Tải bản đầy đủ (.docx) (22 trang)

Sự cần thiết phải bảo hộ quyền liên quan đến quyền tác giả lịch sử hình thành và phát triển các quy định về quyền liên quan đến quyền tác giả

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (313.63 KB, 22 trang )

-

A. NỘI DUNG THẢO LUẬN TẠI LỚP VỚI GIẢNG VIÊN:
1/. Sự cần thiết phải bảo hộ quyền liên quan đến quyền tác giả. Lịch sử
hình thành và phát triển các quy định về quyền liên quan đến quyền tác giả.
Căn cứ theo quy định tại Khoản 3 Điều 4 Luật SHTT, quyền liên quan đến
quyền tác giả (gọi tắt là quyền liên quan) là quyền của tổ chức, cá nhân đối với cuộc
biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương
trình được mã hóa. Như vậy, quyền liên quan là tổng hợp các quy phạm quy định và
bảo vệ quyền của người biểu diễn hoặc tổ chức, cá nhân là chủ sở hữu của cuộc biểu
diễn; nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình và các tổ chức phát sóng khi thực hiện các
chương trình có sử dụng các tác phẩm gốc của chủ sở hữu quyền tác giả.
Quyền liên quan được xem là một quyền tồn tại song song với quyền tác giả và
được trao cho các cá nhân, tổ chức có đóng góp trong việc giúp tác giả truyền tải tác
phẩm đến với cơng chúng. Với vai trị là trung gian giữa tác giả và công chúng, việc
pháp luật bảo hộ quyền liên quan của các chủ thể nêu trên là vô cùng cần thiết. Tuy
các chủ thể như người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình, tổ chức phát
thanh truyền hình là những người sử dụng tác phẩm của tác giả, chủ sở hữu quyền tác
giả nhưng họ chính là những người sử dụng đặc biệt. Các sản phẩm họ làm ra như
tiếng hát hay làn sóng cũng có thể bị sao chép làm lậu 1. Đặc biệt trong thời kỳ các loại
hình thiết bị cơng nghệ, kỹ thuật ngày càng phát triển, việc thu hình, lưu giữ và truyền
đi các sản phẩm của các chủ thể quyền liên quan ngày càng phổ biến. Từ đó, có thể
nhận thấy rằng, sự bảo hộ quyền liên quan đến quyền tác giả là vô cùng quan trọng.
Bất kỳ quốc gia nào trên thế giới cũng cần phải có các quy định về loại quyền này. Xét
ở một khía cạnh rộng hơn, cùng với xu thế hội nhập ngày càng sâu rộng, việc nâng
cao hệ thống pháp luật trong nước về bảo hộ quyền liên quan phù hợp với các chế
định về thương mại, kinh tế trên thế giới là điều vơ cùng quan trọng vì tình trạng vi
phạm quyền liên quan sẽ ảnh hưởng ít nhiều đến sự phát triển kinh tế của quốc gia đó,
cụ thể là khơng có mơi trường cạnh tranh lành mạnh dành cho các doanh nghiệp.

*



Lịch sử hình thành và phát triển các quy định về quyền liên quan đến

quyền tác giả

1 Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh, 2017, Giáo trình Luật Sở hữu trí tuệ (Tái bản có bổ

sung), Nxb. Hồng Đức, tr.62.

download by :


-

Kể từ thế kỷ thứ 17, các hoạt động sáng tạo đã được chú ý và có các quy định
pháp luật bảo vệ. Cuối thế kỷ thứ 18, trong hệ thống pháp luật châu Âu, vấn đề bảo hộ
quyền nhân thân của tác giả đã được ghi nhận và cho đến cuối thế kỷ thứ 19, sự ra đời
của Công ước Paris 1883 và Công ước Berne 1886 đã đánh dấu cho sự phát triển về
bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ. Liên quan đến quyền liên quan đến quyền tác giả, loại
quyền này được ghi nhận riêng biệt lần đầu trong Công ước Rome 1961 về bảo hộ
người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm và tổ chức phát sóng. Có thể nói, quyền liên
quan ra đời dựa trên sự phát triển của khoa học công nghệ. Việc bảo hộ loại quyền này
lần đầu được quan tâm đến từ ngành công nghiệp ghi âm, cụ thể là các chủ thể trong
lĩnh vực công nghiệp này mong nhận được sự bảo hộ theo luật bản quyền để chống lại
tình trạng sao chép các bản ghi âm một cách trái phép. Bên cạnh Công ước Rome,
quyền liên quan đến quyền tác giả cịn được ghi nhận trong Cơng ước Geneva 1971 về
bảo hộ nhà sản xuất bản ghi âm chống việc sao chép không được bản ghi âm của họ
và Cơng ước Brussels 1974 về việc phân phối tín hiệu mạng chương trình truyền qua
vệ tinh. Ngồi ra, quyền liên quan cịn được cơng nhận trong Hiệp định về các khía
cạnh liên quan đến thương mại của quyền sở hữu trí tuệ (TRIPS) tại Điều 14 nhằm

bảo hộ những người biểu diễn, người sản xuất bản ghi âm và các tổ chức phát thanh,
truyền hình. Có thể nhận thấy rằng, việc bảo hộ quyền liên quan trên phạm vi quốc tế
chỉ có được sau các nỗ lực đàm phán và xây dựng các công ước giữa các quốc gia
trong khuôn khổ của Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO).

Tại Việt Nam, bắt đầu từ những năm 80 của thế kỷ 20, các quy định liên quan
đến quyền sở hữu trí tuệ đã được quan tâm. Tư tưởng bảo hộ quyền tác giả ở Việt
Nam được khẳng định trong các Hiến pháp từ năm 1946 đến 1992. Điều 60 Hiến pháp
1992 quy định: “Cơng dân có quyền nghiên cứu khoa học, kỹ thuật, phát minh, sáng
chế, sáng kiến cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất, sáng tác, phê bình văn học, nghệ
thuật và tham gia các hoạt động văn hóa khác. Nhà nước bảo hộ quyền tác giả, quyền
sở hữu công nghiệp”. Văn bản pháp lý đầu tiên quy định cụ thể về vấn đề quyền tác
giả là Nghị định 142/CP ngày 14/11/1986. Đến khi nghị định này khơng cịn phù hợp
với định hướng phát triển của đất nước, năm 1990, Bộ Văn hóa thơng tin đã được giao
soạn thảo Pháp lệnh Bảo hộ quyền tác giả để thay thế. Năm 1994, Pháp lệnh Bảo hộ
quyền tác giả được thông qua, gồm 7 chương 47 điều quy định chi tiết về quyền tác
giả. Sau đó, BLDS 1995 được ban hành, các quy định về quyền tác giả, quyền liên
quan được tập trung tại phần VI “Quyền sở hữu trí tuệ và chuyển giao

download by :


