Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Đánh giá tác động các mô hình sinh kế của dự án PPFP đến người dân xã Hồng Hóa, huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (600.49 KB, 6 trang )

ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CÁC MƠ HÌNH SINH KẾ CỦA DỰ ÁN PPFP ĐẾN
NGƯỜI DÂN XÃ HỒNG HÓA, HUYỆN MINH HĨA, TỈNH QUẢNG BÌNH
Võ Văn Thiệp, Trần Thế Hùng, Phan Thanh Quyết
Trường Đại học Quảng Bình
Hồng Hóa là một trong 15 xã miền núi vùng cao của huyện Minh Hóa, nằm về phía Tây Bắc
tỉnh Quảng Bình. Do điều kiện tự nhiên khắc nghiệt nên đời sống người dân nơi đây cịn rất nhiều
khó khăn. Trong nhiều năm trở lại đây, xã Hồng Hóa, huyện Minh Hóa đã được Đảng và Nhà
nước quan tâm, tạo mọi điều kiện để phát triển kinh tế, trong đó có “Dự án Lâm nghiệp hướng tới
người nghèo vùng sinh thái Nông nghiệp Bắc Trung Bộ” (viết tắt là PPFP) đã phần nào khắc phục
những khó khăn mà người dân xã Hồng Hóa đã, đang gặp phải. Kết quả của bài báo là sự đánh giá
những tác động của các mơ hình sinh kế từ dự án PPFP đến người dân xã Hồng Hóa.
Từ khóa: Tác động các mơ hình sinh kế, dự án PPFP
I. MỞ ĐẦU
Minh Hoá là huyện miền núi vùng cao
nằm về phía Tây Bắc tỉnh Quảng Bình. Phía
Tây giáp nước Cộng hoà Dân chủ nhân dân
Lào với 89 km đường biên giới, phía Bắc giáp
huyện Tun Hố, phía Nam và Đơng Nam
giáp huyện Bố Trạch. Tồn huyện có 15 xã và
1 thị trấn với diện tích tự nhiên là 1.410 km2.
Dân số trên 49 nghìn người, trong đó, dân số ở
độ tuổi lao động trên 27 nghìn người [7]. Đây
là một huyện có nhiều tiềm năng và thế mạnh
như có cửa khẩu quốc tế Chalo - Nà Phàu, các
đầu mối và tuyến giao thơng quan trọng đi qua
như đường Hồ Chí Minh chạy suốt chiều dài
của huyện, đường 12C là tuyến đường ngắn
nhất nối các tỉnh vùng Đông Bắc Thái Lan qua
Lào, về QL1A, đến cảng biển Hịn La (Quảng
Bình), cảng Vũng Áng (Hà Tĩnh). Bên cạnh
đó, Minh Hố cịn có nhiều di tích lịch sử như


đèo Đá Đẽo, Mụ Dạ, Ngầm Rinh, Khe Ve,
Chalo, Cổng Trời…, các khu rừng tự nhiên,
sơn thuỷ hữu tình có thể xây dựng thành khu
du lịch sinh thái như hang động Tú Làn ở Tân
Hóa, Thác Mơ ở Hố Hợp, Nước Rụng ở Dân
Hố, phía Bắc đèo Đá Đẽo và các hang động ở
Thượng Hoá, Hoá Tiến, Hoá Thanh...[7] Tuy
nhiên hiện nay Minh Hoá vẫn còn là một
huyện nghèo, kinh tế chậm phát triển, sản xuất
còn manh mún, lệ thuộc vào thiên nhiên, cơ
cấu kinh tế chuyển dịch cịn chậm nhất là lĩnh
vực cơng nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch
vụ. Các thành phần kinh tế tồn tại chủ yếu là

kinh tế hộ gia đình, kinh tế tiểu chủ, kinh tế cá
thể...
Xã miền núi Hồng Hóa nằm về phía tây
của huyện Minh Hóa, có diện tích đất tự nhiên
71.57 ha, lớn thứ 5 trên 15 xã của tồn huyện.
Xã có 833 hộ với 3.357 nhân khẩu, trong đó có
nhiều đồng bào dân tộc khác nhau như Kinh,
Bru, Chứt, Thổ, Mường và Thái [1]. Nhân dân
trong xã có nguồn thu nhập chủ yếu dựa vào
sản xuất ngô, sắn, đậu, lúa nước dọc theo các
thung lũng, triền khe suối và chăn ni trâu,
bị, lợn, gà…nhưng chỉ với quy mơ nhỏ, nên
đời sống của người dân cịn gặp rất nhiều khó
khăn (nhất là đối với đồng bào dân tộc Bru và
Chứt) [2], [3], [4]. Tỷ lệ hộ nghèo tồn xã
chiếm 52%. Với diện tích rừng và đất rừng lớn

