Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

“Trình bày dấu hiệu pháp lý của tội giết người (Điều 123 Bộ luật hình sự năm 2015). Chỉ ra điểm khác nhau cơ bản giữa tội giết người và tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh (Điều 125 Bộ luật hình sự năm 2015”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (141.43 KB, 12 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI
ggggg

njj

TRUNG TÂM ĐÀO TẠO ELEARNING

TIỂU LUẬN MƠN:
LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM
ĐỀ SỐ 5
“Trình bày dấu hiệu pháp lý của tội giết người (Điều 123
Bộ luật hình sự năm 2015). Chỉ ra điểm khác nhau cơ
bản giữa tội giết người và tội giết người trong trạng thái
tinh thần bị kích động mạnh (Điều 125 Bộ luật hình sự
năm 2015”

Họ và tên:
Ngày, tháng, năm sinh:
MSSV:
Lớp:
Ngành: Luật Kinh Tế

1


MỞ ĐẦU
Như chúng ta đã biết, con người là vốn quý trong xã hội, là đối
tượng hàng đầu được Luật hình sự nói riêng và pháp luật nói chung
bảo vệ. Bảo vệ con người trước tiên là bảo vệ tính mạng, sức khỏe,
danh sự, nhân phẩm và tự do của con người, vì đó là ý nghĩa quan
trọng hàng đầu của con người. Trong các tội phạm xâm phạm tính


mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của con người thì tội phạm
xâm phạm tính mạng là hành vi nguy hiểm nhất trong xã hội vì hành
vi này tước đoạt tính mạng của người khác, quyền được sống, được
tơn trọng và quyền bảo vệ tính mạng là quyền quan trọng, thiêng
liêng và cao quý nhất của con người. Quyền được sống là quyền cơ
bản của con người từ khi sinh ra. Điều 19 Hiến pháp nước Cộng hòa
xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 ghi nhận: "Mọi người có quyền
sống. Tính mạng con người được pháp luật bảo hộ. Khơng ai bị tước
đoạt tính mạng trái luật". Bất cứ ai xâm phạm quyền sống, quyền
được tôn trọng và bảo vệ tính mạng của con người đều phải bị trừng
trị nghiêm khắc. Và đó cũng là lý do lý giải tại sao tội giết người là
một trong những tội danh có chế tài xử phạt hình sự nặng nhất tử
hình được quy định tại Điều 123 Bộ luật hình sự năm 2015. Để hiểu rõ
hơn về các dấu hiệu pháp lý của tội giết người, từ đó làm cơ sở để phân
biệt, chỉ ra điểm khác nhau cơ bản giữa tội giết người và tội giết người
trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh, do vậy em lựa chọn đề
tài: “Trình bày dấu hiệu pháp lý của tội giết người (Điều 123
Bộ luật hình sự năm 2015). Chỉ ra điểm khác nhau cơ bản
giữa tội giết người và tội giết người trong trạng thái tinh
thần bị kích động mạnh (Điều 125 Bộ luật hình sự năm
2015”.
NỘI DUNG
I.

Tội giết người trong Luật hình sự Việt Nam
1. Khái niệm về tội giết người trong Luật hình sự
Tội giết người là một trong những tội phạm đặc biệt nguy hiểm, nó
khơng những tước đi sinh mạng của con người mà còn ảnh hưởng nặng
nề đến gia đình nạn nhân nói riêng và dự luận xã hội nói chung.
Giết người: Là hành vi trái pháp luật, cố ý làm chết người ngoài ý

muốn của nạn nhân. Hành vi làm chết người được hiểu là hành vi có
2


khả năng gây ra cái chết cho con người, làm chấm dứt sự sống của họ.
Tội giết người: là hành vi cố ý tước đoạt tính mạng của người khác
một cách trái pháp luật.
2. Tội giết người được quy định tại Điều 123 Bộ luật hình sự

