Tải bản đầy đủ (.docx) (23 trang)

Tài sản trí tuệ là gì quyền SHTT là gì

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (381.99 KB, 23 trang )

-

A. Lý thuyết

1. Tài sản trí tuệ là gì? Quyền SHTT là gì?
Theo Điều 163 BLDS 2015 thì tài sản “bao gồm vật, tiền, giấy tờ có giá và các
quyền tài sản.”. Định nghĩa luật định cho ta khái niệm về tài sản hữu hình. Ở đây,
tài sản trí tuệ khơng thuộc trong số đó, ta có khái niệm mới về “tài sản vơ hình”: là
một loại tài sản vơ hình, khơng thể được xác định bằng các đặc điểm vật chất của
chính nó nhưng lại có giá trị lớn vì có khả năng sinh ra lợi nhuận trong tương lai và
quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu theo quy định của pháp luật. Theo nghĩa
thông dụng, tài sản trí tuệ được hiểu là tất cả các sản phẩm của hoạt động trí tuệ:
các ý tưởng, các tác phẩm sáng tạo văn học/nghệ thuật, các cơng trình khoa học,
các sáng chế,…phần mềm máy tính…Tài sản trí tuệ là một dạng tài sản vơ hình.
Ngồi các đặc tính chung như các dạng tài sản vơ hình khác, các tài sản trí tuệ lại
có các đặc tính riêng, đó là tính sáng tạo và đổi mới (là một đối tượng mới được tạo
ra hoặc là một đối tượng đã có nhưng được bổ sung cái mới).
Theo Luật sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi, bổ sung 2009) thì tài sản trí tuệ được
hiểu là “bao gồm tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học; cuộc biểu diễn bản ghi
âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã
hóa (đối tượng quyền tác giả - khoản 1 Điều 3) ; sáng chế, kiểu dáng công nghiệp,
thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, bí mật kinh doanh, nhãn hiệu, tên thương
mại, chỉ dẫn địa lý (đối tượng quyền sở hữu công nghiệp - khoản 2 Điều 3); vật liệu
nhân giống, vật liệu thu hoạch” (đối tượng khoản 3 Điều 3).
Quyền sở hữu trí tuệ là tập hợp các quyền đối với tài sản vô hình là thành quả
lao động sáng tạo hay uy tín kinh doanh của các chủ thể, được pháp luật quy định
bảo hộ. Theo Điều 164 (BLDS 2005) quyền sở hữu bao gồm quyền chiếm hữu,
quyền sử dụng và quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu theo quy định của pháp
luật1.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 bổ sung năm 2009
như sau:


“Điều 4. Giải thích từ ngữ

1 Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh, (2017), Giáo trình Luật Sở hữu trí tuệ (Tái bản
có bổ sung), tr. 9

download by :


-

Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
Quyền sở hữu trí tuệ là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tài sản trí tuệ, bao
gồm quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công
nghiệp và quyền đối với giống cây trồng”.
Như vậy, tại Việt Nam, quyền sở hữu trí tuệ được hiểu gồm bốn loại: (i) quyền
tác giả; (ii) quyền liên quan (đến quyền tác giả); (iii) quyền sở hữu công nghiệp và
(iv) quyền đối với giống cây trồng. Khơng phải nước nào cũng phân chia quyền sở

hữu trí tuệ như vậy. Chẳng hạn tại nhiều nước và trong nhiều khuôn khổ (Châu Âu,
Tổ chức Thương mại thế giới – WTO, Nhật Bản) có sử dụng khái niệm “quyền sở
hữu công nghiệp” và coi quyền đối với giống cây trồng cũng là một bộ phận của
quyền sở hữu công nghiệp. Trong khi đó một số nước khác (chẳng hạn: Hoa Kỳ)
khơng dùng khái niệm này2.

2. Phân tích đă (c đi)mt nh l nh th

c+a quyền SHTT?

