Tải bản đầy đủ (.pdf) (133 trang)

Dự án dạy học tái chế chai nhựa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.87 MB, 133 trang )


DỰ ÁN VỀ CHỦ ĐỀ: TÁI CHẾ CHAI NHỰA

NHÓM ĐẬU

DẠY HỌC DỰ ÁN MƠN TỐN

Chủ đề:

TÁI CHẾ CHAI NHỰA


DỰ ÁN VỀ CHỦ ĐỀ: TÁI CHẾ CHAI NHỰA

NHÓM ĐẬU

PHẦN A: MỞ ĐẦU
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Trong chương trình giáo dục phổ thơng, mơn Tốn giữ một vai trị quan
trọng. Mơn Tốn được coi là mơn học cơng cụ, cung cấp các tri thức để người học
có thể học tập các môn học khác. Trong phạm vi môn học của mình, mơn Tốn
trang bị các tri thức tốn học, tri thức phương pháp được coi là cách thức học tập,
nghiên cứu toán học, nghiên cứu sự vật hiện tượng, nghiên cứu thế giới quan. Một
trong những nhiệm vụ quan trọng nhất của dạy học mơn Tốn trong trường phổ
thơng là rèn luyện và phát triển tư duy cho học sinh. Vì thế chương trình giáo dục
phổ thơng năm 2018 đã nêu rõ quan điểm “bảo đảm phát triển phẩm chất và năng
lực người học; chú trọng thực hành, vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải
quyết vấn đề trong học tập và đời sống; tích hợp cao ở các lớp học dưới, phân hoá
dần ở các lớp học trên” và định hướng “thực hiện phương châm giáo dục tồn diện
và tích hợp đối với giai đoạn giáo dục cơ bản, bảo đảm trang bị cho học sinh tri
thức phổ thông nền tảng, đáp ứng yêu cầu phân luồng mạnh sau trung học cơ sở”.


Như vậy, việc dạy học tích hợp trong các mơn học là thật sự cần thiết, đặc
biệt là ở cấp tiểu học. Thực tế cho thấy rằng, việc dạy học tích hợp tại các trường
tiểu học hiện nay chưa được quan tâm và hiệu quả dạy học chưa cao. Vì thế cần
đổi mới quan điểm giáo dục và phương pháp dạy học để triển khai việc dạy học
tích hợp đạt hiệu quả. Vậy chúng ta cần đổi mới như thế nào? Hiện nay, nhiều
trưởng tiểu học đã triển khai phương pháp dạy học mới - phương pháp dạy học dự
án - phát triển trí tuệ, kĩ năng cần thiết cho học sinh.
Vậy môn học nào ở tiểu học là phù hợp cho việc dạy học dự án? Môn học
nào cũng phù hợp, môn học nào cũng có thể tổ chức theo kiểu dự án, quan trọng là
giáo viên sẽ tích hợp nội dung và tổ chức hoạt động như thế nào. Có thể xem mơn
Tốn là mơn học khá phù hợp cho việc dạy học tích hợp theo dự án. Vì mơn Tốn
ở trường phổ thơng góp phần hình thành và phát triển cho học sinh các phẩm chất
chủ yếu, năng lực chung và năng lực toán học; phát triển kiến thức, kỹ năng then
chốt và tạo cơ hội để học sinh được trải nghiệm, vận dụng toán học vào thực tiễn.
Vấn đề tiếp theo sau khi lựa chọn được phương pháp dạy học là nội dung
giáo dục. Những nội dung nào phù hợp với quan điểm và định hướng của chương
trình giáo dục phổ thơng mơn Tốn và phù hợp với phương pháp dạy học tích hợp
theo dự án. Khơng những thế, nội dung dạy học phải hứng thú, cập nhật những đề
tài nóng hổi của tồn cầu, tạo được điều kiện cho học sinh khám phá, tự trải
nghiệm các hoạt động diễn ra trong dự án.
Thơng qua một số nghiên cứu, nhóm chúng tôi thấy rằng giáo dục môi
trường là vấn đề cần được quan tâm. Những biến đổi về khí hậu, ô nhiễm môi
trường, cạn kiệt tài nguyên, mất cân bằng sinh thái để gây ra những hậu quả khủng


DỰ ÁN VỀ CHỦ ĐỀ: TÁI CHẾ CHAI NHỰA

NHÓM ĐẬU

khiếp trên tồn cầu, điển hình như là trận lũ lụt ở miền Trung vào tháng 10 vừa

qua. Trước tình hình môi trường ngày càng bị ô nhiễm, các nước trên thế giới đã sử
dụng hàng loạt biện pháp, trong đó việc giáo dục môi trường là biện pháp được coi
là hiệu quả nhất. Ở Việt Nam, giáo dục môi trường là mục tiêu giáo dục bền vững
và là vấn đề toàn xã hội đặc biệt quan tâm. Đặc biệt, cấp tiểu học là cấp học nền
móng, vì thế học sinh cần được trang bị đầy đủ các kiến thức về môi trường, biết
tuyên truyền, cải thiện và bảo vệ môi trường.
Với những lý do trên, chúng tôi đã thiết kế kế hoạch dạy học dự án tái chế
chai nhựa cho học sinh lớp 5 trên quan điểm tích hợp nội dung bảo vệ môi trường.

II. CĂN CỨ XÂY DỰNG DỰ ÁN:
1. Cơ sở lí luận:
a. Về phương pháp dạy học:
Dạy học theo dự án là một mơ hình dạy học lấy học sinh làm trung tâm.
Nó giúp phát triển kiến thức và các kỹ năng liên quan thông qua những nhiệm vụ
mang tính mở, khuyến khích học sinh tìm tịi, hiện thực hố những kiến thức đã học
trong q trình thực hiện và tạo ra những sản phẩm của chính mình. Chương trình
dạy học theo dự án được xây dựng dựa trên những câu hỏi định hướng quan trọng,
lồng ghép các chuẩn nội dung và tư duy bậc cao trong những bối cảnh thực tế.
Việc đưa dự án vào trong chương trình dạy học khơng phải là ý tưởng mới
lạ hay mang tính cách mạng trong giáo dục. Tuy nhiên, trong thập kỷ vừa qua, việc
triển khai dự án trong thực tế đã được phát triển chính thức thành một chiến lược
dạy học. Học sinh sẽ hứng thú hơn với việc học khi có cơ hội thâm nhập vào những
vấn đề phức tạp, mang tính thách thức cao, và đơi khi đầy rẫy vấn đề nhưng rất sát
với thực tế đời sống. Mỗi ngày đến trường trở thành một ngày vui vì học sinh khơng
chỉ học kiến thức mà cịn được tham gia trực tiếp vào quá trình lao động, sáng tạo
và trải nghiệm thực tế... thơng qua mơ hình giáo dục gắn với thực tiễn cuộc sống.
Mơ hình này vừa giúp các em tích lũy thêm nhiều kỹ năng, kiến thức bổ ích từ thực
tế đồng thời góp phần tạo môi trường học tập, thực hành tiện lợi nâng cao hơn nữa
chất lượng giáo dục toàn diện.
b. Về đặc điểm tâm lí của học sinh Tiểu học:

Với dự án này, chúng tôi đã lựa chọn đối tượng là học sinh lớp 4, 5. Vì
trong giai đoạn này, hướng học tập chủ đạo của học sinh là học tập chuyên sâu, tức
là học tập kết hợp với hoạt động thực hành – luyện tập. Việc thực hành này có thể
làm theo hình thức cá nhân hoặc nhóm phát hiện ra kiến thức mới, củng cố lại các
kiến thức cũ, ứng dụng các kiến thức vào thực tiễn. Cũng ở giai đoạn này, nhận thức
của học sinh bắt đầu phát triển. Cụ thể, nhận thức của các em dần chuyển sang nhận
thức lí tính dựa trên cơ sở quan sát, phân tích, so sánh các hiện tượng trong việc học


DỰ ÁN VỀ CHỦ ĐỀ: TÁI CHẾ CHAI NHỰA

NHÓM ĐẬU

tập cũng như trong đời sống. Hầu hết các em đều có hứng thú và cảm xúc với các sự
vật, sự việc gần gũi, sinh động. Việc giáo dục tình cảm cho học sinh tiểu học cần sự
khéo léo, tế nhị, nên dẫn dắt các em đi từ hình ảnh trực quan sinh động, hấp dẫn và
đặc biệt phải luôn chú ý củng cố tình cảm cho các em thơng qua các hoạt động cụ
thể. Người giáo viên cần dựa vào đặc điểm này để giáo dục cho học sinh ý thức bảo
vệ mơi trường, trau dồi tình cảm của học sinh đối với thiên nhiên và cuộc sống.
Mặt khác, ở học sinh Tiểu học, tri giác của các em thường gắn với những
hành động và thực tiễn. Tất cả các hình thức trực quan bằng sự vật, hình ảnh và lời
nói cần được chú trọng. Đồng thời các các yếu tố trên phải đảm bảo tính gần gũi với
các em. Trí nhớ của học sinh Tiểu học cịn mang tính trực quan, hình tượng được
phát triển hơn trí nhớ từ ngữ logic. Các em nhớ chính xác những sự vật hiện tượng
cụ thể nhanh hơn và tốt hơn những định nghĩa, khái niệm, những lời giải thích dài
dịng.
Phương pháp Dạy học dự án là một phương pháp dạy học không những
khuyến khích các phong cách học khác nhau, thúc đẩy phát triển các kĩ năng cần
thiết mà còn gắn liền với thực tiễn. Đối với học sinh Tiểu học, các đặc điểm về mặt
tâm lí, nhận thức trong giai đoạn này không những phù hợp với phương pháp dạy

học dự án mà đây còn là điều kiện thuận lợi để người giáo viên xây dựng dự án học
tập cho học sinh. Do đó, tùy vào các nội dung và mục đích giáo dục khác nhau mà
người giáo viên tổ chức các kế hoạch dạy học dự án sao cho khơi gợi được hứng thú
và sáng tạo của học sinh; tạo cơ hội cho học sinh phát triển bản thân một cách toàn
diện cả về mặt kiến thức, kĩ năng cũng như về tình cảm, cảm xúc.
Như vậy, với các cơ sở về lí luận đã được phân tích ở trên, việc thiết kế dự
án học tập về nội dung liên quan đến bảo vệ mội trường, tái chế chai nhựa là cần
thiết và hồn tồn có thể thực hiện được trong nhà trường Tiểu học hiện nay.

2. Cơ sở thực tiễn:
a. Xuất phát từ thực trạng ô nhiễm môi trường hiện nay:
Thống kê của WHO cho biết mỗi phút cả thế giới tiêu thụ khoảng 1 triệu
chai nhựa, mỗi năm có trên 5.000 tỷ túi nilon được sử dụng. Chưa kể đến các loại
sản phẩm làm từ nhựa khác như: đồ dùng, bàn, ghế, tã, đồ chơi… Điều này xuất phát
từ nhu cầu sử dụng của con người rất cao và cũng đồng nghĩa rằng một lượng lớn
rác thải nhựa sẽ bị thải ra mơi trường. Trung bình mỗi năm thế giới thải ra môi trường
khoảng 300 triệu tấn, trong đó có khoảng 8 triệu tấn bị thải ra biển. Tổ chức Bảo vệ
mơi trường biển Ocean Conservancy cịn dự báo là tới năm 2025, cứ 3 tấn cá sẽ có
1 tấn rác thải nhựa. Trong 50 năm qua lượng nhựa được sử dụng tăng 20 lần, dự báo
có thể gấp đôi trong 20 năm nữa. Dự báo năm 2050 sẽ có hơn 13 tỷ tấn rác thải nhựa
được chơn lấp hoặc xả thẳng ra đại dương. Con số này đang cho thấy việc xử lý, tái


DỰ ÁN VỀ CHỦ ĐỀ: TÁI CHẾ CHAI NHỰA

NHÓM ĐẬU

chế rác thải nhựa chưa mang lại hiệu quả cao. Chính thực trạng này đã khiến việc ô
nhiễm rác thải nhựa trở nên báo động trên tồn cầu.


Trong đó, Việt Nam hiện đang là một trong những quốc gia có lượng tiêu
thụ nhựa trong cuộc sống hằng ngày cao hàng đầu thế giới. Theo báo cáo của Bộ Tài
nguyên và Môi trường, ước tính, mỗi năm có hơn 1,8 triệu tấn rác thải nhựa được
thải ra tại Việt Nam nhưng chỉ 27% trong số đó được tái chế.
Việc sử dụng đồ nhựa trở thành một nhu cầu tự nhiên trong cuộc sống của
người dân Việt Nam bao gồm cả học sinh. Các em sử dụng các loại chai nhựa hằng
ngày rất nhiều, mọi lúc, mọi nơi mà chưa ý thức được tác hại của nó gây nên. Trong
khi đó, việc giáo dục cho các em sử dụng hợp lí và tái chế chai nhựa cũ chưa được
thực hiện nhiều và chưa đồng bộ ở trong nhà trường. Chính vì vậy, việc giáo dục
cho học sinh về ý thức bảo vệ môi trường thông qua việc hạn chế sử dụng và tái chế
chai nhựa là vô cùng cần thiết.