năm 2015
Tội giết người được quy định tại Điều 123 Bộ luật hình sự năm 2015
như sau:
1. Người nào giết người thuộc một trong các trường hợp sau đây,
thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình:
a) Giết 02 người trở lên;
b) Giết người dưới 16 tuổi;
c) Giết phụ nữ mà biết là có thai;
d) Giết người đang thi hành cơng vụ hoặc vì lý do cơng vụ của
nạn nhân;
đ) Giết ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cơ giáo
của mình;
e) Giết người mà liền trước đó hoặc ngay sau đó lại thực hiện
một tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;
g) Để thực hiện hoặc che giấu tội phạm khác;
h) Để lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân;
i) Thực hiện tội phạm một cách man rợ;
k) Bằng cách lợi dụng nghề nghiệp;
l) Bằng phương pháp có khả năng làm chết nhiều người;
m) Thuê giết người hoặc giết người thuê;
n) Có tính chất cơn đồ;

o) Có tổ chức;
p) Tái phạm nguy hiểm;
q) Vì động cơ đê hèn.
2. Phạm tội khơng thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1
Điều này, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm.
3


3. Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05
năm.
4. Người phạm tội còn có thể bị cấm hành nghề hoặc làm cơng
việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm, phạt quản chế hoặc cấm cư
trú từ 01 năm đến 05 năm.
3. Dấu hiệu pháp lý của tội giết người

Điều 123 Bộ luật hình sự năm 2015 quy định tội giết người nhưng
khơng mô tả cụ thể những dấu hiệu pháp lý của tội này mà chỉ nêu tội
danh. Từ thực tiễn đã được thừa nhận, có thể định nghĩa giết người là
hành vi cố ý tước đoạt tính mạng của người khác một cách trái pháp
luật. Từ định nghĩa này, chúng ta có thể rút ra những dấu hiệu pháp lý
của tội giết người như sau:
2.1 Mặt khách thể
Khách thể của tội giết người là quan hệ nhân thân mà nội dung
của nó là quyền được tơn trọng và bảo vệ tính mạng của con người.
Trong số các quyền nhân thân, quyền sống, quyền được tơn trọng
và bảo vệ tính mạng của con người là quyền tự nhiên, thiêng liêng và
cao quý nhất, khơng một quyền nào có thể so sánh được. Bởi lẽ, con
người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển. Khi quyền
sống, quyền được tôn trọng và bảo vệ tính mạng của con người bị
xâm phạm thì mục tiêu phấn đấu của lồi người sẽ trở nên vô nghĩa;

động lực phát triển của xã hội sẽ bị triệt tiêu. Tội giết người xâm
phạm quyền sống, quyền được tơn trọng và bảo vệ tính mạng của
con người thơng qua sự tác động làm biến đổi tình trạng bình thường
của đối tượng tác động là con người đang sống. Việc xác định đúng
đối tượng tác động của tội giết người có ý nghĩa vơ cùng quan trọng.
Bởi lẽ, nếu hành vi nào đó tác động vào đối tượng không phải hay
chưa phải là con người hoặc đã chết thì khơng xâm phạm đến quyền
sống, quyền được tơn trọng và bảo vệ tính mạng của con người, vì
vậy, hành vi đó khơng phạm tội giết người mà có thể chuyển thành
một tội danh khác căn cứ vào những dấu hiệu của hành vi phạm tội.
2.2. Mặt khách quan
Hành vi khách quan của tội giết người là hành vi cố ý tước đoạt
sinh mạng của người khác một cách trái pháp luật.
4


Hành vi tước đoạt tính mạng được hiểu là hành vi có khả
năng gây ra cái chết cho con người, chấm dứt sự sống của họ. Những
hành vi khơng có khả năng này không thể coi là hành vi khách quan
của tội giết người. Hành vi có khả năng gây ra cái chết cho con người
có thể là hành động như bắn, chém, đâm… Hành vi khách quan của
tội giết người cũng có thể là khơng hành động, đó là những trường
hợp chủ thể có nghĩa vụ phải hành động, phải làm một số việc nhất
định để đảm bảo sự an tồn về tính mạng cho người khác nhưng họ
đã khơng hành động, khơng thực hiện những việc làm đó. Khơng
hành động của họ trong trường hợp này có khả năng gây ra cái chết
cho người khác.
Hành vi tước đoạt tính mạng được coi là hành vi khách quan
của tội giết người phải là hành vi tước đoạt tính mạng của người khác
một cách trái pháp luật. Hành vi tước đoạt tính mạng của chính mình

