Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Từ kiến thức về quyền lực chính trị trong xã hội hiện đại, đồng chí hãy làm rõ những vấn đề đặt ra từ cơ chế “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, Nhân dân làm chủ” ở nước ta hiện nay Liên hệ và đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực thi cơ chế nêu trê

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (585.23 KB, 10 trang )

Chủ đề 05:
Từ kiến thức về quyền lực chính trị trong xã hội hiện đại, đồng chí hãy
làm rõ những vấn đề đặt ra từ cơ chế “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý,
Nhân dân làm chủ” ở nước ta hiện nay. Liên hệ và đề xuất giải pháp nhằm
nâng cao hiệu quả thực thi cơ chế nêu trên ở địa phương đồng chí

BÀI LÀM
Đảng- Nhà nước- Nhân dân là là ba bộ phận, ba chủ thể chủ yếu tạo nên chế
độ xã hội và hệ thống chính trị ở Việt Nam. Mối quan hệ giữa Đảng, Nhà nước và
Nhân dân luôn được Đảng ta quan tâm xây dựng phát triển và củng cố. Trải qua
hơn 30 năm đổi mới và phát triển, xử lý mối quan hệ này, Đảng giử vửng được vai
trò lãnh đạo đối với Nhà nước, thông qua Nhà nước, Nhân dân thực hiện và phát
huy quyền làm chủ của mình tham gia quản lý Nhà nước, quản lý xã hội ngày càng
tốt hơn. Với sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước ta đã phát huy tốt hơn vai trị quản lý
của mình, có chính sách đúng, động viên và pháh huy quyền làm chủ của Nhân dân
trong sự nghiệp đổi mới. Theo đó, đã giải quyết ngày càng tốt hơn quan hệ giữa
Đảng với Nhà nướcvà các tổ chức chính trị- xã hội trong hệ thống chính trị. Tính
bao biện, làm thay Nhà nước đã giảm dần, đã nâng cao vi trò chủ động và phát huy
hiệu lực quản ý của Nhà nước, tính chủ động, tự giác của các tổ chức chính trị - xã
hội.
Mặc dù vậy, trong mối quan hệ Đảng- Nhà nước- Nhân dân còn nhiều
khuyết điểm, hạn chế. Sự lãnh đạo của Đảng chưa đáp ứng đầy đủ yêu cầu của quá
trình đổi mới tổ chức, hoạt động của Nhà nước cịn tình trạnng bao biện, chồng
chéo và bơng lỏng nên chưa phát huy tốt vai trò lãnh đạo của Đảng và hiệu lực
điều hành của bộ máy nhà nước. Việc đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối
với Nhà nước và xã hội chưa phát huy đúng mức vai trò lãnh đạo của Đảng, quản
lý của Nhà nước và quyền làm chủ của Nhân dân. Chưa phân rỏ, còn lẫn lộn chức
năng, quyền hạn giữa Đảng lãnh đạo với Nhà nước quản lý, bộm máy Đảng bị “
Nhà nước hố” cồng kềnh, khơng rỏ chức năng lãnh đạo. cơ chế Đảng lãnh đạo –
Nhà nước quản lý – Nhân dân làm chủ đã được xác định từ lâu. Nhưng chưa được
1




nghiên cứu để cụ thể hoá đầu đủ . Do đó mối quan hệ giữa Đảng lãnh đạo, Nhà
nước quản lý, Nhân dân làm chủ cần được nhận thức rỏ ràng hơn để bước vào thời
kỳ mới đất nước ta sẽ phát triển tốt hơn.
I.CỞ SỞ LÝ LUẬN :
1.Đảng lãnh đạo :
Tồn bộ hoạt động của hệ thống chính trị đều đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng
Cộng sản Việt Nam. Đảng thực hiện chức năng lãnh đạo đối với Nhà nước và xã
hội nhằm phát huy, thực hiện quyền làm chủ của nhân dân.
Các phương thức lãnh đạo của Đảng ;
-Đảng xây dựng cương lĩnh, chủ trương, đường lối chính trị, định hướng cho
sự phát triển của Nhà nước và xã hội; lãnh đạo Nhà nước thể chế hoá cương lĩnh,
đường lối, chủ trương của Đảng và tổ chức thực hiện thông qua bộ máy nhà nước.
-Đảng lãnh đạo thông qua công tác cán bộ, thống nhất lãnh đạo quản lý công
tác cán bộcủa Đảng, Nhà nước. Đảng giới thiệu những đảng viên ưu tú để nhân dân
lựa chọn bầu vào các cơ quan trong bộ máy nhà nước và các tổ chức chính trị - xã
hội.
-Đảng lãnh đạo công tác kiểm tra, giám sát hoạt động của các tổ chức đảng,
cơ quan nhà nước và các tổ chức chính trị - xã hội, kiểm tra các tổ chức đảng, cán
bộ, cơng chức nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội thực hiện đúng cương lĩnh,
đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, đấu tranh chống tham
nhũng, quan liêu, những biểu hiện tiêu cực khác trong bộ máy nhà nước cũng như
trong đời sốn xã hội.
-Đảng lãnh đạo bằng sự tiên phong, gương mẫu của đội ngũ cán bộ, đảng
viên cùa Đảng. Nội dung này được quy định thành nhiệm vụ, quyền hạn và trách
nhiệm của từng chức danh quyền lực trong bộ máy Đảng và Nhà nước.
2.Nhà nước quản lý :
Nhà nước là trung tâm của hệ thống chính trị, là tổ chức quyền lực cơng đại
diện cho lợi ích của nhân dân và dân tộc. Nhà nước Việt Nam là nhà nước pháp

quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, tất cả quyền lực
nhà nước thuộc về nhân dân.
2


Trên cơ sở cương lĩnh, chủ trương, đường lối, chiến lược phát triển đất nước
của Đảng, Nhà nước thể chế hố thành pháp luật, chính sách, các chương trình, kế
hoạch và quản lý xã hội theo Hiến pháp và pháp luật. Sự quản lý của Nhà nước
không trái với các chủ trương, đường lối, nghị quyết, quy định của Đảng; đồng
thời cũng khơng hạn chế quyền, lợi ích hợp pháp, chín đáng của nhân dân.
Sự quản lý của nhà nước lấy tiêu chí phục vụ nhân dân, gắn bó mật thiết với
nhân dân, thực hiện đầy đủ quyền dân chủ của nhân dân, tôn trọng, lắng nghe ý
kiến của nhân dân và chịu sự giám sát của nhân dân.
Trong điều kiện mới, để Nhà nước thực hiện tốt vai trò và chức năng của
mình theo hướng kiến tạo phát triển, liêm chính, hành động, địi hỏi phải xác định
rõ hơn vai trị, vị trí, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của các cơ quan nhà nước
trong việc thực các quyền lập pháp, hành pháp , tư pháp trên cơ sở các nguyên tắc
pháp quyền, bảo đảm quyền lực nhà nước là thống nhất, có sư phân cơng rành
mạch, phối hợp chặt chẽ và tăng cường kiểm soát quyền lực nhà nước; xây dựng
bộ máy nhà nước trong sạch, vững mạnh, tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, vì
nhân dân phụ vụ và vì sự phát triển của đất nước.
3.Nhân dân làm chủ :
Trong Hiến pháp Việt Nam, tinh thần “Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về
nhân dân” cũng được khẳng định như một nguyên tắc quan trọng nhất trong tổ
chức và thực thi quyền lực nhà nước. Mọi người dân vượt lên trên sự khác biệt xã
hội để hướng tới thực hiện mục tiêu chung của cả nước là xây dựng một xã hội
“phồn vinh, dân chủ, cơng bằng, văn minh, trật tự, kỷ cương, an tồn, bảo đảm
cuộc sống bình yên, hạnh phúc của nhân dân”.
Đảng Cộng sản Việt Nam cũng Đề cao vai trò chủ thể, vị trí trung tâm của
nhân dân trong chiến lược phát triển đất nước, trong tồn bộ q trình xây dựng ,

bảo vệ Tổ quốc. nhân dân thực hiện quyền làm chủ thơng qua các hình thức dân
chủ trực tiếp và dân chủ gián tiếp.
Nhân dân làm chủ trực tiếp thông qua các hinh thức tự quản, tự quyết định
các vấn đề liên quan đến cuộc sống của mình ở cộng đồng, địa phương; tham gia

