Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

CỘNG hòa xã hội CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (70.33 KB, 5 trang )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH LỚP 4 HỨNG THÚ, TÍCH CỰC HƠN KHI
HỌC VẼ BIỂU CẢM
1. Thực trạng
- Trong chương trình Mĩ thuật ở cấp Tiểu học có 5 phân mơn: Vẽ tranh, vẽ
trang trí, vẽ theo mẫu, thường thức mĩ thuật và tập nặn tạo dáng. Trong đó phân
mơn vẽ theo mẫu là phân mơn tương đối khó với học sinh khi học phân mơn
này. Vẽ theo mẫu thường được thực hiện theo hai quy trình: Vẽ biểu cảm và vẽ
theo quan sát. Quy trình vẽ biểu cảm được thực hiện ở các khối lớp 2,3,4,5 và cụ
thể vào những bài như sau:
Lớp 2: Chủ đề Người em yêu quý: Vẽ chân dung mẹ
Chủ đề Đồ dùng của em: Vẽ bình đựng nước
Lớp 3: Chủ đề Vật dụng trong nhà: Vẽ bình đựng nước
Lớp 4: Chủ đề Vẽ theo mẫu: Vẽ mẫu có một đồ vật
Lớp 5: Chủ đề Tranh có ba vật mẫu: Vẽ biểu cảm mẫu ba vật mẫu.
- Vẽ biểu cảm là vẽ bằng cảm xúc của người vẽ với đối tượng vật mẫu khi
quan sát, cảm nhận và khơng nhìn vào giấy khi vẽ. Người vẽ nhìn mẫu bằng
mắt, truyền mọi cảm xúc, tình cảm vào tay và vẽ lại những đường nét, đặc điểm,
hình dáng của người, đồ vật và không bị áp đặc bởi mục tiêu xấu hay đẹp, đúng
hay sai mà cứ để cảm xúc tự nhiên, thoải mái. Vẽ biểu cảm là truyền cảm xúc để
thể hiện thành hình vẽ nên địi hỏi học sinh khi vẽ phải tập trung và phải biết kết
hợp nhịp nhàng giữa mắt và tay.
- Vẽ theo quan sát học sinh thường bị áp đặc bởi tỉ lệ, vị trí từng bộ phận
của mẫu nhưng khi vẽ biểu cảm thì cảm xúc của các em rất quan trọng trong
việc thể hiện nội dung bài vẽ để tạo ra những sản phẩm thú vị, ngộ nghĩnh.
Thực tế những năm qua kết quả bài vẽ theo quy trình vẽ biểu cảm của học
sinh khối 4 còn thấp hơn so với các bài vẽ trang trí hay vẽ tranh, điều đó ảnh
hưởng đến kết quả của tiết dạy đồng thời ảnh hưởng không nhỏ đến việc phát
triển các kĩ năng của học sinh khi học phân môn này.
- Là một giáo viên giảng dạy bộ môn mĩ thuật, qua những năm dạy ở


trường tiểu học cũng như đã áp dụng phương pháp mới tôi luôn trăn trở suy nghĩ
để tìm ra phương pháp, cách thức hướng dẫn học sinh có thể đưa được cảm xúc
từ mắt nhìn đến mẫu để thể hiện vào giấy những đường nét, hình dáng, đặc
điểm, màu sắc… giúp các em nắm vững kiến thức cơ bản về vẽ biểu cảm và từ
đó giúp các em hứng thú, tích cực hơn khi học vẽ biểu cảm.

1


2. Biện pháp đã thực hiện
2.1 Nghiên cứu mục tiêu bài dạy
- Xác định rõ mục tiêu bài học là khâu đầu tiên không thể thiếu trong
soạn giảng. Với bài Vẽ mẫu có một đồ vật xác định những mục tiêu học sinh cần
đạt được như sau:
+ Biết cách quan sát, ghi nhớ đặc điểm của mẫu
+ Phát triển được khả năng kết hợp mắt và tay
+ Làm việc tập trung và yên lặng
+ Lựa chọn những bức vẽ phù hợp với biểu cảm mà các em muốn thể hiện
+ Chọn và vẽ màu cho bức tranh để tăng tính biểu cảm
2.2 Linh hoạt tạo hứng thú cho học sinh trước khi vẽ
Từ thực tế giảng dạy, phần đông các em u thích mơn học vì được vẽ tự
do, sáng tạo theo cảm xúc của mình. Tuy nhiên vẫn cịn một số em rất thờ ơ,
thậm chí chán nản mỗi khi đến giờ học, điều này khiến cho tiết học trở nên nặng
nề, khơng hứng thú. Vì vậy việc khắc phục tâm lý cho học sinh là rất khó khăn
và hết sức cần thiết. Dựa vào tâm lý học sinh là thích khen ngợi, động viên và
hay tị mị, nên trước thời gian thực hành tôi giới thiệu các em một số tác phẩm
vẽ tiêu biểu của họa sĩ nhí, của các bạn, những bức tranh dân gian Đông Hồ hết
sức biểu cảm để các em xem và tự học tập theo cách vẽ, cách thể hiện tranh.
Phân tích cho các em thấy được cái hay, cái đẹp, ngộ nghĩnh, ngộ nghĩnh đáng
yêu của quy trình vẽ biểu cảm được thể hiện qua các tác phẩm, khơi gợi lịng