-

công nghệ”. Quyền và nghĩa vụ của người biểu diễn, của tổ chức sản xuất bằng âm
thanh, đĩa âm thanh, băng hình, đĩa hình, tổ chức phát thanh, truyền hình được quy
định tại mục 4 của phần VI và BLDS 2005 vẫn tiếp tục ghi nhận các quy định về
quyền liên quan đến quyền tác giả tại Mục 2 Chương XXXIV Phần thứ sáu.
Với nhu cầu cần phải có khung pháp lý dành cho lĩnh vực sở hữu trí tuệ để hội
nhập với thế giới, tại kỳ họp Quốc hội khóa X, Luật SHTT 2005 đã được thơng qua

nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trực tiếp trong lĩnh vực quyền sở hữu trí
tuệ. Đến năm 2009, Luật SHTT 2005 đã được sửa đổi, bổ sung để tạo điều kiện hoạt
động cho các chủ thể liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ, đặc biệt là các quyền liên
quan.


khía cạnh quốc tế, Việt Nam đã gia nhập hầu hết các điều ước quốc tế bảo hộ

quyền liên quan như Công ước Rome (Việt Nam trở thành thành viên vào ngày
01/3/2007), Cơng ước Geneva (có hiệu lực tại Việt Nam ngày 6/7/2005), Công ước
Brussel (Việt Nam trở thành thành viên vào ngày 12/01/2006) và Hiệp định TRIPS.
2/. Hãy tìm ít nhất hai ví dụ trên thực tế (các tranh chấp trong thực tiễn,
khuyến khích sinh viên tìm được bản án của vụ việc) về hành vi xâm phạm
quyền liên quan đến quyền tác giả.
Trên thực tế, hành vi xâm phạm quyền liên quan đến quyền tác giả diễn ra phổ
biến và rộng rãi, đặc biệt là trên các trang mạng xã hội như Facebook, Youtube,… Cụ
thể có một số ví dụ như sau:
Ví dụ 1: Phát sóng lén “Giải bóng đá U23 Việt Nam tranh cúp ASIAD 2018”
mới đây của kênh VOV/VTC
Ngày 21/8, VOV đã mua bản quyền tất cả các sự kiện trong khuôn khổ ASIAD
2018. Từ ngày 22/8, khán giả được theo dõi trực tiếp các trận đấu của ASIAD 2018
trên kênh VTC3 của truyền hình kỹ thuật số VTC hoặc nghe tường thuật trực tiếp các
sự kiện trên làn sóng phát thanh của Đài TNVN. Người dân cũng có thể xem trực tiếp
trên điện thoại di động, tivi thông minh thông qua ứng dụng VTC Now, báo điện tử
VTC.VN và VOV.VN.
Tuy nhiên, khán giả vẫn có thể truy cập với những từ khóa đơn giản liên quan
đến trận đấu trên các kênh lớn như Facebook hoặc Youtube để theo dõi. Theo báo

download by :



-

cáo Đài truyền hình Kỹ thuật số VTC, trong những ngày qua xuất hiện nhiều trang
thông tin điện tử truyền thơng ASIAD 2018. Cơ quan quản lý rà sốt và thấy rằng có
nhiều website có tên miền quốc tế, máy chủ đặt ở nước ngoài đã truyền trực tuyến trận
đấu bóng đá nam giữa đội Bahrain ngày 23/8, có logo kênh VTC3 của VTC. Cục Phát
thanh, truyền hình và thơng tin điện tử đã đề nghị cơ quan chức năng của Bộ Công An
xác minh đầu mối tại Việt Nam thu tín hiệu trái phép trận đấu này để cung cấp cho các
trang này.

Trong ví dụ nêu trên, buổi phát sóng chương trình trực tiếp giải ASIAD 2018 của
đài truyền hình VTC được xem là đối tượng bảo hộ của quyền liên quan. Hành vi
truyền trực tuyến trận đấu ASIAD nói trên của các trang mạng là hành vi xâm phạm
đến quyền liên quan của quyền tác giả.
Ví dụ 2: Hiệp hội Công nghiệp ghi âm Việt Nam (RIAV) kiện Nokia vì đã sử dụng
các bài hát do Hiệp hội sản xuất mà không xin phép.
Trong sự việc này, vào ngày 27/10/2008, tại TP.HCM, Hiệp hội Công nghiệp ghi
âm Việt Nam (RIAV) đã tổ chức họp báo công bố vụ kiện lớn nhất của hiệp hội này
đối với nhãn hàng điện thoại di động Nokia vì đã sử dụng hàng chục ngàn ca khúc do
các thành viên hiệp hội sản xuất với mục đích kinh doanh nhưng khơng xin phép. Phía
RIAV nêu ra là hãng điện thoại Nokia đã sử dụng 10.446 ca khúc của các thành viên
trong hiệp hội vào mục đích kinh doanh, trục lợi (tặng thẻ mật mã để download miễn
phí cho những khách hàng mua điện thoại Nokia dòng sản phẩm 5320 Express music).
Các thành viên hiệp hội khẳng định, với một kho ca khúc (của hầu hết các nhà sản
xuất băng đĩa nhạc VN hiện nay) tương đối lớn như vậy nhưng Nokia khơng có bất kỳ
lời xin phép hay động thái thực hiện nghĩa vụ trả tiền tác quyền cho chủ sở hữu tác
phẩm là các trung tâm sản xuất băng đĩa nhạc, trước khi đưa vào sử dụng.

download by :



-

Bên phía RIAV cho rằng, hành vi trên của Nokia đã vi phạm đến quyền liên quan đến
quyền tác giả (các bản nhạc do RIAV mua bản quyền của ca sĩ và sản xuất). Trong vụ
kiện này, Hiệp hội Công nghiệp ghi âm Việt Nam đã đưa ra mức yêu cầu bồi thường là
50 tỷ đồng.
3/. Nghiên cứu tình huống và trả lời các câu hỏi:
Năm 1966, ông Bảo là phóng viên làm việc tại Thơng tấn xã Việt Nam đã chụp
tấm ảnh người phi công Mỹ bị bắt tại Hà Bắc và đặt tên bức ảnh là “Từ thần sấm lộn
cổ xuống xe trâu”. Năm 2006, ông Bảo phát hiện NXB Văn hóa dân tộc xuất bản sách
“Việt Nam cuộc chiến 1858-1975”, trong đó có đăng bức ảnh trên mà không được sự
đồng ý của ông Bảo cũng như Thông tấn xã Việt Nam. Đồng thời, trong cuốn sách
cũng không ghi tên ông Bảo là tác giả và khi đăng đã cắt xén một phần bức ảnh này.
Do đó, ông Bảo đã khởi kiện NXB Văn hóa dân tộc tại Tịa án cùng với u cầu đăng
cải chính, xin lỗi trên các phương tiện thông tin đại chúng và bồi thường tổn thất tinh
thần 10.000.000 đồng do bức ảnh bị cắt xén gây ảnh hưởng đến danh dự, uy tín của
ơng. u cầu thanh tốn tiền nhuận bút 1.000.000 đồng.
Tại phiên tịa, ơng Cần – tác giả của cuốn sách “Việt Nam cuộc chiến 18581975” trình bày: Bức ảnh người phi công Mỹ bị bắt mà ông sử dụng trong sách của
mình được lấy từ cuốn sách “Chỉ có một Việt Nam” của tác giả người Hungary
Gyorgymatto xuất bản năm 1972 chứ không phải từ nguyên gốc bức ảnh của ông
Bảo. Trong cuốn sách này, tác giả Hungary không ghi tên ông Bảo là tác giả đồng
thời cũng đã cắt xén bức ảnh trên.
Xem xét các chứng cứ, Tòa án nhận thấy bức ảnh sử dụng trong sách của ông
Cần và tác giả Hungary là giống nhau, bên cạnh đó đều khơng ghi tên tác giả là ơng
Bảo.
Câu hỏi:
a)