3


các cuộc trưng cầu ý dân để quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước khi
Nhà nước tổ chức
Nhân dân làm chủ gián tiếp thông qua các cơ quan đại diện của mình là
bộ máy nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên. Với tư cách là cơng
dân, mỗi cơng dân có quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội, tham gia thảo
luận và kiến nghị với cơ quan nhà nước về các vấn đề của cơ sở, địa phương và cả
nước. Nhà nước tạo điều kiện để công dân tham gia quản lý nhà nước và xã hội;
công khai, minh bạch trong tiếp nhận, phản hồi ý kiến, kiến nghị của cơng dân.
Những chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước,
có quan hệ trực tiếp đến đời sống của quần chúng nhân dân đều là nội dung mà
người dân được biết, được bàn, được thực hiện và được kiểm tra, giám sát việc
thực hiện, được thụ hưởng.
Mọi người dân có quyền khiếu nại, tố cáo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có
thẩm quyền về những việc làm trái pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Các
khiếu nại, tố cáo của người dân phải được tiếp nhận và giải quyết.
II.TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CƠ CHẾ “ĐẢNG LÃNH ĐẠO, NHÀ
NƯỚC QUẢN LÝ, NHÂN DÂN LÀM CHỦ ‘ Ở HUYỆN TÂN HỒNG, ĐỒNG
THÁP THỜI GIAN QUA.
2.1 những kết quả đạt được :
Thứ nhất : Huyện uỷ giử vững được vai trò lãnh đạo đối với UBND huyện;
thông qua nhà nước, nhân dân trong huyện thực hiện và phát huy quyền làm chủ
của mình tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội ngày càng tốt hơn. Dưới sự

lãnh đạo của Huyện uỷ, UBND huyện đã phát huy tốt hơn vai trị quản lý của
mình, có chính sách đúng, động viên và phát huy quyền làm chủ của nhân dân
trong sự nghiệp đổi mới, đã quán triệt nguyên tắc tất cả quyền lực Nhà nước thuộc
về Nhân dân, thực hành dân chủ, phát huy tính sáng tạo của Nhân dân. Cụ thể là,
đã từng bước phát triển hệ thống quan điểm, nguyên tắc cơ bản xây dựng Nhà
nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân, quyền làm chủ của
Nhân dân tiếp tục được phát huy.

4


Thứ hai : giải quyết ngày càng tốt hơn mối quan hệ giữa Đảng với Nhà nước
và các tổ chức chính trị - xã hội trong hệ thống chính trị của huyện nhà. Tình trạng
Đảng bao biện, làm thay Nhà nước từ huyện đến cơ sở đã giảm đi rỏ rệt. Từng
bước nâng cao vai trò chủ động và phát huy hiệu lực quản lý của nhà nước, tính
chủ động, sáng tạo của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị- xã hội từ huyện
đến cơ sở ngày càng phát huy được vai trị của mình trong việc tập hợp, đoàn kết,
động viên các tầng lớp nhân dân tham gia xây dựng Đảng, xây dựng Nhà nước và
nâng cao tính tự quản của cộng đồng dân cư. Trình độ và năng lực làm chủ của
nhân dân từng bước được nâng lên,
Những bước tiến trên trong đổi mới từng bộ phận của hệ thống chính trị
huyện nhà và quan hệ qua lại giữa các bộ phận đó đã góp phần quan trọng làm cho
dân chủ trong xã hội có từng bước toàn diện hơn.
2.2 Những bất cập, hạn chế và nguyên nhân
Thứ nhất : sự lãnh đạo của Đảng chưa đáp ứng yêu cầu của quá trình đổi
mới tổ chức, hoạt động của nhà nước, cịn tình trạng bao biện, chồng chéo và
buông lỏng nên chưa phát huy tốt vai trò lãnh đạo của Đảng và hiệu lực điều hành
cùa bộ máy nhà nước. Việc đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Nhà
nước và xã hội còn chậm, chưa phát huy đầy đủ vai trò lãnh đạo của Đảng, quản lý
điều hành của Nhà nước và quyền làm chủ của nhân dân.

Thứ hai : chưa phân định thật rỏ chức năng, quyền hạn giữa Đảng lãnh đạo
với Nhà nước quản lý. Hệ thống tổ chức đảng – nhà nước – đồn thể cịn cồng
kềnh, chồng chéo, kém hiệu lực, hiệu quả.
Thứ ba : cơ chế Đảng lãnh đạo – Nhà nước quản lý – Nhân dân làm chủ đã
được xác định từ lâu, nhưng chưa được nghiên cứu để cụ thể hoá đầu đủ.
Thứ tư : bộ máy hành chính cịn cồng kềnh làm cho việc quản lý quá trình
phát triển kinh tế- xã hội của địa phương chưa thật nhanh, nhạy và có hiệu quả.
Tình trạng quan liêu, của quyền, nhũng nhiểu của một bộ phận cán bộ, công chức
nhà nước chưa được khắc phục, kỷ cương, phép nước bị xem thường.
Thứ năm : phương thức tổ chức, phong cách hoạt động của Mặt trận Tổ quốc
và các đồn thể nhân dân khơng ít nơi vẫn cịn chưa thốt khỏi tình trạng hành
5