ham thích học bộ môn mĩ thuật, động viên các em ai cũng có thể vẽ, có thể bộc
lộ cảm xúc, suy nghĩ của mình qua bài vẽ.
Ví dụ: Giới thiệu những bài vẽ có đường nét ngộ nghĩnh, đáng u, tính
biểu cảm nổi bật
2.3 Lựa chọn các phương pháp giảng dạy, hệ thống câu hỏi và phương
tiện dạy học phù hợp với nội dung bài
- Dạy học vẽ biểu cảm là dạy học sinh làm việc bằng “cảm xúc” là chủ
yếu. Học sinh tìm hiểu, quan sát, nhận xét về mẫu vẽ bằng cách quan sát trực
tiếp hoặc nhớ lại, giúp học sinh nhận thức nhanh được hình dáng, cấu trúc, đặc
điểm vẻ đẹp của hình mẫu, phát triển năng lực chuyển tải cảm xúc qua nét vẽ và
năng lực sáng tạo cùng với kỹ năng thể hiện đối tượng, đồng thời rèn luyện cách
làm việc tập trung, khoa học, nghiêm túc và có trách nhiệm của mỗi cá nhân học
sinh. Để đạt được yêu cầu đó giáo viên phải:
+ Lựa chọn và phối hợp linh hoạt các phương pháp trực quan, quan sát,
vấn đáp gợi mở kết hợp với thực hành luyện tập.
+ Giáo viên khai thác triệt để đồ dùng dạy học mĩ thuật sẵn có ở nhà
trường, tranh ảnh trong sách giáo khoa... Ở mỗi tiết dạy giáo viên phải chuẩn bị
đầy đủ đồ dùng trực quan, trực quan phải đẹp, hấp dẫn, đặc biệt không quá trừu
tượng để học sinh quan sát, để cảm nhận được cái đẹp, ngộ nghĩnh của quy trình
2


vẽ biểu cảm và có hứng thú với bài học, muốn được thể hiện… Cụ thể giáo viên
cần phải chuẩn bị các loại quả thật, quả cam, quả bưởi, quả dừa… có hình dáng
và màu sắc đẹp; bài vẽ mẫu, bài vẽ của học sinh năm trước…
+ Đối với quy trình vẽ biểu cảm, giáo viên cần bám sát nội dung bài dạy
để đặt câu hỏi cụ thể trên từng mẫu vẽ, câu hỏi được cụ thể sát với thực tế của
mẫu, không đặt câu hỏi một cách chung chung. Khi đặt câu hỏi giáo viên cần
lưu ý học sinh tập trung vào mẫu và chỉ vào mẫu để hướng sự chú ý của học sinh
vào mẫu vẽ, để khi tiến hành vẽ biểu cảm các em có được vốn kiến thức về hình

mẫu mà diễn đạt cảm xúc khi thể hiện ra giấy.
- Ví dụ: Vẽ quả có dạng hình cầu (Mĩ thuật 4) vẽ biểu cảm
Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát phân tích mẫu trước khi trả lời.
- Em có nhận gì về hình dáng và đặc điểm của từng loại quả?
- Em hãy so sánh màu sắc giữa các loại quả?
- Em kể thêm một số quả dạng hình cầu mà em biết?....
- Giáo viên gây chú ý bằng cách đặt các câu hỏi trước khi tiến hành vẽ.
học sinh làm việc cá nhân hoặc làm việc theo cặp đôi ngồi đối diện.Yêu cầu học
sinh vẽ tập trung trong vòng 10 – 15 phút. Mắt của các em nhìn tới đâu thì tay
cầm bút vẽ trên giấy theo các bộ phận mắt quan sát. Học sinh cố gắng khơng
nhìn vào giấy và đưa nét vẽ liền mạch khi vẽ, học sinh vẽ từ 1-2 tờ giấy với 1
mẫu.
- Điều quan trọng là giáo viên phải duy trì được khơng khí tập trung trong
suốt hoạt động này và hỗ trợ các em khi gặp khó khăn.
2.4 Tạo khơng khí tập trung cho học sinh khi thể hiện bài vẽ biểu cảm.
Đối với học sinh cấp Tiểu học đây là giai đoạn đầu các em làm quen với
kỹ năng cơ bản về cách vẽ hình, vẽ màu cũng như cách sắp xếp bố cục trong
giấy vẽ. Các em chưa có thói quen quan sát mẫu để nắm bắt đặc điểm mẫu, quen
nhìn vào giấy khi vẽ, vì thế khi hướng dẫn học sinh vẽ biểu cảm giáo viên cần
rèn kỹ năng tập trung quan sát, ln nhìn mẫu để vẽ và khơng được nhìn giấy,
nét vẽ được vẽ liên tục và đó chính là phần quan trọng của vẽ biểu cảm.
- Giáo viên chia sẽ ngay từ đầu với học sinh rằng, mục đích khơng phải vẽ
cho giống với mẫu như cách vẽ theo quan sát thông thường, mà chúng ta quan
sát, ghi nhớ mẫu và truyền cảm xúc qua tay, thể hiện lên giấy, tạo ra bức vẽ ấn
tượng và hài hước.
- Vẽ biểu cảm yêu cầu học sinh quan sát thật tập trung, khi vẽ chủ yếu sử
dụng kết hợp mắt và tay. Các em cố gắng khơng nhìn vào giấy khi vẽ. những
bức vẽ sẽ rất ấn tượng và đôi khi rất hài hước, thậm chí bức vẽ chỉ nhận ra
những những đặc điểm cơ bản như cuống quả hay hình dáng đặc trưng của
quả…


