất

hệ tầng:
- Phân hệ tầng dưới (T2ađt1): phân bố dưới dạng 2 khoảnh ở góc phía tây
nam vùng, với diện tích khoảng 5km2.
Thành phần thạch học của hệ tầng gồm: cát kểt, bột kết, dăm kết, sạn kết
xen kẹp đá phiến sét màu xám, xám nâu, nâu tím. Đá phân lóp trung bình đến dày,
cứng chắc, ít nứt nẻ, đơi nơi bị biến chất yếu. Các đá của phân hệ tầng này thường

tạo thành các đồi núi thấp, có sườn thoải, bị phong hoá mạnh.
Chiều dày phân hệ tầng dưới (T2ađt1) đạt khoảng 700m.
Các thành tạo của hệ tầng Đồng Trầu dưới trong vùng nghiên cứu phủ bất
chỉnh hợp lên các trầm tích carbonat hệ tầng Bắc Sơn (C-Pbs ).
- Phân hệ tầng trên (T2ađt2): phân bố rải rác ở phía nam và đơng bắc vùng
Quỳ Hợp với diện tích tổng cộng khoảng 17km2
Thành phần thạch học gồm: cát kết, bột kết, sét vơi, đá vơi xen kẹp ít phiến
sét màu nâu, nâu nhạt, xám xanh. Đá cấu tạo phân lớp trung bình đến dày, khá cứng
chắc, bị biến chất yếu, nứt nẻ trung bình. Chúng thường tạo thành các đồi núi thấp,
thoải, trên bề mặt sườn bị phong hoá bào mòn mạnh.
Tại lỗ khoan 655B sâu 80,0m; bắt gặp tầng trầm tích này ở độ sâu l,6m
-80,0m; dày 78,4m có thành phần chính là sét kết, bột kết, cát kết chứa vôi.
Chiều dày đất đá thuộc phân hệ tầng trên (T2ađt2) đạt khoảng 800m.
Các đá của hệ tầng Đồng Trầu bị phủ khơng chỉnh họp bởi các trầm tích bở
rời nhiều nguồn gốc của hệ Đệ tứ.
GIỚI KAINOZOI
2.2.4. Hệ Đệ tứ, Thống Pleistocen, Phụ thống trung – thượng. Các trầm tích
nguồn gốc sơng – lũ (apQ12-3 )
Các trầm tích này phân bố rộng rãi trong các thung lũng và đồng bằng trước
núi ở các khu vực trung tâm và đông bắc vùng nghiên cứu dưới dạng các thềm bậc
II, với diện tích khoảng 71 km2
- Lớp dưới là cát lẫn sét, sạn sỏi, lẫn ít cuội, sỏi, cuội có thành phần thạch
anh, đa khống, mức độ mài mịn, chọn lọc trung bình.
- Lớp trên bao gồm sét, sét bột.
SV: Phạm Đình Hải

12

Lớp: ĐCTV – ĐCCT A – K59



Đồ án tốt nghiệp

Trường Đại học Mỏ - Địa chất

- Các tầng trầm tích apQ12-3 thường có màu xám nâu nhạt.
- Trong vùng có 11 lỗ khoan nghiên cứu tầng trầm tích này(bảng 2.3).
Bảng 2.3: Bảng tổng hợp chiều dày các trầm tích apQ12-3
STT

Chiều

Số hiệu

sâu LK

LK

1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11


Chiều dày (m)

(m)
80,5
68,5
46,2
120,3
77,2
101,0
90,0
73,0
100,0
86,0
90,0

655B
56
45
606
610
618B
Q1
Q5
Q6
Q7
Q8

Từ

Đến


Dày

0,0
0,0
0,0
0,0
0,0
0,0
0,0
0,0
0,0
0,0
0,0

1,6
63,5
40,5
16,5
45,0
14,6
5,5
50,8
12,0
8,8
52,0

1,6
63,5
40,5

16,5
45,0
14,6
5,5
50,8
12,0
8,8
52,0

Ghi chú
Đã khoan hết chiều dày tầng
‘’
‘’
‘’
‘’
‘’
‘’
‘’
‘’
‘’
‘’

Chiều dày chiều dày các trầm tích apQ12-3 thay đổi mạnh từ l,6m - 63,5m.
Quan hệ địa tầng: đây là tầng trầm tích Đệ tứ nằm phủ trực tiếp lên bề mặt
các đá gốc có tuổi khác nhau, phía trên bị phủ các trầm tích trẻ hơn tại các khu vực
có địa hình thấp.
2.2.5. Hệ Đệ tứ Q, Thống Holocen; Phụ thống hạ - trung ( )
Các trầm tích nguồn gốc sơng aQ21-2
Chúng phân bố ở các bãi bồi cao dưới dạng các thềm bậc I có độ cao 15 20m, nơi tiếp giáp với dòng chảy của sơng Dinh.
Diện tích phân bố các trầm tích aQ21-2 trong vùng nghiên cứu khoảng l0km2 .