Căn cứ xác lập quyền tác giả? Trong vụ việc trên, chủ thể nào có quyền tác

giả đối với bức ảnh chụp người phi công Mỹ?
Căn cứ theo Khoản 1 Điều 6 Luâ ^t SHTT, quyền tác giả được bảo hộ theo cơ
chế tự động có nghĩa là quyền tác giả phát sinh kể từ khi tác phẩm được sáng tạo và
được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định, mà không phân biệt nội dung,

download by :


-

chất lượng, hình thức…, khơng phụ thuộc vào việc tác giả đã công bố hay chưa công
bố, đã đăng ký hay chưa đăng ký.
Trong vụ viê „c, dựa trên các căn cứ xác lâ „p quyền tác giả như đãnêu ở trên thì
ơng Bảo chính là người có quyền tác giả đối với bức ảnh chụp người phi công Mỹ
ngay sau khi bức ảnh được chụp và lưu vào phim.
b)

Hành vi của ơng Cần có xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đối với bức ảnh

trên khơng, vì sao?
Theo khoản 1 Điều 3, đối tượng của quyền tác giả thuộc quyền sở hữu trí tuệ là
tác phẩm nghệ thuật, bao gồm tác phẩm nhiếp ảnh của ông Bảo (điểm h Điều 14 Luật
SHTT 2005 được sửa đổi, bổ sung năm 2009). Điều 6 LSHTT chỉ ra căn cứ phát
sinh, xác lập quyền sở hữu trí tuệ rằng “Quyền tác giả phát sinh kể từ khi tác phẩm
được sáng tạo và được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định, khơng phân biệt
nội dung, chất lượng, hình thức, phương tiện, ngôn ngữ, đã công bố hay chưa công bố,
đã đăng ký hay chưa đăng ký.”. Như vậy có căn cứ để tác phẩm của ông Bảo được bảo
hộ theo phạm vi của Luật SHTT.

Hành vi của ông Cần đã xâm phạm tới quyền tác giả của ông Bảo, cụ thể là quyền
nhân thân được quy định tại khoản 4 Điều 19 và quyền tài sản được quy định tại điểm
c, điểm đ của Điều 20 LSHTT, đó là các quyền được bảo vệ sự tồn vẹn của tác
phẩm, khơng cho người khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ
hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả, quyền sao chép tác
phẩm và truyền đạt tác phẩm trước công chúng. Hành vi xâm phạm quyền tác giả nêu
trên được ghi nhận tại khoản 3, khoản 5 và khoản 6 của Điều 28 do phân phối tác
phẩm không xin phép tác giả, sửa chữa cắt xén gây phương hại đến danh dự tác giả và
có hành vi sao chép lần 2 mà không được phép của tác giả mà không thuộc trường hợp
loại trừ tại điều 25.
c) Các yêu cầu của ơng Bảo có được chấp nhận khơng? Nêu cơ sở pháp
lý.
Những yêu cầu của ông Bảo: “ông Bảo đã khởi kiện NXB Văn hóa dân tộc tại
Tịa án cùng với yêu cầu đăng cải chính, xin lỗi trên các phương tiện thông tin đại
chúng và bồi thường tổn thất tinh thần 10.000.000 đồng do bức ảnh bị cắt xén gây

download by :


-

ảnh hưởng đến danh dự, uy tín của ơng. u cầu thanh toán tiền nhuận bút 1.000.000
đồng,..”.
Những yêu cầu nêu trên của ông Bảo sẽ được chấp nhận.
Cơ sở pháp lý: Điều 202 Luật SHTT 2009, Điều 20, Điều 21, Điều 43, Điều
44 Nghị định 22/2018/NĐ-CP
Điều 202. Các biện pháp dân sự
Toà án áp dụng các biện pháp dân sự sau đây để xử lý tổ chức, cá nhân có
hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ:


5.

1.

Buộc chấm dứt hành vi xâm phạm;

2.

Buộc xin lỗi, cải chính cơng khai;

3.

Buộc thực hiện nghĩa vụ dân sự;

4.

Buộc bồi thường thiệt hại;

Buộc tiêu huỷ hoặc buộc phân phối hoặc đưa vào sử dụng khơng nhằm mục

đích thương mại đối với hàng hố, nguyên liệu, vật liệu và phương tiện được sử dụng
chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hoá xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ với điều
kiện khơng làm ảnh hưởng đến khả năng khai thác quyền của chủ thể quyền sở hữu
trí tuệ.
Nghị định 22/2018/NĐ-CP
Điều 20. Quyền nhân thân
1.

Quyền đặt tên cho tác phẩm quy định tại khoản 1 Điều 19 của Luật sở hữu


trí tuệ. Quyền này khơng áp dụng đối với tác phẩm dịch từ ngôn ngữ này sang ngôn
ngữ khác.
2.

Quyền công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm quy

định tại khoản 3 Điều 19 của Luật sở hữu trí tuệ là việc phát hành tác phẩm đến công
chúng với số lượng bản sao hợp lý để đáp ứng nhu cầu của công chúng tùy theo bản
chất của tác phẩm, do tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả thực hiện hoặc do cá
nhân, tổ chức khác thực hiện với sự đồng ý của tác giả hoặc chủ sở hữu

download by :


-

quyền tác giả. Công bố tác phẩm không bao gồm việc trình diễn một tác phẩm sân
khấu, điện ảnh, âm nhạc; đọc trước công chúng một tác phẩm văn học; phát sóng tác
phẩm văn học, nghệ thuật; trưng bày tác phẩm tạo hình; xây dựng cơng trình từ tác
phẩm kiến trúc.
3.

Quyền bảo vệ sự tồn vẹn của tác phẩm, khơng cho người khác sửa chữa,

cắt xén tác phẩm quy định tại khoản 4 Điều 19 của Luật sở hữu trí tuệ là việc không
cho người khác sửa chữa, cắt xén tác phẩm hoặc sửa chữa, nâng cấp chương trình
máy tính trừ trường hợp có thoả thuận của tác giả.
Điều 21. Quyền tài sản
3.


Quyền phân phối bản gốc hoặc bản sao tác phẩm quy định tại điểm d khoản

1 Điều 20 của Luật sở hữu trí tuệ là quyền của chủ sở hữu quyền tác giả độc quyền
thực hiện hoặc cho phép người khác thực hiện bằng bất kỳ hình thức, phương tiện kỹ
thuật nào mà cơng chúng có thể tiếp cận được để bán, cho thuê hoặc các hình thức
chuyển nhượng khác bản gốc hoặc bản sao tác phẩm.
Điều 43. Biểu mức tiền nhuận bút, thù lao, quyền lợi vật chất
1.

Tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả, quyền liên quan xây dựng Biểu mức

tiền nhuận bút, thù lao, quyền lợi vật chất quy định tại khoản 3 Điều 20, khoản 4
Điều 29 của Luật sở hữu trí tuệ và quyền lợi vật chất quy định tại khoản 2 Điều 30,
khoản 2 Điều 31 của Luật sở hữu trí tuệ.
2.

Tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng tác phẩm, bản ghi âm, ghi hình,

chương trình phát sóng theo quy định tại khoản 1 Điều 26, khoản 1 và khoản 2 Điều
33 của Luật sở hữu trí tuệ có nghĩa vụ liên lạc trực tiếp với chủ sở hữu quyền tác giả,
chủ sở hữu quyền liên quan hoặc tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả, quyền liên
quan về việc khai thác, sử dụng. Trường hợp không liên lạc trực tiếp được với chủ sở
hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan thì tổ chức, cá nhân khai thác, sử
dụng tác phẩm, bản ghi âm ghi hình, chương trình phát sóng phải thơng báo trên
phương tiện thơng tin đại chúng.
3.

Tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm,

ghi hình, chương trình phát sóng và tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả, quyền


download by :


-

liên quan có trách nhiệm thoả thuận về mức tiền nhuận bút, thù lao, quyền lợi vật
chất và phương thức thanh toán.
4. Nhuận bút, thù lao, quyền lợi vật chất được xác định theo các nguyên tắc
sau:
a)

Việc trả tiền nhuận bút, thù lao, quyền lợi vật chất phải bảo đảm lợi ích của

người sáng tạo, tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng và công chúng hưởng thụ, phù
hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước.
b)

Mức tiền nhuận bút, thù lao, quyền lợi vật chất được xác định căn cứ vào

thể loại, hình thức, chất lượng, số lượng hoặc tần suất khai thác, sử dụng.
c)

Các đồng chủ sở hữu quyền tác giả, đồng chủ sở hữu quyền liên quan thỏa

thuận về tỷ lệ phân chia tiền nhuận bút, thù lao theo mức độ sáng tạo, phù hợp với
hình thức khai thác, sử dụng.
d)

Mức tiền nhuận bút, thù lao, quyền lợi vật chất được xác định trong hợp


đồng bằng văn bản theo quy định pháp luật.
Điều 44. Thu, phân chia tiền nhuận bút, thù lao, quyền lợi vật chất
1.

Việc thu, phân chia tiền nhuận bút, thù lao, quyền lợi vật chất thực hiện

theo quy định tại Điều lệ hoạt động của tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả, quyền
liên quan và văn bản ủy quyền của chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên
quan có thỏa thuận về mức hoặc tỷ lệ phần trăm, phương thức và thời gian phân chia
tiền nhuận bút, thù lao, quyền lợi vật chất.
2.

Việc thu, phân chia tiền nhuận bút, thù lao, quyền lợi vật chất của các tổ

chức đại diện tập thể quyền tác giả, quyền liên quan thực hiện theo nguyên tắc công
khai, minh bạch đối với tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình
phát sóng được khai thác, sử dụng theo quy định của pháp luật.
3.

Trong trường hợp tác phẩm, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng

có liên quan đến quyền và lợi ích của nhiều tổ chức đại diện tập thể được ủy quyền
đại diện cho một quyền, nhóm quyền cụ thể, các tổ chức có thể thỏa thuận để một tổ
chức thay mặt đàm phán cấp phép sử dụng, thu và phân chia tiền theo Điều lệ và văn
bản ủy quyền.

download by :



-

4.

Việc thu, phân chia tiền nhuận bút, thù lao, quyền lợi vật chất từ các tổ

chức tương ứng của nước ngoài hoặc tổ chức quốc tế thực hiện theo quy định về
quản lý ngoại hối.
d)

Theo quy định của Luật SHTT hiện hành, có những biện pháp nào để

xử lý hành vi xâm phạm quyền tác giả? Trong tranh chấp trên, biện pháp nào đã
được áp dụng?
Theo Khoản 1 Điều 199 Luật SHTT 2005 thì các hành vi vi phạm quyền tác
giả tùy theo tính chất sẽ bị xử lý bằng biện pháp dân sự, hành chính hoặc hình sự.
Ngồi ra cịn có các biện pháp khẩn cấp tạm thời, biện pháp ngăn chặn và đảm bảo xử
phạt hành chính và biện pháp kiểm sốt hàng hóa xuất nhập khẩu cùng các biện pháp
khác tại khoản 2 của điều này.
Cụ thể, các biện pháp dân sự được quy định tại Điều 202 Luật SHTT 2005:
“Điều 202. Các biện pháp dân sự
Toà án áp dụng các biện pháp dân sự sau đây để xử lý tổ chức, cá nhân có
hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ:
1.

Buộc chấm dứt hành vi xâm phạm;

2.

Buộc xin lỗi, cải chính cơng khai;


3.

Buộc thực hiện nghĩa vụ dân sự;

4.

Buộc bồi thường thiệt hại;

5. Buộc tiêu huỷ hoặc buộc phân phối hoặc đưa vào sử dụng khơng nhằm mục
đích thương mại đối với hàng hố, ngun liệu, vật liệu và phương tiện được
sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hoá xâm phạm quyền sở hữu trí
tuệ với điều kiện khơng làm ảnh hưởng đến khả năng khai thác quyền của chủ
thể quyền sở hữu trí tuệ.”
Ngồi ra, các biện pháp khác cũng được quy định tại: Điều 207 Luật SHTT
2005 về các biện pháp khẩn cấp tạm thời; Điều 211 Luật SHTT 2005 về hành vi xâm
phạm quyền sở hữu trí tuệ bị xử phạt hành chính; Điều 212 Luật SHTT 2005 về hành
vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bị xử lý hình sự; và Điều 214 Luật SHTT 2005 sửa
đổi, bổ sung 2009 về các hình thức xử phạt hành chính và biện pháp khắc phục hậu
quả.
Trong tranh chấp trên, các biện pháp xử lý nêu ra rằng “yêu cầu đăng cải
chính, xin lỗi trên các phương tiện thơng tin đại chúng và bồi thường tổn thất tinh

download by :


-

thần 10.000.000 đồng do bức ảnh bị cắt xén gây ảnh hưởng đến danh dự, uy tín của
ơng. u cầu thanh toán tiền nhuận bút 1.000.000 đồng.”, tức là biện pháp dân sự

được áp dụng, đó là “buộc xin lỗi, cải chính cơng khai” và “buộc bồi thường thiệt hại”
tại khoản 2 và khoản 4 Điều 202 Luật SHTT 2005.
4/. Nghiên cứu Bản án số 213/2014/DS-ST (Tòa án nhân dân quận Tân Bình)
ngày 14/8/2014. Và trả lời các câu hỏi sau:
a)

