Tải bản đầy đủ (.doc) (40 trang)

Câu hỏi vấn đáp và đáp án môn Logictics và VTQT trường FTU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (294.74 KB, 40 trang )

1
KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ
Bộ môn vận tải và bảo hiểm trong NT
BỘ CÂU HỎI THI VẤN ĐÁP
MÔN: LOGISTICS VÀ VẬN TẢI QUỐC TẾ
I.

Chương 1. Logistics và Chuỗi cung ứng

Câu 1: Khái niệm logistics và đặc điểm logistics
Khái niệm 1 : Logistics là hoạt động quản lý quá trình vận chuyển và lưu kho của
nguyên vật liệu đi vào xí nghiệp; hàng hóa, bán thành phẩm trong quá trình sản xuất; sản
phẩm cuối cùng đi ra khỏi xí nghiệp.
 Quản lý: là kiểm sốt các hoạt động logistic trong mối quan hệ với kế hoạch tổng thể
và chiến lược tổng thể của doanh nghiệp
 Vận chuyển: nguyên vật liệu được vận chuyển từ nhà cung cấp vào phân xưởng.
Những nguyên vật liệu này cũng sẽ được vận chuyển qua các phân xưởng khấc nhau
trong quá trình sản xuất ra sản phẩm cuối cùng. Sản phẩm cuối cùng đc v/c đến tay
người tiêu dùng
 Lưu kho: Nguyên vật liệu được lưu kho cho đến khi có nhu cầu dùng đến; các loại
bán thành phẩm trong quá trình sản xuất cũng phải được lưu kho trong suốt các giai
đoạn khác nhau của quá trình sản xuất; và sản phẩm cuối cùng được lưu kho cho
đến khi có yêu cầu cung cấp của khách hàng.
Khái niệm 2: (Theo Hội đồng quản lý Logistics của Hoa Kỳ):
Logistics là quá trình lập kế hoạch, tổ chức thực hiện và kiểm soát quá trình lưu chuyển,
dự trữ hàng hóa, dịch vụ và những thông tin liên quan từ điểm xuất phát đầu tiên đến nơi
tiêu thụ cuối cùng sao cho hiệu quả và phù hợp với yêu cầu của khách hàng
Đặc điểm:
 Logistics là một q trình: logistic khơng phải là 1 hoạt động đơn lẻ mà là một
chuỗi các hoạt động liên tục, mật thiết, tác động qua lại lẫn nhau, xuyên suốt từ
giai đoạn đầu vào đến giai đoạn tiêu thụ sản phẩm


 Logistics liên quan đến tất cả nguồn tài nguyên/các yếu tố đầu vào cần thiết để tạo
ra sản phẩm hay dịch vụ phù hợp yêu cầu người tiêu dùng, bao gồm: vật tư, nhân
lực, dịch vụ, thông tin, bí quyết cơng nghệ,…
 Logistics tồn tại ở cả hai cấp độ: hoạch định và tổ chức: cấp độ 1: đặt ra vde lấy
nguyên liệu, bán thành phẩm, thành phẩm hay dịch vụ… ở đâu? Khi nào? Vận
chuyển chúng đi đâu? => vấn đề vị trí; cấp độ 2: làm thế nào để đưa được các yếu
tố đầu vào từ điểm đầu đến điểm cuối của dây chuyền cung ứng?=> vấn đề vận
chuyển và lưu trữ
Câu 2: Vai trò của logistics đối với nền kinh tế quốc dân
 Logistic là một trong những khoản chi phí lớn cho kinh doanh, do vậy nó tác động
tới và chịu tác động bởi các hoạt động kinh tế khác


2


Logistic hỗ trợ cho dòng luân chuyển của nhiều giao dịch kinh tế, tạo thuận lợi
cho việc bán hầu hết các loại hàng hóa và dịch vụ.
 Logistic tạo ra giá trị gia tăng bằng cách “tạo ra các tiện ích”: hình dáng-mẫu mã,
sở hữu, thời gian, địa điểm
 Logistic là mối liên kết kinh tế xuyên suốt gần như tồn bộ q trình sản xuất, lưu
thơng và phân phối hàng hóa.
 Nếu nâng cao hiệu quả hoạt động logistic sẽ góp phần quan trọng nâng cao
hiệu quả KT-XH
Câu 3: Vai trò của logistics đối với doanh nghiệp
 Logistic giúp giải quyết cả đầu ra lẫn đầu vào của doanh nghiệp 1 cách hiệu quả
 Logistic giúp giảm chi phí, tăng khả năng cạnh tranh cho doanh nghiệp .(nếu
doanh nghiệp có được chiến lược và hoạt động logistic đúng đắn)
 Logistic hỗ trợ đắc lực cho hoạt động marketing và marketing hỗn hợp (4P)
 Logistic đóng vai trị then chốt trong việc đưa sản phẩm đến đúng nơi cần đến,

vào đúng thời điểm thích hợp
Câu 4: Phân loại logistics
1. Theo hình thức
 1PL: chủ sỡ hữu hàng hóa tự tổ chức và thực hiện các hoạt động logistic
 2PL: người cung cấp dịch vụ cho các hoạt động đơn lẻ trong dây chuyền
 3PL: người cung cấp dịch vụ thay mặt chủ hàng quản lý cho từng bộ phận,
gồm nhiều dịch vụ và chặt chẽ, có tính tích hợp vào dây chuyền cung ứng
 4PL: người cung cấp dịch vụ là người tích hợp, gắn kết với các tổ chức để
xây dựng vận hành các giải pháp chuỗi logistic, hướng đến qly cả qtrình
 5PL:các nhà cung cấp dvu trên cơ sở nền tảng là TM điện tử
2. Theo quá trình
 Logistic đầu vào:đảm bảo cung ứng các yếu tố đầu vào tối ưu về vị trí,
thời gian, chi phí sx
 Logistic đầu ra:đảm bảo cung cấp thành phẩm tới tay người tiêu dùng tối
ưu về vị trí, thời gian, chi phí, đem lại lợi nhuận tối đa cho NSX
 Logistic ngược: đảm bảo dịch vụ thu hồi phế phẩm, phế liệu để tái chế
hoặc xử lý
Câu 5: Nội dung hoạt động logistics
 Vận tải (transportation)
 Lưu kho, dự trữ (Storage/Inventory)
 Bộ phận sửa chữa và dự phòng (Spare and repair parts)
 Nhân sự và đào tạo (Personnel and training)
 Tài liệu kỹ thuật (Technical publications)
 Thiết bị hỗ trợ và kiểm tra (Test and support equipment)
 Cơ sở vật chất (Facilities)
Câu 6: Mối liên hệ giữa logistics với vận tải và giao nhận


3




Vận tải là cách thức chuyên chở những nguyên liệu đầu vào từ nguồn cung cấp tới
doanh nghiệp.
Sau khi nguyên liệu đc chế biến thành sp cuối cùng, vận tải đóng vtro phân phối
sản phẩm tới tay người tiêu dùng.
 Vận tải là một yếu tố của Logistic, là mạch máu lưu thơng tồn bộ hoạt động
của DN.
Logistic phải phối hợp chặt chẽ với vận tải, xây dựng chiến lược vận tải khoa
học hợp lý: xác định lộ trình vận tải, chọn hãng vận tải thích hợp, kiểm sốt
hàng hóa trong qtr vận chuyển, làm hồ sơ khiếu nại khi hh bị hư hỏng mất mát

II. Chương 2. Vận tải đường biển và thuê tàu
Câu 7: Vai trò của vận tải biển đối với buôn bán quốc tế
Vận tải biển đóng vai trị quan trọng nhất trong việc vận chuyển hàng hóa ngoại thương,
chiếm tới 80% khối lượng hàng hóa trong buôn bán quốc tế.
1. Ưu điểm
 Các tuyến đường vận tải hầu hết là các tuyến đường giao thông tự nhiên
 Năng lực vận chuyển rất lớn
 Giá thành thấp, lượng nhiên liệu tiêu thụ trên 1 tấn trọng tải thấp
 Thích hợp với việc vận chuyển hầu hết các loại hàng hóa trong bn bán quốc tế,
đặc biệt là hàng rời, klg lớn, giá trị thấp: than, quặng, ngũ cốc, dầu mỏ
2. Nhược điểm
 Phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên và điều kiện hàng hải
 Tốc độ vận chuyển chậm
 Khơng thích hợp vận chuyển những mặt hàng có giá trị cao, khó bảo quản và bảo
quản không được lâu, cần thời gian vận chuyển nhanh.
Câu 8: Vận tải đường biển với các điều kiện cơ sở giao hàng trong thương mại quốc tế
Trong Incoterm 2000 có 13 điều kiện cơ sở giao hàng thì có tới 6 điều kiện áp dụng cho
vận tải đường biển là : FAS, FOB, CFR, CIF, DES, DEQ

Người bán chịu TN (giành đc quyền thuê tàu) ở các đk: CFR, CIF, DES, DEQ
Người mua chịu TN (giành đc quyền thuê tàu) ở các đk: FAS, FOB
Câu 9: Khái niệm tầu buôn và các cách phân loại tàu buôn


Định nghĩa: Theo Viện kinh tế hàng hải và Logistics: “Tàu buôn là những tàu chở
hàng và chở khách vì mục đích thương mại”
 Phân loại tàu buôn:
 Căn cứ vào công dụng:


