Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

Nhìn lại khu vực kinh tế tư nhân Việt Nam và một số kinh nghiệm cho phát triển kinh tế tư nhân tại Hải Phòng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (329.83 KB, 12 trang )

PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÅN Ở HÂI PHÒNG - VÇN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

391

NHÌN LÄI KHU VỰC KINH TẾ TƯ NHÂN VIỆT NAM VÀ MỘT SỐ
KINH NGHIỆM CHO PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÂN TÄI HÂI PHÒNG
ThS. Nguyễn Thu Hà
Khoa Lý luận chính trị,
Trường Đại học Hải Phịng

Tóm tắt: Trong những năm thực hiện đường lối đổi mới, với chủ trương phát triển nền kinh tế
nhiều thành phần trong đó có kinh tế tư nhân, đất nước ta đã đạt được sự tăng trưởng kinh tế
vượt bậc. Các doanh nghiệp tư nhân không chỉ gia tăng về số lượng, năng suất, năng lực cạnh
tranh, trình độ khoa học kỹ thuật, mà cịn góp phần khơng nhỏ vào việc tạo việc làm, giảm tỷ
lệ thất nghiệp, nâng cao đời sống nhân dân, tiến bộ trong bình đẳng giới… Tuy nhiên, sự phát
triển thiếu đồng bộ, rào cản trong chính sách đã phần nào kìm hãm sự phát triển của kinh tế
tư nhân nói chung và các doanh nghiệp tư nhân Hải Phịng nói riêng. Hải Phịng cần có
những giải pháp để kinh tế tư nhân thực sự trở thành một động lực quan trọng của thành phố,
góp phần đưa kinh tế - xã hội thành phố phát triển nhanh, bền vững.
Từ khóa: kinh tế tư nhân, doanh nghiệp tư nhân, Hải Phòng, Nghị quyết 45-NQ/TW
LOOKING BACK ON THE DEVELOPMENT OF THE PRIVATE SECTOR
IN VIETNAM AND SOME EXPERIENCES FOR PRIVATE BUSINESSES
IN HAI PHONG
Abstract: In the years of implementing the renovation policy, with the policy of developing
a multi-sector economy including the private economy, our country has achieved
remarkable economic growth. Private enterprises not only increased in number,
productivity, competitiveness, scientific and technical qualifications, but also contributed
significantly to creating jobs, reducing unemployment, improving living standards. People,
progress in gender equality ... However, the lack of synchronous development and policy
barriers have somewhat constrained the development of the private economy in general
and Hai Phong's private enterprises in particular. Hai Phong needs solutions for the


private economy to become an important driving force of the city, contributing to the city's
socio-economic development quickly and sustainably.
Keywords: private economy, private enterprise, Hai Phong, Resolution 45-NQ/TW
1. ĐẶT VÇN ĐỀ

Năm 2017, Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XII
ban hành, đã khẳng định tầm quan trọng của việc thúc đẩy phát triển khu vực kinh tế tư nhân
trở thành một động lực của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.


KINH TẾ TƯ NHÅN Ở HÂI PHÒNG - THỰC TRÄNG VÀ GIÂI PHÁP

392

Với Hải Phòng, Nghị quyết 45-NQ/TW của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển thành phố
đến năm 2030, tầm nhìn 2045 đã đặt ra nhiệm vụ “chú trọng phát triển kinh tế tư nhân, tạo
điều kiện thuận lợi để kinh tế tư nhân thực sự trở thành một động lực quan trọng, tạo đột phá
trong phát triển kinh tế - xã hội của thành phố, đặc biệt là trong các ngành kinh tế mũi nhọn,
có lợi thế”1. Từ thực tiễn khu vực kinh tế tư nhân của cả nước, Hải Phịng có thể tận dụng
những kinh nghiệm gì để phát triển xứng với tiểm năng và đạt được mục tiêu đã đề ra?
2. NỘI DUNG

2.1. Sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhân tại Việt Nam từ năm 1986 đến nay
Kinh tế tư nhân là khu vực kinh tế dựa trên hình thức sở hữu tư nhân về tư liệu sản
xuất, bao gồm kinh tế cá thể, tiểu chủ và kinh tế tư bản tư nhân. Trong giai đoạn kinh tế kế
hoạch hóa tập trung trước đây, doanh nghiệp tư nhân Việt Nam nói chung và doanh nghiệp
tư nhân Hải Phịng nói riêng đã phải trải qua nhiều khó khăn. Mặc dù khơng được chính
thức cơng nhận nhưng các doanh nghiệp tư nhân vẫn tồn tại, trở thành một bộ phận không
thể thiếu của cơ cấu kinh tế quốc dân. Từ sau chính sách “Đổi mới” được ban hành tại Đại
hội Đảng VI chính thức công nhận khu vực tư nhân là một bộ phận cấu thành của nền kinh

tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và của nền kinh tế nhiều thành phần; khu vực
kinh tế tư nhân của Việt Nam được mở rộng dần từng bước, khuôn khổ pháp lý cho khu
vực tư nhân ở nước ta liên tục được cải thiện. Đặc biệt, đến Đại hội XII, Đảng ta chính
thức khẳng định: “kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng của nền kinh tế”. Hội nghị
lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII (tháng 6/2017) đã ban hành Nghị
quyết số 10-NQ/TW về “phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của
nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”. Tiếp đó, tháng 10/2017, Chính phủ
đã ban hành Nghị quyết 98-NQ/CP về Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 10
trong đó yêu cầu các Bộ, Ngành, địa phương và đội ngũ cán bộ các cấp phải kề vai, sát
cánh, quyết tâm đồng hành cùng doanh nghiệp tư nhân, tháo gỡ kịp thời các khó khăn,
vướng mắc, tạo điều kiện, thúc đẩy kinh tế tư nhân phát triển. Những thay đổi trong chính
sách và tư duy của Đảng đã được hiện thực hóa thơng qua các chính sách, luật, quy định và
biện pháp khác nhau của Chính phủ, nhằm phát triển khu vực tư nhân nói chung và các
doanh nghiệp tư nhân nói riêng ở Việt Nam. Chính vì vậy, kinh tế tư nhân đã có những
đóng góp khơng nhỏ cho sự phát triển của đất nước những năm gần đây.
2.1.1. Khu vực kinh tế tư nhân là nhân tố đóng góp quan trọng cho sự phát triển kinh
tế và tiến bộ xã hội của Việt Nam trong những năm gần đây
- Về đóng góp cho tăng trưởng kinh tế
Trong giai đoạn 1986-1990, tăng trưởng kinh tế được duy trì ở mức 4,5%. Tốc độ
tăng trưởng kinh tế đạt 8,2% trong giai đoạn 1991-1995. Trong giai đoạn 2001-2005,
tốc độ tăng trưởng tuy chậm hơn nhưng vẫn đạt mức 7,34%, và 6,32% trong giai đoạn
2006-2010. Trong những năm gần đây, tốc độ tăng trưởng xoay quanh con số 7%. Quy
mô của nền kinh tế tăng gấp ba trong vòng ba thập kỷ, giúp Việt Nam chuyển từ một
trong những nước nghèo nhất châu Á trở thành một nền kinh tế có thu nhập trung bình


PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÅN Ở HÂI PHÒNG - VÇN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

393


vào năm 2010. Tỷ lệ nghèo đói giảm nhanh từ trên 50% vào đầu những năm 1990
xuống còn 8,4% vào năm 2016 (IMF 2004, ADB 2016). Trong năm 2016, khu vực kinh
tế tư nhân đã trở thành nhân tố quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế của Việt Nam;
Khu vực tư nhân trong nước chiếm 38,6% GDP; Các doanh nghiệp đóng góp khoảng
39 tỷ USD vào Ngân sách Nhà nước, chiếm 79,8% tổng thu ngân sách. Tỷ trọng đóng
góp của các doanh nghiệp tư nhân trong nước trong tổng thu Ngân sách Nhà nước tăng
từ 11,9% năm 2010 lên 14,3% năm 2016, tức là từ khoảng 3 tỷ USD đến 7 tỷ USD mỗi
năm. Khu vực tư nhân nước ngồi (FDI) đóng góp 18,95% GDP 2. Như vậy, khu vực tư
nhân đang dần khẳng định vị thế là động lực chính cho những kết quả tăng trưởng kinh
tế đáng khích lệ của Việt Nam.(1)
Đối với Hải Phòng, sớm ý thức được lợi thế của thành phố cảng biển, đồng thời nhận
thức được vai trò của kinh tế tư nhân đối vơi sự phát triển chung của thành phố, Hải Phòng
đã liên tiếp đưa ra nhiều chủ trương, chính sách phát triển kinh tế tư nhân. Chính vì thế,
kinh tế tư nhân đã có những đóng góp khơng nhỏ cho tăng trưởng kinh tế thành phố.

Tính riêng năm 2017, số thu nội địa của Hải Phịng đạt gần 22 nghìn tỷ đồng, trong đó
các doanh nghiệp đóng góp gần 16 nghìn tỷ đồng, chiếm khoảng 73%; Có gần 700 doanh
nghiệp nộp ngân sách từ 1 tỷ đồng/năm trở lên. Trong đó, nổi bật nhất là Công ty TNHH sản
xuất và kinh doanh VINFAST dù mới đi vào hoạt động nhưng đã nộp ngân sách trên 1.200 tỷ
đồng (dự kiến khi ổn định sản xuất, năm 2021 sẽ đóng góp 11.500 tỷ đồng, và từ năm 2025 sẽ
đóng góp vượt ngưỡng 20.000 tỷ đồng cho ngân sách thành phố). Đồng thời, có 4 doanh
nghiệp nộp ngân sách trên 500 tỷ đồng là Tập đoàn Vingroup, Cty TNHH MTV Xăng dầu
(1) VCCI (2010-2016), “Báo cáo Thường Niên Doanh nghiệp Việt Nam”, NXB Chính trị Quốc gia.


KINH TẾ TƯ NHÅN Ở HÂI PHÒNG - THỰC TRÄNG VÀ GIÂI PHÁP

394

Khu vực 3, Cty TNHH MTV Hải Linh, Cty TNHH Thuốc lá Hải Phịng. Thành phố hiện nay

