Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

quan điểm cơ bản của chủ tịch hồ chí minh về chăm sóc, giáo dục thiếu niên, nhi đồng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (380.62 KB, 15 trang )

1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC

BÀI TẬP LỚN HỌC PHẦN
CÔNG TÁC ĐỘI TNTP HỒ CHÍ MINH
TÊN ĐỀ TÀI: CHỦ ĐỀ 2: Trình bày những quan điểm cơ bản của chủ tịch Hồ
Chí Minh về chăm sóc, giáo dục thiếu niên, nhi đồng. Từ đó phân tích mục tiêu, nhiệm
vụ của Đội và vai trị của tổ chức Đội đối với thiếu nhi, nhà trường, xã hội, Đồn
TNCS Hồ Chí Minh và đối với Đảng cộng sản Việt Nam.

Họ và tên Sinh viên: ....
Lớp: K45A – GDTH
Mã sinh viên: ......

Hà Nội, tháng 04 năm 2022

1


2

MỤC LỤC

MỤC LỤC ........................................................................................................................ 2
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ........................................................................................... 4
A. MỞ ĐẦU ..................................................................................................................... 5
ĐỀ TÀI ......................................................................................................................... 5
LỜI NÓI ĐẦU ............................................................................................................. 5
B. NỘI DUNG ................................................................................................................. 5


CHƯƠNG 1: NHỮNG QUAN ĐIỂM CƠ BẢN CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ
MINH VỀ CHĂM SĨC, GIÁO DỤC THIẾU NIÊN, NHI ĐỒNG ........................ 7
1. Về tính tất yếu phải giáo dục thiếu niên, nhi đồng ................................................ 7
2. Về mục tiêu giáo dục thiếu niên, nhi đồng ............................................................ 7
3. Về nội dung thiếu niên, nhi đồng .......................................................................... 8
4. Về phương thức giáo dục thiếu niên, nhi đồng ..................................................... 9
CHƯƠNG 2: MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ CỦA ĐỘI VÀ VAI TRÒ CỦA TỔ
CHỨC ĐỘI ĐỐI VỚI THIẾU NHI, NHÀ TRƯỜNG, XÃ HỘI, ĐOÀN TNCS
HỒ CHÍ MINH VÀ ĐỐI VỚI ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM. ........................ 10
1. Tổ chức Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh là gì? .................................... 10
2. Mục tiêu của Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh ...................................... 10
2.1. Đối với thiếu nhi ............................................................................................... 10
2.2. Đối với nhà trường ........................................................................................... 11
2.3. Đối với xã hội ................................................................................................... 11
2.4. Đối với Đồn TNCS Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam ................... 11
3. Nhiệm vụ của Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh ..................................... 11
3.1. Đối với thiếu nhi ............................................................................................... 11
3.2. Đối với nhà trường ........................................................................................... 12
3.3. Đối với xã hội ................................................................................................... 12

2


3

3.4. Đối với Đồn TNCS Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam ................... 12
LỜI KẾT .................................................................................................................... 14
C. TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 15

3



4

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
TNTP

Thiếu niên tiền phong

TNCS

Thanh niên cộng sản

4


5

A. MỞ ĐẦU
ĐỀ TÀI
Chủ đề 2: Trình bày những quan điểm cơ bản của chủ tịch Hồ Chí Minh về chăm
sóc, giáo dục thiếu niên, nhi đồng. Từ đó phân tích mục tiêu, nhiệm vụ của Đội và vai
trị của tổ chức Đội đối với thiếu nhi, nhà trường, xã hội, Đồn TNCS Hồ Chí Minh và
đối với Đảng cộng sản Việt Nam.

LỜI NĨI ĐẦU
Trong tình u thương vơ bờ bến của Bác dành cho “mọi kiếp người”, có tình yêu
thương bao la, đặc biệt là đối với các cháu thiếu niên và nhi đồng. Người từng nói:
“Tơi khơng có gia đình, cũng khơng có con cái. Nước Việt Nam là đại gia đình của tơi.
Tất cả trẻ em Việt Nam đều là con của tơi”. Hình ảnh Bác cho các em ăn, hình ảnh

