Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

PHÂN TÍCH NHỮNG ĐIỂM MẠNH VÀ ĐIỂM YẾU CỦA MÔ HÌNH HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ VIỆT NAM LIÊN HỆ VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ CƠ SỞ Ở ĐỊA PHƯƠNG NƠI ĐỒNG CHÍ ĐANG CÔNG TÁC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (461.23 KB, 11 trang )

1
Chủ đề:
PHÂN TÍCH NHỮNG ĐIỂM MẠNH VÀ ĐIỂM YẾU CỦA MƠ HÌNH HỆ
THỐNG CHÍNH TRỊ VIỆT NAM. LIÊN HỆ VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP ĐỂ
NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ CƠ
SỞ Ở ĐỊA PHƯƠNG NƠI ĐỒNG CHÍ ĐANG CƠNG TÁC

BÀI LÀM

PHẦN I. MỞ ĐẦU
Trong những năm qua, Đảng, Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương, nghị
quyết, chính sách, cơ chế về xây dựng tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị và
chỉ đạo thực hiện. Nhờ đó, tổ chức Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các
đồn thể chính trị - xã hội từng bước được sắp xếp, kiện toàn; chức năng, nhiệm
vụ, mối quan hệ công tác của các tổ chức trong hệ thống chính trị được phân
định, điều chỉnh hợp lý hơn; bảo đảm vai trò lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà
nước, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, góp phần quan trọng vào những
thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử của cơng cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ
Tổ quốc.
Trong quá trình học tập, nghiên cứu giáo trình mơn Chính trị học và
các tài liệu tham khảo. Tơi chọn nội dung Phân tích những điểm mạnh,
điểm yếu của mơ hình hệ thống chính trị Việt Nam, giải pháp nâng cao
hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị cơ sở ở địa phương để làm bài
thu hoạch lớp Hồn chỉnh chương trình Cao cấp lý luận chính trị K15C01HV.
PHẦN II.NỘI DUNG
1. Cơ sở lý luận về hệ thống chính trị
1.1. Một số khái niệm


2
Khái niệm về chính trị: Có nhiều cách hiểu khác nhau về chính trị như:


Chính trị là những vấn đề liên quan đến cơng việc nhà nước; chính trị là hoạt
động tìm kiếm cách thức giải quyết mâu thuẫn của con người khi sống chung
thành cộng đồng; chính trị là cách thức các nhóm đưa ra quyết định tập thể;
chính trị là quyền lực; theo quan điểm của các nhà kinh điển Mác – Lênin, trong
từng hoàn cảnh cụ thể, khái niệm chính trị cũng được hiểu theo những nghĩa
khác nhau, về bản chất: chính trị là quan hệ giữa các giai cấp, các tập đoàn
người trong việc giành, giữ và thực thi quyền lực Nhà nước; chính trị là sự tham
gia vào cơng việc của nhà nước; chính trị là biểu hiện tập trung của kinh tế;
chính trị là lĩnh vực phức tạp nhất, nhạy cảm nhất,... mỗi cách hiểu sẽ đáp ứng
được một mục tiêu nghiên cứu nhất định. Từ những quan niệm trên, có thể đưa
ra khái niệm sau: Chính trị là hoạt động của các chủ thể quyền lực (các giai
cấp, các nhóm, các cá nhân,..) nhằm giành, giữ và thực thi quyền lực chính trị,
quyền lực nhà nước; là sự tham gia của người dân vào công việc của nhà nước,
của xã hội.
Khái niệm về hệ thống chính trị: cũng có nhiều quan niệm khác nhau về
hệ thống chính trị, tuy nhiên chúng ta có thể hiểu hệ thống chính trị là một chỉnh
thể bao gồm các thể chế (nhà nước, đảng chính trị, các tổ chức chính trị - xã
hội,...) được phân bổ theo một kết cấu chức năng với các cơ chế vận hành và mối
quan hệ giữa chúng nhằm thực thi quyền lực chính trị.
Khái niệm về hệ thống chính trị cơ sở: Hệ thống chính trị cấp cơ sở là
một chỉnh thể bao gồm các thể chế (Đảng bộ cơ sở, chính quyền, các tổ chức
chính trị - xã hội cơ sở) vận hành trong một cơ chế nhất định nhằm thực hiện chủ
trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và phát huy
quyền làm của Nhân dân ở cấp cơ sở.
1.2. Các chức năng của hệ thống chính trị
Các hệ thống nói chung đều có các chức năng cơ bản, đảm bảo sự tồn tại
và vận hành của hệ thống. Hệ thống chính trị có các chức năng cơ bản sau:
- Chức năng xác định mục tiêu chung