4













o Nhóm tàu chở hàng khơ- Dry Cargo Ships: dùng trong chun chở hàng
hóa ở thể rắn có bao bì hoặc khơng có bao bì và hàng hóa ở thể lỏng có
bao bì:
o Nhóm tàu chở hàng lỏng: gồm các tàu chở hàng hóa ở thể lỏng khơng có
bao bì:

o Nhóm tàu chở hàng đặc biệt: gồm những tàu chuyên chở những loại hàng
hóa có nhu cầu xếp dỡ và bảo quản đặc biệt
Căn cứ theo cỡ tàu:
o Tàu cực lớn- Ultra Large Crude Carrier (ULCC): tàu chở dầu thô có trọng
tải 350 000 DWT trở lên
o Tàu rất lớn (VLCC): tàu chở dầu có trọng tải 200 000 đến 350 000 DWT
o Tàu có trọng tải trung bình: các tàu chở hàng rời và hàng bách hóa có
trọng tải tịnh dưới 200 000DWT
o Tàu nhỏ: tàu có trọng tải và dung tích đăng ký nhỏ (nhưng trọng tải tồn
phần phải từ 300 DWT hoặc dung tích đăng ký phải từ 100GRT trở lên)
Căn cứ theo cờ tàu
o Tàu treo cờ thường
o Tàu treo cờ phương tiện
Căn cứ vào phạm vi kinh doanh
o Tàu chạy vùng biển xa
o Tàu chạy vùng biển gần
Căn cứ vào phương thức kinh doanh:
o Tàu chợ
o Tàu chạy rông
Căn cứ vào động cơ
o Tàu chạy động cơ diezen
o Tàu chạy động cơ hơi nước
Căn cứ vào tuổi tàu
o Tàu trẻ
o Tàu trung bình
o Tàu già
o Tàu rất già

Câu 10: Đặc trưng kinh tế kỹ thuật tầu buôn.
 Tên tàu- Ship’s name

 Cảng đăng ký của tàu (Port of Registry): thông thường là một cảng thuộc nước sở
hữu con tàu
 Cờ tàu- Flag: là cờ quốc tịch của tàu:
 Cờ thường- Conventional Flag
 Cờ phương tiện- Flag of Convenience => lợi ích?
 Chủ tàu- Shipowner vs Người chuyên chở?
 Kích thước của tàu- Dimension of Ship:
 Chiều dài của tàu- Length overall:
 Chiều rộng của tàu- Breadth


5
 Mớn nước của tàu- Draught/Draft: là chiều cao thẳng góc từ đáy tàu lên mặt nước
(đo bằng m hoặc feet)
 Mớn nước cấu tạo/ mớn nước tối thiểu- Light Draught
 Mớn nước tối đa- Loaded Draught
=> Cố định hay thay đổi?
 Trọng lượng của tàu- Displacement Tonnage: bằng trọng lượng khối nước bị tàu
chiếm chỗ
 Đơn vị tính: long ton
 D = M/35
 Trọng lượng tàu không hàng- Light Displacemnt (LD):
 Trọng lượng tàu đầy hàng- Heavy Displacement (HD):
 HD = LD + hàng hóa + vật phẩm
 Trọng tải của tàu- Carrying Capacity: là sức chở của tàu tính bằng tấn dài ở mớn
nước tối đa:
 Trọng tải toàn phần- Dead Weight Capacity (DWC):
DWC = HD – LD = hàng hóa + vật phẩm
 Trọng tải tịnh- Dead Weight Cargo Capacity (DWCC):
DWCC = DWC – vật phẩm = hàng hóa

Đại lượng nào cố định?
Làm thế nào để cung ứng hiệu quả nhất?
 Dung tích đăng ký- Register Tonnage: là thể tích các khoảng trống khép kín trên
tàu tính bằng m3, cubic feet(c.ft) hoặc tấn dung tích đăng ký (register ton)
 Dung tích đăng ký tồn phần- Gross Register Tonnage (GRT):
 Dung tích đăng ký tịnh- Net Register Tonnage (NRT):
 Cấp hạng của tàu- Class of Ship:
 Là chứng chỉ chất lượng tàu
 Dung tích chứa hàng- Cargo Space:
 Dung tích chứa hàng rời- Grain Space: dxrxc
 Dung tích chứa hàng bao kiện- Bale Space
=> Dung tích chưa hàng rời hay hàng bao kiện lớn hơn?
 Hệ số xếp hàng
 Hệ số xếp hàng của tàu- Coefficient of Loading(CL): mối quan hệ giữa
dung tích chứa hàng của tàu và trọng tải tịnh của tàu
CL = CS/DWCC =>?
 Hệ số xếp hàng của hàng- Stowage Factor (SF): .
=>Hệ số xếp hàng của hàng càng lớn thì hàng càng nặng hay càng nhẹ?
 Hệ số xếp hàng
Khi xếp hàng xuống hầm tàu, muốn tận dụng được hết trọng tải và dung tích của tàu thì
nên lựa chọn các mặt hàng thỏa mãn:
X1 + X2 + ….+ Xn = DWCC
X1.SF1 + X2.SF2 + … + Xn.SFn = CS
Trong đó: X1, X2, … , Xn là khối lượng của các mặt hàng
SF1, SF2, … , SFn là hệ số xếp hàng tương ứng của các mặt hàng trên
DWCC là trọng tải tịnh của tàu


6
CS là dung tích chứa hàng của tàu

Câu 11: Mớn nước của tàu: khái niệm và ý nghĩa?
K/n: Mớn nước của tàu là chiều cao thẳng đứng từ đáy tàu lên mặt nước, đo bằng mét
hoặc foot, 1foot=0.3048m
Mớn nước của tàu thay đổi tùy thuộc vào khối lượng vật phẩm mà tàu chuyên chở, vào
mùa và vào vùng biển kinh doanh.
Y/N: Mớn nước nói rõ tàu có thể ra, vào các cảng, đi lại trên các sơng, kênh, rạch có độ
sâu bao nhiêu.


7

Câu 12: Cờ tàu là gi? Ý nghĩa của việc cắm cờ thường và cắm cờ phương tiện
K/n : Cờ tàu là cờ quốc tịch của tàu. Có 2 loại là cờ thường và cờ phương tiện.
Ý/n :
 Tàu cắm cờ thường :Tàu của nước nào thì đăng ký và treo cờ nước đó.
 Tàu cắm cờ phương tiện : Tàu của nước này nhưng đăng ký và treo cờ của nước
khác.
Mục đích :
 Các nước cho phép tàu nước khác đăng ký tại nước mình thường là những nước
kém phát triển, nhằm thu lệ phí, tạo điều kiện sử dụng nguồn nhân lực thừa ở
nước mình.
 Các nước phát triển đi đăng ký tàu tại nước khác nhằm tăng thêm lợi nhuận do chi
phí đăng ký, tiền lương thủy thủ thấp, yêu cầu về đk SH và ATLĐ không cao,
tránh được thuế cao ở các nước PT, khắc phục được chính sách bao vây-phong tỏa
của các nước thù địch.
Câu 13: Khái niệm và ý nghĩa của hệ số xếp hàng của hàng và hệ số xếp hàng của tàu
HSXH của tàu :
K/n : Hệ số xếp hàng của tàu biểu thị mối quan hệ giữa dung tích chứa hàng của tàu và
trọng tải tịnh của tàu.
Công thức : CL = CS/DWCC

Ý nghĩa: Hệ số xếp hàng của tàu cho biết một tấn trọng tải tịnh tương đương với bao
nhiêu đơn vị dung tích chứa hàng của tàu đó.
HSXH của hàng:
K/n: Thể hiện mối quan hệ tỷ lệ giữa thể tích và trọng lượng của mặt hàng. Phụ thuộc
vào từng loại hàng
Ý nghĩa: Cho biết rõ một tấn dài của hàng hóa chiếm bao nhiêu đơn vị thể tích trong hầm
tàu, kể cả dung sai cho phép khi xếp.
Công thức: Khi xếp hàng xuống tàu muốn tận dụng hết trọng tải và dung tích tàu cần
chọn 1 hay nhiều mặt hàng có HSXH bằng HSXH của tàu
X1 + X2 + ….+ Xn = DWCC
X1.SF1 + X2.SF2 + … + Xn.SFn = CS
Trong đó: X1, X2, … , Xn là khối lượng của các mặt hàng
SF1, SF2, … , SFn là hệ số xếp hàng tương ứng của các mặt hàng trên
DWCC là trọng tải tịnh của tàu
CS là dung tích chứa hàng của tàu
Câu 14: Nêu khái niệm cảng biển, chức năng cảng biển, các trang thiết bị cơ bản của một
cảng biển
 Khái niệm: Cảng biển là nơi ra vào, neo đậu của tàu biển, là nơi phục vụ tàu bè và
hàng hóa, là đầu mối giao thơng quan trọng của các quốc gia có biển
 Chức năng
 Phục vụ tàu biển: là nơi ra vào, neo đậu của tàu biển, là nơi cung cấp các dịch vụ
đưa đón tàu ra vào, lai dắt, cung ứng dầu mỡ, nước ngọt, vệ sinh và sửa chữa tàu.