b. Xuất phát từ tình hình của học sinh khối lớp 4, lớp 5:
Đối với học sinh Tiểu học hiện nay thì việc học tốn cịn khá thụ động bởi
các em chỉ được học và làm bài tập thơng thường mà chưa có sự áp dụng vào thực
tiễn. Sự điều phối nội dung của chương trình khiến các em chỉ mới được học những
tiết lí thuyết trên lớp mà chưa có cơ hội để trải nghiệm thêm những điều mới mẻ
liên quan đến chính những nội dung các em học tập. Mặt khác, các em lại có vơ
vàn sự thắc mắc và nhiều điều muốn tìm hiểu về mọi thứ xung quanh, từ tự nhiên
cho đến xã hội, đời sống bằng tất cả cơ hội trải nghiệm có được. Chính vì thế, việc
dạy học tốn thơng qua các dự án học tập là điều vô cùng cần thiết. Giáo viên nên


DỰ ÁN VỀ CHỦ ĐỀ: TÁI CHẾ CHAI NHỰA

NHÓM ĐẬU

tạo cơ hội cho học sinh có cơ hội học tập, mơi trường tìm hiểu đa dạng nhằm thuận
lợi cho sự phát triển toàn diện của học sinh.


c. Xuất phát từ u cầu của Chương trình giáo dục phổ thơng 2018:
Chương trình giáo dục được xây dựng nhằm phát triển năng lực, thông qua
những kiến thức cơ bản, thiết thực, hiện đại và các phương pháp tích cực hóa hoạt
động của người học, giúp học sinh hình thành và phát triển những phẩm chất và năng
lực mà nhà trường và xã hội kỳ vọng. Hơn nữa, việc nhấn mạnh ứng dụng Tốn
trong thực tiễn cũng đóng vai trị quan trọng đồng thời thấy rõ qua những mục tiêu
chung của chương trình:
⮚ Hình thành và phát triển năng lực tốn học bao gồm các thành tố cốt
lõi sau: năng lực tư duy và lập luận tốn học; năng lực mơ hình hố toán
học; năng lực giải quyết vấn đề toán học; năng lực giao tiếp tốn học;
năng lực sử dụng cơng cụ, phương tiện học tốn.
⮚ Góp phần hình thành và phát triển ở học sinh các phẩm chất chủ
yếu và năng lực chung theo các mức độ phù hợp với môn học, cấp học
được quy định tại Chương trình tổng thể.
⮚ Có kiến thức, kĩ năng tốn học phổ thơng, cơ bản, thiết yếu; phát
triển khả năng giải quyết vấn đề có tính tích hợp liên mơn giữa mơn
Tốn và các mơn học khác như Vật lí, Hố học, Sinh học, Địa lí, Tin
học, Cơng nghệ, Lịch sử, Nghệ thuật, …; tạo cơ hội để học sinh được
trải nghiệm, áp dụng tốn học vào thực tiễn.
Ngồi ra, chương trình mơn Tốn ở từng cấp cũng khuyến khích việc dạy
học tích hợp và dành thời lượng thích đáng để tiến hành các hoạt động thực hành,
trải nghiệm cho học sinh chẳng hạn như: Tiến hành các đề tài, dự án học tập về Toán,
đặc biệt là các đề tài và các dự án về ứng dụng toán học trong thực tiễn; tổ chức các
trị chơi học tốn, câu lạc bộ tốn học, diễn đàn, hội thảo, cuộc thi về Toán; ra báo
tường (hoặc nội san) về Toán; tham quan các cơ sở đào tạo và nghiên cứu toán học,
giao lưu với học sinh có khả năng và u thích mơn Tốn.
Tóm lại, từ những thực tiễn như trên, việc thực hiện dự án tái chế chai nhựa
cũ đối với đối tượng học sinh lớp 4, 5 là vô cùng cần thiết và hoàn toàn thực hiện
được ở nhà trường tiểu học Việt Nam hiện nay.


III. PHƯƠNG PHÁP, PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN DỰ ÁN:
1. Phương pháp thực hiện dự án:
- Phương pháp thuyết trình: Là phương pháp mang tính chất thơng báo,
tái hiện, giải thích, minh hoạ. Giáo viên dùng lời để thơng báo kiến thức mới, dùng


DỰ ÁN VỀ CHỦ ĐỀ: TÁI CHẾ CHAI NHỰA

NHÓM ĐẬU

giảng giải để giải thích, minh hoạ làm sâu sắc thêm kiến thức trọng tâm và hệ
thống hoá chúng.
- Phương pháp đàm thoại: Là phương pháp dạy học giáo viên tổ chức
cuộc đối thoại giữa giáo viên và học sinh, giữa học sinh với nhau dựa trên hệ thống
câu hỏi nhằm dẫn dắt học sinh đi đến những kết luận khoa học hoặc vận dụng vốn
hiểu biết của mình để tìm hiểu những vấn đề về học tập, cuộc sống tự nhiên, xã hội
xung quanh.
- Phương pháp dạy học nêu vấn đề.
- Phương pháp làm việc nhóm.
- Phương pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo.
- Phương pháp phân tích tổng hợp.
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu.
- Phương pháp điều tra.
- Phương pháp thống kê.
- Phương pháp giáo dục STEAM: STEAM là phương pháp ứng dụng
giáo dục tương tác đa chiều vào giảng dạy, là sự kết hợp giữa STEM (Khoa học –
Science, Công nghệ – Technology, Kỹ thuật – Engineering, và Toán học –
Mathematics) và Nghệ thuật (Art) được áp dụng trong trường học.
- Phương pháp nghiên cứu các sản phẩm hoạt động.


2. Phương tiện thực hiện dự án:
-

Tài liệu tham khảo: báo, tạp chí, sách dạy làm đồ handmade, ...;
Internet: các trang web, báo online, ...;
Sách giáo khoa;
Laptop;
Phương tiện trình chiếu và các phương tiện hỗ trợ hoàn thiện sản phẩm;
Các phần mềm: word, power point, Adobe Illustrator, paint…

IV. MỤC TIÊU CỦA DỰ ÁN:
Sau khi tham gia vào dự án này, HS sẽ:

1. Năng lực chung:
- Tự lực định hướng và tự hoàn thiện được sản phẩm.
- Phân tích, đánh giá, sáng tạo được các sản phẩm mới.


DỰ ÁN VỀ CHỦ ĐỀ: TÁI CHẾ CHAI NHỰA

NHÓM ĐẬU

- Phát hiện được vấn đề và tìm giải pháp và làm sản phẩm sáng tạo tái chế
chai nhựa với nhiều ưu điểm.
- Vận dụng được các kiến thức và công cụ tốn học để giải quyết vấn đề
trong q trình hình thành chế táo sản phẩm.

2. Năng lực được hình thành qua dự án:
- Trình bày được các thơng tin về tình trạng ơ nhiễm mơi trường hiện tại qua
các bài báo cáo.

