Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Những đóng góp của kinh tế tư nhân vào sự phát triển kinh tế nước ta trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (345.94 KB, 9 trang )

LÝ LUẬN CHUNG VỀ KINH TẾ TƯ NHÂN Ở VIỆT NAM

162

NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA KINH TẾ TƯ NHÂN
VÀO SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ NƯỚC TA
TRONG THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI
ThS. Hà Thị Liên
Trường Đại học Thủy Lợi

Tóm tắt: Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, phát triển kinh tế được Đảng Cộng
sản Việt Nam xác định là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất. Từ thực tiễn đất
nước, Đảng chủ trương phát triển nhiều thành phần kinh tế, nhiều hình thức sở hữu, nhằm
khai thác mọi tiềm năng, nguồn lực để phát triển. Mỗi thành phần kinh tế có vai trị, vị trí
khác nhau, nhưng đều đã và đang đóng góp quan trọng vào sự phát triển của nền kinh tế
nước ta, trong đó đặc biệt là kinh tế tư nhân. Bài báo trên cơ sở làm rõ mục tiêu, nhiệm vụ
phát triển kinh tế của nước ta trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội nói chung, từ đó
làm rõ những nhận thức của Đảng về vị trí, vai trị của kinh tế tư nhân, cũng như những
đóng góp của nó đối với sự phát triển của nền kinh tế nước ta trong thời kỳ quá độ lên chủ
nghĩa xã hội.
Từ khóa: Kinh tế tư nhân;Đóng góp của kinh tế tư nhân; Kinh tế tư nhân trong thời kỳ quá độ.
THE CONTRIBUTION OF PRIVATE ECONOMY TO THE DEVELOPMENT OF
NATIONAL ECONOMY IN THE TRANSITIONAL PERIOD TO SOCIALISM
Abstract: In the transitional period to socialism, Communist Party of Vietnam identified that the
development of the economy was one of the most important missions. Based on the practical
situation of the country. Communist Party decided to develop many economic sectors and many
kinds of ownership to exploit all potential and resources for development. Although each
economic sector has its role and position, they all continuously contribute to our national
economy and especially is the private economy. This article clarifies the goal and the mission of
economic development in the transitional period, show Communist Party the important position
of private economy and its contribution to the development of our economy in the transitional


period to socialism.
Keywords: Private economy, The contribution of private economy, Private economy in the
period of transition
1. ĐẶT VẤN ĐỀ

Xây dựng nền tảng kinh tế, cơ sở vật chất kỹ thuật là nhiệm vụ quan trọng của Đảng,
của nhân dân ta trên con đường đi lên chủ nghĩa xã hội. Xuất phát từ điều kiện thực tiễn
đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, Đảng xác định: phải phát triển nền
kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của N hà


PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÂN Ở HẢI PHÒNG - VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

163

nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, nay gọi là kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa, trong nền kinh tế nhiều thành phần, kinh tế tư nhân được xác định là một bộ
phận quan trọng, là động lực phát triển kinh tế. Thực tiễn thời kỳ đổi mới cho thấy, khu
vực kinh tế tư nhân đã có những đóng góp to lớn vào sự tăng trưởng của nền kinh tế, góp
phần giải quyết các vấn đề cấp bách của xã hội như: việc làm, cải thiện điều kiện sống
nhân dân, tăng thu ngân sách nhà nước... Đặc biệt, trong xu thế tồn cầu hóa và hội nhập
kinh tế quốc tế hiện nay, nước ta đang đứng trước nhiều cơ hội, thuận lợi để phát triển kinh
tế, nhưng bên cạnh đó chúng ta cũng đang phải đối mặt với những khó khăn, thách thức
nhất định, yêu cầu Đảng, nhân dân ta phải thận trọng từng bước.Ở đó, khu vực kinh tế tư
nhân cần được nhận thức đúng đắn, được tạo các điều kiện để phát triển hơn nữa, xứng
đáng với vai trò là một động lực quan trọng trong phát triển kinh tế đất nước thời kỳ quá
độ lên chủ nghĩa xã hội.
2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