8
Phục vụ hàng hóa: cảng phải làm nhiệm vụ xếp dỡ, giao nhận, chuyển tải, bảo
quản, lưu kho, tái chế, đóng gói, phân phối hàng hóa XNK. Cảng cịn là nơi thực
hiện các thủ tục XNK, là nơi bắt đầu, tiếp tục hoặc kết thúc quá trình vận tải.
 Trang thiết bị:
 Nhóm trang thiết bị phục vụ tàu ra vào cảng và chờ đợi xếp dỡ hàng

 Nhóm trang thiết bị phục vụ việc vận chuyển, xếp dỡ hàng hóa tại cảng
 Nhóm trang thiết bị kho bãi của cảng sử dụng để chứa đựng và bảo quản hàng
hóa..
 Hệ thống đường giao thông và các công cụ vận tải của cảng: hệ thống đường sắt,
đường bộ, đường nội thủy…
 Nhóm trang thiết bị nổi của cảng: cầu tàu, cần cẩu…
 Nhóm trang thiết bị khác…


Câu 15: Khái niệm, đặc điểm và phương thức thuê tàu chợ
 K/n: Tàu chợ là tàu có hành trình được định sẵn, sẽ ghé qua những cảng nhất định
vào những giờ nhất định
 Đặc điểm:
 Lịch trình của tàu thường được các hãng tàu công bố trên các phương tiện thông
tin đại chúng để phục vụ khách hàng
 Chứng từ điều chỉnh các mối quan hệ của tàu chợ là vận đơn đường biển.
 Điều kiện chuyên chở được các chủ tàu in sẵn trên vận đơn và người thuê tàu
không được phép sửa đổi bổ sung những điều kiện đó.
 Mức phí định sẵn do chủ tàu đưa ra công bố trên biểu cước
 Phương thức thuê tàu chợ:
Khái niệm: thuê tàu chợ/ lưu cước tàu chợ (booking shipping space) là việc chủ
hàng liên hệ với chủ tàu hoặc đại lý của chủ tàu để dành chỗ trên tàu để chuyên
chở hàng hóa từ một cảng này đến một cảng khác
Trình tự các bước th tàu chợ:
1) Tìm mơi giới
2) Người mơi giới tìm tàu, chào tàu hỏi tàu
3) Người mơi giới gửi booking note cho chủ tàu
4) Người môi giới báo cho chủ hàng về thông tin tàu đã thuê, chủ hàng chuẩn
bị hàng hóa, làm thủ tục hải quan…
5) Chủ hàng đem hàng ra cảng, nhận B/L và giao hàng

Câu 16: Trình bày khái niệm của phương thức thuê tàu chợ và trình tự các bước thuê tàu.
 Phương thức thuê tàu chợ:
Khái niệm: thuê tàu chợ/ lưu cước tàu chợ (booking shipping space) là việc chủ
hàng liên hệ với chủ tàu hoặc đại lý của chủ tàu để dành chỗ trên tàu để chuyên
chở hàng hóa từ một cảng này đến một cảng khác
Trình tự các bước thuê tàu chợ:
6) Tìm mơi giới
7) Người mơi giới tìm tàu, chào tàu hỏi tàu
8) Người môi giới gửi booking note cho chủ tàu


9
9) Người môi giới báo cho chủ hàng về thông tin tàu đã thuê, chủ hàng chuẩn
bị hàng hóa, làm thủ tục hải quan…
10) Chủ hàng đem hàng ra cảng, nhận B/L và giao hàng
Câu 17: Khái niệm và các chức năng vận đơn đường biển
 Khái niệm: vận đơn đường biển là chứng từ chuyên chở hàng hóa bằng đường
biển do người chuyên chở hoặc đại diện của người chuyên chở cấp phát cho
người gửi hàng sau khi hàng hóa được xếp lên tàu hoặc sau khi nhận hàng để xếp.
o Người cấp vận đơn
o Thời điểm cấp vận đơn
o Người được cấp vận đơn
 Chức năng
o Vận đơn đường biển là bằng chứng xác nhận một hợp đồng chuyên chở
hàng hóa bằng đường biển đã được ký kết
o Vận đơn đường biển là biên lai nhận hàng để chở và biên lai giao hàng
o Vận đơn đường biển là chứng từ xác nhận quyền sở hữu hàng hóa ghi trên
vận đơn (Ai sở hữu B/L thì là người sở hữu lơ hàng)
CH phụ: phân tích các chức năng:
 TLCH tsao B/L chỉ là bằng chứng mà k phải là 1 HĐ? Vì trên vận đơn chỉ có chữ

ký xác nhận của 1 bên (còn HĐ là 2 bên). Nội dung hợp đồng có sự thỏa thuận
các điều kiện cịn B/L thì đã có sẵn các điều kiện và phải tn theo khơng được
sửa đổi.
 Tsao chỉ có B/L mới có chức năng chuyển nhượng quyền SH?
Câu 18: Phân biệt giữa vận đơn đã xếp hàng lên tàu và vận đơn nhận hàng để xếp.
 Vận đơn đã xếp hàng (shipped on board B/L): là loại B/L được cấp sau khi hàng
hóa đã được xếp lên tàu. Trên B/L thường thể hiện:
 Shipped On Board
 On Board
 Shipped
 Có giá trị ?
 Vận đơn nhận hàng để xếp (Received for shipment B/L): là loại B/L được phát
hành sau khi người chuyên chở nhận hàng, cam kết sẽ xếp hàng và vận chuyển
hàng hóa bằng con tàu ghi trên B/L
Câu 19: Phân biệt vận đơn đích danh, vận đơn theo lệnh, vận đơn vơ danh.


Vận đơn đích danh : là loại vận đơn được ghi rõ tên người nhận hàng. Theo quy
định vận đơn đích danh khơng thể chuyển nhượng bằng ký hậu chuyển
nhượng được. Chỉ người nào được ghi tên trên vận đợn mới có là người nhận
hàng hợp pháp, chỉ có họ mới được nhận hàng, ngồi ra khơng có ai khác được
làm điều này.
Thơng thường vận đơn đích danh chỉ được sử dụng trong một số trường hợp như:
quà, vậthàng cá nhân gửi cá nhân, hàng gửi từ công ty mẹ đến công ty con; hàng
triển lãm…


10




Vận đơn vô danh (to bearer B/L): là loại vận đơn mà trên đó tên người nhận hàng
bị bỏ trống, được ghi là vô danh, hoặc phát hành theo lệnh nhưng không ghi rõ là
theo lệnh của ai, hoặc phát hành theo lệnh cho một người hưởng lợi nhưng người
đó đã ký hậu vận đơn (đã từ bỏ quền SH) và không chỉ định một người hưởng lợi
khác.
Người vận chuyển có thể giao hàng cho bất kì ai chỉ cần họ xuất trình được vận
đơn. Vận đơn vơ danh sẽ được chuyển nhượng từ người này sang người khác
bằng cách trao tay.

Vận đơn theo lệnh (To order B/L): là loại B/L trên đó khơng ghi tên và địa chỉ
người nhận hàng mà chỉ ghi “theo lệnh” (to order) hoặc có ghi tên của người nhận
hàng nhưng đồng thời ghi thêm “hoặc theo lệnh” (or to order)
 Người nào được quyền đi nhận hàng là tùy thuộc vào người ra lệnh. Có thể
chuyển nhượng được bằng cách ký hậu. Người ra lệnh thường là: Người gửi
hàng, người nhận hàng, ngân hang phát hành, đích danh một người nào đó



Câu 20: Ký hậu chuyển nhượng chứng từ vận tải là gì ? Có những cách ký hậu chuyển
nhượng nào ?
 K/N :
- Ký hậu (endorsement): thủ tục chuyển nhượng quyền sở hữu hàng hóa ghi trên
B/L từ người hưởng lợi này sang người hưởng lợi khác, chỉ sử dụng cho vận đơn vô danh
hoặc vận đơn theo lệnh.
- Người ký hậu phải ký tên, đóng dấu vào mặt sau B/L và trao cho người hưởng
lợi
- Về mặt pháp lý, hành vi ký hậu của người ký tên trên B/L thừa nhận việc từ bỏ
quyền sở hữu hàng hóa ghi trên B/L cho người được hưởng.
- Người ký hậu phải tuân thủ các quy định:

Những cách ký hậu chuyển nhượng
 Các cách ký hậu:
- Ký hậu đích danh: ký ở mặt sau B/L gốc, người kí hậu ghi rõ tên người hưởng lợi,
ký và đóng dấu xác nhận
- Ký hậu theo lệnh: ký ở mặt sau B/L gốc, người kí hậu ghi “theo lệnh của...”
- Ký hậu vô danh/để trống: ký ở mặt sau B/L gốc, người kí hậu chỉ ghi rõ tên mình,
ký và đóng dấu xác nhận hoặc ghi rõ là để trống
- Ký hậu miễn truy đòi (without recourse):
Câu 21: Phân biệt vận đơn đi thẳng, vận đơn chở suốt, vận đơn (chứng từ) vận tải đa
phương thức (vận tải liên hợp)
 Vận đơn đi thẳng (Direct B/L): là loại B/L được cấp khi hàng hóa được chuyên
chở thẳng từ cảng xếp hàng đến cảng dỡ hàng mà khơng có chuyển tải dọc đường
 Vận đơn chở suốt (Through B/L): Là B/L được cấp khi hàng hóa có chuyển tải (ít
nhất 2 phương tiện) vdu: chuyển tải từ tàu này sang tàu khác
 Khiếu nại ai khi có tổn thất? Chủ hàng khiếu nại người chuyên chở ký hđ, sau đó
ng cc theo hđ đi kiện lại những người cc thực tế