- Thảo luận, đưa ra các cách giải quyết tình trạng ơ nhiễm mơi trường thực
tại qua bái báo cáo ở lớp.
- Sử dụng các kĩ năng để sáng tạo và gia công ra được các sản phẩm tái chế.
- Sử dụng các phương tiện công nghệ thông tin để quảng bá và kinh doanh
sản phẩm đã làm ra.
- Góp phần giải thích được sự vận dụng tốn học vào cuộc sống nói chung
và trong (thiết kế - sáng tạo) kĩ thuật nói riêng.
- Liên hệ và vận dụng kiến thức tốn học vào thực tiễn thơng qua thực hiện
các nhiệm vụ GV đặt ra, từ đó giải quyết được các vấn đề liên quan trong cuộc
sống.
- Trình bày được các bước làm sản phẩm; các cá nhân biết phối hợp với
nhau để tạo nên sản phẩm hoàn thiện.
- Phát triển khả năng sáng tạo và thẩm mỹ.
- Thu thập thông tin bằng nhiều cách khác nhau như đọc sách báo, tham
khảo internet, hình ảnh, sự hướng dẫn từ người thân, …
- Đánh giá được quá trình làm việc của bản thân và các thành viên khác.
❖ Phát triển được các kỹ năng của thế kỉ 21, cụ thể là các kỹ năng:
- Sáng tạo và đổi mới.
- Tư duy phản biện và giải quyết vấn đề.
- Giao tiếp và Hợp tác:
+ Kỹ năng thông tin.
+ Kỹ năng truyền thơng.
- Có sự hiểu biết các kiến thức chung về công nghệ thông tin và truyển
thông (ICT).
- Linh hoạt và thích ứng.


DỰ ÁN VỀ CHỦ ĐỀ: TÁI CHẾ CHAI NHỰA

NHÓM ĐẬU


- Chủ động và tự định hướng.
- Các kỹ năng xã hội và tương tác trong mơi trường đa văn hóa:
+ Năng suất và sự tự giải trình.
+ Kỹ năng lãnh đạo và trách nhiệm.
- Diễn giải được thông điệp của dự án, từ đó biết quan tâm tới mơi trường
hơn.
- Tự tin giao tiếp trong cuộc sống nói chung và trong mơn Tốn nói riêng.
- Hứng thú hơn với việc học Tốn, có cái nhìn khác về Tốn học sau khi
tham gia dự án.
- Có tinh thần hăng say với khoa học, rèn luyện tính nghiêm túc trong nghiên
cứu khoa học.
❖ Thông qua dự án, giáo viên củng cố, bổ sung và nâng cao kiến thức cho
HS về những nội dung tốn học:
⮚ Hình học:
- Vẽ các hình cơ bản.
- Vẽ trang trí kết hợp các hình dạng, đường nét thành một sản phẩm hài
hòa, thống nhất.
⮚ Số học: (số thập phân với phép tính số thập phân, dạng tốn tỉ lệ)
- Tính tốn chính xác và nhanh chóng các số liệu, dữ liệu bằng việc thực
hiện các phép tính cộng, trừ, nhân, chia số tự nhiên, số thập phân.
- Phân chia tỉ lệ:
● Thống kê;
● Biểu đồ;
● Đại lượng và đo đại lượng (đơn vị đo độ dài; thời gian; tiền tệ);
● Tỉ số phần tram;
● Đổi đơn vị đo;
● Thể tích;
● Tính tốn (số tự nhiên, số thập phân);
● Tiền tệ;

● Tính tốn và ước lượng;
● Thống kê;
● Số đo thời gian;
● Tỉ số phần trăm;


DỰ ÁN VỀ CHỦ ĐỀ: TÁI CHẾ CHAI NHỰA

NHÓM ĐẬU

● Tỉ lệ;
● Các phép tốn.

3. Phẩm chất được hình thành qua dự án:
- Có ý thức thực hiện và nhắc nhở mọi người xung quanh thực hiện bảo vệ
môi trường.
- Chăm chỉ, tích cực hồn thành các cơng việc được giao.
- Trung thực ghi nhận, đánh giá kết quả việc làm của nhóm.
- Ý thức được trách nhiệm của bản thân trong một nhóm.


DỰ ÁN VỀ CHỦ ĐỀ: TÁI CHẾ CHAI NHỰA

NHÓM ĐẬU

PHẦN B: NỘI DUNG DỰ ÁN
I. GIỚI THIỆU DỰ ÁN:
Rác thải nhựa đang là một vấn nạn lớn của toàn cầu, đe dọa đến môi trường
và gây ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của con người. Số lượng rác thải nhựa xử
lí khơng kịp đang ngày một nhiều lên. Những loại rác thải nhựa như chai, lọ, ống

hút, bao bì nhựa, đồ chơi cũ… có thời gian phân hủy phải đến hàng trăm năm. Việc
xử lý rác bằng phương pháp chơn lấp vẫn cịn tồn tại những nguy hại cho thiên nhiên,
nguồn đất, sinh vật và sức khỏe của con người. Vì thế, ngày nay, con người đã có
nhiều phương pháp khác nhau để xử lí rác thải nhựa.
Dự án “Vua tái chế” là một dự án tập trung vào phương pháp tái chế nhựa.
Cũng như các phương pháp khác, phương pháp tái chế nhựa cũng là một trong
những cách xử lí rác thải nhựa hiệu quả. Với việc tái chế các đồ nhựa, con người
có thể giảm bớt được chi phí xử lí ơ nhiễm mơi trường. Nhựa tái chế sẽ giúp tiết
kiệm năng lượng hơn nhiều so với việc sản xuất vật liệu nhựa mới, giảm bớt được
chi phí trong các hoạt động như khai thác, vận chuyển, tái chế…. Tái chế nhựa
hiện nay đang là phương pháp khá tốt và thân thiện với mơi trường.
Mặt khác, có thể thấy rằng
khối lượng chai nhựa chiếm một
phần lớn trong khối lượng rác thải
nhựa thải ra mỗi ngày. Vì thế, Dự
án “Vua tái chế” muốn nhấn
mạnh vào việc tái chế các chai
nhựa thành các đồ vật có ích
trong cuộc sống như đồ chơi, đồ
dùng học tập, các đồ gia dụng sử
dụng trong gia đình, …
Dự án “Vua tái chế” cịn là
cơ hội học tập tốt để tích hợp các
mơn học khác nhau như toán học,
khoa học, mĩ thuật, …Vừa trau
dồi thêm kiến thức mới, củng cố
và liên kết các kiến thức cũ vừa
phát huy và khai thác triệt để các
điểm mạnh ở học sinh.