khơng phải là hành vi khách quan của tội giết người. Hành vi gây ra
cái chết cho người khác được pháp luật cho phép cũng không phải là
hành vi khách quan của tội giết người, như hành vi tước đoạt tính
mạng của người khác trong phịng vệ chính đáng, trong tình thế cấp
thiết hoặc thi hành hình phạt tử hình… Một số trường hợp đặc biệt,
mặc dù có hành vi tước đoạt tính mạng của người khác một cách trái
pháp luật nhưng nếu thuộc một các hành vi như: Hành vi làm chết
người trong khi thi hành công vụ, hành vi vô ý làm chế người, hành vi
bức tử, hành vi xúi giục người khác tự sát, hành vi giết con mới đẻ,
hành vi giết người do tinh thần bị kích động mạnh, giết người do vượt
q giới hạn phịng vệ chính đáng. Thì người thực hiện không bị truy
cứu tội giết người theo quy định tại Điều 123 Bộ luật hình sự năm
2015 mà sẽ bị truy cứu bằng một tội danh cụ thể, tương ứng với hành
vi phạm tội.
Hậu quả chết người là dấu hiệu bắt buộc trong cấu thành tội
phạm của tội này. Nếu hậu quả chết người chưa xảy ra thì tội phạm
có thể đang ở giai đoạn chuẩn bị hoặc chưa đạt.
Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi khách quan tước đạt sinh
mạng của người khác đã thực hiện và hậu quả chết người đã xảy ra
cũng là một dấu hiệu bắt buộc trong cấu thành tội phạm tội giết
người.
5


Việc xác định mối quan hệ nhân quả là điều kiện cần thiết để có
thể buộc người có hành vi tước đoạt tính mạng người khác phải chịu
trách nhiệm về hậu quả chết người đã xảy ra. Người có hành vi tước
đoạt tính mạng người khác một cách trái pháp luật chỉ phải chịu
trách nhiệm hình sự về những hậu quả chết người đã xảy ra, ra nếu
hành vi họ đã thực hiện là nguyên nhân của hậu quả chết người đã

xảy ra đó. Việc xác định này trong nhiều trường hợp cũng hết sức
phức tạp, địi hỏi có sự hỗ trợ của giám định pháp y.
2.3. Mặt chủ quan
Lỗi của người phạm tội giết người là lỗi cố ý được quy định
tại Điều 10 Bộ luật hình sự năm 2015. Lỗi cố ý ở đây có thể là lỗi cố ý
trực tiếp hoặc lỗi cố ý gián tiếp.
Trong trường hợp lỗi cố ý trực tiếp, người phạm tội thấy trước
được hậu quả chết người có thể xảy ra (hoặc tất nhiên sẽ xảy ra),
nhưng vì mong muốn hậu quả đó nên đã thực hiện hành vi phạm tội.
Trong trường hợp lỗi cố ý gián tiếp, người phạm tội nhận thức
được hành vi của mình có thể nguy hiểm đến tính mạng của người
khác, thấy trước hậu quả chết người có thể xảy ra, nhưng để đạt
được mục đích của mình, người phạm tội có ý thức để mặc cho hậu
quả xảy ra, hay nói một cách khác, họ chấp nhận hậu quả đó.
Trong trường hợp hậu quả chết người đã xảy ra, việc xác định lỗi
là cố ý trực tiếp hay cố ý gián tiếp khơng có ý nghĩa trong việc định
tội. Nhưng trong trường hợp hậu quả chết người chưa xảy ra, việc xác
định lỗi này có ý nghĩa rất quan trọng. Cụ thể là:


Nếu hậu quả chết người chưa xảy ra và lỗi của người phạm tội là lỗi
cố ý trực tiếp thì người phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự về tội
giết người nhưng ở giai đoạn chưa đạt;