11
 Sự khác biệt vận đơn chở suốt và vận đơn chặng? Vận đơn chở suốt là vận đơn
bao gồm nhiều chặng với nhiều phương tiện vận tải trong cùng 1 phươn thức vận
tải. Vận đơn chặng là vận đơn được cấp cho từng chặng trong hành trình có
chuyển tải.
 Vận đơn vận tải đa phương thức (Multimodal Transport B/L): là B/L được cấp khi
có ít nhất 2 phương thức vận tải trong qtrinh v/c hh. Vdu: tàu, container.
Câu 22: Trình bày về Surrendered Bill of Lading và Sea Way Bill.
Câu 23: Trình bày trách nhiệm của người chuyên chở đường biển đối với hàng hóa theo
Quy tắc Hague. (câu 27)
Câu 24: Trình bày trách nhiệm của người chuyên chở đường biển đối với hàng hóa theo
Quy tắc Hague-Visby. (câu 27)

Câu 25: Trình bày trách nhiệm của người chuyên chở đường biển đối với hàng hóa theo
Quy tắc Hamburg. (câu 27)
Câu 26: Trình bày các nguồn luật điều chỉnh trách nhiệm của người chuyên chở đường
biển đối với hàng hóa vận chuyển theo vận đơn và so sánh nội dung về thời hạn trách
nhiệm của người chuyên chở theo các nguồn luật đó.
Các nguồn luật điều chỉnh :
 Cơng ước quốc tế để thống nhất một số quy tắc về vân đơn đường biển
(International Convention for the unification of certain rules relating to Bills of
lading)- Công ước Brussel 1924/ Quy tắc Hague
 Nghị định thư sửa đổi Công ước quốc tế để thống nhất một số quy tắc về vận đơn
đường biển- Quy tắc Hague Visby 1968
 Nghị định thư SDR 1979
 Công ước của Liên hiệp quốc về chuyên chở hàng hóa bằng đường biển (United
Nation Convention on the carriage of goods by sea)- Công ước/ Quy tắc
Hamburg 1978
 Bộ luật hàng hải Việt nam
Thời hạn trách nhiệm (Period of Responsibility): là một khoảng thời gian và không gian
mà người chuyên chở phải chịu trách nhiệm về những mất mát, hư hỏng của hàng hóa
 Theo Cơng ước Brussel 1924 và NĐT Visby 1968:
 Người chuyên chở chịu trách nhiệm đối với hàng hóa kể từ khi hàng hóa
được xếp lên tàu tại cảng đi cho đến khi hàng hóa được dỡ ra khỏi tàu tại
cảng đến
 Theo Cơng ước Hamburg 1978:
 Người chuyên chở chịu trách nhiệm đối với hàng hóa kể từ khi nhận hàng
để chở ở cảng xếp hàng cho đến khi giao xong hàng ở cảng dỡ hàng
- Người chuyên chở được coi như đã nhận hàng để chở khi nhận hàng từ khi hàng
hóa chưa được xếp lên tàu tại cảng đi
- Người chuyên chở được coi như đã giao hàng cho người nhận khi hàng hóa đã
được dỡ ra khỏi tàu và giao hàng xong ở cảng dỡ.
Câu 27: Trình bày các nguồn luật điều chỉnh trách nhiệm của người chuyên chở đường

biển đối với hàng hóa vận chuyển theo vận đơn và so sánh nội dung về cơ sở trách nhiệm
của người chuyên chở theo các nguồn luật đó.


12
Cơ sở trách nhiệm( basis of liability): trách nhiệm của người chuyên chở về những mất
mát, hư hỏng của hàng hóa
 Theo Cơng ước Brussel 1924 và NĐT Visby 1968: người chuyên chở phải chịu
trách nhiệm về những thiệt hại do mất mát, hư hỏng của hàng hóa khi hàng hóa
cịn thuộc trách nhiệm của người chun chở.
Người chun chở có 3 trách nhiệm sau:
- Cung cấp tàu có đủ khả năng đi biển:
Tàu phải bền chắc, kín nước, chịu được sóng gió trong điều kiện thơng
thường
Tàu phải thích hợp cho việc chuyên chở hàng hóa
Tàu được cung ứng đầy đủ về nhiên liệu, biên chế đầy đủ về thủy thủ
- Người chuyên chở phải xếp hàng một cách cẩn thận và thích hợp cho việc
chất, xếp, di chuyển, khuân vác, chăm sóc và dỡ hàng.
- Phải cấp vận đơn đường biển cho người gửi hàng.
 Theo Công ước Hamburg 1978: người chuyên chở phải chịu trách nhiệm về thiệt
hại do mất mát, hư hỏng của hàng hóa và chậm giao hàng khi hàng hóa cịn
thuộc trách nhiệm của người chuyên chở
 Hàng hóa bị coi là chậm giao khi hàng hóa khơng được giao tại cảng dỡ
theo quy định trong HĐVT trong thời gian thỏa thuận
 Hàng bị coi là mất là hàng đã bị mất mát, hư hỏng khi có sự cố và ngay cả
khi là do cháy gây ra nếu người khiếu nại chứng minh được cháy là lỗi
lầm hay sơ xuất của người chuyên chở
 Quy định trách nhiệm của người chuyên chở dựa trên nguyên tắc “lỗi hay
sơ suất suy đốn” . Nếu có mất mát, hư hỏng của hàng hóa và chậm
giao hàng xảy ra thì suy đốn lỗi do người chun chở. Muốn thốt lỗi

người chun chở phải chứng minh được lỗi khơng do mình gây ra hoặc
đã cố hết sức và dùng mọi biện pháp để ngăn ngừa sự cố xảy ra.
Câu 28: Trình bày các nguồn luật điều chỉnh trách nhiệm của người chuyên chở đường
biển đối với hàng hóa vận chuyển theo vận đơn và so sánh nội dung về giới hạn trách
nhiệm của người chuyên chở theo các nguồn luật đó.
Giới hạn trách nhiệm (Limit of Liability):
 Theo Cơng ước Brussel 1924: 100GBP/ kiện hay đơn vị hàng hóa bị mất mát, hư
hỏng
 Theo NĐT Visby 1968: 10 000Franc vàng /kiện, đơn vị hàng hóa hoặc 30 Franc
vàng/ kg hàng hóa cả bì bị mất mát hư hỏng tùy theo cách tính nào có lợi chủ
hàng lựa chọn
 Đối với hàng hóa chuyên chở trong Container:
 NĐT SDR 1979: 666.67 SDR/kiện, đơn vị hàng hóa, hoặc 2SDR/kg hàng hóa cả
bì bị mất mát hư hỏng tùy theo cách tính nào có lợi chủ hàng lựa chọn
 Theo Cơng ước Hamburg 1978:
 Hàng hóa bị mất mát, hư hỏng: 835 SDR/kiện, đơn vị hoặc 2.5SDR/kg
hàng hóa cả bì tùy theo cách tính nào có lợi chủ hàng lựa chọn.
 Đối với các nước không phải là thành viên của IMF hoặc những nước luật
lệ không cho phép sử dụng đồng SDR?


13
 Đối với hàng chuyên chở trong Container: quy định giống NDT Visby
1968, bổ sung thêm: nếu bản thân vỏ Container hoặc công cụ vận tải
tương tự bị mất mát, hư hại thì container đó được tính là một đơn vị hàng
hóa để bồi thường nếu khơng thuộc sở hữu của người chuyên chở hoặc
không do người chuyên chở cung cấp.
 Chậm giao hàng: giới hạn trách nhiệm của người chuyên chở là một số
tiền tương đường với 2.5 lần tiền cước của số hàng chậm giao nhưng
không vượt quá tổng tiền cước của toàn bộ hợp đồng vận chuyển đường

biển.
Câu 29: Trình bày nội dung về thơng báo tổn thất và khiếu nại người chuyên chở đường
biển đối với hàng hóa vận chuyển theo vận đơn theo các nguồn luật quốc tế hiện hành.
Thông báo tổn thất: là thông báo bằng văn bản của người nhận hàng, nói rõ tình
trạng tổn thất của hàng hóa, gửi cho người chun chở trong một thời gian quy
định để bảo lưu quyền khiếu nại với người chuyên chở.
 Nếu tổn thất rõ rệt: là những tổn thất có thể nhìn thấy được bằng mắt thường
 Thông báo tổn thất được thể hiện bằng COR (biên bản hàng đổ vỡ hư
hỏng)
 Theo Công ước Brussel và NĐT Visby: COR phải được lập trước hoặc
vào lúc giao hàng
 Theo Công ước Hamburg: COR phải được lập không muộn hơn ngày làm
việc sau ngày giao hàng cho người nhận
 Nếu tổn thất không rõ rệt: là những tổn thất khó có thể phát hiện được bằng mắt
thường hay là những nghi ngờ có tổn thất.
 Thông báo tổn thất được thể hiện bằng LOR (Letter of Reservation- thư
dự kháng) cho người chuyên chở hoặc đại lý của họ.
 Theo Công ước Brussel và NĐT Visby: phải thơng báo trong vịng 3 ngày
sau khi nhận được hàng
 Theo Cơng ước Hamburg: phải thơng báo trong vịng 15 ngày liên tục sau
khi nhận được hàng
 Chậm giao hàng (chỉ áp dụng riêng cho Công ước Hamburg): người nhận hàng
phải thông báo bằng văn bản cho người chuyên chở trong vịng 60 ngày liên tục
sau ngày hàng hóa được giao cho người nhận.
Khiếu nại người chuyên chở
 Những người có thể khiếu nại người chuyên chở:
 Hồ sơ khiếu nại:
 Nhằm mục đích?
 Gồm các giấy tờ, chứng từ:
 Vận đơn đường biển