Thành phần trầm tích gồm: sét bột, sét cát lẫn ít sạn, sỏi. sỏi có thành phần
thạch anh, đa khống, độ mài mịn, chọn lọc từ trung bình đến tương đối tốt. Tầng
trầm tích này thường có màu xám nâu nhạt.
Bảng 2.4: Bảng tổng hợp chiều dày tầng aQ21-2
STT

Số hiệu

Chiều sâu

Chiều dày (m)
Đến
Dày

Ghi chú

LK

LK (m)

Từ

1

606

120,0

0,0


16,5

16,5

Đã khoan hết chiều dày tầng

2
3

Q3
Q4

85,0
85,0

0,0
0,0

18,2
16,2

18,2
16,2

‘’
‘’

Chiều dày trầm tích aQ21-2 trung bình đạt 16,9m.
2.2.1.6. Hệ Đệ tứ Q, Phụ thống thượng
Các trầm tích nguồn gốc sơng (aQ23)

Chúng phân bố tại các bãi bồi thấp ven theo Các dòng chảy hiện đại với diện
SV: Phạm Đình Hải

13

Lớp: ĐCTV – ĐCCT A – K59


Đồ án tốt nghiệp

Trường Đại học Mỏ - Địa chất

tích khoảng 6km2.
Thành phần trầm tích gồm: cát, cát sét lẫn sạn sỏi. sỏi có thành phần đa
khống độ mài trịn và chọn lọc trung bình. Các tầng trầm tích này có màu sắc thay
đổi từ xám ghi, xám vàng, xám nâu nhạt.
Trong vùng có 2 lỗ khoan gặp tầng trầm tích này.
Bảng 2.5: Bảng tổng hợp chiều dày tầng aQ23
Số hiệu

Chiều sâu

LK

LK(m)

1

604


2

Q2

STT

Chiều dày (m)

Ghi chú

Từ

Đến

Dày

135,0

0,0

1,5

1,5

77,0

0,0

5,0


5,0

Đã khoan hết chiều
dày tầng
‘’

Chiều dày chung của trầm tích aQ23 khoảng 1,5m – 5,0m.
2.3. Đặc điểm kiến tạo, cấu trúc.
2.3.1. Cấu trúc.
Tham gia vào cấu trúc địa chất vùng nghiên cứu gồm có các phức hệ thạch
kiến tạo sau:
2.3.1.1. Phức hệ thạch kiến tạo Paleozoi.
Phân bố chủ yếu ở phía tây bắc, bắc và tây nam vùng. Chúng được cấu
thành bởi các đá trầm tích carbonat xen trầm tích lục nguyên carbonat của hệ tầng
La Khê (C1 lk) và hệ tầng Bắc Sơn (C-P bs). Thế nằm chung của phức hệ thạch kiến
tạo này 140°Z75° - 320°25°. Các đá của phức hệ kiến tạo Paleozoi được hình thành
trong điều kiện lắng đọng trầm tích miền địa máng sau đó bị uốn nếp, biến chất
mạnh do hoạt động tạo núi và tân kiến tạo.
Chiều dày từ 100m – 1100m.
2.3.1.2. Phức hệ thạch kiến tạo Mesozoi.
Phân bố rải rác ở phía Nam và Đơng Bắc vùng. Chúng được cấu thành bởi
các trầm tích lục nguyên, lục nguyên xen carbonat của các hệ tầng Đồng Trầu. Thế
nằm chung của phức hệ thạch kiến tạo này 40°Z40° - 300°Z25°. Phức hệ thạch kiến
tạo Mesozoi được thành tạo trong điều kiện bình ổn của miền địa máng sau đó bị
uốn nếp trong quá trình tạo núi.
Chiều dày 700m - 1500m.