có 9 doanh nghiệp nằm trong top 500 doanh nghiệp lớn nhất cả nước.(1)
- Về sự gia tăng số lượng doanh nghiệp và tổng vốn của các doanh nghiệp tư nhân
Kể từ khi Luật Doanh nghiệp được ban hành vào năm 1999 đến nay, số lượng doanh
nghiệp tư nhân gia tăng mạnh mẽ. Năm 1999, chỉ có 14.500 doanh nghiệp tư nhân được
thành lập, thì đến cuối năm 2017, đã có hơn 1 triệu doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư
nhân được đăng ký. Bên cạnh các doanh nghiệp được đăng ký theo Luật Doanh nghiệp,
các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các hộ kinh doanh đã và đang trở thành một
bộ phận quan trọng của khu vực kinh tế tư nhân ở Việt Nam.
Trong vòng một thập kỷ, tổng vốn đầu tư của khu vực tư nhân trong nước đã tăng
gấp bốn lần từ 130.398 tỷ đồng vào năm 2005 lên 579.700 tỷ đồng (25,8 tỷ USD) vào năm
2016, chiếm 39% tổng vốn đầu tư của xã hội vào nền kinh tế. Đóng góp của khu vực
doanh nghiệp tư nhân trong nước vào tổng vốn của khu vực doanh nghiệp tăng từ 9,25%
năm 2000 lên 49,77% năm 2015. Tổng vốn của các doanh nghiệp tư nhân trong nước tăng
từ 98,3 nghìn tỷ đồng năm 2000 lên 11.020,9 nghìn tỷ năm 2015 2. Tại Hải Phịng, tổng
nguồn vốn của doanh nghiệp khu vực ngoài quốc doanh năm 2011 là 127.951 tỷ đồng,
năm 2018 là 379.717 tỷ đồng, tăng 196,77%. Các doanh nghiệp tư nhân đã và đang đóng
góp lớn cho việc huy động vốn và nguồn lực đang được người dân tích trữ vào các mục
đích sử dụng hiệu quả hơn và cho hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Bảng 1: Thống kê khu vực kinh tế tư nhân tại Hải Phòng năm 2011 và 2018
Năm

2011

2018

Tăng (%)

7.196

15.217


111,46

Tổng nguồn vốn của doanh nghiệp
khu vực ngoài quốc doanh (tỷ đồng)

127.951

379.717

196,77

Tỷ trọng đóng góp vào GRDP (%)

25,01

34,07

Tổng số lao động (người)

195.724

244.962

Thu nhập bình qn (triệu
đồng/người/tháng)

3,06

6,22


172.548

523.370

Số doanh nghiệp khu vực ngồi
quốc doanh

Doanh thu (tỷ đồng)

203,32

(Nguồn: Thống kê tình hình kinh tế - xã hội Hải Phòng sau 8 năm thực hiện
Cương lĩnh 2011 - Cục Thống kê Hải Phòng)
(1) Hải Phòng khen thưởng 100 doanh nghiệp xuất sắc, tiêu biểu, ngày 3/2/2018
(2) VCCI (2010-2016), “Báo cáo Thường Niên Doanh nghiệp Việt Nam”, NXB Chính trị Quốc gia.


PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÅN Ở HÂI PHÒNG - VÇN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

395

- Khu vực tư nhân đóng góp chính cho tạo việc làm, giảm nghèo, cải thiện điều kiện
sống, tăng trưởng bền vững và toàn diện ở Việt Nam.
Chỉ riêng các doanh nghiệp tư nhân trong nước và các doanh nghiệp vốn đầu tư nước
ngoài đã tạo ra 3,35 triệu việc làm mới trong giai đoạn 2010-2015, trung bình 557.000 việc
làm mới mỗi năm, 19,47 triệu lao động đang làm việc trong khu vực kinh tế tư nhân trong
năm 2015. Tỷ lệ đói nghèo được giảm xuống còn xấp xỉ 7%, tỷ lệ thất nghiệp ở mức thấp
là 2,28% vào năm 2017 (MOLISA và GSO, 2017). Các doanh nghiệp tư nhân đã vượt qua
khu vực doanh nghiệp nhà nước về phương diện tạo thu nhập cho người lao động. Bên

cạnh đó, các doanh nghiệp tư nhân trong nước còn tạo ra tổng thu nhập cho người lao động
đạt 550,7 nghìn tỷ đồng (24,5 tỷ USD) vào năm 2015. Việc làm do các doanh nghiệp khu
vực tư nhân tạo ra đã giúp hàng triệu người lao động dịch chuyển từ các cơng việc có thu
nhập thấp sang làm việc ở những ngành có mức lương cao hơn. Trung bình hiện nay, một
cơng nhân làm việc cho doanh nghiệp tư nhân trong nước có mức thu nhập là 6,2 triệu
đồng mỗi tháng, cao gấp 2,6 lần so với một người nông dân; con số này trong khu vực
doanh nghiệp FDI là 7,5 triệu đồng(1). Tính riêng thành phố Hải Phòng, tổng số lao động
năm 2011 là 195.724 người, chiếm 18,57% tổng lao động thành phố, chiếm 60,82% tổng
lao động khu vực doanh nghiệp; năm 2018 là 244.962 người, chiếm 22,06% tổng lao động
thành phố, chiếm 52,05% tổng lao động khu vực doanh nghiệp. Thu nhập bình quân năm
2011 là 3,06 triệu đồng/người/tháng; năm 2018 là 6,22 triệu đồng/người/tháng.
- Khu vực kinh tế tư nhân đóng góp lớn vào việc hình thành tài sản cố định và đầu tư
dài hạn của khu vực doanh nghiệp nói riêng và của tồn bộ nền kinh tế nói chung.
Tài sản cố định và đầu tư dài hạn là những chỉ số quan trọng để đánh giá tỷ lệ đầu tư
và tiêu dùng trong tổng số giá trị gia tăng của nền kinh tế. Trong giai đoạn 2000-2015, tài
sản cố định và đầu tư dài hạn của các doanh nghiệp tư nhân trong nước tăng tới 114 lần nhanh hơn rất nhiều so với khu vực doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư
nước ngồi. Tỷ trọng nắm giữ bởi khu vực tư nhân trong nước đối với tổng tài sản cố định
và đầu tư dài hạn của khu vực doanh nghiệp tăng từ 8,24% năm 2000 lên 36,9% năm 2015.
- Về sự tiến bộ về bình đẳng giới và nữ quyền
Phát triển khu vực kinh tế tư góp phần đáng kể vào việc tạo công ăn việc làm, thu
nhập cho phụ nữ, đặc biệt là trao quyền lãnh đạo cho phụ nữ. Trong năm 2015, phụ nữ
chiếm 46% số việc làm trong toàn bộ khu vực doanh nghiệp chính thức. 25% doanh
nghiệp ở Việt Nam là do phụ nữ làm chủ hoặc được lãnh đạo bởi phụ nữ; khoảng 5% trong
số các tổng giám đốc, giám đốc điều hành của các công ty niêm yết trên thị trường chứng
khoán Việt Nam là phụ nữ 6. Xu thế lãnh đạo là phụ nữ trong khu vực kinh tế tư nhân đã
thúc đẩy sự hình thành và hoạt động của các hiệp hội doanh nghiệp, doanh nhân nữ như:
Hiệp hội Nữ Doanh nhân Việt Nam (VAWE), Hội nữ Doanh nghiệp nhỏ và vừa Hà Nội
(HAWASME), Hội Nữ Doanh nhân Thành phố Hồ Chí Minh (HAWEE), Mạng lưới
Doanh nghiệp Việt Nam Hỗ trợ Quyền năng Phụ nữ (VBCWWE)…
(1) GEM và VCCI (2016). “Báo cáo về Tinh thần Khởi nghiệp Toàn cầu - Việt Nam 2015/2016”