Ai là tác giả tác phẩm “Hình thức thể hiện tranh tết dân gian”? Tác

phẩm này có được bảo hộ quyền tác giả khơng? Vì sao?
Tác giả của tác phẩm “Hình thức thể hiện tranh tết dân gian” là ơng Nguyễn
Văn Lộc. Tác phẩm thuộc loại hình mỹ thuật ứng dụng này được bảo hộ quyền tác giả
vì tác phẩm đã được Cục bản quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký bản quyền số
169/2013/QTG ngày 07/01/2013, có kèm theo hình ảnh đăng ký bản quyền, nội dung
tác phẩm là tập hợp những hình ảnh của các nhân vật có nguồn gốc từ dân gian (hình
ảnh ơng thầy đồ, múa lân, ông địa...) được sắp xếp lại để thể hiện không khí ngày tết
của Việt Nam.
b)

Từng “cụm hình ảnh” trong tác phẩm “Hình thức thể hiện tranh tết

dân gian” có được bảo hộ quyền tác giả khơng? Vì sao?
Xét theo bản án 213/2014/DS-ST về việc Tranh chấp quyền sở hữu trí tuệ giữa
ông Lộc và Công ty CP Xuất Nhập Khẩu và Dịch Vụ Ơ Tơ Mặt Trời Mọc, thì tác
phẩm “Hình thức thể hiện tranh tết dân gian” là một sản phẩm do ơng Lộc tổng hợp
gồm các cụm hình ảnh có nguồn gốc là các hình ảnh đã được lưu truyền trong văn hóa
dân gian từ lâu đời (hình ảnh múa lân, ông địa, liễn chúc tết, ông đồ viết chữ...) các tác
giả chỉ thay đổi một số đường nét và sắp xếp theo một bố cục và hình thức thể hiện
theo phong cách của mình để tạo nên tác phẩm nói trên. Tác phẩm này đã được ơng
Lộc đăng ký bảo hộ bản quyền tác giả theo giấy chứng nhận đăng ký bản quyền cấp
ngày 07/01/2013. Theo đó, Tòa nhận định rằng quyền tác giả trong tác phẩm của ơng

Lộc chính là bố cục sắp xếp, hình thức thể hiện trong một tổng thể thống nhât không
thê tách rời ra theo từng bộ phận đê xác định quyên tác giả. Bên cạnh đó, như ơng
Lộc đã trình bày, do muốn tiết kiệm thời gian nên ông đã gộp chung 05 cụm hình ảnh
lại vào trong một tác phẩm để đăng ký quyền tác giả. Vì vậy, quyền tác giả đối với
từng cụm hình ảnh trong tác phẩm chưa được xác lập. Chính vì

download by :


-

lập luận trên, có thể nhận thấy rằng từng “cụm hình ảnh” trong tác phẩm “Hình thức
thể hiện tranh tết dân gian” chưa được bảo hộ quyền tác giả.
c)

Hành vi của bị đơn có xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của nguyên đơn

không? Nêu cơ sở pháp lý.
Thứ nhất, căn cứ vào chứng cứ mà ông Lộc cung cấp thì hình ảnh được trang
trí trong showroom Cơng ty Mặt Trời Mọc và tác phẩm của ơng Lộc có điểm khác biệt
về bố cục lẫn hình thức thể hiện. Chứng cứ hình ảnh do ơng cung cấp được chụp bằng
điện thoại và khơng có tác dụng chứng minh rằng những hình ảnh được trang trí ở
showroom đúng với ngun bản là các bức tranh của ông.
Thứ hai, nguồn gốc của các cụm hình ảnh được thể hiện trong tác phẩm của
ơng Nguyễn Văn Lộc là những hình ảnh đã được lưu truyền trong văn hóa dân gian từ
lâu đời (hình ảnh múa lân, ông địa, liễn chúc tết, ông đồ viết chữ...) và các tác giả chỉ
thay đổi một số đường nét và sắp xếp theo một bố cục và hình thức thể hiện để tạo nên
tác phẩm riêng của mình. Do vậy, quyền tác giả của các hình ảnh riêng rẽ đã được lưu
truyền lâu đời trong văn hóa dân gian không thể xác định là của ai. Quyền tác giả ở
đây chỉ là bố cục và hình thức sắp xếp các cụm hình ảnh. Ngồi ra, do ơng gộp chung

05 cụm hình ảnh vào một tác phẩm để đăng ký bảo hộ không mất thời gian nên từ đó,
có thể nhận thấy rằng quyền tác giả của ơng Lập đối với từng cụm hình ảnh là chưa
được xác lập. Bên cạnh đó, Cơng ty Đăng Viễn đã cho rằng họ không sử dụng tác
phẩm của ông Lộc để trang trí tại showroom của cơng ty Mặt Trời Mọc, mà cơng ty
Đăng Viễn sưu tầm, mua lại các hình ảnh riêng rẽ tại các websites (vectordep.vn,
nguyenthehien.com) và sau đó họ thiết kế, sắp xếp, bố cục hình thành hình thức thể
hiện khơng khí Tết dân gian cho tác phẩm trang trí của mình. Biểu tượng thuộc về văn
hóa dân gian được lưu truyền lâu đời (như thầy dồ viết chữ, múa lân, liễn chúc tết,
hoa mai, hoa đào, trẻ em vui chơi với pháo....) thì mỗi người có sự
hình dung và thể hiện riêng của mình nhưng bản thân mỗi một biểu tượng riêng rẽ
không thể tự thân tạo nên một tác phẩm để thể hiện khơng khí tết dân gian mà các
biểu tượng này phải được sắp xếp, thể hiện trong những bố cục chính thể thì mới có
hình thành nên tác phẩm mang thơng điệp và nội dung cụ thể2.
Thứ ba, căn cứ vào Khoản 3 Điều 49 Luật SHTT hiện hành quy định như sau:
“Tổ chức, cá nhân đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng
2 Bản án số 213/2014/DS-ST ngày 14/8/2014

download by :


-

nhận đăng ký quyền liên quan khơng có nghĩa vụ chứng minh quyền tác giả, quyền
liên quan thuộc về mình khi có tranh chấp, trừ trường hợp có chứng cứ ngược lại.”
Do đó, theo như dữ kiện trong bản án, hợp đồng giữa hai cơng ty này đã được hồn
thành, nhiệm thu và thanh lý vào ngày 05/12/2012 trước thời điểm ông Lộc được cấp
Giấy chứng nhận đăng ký bản quyền, cụ thể là ngày 07/01/2013. Thời điểm ông Lộc
được cấp Giấy chứng nhận đăng ký bản quyền sau thời điểm hợp đồng được hồn
thành. Nếu muốn biết có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của mình hay khơng
thì ơng Lộc phải có nghĩa vụ chứng minh điều đó.