SV: Phạm Đình Hải

14


Lớp: ĐCTV – ĐCCT A – K59


Đồ án tốt nghiệp

Trường Đại học Mỏ - Địa chất

2.3.1.3. Phức hệ thạch kiến tạo Kainozoi.
Phân bố rải rác ở các đồng bằng và thung lũng trước núi và ven các dịng chảy bao
gồm các trầm tích bở rời của hệ Đệ Tứ với nhiều nguồn gốc khác nhau.
Chiều dày l,6m - 63,5m.
2.3.2. Kiến tạo.
Vùng nghiên cứu có 1 đứt gẫy chính phát triển theo hướng đơng bắc - tây
nam chạy qua vùng trung tâm, dọc theo thung lũng sông Dinh với chiều dài khoảng
16km. Đây là đứt gẫy tạo có đới dập vỡ theo tài liệu đo địa vật lý khoảng 50m –
l00m và tạo điều kiện hình thành Sơng Dinh. Ngồi ra cịn có một số đút gẫy nhánh,
ngắn hướng tây bắc - đông nam, đông bắc - tây nam.
Các đứt gẫy trên có vai trị quan trọng trong việc làm thay đổi cấu trúc địa
chất vùng, làm biến đổi bề mặt địa hình địa mạo và cảnh quan khu vực, là nơi đặt
lòng của các dòng chảy lớn, nhất là đút gẫy chính dọc Sơng Dinh.

CHƯƠNG 3
ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT THỦY VĂN VÙNG QUỲ HỢP
3.1. Lịch sử nghiên cứu địa chất thủy văn.
3.1.1. Giai đoạn nghiên cứu trước năm 1954
Trong giai đoạn này vùng nghiên cứu hầu như chưa có cơng trình nghiên
cứu nào về địa chất thủy văn.
3.1.2. Giai đoạn sau năm 1954
Năm 1981, Tổng cục Mỏ - Địa chất giao nhiệm vụ cho Đoàn 2F ( nay là

Đoàn Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước Bắc Trung Bộ) lập bản đồ địa chất
thủy văn - địa chất cơng trình, tỉ lệ 1:50.000 vùng Qùy Hợp – Nghĩa Đàn trên diện
tích 860km2. Báo cáo tổng kết phương án: “ Lập bản đồ địa chất thủy văn - địa chất
cơng trình vùng Qùy Hợp - Nghĩa Đàn, tỷ lệ 1:50.000” được thực hiện vào cuối
năm 1989.
Vùng lập bản đồ được giới hạn bởi tọa độ địa lý:
Từ 19015’30’’ đến 19027’20’’, Kĩ độ bắc;
Từ 105002’20’’ đến 105027’20’’, Kinh độ đơng.
Các dạng cơng tác chính đã được thực hiện: đo vẽ tổng hợp địa chất – địa
chất thủy văn, đo địa vật lý, khoan máy, bơm hút nước thí nghiệm, lấy và phân tích
SV: Phạm Đình Hải

15

Lớp: ĐCTV – ĐCCT A – K59


Đồ án tốt nghiệp

Trường Đại học Mỏ - Địa chất

mẫu Địa chất (ĐC), Địa chất thủy văn (ĐCTV)… Đây là cơ sở chính về ĐCTV để
tham khảo lập dự án.
3.2. Điều kiện địa chất thủy văn.
Dựa vào tài liệu địa chất, địa chất thủy văn đã công bố, vùng nghiên cứu có
các phân vị địa tầng địa chất thủy văn sau: các tầng chứa nước lỗ hổng, các tầng chứ
nước khe nứt.
3.2.1. Các tầng chứa nước lỗ hổng.
3.2.1.1. Tầng chứa nước lỗ hổng trong trầm tích bở rời, hệ Đệ tứ, thống Holocen
trên ).