2.1. Mục tiêu phát triển kinh tế trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta

N gay từ những ngày đầu quá độ lên chủ nghĩa xã hội, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã
xác định:đây là một q trình khó khăn và phức tạp, “tiến lên chủ nghĩa xã hội, không
thể một sớm một chiều”, mà cần thực hiện từng bước, thận trọng trên tất cả các lĩnh
vực, đặc biệt, cần tạo dựng được nền tảng kinh tế vững chắc từng bước đưa đất nước
tiến lên. Vì thế, trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng ta luôn đưa ra những chỉ đạo
mang tính chiến lược nhằm thực hiện các mục tiêu kinh tế. Tại Đại hội đại biểu toàn
quốc lần thứ VI (12/1986), Đảng chỉ rõ: Mục tiêu tổng quát trong chặng đường đầu tiên
của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là: ổn định mọi mặt tình hình kinh tế - xã hội,
tiếp tục xây dựng những tiền đề cần thiết cho việc đNy mạnh công nghiệp hoá xã hội
chủ nghĩa trong chặng đường tiếp theo. Cùng với đó, Đảng ta đưa ra mục tiêu cụ thểvề:
sản xuất đủ tiêu dùng và hàng xuất khNu, tạo ra một cơ cấu kinh tế hợp lý nhằm phát
triển sản xuất; xây dựng và hoàn thiện một bước quan hệ sản xuất mới(1)... Từ việc nhìn
nhận lại tính chất và đặc điểm của thời kỳ quá độ, đánh giá đúng những thành quả và
hạn chế trong thời gian thực hiện N ghị quyết Đại hội VI, Đại hội VII (1991) đã thông
qua Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, đưa đất
nước bước sang giai đoạn phát triển mới. Một lần nữa, Cương lĩnh chỉ rõ: phải xây
dựng xong về cơ bản những cơ sở kinh tế của chủ nghĩa xã hội, thực hiện chiến lược ổn
định kinh tếvới mục tiêu tổng quát: từng bước đưa nước ta ra khỏi khủng hoảng, ổn
định tình hình kinh tế - xã hội, phấn đấu vượt qua tình trạng nước nghèo và kém phát
triển, cải thiện đời sống của nhân dân(2).
Sau mười năm thực hiện đường lối đổi mới, trên cơ sở những thành tựu đạt được
trên phương diện kinh tế, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII (1996) của Đảng tiếp
(1) Trần Doãn Tiến (2017), Hệ thống tư liệu văn kiện Đảng (VI,VII,VIII,IX,X,XI,XII), truy cập ngày 22-82019, từ />(2) Trần Doãn Tiến (2017), Hệ thống tư liệu văn kiện Đảng (VI,VII,VIII,IX,X,XI,XII), truy cập ngày 22-82019, từ />

164

LÝ LUẬN CHUNG VỀ KINH TẾ TƯ NHÂN Ở VIỆT NAM

tục đưa ra chiến lược phát triển kinh tế - xã hội (1996 - 2000) với nhiệm vụ tổng quát
là: ĐNy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hố đất nước; phát triển nền kinh tế nhiều

thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của N hà nước theo định
hướng xã hội chủ nghĩa; phấn đấu đạt và vượt mục tiêu đề ra trong chiến lược ổn định
và phát triển kinh tế- xã hội đến năm 2000 là tăng trưởng kinh tế nhanh, hiệu quả cao
và bền vững(1). Qua 5 năm thực hiện N ghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
VIII, Đại hội IX (2001) của Đảng khẳng định mục tiêu: phải đưa nước ta ra khỏi tình
trạng kém phát triển; nâng cao rõ rệt đời sống vật chất, văn hoá, tinh thần của nhân
dân; tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp
theo hướng hiện đại; xây dựng tiềm lực kinh tế, cơ sở vật chất - kỹ thuật đáp ứng yêu
cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá...Thời kỳ này mục tiêu chủ yếu phát triển kinh tế
hướng vào xây dựng, kiến thiết kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội hiện đại, phát triển công
nghiệp sản xuất tư liệu sản xuất quan trọng, cơng nghiệp cơng nghệ cao, cơng nghiệp
quốc phịng, phát triển nền nơng nghiệp hàng hố lớn và các dịch vụ cơ bản(2). Đến Đại
hội đại biểu toàn quốc lần thứ X (2006), Đảng ta mạnh dạn đưa ra mục tiêu tổng quát:
ĐNy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát
triển,cải thiện rõ rệt đời sống vật chất, văn hoá và tinh thần của nhân dân, tạo nền tảng
để đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm
2020(3). Mục tiêu này được Đại hội lần thứ XI (2011)của Đảng tiếp tục khẳng định
lại.Với nhiệm vụ phải bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, phấn đấu tăng trưởng kinh tế cao
hơn 5 năm trước, Đại hội XII (2016) của Đảng xác định: đổi mới mơ hình tăng trưởng,
cơ cấu lại nền kinh tế; đNy mạnh cơng nghiệp hố, hiện đại hố, chú trọng cơng nghiệp
hố, hiện đại hố nơng nghiệp, nơng thơn gắn với xây dựng nông thôn mới; phát triển
kinh tế tri thức, nâng cao trình độ khoa học, cơng nghệ của các ngành, lĩnh vực; nâng
cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế; xây dựng nền kinh
tế độc lập, tự chủ, phát triển nhanh, bền vững(4)...
Từ mục tiêu phát triển kinh tế qua các kỳ Đại hội của Đảng cho thấy, Đảng ta luôn
kiên định con đường đi lên chủ nghĩa xã hội và phát triển mạnh kinh tế là điều kiện quan
trọng để thực hiện thắng lợi con đường cách mạng đó. Lộ trình hơn 30 xây dựng, phát triển
kinh tế - xã hội, Đảng đã từng bước hoàn thiện, bổ sung về lý luận và thực tiễn phát triển
kinh tế, tạo bước đệm cho xây dựng chủ nghĩa xã hội ở giai đoạn sau. Có thể khái quát: mục
tiêu kinh tế trong thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội là phải đảm bảo sự tăng trưởng kinh

tế cao, hiệu quả, bền vững; tạo dựng nền tảng để đNy nhanh quá trình cơng nghiệp hóa, hiện
(1) Trần Dỗn Tiến (2017), Hệ thống tư liệu văn kiện Đảng (VI,VII,VIII,IX,X,XI,XII), truy cập ngày 22-82019, từ />(2) Trần Doãn Tiến (2017), Hệ thống tư liệu văn kiện Đảng (VI,VII,VIII,IX,X,XI,XII), truy cập ngày 22-82019, từ />(3) Trần Doãn Tiến (2017), Hệ thống tư liệu văn kiện Đảng (VI,VII,VIII,IX,X,XI,XII), truy cập ngày 22-82019, từ />(4) Trần Doãn Tiến (2017), Hệ thống tư liệu văn kiện Đảng (VI,VII,VIII,IX,X,XI,XII), truy cập ngày 22-82019, từ />

PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÂN Ở HẢI PHÒNG - VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

165

đại hóa; sớm đưa nước ta trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại, đời sống vật
chất và tình thần của nhân dân không ngừng được nâng cao... Và để đạt được các mục tiêu
kinh tế đó, Đảng cần phải phát huy tối đa mọi nguồn lực, mọi tiềm năng trong các thành
phần kinh tế để phát triển, đặc biệt kinh tế tư nhân.
2.2. Nhận thức của Đảng về kinh tế tư nhân và vị trí, vai trị của kinh tế tư nhân
trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội
Trong quá trình lãnh đạo xây dựng, phát triển kinh tế, Đảng ta đã có những nhận
thức sâu sắc về vị trí, vai trị của kinh tế tư nhân. Qua các kỳ đại hội, nhận thức của Đảng
về kinh tế tư nhân từng bước được hoàn thiện. Đảng thấy được sự cần thiết phải phát huy
thế mạnh của kinh tế tư nhân vào việc thực hiện các mục tiêu kinh tế của nước ta trong
thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Điều đó thể hiện như sau:
Tại Đại hội VI (1986), kinh tế tư nhân lần đầu tiên được công nhận là một bộ phận
trong nền kinh tế nhiều thành phần ở nước ta. Kinh tế tư nhân được phát triển không hạn
chế địa bàn, quy mô, trong các ngành nghề mà pháp luật khơng cấm. Cùng với đó, N ghị
quyết 10 (năm 1988) của Bộ Chính trị cũng đã xác định hộ nông dân là đơn vị kinh tế tự
chủ, từ đó đổi mới cơ bản cách thức quản lý hợp tác xã nông nghiệp, tạo động lực cho kinh
tế tư nhân trong nông nghiệp hồi phục và phát triển, bước đầu chuyển sang sản xuất hàng
hóa. Đây có thể nói là bước khởi đầu cho nhận thức đối với kinh tế tư nhân nước ta, mở
đường cho những bước đột phá trong nhận thức sau này.
Đại hội VII (1991) và đặc biệt N ghị quyết Hội nghị Trung ương 2 khóa VII, khẳng
định phải coi trọng và khuyến khích phát triển kinh tế tư nhân, cần “Bổ sung, sửa đổi thể
chế nhằm đảm bảo cho kinh tế tư nhân được phát huy không hạn chế về quy mô và địa bàn
hoạt động trong những lĩnh vực mà pháp luật khơng cấm; được tự do lựa chọn hình thức