Từ các lập luận trên, nhóm cho rằng khơng có hành vi xâm phạm quyền sở hữu
trí tuệ từ phía bị đơn đối với nguyên đơn.
d)

Việc bảo hộ tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian có những điểm

khác biệt nào so với các loại hình tác phẩm khác?
Về điều kiện bảo hộ:
Thứ nhất, sản phẩm sáng tạo phải được thể hiện dưới dạng văn học, nghệ thuật.
Điều này có nghĩa là để được coi là một tác phẩm văn học nghệ thuật dân gian thì tác
phẩm đó cần phải được thể hiện dưới dạng văn học, nghệ thuật mà cụ thể là một số
loại hình được quy định trong khoản 1, 2, 3 Điều 18 Nghị định số
22/2018/NĐ-CP
“1. Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian quy định tại điểm a khoản 1 Điều 23 của
Luật sở hữu trí tuệ là các loại hình nghệ thuật ngơn từ.
2.
Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian quy định tại các điểm b và c khoản 1
Điều
23 của Luật sở hữu trí tuệ là các loại hình nghệ thuật biểu diễn như chèo, tuồng, cải
lương, múa rối, điệu hát, làn điệu âm nhạc; điệu múa, vở diễn, trò chơi dân gian, hội
làng, các hình thức nghi lễ dân gian.
3. Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian quy định tại các điểm a, b và c khoản 1
Điều 23 của Luật sở hữu trí tuệ được bảo hộ khơng phụ thuộc vào việc định hình.”
Thứ hai, tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian được bảo hộ mang tính sáng tạo tập
thể, không bao gồm sáng tạo của cá nhân. Văn học dân gian là sáng tác của nhân dân
trên nền tảng tập thể nhưng không phải tất cả nhân dân đều là tác giả của văn học dân
gian.


download by :



-

Thứ ba, không phải tác phẩm văn học nghệ thuật dân gian nào cũng bắt buộc phải thể
hiện dưới hình thức vật chất nhất định (không bắt buộc phải định hình).
Về chủ sở hữu quyền tác giả:
“Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian là sáng tạo tập thể trên nền tảng truyền
thống của một nhóm hoặc các cá nhân nhằm phản ánh khát vọng của cộng đồng, thể
hiện tương xứng đặc điểm văn hóa và xã hội của họ, các tiêu chuẩn và giá trị được
lưu truyền bằng cách mô phỏng hoặc bằng cách khác.” (Khoản 1 Điều 23 LSHTT)
Như vậy, tác phẩm văn học nghệ thuật dân gian là sở hữu của toàn cộng đồng. Mỗi
thành viên cộng đồng đều có quyền sử dụng bất cứ một hay tất cả vốn văn học nghệ
thuật dân gian của cộng đồng mình. Tác phẩm văn học nghệ thuật dân gian là những
tác phẩm có giá trị nhân văn, có sức sống trường tồn, lưu truyền trong đời sống của
nhân dân mà tác giả của chúng là các thế hệ nhân dân, là cộng đồng xã hội nơi mà tác
phẩm văn học nghệ thuật dân gian được hình thành và phát triển là chủ sở hữu tác
phẩm do mình sáng tạo ra.
Với ý nghĩa đó, về nguyên tắc, chủ sở hữu quyền tác giả có tính pháp lý thực sự là
tồn thể cộng đồng. Nhưng các nghệ nhân và người thực hành đều là thành viên công
xã, nhờ tài năng, nhờ những hiểu biết vừa rộng rãi vừa sâu về một lĩnh vực nào đó của
văn học nghệ thuật dân gian, họ trở thành người đại diện cho cả cộng đồng và cộng
đồng ghi nhận công lao của họ.
Theo kinh nghiệm của Hội Văn nghệ Dân gian Việt Nam, Hội đã công nhận những
thực thể và cá thể sau đây tham gia chủ sở hữu quyền tác giả (khai thác lợi ích thu
được từ tác phẩm):
– Cộng đồng công xã: Như trên đã nói, khn viên sáng tạo, lưu truyền phổ biến, tiếp
nhận văn học nghệ thuật dân gian cổ truyền là các cộng đồng công xã được gọi là làng
bản, bn phum, sóc gọi chung là làng). Do đó, Hội xác định làng là đơn vị xã hội có
chủ quyền sở hữu trên tác phẩm văn học nghệ thuật dân gian của làng mình. Trường

hợp nhiều làng có cùng một loại hình văn học nghệ thuật dân gian thì Hội công nhận
tác phẩm văn học nghệ thuật dân gian của từng làng. Thực tế cho thấy, tuy có cùng
loại hình tác phẩm văn học nghệ thuật dân gian nhưng mỗi làng lại thể hiện khơng
hồn tồn giống nhau.

download by :


-

– Những người được cộng đồng công nhận là người hàng đầu trong việc nắm giữ và
thực hành, truyền dạy vốn văn học nghệ thuật dân gian của cộng đồng. Không phải
mọi thành viên đều nắm được một số lượng các biểu đạt văn học nghệ thuật dân gian
như nhau và cùng có một trình độ thực hành như nhau (có những người có tài năng
nổi bật hơn những thành viên khác). Đây là người nắm được nhiều nhất vốn văn học
nghệ thuật dân gian của cộng đồng, có khả năng thực hành hay trình diễn vốn ấy
thành thạo nhất với kỹ năng cao nhất, có khả năng sáng tạo, bổ sung làm giàu thêm
vốn ấy và cũng là người thầy truyền dạy vốn văn hóa đó cho các thế hệ tiếp theo.
Chính nhờ những người này mà di sản văn học nghệ thuật dân gian của các tộc người
việt nam được lưu giữ và truyền lại cho đến hôm nay.
– Người sưu tầm, nghiên cứu: Đó là các nhà sưu tầm, nghiên cứu, bằng cách nào đó,
họ đến cộng đồng và được cộng đồng cung cấp vốn văn học nghệ thuật dân gian.
Những người này cũng được coi là chủ sở hữu về những tư liệu mà họ sưu tầm được.
Về nội dung bảo hộ
* Quyền nhân nhân:
Được quy định tại khoản 2 và khoản 4 Điều 19 Luật SHTT, đó là các quyền:
“2. Đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm; được nêu tên thật hoặc bút danh khi
tác phẩm được công bố, sử dụng.
4. Bảo vệ sự tồn vẹn của tác phẩm, khơng cho người khác sửa chữa, cắt xén hoặc
xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín

của tác giả.”
Tương tự như quy định tại khoản 2 Điều 23 LSHTT.” Tổ chức, cá nhân khi sử dụng
tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian phải dẫn chiếu xuất xứ của loại hình tác phẩm
đó và bảo đảm giữ gìn giá trị đích thực của tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian.”
* Quyền tài sản:
Theo quy định tại khoản 2 Điều 23 tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian chỉ được
bảo hộ quyền nhân thân chứ không bảo hộ quyền tài sản.

download by :