 Hóa đơn thương mại
 Phiếu đóng gói
 Biên bản hàng đổ vỡ hư hỏng (COR)
 Biên bản kết toán nhận hàng với tàu (ROROC)
 Giấy chứng nhận hàng thiếu (Certificate of Shortlanded Cargo)
 Thư dự kháng (LOR)


14
 Biên bản giám định (Survey Report)
 Các giấy tờ, chứng từ chứng minh lỗi của người chuyên chở
 Thời hạn khiếu nại
 Công ước Brussel: 1 năm kể từ ngày giao hàng hoặc từ ngày hàng hóa
đáng lẽ phải được giao
 NĐT Visby: 1 năm và các bên có thể thỏa thuận kéo dài thêm nhưng thời
hạn kéo dài không được quá 3 tháng
 Công ước Hamburg: 2 năm và các bên cũng có thể thỏa thuận kéo dài
thêm

Câu 30: Trình bày trách nhiệm của người chuyên chở đường biển đối với hàng hóa vận
chuyển theo vận đơn theo Bộ luật Hàng hải Việt nam 2005.
 Thời hạn trách nhiệm: Điều 74: “Trách nhiệm của người vận chuyển phát sinh từ
khi người vận chuyển nhận hàng tại cảng nhận hàng, được duy trì trong suốt quá
trình vận chuyển và chấm dứt khi kết thúc việc trả hàng tại cảng trả hàng.”
 Cơ sở trách nhiệm: người chuyên chở chịu trách nhiệm về những mất mát, hư
hỏng của hàng hóa
 Quy định 3 trách nhiệm chính của người chuyên chở
 Quy định 17 trường hợp miễn trách cho người chuyên chở, nhưng người
chuyên chở muốn được miễn trách thì phải chứng minh mình khơng có
lỗi.

 Giới hạn trách nhiệm:
 Hàng có kê khai giá trị: bồi thường theo giá trị kê khai
 Hàng không kê khai giá trị: 666.67 SDR/ kiện, đơn vị hàng hóa hoặc
2SDR/kg hàng hóa cả bì tùy theo cách tính nào có lợi chủ hàng lựa chọn.
Tiền bồi thường được chuyển đổi thành tiền Việt nam theo tỷ giá chính
thức do Ngân hàng Ngoại thương Việt nam cơng bố ở thời điểm thanh
tốn tiền bồi thường.
 Đối với hàng hóa chuyên chở trong Container và các công cụ vận tải
tương tự: quy định giống NĐT Visby 1968
 Chậm giao hàng: quy định giống Hamburg
Câu 31: Khái niệm và đặc điểm của tàu chuyến
Khái niệm
 Tàu chuyến là tàu chuyên chở hàng hóa giữa hai hoặc nhiều cảng theo yêu cầu
của chủ hàng trên cơ sở một hợp đồng thuê tàu.
 Tàu chuyến là tàu không chạy thường xuyên trên một tuyến đường nhất định,
không ghé qua những cảng nhất định và khơng theo một lịch trình định trước.
Đặc điểm
- Thường được dùng để chuyên chở hàng hóa có khối lượng lớn, tính chất hàng
hóa tương đối thuần nhất và người thuê tàu thường có đủ hàng để xếp đầy tàu.
- Thường có 1 boong, miệng hầm rộng để thuận tiện cho việc xếp dỡ hàng hóa lên
xuống tàu.


15
-

-

Tốc độ tàu chuyến tương đối chậm hơn so với tàu chợ
Cước phí tàu chuyến/ 1 đơn vị hàng hóa thấp hơn so với tàu chợ. Vì:

o Cước phí tàu chợ có sẵn khơng đổi cịn tàu chuyến là do thỏa thuận HĐ
o Chi phí bốc vác lưu kho sắp xếp hàng hóa của tàu chợ là cố định, do người
khác làm nên cphi cao hơn còn tàu chuyến là do tự thỏa thuận
o Tàu chợ cịn thu “phí khống” bù cho những chuyến ít hoặc khơng có hàng
Điều kiện chun chở, cước phí, chi phí bốc xếp hàng hóa được quy định cụ thể
trong hợp đồng thuê tàu do hai bên thỏa thuận ký kết.
Note: chất lượng tàu phụ thuộc chủ tàu hay người chuyên chở chứ k phụ thuộc
vào hạng tàu

Câu 32: Khái niệm phương thức thuê tàu chuyến, trình tự các bước thuê tàu chuyến và
các hình thức thuê tàu chuyến
Khái niệm
- Thuê tàu chuyến là việc chủ hàng liên hệ với chủ tàu hoặc đại diện của chủ tàu,
yêu cầu thuê toàn bộ con tàu để chuyên chở hàng hóa từ 1 hay nhiều cảng xếp đến
1 hay nhiều cảng dỡ theo yêu cầu chủ hàng.
Các hình thức thuê tàu chuyến
- Thuê chuyến một (single trip):
- Thuê chuyến một khứ hồi (round trip)
- Thuê chuyến một liên tục (Consecutive voyage)
- Thuê liên tục khứ hồi
- Thuê khoán
- Thuê bao
- Thuê định hạn:
- Thuê định hạn trơn
- Th định hạn khơng trơn
Các bước th tàu chuyến:
- Tìm môi giới
- Môi giới chào tàu hỏi tàu
- Đàm phán các điều kiện giao hàng và chuyên chở
- Ký hợp đồng vận tải

- Thực hiện hợp đồng
Câu 33: Quy định về chủ thể của hợp đồng thuê tàu chuyến
 Điều khoản về chủ thể hợp đồng
 Chủ thể của hợp đồng: người chuyên chở, người thuê tàu
 Cần ghi rõ tên, địa chỉ, số điện thoại, số Fax của các bên
 Nếu ký hợp đồng thông qua đại lý hoặc công ty môi giới cần ghi rõ “as
agent only”-“thông qua đại lý” ở cuối hợp đồng
Câu 34: Quy định về tàu của hợp đồng thuê tàu chuyến
 Điều khoản về con tàu: quy định một cách cụ thể các đặc trưng cơ bản của con
tàu:
 Tên tàu
 Quốc tịch tàu


16
 Chất lượng tàu
 Động cơ tàu
 Cấp hạng tàu
 Trọng tải
 Dung tích
 Mớn nước
 Vị trí của tàu
 HĐ thuê tàu chuyến có thể quy định thêm là trong Th con tàu chỉ định khơng đến
được thì chủ tàu phải cung cấp 1 con tàu thay thế có những đặc điểm tương tự
Câu 35: Quy định về thời gian tàu đến cảng xếp hàng của hợp đồng thuê tàu chuyến
Điều khoản thời gian tàu đến cảng xếp hàng: là thời gian tàu phải đến cảng xếp
hàng nhận hàng để chở theo quy định của hợp đồng
 Các cách quy định:
o Quy định ngày cụ thể: vdu vào ngày 21/10/2017
o Quy định một khoảng thời gian: vdu vào khoảng từ ngày 5/10/2017 đến ngày

10/10/2017
o Lưu ý:
- Nếu tàu đến muộn và không ss xếp hang trước hoặc vào ngày 21/10 hay
10/10 thì người th tầu có quyền hủy HĐ và địi bồi thường nếu có.Ngày
21 và ngày 10 gọi là ngày hủy HĐ(canclelling date)
- Việc người thuê có thể hủy HĐ hay khơng phụ thuộc: tính cấp bách giao
hàng, thời hạn L/C, giá cước trên TT
- Thay vì hủy HĐ có thể thỏa thuận tiếp tục HĐ với giá cước thấp hơn
- Nhiều HĐ qđịnh phải tuyên bố có hủy hđ hay khơng trong vịng 48 tiếng
kể từ ngày nhận đc ETA(tgian dự kiến đến cảng) của Thuyền trưởng

o
o
o
o
o

Một con tàu được coi như đã đến cảng và sẵn sàng xếp hàng hoặc dỡ hàng khi:
Tàu đã đến được vùng thương mại của cảng
Tàu sẵn sàng xếp dỡ về mọi mặt
Làm xong các thủ tục vào cảng (hải quan, biên phòng, vệ sinh y tế)
Sẵn sàng các điều kiện kỹ thuật cho việc xếp hàng
Tàu đã trao thông báo sẵn sàng xếp dỡ (NOR- Notice of Readiness) cho người
thuê tàu hoặc người nhận hàng một cách thích hợp.