và tỷ lệ hộ nghèo cao như xã Hồng Hóa nếu
không hướng người dân gắn phát triển kinh tế
với bảo vệ và phát triển rừng một cách tích cực
thì một bộ phận dân cư rất dễ quay lưng lại với
rừng và không tránh khỏi gây ra thảm họa về
môi trường. Những năm qua, cùng với sự quan
tâm của Đảng, Nhà nước và các chương trình
dự án đã tích cực hỗ trợ các hộ đồng bào dân
tộc xã miền núi xây dựng các mơ hình phát
triển kinh tế gia đình, góp phần xóa đói giảm
nghèo, ổn định cuộc sống cộng đồng [5].
Dự án “Lâm nghiệp hướng tới người nghèo ở
vùng sinh thái Nông nghiệp Bắc Trung bộ”
(viết tắt là PPFP) do Quỹ Ủy thác ngành lâm
nghiệp tài trợ được phê duyệt ngày 05/05/2008
theo quyết định số 1342/QĐ-BNN-HTQT của

93


Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn hỗ trợ cho 6 đơn vị, trong đó có tỉnh
Quảng Bình. Được sự chỉ đạo của Sở Nông
nghiệp và Phát triển nông thơn tỉnh, Chi cục
Kiểm lâm Quảng Bình đã phối hợp với UBND
4 xã: Cao Quảng, Nam Hóa (huyện Tuyên
Hóa) và Trọng Hóa, Hồng Hóa (huyện Minh
Hóa) triển khai nhiều mơ hình sản xuất nơng,

lâm kết hợp [2], [6]. Sau gần 5 năm chỉ đạo

thực hiện đã đạt được các tiêu chí dự án đề ra,
trong đó nhiều mơ hình ở Hồng Hóa mang lại
hiệu quả kinh tế rõ rệt, được người dân địa
phương hưởng ứng áp dụng; góp phần chuyển
đổi cơ cấu cây trồng, vật ni, đa dạng hóa sản
phẩm, từng bước thốt nghèo như mong muốn
của dự án.

Hình 1. Bản đồ xã Hồng Hóa
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng
Các hộ dân tham gia dự án PPFP của xã Hồng
Hóa, huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình.
Các chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế cho xã
Hồng Hóa.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu các tài liệu, văn bản liên quan đến
các chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế ở xã
Hồng Hóa.
Điều tra các hộ gia đình, điều tra cộng đồng,
phỏng vấn các đối tác quan trọng và tổng hợp,
phân tích.

94

III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
Để triển khai dự án hợp với lịng dân và
tính thực thi cao Chi cục Kiểm lâm tỉnh Quảng
Bình đã cùng UBND xã tổ chức các buổi họp

dân bình chọn các hộ thực hiện các mơ hình
độc lập (trong đó ưu tiên các hộ thuộc diện hộ
nghèo có sức lao động nhưng thiếu nguồn vốn
sản xuất) và bình chọn các hộ có đất rừng (có
giấy chứng nhận quyền sử dụng đất) để thực
hiện mơ hình nhóm hộ (trồng cây keo lai). Ban
Quản lý Dự án căn cứ kết quả khảo sát thực tế
về điều kiện đất đai, nguồn nước, lao động,
khả năng đối ứng của hộ để tư vấn cho họ nên
đầu tư ni con gì, trồng cây gì phù hợp và


hiệu quả. Cụ thể, Ban Quản lý Dự án đã đề
xuất 3 mơ hình chính cho 89 hộ tham gia, bao
gồm: mơ hình trồng rừng kinh tế (trồng cây
keo lai), mơ hình lâm sản ngồi gỗ (trồng tre
điền trúc và mây tắt) và mơ hình nơng lâm kết
hợp (cây ăn quả, cây bản địa, ni nhím, ni
cá, ni bị lai Sind, ni dê).
3.1. Đánh giá các mơ hình sinh kế của dự án
PPFP đến người dân xã Hồng Hóa
3.1.1. Đánh giá mơ hình trồng rừng kinh tế
Với diện tích 21 ha (7 ha thí điểm, 14 ha nhân
rộng), vốn đầu tư 189.541.100 đồng với 81 hộ

(20 hộ tham gia mô hình nhân rộng, 61 hộ
tham gia mơ hình thí điểm). Các hộ tham gia
được Dự án hỗ trợ giống, phân bón, kinh phí
phát thực bì, đồng thời được cán bộ Dự án
hướng dẫn quy trình kỹ thuật chăm sóc nên

hầu hết cây rừng sinh trưởng, phát triển tốt,
đang được duy trì. Hiện nay, cây keo lai đã
phủ kín các ngọn đồi ở xã Hồng Hóa, trung
bình chiều cao cây đạt khoảng 6,0 m,đường
kính khoảng 8 cm.