chính hố, xơ cứng, chậm đổi mới; một số cán bộ đồn thể bị “ cơng chức hố”,
chưa thật gần với quần chúng. Một số hoạt động không đúng chức năng, nhiệm vụ,
tính chất của Mặt trận. Có nơi, có lúc, quyền làm chủ của nhân dân còn bị vi phạm
một cách nghiêm trọng. Trong giao dịch với chính quyền người dân chưa thực sự
là người được thụ hưởng các dịch vụ từ các cơ quan nhà nước.
Những bất cập và hạn chế trong cơ chế “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý,
Nhân dân làm chủ” là hệ quả những nguyên nhân sau :
Một là : chưa có những nghiên cứu lý luận và tổng kết thực tiễn đầy đủ và hệ
thống về cơ chế “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, Nhân dân làm chủ” . Do vậy,
chưa thật sự làm rỏ cả trên phương diện lý luận và thực tiễn về bản chất, nội dung
cơ bản và những hình thức, biện pháp để thực hiện cơ chế “Đảng lãnh đạo, Nhà
nước quản lý, Nhân dân làm chủ” nên chưa tạo được một hệ thống nhận thức mới
đầy đủ về về cơ chế này trong điều kiện xây dựng nền kinh tến thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân,
do dân, vì dân và hội nhập quốc tế.
Hai là : cơ chế “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, Nhân dân làm chủ” chưa

được thể chế hoá, cụ thể hoá đầu đủ và đồng bộ thành một hệ thống các quy định,
thể chế thích hợp. Mối quan hệ giữa cấp uỷ đảng với cơ quan nhà nước chưa được
cụ thể hoá bằng một hệ thống quy chế quan hệ đầy đủ và động bộ.
Ba là : công tác xây dựng Đảng, đổi mới, cải cách tổ chức và hoạt động của
bộ máy nhà nước chưa đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ phát triển đất nước. Năng
lực lãnh đạo, sức chiến đấu của khơng ít tổ chức đảng còn nhiều bất cập, phương
thức lãnh đạo của Đảng chậm đổi mới, hiệu quả quản lý của bộ máy nhà nước chưa
cao, cơng tác cải cách hành chính vẫn chưa đạt được mục tiêu, yêu cầu đề ra. Hoạt
động của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân chưa sâu sát cở sở. Đạo đức
công vụ của đội ngủ cán bộ, cơng chức cịn nhiều bất cập.
III.MỘT SỐ GIẢN PHÁP THỰC HIỆN TỐT CƠ CHẾ “ ĐẢNG
LÃNH ĐẠO, NHÀ NƯỚC QUẢN LÝ, NHÂN DÂN LÀM CHỦ CỦA HUYỆN
TÂN HỒNG, ĐỒNG THAP TRONG THỜI GIAN TỚI :

6


Theo tinh thần Văn kiện Đại hội Đại biểu Đảng bộ huyện Tân Hồng lần thứ
VII, nhiệm kỳ 2020-2025, để đề ra một số giải pháp để thực hiện tốt cơ chế “Đảng
lãnh đạo, Nhà nước quản lý, Nhân dân làm chủ” của huyện nhà trong thời gian tới
như sau :
Thứ nhất : Nâng cao hơn nữa nhận thức về cơ chế “Đảng lãnh đạo, Nhà
nước quản lý, Nhân dân làm chủ” phù hợp với đặc điểm của thời kỳ mới ở nước ta.
Bước vào thời kỳ mới, mối quan hệ giữa Đảng, Nhà nước và Nhân dân cần có
những nhận thức mới. Về Nhân dân làm chủ, Nhân dân làm chủ là yếu tố trung tâm
của cơ chế cơ chế “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, Nhân dân làm chủ”, bởi vì
mọi hoạt động của Đảng và Nhà nước đều từ Nhân dân và vì Nhân dân.
Người dân khơng chỉ thục thực hiện quyền làm chủ của mình thơng qua các
Đại biểu do mình bầu ra, mà họ cịn tự mình thục hiện những quyền đó. Cũng
thơng qua các tổ chức của mình, người dân sẽ thực hiện quyền giám sát đối với