Người gần gũi với các em nhỏ vui Tết Trung thu giản dị nhưng ấm áp. Tình cảm, sự
quan tâm, chăm sóc, dạy dỗ của Người qua những bức thư, lời dạy, những bài báo gửi
đến các em thiếu niên, nhi đồng cả nước nhân ngày Tết thiếu nhi, Ngày khai trường,
Tết Trung thu, ... mãi mãi khắc sâu, trở thành là tài sản vô giá đối với các thế hệ măng
non Việt Nam.
Trong cuộc đời của mình, dù ln bận rộn với việc nước nhưng Bác vẫn dành nhiều
thời gian quan tâm đến thế hệ măng non vì theo Bác, những thế hệ này sẽ là chủ nhân
tương lai của đất nước. Bác Hồ thường viết thư cho các cháu mỗi khi khai trường, Tết
Trung thu, Tết thiếu nhi. Lời lẽ trong thư của Bác ln ân cần, tình cảm và chân thành.
Bác ln nhắc nhở các cháu thiếu nhi phải đoàn kết, noi gương học tập, lao động, rèn
luyện đạo đức, rèn luyện sức khỏe. Tấm lòng của Người dành cho con được thể hiện
qua những bức thư, bài thơ mà cho đến ngày nay vẫn chan chứa tình u thương vơ
bờ bến.
Những bài thơ của Bác dành cho thiếu nhi luôn chứa đựng tình u thương sâu sắc
và tha thiết. Bác ln nhắc đến các em với sự trìu mến và tha thiết:
“Trẻ em như búp trên cành
Biết ăn, ngủ, biết học hành là ngoan
Chẳng may vận nước gian nan

5


6

Trẻ em cũng phải lầm than cực lòng”.
Hết lòng thương yêu và ân cần dạy bảo thiếu nhi, Bác Hồ rất tin tưởng xác định
trách nhiệm trọng đại của thiếu nhi đối với tương lai đất nước. Trong “Thư gửi học
sinh” vào tháng 9 năm 1945, Bác đã viết: “Non sơng Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay
khơng, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc
năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở cơng học tập của các cháu”.

Đội TNTP Hồ Chí Minh được thành lập đáp ứng nhu cầu tất yếu của lịch sử đất
nước. Phong trào thiếu nhi Việt Nam là một bộ phận hữu ích và quan trọng góp phần
lớn mang lại những thắng lợi rực rỡ của cách mạng Việt Nam.
Trước ngày thành lập Đội, thiếu nhi đã được tập hợp theo nhóm. Tuy nhiên, khơng
có sự thống nhất và chỉ mang tính chất đơn lẻ theo địa phương. Ngày 15 tháng 5 năm
1941, Đội Nhi đồng cứu quốc ra đời nhằm tập hợp thiếu nhi vào một tổ chức thống
nhất. Đoàn thanh niên sẽ hướng dẫn, giáo dục các em theo tinh thần cách mạng và coi
các em là lực lượng cách mạng.
Đội TNTP Hồ Chí Minh có tầm quan trọng to lớn. Bởi nơi đây tập hợp các em
trong cùng độ tuổi, cùng chung tâm lý, yêu thích hoạt động, là lực lượng dự bị của
Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh. Kể từ khi thành lập Đảng và trong quá trình
lãnh đạo cách mạng, Đảng Cộng sản Việt Nam vẫn luôn chú ý vào lực lượng thanh
thiếu nhi, có nhiều chủ trương và giải pháp để tập hợp, tổ chức và huy động họ trong
làn sóng cách mạng của tất cả các cuộc đấu tranh của quốc gia để giành độc lập và xây
dựng đất nước.
Kế thừa tinh thần đó, Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh ngày càng trưởng
thành, lớn mạnh và phát triển, dần dần trở thành một tổ chức được toàn thể thiếu nhi
yêu mến trong sự quan tâm của Đảng và Nhà nước. Chính vì vậy nên tơi đã chọn đề tài
“Trình bày những quan điểm cơ bản của chủ tịch Hồ Chí Minh về chăm sóc, giáo
dục thiếu niên, nhi đồng. Từ đó phân tích mục tiêu, nhiệm vụ của Đội và vai trò của
tổ chức Đội đối với thiếu nhi, nhà trường, xã hội, Đồn TNCS Hồ Chí Minh và đối
với Đảng cộng sản Việt Nam.”