3
- Chức năng xác định cách thức đạt mục tiêu
- Chức năng lựa chọn người lãnh đạo
- Chức năng duy trì kỷ luật, kỷ cương
- Chức năng tự điều chỉnh, thích nghi
1.3. Khái niệm và phân loại mơ hình hệ thống chính trị
1.3.1. Khái niệm mơ hình hệ thống chính trị
Mơ hình hệ thống chính trị là cách thức khái quát các hệ thống chính trị
theo các yếu tố, các quan hệ cốt lõi nhất giữa các yếu tố trong hệ thống nhằm lý
giải và dự báo các hoạt động của hệ thống chính trị.
Mơ hình hệ thống chính trị có các đặt trưng:
- Là hình mẫu cho một cách thức tổ chức và thực thi quyền lực nhà nước,
quyền lực chính trị.
- Có tính đại diện cho các hệ thống chính trị có những đặc điểm tương tự.
- Có khả năng giải quyết các vấn đề của đời sống xã hội.
-Được sự thừa nhận và chấp thuận của cộng đồng, xã hội
1.3.2. Phân loại mơ hình hệ thống chính trị
Có nhiều tiêu chí được sử dụng để phân loại các mơ hình hệ thống chính
trị. Nếu lấy tiêu chí là hệ tư tưởng chủ đạo, có thể phân thành hệ thống chính trị
xã hội chủ nghĩa và hệ thống chính trị tư bản chủ nghĩa. Ở giữa hai loại mơ hình
này có một mơ hình trung gian được gọi là hệ thống chính trị dân chủ xã hội.
2. Hệ thống chính trị Việt Nam
2.1. Khái qt mơ hình
Hệ thống chính trị Việt Nam về mặt thiết chế bao gồm: Đảng Cộng sản
Việt Nam, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã
hội (Tổng liên đoàn lao dộng Việt Nam, Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí
Minh, Hội liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội Cựu chiến binh Việt Nam, Hội Nông
dân Việt Nam). Hệ thống chính trị được tổ chức ở cấp trung ương và địa
phương theo cấp hành chính nhà nước. Nhà nước gồm có: Quốc hội, Chủ tịch



4
nước, Chính phủ, Tịa án nhân dân và Viện kiểm sốt nhân dân, chính quyền địa
phương, Hội đồng Bầu cử quốc gia, kiểm tốn nhà nước.
Trong hệ thống chính trị Việt Nam, Nhà nước là trung tâm; Đảng cộng
sản Việt Nam là hạt nhân của hệ thống chính trị, lãnh đạo Nhà nước và xã hội;
Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội là cơ sở chính trị của Đảng và
Nhà nước.
2.2 . Đặc điểm chủ yếu
- Hệ thống chính trị Việt Nam có một đảng duy nhất - Đảng Cộng sản
Việt Nam cầm quyền, lãnh đạo, được xây dựng trên nền tảng lý luận chủ nghĩa
Mác - Lênin và tư tưởng Hổ Chí Minh.
- Tập trung dân chủ là nguyên tắc tổ chức và hoạt động của hệ thổng
chính trị.
- Hệ thống chính trị được tổ chức theo các cấp hành chính từ trung
ương tới địa phương. Trong tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị có sự
song trùng quyền lực nhất định giữa các cơ quan đảng và các cơ quan nhà nước.
- Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, của Nhân dân, do Nhân dân
và vì Nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng. Quốc hội là cơ quan quyền lực nhà
nước cao nhất được sự ủy quyền trực tiếp từ Nhân dân. “Quyền lực nhà nước là
thống nhất, có sự phân cơng. phối hợp, kiểm sốt giữa các cơ quan nhà nước
trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp”.
- Do điều kiện lịch sử hình thành và xuất phát từ cơ sờ lý luận của chủ
nghĩa Mác-Lênin, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị xã hội khơng độc
lập với Đảng và Nhà nước.
2.3. Điểm mạnh và điểm yếu
* Những điểm mạnh:
- Hệ thống chính trị Việt Nam tỏ rõ tính ưu việt trong hai cuộc kháng
chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, hồn thành cuộc cách mạng giải
phóng dân tộc, thống nhất đất nước.