Câu 36: Quy định về hàng hóa của hợp đồng thuê tàu chuyến
Điều khoản về hàng hóa (Cargo Clause)
 Tên hàng:
- Ghi rõ tên hàng hóa chuyên chở
- Nếu chủ hàng muốn chuyên chở hai loại hàng hóa trên cùng một

chuyến tàu thì phải ghi “và/ hoặc tên hàng hóa thay thế”: “1000
MT of rice and/or maize”
- Nếu vào lúc ký hợp đồng th tàu chưa xác định được tên hàng thì
có thể quy định chung “giao một mặt hàng hợp pháp”: “rubber
and/or any lawful goods”


17
 Bao bì hàng hóa: quy định loại bao bì cụ thể, ghi rõ ký mã hiệu
 Số lượng hàng hóa: tùy theo từng mặt hàng có thể quy định chở theo trọng lượng
hoặc thể tích, nên quy định kèm theo một tỷ lệ dung sai:
- Khoảng (about)
- Số lượng tối đa, tối thiểu (max, min)
- Ghi chính xác số lượng + dung sai: 10 000 MT more or less 5% at
Master’s option
Câu 37: Quy định về cảng xếp dỡ của hợp đồng thuê tàu chuyến
Điều khoản về cảng xếp dỡ
 Có 2 cách quy định:
- QĐ Cụ thể cảng nào, cầu cảng số mấy: Ghi rõ tên cảng xếp dỡ, tên cầu cảng nếu
có, quy định thứ tự xếp dỡ của cầu cảng nếu nhiều cầu cảng và quy định phí di
chuyển cầu do ai chịu
- QĐ Chung chung: “one safe berth, Haiphong Port”
Cảng xếp dỡ phải an toàn:
- Về hàng hải: cầu cảng có độ sâu mớn nước thích hợp để ra vào neo đậu hoặc
chạm đất nhưng vẫn an tồn
- Về chính trị: khơng có chiến tranh chiến sự xảy ra, nếu có chủ tàu khơng chịu TN
về thiệt hại
Câu 38: Quy định về chi phí xếp dỡ của hợp đồng thuê tàu chuyến
o Theo điều khoản tàu chợ: chủ tàu chịu mọi TN và chi phí xếp dỡ, sắp xếp, san
cào, chèn lót hàng hóa

o Theo điều khoản miễn xếp dỡ (Free in and out-FIO): chủ tàu miễn TN xếp hàng
lên tàu ở cảng đi và dỡ hàng khỏi tàu ở cảng đến. Chi phí và TN xếp dỡ do người
thuê tàu chịu hoặc do người nhận chịu tùy theo tập quán cảng
o Theo điều khoản miễn xếp hàng (Free in-FI): chủ tàu miễn TN xếp hàng lên tàu ở
cảng đi nhưng chịu TN dỡ hàng khỏi tàu ở cảng đến. Chi phí và TN xếp hàng do
người thuê tàu chịu
o Theo điều khoản miễn dỡ xếp hàng (Free out -FO): chủ tàu miễn TN dỡ hàng
khỏi tàu ở cảng đến nhưng chịu TN và chi phí xếp hàng lên tàu ở cảng đi. Chi phí
và TN dỡ hàng do người thuê tàu chịu
 Lưu ý:
- Nếu có chi phí sắp xếp, san cào thì phải thỏa thuận do ai chịu.
- Nếu miễn cho tàu thì thêm S (stowed-sắp xếp) hoặc T (trimmed-san cào)
vào sau các thuật ngữ. VD: FOT, FOS, FIS, FIT, FIOS, FIOT
- Các thuật ngữ trên chỉ MQH giữa chủ tàu và người thuê tàu, không
phải giữa người Mua và người Bán => khơng sdu trong HĐMB hàng
hóa
- Phải lựa chọn điều kiện chi phí xếp dỡ phù hợp để nói rõ mức giá cước
có gồm chi phí xếp dỡ, san cào, sắp xếp,…hàng hóa hay chưa.
Câu 39: Quy định về cước phí thuê tàu của hợp đồng thuê tàu chuyến


18
Điều khoản cước phí thuê tàu: là số tiền mà người thuê tàu phải trả cho việc vận
chuyển hàng hóa hoặc những dịch vụ có liên quan đến việc vận chuyển
o Mức cước: là số tiền cước tính trên một đơn vị hàng hóa
o Đơn vị tính cước
o Đồng tiền tính cước
o Số lượng hàng hóa tính cước:
- Theo số lượng hàng hóa thực xếp lên tàu tại cảng đi (On taken
quantity)

- Theo số lượng hàng thực giao tại cảng đến (Delivery Quantity)
o Thời gian thanh toán:
- Tiền cước trả trước( Freight Prepaid/ Freight payable at Loading
port): trả tại cảng xếp, sau khi ký vận đơn 1 số ngày (sau khi xếp
hàng xong) Khơng được hồn lại cho dù tàu/hàng bị mất hay
không mất. Cần yêu cầu ghi rõ vào vận đơn chữ “Freight Prepaid”
- Tiền cước trả sau(Freight to Collect): trả tại cảng đến: khi bắt đầu
dỡ hàng, trong khi dỡ hàng, sau khi dỡ hàng xong, sau khi giao
hàng xong.
- Tiền cước trả trước 1 phần, trả sau 1 phần: VD: tiền cước sẽ trả
trước 80% trong vòng 3 ngày ngân hàng sau khi xếp xong hàng, ký
và giao vận đơn, phần còn lại sẽ được trả khi dỡ xong hàng
Câu 40: Trình bày điều khoản quy định về thưởng/phạt xếp dỡ trong hợp đồng thuê tàu
chuyến.
Điều khoản thưởng phạt xếp dỡ nhanh chậm
 Tiền thưởng xếp dỡ nhanh (Despatch money): là khoản tiền mà người chuyên chở
trả (tiền thưởng) cho người thuê tàu về việc xếp dỡ hàng hóa nhanh hơn so với
thời gian quy định của hợp đồng
- Mức thưởng = ½ mức phạt:
- Thời gian thưởng: quy định rõ tổng số ngày giờ tiết kiệm được hay tổng số ngày
giờ làm việc tiết kiệm được( không gồm chủ nhật), gồm thời gian tốt trời hay
không quy định gì về thời tiết
- Tổng tiền thưởng = mức thưởng X thời gian thưởng
 Tiền phạt xếp dỡ chậm (demurrage money): là khoản tiền mà người thuê tàu phải
trả (tiền phạt) cho người chuyên chở về việc xếp dỡ hàng hóa chậm hơn so với
thời gian quy định của hợp đồng
- Mức phạt = 2 mức thưởng
- Thời gian phạt: quy định rõ tổng số ngày giờ chậm trễ hay tổng số ngày giờ làm
việc chậm trễ ( không gồm chủ nhật), gồm thời gian tốt trời hay khơng quy định
gì về thời tiết

- Tổng tiền phạt = mức phạt X thời gian phạt
 Cách tính thưởng phạt:
o Tính bù trừ: thời gian thưởng – thời gian phạt
o Tính riêng: tiền thưởng riêng, tiền phạt riêng
 Để xem xét vấn đề thưởng phạt xếp dỡ nhanh chậm cần thực hiện:
o Tính tốn thời gian thực tế xếp dỡ


19
o Tính thời gian bị phạt/ được thưởng
o Tiền thưởng/phạt= mức thưởng phạt X thời gian thưởng/phạt
 Lưu ý : phụ thuộc thời gian tàu đến cảng thực tế, việc trao NOR, thời tiết, tập
quán, ngày làm việc
Câu 41: Khái niệm, đặc điểm, các hình thức thuê tàu định hạn và các trường hợp áp dụng
thuê tàu định hạn.
 K/N:
Cho thuê tàu định hạn là việc chủ tàu cho người th th con tàu vào mục đích
chun chở hàng hóa, hoặc người thuê khai thác con tàu để kinh doanh tàu lấy
cước trong 1 thời gian nhất định.
 Đặc điểm:
- Mối quan hệ giữa người thuê và chủ tàu được điều chỉnh bằng 1 văn bản là hợp
đồng thuê tàu định hạn (Time Charter Party).
- Đây là hình thức cho thuê tàu tài sản. Trong suốt thời gian cho thuê, quyền sở hữu
con tàu vẫn thuộc chủ tàu. Chủ tàu chỉ chuyển quyền sử dụng cho người thuê.
- Chủ tàu có trách nhiệm chuyển giao quyền sử dụng con tàu từ khi hiệu lực hợp
đồng có tác dụng và đảm bảo khả năng đi biển của tàu trong suốt thời gian thuê.
- Hết thời hạn thuê, người thuê phải trả lại tàu cho chủ tàu trong tình trạng kĩ thuật
bảo đảm tại 1 cảng nhất định theo thời gian qui định. Cước phí cho thuê tàu được
tính theo đơn vị thời gian (USD/ngày, VND/ngày)
 Các hình thức:

o Thuê tàu định hạn phổ thơng(time charter):Là hình thức cho th tàu định hạn
gồm cả thuyền viên. Trong suốt thời gian thuê, thuyền trưởng và toàn bộ thuyền
viên trên tàu, chịu sự quản lý cảu người đi thuê. Tất cả các chi phí liên quan đến
khai thác con tàu do người thuê tàu chịu, trừ tiền lương, tiền ăn và phụ cấp của
thuyền viên.
- Là phương thức cho thuê tài sản, tàu của chủ tàu cho người thuê thuê 1
con tàu cùng với thuyền bộ thích hợp
- Quyền sở hữu tàu thuộc về chủ tàu
- Hết thời hạn thuê chủ tàu sẽ đòi lại tàu để kinh doanh.
- Chủ tàu có trách nhiệm đảm bảo cho con tàu ln ở tình trạng kĩ thuật
tốt đủ khả năng đi biển trong suốt thời gian cho th
- Người th có trách nhiệm hồn trả lại con tàu với tình trạng kĩ thuật
tốt được ghi nhận sau khi hết hợp đồng thuê tạu nơi và thời điểm quy
định
- Thuyền trưởng, sĩ quan và thủy thủ trên tàu đó phải thực hiện mệnh
lệnh của người thuê tàu
- Người thuê sẽ thực hiện chức năng của người chuyên chở
 Thuê định hạn theo thời gian (period T/C)
 Thuê định hạn theo chuyến (trip T/C)
o Thuê tàu định hạn trần (Bare boat charter): Là hình thức chỉ cho thuê con tàu (vỏ,
máy, các trang thiết bị cần thiết) không cho thuê thuyền viên. Với hình thức này,
người thuê tàu phải chịu tất cả các chi phí liên quan đến hoạt động sản xuất kinh