kinh doanh, kể cả liên doanh với nước ngoài theo những điều kiện do luật định”(1) N gay
sau đó, trong Hiến pháp năm 1992 đã có sự thay đổi về điều khoản quy định đối với kinh
tế tư nhân thể hiện sự chuyển biến lớn về chất, thể chế hóa trong quản lý nền kinh tế của
N hà nước. Cụ thể, tại Điều 21 quy định: “Cho phép các công dân được tự do kinh doanh
theo pháp luật, không hạn chế về quy mô, vốn và số lao động sử dụng, hoạt động nhiều
ngành nghề có lợi cho quốc kế dân sinh”(2).
Đến Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII (1996), Đảng chủ trương “khuyến khích mọi
doanh nghiệp, cá nhân trong và ngoài nước khai thác các tiềm năng, ra sức đầu tư phát triển,
yên tâm làm ăn lâu dài, hợp pháp, có lợi cho quốc kế dân sinh, đối xử bình đẳng với mọi thành
phần kinh tế trước pháp luật, khơng phân biệt sở hữu và hình thức tổ chức kinh doanh”(3). Cùng
với khẳng định đối xử bình đẳng với mọi thành phần kinh tế, Đảng chỉ rõ: cần tạo điều kiện
kinh tế và pháp lý thuận lợi để các nhà kinh doanh tư nhân yên tâm đầu tư làm ăn lâu dài...
(1) Trần Doãn Tiến (2017), Hệ thống tư liệu văn kiện Đảng (VI,VII,VIII,IX,X,XI,XII), truy cập ngày 22-82019, từ />(2) Quốc hội (1992), Hiến pháp nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt N am, N hà xuất bản Chính trị quốc gia.
(3) Trần Dỗn Tiến (2017), Hệ thống tư liệu văn kiện Đảng (VI,VII,VIII,IX,X,XI,XII), truy cập ngày 22-82019, từ />

166

LÝ LUẬN CHUNG VỀ KINH TẾ TƯ NHÂN Ở VIỆT NAM

N ghị quyết Đại hội Đảng lần thứ IX (2001), bổ sung quan điểm: Coi kinh tế cá thể,
tiểu chủ cả ở nơng thơn và thành thị có vị trí quan trọng lâu dài. Và đến Hội nghi Trung
ương lần thứ năm khóa IX, kinh tế tư nhân được xác định là bộ phận cấu thành quan trọng
của nền kinh tế quốc dân, phát triển kinh tế tư nhân là vấn đề chiến lược lâu dài trong phát
triển kinh tế nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Cần “tạo môi
trường kinh doanh thuận lợi về chính sách, pháp lý để kinh tế tư bản tư nhân phát triển trên
những hướng ưu tiên của N hà nước, kể cả đầu tư ra nước ngoài; chuyển thành doanh
nghiệp cổ phần, bán cổ phần cho người lao động; liên doanh liên kết với nhau với kinh tế
tập thể và kinh tế nhà nước”(1).
Lần đầu tiên, vấn đề phát triển kinh tế tư nhân đã được đưa ra thảo luận trong một
chuyên đề riêng của Đảng và ra N ghị quyết tiếp tục đổi mới cơ chế, chính sách khuyến