5
- Sự chuyển đổi từ "hệ thống chun chính vơ sản" sang hệ thống chính
trị là bước ngoặt đánh dấu sự thay đổi tư duy chính trị của Đảng trong thời kỳ
đổi mới.
- Tổ chức bộ máy của hệ thông chính trị Việt Nam bao gồm tổ chức của
Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tơ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội được tổ
chức theo các cấp hành chính từ trung ương đến cơ sở, tạo nên một mạng lưới
có thể chuyển tải nhanh chóng chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và
pháp luật của Nhà nước tới Nhân dân.
- Sự tập trung, thống nhất cao của hệ thơng chính trị từ mục tiêu, ý chí
đến nguồn lực và hành động, tạo nên sức mạnh hợp trội của hệ thống.
* Những điểm yếu:
- Về mặt tổ chức, bộ máy của hệ thơng chính trị cịn khá cồng kềnh,
nhiều tầng nấc, đầu mối trung gian. Chức năng, nhiệm vụ và mối quan hệ của
các bộ phận cấu thành hệ thơng chính trị giữa Đảng, Nhà nước, Mặt trận và các
tổ chức thành viên trên một số lĩnh vực chưa được xác định rõ ràng, cụ thể, nhất
là sự trùng lặp chức năng giữa Đảng và Nhà nước.
- Cơ chế Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, Nhân dân làm chủ mặc dù
đã được cụ thể hóa ở các nội dung và quan hệ nhất định nhưng một số chức
năng, nhiệm vụ, phạm vi hoạt động của từng chủ thể trong hệ thống chính trị
chưa được phân định thực sự rõ ràng, nhất là phạm vi quyền lực của Đảng và
phạm vi quyền lực của Nhà nước. Trên một số lĩnh vực, Đảng lãnh đạo trực
tiếp, tuyệt đối như quốc phịng, an ninh, đối ngoại, cơng tác cán bộ.
- Sự tập trung quyền lực và tính thống nhất cao của hệ thống cũng có thể
dẫn tới thiếu sự phản biện độc lập trong hệ thống, dễ dẫn tới nguy cơ chủ quan,
duy ý chí và sự trì trệ (như Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của
Đảng đã tổng kết). Nếu các quyết định được đưa ra không phù hợp hoặc sai lầm
sẽ chậm hoặc khó được phản hồi, điều chỉnh kịp thời.

- Trong quan hệ với Quốc hội, Chính phủ có thẩm quyền khá lớn trong
việc cụ thể hóa luật do Quốc hội ban hành thành những nghị định, thông tư (do


