Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Kinh tế tư nhân ở Hải Phòng - Thành tựu và một số vấn đề đặt ra hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (317.05 KB, 10 trang )

PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÅN Ở HÂI PHÒNG - VÇN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

571

KINH TẾ TƯ NHÅN Ở HÂI PHỊNG THÀNH TỰU VÀ MỘT SỐ VÇN ĐỀ ĐẶT RA HIỆN NAY
TS. Hồng Thị Kim Oanh
Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh

Tóm tắt: Kinh tế tư nhân hiện nay được xác định là một trong những động lực quan
trọng của nền kinh tế. Những năm qua, Hải Phịng đã triển khai nhiều chính sách khuyến
khích, hỗ trợ, thúc đẩy phát triển kinh tế tư nhân và đã thu được những thành tựu đáng
mừng cho công cuộc phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn thành phố. Tuy nhiên, thực
tế cho thấy, kinh tế tư nhân Hải Phòng vẫn chưa thực sự phát triển theo đúng tiềm năng,
sức mạnh và đáp ứng yêu cầu của thực tiễn. Các doanh nghiệp tư nhân Hải Phòng chủ
yếu qui mơ nhỏ và vừa, trình độ ứng dụng khoa học cơng nghệ chưa cao, chất lượng
nguồn nhân lực cịn thấp. Doanh nghiệp tư nhân Hải Phòng vẫn gặp phải sự phân biệt
đối xử và những rào cản từ những cơ chế, chính sách bất cập, thủ tục hành chính rườm
rà,… Nhận thức rõ những vấn đề này có ý nghĩa quan trọng cho việc đưa ra các giải
pháp hữu hiệu, điều chỉnh chính sách phát triển thành phần kinh tế này tương xứng với
tiềm lực của nó nhằm đóng góp nhiều hơn nữa cho cơng cuộc phát triển của thành phố
trong những năm tiếp theo.
Từ khóa: kinh tế tư nhân, kinh tế tư nhân Hải Phòng, thành tựu kinh tế tư nhân Hải
phòng, vấn đề đặt ra đối với kinh tế tư nhân Hải Phòng
PRIVATE ECONOMY IN HAI PHONG - ACHIEVEMENTS
AND SOME CURRENT ISSUES
Abtract: The private economy is now identified as one of the most important motivation
of the national economy. Over the past few years, Hai Phong has implemented many
policies to encourage, support and promote the development of the private economy and
obtained encouraging achievements for the socio-economic development in the city.
However, the reality shows that Hai Phong private economy has not really unlocked its
full potential and met the pratical demands. Hai Phong private enterprises are mainly


small and medium-sized, with low scientific and technological application level and low
quality of human resources. They are still facing discrimination and barriers from
ineffective policies, gradual administrative procedures, etc. Being aware of these issues
is crucial for proposing new effective solutions, adjusting policy to develop this
economic component to its full potential, which will contribute more to the city's
development in the upcoming years.
Keywords: private economy, Hai Phong private economy, achievements of Hai Phong
private economy, issues raised for Hai Phong private economy


572

KINH TẾ TƯ NHÅN Ở HÂI PHÒNG - THỰC TRÄNG VÀ GIÂI PHÁP

1. ĐẶT VÇN ĐỀ

Kinh tế tư nhân có vai trị, đóng góp khơng nhỏ đối với sự phát triển kinh tế - xã hội
của các quốc gia nói chung, đối với các tỉnh thành, địa phương nói riêng. Nhận thức được
điều đó, những năm qua Thành phố Hải Phòng đã nỗ lực chỉ đạo, tạo điều kiện hỗ trợ, thúc
đẩy kinh tế tư nhân phát triển. Thực tế cũng ghi nhận những thành tựu đáng mừng của khu
vực kinh tế này đóng góp cho Thành phố. Tuy nhiên, do những nguyên nhân cả chủ quan
và khách quan, kinh tế tư nhân ở Hải Phòng hiện vẫn đang phát triển dưới tiềm năng của
nó. Thực tiễn đang đặt ra những vấn đề cần nhận thức rõ để có những định hướng, giải
pháp khắc phục nhằm thúc đẩy kinh tế tư nhân Hải Phịng phát triển tốt hơn, đóng góp
hiệu quả hơn cho công cuộc xây dựng, phát triển Thành phố ngày càng tươi đẹp, hiện đại,
văn minh.
2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