Nếu hậu quả chết người chưa xảy ra và lỗi của người phạm tội là lỗi
cố ý gián tiếp thì người phạm tội chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về
tội cố ý gây thương tích (nếu có thương tích xảy ra) hay các tội phạm
khác mà người phạm tội đã thực hiện (không mong muốn hậu quả

chết người nhưng có ý thức để mặc hậu quả đó xảy ra nhưng nó chưa
6


xảy ra), mà khơng phải chịu trách nhiệm hình sự về tội giết người
chưa đạt.
Mục đích, động cơ khơng phải là dấu hiệu bắt buộc của cấu
thành tội phạm tội giết người. Hành vi giết người nếu có mục đích
chống chính quyền nhân dân sẽ cấu thành tội theo Điều 113 Bộ luật
hình sự năm 2015. Động cơ phạm tội tuy khơng có ý nghĩa về mặt
định tội nhưng có một số động cơ phạm tội được quy định là tình tiết
định khung tăng nặng hay giảm nhẹ.
2.4 Chủ thể của tội phạm
Chủ thể của tội phạm nói chung và Tội giết người nói riêng là con
người có đủ điều kiện để có lỗi khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho
xã hội. Chủ thể này phải là người có năng lực trách nhiệm hình sự,
năng lực nhận thức được ý nghĩa xã hội của hành vi và năng lực điều
khiển hành vi theo đòi hỏi tất yếu của xã hội. Để có được năng lực
này con người phải đạt độ tuổi nhất định. Do vậy, độ tuổi cũng là
điều kiện của chủ thể của Tội giết người.
Theo quy định tại Điều 21 Bộ luật hình sự năm 2015: “Người thực
hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi đang mắc bệnh tâm
thần, một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng
điều khiển hành vi của mình, thì khơng phải chịu trách nhiệm hình
sự”. Quy định này cho thấy, một người được coi là trong tình trạng
khơng có năng lực trách nhiệm hình sự khi thoả mãn hai dấu hiệu:
Dấu hiệu y học, mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm rối loạn
hoạt động thần kinh và dấu hiệu tâm lý, mất năng lực nhận thức
hoặc năng lực điều khiển hành vi.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 9, khoản 2 Điều 12 và Điều 123

Bộ luật hình sự năm 2015 thì chủ thể của tội giết người là người từ đủ
14 tuổi trở lên. Quy định này dựa trên cơ sở nghiên cứu tâm sinh lý
con người Việt Nam, truyền thống lập pháp và chính sách hình sự đối
với người chưa thành niên phạm tội của Nhà nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam.
II.

Điểm khác nhau cơ bản giữa tội giết người và tội giết người
trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh (Điều 125 Bộ
luật hình sự năm 2015)
7


1. Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh

được quy định tại Điều 125 Bộ luật hình sự năm 2015.
“Điều 125. Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động
mạnh
1. Người nào giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động
mạnh do hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân đối với
người đó hoặc đối với người thân thích của người đó, thì bị phạt tù từ
06 tháng đến 03 năm.
2. Phạm tội đối với 02 người trở lên, thì bị phạt tù từ 03 năm đến
07 năm.”
Như vậy có thể hiểu, giết người trong trạng thái tinh thần bị kích
động mạnh là hành vi của một người khơng tự kìm chế được mình
trước hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân đối với chính
mình hoặc đối với người thân thích của mình nên đã giết chết nạn
nhân.
2. Điểm khác nhau cơ bản giữa tội giết người (Điều 123 Bộ luật


hình sự năm 2015) và tội giết người trong trạng thái tinh
thần bị kích động mạnh (Điều 125 Bộ luật hình sự năm
2015)
Trong Bộ luật hình sự năm 2015 thì tội giết người trong trạng thái
tinh thần bị kích động mạnh được quy định tại Điều 125, đây thực
chất là một tội danh được tách ra từ tội giết người quy định tại khoản
3 Điều 101 trong Bộ luật hình sự năm 1985 và được quy định tại Điều
125 Bộ luật hình sự năm 1999, xét về mặt bản chất hành vi giết
người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh thì tính nguy hiểm
của hành vi phạm tội ít hơn so với tội giết người. Vì vậy, cấu thành tội
phạm của tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh
cơ bản giống dấu hiệu phạm tội của tội giết người. Sự tương đồng
này được thể hiện qua:
Thứ nhất, khách thể của tội phạm: đều xâm phạm đến quan hệ
nhân thân mà nội dung của nó là quyền được tơn trọng và bảo vệ
tính mạng của con người.