DỰ ÁN VỀ CHỦ ĐỀ: TÁI CHẾ CHAI NHỰA

NHÓM ĐẬU

II. Ý TƯỞNG THỰC HIỆN DỰ ÁN:
Ý tưởng dự án xuất hiện khi mà nhóm chúng tơi nhìn thấy những video tái
chế các chai nhựa được chia sẻ trên mạng xã hội. Từ những chai nhựa bỏ đi tái chế
thành những vật dụng hữu ích trong cuộc sống với màu sắc hình dạng vơ cùng bắt
mắt. Hơn nữa, cơng dụng của chúng cũng khơng thua kém gì các sản phẩm được
bán ở cửa hàng. Những ý tưởng này đã được chia sẻ rộng rãi và nhận được nhiều
phản hồi tích cực từ cộng đồng mạng. Từ những thơng tin tìm hiểu được, nhóm
chúng tơi muốn xây dựng một dự án về tái chế chai nhựa dành cho học sinh Tiểu
học. Với mong muốn rằng dự án này giúp cho học sinh hiểu biết hơn về ơ nhiễm rác
thải nhựa hay cịn gọi là ơ nhiễm trắng; có
trách nhiệm với những hành vi của bản thân
đối với môi trường; phát huy sự sáng tạo của
bản thân để tái chế các sản phẩm từ chai
nhựa, đưa những sản phẩm tái chế này trở
nên phổ biến hơn trong cuộc sống; sử dụng
một phần lợi nhuận mà dự án đem lại để
phục vụ cho hạnh phúc cộng đồng. Song
song với đó, dự án hướng tới việc giáo dục
sử dụng hạn chế các sản phẩm làm từ nhựa
bởi lẽ việc tái chế chai nhựa chỉ là biện pháp
tạm thời và chưa giải quyết triệt để vấn đề
nhức nhối này.
Dự án “Vua tái chế” là chuỗi các hoạt động học tập xoay quanh về nội dung
rác thải nhựa. Học sinh sẽ tìm hiểu về thực trạng, hậu quả của rác thải nhựa gây ra;
tái chế nhựa là gì và cách tái chế nhựa. Trên cơ sở lí thuyết, học sinh sẽ thực hiện

các hoạt động dưới sự giúp đỡ của giáo viên để tạo ra các sản phẩm mang tính cộng
đồng và được ứng dụng trong cuộc sống thực tế. Có thể kể đến là các sản phẩm
truyền thông để kêu gọi, tuyên truyền hay các sản phẩm tái chế từ đồ nhựa bằng sự
sáng tạo của học sinh, đưa các sản phẩm tái chế đến gần hơn với người tiêu dùng.
Đặc biệt, trong dự án này, học sinh khơng chỉ là người học mà cịn đóng nhiều vai
trò khác nhau như làm nhà thiết kế, làm nhà chế tạo sản phẩm, làm nhà truyền thông,
làm nhân viên kinh doanh, làm nhà thiện nguyện. Dự án “Vua tái chế” sẽ khai thác
nhiều khía cạnh về kiến thức ở nhiều mơn học như tốn học, khoa học, mĩ thuật,…
phát huy sự khéo léo, tính sáng tạo và đặc biệt là năng lực làm việc nhóm ở học sinh.
Các em sẽ cùng lên kế hoạch, vận dụng các kỹ năng mà mình có để tạo ra các sản
phẩm, lên các ý tưởng để quảng bá cho sản phẩm của nhóm và cuối cùng là bán sản
phẩm.


DỰ ÁN VỀ CHỦ ĐỀ: TÁI CHẾ CHAI NHỰA

NHÓM ĐẬU

❖ Cụ thể sản phẩm của nhóm học sinh qua dự án này là:

1. Hai sản phẩm tái chế từ các chai nhựa cũ thu gom được (có thể là đồ dùng
học tập, đồ gia dụng, vật dụng trang trí, …)
2. Poster, fanpage, video, tờ rơi để quảng cáo, giới thiệu sản phẩm của nhóm.
Cuối cùng, nhóm chúng tơi hy vọng rằng dự án tái chế chai nhựa sẽ góp phần
giúp học sinh phát triển những phẩm chất, năng lực chung. khơng những thế dự án
này sẽ giúp ích cho cộng đồng.


DỰ ÁN VỀ CHỦ ĐỀ: TÁI CHẾ CHAI NHỰA


NHÓM ĐẬU

III. NỘI DUNG KHOA HỌC CỦA DỰ ÁN:
1. Nội dung Toán trọng tâm:
KIẾN THỨC

KỸ NĂNG

Thống kê:
Các hình thức thống kê Lựa chọn và lập bảng
và cách lựa chọn các
thống kê.
nội dung để thống kê.

Thời gian:
Giờ, ngày, tháng.

Đại lượng và đo đại
lượng
- Đơn vị đo độ dài,
khối lượng, thể tích,
thời gian.
- Đo (hoặc ước lượng)
độ dài, khối lượng,
thể tích, thời gian.
Tiền tệ
Tiền Việt Nam.

ÁP DỤNG
- Số lượng chai thu nhặt được

trong vòng một ngày .
- Số lượng chai tái chế được
trong vòng một ngày.
- Số lượng, tên, giá tiền, …
các nguyên liệu cần mua để
phù hợp với tiêu chí đánh
giá.

- Tính tốn thời gian
cho từng giai đoạn.
- Quản lý được thời
gian để đảm bảo tiến
độ hồn thành cơng
việc.

- Tính thời gian để làm được
một sản phẩm.
- Tính tốn thời gian cho từng
giai đoạn của dự án.

- Đo và lựa chọn kích
thước phù hợp.
- Tính tốn giá tiền.

- Đo các kích thước trong quá
trình hình thành bản thiết kế
và cắt ghép tạo sản phẩm.
- Sử dụng thước kẻ hoặc các
công cụ hỗ trợ khác để vẽ,
thiết kế sản phẩm


Tính tốn giá tiền.

- Tính số tiền cần chi ra để
mua vật liệu.
- Tính số tiền bán một sản
phẩm.


DỰ ÁN VỀ CHỦ ĐỀ: TÁI CHẾ CHAI NHỰA

NHÓM ĐẬU

- Tính số tiền lời khi bán ra.

Tỉ số phần trăm

Tính tốn được tỉ số
phần trăm.

- Mức độ hồn thành cơng
việc của cá nhân trong bảng
đánh giá.
- Từ số liệu thống kê, tính tỉ
số phần trăm số lượng chai
tái chế và số lượng chai thu
nhặt được trong 1 ngày.

Tỉ lệ


Chia được tỉ lệ

- Tỉ lệ bản vẽ.
- Tỉ lệ pha màu sơn.
- Trang trí tạo điểm nhấn, cân
đối cho hoạ tiết, màu sắc thu
hút.
- Xác định vị trí và tỉ lệ kích
thước các chi tiết trang trí
thích hợp, thẩm mỹ.