2.1. Quan điểm chỉ đạo của Đảng, Chính phủ và Thành phố Hải Phòng về phát triển
kinh tế tư nhân

Trước đổi mới, do nhận thức chưa đúng về kinh tế tư nhân, cho rằng kinh tế tư nhân
gắn với sở hữu tư nhân, doanh nghiệp tư nhân,… là kinh tế tư bản chủ nghĩa do đó chúng
ta đã có thái độ kỳ thị, phủ nhận, loại bỏ thành phần kinh tế này. Từ năm 1986, thực hiện
công cuộc đổi mới đất nước, nhờ thay đổi tư duy, chúng ta đã có cách nhìn khách quan về
vai trị của kinh tế tư nhân trong nền kinh tế, từng bước ghi nhận vai trị và có những chỉ
đạo ngày càng đúng đắn trong việc phát triển thành phần kinh tế này qua các kỳ Đại hội
của Đảng. Đặc biệt, đến Đại hội XII, Đảng ta chính thức khẳng định: "kinh tế tư nhân là
một động lực quan trọng của nền kinh tế”(1). Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung
ương Đảng khóa XII (tháng 6/2017) đã ban hành Nghị quyết số 10-NQ/TW về “phát triển
kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng
xã hội chủ nghĩa”. Tiếp đó, tháng 10/2017, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 98-NQ/CP
về Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 10 trong đó yêu cầu các Bộ, Ngành,
địa phương và đội ngũ cán bộ các cấp phải kề vai, sát cánh, quyết tâm đồng hành cùng
doanh nghiệp tư nhân, tháo gỡ kịp thời các khó khăn, vướng mắc, tạo điều kiện, thúc đẩy
kinh tế tư nhân phát triển. Thực tế cho thấy, kinh tế tư nhân đã và đang phát triển cả về qui
mơ và tiềm lực kinh tế tài chính, đồng thời khẳng định vai trị, vị thế to lớn, đóng góp ngày
càng nhiều cho công cuộc phát triển kinh tế - xã hội đất nước (khoảng gần 50% vào GDP).
Với cấu trúc địa lý là vùng đất sở hữu chiều dài bờ biển trên 125km, có 6 cửa sơng lớn,
Hải Phịng không chỉ là đầu mối giao thông huyết mạch nối miền Bắc với quốc tế, mà cịn
có vị thế địa chính trị ngày càng quan trọng. Chính vì vậy, Đảng và Nhà nước ta thường
xuyên có những quan tâm, chỉ đạo Thành phố phải luôn nỗ lực, quyết tâm xây dựng, phát
triển thành phố ngang tầm vị thế, vai trò của mình. Đặc biệt, đầu năm 2019, Bộ Chính trị đã
ra một Nghị quyết riêng (Nghị quyết 45-NQ/TW) về xây dựng và phát triển Thành phố đến
(1) Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Nxb.CTQG – Sự thật, H.2016,
tr.103


PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÅN Ở HÂI PHÒNG - VÇN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

573


năm 2030, tầm nhìn 2045, trong đó đặt rõ mục tiêu: xây dựng và phát triển Hải Phòng trở
thành thành phố đi đầu cả trong sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa; là thành phố công
nghiệp gắn với kinh tế biển; trung tâm quản lý, nghiên cứu khoa học biển, y học biển; là
động lực trong tam giác phát triển Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh và vùng Bắc bộ; năm
2025, Hải Phịng cơ bản phải hồn thành cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa với tỷ trọng đóng
góp vào GDP cả nước khoảng 6,4%, GRDP bình quân/người đạt 14.740 USD, thu ngân sách
từ 180.000 - 190.000 tỷ đồng; năm 2030, Hải Phịng phấn đấu trở thành thành phố cơng
nghiệp hiện đại, thông minh, bền vững tầm cỡ Đông Nam Á, thu ngân sách đạt 300.000 310.000 tỷ đồng, GRDP bình quân/người đạt 29.900 USD; đến năm 2045, Hải Phòng sẽ trở
thành thành phố có trình độ phát triển cao trong nhóm các thành phố hàng đầu châu Á và thế
giới,… Để thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ đó Bộ Chính trị cũng yêu cầu TP.Hải Phòng phải
chú trọng phát triển kinh tế tư nhân, tạo điều kiện thuận lợi để kinh tế tư nhân thực sự trở
thành động lực quan trọng, tạo đột phá trong phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố, đặc
biệt là trong các ngành kinh tế mũi nhọn, có lợi thế.
Sớm ý thức được lợi thế của thành phố cảng biển đối với sự phát triển kinh tế tư
nhân, đồng thời thấy được vai trò quan trọng của kinh tế tư nhân cho công cuộc xây dựng
và phát triển thành phố, từ nhiều năm qua, Hải Phịng đã có nhiều chủ trương, chính sách
tạo điều kiện, thúc đẩy kinh tế tư nhân phát triển. Đặc biệt, những năm gần đây, quán triệt
quan điểm, chỉ đạo của Đảng và Nhà nước, coi kinh tế tư nhân là động lực quan trọng của
nền kinh tế, Hải Phòng đã liên tiếp ban hành các Chương trình, Nghị quyết phát triển kinh
tế tư nhân tại Thành phố theo hướng lành mạnh, hiệu quả, bền vững, góp phần đưa kinh tế
- xã hội Thành phố phát triển nhanh, bền vững, cải thiện một bước đời sống nhân dân, xây
dựng Hải Phòng trở thành Thành phố Cảng xanh, văn minh, hiện đại. Phấn đấu đến năm
2025 có trên 42.000 doanh nghiệp hoạt động và đến năm 2030 có trên 53.000 doanh
nghiệp hoạt động; tốc độ tăng trưởng kinh tế tư nhân cao hơn tốc độ tăng trưởng chung của
nền kinh tế; tăng tỷ trọng đóng góp của khu vực kinh tế tư nhân vào tổng sản phẩm trên
địa bàn (GRDP) đến năm 2025 đạt khoảng 55% - 56%, đến năm 2030 đạt khoảng 60% 65%(1). Bên cạnh đó, Thành phố cũng thực hiện nhiều chính sách hỗ trợ doanh nghiệp tư
nhân trong việc tiếp cận vốn tín dụng, thuê mặt bằng sản xuất kinh doanh; hỗ trợ công
nghệ, thông tin tư vấn pháp lý; hỗ trợ tiếp cận thị trường trong nước và quốc tế; hỗ trợ đào
tạo, phát triển nguồn nhân lực; tạo điều kiện tiếp cận, sử dụng bình đẳng hệ thống kết cấu