-

Việc xác định quyền thu phí bản quyền, việc này dùng để bảo tồn và phát huy các tác
phẩm văn học nghệ thuật dân gian của dân tộc Việt Nam. Vì vậy, mức phí khơng được
xác định trên cơ sở thoả thuận giữa chủ sở hữu quyền với người sử dụng và không
được quá đề cao để người dân không cảm thấy đắn đo khi sử dụng chính các tác phẩm
văn học nghệ thuật dân gian của mình.
Đối với người sử dụng là cá nhân hoặc pháp nhân nước ngoài vì mục đích thương mại
mức phí có thể khác và mang tính thương mại nhiều hơn ở mức độ nào đó. Quyền thu
phí này do Nhà nước thơng qua một cơ quan có thẩm quyền là người đại diện cho chủ
sở hữu là cộng đồng theo nghĩa rộng thực hiện. Từ nguồn thu này nhà nước cần lập
một quỹ để chi tiêu các khoản tiền đó vào mục đích duy nhất là khuyến khích bảo tồn
và phát huy văn hố, nghệ thuật dân gian của Việt Nam.
Về thời hạn bảo hộ
Pháp luật sở hữu về quyền tác giả khơng có quy định về thời hạn bảo hộ đối với tác
phẩm văn học nghệ thuật dân gian và xác định tác giả của các tác phẩm này cũng rất
khó khăn bởi tính chất cộng đồng của nó. Tuy nhiên, nếu xét theo nguyên tắc tính thời
hạn bảo hộ quyền tác giả tại Điều 27 LSHTT, thì tác phẩm văn học nghệ thuật dân
gian – chỉ có quyền nhân thân tại khoản 2 và khoản 4 Điều 19 LSHTT, sẽ được bảo hộ

vơ thời hạn.
➔ Vì vậy, thời hạn bảo hộ tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian được xác
định là vô thời hạn3.
B.
Phần Câu hỏi sinh viên tự làm và KHÔNG thảo luận trên lớp với Giảng
viên:
Đọc, nghiên cứu Bản án số 5 “Tác phẩm phái sinh” Chương 2 (gồm cả phần
tình huống và bình luận) trong Sách tình huống Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam4 và trả
lời các câu hỏi sau đây:
1/ Theo quy định của pháp luật SHTT, tác phẩm phái sinh là gì? Đặc điểm
của tác phẩm phái sinh?

3 />
van-hoc-nghe-thuat-dan-gian/
4 Trường Đại học Luật TP.HCM, Sách tình huống Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam, NXB Hồng Đức –
Hội luật gia Việt Nam, 2016, trang 90 đến 112.


download by :


-

Căn cứ theo Khoản 8 Điều 4 Luâ „t SHTT hiện hành thì“ Tác phẩm phái sinh
là tác phẩm dịch từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác, tác phẩm phóng tác, cải biên,
chuyển thể, biên soạn, chú giải, tuyển chọn.”
Đă „c điểm của tác phẩm phái sinh:
● Tác phẩm phái sinh chỉ được hình thành trên cơ sở của một hoặc những tác
phẩm đã tồn tại. Người sáng tạo tác phẩm phái sinh luôn phải tôn trọng quyền
nhân thân không thể chuyển giao của tác giả tác phẩm gốc.

● Về hình thức thể hiện của tác phẩm phái sinh, pháp luật quyền tác giả
không bảo hộ nội dung ý tưởng mà chỉ bảo hộ hình thức thể hiện của ý tưởng.
Mặt khác, tác phẩm phái sinh không phải là bản sao của tác phẩm gốc. Do đó,
trong nhiều trường hợp hình thức thể hiện của tác phẩm phái sinh phải khác
biệt hoàn toàn hoặc khác biệt từng phần với hình thức thể hiện của tác phẩm
gốc.
● Tác phẩm phái sinh phải do tác giả tự mình sáng tạo nên mà không sao
chép từ tác phẩm của những người khác hoặc từ tác phẩm của chính mình. Để
một tác phẩm phái sinh được bảo hộ thì nó phải mang dấu ấn sáng tạo của tác
giả. Tuy nhiên, nếu ranh giới giữa sáng tạo từng phần và sáng tạo hoàn toàn
là dễ nhận biết, ranh giới giữa sáng tạo tác phẩm phái sinh và xâm phạm
quyền tác giả của tác phẩm gốc là khó nhận biết.
● Dấu ấn của tác phẩm gốc phải được thể hiện trong tác phẩm phái sinh, điều
đó có nghĩa là khi nhận biết tác phẩm phái sinh, công chúng phải liên tưởng
đến tác phẩm gốc thông qua nội dung của tác phẩm.
Quyền tác giả phát sinh kể từ khi tác phẩm phái sinh được sáng tạo và được thể hiện
dưới một hình thức nhất định, khơng phân biệt nội dung, chất lượng, hình thức,
phương tiện, ngơn ngữ, đã công bố hay chưa công bố, đã đăng ký hay chưa đăng
ký.”5
2/ Với hướng lập luận của Tòa án, hành vi của Hãng phim truyện I và đạo
diễn Lộc có xâm phạm quyền tác giả của ơng Ánh không? Đoạn nào trong bản án
thể hiện điều này?
Hội đồng thẩm phán dựa trên kết luận giám định của Hội đồng giám định Bộ
Văn hóa - Thơng tin đã đưa ra hướng lập luận như sau: “Khi làm phim, Hãng phim
5 TS. Trần Văn Hải – Chủ nhiệm Bộ môn Sở hữu trí tuệ, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại

học quốc gia Hà Nội, (2012), Bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm phái sinh,
/>
download by :



-

truyện I (mà người được giao nhiệm vụ làm đạo diễn là ơng Phạm Lộc) có sửa chữa,
bổ sung kịch bản văn học nhưng khơng đến mức thay đổi hồn toàn chủ đề, nội dung
kịch bản như đánh giá của ông Ánh. Do đó, Hãng phim truyện I và ông Phạm Lộc
không vượt quá quyền đã được xác định tại Điều 4 của hợp đồng số 174/PT1-HĐ
ngày 11 tháng 8 năm 1997 và các quy định của pháp luật về quyền tác giả.”
3/ Pháp luật nước ngồi có quy định nào về việc bảo hộ tác phẩm phái sinh?
Luật quyền tác giả của Hoa Kỳ quy định: “Tác phẩm phái sinh” là tác phẩm
được hình thành trên cơ sở một hoặc nhiều tác phẩm đã có như là các tác phẩm dịch,
các tác phẩm được phổ hạc, được chuyển thể thành kịch, được tiểu thuyết hóa, được
điện ảnh hố, âm nhạc hóa, mỹ nghệ hóa, tóm tắt, tóm lược, hoặc bất kỳ hình thức
nào khác mà trong đó tác phẩm có thể được cải biên, chuyển thể hoặc bổ sung. Một tá
phẩm bao hàm các bản thảo đã được biên tập lại, các lời bình chú, phân tích hoặc
các sửa chữa khác một về tổng thể là một tác phẩm nguyên thuỷ độc đáo hoàn chỉnh
của tác giả là “tác phẩm phái sinh”. Như vậy, điều kiện để có một tác phẩm phái sinh
là trước hết phải tồn tại “một hoặc nhiều tác phẩm”, thuật ngữ “một hoặc nhiều tác
phẩm” vừa nêu có thể thuộc một loại hình hay nhiều loại hình tác phẩm, bởi vậy
khơng loại trừ trường hợp, một tác phẩm phái sinh được hình thành từ một tác phẩm
văn học và một tác phẩm kịch.
Luật Quyền tác giả, Kiểu dáng và Sáng chế Anh quốc 1988 (bản sửa đổi năm
2009) không dùng thuật ngữ tác phẩm phái sinh, nhưng có quy định chi tiết về tác
phẩm phóng tác, cải biên chuyển thể (adaptation), cơ sở dữ liệu (databases) và tuyển
tập (collections), điều kiện bảo hộ quyền tác giả đối với các loại tác phẩm này.
Pháp luật của Pháp có dùng thuật ngữ tác phẩm phái sinh (œvre dérivée). So
với pháp luật của Hoa Kỳ và Anh quốc, thì pháp luật của Pháp quy định về tác phẩm
phái sinh có phần chi tiết và cụ thể hơn. Điều L.112-3 Bộ luật SHTT của Pháp quy
định: “Tác giả của tác phẩm dịch, tác phẩm phóng tác, chuyển thể hoặc cải biên sẽ
được hưởng sự bảo hộ theo Luật này, miễn là không phương hại đến quyền tác giả