Biểu đồ 1. Tỷ lệ tán thành của người dân đối với mơ hình trồng keo lai
Qua biểu đồ 1 và kết quả phỏng vấn,
chúng tơi thấy rằng có 13,58% người dân
được hỏi cho rằng mơ hình trồng keo lai ở xã
Hồng Hóa sẽ khơng mang lại hiệu quả kinh
tế bởi thời gian để thu hoạch quá dài, thay
vào đó nên trồng những cây ngắn ngày,
nhanh đưa lại thu nhập cho người dân.
34,57% người dân được hỏi cho rằng mơ
hình này cũng bình thường. 51,85% cho rằng
mơ hình này sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cho
người dân, bên cạnh đó góp phần vào việc
bảo vệ mơi trường, chống xói mịn đất, hạn
chế lũ lụt, nâng cao ý thức của người dân
trong việc bảo vệ rừng...
Theo đánh giá của chúng tơi, bước đầu
mơ hình chưa mang lại hiệu quả kinh tế nhưng
dự kiến đến 2015 đưa vào khai thác, ước tính
1ha đạt khoảng 40.000.000 đồng. Tính tồn bộ
tổng diện tích khai thác đạt khoảng
840.000.000 đồng. Ngồi ra tác động của mơ

hình đến mơi trường là khơng hề nhỏ, như góp
phần vào việc điều hịa khí hậu thông qua việc

giảm lượng nhiệt chiếu từ mặt trời, bảo vệ đất,
chống xói mịn, lũ lụt... Người dân phấn khởi
và đánh giá rất cao hiệu quả của mơ hình này.
3.1.2. Đánh giá mơ hình nơng lâm kết hợp
Mơ hình nông lâm kết hợp bao gồm số
vốn đầu tư 137.352.000 đồng, với 8 hộ tham
gia. Bao gồm các hợp phần: ni nhím, ni
dê, ni cá, ni bị lai Sind, trồng cây ăn quả
và cây bản địa.
Bước đầu các hợp phần này đã mang lại
thu nhập cho người dân (đặc biệt là mơ hình
ni bị lai Sind), được người dân hưởng ứng,
tuy nhiên sau một thời gian thực hiện thì một
số hợp phần khơng cịn duy trì được bởi nhiều
lí do khác nhau. Cụ thể: đối với hợp phần nuôi
dê thiếu đồng cỏ chăn thả, hợp phần ni nhím
khơng có đầu ra, cây ăn quả không phù hợp
với điều kiện lập địa nên sinh trưởng và phát
triển kém, năng suất không cao.

95


Số hộ tham gia

Năm

Biểu đồ 2. Sự duy trì các hợp phần trong mơ hình nơng lâm kết hợp
Thơng qua biểu đồ 2 chúng ta thấy rằng số hộ tham gia các hợp phần trong mơ hình nơng lâm
kết hợp giảm dần qua các năm, chỉ cịn duy trì một số hợp phần đưa lại thu nhập đáng kể cho người

dân như ni bị lai Sin, từ 5 cặp bị năm 2009 đến nay số bò đã trên 30 con (kể cả số lượng đã bán
hàng năm), người dân rất phấn khởi với mơ hình này vừa tận dụng được nguồn thức ăn là các sản
phẩm dư thừa của nông nghiệp, vừa mang lại thu nhập ổn định.
3.1.3. Đánh giá mơ hình lâm sản ngồi gỗ
Mơ hình này bao gồm 2 hợp phần (trồng tre điền trúc và mây tắt), có 03 hộ tham gia ở hai thơn
(thơn Trảu và thơn Văn hóa 1) với diện tích 1,2 ha, trong đó mơ hình tre điền trúc là 0,5 ha, mây tắt
0,7 ha. Nhìn chung tre điền trúc và mây tắt đều phát triển và sinh trưởng tốt trên điều kiện tự nhiên ở
xã, tuy nhiên cùng chung một cái khó khăn như nhau đó là đầu ra của sản phẩm.
Qua biểu đồ 3 và 4 cho thấy rằng diện tích và số lượng bụi (khóm) tre điền trúc và mây tắt ở xã Hồng
Hóa thay đổi qua các năm, chủ yếu là giảm dần (nhất là mơ hình trồng mây tắt)
Biểu đồ 3. Sự biến động diện tích các hợp phần trong mơ hình lâm sản ngồi gỗ

ha


m

96


Bụi (khóm)