hạ tầng kinh tế - xã hội như giao thông, năng lượng, viễn thông, đô thị, cấp, thoát nước,
thuỷ lợi, xử lý chất thải, dịch vụ hậu cần,…
Nhờ những chỉ đạo, hỗ trợ tích cực đó và sự nỗ lực phấn đấu không ngừng của bản
thân các doanh nghiệp tư nhân, đến nay, kinh tế tư nhân ở Hải Phịng đã có bước phát triển
rõ rệt với những thành tựu đáng ghi nhận, đóng góp ngày càng lớn vào công cuộc xây
dựng và phát triển Thành phố.
(1) Phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa, ngày 6/12/2017


574

KINH TẾ TƯ NHÅN Ở HÂI PHÒNG - THỰC TRÄNG VÀ GIÂI PHÁP

2.2. Những thành tựu đáng ghi nhận của khu vực kinh tế tư nhân ở Hải Phòng
Kinh tế tư nhân của Hải Phòng ngày càng phát triển lớn mạnh về qui mô và đa dạng
về ngành nghề, lĩnh vực hoạt động. Từ nhiều năm trước, đã có hàng loạt doanh nghiệp tư
nhân có tầm cỡ gắn với tên tuổi các doanh nhân của Thành phố được nhiều người biết đến
như: doanh nhân Bạch Thái Bưởi của Công ty Giang Hải Ln nổi danh cả nước về cơng
nghiệp đóng tàu và vận tải hàng hải; Doanh nhân Nguyễn Sơn Hà của hãng sơn Sơn Hà đủ
sức cạnh tranh với các hãng sơn lớn ở thế giới; Doanh nhân Đoàn Đức Ban của Công ty
Vạn Vân với sản phẩm nước mắm truyền thống nổi tiếng mang thương hiệu “nước mắm
Vạn Vân”, tiền thân của các sản phẩm nước mắm Cát Hải hiện nay,...
Từ đổi mới đến nay, ngày càng xuất hiện thêm nhiều doanh nghiệp, tập đoàn kinh tế
tư nhân có qui mơ ngày càng lớn, hoạt động đa ngành, đa lĩnh vực trên địa bàn thành phố
từ xây dựng, đến y tế, giáo dục, thương mại, du lịch, dịch vụ... Theo thống kê của UBND
Thành phố Hải Phịng, tính đến hết năm 2017, Hải Phịng có gần 20.000 doanh nghiệp
hoạt động theo các mơ hình trách nhiệm hữu hạn, cổ phần tư nhân, doanh nghiệp tư nhân.
Chỉ tính riêng trong lĩnh vực dịch vụ cảng biển đã có gần 40 doanh nghiệp tư nhân với
lượng hàng hóa qua cảng hàng năm tăng trưởng từ 13 đến 15%. Ngành dịch vụ du lịch,

dịch vụ xã hội với hệ thống hàng chục bệnh viện tư nhân chất lượng quốc tế, hàng trăm
trường học dân lập chất lượng cao và hàng loạt các dự án tổ hợp khu vui chơi giải trí, công
viên, trung tâm thương mại cao cấp,… đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của người dân,
góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho nhân dân Thành phố theo hướng ngày càng
văn minh, hiện đại.
Đặc biệt, vài năm gần đây, kể từ khi thành phố triển khai Nghị quyết đẩy mạnh các
chính sách khuyến khích, thúc đẩy kinh tế tư nhân phát triển (từ năm 2015), khu vực kinh
tế tư nhân ở Hải Phòng đã liên tiếp đạt những thành tựu đột phá trên nhiều lĩnh vực, giúp
diện mạo, tầm vóc Thành phố thay đổi từng ngày “đàng hoàng hơn, to đẹp hơn”. Hàng loạt
các dự án kinh tế khổng lồ do các tập đoàn kinh tế tư nhân đầu tư vào Thành phố như: Tập
đoàn Vingroup của tỷ phú Phạm Nhật Vượng đã đầu tư lên tới hàng trăm nghìn tỷ đồng
cho các dự án Khu vui chơi giải trí, nhà ở và cơng viên sinh thái ở đảo Vũ Yên, khu nông
nghiệp kỹ thuật cao Vineco ở huyện Vĩnh Bảo, khu nhà ở cao cấp Vinhomes Imperia ở
quận Hồng Bàng, bệnh viện đa khoa quốc tế Vinmec ở quận Lê Chân, dự án Vinhomes
Marina mang phong cách Địa Trung Hải tại quận Lê Chân, và đặc biệt là tổ hợp sản xuất ô
tô Vinfast tầm cỡ mang thương hiệu ô tô đầu tiên của Việt Nam ở huyện Cát Hải, tổ hợp
Trung tâm thương mại Lê Thánh Tông theo tiêu chuẩn quốc tế với tổng vốn đầu tư gần
600 tỷ đồng,… Tập đoàn SunGroup cũng đầu tư hàng chục nghìn tỷ đồng cho dự án phát
triển du lịch Cát Hải. Tập đoàn Mường Thanh đầu tư dự án hơn 5000 tỷ đồng phát triển
khu du lịch ở Đồ Sơn(1). Tập đoàn BRG đầu tư hơn 2.100 tỷ đồng vào dự án sân golf và
khu biệt thự Đồ Sơn, đầu tư hơn 1.000 tỷ đồng vào dự án khách sạn 5 sao Hilton. Tập đoàn
Xuân Thành đầu tư khu đô thị Bắc sông Cấm trị giá 7.800 tỷ đồng. Công ty TNHH Sơn
(1) Phát triển kinh tế tư nhân – nhìn từ thực tiễn Hải Phịng, ngày 24/10/2017


PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÅN Ở HÂI PHÒNG - VÇN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

575

Trường (một trong 6 doanh nghiệp tư nhân đầu tiên của Thành phố) cũng liên tiếp gặt hái

thành công trong lĩnh vực xây dựng cơ bản, nhất là đầu tư sản xuất cọc bêtông và trở thành
một nhà thầu có tiếng thi cơng các cảng biển. Cọc bêtông Sơn Trường hiện là thương hiệu
sản phẩm uy tín có mặt ở hầu hết các dự án cầu cảng lớn trên cả nước;…
Khơng chỉ có bước phát triển lớn mạnh về qui mô, số lượng doanh nghiệp, nhiều
doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân ở Hải Phịng đã khơng ngừng mở rộng đầu tư,
phát triển sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu và đã liên tiếp gặt hái những thành công lớn, thu
nhiều lợi nhuận, từ đó đóng góp ngày càng nhiều cho ngân sách thành phố. Chỉ tính riêng
trong năm 2017, số thu nội địa của Hải Phịng đạt gần 22 nghìn tỷ đồng, trong đó cộng
đồng các doanh nghiệp đóng góp gần 16 nghìn tỷ đồng, chiếm gần 73%. Riêng các doanh
nghiệp ngồi quốc doanh chiếm gần 40%. Điều đáng nói là có gần 700 doanh nghiệp nộp
ngân sách từ 1 tỷ đồng/năm trở lên. Trong đó, có 4 doanh nghiệp nộp ngân sách trên 500
tỷ đồng là Tập đoàn Vingroup, Cty TNHH MTV Xăng dầu Khu vực 3, Cty TNHH MTV
Hải Linh, Cty TNHH Thuốc lá Hải Phịng. Đặc biệt, có 9 doanh nghiệp nằm trong tốp 500
doanh nghiệp lớn nhất cả nước(1). Năm 2018, các con số thống kê đưa ra còn ấn tượng hơn
với tổng thu nội địa của thành phố đạt 24.768 tỷ đồng, trong đó nguồn thu từ các doanh
nghiệp đạt 11.400 tỷ đồng, chiếm 46%, riêng khối doanh nghiệp ngoài quốc doanh nộp
ngân sách gần 4.200 tỷ đồng, chiếm 37%. Số doanh nghiệp nộp ngân sách từ 1 tỷ đồng trở
lên là trên 1.100, tăng gấp 1,7 lần so với năm 2017. Nổi bật nhất là Công ty TNHH sản
xuất và kinh doanh VINFAST dù mới đi vào hoạt động nhưng đã nộp ngân sách trên 1.200
tỷ đồng (dự kiến khi ổn định sản xuất, năm 2021 sẽ đóng góp 11.500 tỷ đồng, và từ năm
2025 sẽ đóng góp vượt ngưỡng 20.000 tỷ đồng cho ngân sách thành phố). Có 4 doanh
nghiệp nộp ngân sách trên 500 tỷ đồng là Công ty Xăng dầu khu vực III, Cơng ty TNHH
dầu khí Hải Linh, Cơng ty TNHH Thuốc lá Hải phịng và Cơng ty cổ phần Nhiệt điện Hải
Phịng và có tới 20 doanh nghiệp nộp ngân sách từ 100 đến gần 500 tỷ đồng; 18 doanh
nghiệp nộp ngân sách từ 50 đến gần 100 tỷ đồng(2).
Với số lượng và qui mô doanh nghiệp ngày càng gia tăng như vậy, khu vực kinh tế tư
nhân đã, đang và sẽ tạo được nhiều việc làm, giải quyết công việc cho nhiều lao động của
thành phố, nâng cao thu nhập và mức sống cho người dân. Chỉ tính riêng Tổ hợp Vinfast
khi đi vào hoạt động đã có thể giải quyết việc làm cho khoảng 25.000 lao động(3). Ba
doanh nghiệp thuộc tập đoàn LG trong 6 tháng năm 2019 đã thu hút và tạo việc làm cho

hơn 15,5 nghìn lao động, tăng 70% so cùng kỳ năm trước .
Nhờ những đóng góp khơng nhỏ từ khối doanh nghiệp tư nhân, Hải Phịng đã nhanh
chóng có những bứt phá ngoạn mục và hiện là điểm sáng của cả nước về tốc độ phát triển
(1) Hải Phòng khen thưởng 100 doanh nghiệp xuất sắc, tiêu biểu, ngày 3/2/2018
(2) “Bứt phá” của Hải Phịng có sự đóng góp quan trọng của cộng đồng doanh nghiệp,
ngày 23/1/2019
(3) Vinfast - rạng rỡ thương hiệu Việt trên Thành phố Hoa phượng đỏ, ngày 12/6/2019