khích, tạo điều kiện phát triển kinh tế tư nhân. Có thể nói, đây là một bước tiến đáng kể về
tư duy lý luận và quan điểm, đường lối kinh tế của Đảng ta, thể hiện tính nhất quán trong
đường lối đổi mới kinh tế thị, tạo động lực và sự yên tâm cho các doanh nhân và nhà đầu
tư được tự do kinh doanh theo pháp luật.
Tiếp đó, tại Đại hội X (2006), Đảng có những nhận thức mới về vai trò của kinh tế tư
nhân khi coi kinh tế tư nhân là bộ phận cấu thành không thể thiếu, có vị trí quan trọng đặc
biệt và ý nghĩa chiến lược trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Đồng
thời, Đảng khuyến khích thành phần kinh tế này phát triển mạnh mẽ hơn nữa trong những
năm tiếp theo của công cuộc đổi mới đất nước.
Cùng với đó, việc hồn thiện cơ chế, chính sách để phát triển mạnh kinh tế tư nhân
theo quy hoạch và quy định của pháp luật, thúc đNy hình thành các tập đồn kinh tế tư
nhân, khuyến khích tư nhân góp vốn vào các tập đồn kinh tế nhà nước là vấn đề Đảng rất
quan tâm. Thu hút đầu tư nước ngồi có cơng nghệ hiện đại, thân thiện mơi trường và tăng
cường sự liên kết với các doanh nghiệp trong nước. Thực hiện Chương trình quốc gia về
phát triển doanh nghiệp gắn với quá trình cơ cấu lại doanh nghiệp. Hỗ trợ phát triển mạnh
các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Tạo điều kiện để hình thành các doanh nghiệp lớn, có sức
cạnh tranh trên thị trường. Phát triển doanh nhân về số lượng và năng lực quản lý, đề cao
đạo đức và trách nhiệm xã hội. Hồn thiện khn khổ pháp luật để tăng cường sự gắn bó
giữa người sử dụng lao động và người lao động.
Đại hội XI (2011), của Đảng nhấn mạnh: kinh tế tư nhân phải trở thành một trong
những động lực của nền kinh tế. Quan niệm coi kinh tế tư nhân là “một trong những động
lực của nền kinh tế” trong hai kỳ Đại hội X và XI phản ánh bước tiến mới trong tư duy của
Đảng về vị trí, vai trị của kinh tế tư nhân trong sự phát triển của nền kinh tế nước ta.
Trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng
sâu rộng hiện nay, kinh tế tư nhân ngày càng chứng tỏ được sức mạnh, là một trong các
động lực phát triển đất nước. Do vậy, Đại hội XII (2016) khẳng định mạnh mẽ, dứt khoát
hơn khi coi kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng của nền kinh tế. Văn kiện Đại hội
(1) Trần Doãn Tiến (2017), Hệ thống tư liệu văn kiện Đảng (VI,VII,VIII,IX,X,XI,XII), truy cập ngày 22-82019, từ />

PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÂN Ở HẢI PHÒNG - VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN


167

XII nhấn mạnh: “Hoàn thiện cơ chế, chính sách khuyến khích, tạo thuận lợi phát triển
mạnh kinh tế tư nhân ở hầu hết các ngành và lĩnh vực kinh tế, trở thành một động lực quan
trọng của nền kinh tế. Hồn thiện chính sách hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa,
doanh nghiệp khởi nghiệp. Khuyến khích hình thành các tập đồn kinh tế tư nhân đa sở
hữu và tư nhân góp vốn vào các tập đoàn kinh tế nhà nước”(1). Với phương châm phát triển
mạnh khu vực kinh tế tư nhân Việt N am cả về số lượng, chất lượng, thực sự là một động
lực quan trọng trong phát triển kinh tế, Đảng đã đưa ra những cơ chế, chính sách mới, phù
hợp hơn và mang tính đột phá nhằm làm cho kinh tế tư nhân trở thành một khu vực kinh tế
năng động, sáng tạo với năng lực cạnh tranh và tác động lan tỏa cao tới các khu vực kinh
tế khác, và tới toàn bộ nền kinh tế.
N hư vậy, trong q trình đổi mới, cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Đảng ta
đã có những nhận thức sâu sắc về sự tồn tại của kinh tế tư nhân, từng bước cơng khai thừa
nhận những đóng góp của thành phần kinh tế này đối với việc thực hiện các mục tiêu kinh
tế trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Phát triển kinh tế tư nhân là một tất yếu trong
thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, tính tất yếu này xuất phát từ đặc điểm của nền kinh tế
quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta - nền kinh tế nhiều thành phần. Đây là một bước tiến
quan trọng trong việc đổi mới tư duy kinh tế của Đảng về mặt lý luận cũng như thực tiễn.
2.3. Đóng góp của kinh tế tư nhân đối với sự phát triển nền kinh tế nước ta trong thời
kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội dưới sự lãnh đạo của Đảng
Với những thay đổi về nhận thức của Đảng đối với kinh tế tư nhân trong thời kỳ quá
độ lên chủ nghĩa xã hội, khu vực kinh tế này ngày càng được quan tâm, đầu tư phát triển
và đã có nhiều đóng góp vào sự lớn mạnh của nền kinh tế nước ta.
Theo Báo cáo Phịng Thương mại Cơng nghiệp Việt N am, ở nước ta trước năm 2000
có 15.000 doanh nghiệp dân doanh. Cuối năm 2016, số lượng doanh nghiệp dân doanh
đang hoạt động đã tăng lên tới 479.000, với số vốn đầu tư và việc làm cũng tăng tương
ứng. Cũng theo Tổng cục Thống kê, số lượng doanh nghiệp thành lập mới, trong hai năm
2017 - 2018 có 258.134 doanh nghiệp, số lượng doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động quay

trở lại hoạt động tăng lên nhờ môi trường kinh doanh được cải thiện, N hà nước có các
chính sách hỗ trợ, phát triển doanh nghiệp. Số lượng doanh nghiệp gia tăng mạnh từ
655.000 năm 2017 lên 730.000 vào năm 2018 và đạt 743.409 vào cuối quý I năm 2019.
Trong đó, phong trào khởi nghiệp nở rộ, với khoảng 3.000 doanh nghiệp khởi nghiệp sáng
tạo vào năm 2018. Tổng vốn đăng ký mới tăng từ 1.295.911 tỷ đồng vào năm 2017 lên
1.478.100 tỷ đồng vào năm 2018(2).
Với sự ra đời của các doanh nghiệp tư nhân trong những năm gần, nền kinh tế nước
tađã có những chuyển biến tích cực. Cụ thể như sau:
(1) Đảng Cộng sản Việt N am (2016), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, N hà xuất bản Chính
trị quốc gia, Hà N ội.
(2) N guyễn Văn Bình (2019), Ðể kinh tế tư nhân thực sự trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế
thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, truy cập ngày 23-8-2019,
từ />

168

LÝ LUẬN CHUNG VỀ KINH TẾ TƯ NHÂN Ở VIỆT NAM

Thứ nhất, khu vực kinh tế tư nhân đóng góp vào GDP tăng hàng năm với những con
số đáng kinh ngạc. N ăm 1995, đóng góp của kinh tế tư nhân vào GDP là 6,3% nhưng đến
năm 2004 tăng lên 15,2%. Theo tổng cục thống kê, giai đoạn 2015-2016, khu vực kinh tế
tư nhân đã đóng góp khoảng 38.6% GDP, chiếm 30% tổng sản lượng công nghiệp, gần
80% tổng mức lưu chuyển hàng hóa bán lẻ và dịch vụ, khoảng 64% tổng số lượng hàng
hóa. Đến năm 2018, ước tính kinh tế tư nhân đã đóng góp 42,1% GDP của nền kinh tế và
đang có dấu hiệu tăng lên năm 2019(1).
Xét theo tốc độ tăng trưởng kép hàng năm về doanh thu cụ thể từ năm 2012-2015,
khối doanh nghiệp tư nhân đạt mức trung bình 21.35%/năm, vượt trội so với 8.5%/năm
của khối doanh nghiệp nhà nước và gần 10.7%/năm của doanh nghiệp FDI. Với đà tăng
trưởng này, khối doanh nghiệp tư nhân lớn của Việt N am chiếm khoảng 40% lượng lao
động, 24% tổng doanh thu, 22% lợi nhuận sau thuế, 35% tổng tài sản của các doanh