Năm
Biểu đồ 4. Sự biến động số lượng các hợp phần trong mơ hình lâm sản ngồi gỗ
3.2. Ngun nhân khơng duy trì được một số
hợp phần trong mơ hình sinh kế của Dự án
PPFP
Trong qua trình điều tra, phỏng phấn các
hộ dân ở xã Hồng Hóa chúng tơi rút ra một số
ngun nhân dẫn đến các mơ hình sinh kế của

dự án PPFP không mang lại hiệu quả như mục
tiêu ban đầu đặt ra chủ yếu như sau:
Thứ nhất: các hộ nghèo thiếu khả năng
tiếp cận với các nguồn tín dụng, một mặt do
khơng có tài sản thế chấp, họ phải dựa vào các
nguồn vốn đầu tư (bị động) hoặc thế chấp để
có các khoản vay nhỏ hiệu quả thấp. Mặt khác,
họ khơng có kế hoạch sản xuất cụ thể hoặc sử
dụng nguồn vốn vay không đúng mục đích.
Chính điều này khiến họ có nguy cơ tổn
thưởng cao và dễ bị rủi ro.
Thứ hai: do trình độ học vấn thấp nên
chưa có nhiều cơ hội tiếp cận với các dịch vụ
sản xuất như khuyến nông, khuyến ngư, bảo vệ
động thực vật... điều này đã làm tăng chi phí,
giảm thu nhập trên một đơn vị sản phẩm. Đồng
thời còn bị động trong việc tìm đầu ra cho sản
phẩm, cịn phụ thuộc nhiều vào các thương lái
buôn.
Thứ ba: một số hợp phần trong các mơ
hình của dự án chưa thật sự phù hợp với điều
kiện tự nhiên, chưa đáp ứng đúng nhu cầu của
người dân ở địa phương.

Thứ tư: chưa giải quyết được khâu đầu ra
cho các sản phẩm trong các mơ hình của dự án.
Có thể khẳng định rằng việc khơng duy trì
được các mơ hình nói trên là do nhiều nguyên
nhân khách quan và chủ quan đan xen với các
yếu tố tất nhiên và ngẫu nhiên dẫn đến các mơ

hình sinh kế thật sự khơng đạt hiệu quả cao,
tính bền vững cịn hạn chế.
Mặc dù hiện nay một số mơ hình khơng
cịn duy trì hoặc giảm về số lượng, tuy nhiên
cần phải khẳng định rằng dưới tác động của
các mơ hình sinh kế của dự án PPFP đã góp
phần đưa đời sống người dân xã Hồng Hóa
ngày một đi lên. Cùng với nổ lực của người
dân, hậu dự án các mơ hình ni bị lai, trồng
tre lấy măng, trồng cây bản địa tiếp tục phát
huy hiệu quả và được bà con hưởng ứng áp
dụng, trong đó có một số hộ phát triển thành
trang trại tổng hợp, mang lại hiệu quả kinh tế
và tính ổn định trong sản xuất.
3.3. Giải pháp xóa đói giảm nghèo hiệu quả
Để các dự án hỗ trợ cho người nghèo đạt
hiệu quả cao, thì khơng có một giải pháp duy
nhất mà phải tổng hợp các giải pháp khác
nhau. Trong phạm vi bài báo này chúng tôi đề
nghị một số giải pháp sau:
Thứ nhất: tạo môi trường thuận lợi cho
người nghèo. Cụ thể: các dự án không đầu tư
trực tiếp cho người nghèo mà chỉ tạo môi
trường thuận lợi, tức là tạo ra cơ hội tốt để

97


người nghèo có thể nắm bắt để tự vươn lên
thốt khỏi đói nghèo, tránh hiện tượng ỉ lại vào

Nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội...
Thứ hai: tác động đến các tiểu vùng
nghèo. Cụ thể: các dự án sẽ tiến hành nghiên
cứu để phân chia các khu vực có tính đặc thù
khác nhau (về điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã
hội, tỷ lệ hộ nghèo…) để áp dụng các giải pháp
giảm nghèo khác nhau, như vậy sẽ mang lại
hiệu quả thiết thực cho từng vùng, từng hộ.
Thứ ba: hỗ trợ trực tiếp cho hộ nghèo,
nhằm thực hiện đồng bộ các chính sách xã hội
để giải quyết khó khăn trước mắt cho người
nghèo, các đối tượng chính sách xã hội, hộ cận
nghèo. Đồng thời triển khai đồng bộ các giải
pháp đẩy mạnh phát triển kinh tế nhằm tăng
thu nhập ổn định cho người dân. Cụ thể thực
hiện chính sách hỗ trợ thơng qua khốn chăm
sóc, bảo vệ rừng, giao rừng, giao đất để trồng
rừng sản xuất...
Thứ tư: phát triển các mơ hình đa dạng
hóa sinh kế theo từng bước tiệm tiến, kết hợp
cây ngắn ngày và cây dài ngày trên cơ sở xen
canh, luân canh, gối vụ, rải vụ... góp phần tạo
cơng ăn việc làm và đưa lại thu nhập trước mắt
cho người dân.
Thứ năm: tránh giới thiệu cho hộ nghèo
những mơ hình sinh kế cần đầu tư thâm canh
lớn, sử dụng quá nhiều lao động, khó mua
giống, khó bán, nhiều rủi ro về dịch bệnh và
giá cả thị trường. Ưu tiên các mơ hình sinh kế
dựa trên tri thức bản địa của đồng bào theo

phương châm “mỗi thôn bản một sản phẩm nổi
bật”; kết hợp sản xuất nông nghiệp và việc làm
phi nông nghiệp bền vững.

IV. KẾT LUẬN
Xố đói giảm nghèo là chủ trương lớn của
Đảng và Nhà nước nhằm cải thiện đời sống vật
chất và tinh thần cho người nghèo, thu hẹp
khoảng cách và trình độ phát triển giữa các
vùng, địa bàn và giữa các dân tộc, nhóm dân
cư. Thành tựu xố đói giảm nghèo trong những
năm qua đã góp phần tăng trưởng kinh tế và
thực hiện công bằng xã hội, nâng cao chất
lượng cuộc sống con người. Sau gần 5 năm
thực hiện dự án PPFP trên địa bàn xã Hồng
Hóa đã có những thay đổi tích cực đáng kể.
Bước đầu cho thấy các mơ hình này đã tạo
được thu nhập và sinh kế ổn định cho người
dân, xây dựng và nâng cao được ý thức của
người dân trong việc phát triển kinh tế, tự lực
thoát nghèo.
Tuy nhiên, một số bất cập cũng đã nảy
sinh trong q trình thực hiện, như chưa làm
tốt cơng tác tham vấn cộng đồng trong việc lựa
chọn xây dựng các mô hình kinh tế, nên có mơ
hình khơng phù hợp, chưa phát huy được nội
lực của cộng đồng được thụ hưởng mơ hình;
cơng tác quản lý chất lượng mơ hình cịn lỏng
lẻo, chưa thường xuyên; việc quản lý cung ứng
vật tư đầu vào và tiêu thụ sản phẩm cịn yếu,

khơng chủ động, dẫn đến phát sinh các rủi ro,
gây thiệt hại cho người dân; công tác đào tạo,
tập huấn, chuyển giao kỹ thuật cho các hộ dân
còn thụ động, hiệu quả chưa bền vững; cán bộ
quản lý dự án tại các địa phương đều kiêm
nhiệm, chưa được đào tạo về chuyên mơn
nghiệp vụ.

Tài liệu tham khảo
[1]. Cục thống kê Quảng Bình, 2013. Niên giám thống kê huyện Minh Hóa.
[2]. Sở NN&PTNT Quảng Bình, 2013. Báo cáo kết quả Kiểm tra các mơ hình và Quỹ bảo vệ rừng đã
được dự án PPFP hỗ trợ.
[3]. UBND xã Hồng Hóa, 2011. Báo cáo tình hình phát triển kinh tế - xã hội năm 2010.
[4]. UBND xã Hồng Hóa, 2012. Báo cáo tình hình phát triển kinh tế - xã hội năm 2011.
[5]. UBND xã Hồng Hóa, 2013. Báo cáo tình hình phát triển kinh tế - xã hội năm 2012.
[6]. UBND xã Hồng Hóa, 2013. Báo cáo kết quả các mơ hình và Quỹ bảo vệ rừng đã được dự án
PPFP hỗ trợ.
[7]. Văn phịng HĐND&UBND huyện Minh Hóa, 2013. Tiềm năng, thế mạnh huyện Minh Hóa.
Http://www.quangbinh.gov.vn/3cms/?cat=1179730730227&cmd=120

98



×