6


7

B. NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: NHỮNG QUAN ĐIỂM CƠ BẢN CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ

MINH VỀ CHĂM SĨC, GIÁO DỤC THIẾU NIÊN, NHI ĐỒNG
1. Về tính tất yếu phải giáo dục thiếu niên, nhi đồng
- Thứ nhất, tình u thương vơ bờ bến của Bác Hồ đối với thiếu niên, nhi đồng là
điểm xuất phát, điểm căn bản và là nguyên nhân chủ yếu khiến Chủ tịch Hồ Chí Minh
đặt ra tính cấp thiết của việc giáo dục thiếu niên nhi đồng. Hơn ai hết, trong hoàn cảnh
đất nước phải chống thực dân Pháp xâm lược, Bác rất lo lắng cho tương lai của các
cháu. Trong “Thư gửi thiếu nhi toàn quốc nhân ngày 1 – 6” (1950), Người viết: “Ở
nước Việt Nam ta, thì vì giặc Pháp gây ra chiến tranh, chúng nó đốt nhà, giết người,
cướp của. Vì vậy, người lớn phải kháng chiến, trẻ con cũng phải kháng chiến. Bác
thương các cháu lắm. Bác hứa với các cháu rằng: đến ngày đánh đuổi hết giặc Pháp,
kháng chiến thành cơng, thì Bác cùng Chính phủ và các đồn thể cũng cố gắng làm
cho các cháu đều được no ấm, đều được vui chơi, đều được học hành, đều được sung
sướng”. “Các cháu đã xứng đáng là dòng dõi Phù Đổng Thiên Vương, Trần Quốc
Toản. Thật xứng đáng là nhi đồng nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Bác rất bằng
lịng các cháu”.
- Thứ hai, từ vị trí, vai trị của thiếu niên và nhi đồng, tầm nhìn chiến lược của chủ
tịch Hồ Chí Minh là Người hiểu rõ rằng thiếu niên, nhi đồng là chủ nhân tương lai của
đất nước. Vì vậy, một mặt, Người khẳng định: “Thiếu niên, nhi đồng là người chủ
tương lai của nước nhà”. Mặt khác, Người yêu cầu toàn Đảng, toàn dân và tất cả mọi
lực lượng quan tâm, chăm sóc, giáo dục thiếu niên, nhi đồng: “Vì vậy, chăm sóc và
giáo dục tốt các cháu là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân. Cơng tác đó phải làm kiên
trì, bền bỉ”.
- Thứ ba, từ tầm quan trọng của công tác giáo dục thiếu niên, nhi đồng,trong bài
“Nói chuyện tại hội nghị cán bộ phụ trách thiếu nhi toàn miền Bắc”, Người căn dặn các
cán bộ phụ trách thiếu nhi: “Công tác giáo dục thiếu niên, nhi đồng rất quan trọng, đó
là nhiệm vụ đào tạo thế hệ tương lai cho Tổ quốc”.
2. Về mục tiêu giáo dục thiếu niên, nhi đồng
- Bác coi thiếu nhi là chủ nhân tương lai của đất nước nên càng phải rèn luyện đạo
đức cách mạng càng sớm càng tốt. Nhiều lời dạy của Bác Hồ đối với thiếu nhi đã được
các thế hệ thiếu niên, nhi đồng Việt Nam ghi nhớ sâu sắc. Nổi bật là 5 điều Bác Hồ

dạy thiếu niên, nhi đồng:

7


8

“Yêu Tổ quốc, yêu đồng bào
Học tập tốt, lao động tốt
Đồn kết tốt, kỷ luật tốt
Giữ gìn vệ sinh thật tốt
Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm.”
- Bác dạy rằng: “Mai sau, các cháu sẽ là người chủ của nước nhà. Cho nên ngay từ
rày, các cháu cần phải rèn luyện đạo đức cách mạng để chuẩn bị trở nên người công
dân tốt, người cán bộ tốt của nước Việt Nam hịa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và
giàu mạnh”.
3. Về nội dung thiếu niên, nhi đồng
- Đánh giá cao vị trí, vai trị của thiếu niên, nhi đồng, coi trọng vai trị của cơng tác
giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng thiếu niên, nhi đồng, nên chủ tịch Hồ Chí Minh luôn đặt
ra yêu cầu giáo dục, rèn luyện và chăm sóc tồn diện thiếu niên, nhi đồng. Trong bài
“1 - 6”, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã căn dặn: “Yêu quý các em, chúng ta phải lấy tinh
thần dân chủ mới mà giáo dục các em “5 điều yêu”: Yêu Tổ quốc, yêu nhân dân, yêu
lao động, yêu khoa học, yêu quý của công. Chúng ta phải khéo nuôi dạy, giúp cho nhi
đồng phát triển sức khỏe và trí óc, thành những trẻ em có “4 tính tốt”: hoạt bát, mạnh
dạn, chất phác, thật thà”.
→ Nội dung giáo dục cho thiếu niên, nhi đồng theo Người rất toàn diện, cả đức và
tài.
+ Thứ nhất, giáo dục đạo đức của thiếu niên và nhi đồng. Trong một số bài phát
biểu, bài viết và chỉ dẫn của mình, Người khẳng định việc giáo dục đạo đức cho thiếu
niên và nhi đồng là giúp thanh niên trở thành công dân tốt, người lao động tốt, chiến sĩ