576

KINH TẾ TƯ NHÅN Ở HÂI PHÒNG - THỰC TRÄNG VÀ GIÂI PHÁP

kinh tế - xã hội, đồng thời là một trong những địa phương có sức hấp dẫn nhất đối với các
nhà đầu tư hiện nay. Theo số liệu thống kê, năm 2018, tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP)
của thành phố đạt 16,25%, cao nhất từ trước tới nay, gấp 2,4 lần bình quân chung cả nước.
Thu nhập bình quân đầu người đạt 4.277 USD(1), tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn quốc gia của
thành phố chỉ cịn 1,41%(2).
Khơng chỉ góp phần quan trọng trong tiến trình phát triển kinh tế - xã hội của Thành
phố, tạo thêm nhiều công ăn, việc làm cho người lao động, nâng cao thu nhập và mức sống
của nhân dân thành phố, các doanh nghiệp tư nhân Hải Phịng cịn rất tích cực tham gia các
hoạt động cộng đồng và hỗ trợ thực hiện an sinh xã hội như: xây dựng các công trình phục
vụ cộng đồng, xây nhà tình nghĩa, hỗ trợ các gia đình chính sách, giúp đỡ các hộ nghèo,
cứu trợ phòng chống thiên tai, dịch bệnh, xây dựng quỹ khám chữa bệnh cho người nghèo,
quỹ hỗ trợ học sinh, sinh viên nghèo trên địa bàn thành phố; phụng dưỡng mẹ Việt Nam
Anh hùng; ủng hộ ngư dân, biển đảo.… Tiêu biểu như trường hợp Công ty TNHH Sơn
Trường đã xây tặng Thành phố hai cơng trình tiêu biểu gồm: cầu Tam Bạc trị giá gần 80 tỉ
đồng với thời gian thi công kỷ lục khi chỉ mất 50 ngày và cơng trình xây dựng Trường tiểu
học Nam Sơn, huyện An Dương trị giá khoảng 20 tỉ đồng với thời gian thi công 30 ngày.
Hay như Hội doanh nhân trẻ Hải Phịng đã thường xun tích cực vận động, đóng góp

hàng trăm triệu đồng vào các chương trình an sinh xã hội, các hoạt động vì cộng đồng của
thành phố như: tổ chức chuỗi hoạt động hỗ trợ khởi nghiệp cho thanh niên sinh viên trên
địa bàn thành phố; tổ chức chương trình “Áo ấm mùa đơng”, qun góp quần áo, trao hàng
trăm suất quà và tiền mặt tặng các gia đình khó khăn ở vùng cao; tặng kinh phí xây nhà
tình nghĩa, nhà đền ơn đáp nghĩa cho các gia đình chính sách, hộ nghèo trên địa bàn thành
phố; trao học bổng tặng trẻ em nghèo vượt khó học giỏi, tặng sách cho các chiến sĩ nơi đảo
xa, tổ chức khám chữa bệnh phát thuốc miễn phí, ủng hộ bà con vùng lũ... Hội nữ doanh
nhân Hải Phòng chỉ trong 5 năm qua cũng đã chi hơn 4 tỷ đồng tặng quà người nghèo, trao
học bổng cho học sinh nghèo vượt khó, xây nhà tặng giáo viên vùng cao, nhà tình nghĩa.
Hội doanh nghiệp, doanh nhân Vũ – Võ tại Hải Phịng cũng thường xun tổ chức chương
trình phát cháo từ thiện vào chủ nhật hàng tuần tại bệnh viện Hữu Nghị Việt Tiệp Hải
Phòng với khoảng 300 suất cháo mỗi ngày,…
Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu tốt đẹp đó, thực tiễn cũng cho thấy, hiện nay
khu vực kinh tế tư nhân Hải Phòng đang gặp phải một số vấn đề đáng nói cần được nhận
thức rõ và có hướng khắc phục để khu vực kinh tế này có thể phát triển tốt hơn nữa, đóng
góp hiệu quả hơn cho sự phát triển của Thành phố.
2.3. Một số vấn đề thực tiễn đặt ra đối với khu vực kinh tế tư nhân Hải Phòng
Thứ nhất, phần lớn doanh nghiệp tư nhân ở Hải Phịng qui mơ cịn nhỏ, sức cạnh
tranh chưa cao.
(1) Cơ hội kinh tế Hải Phòng năm 2019…, ngày 19/2/2019
(2) Hải Phòng 2018 - Thành công kép…, ngày 2/2/2019


PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÅN Ở HÂI PHÒNG - VÇN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