8


Thứ hai, mặt khách quan của tội phạm: đều là hành vi tước đoạt
trái pháp luật tính mạng của người khác và hậu quả của tội phạm là
nạn nhân tử vong. Hành vi khách quan này là nguyên nhân dẫn đến
việc nạn nhân tử vong.
Thứ ba, mặt chủ quan: đều là hanh vi tước đoạt tính mạnh được
thực hiện với lỗi cố ý. Người phạm tội biết hoặc phải biết hành vi của
mình là hành vi nguy hiểm cho xã hội và mong muốn hoặc có ý thức
để mặc cho hậu quả nguy hiểm cho xã hội xảy ra.
Thứ tư, chủ thể của tội phạm: đều là người có năng lực trách

nhiệm hình sự và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo quy định.
Vậy, điểm khác nhau cơ bản giữa tội giết người tại Điều 123 Bộ
luật hình sự năm 2015 và tội giết người trong trạng thái tinh thần bị
kích động mạnh Điều 125 Bộ luật hình sự năm 2015 là gì?
Thứ nhất, đối với tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích
động mạnh thì người thực hiện hành vi tước đoạt tính mạng
của người khác thực hiện hành vi trong trạng thái tinh thần bị
kích động mạnh.
Tình trạng tinh thần bị kích động mạng là tình trạng người
phạm tội đã khơng thể tự chủ, tự kiềm chế hành vi phạm tội của
mình. Người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh bị ức chế
tâm lý ở mức độ cao khó có đủ bình tĩnh để lựa chọn, để suy xét về
hành động của mình. Người phạm tội thực hiện việc giết người ngay
trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh.
Tình trạng tinh thần bị kích động mạnh của người phạm tội phải
do hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân gây nên đối với
người phạm tội. Hành vi trái pháp luật nghiêm trọng là hành vi trái
pháp luật nói chung (khơng chỉ riêng trái pháp luật hình sự), ở mức
độ nghiêm trọng và thường xảy ra một cách tức thời. Cũng có trường
hợp hành vi trái pháp luật của nạn nhân có tính chất đè nén, áp bức
nặng nề, đến một thời điểm nhất định lại bùng lên thì người phạm tội
vẫn được coi là phạm tội trong trạng thái tinh thần bị kích động
mạnh.
Tội phạm này thực chất là trường hợp giảm nhẹ đặc biệt của tội
giết người. trạng thái tinh thần bị kích động mạnh khác với trạng thái
tinh thần bị kích động về mức độ bị kích động. Nếu chỉ là những va
9


chạm, xung đột thông thường trong đời sống gây nên tình trạng bị

kích động mà họ đã có hành vi giết người thì khơng phạm tội giết
người trong trạng thái bị kích động mạnh (Điều 125 Bộ luật hình sự
năm 2015) mà phạm tội giết người (Điều 123 Bộ luật hình sự năm
2015) với tình tiết giảm nhẹ “phạm tội trong trường hợp bị kích động
về tinh thần do hành vi trái pháp luật của nạn nhân gây ra” quy định
tại điểm e, Khoản 1 Điều 51 Bộ luật hình sự năm 2015.
Thứ hai, tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động
mạnh thì nạn nhân phải là người đã có hành vi trái pháp luật
nghiêm trọng đối với người phạm tội hoặc đối với người thân
thích của người đó. Nếu người phạm tội lại khơng giết người thực
hiện hành vi trái pháp luật nghiêm trọng đối với mình hoặc đối với
người thân thích của mình, mà giết vợ, con hoặc người thân thiết của
người này thì họ không phạm tội giết người trong trạng thái tinh thần
bị kích động mạnh (Điều 125 Bộ luật hình sự năm 2015) mà phạm tội
giết người (Điều 123 Bộ luật hình sự năm 2015).
Thứ ba, tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động
mạnh khơng có giai đoạn chuẩn bị phạm tội và phạm tội chưa
đạt, vì khơng thể xác định được mục đích của người phạm tội khi
người đó trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh mà chỉ có thể
xác định người phạm tội bỏ mặc cho hậu quả xảy ra.
Thứ tư, hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân
trong tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động
mạnh là nguyên nhân dẫn tới trạng thái tinh thần bị kích
động mạnh của người phạm tội. Mối quan hệ nhân quả giữa hành
vi trái pháp luật với tinh thần bị kích động mạnh là mối quan hệ tất
yếu nội tại có cái này thì ắt có cái kia. Khơng có hành vi trái pháp luật
nghiêm trọng của nạn nhân thì khơng có tinh thần bị kích động mạnh
của người phạm tội và vì thế nếu người phạm tội khơng bị kích động
bởi hành vi trái pháp luật của người khác thì khơng thuộc trường hợp
phạm tội này mà phạm tội giết người (Điều 123 Bộ luật hình sự năm