tốt, chủ nhân tốt, tương lai của đất nước.
+ Thứ hai, giáo dục những kỹ năng cơ bản cho thiếu niên, nhi đồng. Theo Người:
“Đối với các em, việc giáo dục gồm có:
• Thể dục: Để làm cho thân thể mạnh khỏe, đồng thời cần giữ gìn vệ sinh riêng và
vệ sinh chung.
• Trí dục: Ơn lại những điều đã học, học thêm những tri thức mới.
• Mỹ dục: Để phân biệt cái gì là đẹp, cái gì là khơng đẹp.

8


9

• Đức dục: Là yêu Tổ quốc, yêu nhân dân, yêu lao động, yêu khoa học, yêu trọng
của công”.
4. Về phương thức giáo dục thiếu niên, nhi đồng
- Trước tiên, phải có sự kết hợp của các hình thức giáo dục giữa nhà trường, gia
đình và xã hội, trong đó người lớn phải làm tấm gương sáng cho thanh, thiếu niên, nhi
đồng noi theo. Bác luôn nhắc nhở người lớn (trước hết là các bậc phụ huynh, các thầy
giáo, cô giáo, Đồn thanh niên) nhớ nhiệm vụ của mình đối với trẻ em và lưu ý người
lớn phải làm gương cho trẻ em. Người nhấn mạnh: “Giáo dục các em là việc CHUNG
của gia đình, trường học và xã hội. Bố mẹ, thầy giáo và người lớn phải cùng nhau phụ
trách; trước hết là phải làm gương mẫu cho các em trước mọi việc”.
- Thứ hai, phát huy vai trò của cán bộ phụ trách thiếu nhi trong giáo dục thiếu niên,
nhi đồng. Trong “Thư gửi hội nghị cán bộ phụ trách nhi đồng”, đăng trên Báo Cứu
quốc, số 1427, ngày 22 – 12 – 1949, Người định hướng một cách cụ thể: “Sau đây là
vài ý kiến để giúp các bạn thảo luận:
Cách dạy trẻ, cần làm cho chúng biết: Yêu Tổ quốc, thương đồng bào, chuộng lao
động, giữ kỷ luật, biết vệ sinh, học văn hoá.
Đồng thời phải giữ tồn vẹn cái tính vui vẻ, hoạt bát, tự nhiên, tự động, trẻ trung

của chúng (chớ nên làm cho chúng hoá ra những “người già sớm”.
- Thứ ba, phải tập hợp thiếu niên, nhi đồng trong các tổ chức và thông qua các tổ
chức để giáo dục. Người một lần nữa khẳng định vai trò của tổ chức trong việc tập hợp
và giáo dục thế hệ trẻ ở Đại hội đại biểu toàn quốc Hội liên hiệp thế hệ trẻ Việt Nam
(năm 1956): “Nhờ sự giáo dục, bồi dưỡng của Đảng và Đoàn, nhiều chiến sĩ, anh hùng
thanh niên đã nảy nở trong cuộc Cách mạng Tháng Tám, trong cuộc toàn dân kháng
chiến và trong việc xây dựng nước nhà hiện nay”. Đến Di chúc, Người căn dặn và
khẳng định tính cấp thiết phải bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau : “ĐOÀN VIÊN
VÀ THANH NIÊN ta nói chung là tốt, mọi việc đều hăng hái xung phong, khơng ngại
khó khăn, có chí tiến thủ. Đảng cần phải chăm lo giáo dục đạo đức cách mạng cho họ,
đào tạo họ thành những người thừa kế xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa “hồng vừa
“chuyên”. Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất trọng và rất cần
thiết”