Tầng chứa nước lỗ hổng trong trầm tích hệ Đệ tứ, thống Holocen trên (qh 2)
bao gồm các trầm tích có nguồn gốc bồi tích (aQ 23), trong khu vực nghiên cứu phân
bố ở phần thấp dọc theo Sông Dinh, các suối và các sông nhánh, diện tích khoảng 6
km2. Bề rộng của tầng thay đổi theo từng nơi, phụ thuộc vào địa hình và điều kiện
trầm tích, có nơi chỉ vài chục mét, có nơi tới vài trăm mét.
Thành phần trầm tích rất đa dạng gồm: cát, cát sét lẫn sạn sỏi thạch anh, đa
khoáng. Bề dày của tầng chứa nước cũng thay đổi không theo quy luật nhất định,
trung bình 3,3m.
Kết quả khảo sát 7 giếng đào cho thấy: các giếng có chiều sâu 5,0 - 9,0m;
mực nước tĩnh dao động 4,00 - 8,00m; các giếng đều khá nhiều nước, có nước
quanh năm. Các tài liệu nghiên cứu tầng chứa nước này còn hạn chế.
Căn cứ vào đặc điểm thạch học, sự phân bố của tầng chứa nước, kết quả
khảo sát các giếng có thể xếp tầng chứa nước lỗ hổng qh 2 vào tầng chứa nước với
mức độ trung bình
Nước trong tầng vận động khơng áp, có mặt thống tự' do và liên quan chặt
chẽ với nước Sông Dinh. Nguồn cung cấp chủ yếu là nước mưa, nước Sơng Dinh.
Miền thốt là các sơng suối và ngấm xuống tầng nằm dưới. Động thái nước thay đổi
theo mùa, phụ thuộc chặt chẽ vào các yếu tố khí tượng thuỷ văn.
Chất lượng nước: khơng có mẫu phân tích nhưng theo khảo sát tại các giếng
đào người dân vẫn dùng thường xuyên, không ảnh hưởng đến sức khoẻ.
3.2.1.2. Tầng chứa nước lỗ hổng trong trầm tích bở rời hệ Đệ tứ, thống Holocen
dưới – giữa .
SV: Phạm Đình Hải

16

Lớp: ĐCTV – ĐCCT A – K59


Đồ án tốt nghiệp


Trường Đại học Mỏ - Địa chất

Tầng chứa nước lỗ hổng trầm tích bở rời hệ Đệ tứ, thống Holocen dưới - giữa
(qh1) phân bố ở các bãi bồi cao thuộc thềm sơng bậc I, có nơi tiếp giáp với các
dịng chảy hiện đại của Sơng Dinh, với diện tích khoảng l0km 2. Thành phần trầm
tích gồm: sét bột, sét cát lẫn ít sạn. Có màu xám nâu nhạt. Sạn thành phần thạch
anh, đa khoáng, độ mài mịn, chọn lọc từ trung bình đến tương đối tốt. Chiều dày
trung bình của tầng chứa nước đạt 17,0m.
Khảo sát các giếng đào của dân trong tầng này cho thấy: chiều sâu của giếng
từ 3,5 - 12,0m; mực nước tĩnh 2,0 - 10,0m. Nước trong các giếng ít, khơng đủ dùng
cho gia đình. Ngoại trừ các giếng gặp tầng hạt thơ lót đáy cịn lại thường bị cạn về
mùa khơ..
Căn cứ vào thành phần thạch học và tài liệu đánh giá về mức độ chứa nước
có thể xếp tầng là tầng nghèo nước.
Chất lượng nước: các kết quả phân tích mẫu nước cho thấy độ pH = 7,5 nước
trung tính; nước siêu nhạt. Loại hình hỗn hợp nước: clourua, bicacbonat magne,
natri, canxi .
Công thức Kurlov thể hiện kết quả phân tích mẫu nước là:
Nước trong tầng vận động khơng áp, có mặt thống tự do và tuỳ vị trí phân
bố mà có sự liên quan với nước Sơng Dinh và các nhánh suối khác. Nguồn cung cấp
chủ yếu là nước mưa, nước mặt. Miền thốt là các sơng suối và ngấm xuống tầng
nằm dưới. Động thái nước thay đổi theo mùa, phụ thuộc chặt chẽ vào các yếu tố khí
tượng thuỷ văn.
3.2.1.3. Tầng chứa nước lỗ hổng trong trầm tích bở rời, hệ Đệ tứ, thống pleistocen
giữa – trên (qp).
Các trầm tích của tầng chứa nước qp phân bố ở các bậc thềm sông-bậc II, chủ
yếu trong các thung lũng, đồng bằng cao trước núi vùng trung tâm và Đông Bắc
vùng Quỳ Hợp, với diện tích khoảng 71 km2.
Các trầm tích này có nguồn gốc sơng - lũ (ap), thành phần thạch học gồm:

sét, sét bột cát lẫn sét, sạn sỏi, lẫn ít cuội màu xám nâu nhạt. Chiều dày trung bình
của tầng qp là 28,2m.
Trong khu vực nghiên cứu, tầng chứa nước qp đã được khảo sát qua 6
SV: Phạm Đình Hải

17

Lớp: ĐCTV – ĐCCT A – K59


×