396

KINH TẾ TƯ NHÅN Ở HÂI PHÒNG - THỰC TRÄNG VÀ GIÂI PHÁP

2.1.2. Những trở ngại và thách thức
Bên cạnh những thành tựu đạt được, kinh tế tư nhân tại Việt Nam vẫn bị đánh giá là
phát triển chưa bền vững, chưa tương xứng với tiềm năng
- Chất lượng tăng trưởng của khu vực kinh tế tư nhân chưa cao, năng suất lao động thấp.
Việt Nam đang đối diện với yêu cầu cấp bách phải tăng năng suất để duy trì tăng
trưởng kinh tế. Hiện trạng về năng suất và tốc độ tăng năng suất của khu vực kinh tế tư
nhân cịn thấp và có nhiều hạn chế có liên quan tới thực trạng phần lớn các doanh nghiệp
chỉ có quy mơ siêu nhỏ và nhỏ. Q trình tích tụ vốn bằng nguồn nội lực trong các doanh
nghiệp tư nhân trong nước diễn ra với tốc độ chậm chạp dẫn đến hiện tượng “thiếu doanh
nghiệp cỡ vừa”. Vào năm 2017, 97,3% các doanh nghiệp khu vực tư nhân trong nước có
quy mơ siêu nhỏ và nhỏ. Các doanh nghiệp lớn chỉ chiếm 1,3% tổng số. “Thiếu doanh
nghiệp cỡ vừa” cũng là một biểu hiện cho thấy có rất ít doanh nghiệp nhỏ đủ lớn lên để trở
thành doanh nghiệp quy mô vừa do hạn chế về hiệu quả hoạt động, thiếu năng lực, tham
vọng phát triển về quy mô và do những khó khăn của mơi trường kinh doanh. Điều này
cũng có nghĩa là sẽ khơng có nhiều doanh nghiệp quy mô vừa phát triển thành doanh
nghiệp quy mô lớn trong thời gian tới.
- Tình trạng nhiều doanh nghiệp tư nhân thua lỗ kéo dài ảnh hưởng tiêu cực đến q
trình tích tụ vốn của nền kinh tế.
Trong năm 2014, hơn 176.500 (45,5%) doanh nghiệp tư nhân trong nước trong tình
trạng thua lỗ(1). Đây là một con số đáng lo ngại cho thấy môi trường kinh doanh tại Việt
Nam vẫn cịn rất nhiều khó khăn và trở ngại.
- Mối liên kết trong nội tại trong khu vực kinh tế tư nhân, và giữa các doanh nghiệp
tư nhân trong nước với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi rất yếu và có nhiều
hạn chế.

Hoạt động trong nội bộ khu vực kinh tế tư nhân và mối liên kết với các thành phần
kinh tế còn lại, đặc biệt là kinh tế nhà nước rất lỏng lẻo dẫn đến hiện tượng “ba nền kinh tế
trong một nền kinh tế”. Chính phủ vẫn chưa có chính sách hoặc biện pháp cụ thể nhằm hỗ
trợ mối liên kết giữa các doanh nghiệp tư nhân trong nước, các doanh nghiệp FDI và
doanh nghiệp nhà nước.
- Khu vực kinh tế tư nhân đang phải đối diện với sự suy giảm các nguồn lực kinh tế.
Việt Nam đang ngày càng trở nên kém cạnh tranh hơn về chi phí nhân cơng và
ngun vật liệu do giá cả gia tăng liên tục trong những năm gần đây. Những lợi ích của
thời kỳ dân số vàng mà khu vực kinh tế tư nhân và hộ kinh doanh ở Việt Nam đã từng
được hưởng lợi đáng kể trước đây sẽ suy giảm dần. Trong khi đó, các doanh nghiệp tư
nhân trong nước tỏ ra chậm thích ứng với sự suy giảm của nguồn lực này. Bên cạnh đó,
nguồn lực tài nguyên phong phú dồi dào trước đây cũng đang dần cạn kiệt do quá trình
(1) VCCI (2010-2016), “Báo cáo Thường Niên Doanh nghiệp Việt Nam”, NXB Chính trị Quốc gia.


PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÅN Ở HÂI PHÒNG - VÇN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

397

khai thác nguyên nhiên vật liệu phục vụ sản xuất. Thiếu vốn cũng gây khó khăn cho các
cơng ty tư nhân khi đầu tư vào việc nâng cấp công nghệ. Điều này sẽ ảnh hưởng tiêu cực
đến năng suất của doanh nghiệp, trình độ và mức độ tinh vi trong sản xuất, kinh doanh của
doanh nghiệp - một yếu tố quan trọng của năng lực cạnh tranh quốc gia.
- Một đặc điểm nổi bật của khu vực kinh tế tư nhân Việt Nam là tính khơng chính
thức và bán chính thức cao.
Các quy định quá mức chặt chẽ, không hợp lý, thủ tục hành chính rườm rà, q trình
thực thi khơng hiệu quả, chi phí tn thủ cao khiến nhiều hộ kinh doanh khơng muốn đăng
ký kinh doanh chính thức nhằm tránh thực thi đầy đủ các quy định về an toàn lao động, về
an sinh xã hội, các yêu cầu về báo cáo tài chính và thuế. Tuy chiếm tới hơn 1/3 GDP
nhưng khu vực hộ kinh doanh chỉ đóng góp một mức vô cùng nhỏ bé cho tổng thu ngân

sách nhà nước. Thành phố Hải Phòng với đặc thù là thành phố cảng có rất nhiều hộ kinh
doanh đa lĩnh vực như dịch vụ vận tải, du lịch... Chính vì vậy, gây ra tình trạng lãng phí
nguồn lực và thất thu ngân sách khơng nhỏ do hình thức các doanh nghiệp tư nhân khơng
chính thức và bán chính thức.
- Năng lực hạn chế trong xây dựng kế hoạch kinh doanh, kỹ năng quản lý cũng như quản
trị công ty thấp đã hạn chế sự tăng trưởng của các doanh nghiệp tư nhân trong nước.
Nhiều chủ doanh nghiệp tư nhân còn lúng túng về vấn đề về quản trị công ty, quản trị
doanh nghiệp, và quản lý hoạt động. Các phương thức quản trị chưa đúng chuẩn, tính thiếu
chuyên nghiệp trong hoạt động quản trị công ty đang là những yếu tố hạn chế năng lực
cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam, khiến họ phản ứng thiếu kịp thời với những
thay đổi trong môi trường kinh doanh.
Năng lực hạn chế về việc điều hành hệ thống kế tốn, báo cáo tài chính và giám sát
hiệu quả cũng là một trở ngại đối với sự phát triển của các doanh nghiệp tư nhân ở Việt
Nam. Hơn nữa, hệ thống báo cáo tài chính, kế tốn của các donah nghiệp vừa và nhỏ cịn
thiếu tính tin cậy, minh bạch trong hoạt động kinh doanh. Theo một cuộc khảo sát của
VCCI, chỉ có 40% doanh nghiệp trả lời cho biết họ công bố báo cáo tài chính của họ và chỉ
6,5% được cơng bố báo cáo thường niên. 30% trong số các doanh nghiệp được hỏi khơng
cơng bố bất kỳ một báo cáo có tính chất công khai nào cho công chúng.
- Môi trường kinh doanh đã được cải thiện đáng kể trong những năm gần đây nhưng
vẫn chứa đựng nhiều những khó khăn và thách thức.
Vẫn còn tồn tại sự phân biệt đối xử giữa các doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp
nhà nước, giữa doanh nghiệp tư nhân trong nước và doanh nghiệp FDI. Các doanh nghiệp
có và khơng có “mối quan hệ thân thiết” với chính quyền có mức tiếp cận khơng bình đẳng
tới nguồn lực của nền kinh tế. Tiếp cận nguồn tài chính, thủ tục hành chính rườm rà cũng
là rào cản lớn đối với các doanh nghiệp khu vực tư nhân.
- Trình độ ứng dụng và đổi mới khoa học cơng nghệ của các doanh nghiệp tư nhân
cịn thấp.
Năng lực về đổi mới sáng tạo của Việt Nam được đánh giá là có nhiều hạn chế, số
lượng các tổ chức nghiên cứu và phát triển thuộc khu vực tư nhân ở Việt Nam cịn rất ít.



398

KINH TẾ TƯ NHÅN Ở HÂI PHÒNG - THỰC TRÄNG VÀ GIÂI PHÁP

Theo Bộ Khoa học và Cơng nghệ, tính đến cuối năm 2016 chỉ có khoảng 300 cơng ty được
công nhận là doanh nghiệp khoa học và công nghệ ở Việt Nam. Cơ sở hạ tầng cho nghiên
cứu và phát triển có chất lượng kém và kinh phí cho nghiên cứu và phát triển thường khan
hiếm và ít ỏi. Việc tiếp cận các công nghệ tiên tiến, bao gồm công nghệ thông tin, trong
kinh doanh nông nghiệp, sản xuất và dịch vụ vẫn chưa được khai thác triệt để. Luật và các
quy định về sở hữu trí tuệ chưa được thực hiện hiệu quả, dẫn đến tình trạng vi phạm phổ
biến về quyền sở hữu trí tuệ, nhãn hiệu và bản quyền, làm giảm sự quan tâm, mong muốn
và động lực đổi mới, sáng tạo.
Từ những thành tựu, hạn chế chung trong sự phát triển của khu vực kinh tế tư
nhân của cả nước và của riêng thành phố, cần nghiên cứu một cách nghiêm túc những
giải pháp kinh nghiệm để phát triển khu vực kinh tế tư nhân tại Hải Phòng trong thời
gian tới.
2.2. Một số kinh nghiệm cho các doanh nghiệp tư nhân ở Hải Phòng
Hải Phòng là đô thị loại 1 trung tâm cấp quốc gia, thành phố cảng có vị trí quan
trọng về kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh của vùng Bắc Bộ và cả nước. Đầu tháng
5/2019, Chính phủ và Ban Kinh tế Trung ương đồng chủ trì và chỉ đạo tổ chức Diễn
đàn Kinh tế tư nhân năm 2019 với chủ đề "Phát triển kinh tế tư nhân Việt Nam trở
thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
theo Nghị quyết 10-NQ/TƯ của Hội nghị Trung ương 5 khoá XII và Nghị quyết 98NQ/CP của Chính phủ". Với Hải Phịng, Bộ Chính trị đưa mục tiêu phát triển thành
phố theo hướng công nghiệp, lấy kinh tế tư nhân là động lực, đột phá phát triển. Theo
đó, Nghị quyết 45-NQ/TW về xây dựng và phát triển TP.Hải Phịng đến năm 2030, tầm
nhìn 2045, Bộ Chính trị đặt mục tiêu xây dựng và phát triển Hải Phòng trở thành thành
phố đi đầu cả trong sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa; động lực phát triển của
vùng Bắc bộ và cả nước, trở thành thành phố có trình độ phát triển cao trong nhóm các
thành phố hàng đầu châu Á và thế giới.