9


10

CHƯƠNG 2: MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ CỦA ĐỘI VÀ VAI TRÒ CỦA TỔ
CHỨC ĐỘI ĐỐI VỚI THIẾU NHI, NHÀ TRƯỜNG, XÃ HỘI, ĐOÀN TNCS HỒ
CHÍ MINH VÀ ĐỐI VỚI ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM.
1. Tổ chức Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh là gì?
- Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh là tổ chức của thiếu nhi Việt Nam do
Đảng Cộng sản Việt Nam và chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập, Đồn thanh niên cộng
sản Hồ Chí Minh phụ trách.
- Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh là trường học giáo dục thiếu nhi Việt
Nam trong và ngoài nhà trường, là đội dự bị của Đồn thanh niên cộng sản Hồ Chí
Minh; lực lượng nịng cốt của các phong trào thiếu nhi.
- Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh lấy 5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên, nhi

đồng là mục tiêu phấn đấu rèn luyện cho Đội viên, giúp đỡ thiếu nhi trong rèn luyện,
học tập, hoạt động, vui chơi, thực hiện quyền và bổn phận theo Công ước của Liên
Hợp Quốc về Quyền trẻ em, Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.
- Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh đoàn kết, hợp tác với các tổ chức, phong
trào thiếu nhi ở khu vực và thế giới vì quyền lợi của trẻ em, vì hịa bình, hạnh phúc của
các dân tộc.
- Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh là tổ chức thống nhất trong cả nước. Hệ
thống tổ chức của đội bao gồm các cấp: liên đội và chi đội. Trên liên đội là hội đồng
đội các cấp từ phường, xã đến Trung ương.
2. Mục tiêu của Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh
2.1. Đối với thiếu nhi
- Đội góp phần hình thành phẩm chất đầu tiên của nhân cách con người mới xã hội
chủ nghĩa, phù hợp với mục tiêu của nền giáo dục và gia đình.
- Đội yêu cầu mỗi đội viên phấn đấu trở thành đội viên tốt, cháu ngoan Bác Hồ,
đoàn viên thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.
- Khẩu hiệu đội bao gồm hai vế thống nhất với nhau, vừa gắn nhiệm vụ cách mạng
ốc của đất nước, vừa gắn với lý tưởng cao đẹp của Bác Hồ, đòi hỏi mỗi đội viên phải
ghi nhớ và thực hiện mọi lúc, mọi nơi.
- Mục đích của Đội thống nhất với mục tiêu giáo dục của nhà trường, đòi hỏi Đội
phải kết hợp chặt chẽ với nhà trường trong quá trình hoạt động của mình.
10


11

2.2. Đối với nhà trường
Mục tiêu hoạt động của Đội thống nhất với mục tiêu giáo dục của nhà trường phổ
thơng. Vì vậy, Đội TNTP Hồ Chí Minh cùng với nhà trường và các lực lượng giáo dục
khác cùng phối hợp với nhau để giáo dục thiếu nhi ở cả trường học, trên địa bàn dân
cư, trong và ngoài giờ lên học. Mục tiêu của Đội vừa mang ý nghĩa giáo dục lý tưởng