Quyền sở hữu trí tuệ là “quyền có tính lãnh thổ”, tức là quyền sở hữu trí tuệ có
một giới hạn nhất định về phạm vi lãnh thổ. Chúng thường chỉ được bảo hộ trong

2 TS. Phạm Đình Chướng, Viện Khoa học sở hữu trí tuệ, Giới thiệu chung về Tài sản trí tuệ,
Hội thảo “Kỹ thuật xác định giá trị tài sản trí tuệ” - Hà Nội - TP Hồ Chí Minh (04/12/2013)

download by :


-

lãnh thổ một nước (ví dụ, nước Việt Nam) hoặc trong lãnh thổ một khu vực (ví dụ,
trong lãnh thổ các nước thành viên của Tổ chức Sở hữu trí tuệ châu Phi (OAPI)) nơi
đăng ký và nhận được sự bảo hộ, quyền này có mơtvgiới hạn nhất định. Vì vậy, khi
một công ty đã nộp đơn đăng ký bảo hộ sáng chế, nhãn hiệu hay kiểu dáng công
nghiệp hợp pháp ở thị trường nội địa và đã được cấp các quyền thì khơng có nghĩa là
quyền sở hữu trí tuệ đó sẽ được bảo hộ ở thị trường quốc gia khác, trừ khi các quyền
đó đã được đăng ký và được cấp bởi cơ quan sở hữu trí tuệ quốc gia (hoặc khu vực)
của thị trường khác có liên quan. Trong trường hợp khi có tham gia Điều ước quốc tế
về sở hữu trí t vthì phạm vi bảo hô vđược mở rôngv ra các quốc gia thành viên.
3. Phân tích mối liên hệ giữa quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền

tác giả.
Quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả có mối liên hệ mật thiết
với nhau, bổ sung cho nhau và tồn tại song song với nhau. Mối liên hệ này được thể
hiện thông qua cách gọi, khái niệm và các điểm giống nhau được phân tích cụ thể như
sau:
Thứ nhất, về cách gọi tên của 02 quyền nêu trên là “quyền tác giả” và “quyền
liên quan đến quyền tác giả”. Có thể thấy rằng, quyền liên quan được xây dựng dựa
trên nền tảng là quyền tác giả, nhằm bảo vệ quyền nhân thân, quyền tài sản cho các
chủ thể của quyền liên quan như người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình,
tổ chức phát sóng. Việc cơng nhận và bảo hộ quyền liên quan là rất quan trọng. Bản
thân nó phải có tính ngun gốc, có sáng tạo và công sức lao động riêng. Đây được

xem là cầu nối hai bên tác giả và công chúng, giúp tác giả trình bày các tác phẩm của
mình nhưng vẫn khơng làm ảnh hưởng đến quyền của tác giả đối với tác phẩm. Như
vậy, giữa hai quyền này có sự tương trợ bổ sung lẫn nhau.
Thứ hai, về khái niệm pháp lý, theo Khoản 2, Điều 4, Luật Sở hữu trí tuệ
(LSHTT), thì quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với các tác phẩm do
mình sáng tạo ra hoặc sở hữu. Theo Khoản 3, Điều 4, Luật SHTT, quyền liên quan
đến quyền tác giả (sau đây gọi tắt là quyền liên quan) là quyền của người đối với cuộc
biểu diễn , bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang
chương trình được mã hóa. Nói cách khác, quyền liên quan chính là quyền của những
người trung gian, tạo điều kiện để cho các tác phẩm của các tác giả được giới thiệu,
công bố và quảng bá rộng rãi đến cơng chúng. Tóm lại, có thể hiểu được rằng, nếu
như khơng có những chủ thể của quyền liên quan này, thì cơng chúng sẽ không được

download by :


-

biết đến các tác phẩm và tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, và ngược lại, nếu như
khơng có người tạo ra những tác phẩm thì sẽ khơng có nội dung để có thể biểu diễn,
ghi âm, ghi hình, trình chiếu hoặc phát sóng. Chúng tồn tại song song và liên hệ mật
thiết với nhau.
Bên cạnh đó, giữa hai quyền trên có các điểm giống nhau về quyền được bảo
hộ và đặc điểm. Quyền nhân thân, quyền tài sản của chủ thể quyền tác giả (tác giả,
chủ sở hữu quyền tác giả) và chủ thể của quyền liên quan (người biểu diễn, nhà sản
xuất bản ghi âm, ghi hình, tổ chức phát sóng) đều được bảo hộ dưới Luật SHTT, trừ
trường hợp các đối tượng của quyền liên quan khơng gây phương hại đến quyền tác
giả. Ngồi ra, cả hai quyền trên đều phải mang đặc điểm đó là tính nguyên gốc. Nghĩa
là phải do chính sự sáng tạo, lao động trí óc và cơng sức của mình tạo ra, không được
sao chép hoặc không đầu tư.