Trong vòng 2 năm trở lại đây, TP. Hải Phòng trở thành nơi thu hút được nhiều dự
án lớn trị giá hàng trăm nghìn tỷ đồng của các tập đồn kinh tế tư nhân mạnh như dự án
khu vui chơi giải trí đảo Vũ n, khu nơng nghiệp kỹ thuật cao Vineco ở huyện Vĩnh
Bảo, khu nhà ở cao cấp ở quận Hồng Bàng, bệnh viện Vinmec ở quận Lê Chân và tổ hợp
sản xuất ô tô Vinfast, sản xuất điện tử Vinsmart ở huyện Cát Hải thuộc Tập đoàn
Vingroup; các dự án lớn sản xuất thiết bị điện tử có vốn đầu tư hàng tỷ USD của Tập
đoàn LG (Hàn Quốc), các dự án cao tốc quốc lộ 5B kết nối Hà Nội - Hải Phịng,
SunGroup với hàng chục nghìn tỷ đồng cho dự án phát triển du lịch Cát Hả; tập đồn
Mường Thanh với dự án hơn 5 nghìn tỷ đồng phát triển khu du lịch ở Đồ Sơn cùng các
dự án cầu Bạch Đằng nối Quảng Ninh - Hải Phòng... đang trở thành động lực cho phát
triển thành phố cảng trong tương lai. Song song với đó, thành phố đã tổ chức nhiều hội
nghị xúc tiến về công nghiệp, thương mại, dịch vụ, khoa học kỹ thuật, tìm cơ hội kết nối
các nguồn lực. Đồng thời tổ chức đối thoại doanh nghiệp định kỳ một lần/tháng, lắng
nghe ý kiến từ doanh nghiệp để hoàn thiện cơ chế.


PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÅN Ở HÂI PHÒNG - VÇN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

399

Bảng 2: Thống kê khu vực kinh tế tư nhân tại Hải Phòng giai đoạn 2012-2016
Năm

2012

2013

2014

2015


2016

Số DN tư nhân

7980

8005

8019

9327

11.759

Số vốn đầu tư thực hiện
10.492.697
của DNTN (triệu đồng)

8.607.041

11.073.203 16.771.968 24.779.762

Đóng góp cho ngân sách
của các DN, cá nhân
SXKD (tỷ đồng)

4.847,4

6.099,9


7.777,7

8.537,4

9.596,9

Đóng góp của KTTN vào
GRDP (tỷ đồng)

96.437,8

115.357,2

127.007,4

145.160,6

165.763,9

(Nguồn: Tổng hợp từ Niên giám thống kê Hải Phòng 2017)

Tuy nhiên, Nghị quyết số 45-NQ/TW ngày 24/01/2019 của Bộ Chính trị vẫn đánh giá
“khu vực kinh tế tư nhân phát triển chưa đáp ứng yêu cầu”. Hải Phòng cần nghiêm túc rút kinh
nghiệm từ thực trạng khu vực kinh tế tư nhân của cả nước để có những mục tiêu, giải pháp
hiệu quả nhằm phát huy tiềm năng, lợi thế, để kinh tế tư nhân thực sự là động lực quan trọng
trong phát triển kinh tế - xã hội của thành phố. Tác giả đề xuất một số khuyến nghị sau:
Thứ nhất, cần đẩy mạnh hơn nữa các hoạt động tuyên truyền, quán triệt các Nghị quyết
quan trọng của Đảng về phát triển kinh tế tư nhân như: Nghị quyết số 10-NQ/TW ngày
03/6/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII, Chương trình hành động số 44 CTr/TU ngày 21/9/2017 gắn với thực hiện Chương trình hành động số 76 - CTr/TU ngày

24/1/2019 thực hiện Nghị quyết số 45 - NQ/TW của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển
thành phố Hải Phòng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Cần nhận thức được vai trị của
kinh tế tư nhân trong nền kinh tế thị trường hiện đại, triển vọng phát triển của khu vực kinh tế
tư nhân hiện nay đang rất tích cực. Chính phủ đang rất tạo điều kiện thơng qua nhiều chính
sách mở đường cho cho sự phát triển kinh tế tư nhân của thành phố. Từ đó, thành phố cần
chớp thời cơ, tập trung nguồn lực, đầu tư thích đáng cho khu vực kinh tế tư nhân.
Thứ hai, cần tập trung mạnh mẽ hơn nữa vào chất lượng tăng trưởng của các doanh
nghiệp tư nhân như năng suất lao động, quy mô của doanh nghiệp, trình độ cơng nghệ
được ứng dụng, trình độ sáng tạo, hiệu quả hoạt động tài chính, và khả năng kết nối với
chuỗi cung ứng toàn cầu; thay vì chỉ tập trung vào mục tiêu tăng số lượng doanh nghiệp.
Chính sách phát triển doanh nghiệp cần ưu tiên vào việc nâng cao năng lực của doanh
nghiệp tư nhân trong việc ứng dụng và nâng cao trình độ cơng nghệ chuyển giao từ nước
ngoài hoặc từ khu vực doanh nghiệp FDI. Cùng với xu hướng của Công nghiệp 4.0, sự
tăng trưởng của khu vực tư nhân cần phải được dẫn dắt bởi các hoạt động sáng tạo, phải
được hướng tới mục tiêu năng suất cao hơn nhằm đảm bảo năng lực cạnh tranh vững chắc
trong những thập niên sắp tới.