cách mạng, định hướng chính trị xã hội chủ nghĩa, vừa thiết thực. Tính lý tưởng được
thể hiện trong khẩu hiệu của Đội: “Vì Tổ quốc xã hội chủ nghĩa! Vì lý tưởng Bác Hồ vĩ
đại: Sẵn sàng!”.
2.3. Đối với xã hội
- Đội TNTP Hồ Chí Minh có trách nhiệm góp phần giáo dục, đào tạo các thế hệ chủ
nghĩa xã hội mới kế thừa và xây dựng nước Việt Nam độc lập, thống nhất, dân giàu,
nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh như Bác Hồ kính yêu hằng mong
ước.
- Nối tiếp truyền thống vẻ vang hơn 80 năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự
lãnh đạo của tổ chức Đoàn và sự quan tâm của tồn xã hội, Đội TNTP Hồ Chí Minh,
thiếu niên và nhi đồng Việt Nam sẽ ra sức học tập. rèn luyện, sáng tạo khơng ngừng để
biến khó khăn, thách thức thành cơ hội tiếp bước cha anh rèn đức, luyện tài, xây dựng
Đội ngày càng vững mạnh, góp phần nhỏ bé vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc của Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ngày càng giàu đẹp, phồn vinh.
2.4. Đối với Đồn TNCS Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam
- Đội TNTP Hồ Chí Minh ln là tổ chức nòng cốt trong các phong trào thiếu nhi,
là lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường, là lực lượng dự bị của Đồn TNCS
Hồ Chí Minh.
3. Nhiệm vụ của Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh
3.1. Đối với thiếu nhi
- Đội TNTP Hồ Chí Minh là trường giáo dục cộng sản cho thiếu nhi, là nơi giáo
dục, tự học, rèn luyện để các em phấn đấu và trưởng thành. Đội là đại diện cho quyền
lợi của trẻ em nói chung và lứa tuổi thanh thiếu niên, nhi đồng nói riêng
- Các tập thể Đội và đội viên phải phấn đấu rèn luyện thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ
dạy để trở thành con ngoan, trò giỏi, bạn tốt, cơng dân tốt, đồn viên thiếu niên Cộng
sản Hồ Chí Minh.
- Các tập thể Đội có trách nhiệm giúp đỡ đội viên phát triển mọi khả năng trong học
tập, hoạt động, vui chơi, ….
11



12

- Các tập thể Đội và đội viên phải thực hiện các quyền và bổn phận của trẻ em đã
nêu trong Công ước của Liên Hợp Quốc về quyền trẻ em, Luật bảo vệ, chăm sóc và
giáo dục trẻ em.
- Để thực hiện 3 nhiệm vụ trên cần:
+ Mỗi đội viên và tập thể đội phải nghiêm chỉnh thực hiện điều lệ, nghi thức Đội,
chương trình rèn luyện đội viên, mọi nghị quyết của Đội và của Đoàn.
+ Đội phải đoàn kết, tập hợp, thu hút thiếu nhi tham gia các hoạt động Đội
+ Đội phải tổ chức nhiều hoạt động phong phú, tạo mọi điều kiện để phát huy khả
năng sáng kiến của thiếu nhi trong hoạt động
+ Xây dựng tổ chức Đội vững mạnh: xây dựng chi đội, liên đội đoàn kết, tự
quản; lựa chọn, chọn, bồi dưỡng đội ngũ chỉ huy đội; thường xuyên bồi dưỡng về
Đoàn cho đội viên; làm tốt công tác giáo dục nhi đồng.
+ Đội củng cố và mở rộng đoàn kết hữu nghị, hợp tác, tích cực tham giao vào csac
hoạt động, phong trào thiếu nhi quốc tế.
3.2. Đối với nhà trường
- Đội Thiếu niên Tiền phong là một lực lượng giáo dục, cùng với Nhà trường thực
hiện mục tiêu Giáo dục – Đào tạo bồi dưỡng các em thành những con người phát triển
tồn diện.
- Đội là người hỗ trợ tích cực, là cầu nối giữa nhà trường và xã hội, là chỗ dựa đáng
tin cậy của tập thể giáo viên nhà trường, có được sự hỗ trợ tích cực từ phía nhà trường
để thực hiện tốt nội dung, mục tiêu giáo dục. Đội tổ chức thực hiện tất cả các chủ
trương của trường để khuyến khích tất cả học sinh tham gia.
3.3. Đối với xã hội
- Đội là lực lượng đông đảo trong xã hội, là lực lượng cách mạng tham gia tuyên
truyền, cổ động các chính sách, chủ trương của Đảng và Nhà nước, tham gia xây dựng
và quản lý xã hội bằng những việc làm phù hợp. Để hồn thành tốt vai trị này, Đội
khơng chỉ hoạt động trong trường học, ngồi giờ, mà cịn tăng cường hoạt động Đội ở

các địa bàn dân cư.
3.4. Đối với Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam
- Đội là lực lượng dự bị chiến lược của Đảng, là một trong những lực lượng tạo nên
những mắt xích quan trọng trong hệ thống chính trị: Đội, Đồn và Đảng. Đội và Nhà
12