hoạt động của bộ máy nhà nước, xem bộ máy đó có thực hiện đúng những “ cam
kết” đã thoả thuận với nhân dân hay không. Như vậy điều cần nhấn mạnh ở đây là,
người dân thực hiện quyền làm chủ của mình khơng chỉ thơng qua bộ máy nhà
nước, mà họ cịn tự mình thục hiện quyền ấy trên cơ sở các tiêu chí, yêu cầu mà
pháp luật đã quy định. Hoạt động lãnh đạo, quản lý cũng phải theo quy định pháp
luật, nếu cơ quan, tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật trong thi hành cơng vụ,
người dân có quyền phản đối hoặc khiếu kiện theo luật định.
Về Đảng lãnh đạo, Đảng lãnh đạo Nhà nước bằng cương lĩnh, chiến lược,
c1c định hướng về chính sách, chủ trương lớn. Cương lĩnh, chiến lược, các định
hướng, chủ trương lớn này của Đảng cần được sự đồng thuận của nhân dân. Nhân
dân có quyền và nghĩa vụ tham gia góp ý vào nội dung dự thảo các văn bản của
Đảng trước khi ban hành.
Đảng lãnh đạo thông qua việc giới thiệu những đảng viên ưu tú của mình để
nhân dân lực chọn bầu vào cac cơ quan quyền lực nhà nước. Với tư cách là chủ thể
của quyền lực nhà nước, khi người dân nhận thấy cương lĩnh, đường lối của Đảng
là đáng tin cậy, có thể đem lại lơi ích cho bản thân mình và cho tịan xã hội, thì

7


chắc chắn họ sẽ bỏ phiếu cho những ứng cử viên là người của Đảng và sẽ tự giác
hơn trong việc chấp hành các chính sách và pháp luật của Nhà nước.
Sự lãnh đạo của Đảng chủ yếu phải thông qua Nhà nước chứ không phải
lãnh đạo với tư cách là một chủ thể độc lập đứng bên ngoài hay đứng trên Nhà
nước, bằng mệnh lệnh, quyền uy chỉ đạo cụ thể đối với các cơ quan nhà nước, phù
hợp với sự phát triển của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa nói chung và việc xây dựng
Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở nước ta nói riêng. Đảng phải phát huy vai
trò và trách nhiệm cá nhân của từng đảng viên ưu tú của Đảng, được nhân dân tín
nhiệm bầu, nhân dân chính thức giao quyền. Cần thực hiện tốt phương thức lãnh
đạo thông qua đảng nắm giử các cương vị chủ chốt của Nhà nước ở các cấp, được

bầu cử dân chủ với các quy chế pháp lý chặt chẻ, ràng buộc trách nhiệm của những
người này trước Đảng và trước nhân dân.
Đảng lãnh đạo nhân dân bằng công tác tuyên truyền, thuyết phục và chứng
minh cho nhân dân thấy tính đúng đắn và tính khoa khoa học trong đường lối,
quyết sách của mình. Sự chứng minh ấy khơng gì khác hơn là thơng qua các
nghiên cứu, thử nghiệm, phả biện và tranh luận rộng rải ở cả trong và ngồi Đảng.
Nếu như khơng có sự trao đổi, thảo luận rộng rải về đường lối, chính sách thì sự
thuyết phục đối với người dân sẽ khó có thể đạt được hoặc khơng tạo được sự đồng
thuận trong xã hội.
Đảng tăng cường công tác tổ chức, kiểm tra và bằng hành động gương mẫu
của đảng viên.
Về Nhà nước quản lý để có thể thực hiện chức năng quản lý của mình, Nhà
nước phải được tổ chức thành các cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp để bảo
đảm “ lao động” quyền lực được phân công và phối hợp thực hiện một cách khoa
học, chặt chẻ, hiệu quả. Nguyên tắc ở đây là Nhà nước sinh ra để phục vụ nhân
dân. Trong xã hội dân chủ thì Nhà nước phải là người bảo vệ quyền cơng dân,
quyền con người. mức độ dân chủ của một xã hội có thể được đo lường bằng số
lượng những quyền cơng dân, quyền con người mà một cơng dân bình thường có
thể thực hiện được trên thực tế.