nghiệp trong tốp 100 doanh nghiệp gia đình lớn nhất Việt N am, đóng góp ¼ GDP cả nước.
N ăm 2017, tổng doanh thu thuần của toàn bộ doanh nghiệp đang hoạt động trên cả nước
đạt hơn 20,6 triệu tỷ đồng, tăng 18,5% so với năm 2016, trong đó doanh nghiệp tư nhân
chiếm 11.7 tỷ đồng, chiếm hơn 50% tổng doanh thu. N hư vậy, kinh tế tư nhân trong thời
gian qua tăng trưởng ấn tượng cả về số vốn và đầu tư, môi trường kinh doanh và năng lực
cạnh tranh được cải thiện đáng kể.
Thứ hai, kinh tế tư nhân góp phần to lớn vào việc giải quyết vấn đề việc làm, thực
hiện mục tiêu xóa giảm nghèo, cải thiện điều kiện sống nhân dân.
Thực tiễn chứng minh, kinh tế tư nhân góp phần quan trọng vào cơng tác xóa
đói giảm nghèo cho hàng triệu người thốt nghèo trong vịng một, hai thập kỷ qua. Tỷ
lệ đói nghèo giảm xuống cịn xấp xỉ 7%, tỷ lệ thất nghiệp trong hai năm 2016-2017
giảm. Cụ thể, tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động (%) quý 4 2016-2017 giảm từ
2.31 xuống 2.19; tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị (%) giảm từ 3.24 xuống 3.11; tỷ
lệ thất nghiệp của thanh niên (15 - 24 tuổi) (%) giảm từ 7.28 xuống 7.07. Điều này
một phần là nhờ hàng triệu việc làm đã được tạo ra bởi khu vực kinh tế tư nhân( 2).
Các doanh nghiệp thuộc khu vực tư nhân trong nước đã tạo ra 5,98 triệu việc làm
trong năm 2010, và con số này đã tăng lên tới 7,7 triệu người vào năm 2015. Với một xu
thế tương tự, số việc làm được tạo ra bởi các doanh nghiệp FDI tăng từ 2,1 triệu vào năm
2010 lên đến 3,77 triệu vào năm 2015. Việc làm tạo ra bởi các hộ kinh doanh cũng tăng từ
7,4 triệu lên 7,89 triệu vào năm 2015 (tổng cộng, 19,47 triệu người lao động đang làm việc
trong khu vực kinh tế tư nhân), giúp đời sống của người lao động được ổn định. N ăm
2017, thu nhập bình quân lao động là 8.2 triệu đồng/tháng. N ăm 2018, số lao động đang
làm việc trong khu vực kinh tế tư nhân chiếm 83,3% tổng số lao động đang làm việc của
cả nước, tương đương gần 45,2 triệu người(3).
(1). Tri N hân (2019), Kinh tế tư nhân đang phát triển rất tốt, truy cập ngày 10-6-2019, truy cập ngày 10-8-2019,
từ />(2) Bộ Lao động Thương binh và Xã hội (2017), Bản tin cập nhật thị trường lao động Việt N am Số 16, quý IV.
(3) Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2019), Sách trắng doanh nghiệp Việt Nam, N hà xuất bản Thống kê.


PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÂN Ở HẢI PHÒNG - VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN


169

Thứ ba, kinh tế tư nhân đóng góp vào sự mở rộng của phạm vi che phủ của bảo hiểm
xã hội và các chương trình an sinh xã hội. Sự lớn mạnh của kinh tế tư nhân góp phần quan
trọng vào việc xây dựng xã hội Việt N am dân giàu, nước mạnh, dân chủ, cơng bằng, văn
mình. Với những đóng góp đáng kể vào ngân sách nhà nước trong thời gian qua, kinh tế tư
nhân đã góp phần quan trọng vào việc thực hiện các chương trình an sinh xã hội, chỉ trả
bảo hiểm xã hội cho lực lượng lớn lao động.
Để kinh tế tư nhân phát huy mạnh mẽ vai trò động lực quan trọng vào sự phát triển
kinh tế - xã hội đất nước trong thời gian tới, Đảng, N hà nước cần tiếp tục xây dựng, hoàn
thiện khung pháp lý, tạo môi trường, điều kiện thuận lợi cho kinh tế tư nhân phát triển.
Tăng cường nâng cao năng lực xây dựng và tổ chức thực hiện có hiệu quả chính sách, tạo
môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi, an toàn cho kinh tế tư nhân phát triển mạnh, đúng
định hướng. Có chính sách khuyến khích, hỗ trợ kinh tế tư nhân đổi mới sáng tạo, hiện đại
hóa cơng nghệ... Bên cạnh đó, bản thân khu vực kinh tế tư nhân cần tự hoạch định phương
hướng, chiến lược, kế hoạch phát triển bền vững nhằm không ngừng nâng cao năng suất.
Xây dựng được các doanh nghiệp lớn có tầm ảnh hưởng quốc gia, khu vực và thế giới
tương ứng với từng ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh. Phát triển kinh tế gắn liền với bảo vệ
an ninh quốc gia, bảo vệ môi trường sinh thái...
3. KẾT LUẬN

N ước ta bước vào thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội trong điều kiện của một
nền sản xuất nhỏ, với sự tồn tại của nhiều thành phần kinh tế. Dưới sự lãnh đạo của
Đảng, cùng với sự nỗ lực của mọi thành phần kinh tế, trong đó có kinh tế tư nhân, nền
kinh tế nước ta có bước phát triển mới. Đất nước từng bước ra khỏi tình trạng kém phát
triển, trở thành nước đang phát triển có thu nhập trung bình, sự nghiệp cơng nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước đang được đNy mạnh. N hững kết quả đạt được nêu trên một
phần là do Đảng Cộng sản Việt N am đã nhận thức đúng đắn vị trí, vai trị của kinh tế tư
nhân, đã có những đổi mới trong tư duy, nhận thức, lãnh đạo, chỉ đạo kịp thời, tạo điều

kiện cho kinh tế tư nhân phát triển hướng vào thực hiện thắng lợi các mục tiêu kinh tế
của nước ta trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Với những đóng góp to lớn vào
việc giải quyết công ăn, việc làm, nâng cao thu nhập của người lao động; đóng góp lớn
vào mức tăng trưởng GDP và góp phần quan trọng vào độ bao phủ của bảo hiểm xã
hội, thực hiện các chương trình an sinh xã hội... kinh tế tư nhân ngày càng khẳng định
được vị trí, vai trị một động lực quan trọng trong phát triển kinh tế, góp phần thiết thực
vào sự phát triển bền vững đất nước. Do đó, kinh tế tư nhân cần được tiếp tục quan
tâm, tạo điều kiện hơn nữa trong thời gian tới.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2019), Sách trắng doanh nghiệp Việt Nam, N hà xuất bản Thống kê.
2. Bộ Lao động Thương binh và Xã hội (2017), Bản tin cập nhật thị trường lao động Việt Nam Số
16, quý IV.


170

LÝ LUẬN CHUNG VỀ KINH TẾ TƯ NHÂN Ở VIỆT NAM

3. N guyễn Văn Bình (2019), Ðể kinh tế tư nhân thực sự trở thành một động lực quan trọng của nền
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, truy cập ngày 23-9-2019, từ
/>4. Đảng Cộng sản Việt N am (1991), Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ
nghĩa xã hội, N hà xuất bản Sự thật, Hà N ội.
5. Đảng Cộng sản Việt N am (2016), Văn kiện Đại hội đại biểu tồn quốc lần thứ XII, N hà xuất bản
Chính trị quốc gia, Hà N ội.
6. Tri N hân (2019), Kinh tế tư nhân đang phát triển rất tốt, truy cập ngày 10-6-2019, từ
/>7. Quốc hội (1992), Hiến pháp nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, N hà xuất bản Chính trị
quốc gia, Hà N ội.
8. Trần Dỗn Tiến (2017), Hệ thống tư liệu văn kiện Đảng (VI,VII,VIII,IX,X,XI,XII), truy cập ngày 228-2019, từ />9. Hồ Văn Vĩnh, N guyễn Đình Khánh (2003), Kinh tế tư nhân và quản lý nhà nước đối với kinh tế tư
nhân ở nước ta hiện nay, N hà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà N ội.




×