577

Hải Phịng hiện có khoảng 20.000 doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân hoạt
động theo các mơ hình trách nhiệm hữu hạn, cổ phần tư nhân, doanh nghiệp tư nhân, trong
đó chủ yếu là mơ hình nhỏ và vừa, sản xuất gia cơng, cơng nghiệp cơ khí, phụ trợ,… mang

tính chất manh mún, nhỏ lẻ. Chưa có nhiều sản phẩm, thương hiệu mạnh của doanh nghiệp
tư nhân có sức cạnh tranh cao, có tiếng tăm trên thị trường trong nước và quốc tế. Những
lĩnh vực sản xuất, kinh doanh thế mạnh của thành phố cảng biển, cửa ngõ thông thương,
giao lưu quốc tế như sản xuất tàu biển, kinh doanh dịch vụ cảng, vận tải biển, logistics,
hàng khơng, tài chính - ngân hàng, thương mại, du lịch, giáo dục, y tế,… cũng chưa có
nhiều doanh nghiệp tư nhân lớn. Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ
logistics chủ yếu tập trung tại khâu vận chuyển, đưa rút hàng khỏi cảng - vốn là một trong
những khâu tạo ít giá trị gia tăng nhất trong chuỗi cung ứng dịch vụ logistics. Doanh
nghiệp tư nhân kinh doanh các dịch vụ du lịch, nghỉ dưỡng ở Hải Phòng hiện cũng chưa
thực sự chuyên nghiệp, chất lượng, đặc biệt là cịn q ít các doanh nghiệp tư nhân có tầm
cỡ cung cấp các loại hình du lịch, nghỉ dưỡng, giải trí, chữa bệnh cao cấp. Doanh nghiệp
thuộc khu vực kinh tế tư nhân của thành phố chưa đi sâu được vào các sản phẩm cơng
nghiệp mũi nhọn, có năng suất, giá trị gia tăng cao, có hàm lượng khoa học - cơng nghệ
cao, có khả năng tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu,…
Thứ hai, doanh nghiệp tư nhân Hải Phòng còn phải chịu sự phân biệt đối xử trong
tiếp cận các nguồn lực để phát triển.
Cũng do qui mơ nhỏ, chưa có tầm ảnh hưởng, uy tín lớn nên doanh nghiệp tư nhân của
thành phố vẫn đang phải hứng chịu nhiều khó khăn do sự phân biệt đối xử, phải cạnh tranh
không công bằng với các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác. Trong khi nhiều
doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác được “trải thảm đỏ”,
được hưởng nhiều chính sách ưu đãi về thuê đất, thuê mặt bằng, ưu đãi trong vay vốn tín
dụng,…thì doanh nghiệp tư nhân lại gặp rất nhiều khó khăn trong việc tiếp cận các nguồn
lực về vốn, đất đai, tài nguyên, khoa học- công nghệ, hạ tầng cơ sở…, đặc biệt là về thuê đất,
vay vốn sản xuất kinh doanh. Theo phản ánh của nhiều doanh nghiệp tư nhân, việc xin cấp
đất mở nhà xưởng, sản xuất kinh doanh không hề dễ dàng, nhất là với những doanh nghiệp
nhỏ, ít vốn. Để được cấp đất, họ phải mất nhiều thời gian, hồn thành nhiều thủ tục giấy tờ
và nếu khơng chịu chi “phí bơi trơn” thì thậm chí cịn khơng được duyệt. Hơn nữa, các
doanh nghiệp đều khó khăn trong việc tiếp cận các thông tin cụ thể về qui hoạch đất đai của
thành phố nên khơng ít doanh nghiệp dù đã phải mất thời gian, cơng sức, thậm chí phải
“chạy” để được cấp giấy phép giao đất, xây nhà xưởng, nhưng sau một thời gian lại bị thu

hồi mặt bằng khi quy hoạch thay đổi. Đơn cử như trường hợp của Công ty TNHH Sơn
Trường phải mất 10 năm (2008 - 2018) để được cấp sổ đỏ cho một khu ni tơm cơng nghệ
cao có quy mơ lớn nhất miền Bắc ở xã Phù Long, huyện Cát Hải, mặc dù hằng năm vẫn phải
nộp tiền thuê đất, nhưng không được sử dụng do những thay đổi trong qui địnhgiao đất.
Theo bà Đào Thị Kim Ngân – Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Hải Phịng: mặc
dù các chính sách ưu đãi tiền sử dụng đất, tiền thuê đất… là chính sách chung áp dụng cho
cộng đồng doanh nghiệp nhưng chưa có chính sách riêng hỗ trợ trực tiếp cho doanh nghiệp
nhỏ và vừa. Hơn nữa trên thực tế, do quy mô sản xuất nhỏ, nhiều doanh nghiệp không có


578

KINH TẾ TƯ NHÅN Ở HÂI PHÒNG - THỰC TRÄNG VÀ GIÂI PHÁP

nhu cầu hoặc không đủ khả năng thuê đất tại các khu, cụm cơng nghiệp (do chi phí q cao).
Chính vì vậy, trong số các thành viên của Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Hải Phòng, tỷ
lệ được giải quyết về mặt bằng sản xuất chỉ đạt khoảng 25%(1).
Việc vay vốn, vay tín chấp đối với doanh nghiệp tư nhân nhỏ và vừa cũng không hề dễ
dàng nếu khơng muốn nói là q khó bởi những u cầu về tài sản thế chấp (vốn là điểm yếu
của doanh nghiệp tư nhân vừa và nhỏ) và các giấy tờ thủ tục hành chính khó khăn. Điều này
cũng tương tự như với vấn đề tiếp cận các nguồn tài nguyên, thành tựu khoa học – công nghệ,
sử dụng hệ thống kết cấu hạ tầng cơ sở điện, nước, kho bãi, hệ thống thoát nước... Trong vấn
đề tuyển dụng và sử dụng lao động đối với doanh nghiệp tư nhân cũng không hề đơn giản do
phải cạnh tranh, “giành giật” với các doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp đầu tư nước ngồi vốn
có nhiều ưu thế về mặt bằng nhà xưởng, điều kiện làm việc,… hay cạnh tranh với doanh
nghiệp nhà nước luôn được nhà nước bảo đảm chế độ lương thưởng, chính sách xã hội,…
Thứ ba, doanh nghiệp tư nhân vẫn phải chịu những thủ tục hành chính rườm rà, gây
khó dễ từ một số bộ phận, cơ quan cơng quyền.
Mặc dù những năm qua, TP.Hải Phịng đã có nhiều văn bản chỉ đạo cải cách thủ tục
hành chính, tháo gỡ khó khăn, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển. Tuy nhiên, đối với