3


2.5 Trưng bày sản phẩm và hình thành khả năng cảm thụ thẫm mỹ cho
các em học sinh lớp 4
- Giáo viên sử dụng “kĩ thuật phòng tranh” để học sinh trưng bày sản
phẩm, điều này sẽ giúp các em có thêm kinh nghiệm thực tế và hứng thú, u
thích tác phẩm của mình và học hỏi sản phẩm của bạn. Học sinh thưởng thức
thảo luận và nhận xét đánh giá kết quả học tập của nhau, trong quá trình nhận
xét đánh giá, giáo viên khuyến khích sự giao lưu, trao đổi và gợi mở những ý
tưởng tiếp theo cho bài học sau của học sinh.
Giáo viên có thể hướng dẫn làm khung tranh để học sinh trang trí, tạo
thành bức tranh đẹp để tặng bạn bè, người thân hay trưng bày ở góc học tập…
Ví dụ: Trưng bày kết quả học tập
Sau khi giáo viên cho học sinh trưng bày sản phẩm lên bảng, cho hai học
sinh đóng vai phóng viên, tổ chức cuộc phỏng vấn triển lãm tranh. Như vậy học
sinh sẽ được thoải mái hỏi đáp về những “ tác phẩm”. Tiếp sau đó giáo viên tổ
chức bình chọn những tác phẩm thể hiện có cảm xúc, đường nét, màu sắc ấn
tượng…
3. Hiệu quả của biện pháp
- Qua thời gian giảng dạy và áp dụng phương pháp mới trong soạn giảng
với sáng tạo của thầy và hoạt động tích cực của học sinh cùng với một số
phương pháp tổ chức hợp lý, bản thân tôi nhận thấy kết quả đạt được một cách
rất tích cực với tỉ lệ học sinh u thích mơn học Mĩ thuật, tự tin thể hiện, bộc lộ
được cảm xúc qua tranh vẽ, hoàn thành được bài vẽ ngay tại lớp, thúc đẩy hứng
thú học tập đạt được những yêu cầu cụ thể rất khả quan điều đó chứng tỏ thành
tích đạt được qua hoạt động trải nghiệm hồn tồn có sức thuyết phục cao và
những con số thống kê dưới đây đã cho thấy rất rõ điều đó
* Kết quả xếp loại học sinh năm học 2018 – 2019 và 2019 – 2020 như

sau:
Năm

Tổng số HS

Hoàn thành tốt

Hoàn thành

SL

TL

SL

TL

2018 2019

105

45

42,9%

60

57,1%

2019 2020


55

30

54,5%

22

45,5%

4. Bài học kinh nghiệm
- Khi rèn luyện năng khiếu cho học sinh cần phải kiên trì từng bước, địi
hỏi từ thấp đến cao, khơng áp đặt địi hỏi q cao đối với học sinh, nên lấy động

4


viên khích lệ là chính, cố gắng tìm những ưu điểm dù là nhỏ nhất ở từng học
sinh để kịp thời động viên khen ngợi
- Phải hiểu được đặc điểm tâm lý của trẻ, hiểu biết được mức độ cảm nhận
của học sinh về thế giới xung quanh thông qua các bài học, ln tơn trọng, gần
gũi học sinh, có tinh thần kiên trì trong cơng tác giảng dạy, khéo léo động viên
kịp thời đối với các em đặc biệt không nên chê các em trước mặt các bạn trong
lớp.
5. Hình thức nhân rộng biện pháp trong đơn vị
- Tơi nhận thấy biện pháp tơi nghiên cứu có nhiều khả năng áp dụng giảng
dạy học sinh từ lớp 2 đến lớp 5 nơi tơi đang cơng tác và có thể áp dụng ở một số
trường lân cận.
- Việc vận dụng những biện pháp trên vào bài dạy đã đem lại một số kết

quả khả quan: học sinh hứng thú hơn với các tiết học vẽ biểu cảm. Chất lượng
bài vẽ của học sinh từ đó cũng tăng lên.
- Trong quá trình triển khai đưa vào áp dụng có thể từng lúc bổ sung
những biện pháp phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của học sinh, của từng năm,
để góp phần nâng cao chất lượng dạy và học.

5



×