2015).
Thứ năm, tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động
mạnh thì hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng của nạn
nhân gây ra cho người phạm tội hoặc người thân thích của
người phạm tội. Những người thân thích là những người có quan hệ
10


huyết thống, quan hệ hôn nhân như: vợ đối với chồng; cha mẹ với
con cái; anh chị em ruột, anh chị em cùng cha khác mẹ đối với nhau;
ông bà nội goại đối với các cháu v.v…
Thứ sáu, hậu quả trong tội giết người trong trạng thái
tinh thần bị kích động mạnh là dấu hiệu bắt buộc. Nạn nhân
phải bị chết thì người thực hiện hành vi tước đoạt tính mạng của nạn
nhân mới cấu thành "tội giết người trong trạng thái tình thần bị kích
động mạnh". Nếu hành vi của người phạm tội chưa làm chết người
mà chỉ gây thương tích cho nạn nhân thì người phạm tội sẽ bị truy
cứu trách nhiệm hình sự về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại
cho sức khỏe của người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động
mạnh. Trong khi đối với tội giết người tại Điều 123 Bộ luật hình sự
năm 2015 thì mặc dù nếu hậu quả chết người chưa xảy ra thì tội
phạm có thể đang ở giai đoạn chuẩn bị hoặc chưa đạt và vẫn bị tuy
truy tố với tội danh giết người ở giai đoạn chuẩn bị hoặc chưa đạt.
KẾT LUẬN
Quyền được sống là quyền cơ bản của con người từ khi sinh ra.
Nội dung này được nhấn mạnh trong Điều 19 Hiến pháp nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 "Mọi người có quyền sống.
Tính mạng con người được pháp luật bảo hộ. Khơng ai bị tước đoạt
tính mạng trái luật". Bất cứ ai xâm phạm quyền sống, quyền được
tơn trọng và bảo vệ tính mạng của con người đều phải bị trừng trị

nghiêm khắc. Tội giết người xâm phạm quyền sống, quyền được tơn
trọng và bảo vệ tính mạng của con người thông qua sự tác động làm
biến đổi tình trạng bình thường của đối tượng tác động là con người
đang sống. Việc nắm đầy đủ và chính xác đặc điểm dấu hiệu nhận
biết của tội giết người được quy định tại Điều 123 Bộ luật hình sự
năm 2015 là điều kiện cần và đủ để truy cứu trách nhiệm hình sự, có
ý nghĩa quan trọng trong việc xác định chính xác tội danh phù hợp
với hành vi phạm tội tránh trường hợp bỏ lọt tội phạm và hạn chế
những trường hợp oan sai. Qua bài tiểu luận, em đã trình bày, nghiên
cứu cụ thể những dấu hiệu pháp lý của tội giết người, bên cạnh đó so
sánh với tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh
tại Điều 125 Bộ luật hình sự năm 2015. Với hy vọng, sẽ góp phần
nâng cao tính hiệu quả trong cơng tác đấu tranh, phịng chống tội
phạm nói chung và tội giết người nói riêng trong tình hình hiện nay.
11


12



×