- Vẽ các hình cơ bản.
- Vẽ trang trí kết hợp
các hình dạng, đường
nét thành một sản
phẩm hài hòa, thống
nhất.

- Phát triển ý tưởng thiết kế
sản phẩm từ các hình cơ
bản.
- Vẽ phác họa về hình dạng
của sản phẩm.
- Từ các dạng hình, đường vẽ
trong tốn học kết hợp sáng
tạo các chi tiết, họa tiết
trang trí cho từng sản phẩm.

− Tính tốn chính xác
và nhanh chóng các số

liệu, dữ liệu bằng việc
thực hiện các phép

- Sử dụng các phép tính cơ
bản như cộng, trừ, nhân,
chia để tính tốn số lượng

Hình học:
Một số dạng hình học
cơ bản như hình trịn,
hình chữ nhật, hình
vng, hình tam
giác,…

Số học
− Số tự nhiên và các
phép tính với số tự
nhiên


DỰ ÁN VỀ CHỦ ĐỀ: TÁI CHẾ CHAI NHỰA

− Số thập phân và các
phép tính với số thập
phân

tính cộng, trừ, nhân,
chia số tự nhiên, số
thập phân
− Phân chia tỉ lệ


NHÓM ĐẬU

cần mua của các nguyên
liệu, giá tiền

2. Nội dung tích hợp của dự án:
Với nội dung khoa học trọng tâm nêu trên, chúng ta có thể tích hợp tri thức
thuộc các lĩnh vực khoa học khác, gồm:
⮚ Nghệ thuật (Thủ công - Mĩ thuật): Tạo dáng sản phẩm, sử dụng
màu sắc hoa văn họa tiết, hình dáng thiết kế, trang trí, phối màu sản phẩm theo yêu
thích.
⮚ Tin học: sử dụng các phần mềm thiết kế poster, clip, power point, …
phục vụ cho q trình truyền thơng; quảng bá sản phẩm trên các trang mạng xã hội.
⮚ Khoa học: Thời gian phân hủy của các loại nhựa, kiến thức về môi
trường, ô nhiễm môi trường, một số biện pháp bảo vệ môi trường, …
⮚ Ngôn ngữ:
- Viết: các đoạn văn tuyên truyền, giới thiệu sản phẩm; các câu thông
điệp; slogan; viết bài báo cáo;....
- Nói: kĩ năng giao tiếp với các thành viên, giáo viên; Kĩ năng nói
trước cơng chúng; kỹ năng thuyết trình; sử dụng các vốn từ chuyên ngành và khoa
học để truyền bá thông điệp bao vệ môi trường
⮚ Đạo đức: Nhận thức về thực trạng ô nhiễm mơi trường bởi rác thải
nhựa; có thái độ và ý thức bảo vệ môi trường; tuyên truyền thông điệp bảo vệ môi
trường đến mọi người.

IV. ĐỐI TƯỢNG VÀ THỜI GIAN THỰC HIỆN DỰ ÁN:
1. Đối tượng thực hiện dự án:
Học sinh lớp 5/4 trường tiểu học Nguyễn Thị Định, quận 12, TP. Hồ Chí
Minh.



Đặc điểm tình hình học sinh:

- Lớp khơng có học sinh bị khiếm khuyết về giao tiếp, ngơn ngữ và lời
nói, tư duy phát triển bình thường.
- Học sinh sống trong xã hội hiện đại, được tiếp xúc với nhiều khía cạnh
trong cuộc sống thơng qua các thiết bị điện tử như ti vi, máy tính bảng, điện thoại,


DỰ ÁN VỀ CHỦ ĐỀ: TÁI CHẾ CHAI NHỰA

NHÓM ĐẬU

máy vi tính, … nên kiến thức các em về ý tưởng thiết kế cũng như việc xây dựng
được mở rộng dễ dàng
- Trên 80% học sinh trong lớp đều đã sử dụng thành thạo điện thoại
thông minh hoặc ipad để tìm kiếm thơng tin.
- Có 10 học sinh trong lớp thuộc đội hình vẽ tranh, thiết kế băng rơn cho
trường và 5 học sinh đã đạt giải cao trong trong cuộc thi về công nghệ thông tin
(tạo điều kiện thuận lợi trong việc thực hiện dự án)
- Học sinh trong lớp đã từng tham gia một dự án giáo dục trước đó.
- Học sinh đã được học qua các kiến thức tốn học: Hình học, đó lường,
thống kê, tỉ số phần trăm, …

2. Thời gian thực hiện dự án:
6 tuần (từ 15/2/2021 đến 29/3/2021)
Thời điểm

Tên công việc


Trước khi dạy học 3 tuần

● Lên ý tưởng dự án, lập khung hoạt
động.
● Liên hệ giáo viên phịng hội trường để
đăng kí phịng báo cáo dự án.
● Thảo luận với 3 giáo viên để nhờ hỗ
trợ hướng dẫn HS trong q trình
hồn thành sản phẩm.

Trước khi dạy học 2 tuần

Lập kế hoạch dạy học

Trước khi dạy học 1 tuần

Cùng HS lập kế hoạch dự án

Tiết 1 – Tuần 1

Giới thiệu với HS về dạy học theo dự
án. Chia lớp thành 4 nhóm và hướng
dẫn cho HS cách làm việc theo nhóm.

Tiết 2 – Tuần 1

● Thảo luận và đặt tên dự án.
● Thảo luận và xây dựng kế hoạch dự
án, tiêu chí đánh giá dự án.



DỰ ÁN VỀ CHỦ ĐỀ: TÁI CHẾ CHAI NHỰA

Tiết 3 – Tuần 2

Tiết 4 – Tuần 2

NHÓM ĐẬU

● Giao nhiệm vụ cho các nhóm làm
việc.
● Hướng dẫn và gợi ý, cung cấp bộ câu
hỏi nội dung cho các nhóm.
● Cung cấp nguồn tài ngun tham
khảo.
● Các nhóm trình bày kế hoạch thu gom
chai nhựa.
● Trình bày các thiết kế tái chế từ chai
nhựa của các nhóm.
● GV góp ý và chỉnh sửa.

Tuần 4

● Các nhóm thu gom chai nhựa và
thống kê theo kế hoạch.
● GV khảo sát tiến độ làm việc của các
nhóm, hỗ trợ HS.

Tuần 5


● Làm sản phẩm trên lớp kết hợp với ở
nhà.
● GV theo dõi, hỗ trợ học sinh.

Tuần 6

● HS hoàn thành bảng báo cáo về kết
quả dự án.
● Chuẩn bị poster, power point, …, bài
truyền thông giới thiệu sản phẩm.
● GV tổng két, nhận xét về việc thực
hiện dự án, các sản phẩm các nhóm
làm được.