nhiều doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân thì vẫn phải hứng chịu sự thiệt thịi bởi
những thủ tục hành chính rườm rà gây phiền hà, mất thời gian, công sức của doanh nghiệp.
Theo Hiệp hội danh nghiệp Quận Hải An, thủ tục cấp Giấy chứng nhận kinh doanh
có điều kiện; chuyển đổi, chuyển nhượng quyền sử dụng đất; cấp giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất, khống sản, tài ngun, mơi trường... thường bị kéo dài, khiến các doanh
nghiệp phải tốn nhiều thời gian chờ đợi, mất cơ hội kinh doanh.
Cũng qua sự phản ánh của nhiều doanh nghiệp, các thủ tục hành chính rườm rà, thủ
tục về thuế và hải quan của thành phố đang khiến nhiều doanh nghiệp tư nhân bức xúc vì
ảnh hưởng tới hiệu quả sản xuất, kinh doanh và lợi nhuận của doanh nghiệp. Ví dụ như
trường hợp Cơng ty Sơn Trường, việc xây dựng xưởng chỉ mất 6 tháng nhưng thủ tục hành
chính xin cấp phép xây dựng phải mất 23,5 tháng. Hay như Nhà máy bê tông Gia Minh ở
Thủy Nguyên của công ty đã đi vào sản xuất được 3 năm, đã nộp thuế đất 1 lần song vẫn
chưa làm xong sổ hồng, Xí nghiệp tư nhân Trung Hải xin cấp phép xây dựng nhà máy từ 8
tháng nay mà vẫn chưa có giấy phép xây dựng khiến Cơng ty phải chịu thiệt hại lớn ước
tính lên tới khoảng 1,5 tỷ đồng mỗi tháng (bao gồm tiền lãi vay ngân hàng, tiền thuê đất,
và đặc biệt là khoảng 300 cơng nhân khơng có việc làm)(2).
Nhiều doanh nghiệp tư nhân “kêu trời” với các thủ tục hải quan, nhất là khâu hậu
kiểm. Khơng ít cán bộ hải quan cố tình nhũng nhiễu, làm khó doanh nghiệp với thời gian
chờ hậu kiểm quá lâu, đòi hỏi những giấy tờ phức tạp khiến nhiều hàng hóa bị giữ lại, mất
(1) Kinh tế tư nhân và sự khao khát công bằng, ngày 09/02/2019
(2) Hải Phòng: Doanh nghiệp mong muốn được gỡ vướng để tăng tốc,
ngày 22/5/2019


PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÅN Ở HÂI PHÒNG - VÇN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

579

cơ hội tung ra thị trường, hoặc bị ảnh hưởng đến chất lượng. Nếu muốn nhanh, thuận lợi
thì phải “chạy”, “bơi trơn”, hoặc nhờ “cị hải quan” làm giúp. Đã có những bài báo viết rất