6
các bộ ban hành), hướng dẫn để thực hiện luật. Bên cạnh việc thực hiện các dự
án, chính sách quan trọng được Quốc hội thơng qua, Chính phủ cũng có vai trò
lớn đối với việc hoạch định và thực thi những chính sách trong phạm vi thẩm
quyền của mình. Chính vì vậy, có thể nói, Chính phủ có thực quyền lớn trong
tương quan với quyền lập pháp. Bên cạnh đó, một số yếu tố khác cũng làm cho
Quốc hội khó có thể giám sát, kiểm sốt được quyền lực của Chính phủ một
cách hiệu quả.
- Các cơ chế kiểm sốt quyền lực chưa hồn thiện, chưa chặt chẽ dẫn tới
tình trạng tham nhũng, lãng phí. Cuộc chiến chống tham nhũng đã đạt được
những kết quả nhất định nhưng tình trạng tham nhũng vẫn chưa được ngăn
chặn, đẩy lùi.
- Tổ chức, bộ máy của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể vẫn cịn tình
trạng “nhà nước hóa” về tổ chức và kinh phí, “hành chính hóa” về phương thức
hoạt động, khiến cho cơng tác của các đồn thể chưa thực sự gắn bó mật thiết
với quần chúng. Việc thực hiện chức năng giám sát và phản biện xã hội của Mặt
trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội cịn mang tính hình thức, hiệu quả
cịn chưa cao.
3. Liên hệ hoạt động hệ thống chính trị ở cơ sở
* Trong những năm qua, Đảng ta đã ban hành và lãnh đạo, chỉ đạo tổ
chức thực hiện nhiều chủ trương, nghị quyết, kết luận về xây dựng tổ chức bộ
máy của hệ thống chính trị. Ở cơ đã tổ chức thực hiện có những điểm mạnh. Đó
là:
- Hệ thống tổ chức của Đảng, Nhà nước, Mặt trận tổ quốc, các đồn thể
chính trị - xã hội được đổi mới; chức năng nhiệm vụ, mối quan hệ công tác của
từng tổ chức được rõ ràng, từng bước đáp ứng yêu cầu phát triển xã hội hiện

nay.
- Hệ thống chính trị cơ bản ổn định, bảo đảm vai trò lãnh đạo của Đảng,
quản lý của Nhà nước, phát huy quyền làm chủ của Nhân dân, góp phần quan
trọng vào cơng cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.


7
*Về những hạn chế bất cập:
- Tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị vẫn cịn cồng kềnh, hiệu lực,
hiệu quả hoạt động chưa đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ. Chức năng, nhiệm vụ, mối
quan hệ của một số cơ quan, tổ chức chưa thật rõ, còn chồng chéo... cịn tình
trạng bao biện, làm thay hoặc bỏ sót nhiệm vụ.
- Kiện toàn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị gắn với tinh giản biên
chế, cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, cơng chức, viên chức cịn nhiều bất cập.
- Việc công khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình cịn hạn chế. Cải
cách thủ tục hành chính chuyển biến chậm, không đồng bộ, chưa đáp ứng yêu
cầu.
- Chính sách tiền lương cịn bất cập.
- Năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của khơng ít cấp uỷ, tổ chức đảng
còn yếu, việc quản lý đảng viên ở nhiều nơi thiếu chặt chẽ; công tác xây dựng tổ
chức đảng, phát triển đảng viên ở một số địa bàn và trong các doanh nghiệp,
đơn vị sự nghiệp ngoài nhà nước cịn khó khăn. Tổ chức, hoạt động của một số
ban chỉ đạo ở cơ sở có mặt cịn bất cập, kiêm nhiệm.
- Đơn vị hành chính ở cơ sở chưa không bảo đảm tiêu chuẩn theo quy
định. Số lượng, đại biểu dân cử chất lượng còn hạn chế.
- Tổ chức bộ máy, phương thức hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các
đồn thể chính trị - xã hội chậm đổi mới, một số nhiệm vụ còn trùng lắp, vẫn
cịn tình trạng “hành chính hố”, “cơng chức hố”. Nội dung và phương thức
hoạt động có lúc, có nơi chưa thiết thực, hiệu quả, thiếu sâu sát cơ sở. Cơ chế
phân bổ ngân sách nhà nước đối với Mặt trận Tổ quốc, các đồn thể chính trị xã hội cịn bất cập; tổ chức hội quần chúng lập nhiều, nhưng cơ sở vật chất và

kinh phí hoạt động chủ yếu vẫn dựa vào ngân sách nhà nước.
4 Một số giải pháp Đổi mới và nâng cao chất lượng hệ thống chính
trị cơ sở
Tạo nhận thức đúng đắn về đổi mới phương thức lãnh đạo của các cấp
ủy Đảng trong lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành; công tác tham mưu, tổ chức thực