400

KINH TẾ TƯ NHÅN Ở HÂI PHÒNG - THỰC TRÄNG VÀ GIÂI PHÁP

Thứ ba, cùng với quá trình tái cấu trúc nền kinh tế đang được thực thi, cần phát huy
hơn nữa vai trị của Chính phủ kiến tạo, nỗ lực cải cách thể chế, thúc đẩy cạnh tranh bình
đẳng, tập trung giải quyết những vấn đề nổi cộm, kiên quyết xử lý những hành vi nhũng
nhiễu trong thực hiện nhiệm vụ, thực thi công vụ; công khai, minh bạch, ngăn chặn biểu
hiện “lợi ích nhóm”, “thao túng chính sách”. Tạo điều kiện tốt nhất cho phát triển kinh tế
tư nhân thông qua việc tạo môi trường đầu tư kinh doanh bình đẳng, được bảo vệ, khích lệ
và trao cơ hội. Đồng thời cơ cấu lại, đổi mới doanh nghiệp nhà nước theo cơ chế thị
trường, tự chủ, tự chịu trách nhiệm, cạnh tranh bình đẳng với các thành phần kinh tế khác.

Thứ tư, cơ cấu về doanh nghiệp tư nhân của thành phố cần được điều chỉnh để có
một cấu trúc lành mạnh hơn, trong đó tỷ trọng các doanh nghiệp cỡ vừa chiếm tỷ trọng cao
hơn. Có nhiều hơn các doanh nghiệp cỡ vừa cũng đồng nghĩa với việc có nhiều cơ hội hơn
về các doanh nghiệp lớn lên về quy mô, trở thành doanh nghiệp lớn trong tương lai. Nhờ
đó, sẽ có nhiều doanh nghiệp hơn có khả năng tận dụng được những lợi thế từ hiệu quả
nhờ quy mơ và có năng suất cao hơn. Tạo điều kiện để kinh tế tư nhân tham gia vào q
trình cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước thơng qua việc góp vốn, mua cổ phần; liên kết
chuỗi giá trị với doanh nghiệp nhà nước.
Thứ năm, xác định đúng trọng tâm, trọng điểm, tránh đầu tư dàn trải, lãng phí nguồn
lực. Thành phố cần quan tâm phát triển những ngành có tiềm năng lợi thế như ngành kinh
tế biển, dịch vụ biển, logistics, công nghiệp, nông nghiệp công nghệ cao, văn hóa, khoa
học giáo dục, đặc biệt chú trọng quốc phòng an ninh; phát huy mạnh hơn nữa vai trò trung
tâm của vùng đồng bằng Bắc Bộ. Hiện nay, thành phố có gần 40 doanh nghiệp cảng, đa
phần là tư nhân. Phát triển kết cấu hạ tầng, nhất là hạ tầng giao thơng đồng bộ, hiện đại, có
ý nghĩa chiến lược, đặc biệt là một số cơng trình trọng điểm như các bến số 3, 4, 5, 6, 7, 8,
9, 10 của Cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng; xây dựng quân cảng Nam Đồ Sơn; đầu tư một
số công trình ngầm qua sơng Cấm, Lạch Tray; đầu tư các tuyến đường sắt tốc độ cao Lào
Cai - Hà Nội - Hải Phòng và đường sắt kết nối Cảng quốc tế Hải Phịng(1).
Thứ sáu, tạo lập mơi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi cho phát triển kinh tế tư
nhân, có cơ chế, chính sách khuyến khích thành lập doanh nghiệp tư nhân phù hợp với
chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của thành phố. Tạo điều kiện cho kinh tế tư nhân
tham gia cung cấp dịch vụ công, tham gia tiếp cận các thị trường đất đai, tài nguyên, vốn;
đẩy mạnh xã hội hóa. Xây dựng và triển khai các hoạt động hỗ trợ kết nối doanh nghiệp
theo cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị;
Thứ bảy, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thông qua việc phát triển các cơ sở
đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao như các cở sở giáo dục đại học (Đại học Hải
Phòng, Đại học Hàng hải Việt Nam…), thành phố phải trở thành một trọng điểm về
phát triển khoa học - công nghệ, thu hút nhà khoa học, người tài về sống và lập nghiệp
tại Hải Phịng. Hình thành “đội ngũ doanh nhân ngày càng lớn mạnh, có khát vọng
(1) Thành ủy Hải Phịng (2019), Chương trình hành động số 76-CTR/TU ngày 08/7/2019, thực hiện Nghị

quyết số 45-NQ/TW của Bộ chính trị về xây dựng và phát triển thành phố Hải Phịng đến năm 2030, tầm
nhìn đến năm 2045


PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÅN Ở HÂI PHÒNG - VÇN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