rõ về vấn nạn “bơi trơn”, lo lót, kẹp tiền “phí ngồi luồng” vào hồ sơ, thủ tục hải quan ở
Hải Phịng(1). Theo phản ánh của đại diện Cơng ty Cổ phần Bột giặt và Hóa chất Đức
Giang, Cơng ty đã phải trả những “chi phí ngồi” khi làm thủ tục xuất khẩu hàng ở hải
quan Hải Phịng. Tính trung bình, doanh nghiệp phải chi khoảng 15 triệu đồng phí ngồi
khi làm thủ tục hải quan cho mỗi lơ hàng xuất khẩu(2).
Nhìn chung, mặc dù khơng dám phản ánh công khai nhưng nhiều doanh nghiệp tư
nhân của Thành phố vơ cùng bức xúc với tình trạng một bộ phận khơng nhỏ cán bộ cơ
quan nhà nước cố tình lợi dụng các qui định, thủ tục hành chính để sách nhiễu, gây khó dễ,
hành doanh nghiệp, vịi vĩnh doanh nghiệp, cản trở sự phát triển của doanh nghiệp, khiến
doanh nghiệp tư nhân ở thành phố phát triển dưới tiềm năng vốn có, thậm chí cịn dễ “chết
yểu”, bị thua lỗ, phá sản phải ngừng hoạt động, giải thể.
Thứ tư, doanh nghiệp tư nhân ở Hải Phòng còn hạn chế, yếu kém về trình độ, năng
lực, kỹ năng tổ chức, quản lý sản xuất, ý thức tuân thủ pháp luật, đạo đức kinh doanh, ý
thức phát triển cộng đồng,...
Thực tế cho thấy, do phần lớn các doanh nghiệp tư nhân ở Hải Phịng là doanh nghiệp
vừa và nhỏ nên nhìn chung các doanh nghiệp tư nhân của Hải Phịng đều có những hạn chế về
năng lực, trình độ tổ chức, quản lý, kỹ năng điều hành, phát triển sản xuất kinh doanh, khả
năng nhanh nhạy tiếp cận, nắm bắt thị trường, hay ứng phó tốt trước những biến động bất lợi
của thị trường, năng lực hợp tác, hội nhập quốc tế liên kết đầu tư, tiêu thụ sản phẩm …
Với nguồn vốn hạn hẹp nên doanh nghiệp tư nhân của thành phố cũng hạn chế trong
việc đầu tư trang thiết bị, máy móc hiện đại, nguyên liệu sạch, ứng dụng, chuyển giao các
thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến vào sản xuất hay sử dụng nguồn nhân cơng, lao
động có trình độ cao,…
Mặt khác, là những doanh nghiệp nhỏ, có nhiều khó khăn, rào cản nên khơng ít
doanh nghiệp tư nhân ở Hải Phịng vì ham kiếm lợi, sợ thua lỗ, phá sản nên đã làm liều, bỏ
qua những qui định về tiêu chuẩn an toàn, gian dối trong chất lượng sản phẩm,… Hoặc có
những doanh nghiệp tư nhân do bản thân chủ doanh nghiệp là người có ý thức tn thủ
pháp luật kém, khơng có đạo đức kinh doanh, khơng có ý thức bảo vệ mơi trường, trách
nhiệm với cộng đồng nên sẵn sàng làm ăn phi pháp, gian dối, sản xuất hàng kém chất
lượng, khơng an tồn cho sức khỏe, tính mạng của người dân,…

Tình trạng doanh nghiệp tư nhân sản xuất hàng giả, không thực hiện qui trình sản
xuất an tồn, xả thải phi pháp gây ơ nhiễm mơi trường, mua bán hóa đơn, chứng từ giả,
trốn thuế, nợ bảo hiểm xã hội, vi phạm trật tự xây dựng, khơng tn thủ qui định phịng
chống cháy nổ, đối xử tệ bạc, vi phạm quyền và lợi ích của người lao động… không phải
là hiếm gặp trên địa bàn thành phố.
(1) Xem thêm: Nườm nượp cảnh kẹp tiền đưa nhận tại hải quan Hải Phòng, ngày 9/4/2018
(2) Doanh nghiệp tư nhân vật vã với những rào cản, ngày 22/5/2017


580

KINH TẾ TƯ NHÅN Ở HÂI PHÒNG - THỰC TRÄNG VÀ GIÂI PHÁP

3. KẾT LUẬN

Như vậy, bên cạnh việc ghi nhận những thành tựu đáng mừng mà kinh tế tư nhân Hải
Phịng đã đạt được, cũng như những đóng góp không nhỏ cho sự phát triển của Thành phố
trong những năm qua, chúng ta cũng cần lưu tâm đến tất cả những vấn đề thực tiễn đang
đặt ra như đã phân tích, trong đó có những vấn đề thuộc về yếu kém, hạn chế của bản thân
các doanh nghiệp tư nhân cần được nhìn nhận để kịp thời có hướng hạn chế, khắc phục,
đồng thời cũng có những vấn đề thuộc về thể chế, cơ chế, chính sách, bộ máy chính quyền
cũng rất cần được nhận thức rõ để nhanh chóng có những giải pháp điều chỉnh, thay đổi
nhằm tháo gỡ mọi rào cản, vướng mắc để kinh tế tư nhân của Hải Phịng được “cởi trói”,
tự do phát triển lành mạnh, hiệu quả và bền vững ngang tầm với tiềm năng, sức mạnh, thực
sự trở thành động lực quan trọng, góp phần tạo ra những đột phá lớn cho sự tăng trưởng,
phát triển mạnh mẽ của Thành phố trong những năm tiếp theo, giúp cho Hải Phòng trở
thành thành phố đi đầu cả nước trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
TÀI LIỆU THAM KHÂO

1. “Bứt phá” của Hải Phịng có sự đóng góp quan trọng của cộng đồng doanh nghiệp,

ngày 23/1/2019

2. Cơ hội kinh tế Hải Phòng năm 2019 – Tự tin với thành tựu, nhận định đúng thực trạng để bứt
phá, ngày 19/2/2019

3. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Nxb.CTQG – Sự thật,
Hà Nội, 2016

4. Phát triển kinh tế tư nhân – nhìn từ thực tiễn Hải Phịng, ngày 24/10/2017

5. Phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa, ngày 6/12/2017

6. Hải Phòng khen thưởng 100 doanh nghiệp xuất sắc, tiêu biểu, />3/2/2018

ngày

7. Hải Phòng 2018 - Thành công kép tăng trưởng kinh tế và bảo đảm an sinh xã hội,
ngày 2/2/2019

8. Hải Phòng: Doanh nghiệp mong muốn được gỡ vướng để tăng tốc,
ngày 22/5/2019

9. Vinfast – rạng rỡ thương hiệu Việt trên Thành phố Hoa phượng đỏ, ngày 12/6/2019.



×