8
hiện; khắc phục những hạn chế tồn tại, bệnh hình thức, kém hiệu quả trong một
số hoạt động của các tổ chức Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn
thể ở cơ sở ; nâng cao năng lực lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, hiệu quả quản lý
của chính quyền, chất lượng hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các đồn thể
chính trị - xã hội; phát huy vai trò tiền phong, gương mẫu của đội ngũ cán bộ,
đảng viên trong thực hiện nhiệm vụ chính trị của từng địa phương, cơ quan, đơn
vị và toàn Đảng bộ .
Đổi mới phương thức lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, phát huy vai trò
tiền phong gương mẫu của đội ngũ cán bộ đảng viên gắn với thực hiện nghị
quyết Trung ương 4 (khóa XII) về “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng
hiện nay” và đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, tấm gương đạo đức,
phong cách Hồ Chí Minh. Coi đây là nhiệm vụ trọng tâm trong công tác xây
dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị và cần được triển khai đồng bộ, chặt
chẽ, quyết liệt.
Đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị cấp cơ sở
phải nhằm mục đích phục vụ trực tiếp cho sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội,
đảm bảo quốc phòng an ninh, nâng cao đời sống mọi mặt cho Nhân dân để họ
yên tâm làm ăn sinh sống; từ đó củng cố và phát huy sức mạnh tồn dân trên cơ
sở Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, Nhân dân làm chủ.
Đổi mới và nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của hệ thống chính
trị cấp cơ sở phải dựa vào dân, phát huy được kinh nghiệm và sáng kiến của quần
chúng Nhân dân; động viên được lịng nhiệt tình và ý thức trách nhiệm của tồn

dân trong cơng tác xây dựng Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn
thể. Thuyết phục được quần chúng Nhân dân bằng những việc làm thiết thực,
bằng hiệu quả hoạt động, bằng sự công tâm, gương mẫu, trung thực, tận tụy, liêm
khiết, nói đi đơi với làm của cán bộ, đảng viên ở cơ sở.
Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh u cầu cán bộ: "Việc gì có lợi cho dân
thì phải làm cho kỳ được. Việc gì có hại cho dân thì phải hết sức tránh". Phải
đặt lợi ích dân chúng lên trên hết, trước hết". Với mục đích và động cơ đó, mọi


9
việc lớn nhỏ, trước mắt hay lâu dài khi được triển khai ở địa phương phải có sự
cân nhắc tỉ mỉ, cẩn trọng, chu đáo, không gây phiền hà, lãng phí cho dân.
Đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị cơ sở là
nhiệm vụ cấp bách, cần thiết, cần thực hiện mạnh mẽ với quyết tâm chính trị
cao; nhưng khơng vì thế mà nóng vội, chủ quan, duy ý chí.
Từng bước nhất thể hóa một số tổ chức, một số chức danh trong hệ
thống chính trị các cấp; nghiên cứu sửa đổi các quy định về chức năng, nhiệm
vụ còn chồng chéo giữa các cơ quan chuyên môn…
Tiếp tục đẩy mạnh phân cấp thẩm quyền quản lý nhà nước giữa Trung
ương và địa phương, giữa các cấp chính quyền địa phương nhằm giảm thủ tục
hành chính, tăng tính chủ động, trách nhiệm, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản
lý nhà nước, góp phần tinh gọn bộ máy, tinh giản biên chế.
Cần có chính sách nâng mức phụ cấp cho đội ngũ cán bộ không chuyên
trách hiện đang công tác tại cơ sở; bổ sung chức danh công chức đối với cán bộ
phụ trách văn phịng đảng ủy xã; ban hành chính sách để thu hút đội ngũ cán bộ
trẻ có trình độ cao về cơng tác tại cơ sở nhằm trẻ hóa, nâng cao chất lượng cán bộ
cơ sở đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong giai đoạn hiện nay.
PHẦN III. KẾT LUẬN
Trong những năm qua, với sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy,
quản lý điều hành của chính quyền, phối hợp tổ chức thực hiện của Mặt trận Tổ