8


Thứ hai : Nhận thức rõ mối quan hệ giữa Đảng cầm quyền và Nhà nước
pháp quyền trong việc thực hiện quyền lực của Nhân dân
Đảng và Nhà nước đều là những tổ chức thực hiện các uỷ quyền quyền lực
của Nhân dân. Nhân dân uỷ quyền cho Đảng quyền lãnh đạo chính trị với ba thẩm
quyền cơ bản :
-Xây dựng và quyết định đường lối chính trị cho sự phát triển của huyện
nhà,

-Đảng giới thiệu các đảng viên ưu tú đủ tiêu chuẩn để Nhân dân lựa chọn
bầu vào các cơ quan đại diện và quyền lực nhà nước; giới thiệu để các cơ quan nhà
nước bầu hoặc bổ nhiệm vào các vị trí lãnh đạo.
-Thực hiện việc kiểm tra, giám sát cán bộ, đảng viên và các cơ quan nhà
nước, các đoàn thể Nhân dân trong việc thực hiện đường lối, chính sách của Đảng.
Nhân dân uỷ quyền cho bộ máy nhà nước thực hiện quyền quản lý, điều
hành huyện nhà với ba thẩm quyền cơ bản :
-Xây dựng và ban hành các văn bản điều hành dưới luậtt.
-Tổ chức thực hiện luật pháp để duy trì và thúc đẩy tự do, dân chủ, an ninh
của mổi công dân và toàn xã hội (quyền hành pháp).
-Bảo đảm trật tự, kỷ cương và duy trì cơng lý (quyền tư pháp).
Như vậy tính chất, nội dung, phạm vi quyền lực, trách nhiệm của Đảng và
Nhà nước được xác định là khơng trùng lắp, phù hợp với vai trị, vị trí và tính chất
của mỗi tổ chức. Dĩ nhiên, xuất phát từ nguyên lý về tính thống nhất của quyền lực
Nhân dân, quyền lực của Đảng và quyền lực của Nhà nước liên hệ chặt chẻ và tác
động lẫn nhau trong mối quan hệ phức họp. Do vậy, việc phân định quyền lực của
Đảng với ba thẩm quyền phổ biến nêu trên là cơ sở quan trọng để phân định sự
lãnh đạo chính trị của Đảng và quyền quản lý, điều hành của bộ máy nhà nước.
Thứ ba : Tiếp tục thể chế hoá, cụ thể hoá cơ chế “Đảng lãnh đạo, Nhà nước
quản lý, Nhân dân làm chủ”
Cơ chế “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, Nhân dân làm chủ” chỉ có thể
vận hành và đưa lại kết quả thiết thực khi các quan hệ giữa Đảng, Nhà nước và

9


Nhân dân được phân định rành mạch về quyền và trách nhiệm của mỗi chủ thể
thông qua một hệ thống thể chế chế và quy chế.
Về nguyên tắc, quyền hạn phải gắn với trách nhiệm và cùng với nó là các
biện pháp kiểm soát quyền hạn. Quyền hạn được trao càng co, càng quan trọng thì

trách nhiệm của chủ thể được trao quyền phải càng lớn và các biện pháp kiểm soát
càng phải được thiết kế một cách cụ thể. Đối với mỗi chức danh quyền lực trong hệ
thống chính trị đều phải thiết kế một cơ chế trách nhiệm và cơ chế kiểm soát quyền
lực khả thi và cụ thể để có thể xác định được trách nhiệm trước những thành cơng
và thất bại của các chình sách.
Tạo mọi điều kiện để Nhân dân trực tiếp thể hiện quyền làm chủ trong hoạt
động của Đảng và Nhà nước.
Cần xác định thật rỏ những đặc trưng của Nhà nước pháp quyền XHCN của
dân, do dân, vì dân dưới sự lãnh đạo của Đảng. Đồng thời, cũng là điểm biểu hiện
rỏ ràng tư cách “ Nhân dân làm chủ” trong cơ chế “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản
lý, Nhân dân làm chủ”.
Tóm lại :Cơ chế “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, Nhân dân làm chủ” là
sản phẩm tất yếu của lịch sử phát triển của dân tộc Việt Nam, đảo bảo cho sự thành
công của công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Xây
dựng hoàn thiện và phát huy đầy đủ cơ chế đó là trách nhiệm của cả hệ thống chính
trị và của toàn dân, mà trước hết là của cấp uỷ, chính quyền các cấp ./.
Tài liệu tham khảo
1. Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh (2021), Giáo trình cao cấp lý luận
chính trị: CHÍNH TRỊ HỌC, Nxb Lý luận Chính trị, Hà Nội.
2. Đảng Cộng sản Việt Nam (2021), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần
thứ XIII, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội.
3.Văn kiện chính thức Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Tân Hồng lần thứ VII,
nhiệm kỳ 2020-2025.

10



×