của các tác phẩm gốc. Điều này cũng áp dụng tương tự đối với tác giả của tác phẩm
hợp tuyển, tuyển tập hay sưu tập dữ liệu mà sự lựa chọn hay sắp xếp nội dung của
chúng tạo thành những tác phẩm có tính sáng tạo”.Điều L.113-2 Bộ luật SHTT của
Pháp quy định về tác phẩm tuyển chọn (œvre collective), tác phẩm hợp tuyển (œuvre
composite) và tác phẩm hợp tác (œuvre de collaboration). Pháp luật về SHTT của
Pháp cũng không định nghĩa cụ thể thế nào là tác phẩm phái sinh mà chỉ liệt kê các
loại hình tác phẩm thuộc tác phẩm phái sinh. Pháp luật về quyền tác giả của Pháp tôn

download by :


-

trọng quyền nhân thân của cá nhân tác giả, do đó khơng coi pháp nhân là tác giả, đồng
thời cũng không coi bên giao nhiệm vụ (dù là cá nhân hay pháp nhân) cho người khác
sáng tạo nên tác phẩm là tác giả.
Luật quyền tác giả của Nhật Bản có sử dụng thuật ngữ tác phẩm phái sinh,
trong đó có quy định rõ việc bảo hộ tác phẩm phái sinh không làm phương hại đến
quyền tác giả của tác phẩm đã tồn tại. Luật quyền này có quy định về tác phẩm sưu
tập (compilations) và phân biệt tác phẩm sưu tập (quy định tại điều 12) với dữ liệu
(databases, được quy định tại điều 12bis).
Luật quyền tác giả của Trung Quốc không dùng thuật ngữ tác phẩm phái sinh,
nhưng tại Điều 12 có quy định trường hợp tác phẩm được tạo ra bằng cách chú thích,
dịch, sắp xếp, chuyển thể… thì được bảo hộ quyền tác giả, miễn là khơng làm phương
hại đến quyền tác giả của tác phẩm đã tồn tại.6
4/ Quan điểm của tác giả bình luận về tranh chấp này như thế nào?
Theo quan điểm của tác giả bình luận về tranh chấp này thì việc Tịa án đưa ra
hướng giải quyết về phạm vi và mức độ sửa chữa tác phẩm góc để xây dựng tác phẩm
phái sinh phù hợp với quy định của pháp luật. Tác phẩm phái sinh cũng là một loại
hình tác phẩm được bảo hộ theo quy định của pháp luật về quyền tác giả, tuy nhiên

đặc biệt hơn so với tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học nguyên gốc ở tính phái
sinh tồn tại song song và khơng làm thiệt hại đến quyền tác giả. Vấn đề bảo hộ tác
phẩm phái sinh hiện nay còn chưa được quy định rõ: chưa đưa ra khái niệm tác phẩm
phái sinh, khái niệm từng loại hình tác phẩm cụ thể cũng như điều kiện bảo hộ tác
phẩm này. Một số vấn đề làm rõ là cơ sở để thẩm định nội dung của tác phẩm phái
sinh có đảm bảo và phù hợp với nội dung chính của tác phẩm gốc hay khơng.
5/ Theo quan điểm của bạn (nhóm bạn), bộ phim do Hãng phim truyện I và
ơng Lộc sản xuất có phải là tác phẩm phái sinh từ kịch bản của ông Ánh khơng?
Giải thích vì sao. Điều kiện bảo hộ tác phẩm phái sinh có điểm gì đặc biệt?
Theo quan điểm của nhóm, bộ phim do Hãng phim truyện I và ơng Lộc sản
xuất là tác phẩm phái sinh từ kịch bản của ơng Ánh. Bởi vì bộ phim do Hãng phim
truyện I và ông Lộc sản xuất đã thỏa mãn hai điều kiện để là một tác phẩm phái sinh:
Điều kiện thứ nhất, tác phẩm phái sinh phải được sáng tạo trên tác phẩm gốc.
Trong điều kiện thứ nhất, bộ phim đã được ông Lộc sửa chữa, bổ sung kịch bản của
6 TS. Trần Văn Hải – Chủ nhiệm Bộ môn Sở hữu trí tuệ, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại

học quốc gia Hà Nội, (2012), Bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm phái sinh,
/>
download by :


-

ông Ánh để phù hợp với việc dựng phim. Chúng ta có thể nhận thấy sự liên kết giữa
hai tác phẩm này, nội dung chính của bộ phim cũng như kịch bản văn học đều “ca
ngợi tình yêu, tình đồng đội và sự hy sinh của người lính khơng qn”, nhưng ở bộ
phim đã bỏ đi một số nội dung của kịch bản văn học nhưng ở bộ phim đã bỏ đi một số
nội dung của kịch bản văn học và tập trung thể hiện vào chủ đề chính của kịch bản.

Điều kiện thứ hai, tác phẩm phái sinh phải là sự thể hiện tác phẩm dưới một

hình thức khác. Kịch bản phim truyện “ Hôn nhân không giá thú” là tác phẩm gốc, với
loại hình nghệ thuật là “ kịch bản phim” và tác phẩm phái sinh với loại hình nghệ
thuật là “phim”. Điểm khác biệt lớn nhất của hai tác phẩm là loại hình nghệ thuật
dùng để thể hiện tác phẩm, cách thức truyền đạt đến công chúng, do đó có thể thấy
đây là hình thức chuyển thể từ tác phẩm kịch bản văn học thành một bộ phim.
Mặt khác tác phẩm phái sinh từ tác phẩm gốc cần phải đảm bảo thêm điều kiện
về nội dung nội dung cơ bản của tác phẩm gốc chính là phải giữ ngun chủ đề chính
của tác phẩm gốc thơng qua việc so sánh chủ đề của tác phẩm văn học và bộ phim “
Hôn nhân không giá thú”.
Những điểm đặc biệt của điều kiện bảo hộ tác phẩm phái sinh:
+

Chủ sở hữu của tác phẩm gốc có thể đồng ý hay không đồng ý cho chủ thể

khác làm tác phẩm phái sinh.
+Trong thời hạn bảo hộ, chủ sở hữu quyền tác giả có quyền khai thác quyền
này hoặc chuyển giao cho chủ thể khác ( nghĩa là khi một chủ thể muốn làm tác phẩm
phái sinh từ tác phẩm của người khác thì phải nhận được sự chuyển giao quyền từ chủ
sở hữu).
+Tác phẩm phái sinh được bảo hộ quyền tác giả thì tác phẩm phái sinh khơng
gây phương hại đến quyền tác giả của tác phẩm gốc. Nhưng để xác định như thế nào
là không gây phương hại đến tác phẩm gốc vẫn khó xác định trong nhiều trường hợp
thực tế.

download by :



×