quốc và đồn thể các cấp, hệ thống chính trị cơ sở cơ bản đi vào ổn định, hoạt
động có nền nếp, đồng bộ và tiếp tục phát triển. Nhận thức của cấp ủy, cán bộ,
đảng viên về vị trí, vai trị hạt nhân chính trị, sự lãnh đạo tồn diện của tổ chức cơ
sở Đảng được nâng lên; chính quyền cơ sở được củng cố, điều hành thực hiện tốt
hơn nhiệm vụ chính trị của địa phương; một số phong trào của Mặt trận Tổ quốc
và các đồn thể chính trị - xã hội được phát động có sức lan tỏa và tác dụng thiết
thực ở cơ sở, ngày càng thu hút được nhiều hội viên, đồn viên tham gia. Nhìn
chung, việc củng cố, xây dựng hệ thống chính trị cơ sở đã có tác động quan
trọng, đã góp phần tích cực vào sự ổn định phát triển chung của huyện, tỉnh, kinh


10
tế tăng trưởng khá, an ninh chính trị được giữ vững; các mâu thuẫn, tranh chấp
trong Nhân dân được quan tâm giải quyết, không để xẩy ra nguy cơ điểm nóng.
Niềm tin của Nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng được nâng lên.
Hệ thống chính trị ở cơ sở có vai trị rất quan trọng trong việc tổ chức,
vận động Nhân dân thực hiện đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà
nước, tăng cường đoàn kết toàn dân, phát huy quyền làm chủ của dân, huy động
mọi khả năng phát triển kinh tế - xã hội. Nhận thức rõ hơn về ý nghĩa, tầm quan
trọng của đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động của hệ
thống chính trị, sẽ góp phần thực hiện tốt cơng tác lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy,
chính quyền các cấp, tạo sự đồng thuận trong xã hội, đoàn kết các dân tộc, đẩy
mạnh phong trào cách mạng của quần chúng, thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ,
mục tiêu đề ra.
Như vậy có thể nói vai trị của hệ thống chính trị cơ sở là rất quan trọng
trong việc tổ chức, vận động Nhân dân thực hiện đường lối, chính sách của Đảng,
pháp luật của Nhà nước, tăng cường đoàn kết toàn dân, phát huy quyền làm chủ
của dân, huy động mọi khả năng phát triển kinh tế - xã hội. Nhận thức rõ hơn về
ý nghĩa, tầm quan trọng của việc đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với
hoạt động của hệ thống chính trị, sẽ góp phần thực hiện tốt cơng tác lãnh đạo, chỉ

đạo của cấp ủy, chính quyền các cấp, tạo sự đồng thuận trong xã hội, đoàn kết các
dân tộc, đẩy mạnh phong trào cách mạng của quần chúng, thực hiện thắng lợi các
nhiệm vụ, mục tiêu đề ra./.


11
TÀI LIỆU THAM KHẢO
--------- Giáo Trình Cao cấp lý luận chính trị mơn Chính trị học. NXB Lý luận
Chính trị.
- Văn kiện Đại hội XII của Đảng Cộng sản Việt Nam.
- Nghị quyết số 04-NQ/TW ngày 30 tháng 10 năm 2016 của Ban Chấp
hành Trung ương Đảng về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn,
đẩy lùi sự suy thối về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự
diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ.
- Báo cáo số 119-BC/HU ngày 21/6/2012 của Ban Thường vụ Huyện ủy
tổng kết việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (khoá IX) về đổi mới và nâng
cao chất lượng hệ thống chính trị ở cơ sở xã, phường, thị trấn.
- Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội năm 2021 của Ủy ban nhân dân
huyện Tam Nông.
- Báo cáo công tác xây dựng Đảng năm 2021 của Ban Thường vụ Huyện
ủy Tam Nông.
- Trang thông tin điện tử: xaydungdang.org.vn; dangcongsan.vn;
tapchicongsan.org.vn; tuyengiao.vn; dongthap.gov.vn và một số trang thông tin
điện tử, tư liệu khác có liên quan./.



×