20


o

o


o

doanh của con tàu, đồng thời phải bỏ chi phí thuê thuyền viên, cũng như lương,
tiền ăn và phụ cấp của họ hàng tháng. Các chi phí liên quan đến khai thác con
tàu gồm: chi phí nhiên liệu, nước ngọt, cảng phí, đại lý phí, hoa tiêu phí,
BHTNDS của chủ tàu và các chi phí liên quan đến việc xếp dỡ hàng hóa nếu có
Các TH áp dụng:
Đối với chủ tàu:
- Có khó khăn tạm thời trong việc tìm kiếm nguồn hàng để chun chở.
- Có mục đích kinh doanh về cho thuê tàu định hạn với tư cách là chủ tàu
thuần túy.
- Giá cước trên thị trường thuê tàu chuyến có xu hướng giảm lâu dài.
Đối với chủ hàng:
- Khi chủ hàng có nhu cầu vận chuyển lớn và lâu dài, để tránh phụ thuộc
vào thị trường thuê tàu chuyến hoặc đi thuê tàu định hạn để tự chuyên chở.
- Tạo thế chủ động trong việc vận chuyển hàng hóa của mình.
- Giảm chi phí vận chuyển trên cơ sở so sánh giữa thuê tàu định hạn và thuê
tàu chuyến.
- Tránh việc giá cước vận chuyển tăng lâu dài trên thị trường.
- Những người kinh doanh khai thác con tàu thuê để lấy cước kiếm lời.
Trong thuê tàu định hạn, chủ tàu phải thanh tốn các chi phí sau:
- Chi phí khấu hao.
- Trích trước về sửa chữa lớn và sửa chữa thường xuyên cho tàu.
- Mua bảo hiểm cho thân tàu và TNDS (Hull & P and I)
- Chi phí quản lý.
- Chi phí dầu nhờn.
- Lương thuyền viên và các khoản khác cho thuyền viên (tàu thuê định hạn
phổ thông).


Câu 42. Hãy quy định các điều khoản: thời gian xếp dỡ, thưởng phạt xếp dỡ để chuyên
chở 1 lô hàng 10.000 tấn gạo từ Việt Nam ra nước ngoài

thgian xếp dỡ: 5 weather working days of 24 consecutive hours, sundays
and holidays excepted unless used SHEXUU (5 ngày làm việc, chủ nhật,
ngày lễ đc nghỉ nhưng nếu có làm thì tính)
- thưởng phạt xếp dỡ
+ mức phạt xếp dỡ chậm là 6000 USD/day
+ mức thưởng xếp dỡ nhanh là 3.000 USD/day
+ việc thanh toán thưởng phạt xếp dỡ giữa chủ tàu và ng thuê tàu trong
vòng 1 tháng kể từ ngày thuyền trưởng ký vào biên bản thực tế SOF
Câu 43. Hãy quy định các điều khoản: cước phí, luật lệ giải quyết tranh chấp, để chuyên
chở 1 lô hàng 10.000 tấn gạo từ Việt Nam ra nước ngồi
Câu 44. Hãy quy định các điều khoản: hàng hóa, con tàu, để chuyên chở 1 lô hàng
10.000 tấn gạo từ Việt Nam ra nước ngoài


21

- con tàu: tàu Rạng Đông, Việt Nam, trọng tải tịnh 10 MT trọng tải toàn
phần 12 MT, cấp hạn Lloyds Register
- hàng hóa: Gạo Việt Nam, 10 MT more or less 5% at master's option, bao
đay đơn mới, mỗi bao 50kg tịnh
Câu 45. Hãy quy định các điều khoản: chi phí xếp dỡ, thời gian tàu đến cảng xếp hàng,
để chuyên chở 1 lô hàng 10.000 tấn gạo từ Việt Nam ra nước ngồi

Chi phí xếp dỡ: According to customs of port (tùy theo tập quán cảng, sử
dụng cho điều kiện tàu chợ)
Thời gian tày đến cảng xếp hàng: LAYCAN 26th April - 6th May 2015
Câu 46. Phân biệt BL hồn hảo và khơng hồn hảo

 Vận đơn hồn hảo:
o Trên đó khơng có những ghi chú nhận xét xấu hoặc ghi chú bảo lưu của thuyền
trưởng về hàng hóa hoặc tình trạng bên ngồi của hàng hóa
o VĐHH có ý nghĩa quan trọng trong TMQT do người mua và ngân hàng yêu cầu 1
bằng chứng hiển nhiên của việc xếp hàng tốt trước khi chấp nhận thanh toán
 Vận đơn khơng hồn hảo:
o Trên đó có những ghi chú nhận xét xấu hoặc ghi chú bảo lưu của thuyền trưởng
về hàng hóa hoặc tình trạng bên ngồi của hàng hóa
o Khơng được ngân hàng chấp nhận thanh tốn.
 Cách thể hiện:
- Ký mã hiệu không rõ, một số bao bì bị rách, thùng chảy, nhiều hịm catton
ướt thể hiện 1 là vận đơn khơng hồn hảo
- Khơng biết về số lượng, phẩm chất bên trong; bao bì dùg lại, thùng cũ;
người gửi hàng xếp và đếm, niêm phong kẹp chì;… khơng làm mất tính
hồn hảo của VĐ
 Cách khắc phục:
- Đảm bảo hh không bị hư hỏng, đổ vỡ, bao bì khơng rách, khơng ướt, trơng
bên ngồi là tốt
- Phải có một Biên lai Thuyền phó sạch
- Thư bảo đảm. => khơng có giá trị pháp lý, ít được thuyền trưởng chấp
nhận.
III.

Chương 4. Chuyên chở hàng hóa ngoại thương bằng đường hàng khơng

Câu 42: Vị trí và đặc điểm của vận tải hàng khơng.
1. Vị trí
- Vận tải hàng khơng có vị trí số một trong việc vận chuyển:
 Hàng đòi hỏi phải giao ngay để đáp ứng nhu cầu và thời cơ thị trường
 Hàng mau hỏng

 Hàng cứu trợ khẩn cấp
 Hàng giá trị cao, quý hiếm
- Vị trí quan trọng trong việc giao lưu kinh tế- văn hóa giữa các dân tộc, quốc gia trên thế
giới


22
- Mắt xích quan trọng trong vận tải đa phương thức
2. Đặc điểm
2.1. Ưu điểm
 Các tuyến đường là tuyến đường tự nhiên, ngắn nhất =>Ít phụ thuộc vào điều kiện
địa hình, địa lý
 Tốc độ nhanh
 Cung cấp dịch vụ có chất lượng cao hơn hẳn các phương thức vận tải khác.
 Luôn sử dụng công nghệ cao
 Là phương thức vận tải an tồn nhất
 Đơn giản hố về chứng từ và thủ tục
2.2. Nhược điểm
 Cước vận tải hàng khơng cao nhất
 Địi hỏi đầu tư lớn về cơ sở vật chất kĩ thuật cũng như đào tạo nguồn nhân lực
 Phụ thuộc nhiều vào điều kiện thời tiết
 Không phù hợp với việc vận chuyển hàng hoá khối lượng lớn, giá trị nhỏ,hàng
cồng kềnh, siêu trường siêu trọng
Câu 43: Trình bày cơ sở vật chất kỹ thuật của vận tải hàng không.
 Cảng hàng không/sân bay:
Theo Điều 23, chương III, Luật HKDD VN 1992, cảng hàng khơng là một tổ hợp
cơng trình (sân bay, nhà ga, trang thiết bị, cơng trình mặt đất cần thiết khác) được sử
dụng cho máy bay đi và đến, thực hiện dịch vụ vận chuyển hàng không.
 Máy bay:
Là 1 loại thiết bị bay, hoạt động trên cơ sở tương tác với khơng khí.

- Phân loại:
+ Căn cứ vào đối tượng chuyên chở:
- Máy bay chở hành khách (passenger aircraft)
- Máy bay chở hàng (All Cargo Aircraft)
- Máy bay hỗn hợp (Combined Aircraft)
+ Căn cứ vào nước sản xuất máy bay chủ yếu: Mỹ, Anh, Pháp, Hà Lan, Nga, Italia…
+ Căn cứ vào động cơ:
- Máy bay động cơ Piston
- Máy bay động cơ Tuabin cánh quạt
- Máy bay động cơ Tuabin phản lực
+ Căn cứ vào số ghế:
- Loại nhỏ: 50- 100 ghế
- Loại trung bình: 100- 200 ghế
- Loại lớn: từ 200 ghế trở lên
 Thiết bị xếp dỡ:
- Xe vận chuyển container/pallet
- Xe nâng hàng
- Thiết bị nâng container/pallet
- Băng chuyển hàng rời
- Giá đỡ
Câu 44: Giới thiệu về các tổ chức vận tải hàng không dân dụng quốc tế và Việt Nam.