V. VAI TRỊ CỦA HỌC SINH TRONG DỰ ÁN:
Lớp có khoảng 30 học sinh, chia thành 4 nhóm, mỗi nhóm có khoảng 7-8 học
sinh. Trong mỗi nhóm, các em sẽ tự phân cơng nhiệm vụ để hồn thành dự án với
các công việc khác nhau như:
1. Nhà thiết kế:
● Tìm và thu thập các chai nhựa, đồ dùng cũ từ nhựa để lên ý tưởng thiết kế.


DỰ ÁN VỀ CHỦ ĐỀ: TÁI CHẾ CHAI NHỰA

NHÓM ĐẬU

● Lên ý tưởng và thiết kế các mẫu đồ dùng tái chế từ các chai nhựa cũ thu gom
được.
● Thiết kế các sản phẩm khác nhau như: poster, fanpage, video, tờ rơi để quảng

cáo cho sản phẩm của nhóm.
1. Nhà chế tạo sản phẩm:
- Nghiên cứu, chế tạo sản phẩm, thử nghiệm, phát hiện lỗi và cải tiến sản
phẩm.
- Thực hiện chế tạo sản phẩm.
- Kiểm tra tính khả thi của sản phẩm.
2. Nhà truyền thông
● Kêu gọi mọi người đóng góp chai nhựa, đồ dùng từ nhựa cũ để thực hiện sản
phẩm.
● Quảng cáo sản phẩm trên fanpage, thuyết phục người mua sản phẩm.
● Quảng cáo sản phẩm trong workshop cho phụ huynh, học sinh khác.
3. Nhà kinh doanh
● Xác định mục tiêu, lên ý tưởng sản phẩm, ý tưởng kinh doanh.
● Nghĩ ra tên cho chiến dịch buôn bán của lớp, của nhóm.
● Tính tốn số lượng sản phẩm đua ra thị trường.
● Tính tốn chi phí ngun liệu, giá thành sản phẩm.
● Tính tốn lợi nhuận thu được sau khi tiến hành đem bán
● Tính tốn chi phí đầu tư cho vịng kinh doanh tiếp theo.
4. Nhà thiện nguyện
Trao tặng một phần số tiền lợi nhuận thu được để đóng góp vào quỹ mổ tim
cho các bạn có hồn cảnh khó khan tại Bệnh viện Nhi đồng 1.

VI. HỆ THỐNG CÂU HỎI ĐỊNH HƯỚNG:
❖ Câu hỏi khái qt:
Tốn học có vai trị như thế nào trong đời sống?

❖ Câu hỏi định hướng:
● Có những sản phẩm nào có thể làm được từ chai nhựa mang tính ứng dụng
tốt?
● Với những chai nhựa thu gom được, có thể sáng tạo những sản phẩm mới

gì?
● Khi lên ý tưởng sản phẩm trên giấy hoặc khi thực hiện sản phẩm trên bìa,
chúng ta cần chú ý những điều gì?
● Có thể thu gom các chai nhựa ấy ở những nơi nào?
● Thời gian thu gom là trong bao lâu? Dùng biện pháp nào để thu gom được
các chai nhựa đó?


DỰ ÁN VỀ CHỦ ĐỀ: TÁI CHẾ CHAI NHỰA

NHÓM ĐẬU

● Ngồi chai nhựa, có thu gom thêm những đồ dùng cũ nào hoặc những dụng
cụ, nguyên liệu nào để tạo thành sản phẩm?
● Trong mỗi công đoạn, chúng ta cần phải làm những bước như thế nào?
● Trong giai đoạn này, khi gặp khó khăn, chúng ta có thể nhờ sự giúp đỡ từ
ai?
● Để thiết kế được một sản phẩm hồn chỉnh, trong q trình thực hiện, chúng
ta cần vận dụng những kiến thức Toán nào? Liệt kê một số kiến thức Toán được áp
dụng trong một vài giai đoạn.
● Thời gian để thực hiện và hoàn thiện sản phẩm là bao lâu?
● Những tiêu chuẩn của một sản phẩm từ chai nhựa đạt yêu cầu là gì?
● Chúng ta cần sử dụng những công nghệ thông tin nào để tìm kiếm thơng tin
sản phẩm, vẽ bản thiết kế, thực hiện bài báo cáo và quảng bá cho sản phẩm?
● Để thiết kế được các sản phẩm tuyên truyền như poster, fanpage, băng rôn,
… chúng ta cần sử dụng những cơng cụ, wessite gì? Có thể tìm hiểu những thơng
tin này từ ai?
● Để tính được giá tiền của sản phẩm, em cần lưu ý những yếu tố nào để đảm
bảo tiền vốn và tiền lãi?
● Buổi workshop và đấu giá được chuẩn bị và dự kiến thực hiện như thế nào?

● Đối tượng để bán sản phẩm là những ai?
● Làm thế nào để thuyết phục khách hàng mua sản phẩm?
● Làm cách gì để buổi bán sản phẩm diễn ra hiệu quả, bán được giá cao?
● Số tiền lời thu được từ việc bán sản phẩm thì được sử dụng vào mục đích
gì?


DỰ ÁN VỀ CHỦ ĐỀ: TÁI CHẾ CHAI NHỰA

NHÓM ĐẬU

VII. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
❖ TUẦN 1:
Tiết 1 – Tiết 2:
Giới thiệu với HS về dạy học theo dự án. Chia nhóm và hướng dẫn cho
HS cách làm việc theo nhóm. Giới thiệu dự án và xây dựng kế hoạch dự án.
1. Mục tiêu:
- Trình bày được đặc điểm, vai trò của học sinh trong dạy học dự án.
- Xác định các yếu tố để làm việc nhóm hiệu quả.
- Nêu được thực trạng và hậu quả của rác thải nhựa.
- Xác định được các kiến thức và các kĩ năng có thể vận dụng vào trong dự án.
- Đặt được tên dự án dựa vào những hiểu biết về dự án.
- Tự tin khi phát biểu, trao đổi ý kiến trước lớp.
- Đưa ra các lập luận để giải thích các ý kiến của cá nhân/ nhóm.
- Hình thành tính trách nhiệm, hợp tác trong q trình thảo luận, làm việc nhóm.
2. Chuẩn bị:
- Giáo viên:
+ Bài dạy điện tử.
+ Video về dạy học dự án: />+ Video về thực trạng của ô nhiễm rác thải nhựa:
/>

+ Video minh họa tái chế chai nhựa:
/>
+ Phiếu học tập: 5 phiếu.
+ Sổ tay ghi chú.
● Học

sinh:

+ Sổ tay/ vở ghi chú.

3. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động 1: Giới thiệu về dạy học
dự án:
- Tổ chức trò chơi khởi động: Ơ chữ bí
mật
Luật chơi:

Hoạt động của học sinh



- Tham gia trò chơi
Bộ câu hỏi:


DỰ ÁN VỀ CHỦ ĐỀ: TÁI CHẾ CHAI NHỰA

- Có 29 ô chữ hàng ngang và 4 ô chữ hàng
dọc. Một hàng ngang tương ứng với một

câu hỏi.
- Người chơi được quyền chọn bất kì câu
hỏi nào để trả lời mà không cần phải theo
thứ tự.
- Mỗi ô chữ tương ứng với một chữ cái.
- Thời gian trả lời cho mỗi câu hỏi là 30s
- Trong mỗi hàng ngang có một ơ chữ tối
màu hơn, đây chính là ơ chữ chìa khóa.
Trả lời tất cả các câu hỏi hàng ngang để
tìm ra từ khóa bí mật.
- Sau khi trả lời được ít nhất 2 câu hỏi,
người chơi có quyền đốn từ khóa bí mật.
Đáp án:
Câu 1: Tái sử dụng.
Câu 2: Thùng rác.
Câu 3: Rác
Câu 4: Túi ni lơng
Ơ chữ hàng dọc: Dự án

NHÓM ĐẬU

Câu 1: Hành động sử dụng một sản
phẩm nhiều lần theo cùng một cách
hoặc theo một cách khác gọi là gì?
Câu 2: Quanh năm đứng ở vệ đường
Các bạn qua lại hãy thương cho
cùng
Cái gì các bạn chẳng dùng
Đưa tôi giữ hộ, vứt vung người cười
Là cái gì?

Câu 3: Tơi ở khắp mọi nơi
Có ích, có hại từ nơi người dùng
Phân loại quan trọng vô cùng
Môi trường xanh sạch việc chung
mọi người
Là gì?
Câu 4: Túi gì dùng để đựng
Lỡ tay vứt ra đường
Túi theo mưa xuống cống
Chặn đường nước thải trơi
Gây lụt khắp mọi nơi
Là túi gì?

- Quan sát video và ghi chú.
- Yêu cầu HS quan sát và ghi chú các nội
dung trong video:
+ Link video:
/>8s

(Nội dung video: video minh họa về dạy
học dự án.)
- Trong dạy học dự án, học sinh học tập
như thế nào?

- Dự kiến câu trả lời của HS:
HS hoạt động theo nhóm để hồn
thành các nhiệm vụ trong một chủ


DỰ ÁN VỀ CHỦ ĐỀ: TÁI CHẾ CHAI NHỰA


NHÓM ĐẬU

đề, dự án. Kết quả là HS hiểu sâu,
nhớ lâu các nội dung được tìm hiểu.
- Nhận xét, bổ sung (nếu có)

- Trình bày câu trả lời, nhận xét và
bổ sung cho nhau.

- Giải thích “Dạy học dự án là gì?”
Hoạt động 2: Chia nhóm, hướng dẫn
cho HS cách làm việc theo nhóm:
- Lập nhóm theo hướng dẫn của GV.
- Tiến hành chia lớp thành 4 nhóm (7 - 8
HS/ nhóm) theo các tiêu chí sau:
+ Số lượng nam, nữ giữa các nhóm phải
đồng đều.
+ Có thành viên năng động trong nhóm.
+ Có thành viên giỏi cơng nghệ thơng tin.
+ Có thành viên giao tiếp tốt, nói năng lưu
lốt.
+ Có thành viên có tài năng lãnh đạo.
+ Có thành viên có năng khiếu mĩ thuật,
khéo tay.
- Yêu cầu các nhóm bầu nhóm trưởng và
- Các nhóm bầu nhóm trưởng và đặt
đặt tên nhóm.
tên nhóm.




- Yêu cầu các nhóm thảo luận “Để làm
việc nhóm hiệu quả, các thành viên trong
nhóm cần làm gì?”
- Tổng hợp các ý kiến của các nhóm vào
bảng.

- Nhận xét, bổ sung (nếu có).

- Các nhóm thảo luận.
Dự kiến câu trả lời của HS:
Các thành viên trong nhóm cần:
+ Đồn kết.
+ Tơn trọng và lắng nghe ý kiến của
người khác.
+ Có trách nhiệm.
+ Phân cơng cơng việc hợp lý.
+ Tin tưởng lẫn nhau.
….
- Các nhóm trình bày ý kiến và giải
thích tại sao.
- Nhận xét, bổ sung và lắng nghe.


DỰ ÁN VỀ CHỦ ĐỀ: TÁI CHẾ CHAI NHỰA

- Thống nhất với cả lớp các ý kiến đúng
và yêu cầu HS thực hiện tốt trong q
trình làm việc nhóm để đạt hiệu quả cao.


NHÓM ĐẬU

- Thống nhất các ý kiến đúng.

❖ Hoạt

động 3: Đưa ra và giải quyết các
câu hỏi khái quát:
- Đưa ra câu hỏi khái quát cho cả lớp:
- Thảo luận nhóm trả lời câu hỏi.
Tốn học có ứng dụng như thế nào
Dự kiến câu trả lời của học sinh.
trong đời sống?
+ Giúp con người tính tốn khi mua
bán hàng hóa, tính tốn số lượng các
sự vật trong cuộc sống, tính tốn
điểm số,….
+ Hỗ trợ trong q trình tạo ra sản
phẩm (bàn, ghế, tủ,..) thơng qua tính
tốn, đo đạc, ước lượng.
+ Sử dụng các kiến thức hình học
trong thiết kế, xây dựng ý tưởng,…

- Mời các nhóm trình bày ý kiến.
- Các nhóm trình bày ý kiến
❖ Hoạt

động 4: Khơi gợi cảm hứng, đặt
vấn đề và cung cấp kiến thức:

- Chiếu video về thực trạng ô nhiễm của
rác thải nhựa và u cầu các nhóm hồn
thành phiếu học tập.
Link video: (từ đầu đến 3:16s)
/>
- Nhận xét, bổ sung (nếu có)

- Xem video, thảo luận nhóm và
hồn thành phiếu học tập.

- Các nhóm trình bày kết quả, nhận
xét, bổ sung cho nhau.

- GV đặt vấn đề về thực trạng ô nhiễm rác - Lắng nghe.
thải nhựa và cách giải quyết.
Vậy, mỗi người chúng ta có thể làm gì để
cải thiện tình trạng ơ nhiễm do rác thải
nhựa gây ra khơng? Câu trả lời là “Có”. Có
thể thấy chai nhựa là một vật dụng chiếm
phần lớn rác thải nhựa nhưng cũng là một
chất liệu khá hữu ích trong cuộc sống của


×