13

trường cùng thực hiện mục tiêu, nguyên lí giáo dục của Đảng. Để thực hiện tốt vai trị
này, cơng tác xây dựng Đội và giáo dục thiếu nhi phải đảm bảo sự lãnh đạo của cấp ủy
Đảng.
- Đội là lực lượng dự bị động viên trực tiếp, là nguồn bổ sung chủ yếu về số lượng
và chất lượng cho tổ chức Đồn. Về cơ bản, tất cả cơng tác Đội giúp trẻ em rèn luyện
và phấn đấu để chuẩn bị cho đội viên có đủ điều kiện tham gia vào Đồn TNCS Hồ Chí
Minh khi chúng lớn lên. Đó cũng là nhiệm vụ xây dựng Đồn TNCS Hồ Chí Minh
bằng con đường ngắn nhất, tốt đẹp nhất: công cuộc xây dựng Đồn Thanh niên Cộng
sản Hồ Chí Minh bắt đầu từ việc xây dựng Đội Thanh niên Tiền phong Hồ Chí Minh.

13


14

LỜI KẾT
Trong “Bản Di Chúc” lịch sử của mình, Bác Hồ cũng đã hai lần nhắc đến các cháu
nhi đồng, và Người đã dành mn vàn tình thương u của mình cho các cháu nhi
đồng Việt Nam và nhi đồng quốc tế. Tấm lòng của Bác Hồ đối với thiếu nhi Việt Nam
ví như trời biển. Nỗi thương nhớ của Bác đối với các cháu không bao giờ vơi cạn. Cho
đến ngày Bác phải đi xa, trong Di chúc của mình, Bác cịn gửi gắm: “Cuối cùng, tơi để

lại mn vàn tình thương yêu cho các cháu thiếu niên và nhi đồng...”.
Kế thừa tinh thần ấy, Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh vẫn ln được Đảng
và Nhà nước, các đoàn thể và toàn xã hội quan tâm bảo vệ, chăm sóc và giáo dục, đã
được thể hiện bằng những điều được quy định trong Công ước của Liên Hợp Quốc về
quyền trẻ em, Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.
Đội ngũ phụ trách thiếu nhi, cán bộ Đội được tăng cường, chất lượng nội dung sinh
hoạt Sao nhi đồng được cải tiến, nội dung sinh hoạt Đội được đổi mới từng bước phù
hợp với nhu cầu của thiếu nhi. Hoạt động Đội trong nhà trường từng bước được củng
cố và nâng cao, hoạt động thiếu nhi ở địa bàn dân cư được đẩy mạnh và nhân rộng,
cơng tác Sao nhi đồng có những bước phát triển, cơng tác bồi dưỡng đội viên lớn lên
Đồn có nhiều chuyển biến tích cực. Nhiều phong trào, hoạt động mới đã tạo ra hiệu
quả xã hội thiết thực của thiếu nhi tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Thực hiện
nhiệm vụ của mình đối với xã hội, với Đảng và Nhà nước, phát huy truyền thống vẻ
vang trong hơn 80 năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự dìu dắt của Đồn và sự
chăm lo của tồn xã hội, Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, thiếu niên, nhi đồng
Việt Nam sẽ ra sức học tập và rèn luyện, sáng tạo không ngừng để biến những khó
khăn, thách thức thành cơ hội để tiếp bước cha anh rèn đức, luyện tài, xây dựng tổ chức
Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh ngày càng vững mạnh, góp sức nhỏ bé của
mình trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa ngày
càng giàu đẹp, phồn vinh.
Đội viên, thiếu niên, nhi đồng Việt Nam hơm nay nguyện:
“Vì Tổ quốc xã hội chủ nghĩa,
Vì lý tưởng của Bác Hồ vĩ đại,
Sẵn sàng!”.

14


15


C. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hồ Chí Minh, Tồn tập, Tập 4, 6, 7, 9, 10, 12, 13, Nhà xuất bản Chính trị quốc
gia - Sự thật.
2. Hội đồng Trung ương Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh, Lịch sử Đội
Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh và phong trào thiếu nhi, Nhà xuất bản Thanh niên.
3. Nguyễn Bảo Minh, Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục thiếu niên, nhi đồng.
4. Nguyen Oanh, Ngày Thành Lập Đội Thiếu Niên Tiền Phong Hồ Chí Minh Ngày
Nào?

15



×