23
 Thế giới:
1. ICAO -International Civil Aviation Organization- tổ chức hàng khơng dân dụng
quốc tế(1947)
Mục đích ra đời:
- Thiết lập các nguyên tắc chung trong VTHKQT
- Đề ra các tiêu chuẩn kỹ thuật chung trong ngành công nghiệp VTHK

- Thúc đẩy hàng không dân dụng quốc tế phát triển
o Ngày 2/4/1980 Việt Nam gia nhập ICAO
2. IATA-International Air Transport Association - hiệp hội vận tải hàng khơng quốc
tế (1945)
Mục đích ra đời:
- Đẩy mạnh vận chuyển hàng khơng an tồn, thường xun, kinh tế.
- Khuyến khích thương mại hàng khơng và nghiên cứu các vấn đề có liên quan đến
thương mại hàng không.
- Thống nhất các quy định, luật lệ, thể lệ quốc tế về vận chuyển hàng không.
- Hợp tác với ICAO và các tổ chức quốc tế khác.
 Việt Nam:
- Vietnam Airlines : chiến 95-97% tổng doanh thu của ngành.
- Jetstar Pacific được chuyển đổi từ Pacific Airlines: 3-5 tổng doanh thu của tồn
ngành hàng khơng dân dụng Việt Nam.
- Công ty dịch vụ hàng không VASCO ( Vietnam Air Servic Co): khai thác định
tuyến từ HCMC đi Tuy Hịa, Chu Lai, Cơn Đảo, Cà Mau và ngược lại.
- Tổng công ty bay dịch vụ Việt Nam FSC: trưc thuộc Bộ Quốc Phòng bay phục vụ
khai thác dầu khí và tìm kiếm cứu nạn.
- Vietjet Air, Indochina Airlines, Air MeKong: các hãng hàng khơng tư nhân.
Câu 45: Trình bày cơ sở pháp lý điều chỉnh vận tải hàng không trên thế giới và Việt
Nam.
Việt Nam:
o Luật Hàng không dân dụng Việt Nam: thơng qua 26/12/1991, có hiệu lực 1/1992,
được sửa đổi bổ sung ngày 20/4/1995.
o Luật hàng không dân dụng Việt nam thơng qua 29/06/2006, có hiệu lực thi hành
từ 01/01/2007
o Điều lệ vận chuyển hàng hoá quốc tế do hãng hàng không quốc gia ban hành
27/10/1993
Quốc tế:
o Công ước Vacsava 1929

o Các văn bản sửa đổi bổ sung công ước Vacsava
 Nghị định thư Hague 1955
 Công ước Guadalajara 1961
 Hiệp định Montreal 1966.
 Nghị định thư Guatemala 1971
 Nghị định thư Montreal 1975 số 1, 2, 3, 4


24
Câu 46: Vận đơn hàng khơng là gì? Nêu các loại vận đơn hàng không và trường hợp sử
dụng chúng. Trình bày cách lập và phân phối vận đơn hàng không.
Vận đơn hàng không (Airway bill- AWB):Theo Luật Hàng Không dân dụng
Việt Nam 2006, Vận đơn hàng không là chứng từ vận chuyển hàng hố bằng
đường hàng khơng, là bằng chứng của việc giao kết hợp đồng, việc đã tiếp
nhận hàng hoá và các điều kiện của hợp đồng
 Thời điểm phát hành AWB là khi giao hàng cho người chuyên chở hoặc đại diện
ncc
 Ai là người phát hành AWB là người cc hoặc đại diện ncc.
 Cam kết giao hàng khi xuất trình chứng từ phù hợp: là vđơn gốc. AWB gốc
Phân loại
+ Căn cứ vào người phát hành:
- Vận đơn của hãng HK (Airline airway bill) :do hãng HK phát hành, có ghi biểu tượng
và mã nhận dạng của người chuyên chở
- Vận đơn trung lập (Neutral AWB): do người khác chứ không phải người chuyên chở
phát hành, trên đó khơng có ghi biểu tượng và mã nhận dạng của người chuyên chở.
Thường do đại lý của người chuyên chở hay người giao nhận phát hành
+ Căn cứ vào dịch vụ gom hàng
- Vận đơn của người gom hàng (House AWB- HAWB): Là vận đơn do người gom hàng
cấp cho các chủ hàng lẻ khi nhận hàng từ họ để các chủ hàng lẻ có vận đơn đi nhận hàng
ở nơi đến. Vận đơn này dùng để điều chỉnh mối quan hệ giữa người gom hàng và các

chủ hàng lẻ và dùng để nhận hàng hóa giữa người gom hàng với các chủ hàng lẻ. =>
vận đơn gốc, vì có tên chủ hàng. Trên VĐ gom hàng sẽ có mã số của VĐ chủ
- Vận đơn chủ (Master AWB-MAWB): Là vận đơn do người chuyên chở HK cấp cho
người gom hàng để có vận đơn nhận hàng ở sân bay đích. Vận đơn này dùng điều chỉnh
mối quan hệ giữa người chuyên chở HK và người gom hàng, là bằng chứng từ giao
nhận hàng giữa người chuyên chở và người gom hàng.
 ? Tại sao vận đơn gom hàng có trước nhưng lại có mã số của vận đơn chủ
trong đó? Vì thơng thường người gom hàng thường làm việc quen thuộc với
người cấp vận đơn chủ nên sẽ được cho biết trước mã số VĐ chủ.
 AWB khơng cần thiết có chức năng chuyển quyền sở hữu vì tgian vận chuyển
hàng hóa rất nhanh
Cách lập và phân phối AWB
Lập AWB: theo Công ước Vacsava 1929 và NĐT Hague 1955, trách nhiệm lập
AWB thuộc về người gửi hàng, 3 bản chính:
 bản thứ 1 người gửi hàng ký, được giao cho người vận chuyển
 bản thứ 2 do người gửi hàng và người vận chuyển ký, được giao cho người
nhận hàng
 bản thứ 3 do người vận chuyển ký, được giao cho người gửi hàng sau khi nhận
hàng.
 người lập AWB kí vào ơ xác nhận (Shipper’s Certification Box).
- Phân phối AWB
AWB được phát hành thành một bộ 9 hoặc 12 bản trong đó có 3 bản gốc
(original) được đánh số 1, 2, 3; còn lại là các bản phụ (copy), được đánh số từ 4 đến 12.
-


25
- Bản gốc 1: người chuyên chở phát hành
- Bản gốc 2: người nhận hàng
- Bản gốc 3: người gửi hàng

- Bản số 4: gửi tới nơi đến cuối cùng
- Bản số 5: sân bay đến
- Bản số 6, 7, 8: người chuyên chở thứ 3, 2, 1
- Bản số 9: người chuyên chở lập AWB hay đại lý giữ lại
- Bản số 10, 11, 12: dành cho người chuyên chở
Câu 47: Trình bày trách nhiệm của người chuyên chở HK theo các nguồn luật điều chỉnh
vận tải hàng không.
Theo Công ước Vacsava 1929
 Thời hạn trách nhiệm:
- Quy định trách nhiệm của người chuyên chở về thời gian và không gian
- Người chuyên chở chịu trách nhiệm đối với hàng hóa trong suốt q trình vận
chuyển bằng máy bay (bao gồm khoảng thời gian mà hàng hóa nằm trong sự
trông nom, quản lý của người chuyên chở, trong cảng hàng không, trong máy bay,
hoặc bất cứ nơi nào nếu máy bay phải hạ cánh ngồi cảng hàng khơng)
=> “từ sân bay đến sân bay”
 Cơ sở trách nhiệm:
- Quy định trách nhiệm của người chuyên chở về thiệt hại xảy ra trong trường hợp
có mất mát, hư hỏng, thiết hụt hàng hóa.
- Người chuyên chở chịu trách nhiệm về những thiệt hại do mất mát, hư hỏng và
chậm giao hàng xảy ra trong quá trình VTHK
- Miễn trách: nếu người chuyên chở chứng minh được:
 Anh ta, người làm công hoặc đại lý của anh ta đã áp dụng các
biện pháp cần thiết hợp lý để tránh thiệt hại hoặc khơng thể áp
dụng những biện pháp phịng tránh như vậy
 Thiệt hại do lỗi trong việc hoa tiêu, chỉ huy hoặc vận hành máy
bay
 Giới hạn trách nhiệm
- Hàng có kê khai giá trị: bồi thường theo giá trị kê khai
- Hàng khơng kê khai giá trị:
 Hàng hóa: 250Fr vàng/kg hoặc tương đương 1kg kể cả phụ phí

 Hành lý ký gửi: bồi thường như hàng hóa
 Hàng lý xách tay và tư trang: 5000Fr vàng/hành khách
 Hành khách: 125 000Fr vàng/hành khách
NĐT Hague 1955:
o Xóa bỏ miễn trách của người chuyên chở đối với những tổn thất do lỗi của
hoa tiêu, chỉ huy hoặc vận hành máy bay
o Người chuyên chở được miễn trách đối với ẩn tỳ, nội tỳ hoặc bản chất tự
nhiên của hàng hóa
o Giới hạn trách nhiệm đối với hành khách: 250000 Fr vàng/ hành khách
Công ước Guadalajara 1961:


×