401

vươn lên làm giàu chính đáng, khơng ngừng nâng cao năng lực kinh doanh và quản trị
doanh nghiệp. Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, đạo đức, văn hóa kinh doanh của
doanh nhân dân được nâng lên”(1), để đóng góp tài năng cho thành phố. Bên cạnh đó,
cần bồi dưỡng, phát triển năng lực quản lý chiến lược và tư duy chiến lược cho đội ngũ
cán bộ quản lý trong các doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân, cần đặc biệt chú
trọng đến những kỹ năng: phân tích kinh doanh, dự đốn và định hướng và quản trị
chiến lược, quản trị rủi ro...
Thứ tám, với đặc thù có nhiều hộ kinh doanh khơng chính thức và bán chính thức,
thành phos cần phát huy tiềm năng của khu vực hộ kinh doanh bằng các biện pháp thích
hợp, nhằm khuyến khích hộ kinh doanh đăng ký thành doanh nghiệp. Muốn vậy, cần thực
hiện một số những cải cách về quy định pháp luật nhằm xác định một hình thức doanh
nghiệp, hình thức pháp lý phù hợp nhất để hộ kinh doanh có thể chuyển đổi sang, nhưng
vẫn phải đảm bảo được chi phí hoạt động, chi phí tuân thủ pháp lý, chi phí thuế ở mức
thấp nhất, hợp lý nhất đối với bản chất và quy mô hoạt động của hộ kinh doanh như hiện
nay, qua đó khu vực này có thể đóng góp mạnh mẽ hơn cho việc tăng năng suất của khu
vực kinh tế tư nhân của thành phố trong tương lai.
Thứ chín, trong bối cảnh cuộc cách mạng cơng nghiệp 4.0 đang tác động mạnh mẽ đến
nền kinh tế, thành phố cần xây dựng và hoàn thiện chiến lược kinh tế số, chính phủ điện tử,
thiết lập được một cơ chế minh bạch và hiệu quả cho việc phân bổ nguồn lực ngân sách cho
hoạt động nghiên cứu khoa học công nghệ. Nâng cao hiệu quả của việc áp dụng các luật, quy
định về quyền sở hữu trí tuệ, quyền tác giả, thương hiệu… sẽ khuyến khích động cơ, mong
muốn và khát vọng của các doanh nghiệp tư nhân trong các hoạt động cải tiến, sáng tạo và

phát minh đồng thời thương mại hóa những phát minh và sáng chế của họ trên thị trường.
3. KẾT LUẬN

Vai trò của kinh tế tư nhân đang ngày một quan trọng; từ chỗ chỉ là “một trong
những động lực”, nay kinh tế tư nhân đã được nâng lên là “một động lực quan trọng” của
nền kinh tế. Trong bối cảnh ngân sách cịn khó khăn, Hải Phòng cần thực hiện đồng bộ các
giải pháp, thiết lập được một môi trường kinh doanh thuận lợi, khuyến khích khởi nghiệp,
đổi mới sáng tạo, cải thiện mạnh mẽ hơn nữa thể chế kinh tế, dỡ bỏ hết rào cản về thủ tục,
giảm chi phí kinh doanh, khối doanh nghiệp tư nhân sẽ tự tìm các cơ hội để tăng trưởng,
phát triển và bứt phá, cạnh tranh sòng phẳng với doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp
nước ngoài.
TÀI LIỆU THAM KHÂO
1. Bộ Chính trị khóa IX (2003), Nghị quyết số 32-NQ/TW ngày 05/8/2003 của Bộ Chính trị về
xây dựng và phát triển thành phố Hải Phòng trong thời kỳ CNH,HĐH đất nước
2. Bộ Chính trị khóa XI (2013), Kết luận số 72-Kl/TW ngày10/10/2013 về tiếp tục đẩy mạnh
thực hiện Nghị quyết số 32-NQ/TW của Bộ Chính trị
(1) Ban Tuyên giáo Trung ương (2017),Tài liệu nghiên cứu các văn kiện Hội nghị lần thứ năm BCHTW
Đảng khóa XII,Nxb Chính trị Quốc gia Sự thật, Hà Nội, tr36


402

KINH TẾ TƯ NHÅN Ở HÂI PHÒNG - THỰC TRÄNG VÀ GIÂI PHÁP

3. Bộ Chính trị khóa XII (2019), Nghị quyết số 45-NQ/TW ngày 24/01/2019 về xây dựng và
phát triển thành phố Hải Phịng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045
4. CIEM và National University of Singapore (2010). “Báo cáo Năng lực Cạnh tranh của Việt
Nam 2010”
5. Đảng Cộng sản Việt Nam (2016), Văn kiện Đại hội đại biểu tồn quốc lần thứ XII, Nxb Chính
trị quốc gia, Hà Nội

6. Đảng Cộng sản Việt Nam, Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương khóa
XII về phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa (số 10-NQ/TW, ngày 03/06/2017)
7. Đảng Cộng sản Việt Nam, Thành ủy Hải Phòng( 2016), Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thành
phố lần thứ XV
8. Cơ hội kinh tế Hải Phòng năm 2019 – Tự tin với thành tựu, nhận định đúng thực trạng để bứt
phá, ngày 19/2/2019
9. Hải Phòng: Doanh nghiệp mong muốn được gỡ vướng để tăng tốc,
ngày 22/5/2019
10. Hải Phòng khen thưởng 100 doanh nghiệp xuất sắc, tiêu biểu, ngày
3/2/2018
11. GEM và VCCI (2016). “Báo cáo về Tinh thần Khởi nghiệp Toàn cầu - Việt Nam 2015/2016”
12. VCCI (2010-2016), “Báo cáo Thường Niên Doanh nghiệp Việt Nam”, NXB Chính trị Quốc gia
13. Thành ủy Hải Phịng (2019), Chương trình hành động số 76-CTR/TU ngày 08/7/2019, thực
hiện Nghị quyết số 45-NQ/TW của Bộ chính trị về xây dựng và phát triển thành phố Hải
Phịng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045



×