Kết luận rằng, mối liên hệ giữa quyền tác giả và quyền liên quan là sự tương
trợ hai chiều. Một tác phẩm được ra đời, được thể hiện dưới một hình thức nhất định,
được cơng bố nhưng chưa chắc cộng đồng có thể đón nhận và tiếp thu hết giá trị,
thơng tin mà tác phẩm đó mang lại. Thế nhưng, thơng qua những chủ thể trung gian
của quyền liên quan, tác phẩm đó có thể được cơng chúng đánh giá cao hơn bởi khả
năng truyền đạt hấp dẫn, kỹ xảo của người biểu diễn, tổ chức phát sóng, ghi âm, ghi
hình.
4. Cho 03 ví dụ về đối tượng quyền SHTT được bảo hộ trên thực tế.
a. Sáng chế: Hợp chất phòng trừ bệnh héo lúa và phương pháp phòng trừ bệnh

héo lúa
Số bằng: 1-0008574-000
Ngày nộp đơn: 29/05/2001
Ngày công bố đơn: 25/06/2003
Ngày cấp bằng: 05/07/2010
Tên và địa chỉ c+a ch+ bằng: MEIJI SEIKA KAISHA, LTD. (JP); 4-16,
Kyobashi 2-chome, Chuo-ku, Tokyo-to, JAPAN.
Tác giả sáng chế: YAMAMOTO Kazumi (JP), KURIHARA Hiroshi (JP),
TERAOKA Takeshi (JP), MATSUMURA Makoto (JP).

download by :


-

Đại diện SHTT: Cơng ty TNHH Ban Ca (BANCA).
Tóm tắt sáng chế: Sáng chế đề cập đến hợp chất có cơng thức (1) hoặc muối
cộng axit của nó có tác dụng phịng trừ tốt bệnh héo lúa: trong đó R là nguyên tử
hydro - COR1 , -COOR1, trong đó R1 là alkyl có từ 1 đến 4 nguyên tử cacbon,
-COCH2OCH3, hoặc -COCH2OCOCH3.

b. Chương trình máy tính: Phần mềm hỗ trợ giao tiếp với người câm Enable Communicate
Số đăng ký: 312/2014/QTG
Ngày cấp: 21/01/2014
Tác giả: Nguyễn Gia Bách
Ch+ sở hữu: Nguyễn Gia Bách
c. Giống cây: PHALDAMDAP
Tên lồi: Lan Hồ điệp
Phân nhóm: Hoa - Cây cảnh
Số bằng: 13.VN.2015
Ngày cấp bằng: 08/06/2015
Tên và địa chỉ ch+ sở hữu: Anthura B.V; Anthuriumweg 14, 2665 KV
Bleiswijk, Hà Lan
Tên và địa chỉ tổ chức đại diện: Công ty TNHH Fresh Studio Innovations
Asia - 1A, ngõ 275, Âu Cơ, Tây Hồ, Hà Nội.
Thời gian bảo hộ: 20 năm.
5. Thời hạn bảo hộ quyền tác giả ? quyền liên quan đến quyền tác giả ?

Tìm các ví dụ trên thực tế những tác phẩm hết thời hạn bảo hộ quyền tác giả.
Đối với quyền tác giả, thì thời điểm phát sinh và thời hạn bảo hộ quyền tác giả
được quy định cụ thể tại Điều 6 Luật SHTT:
“Quyền tác giả phát sinh kể từ khi tác phẩm được sáng tạo và được thể hiện
dưới một hình thức vật chất nhất định, khơng phân biệt nội dung, chất lượng, hình

download by :


-

thức, phương tiện, ngôn ngữ, đã công bố hay chưa cơng bố, đã đăng kí hay chưa
đăng kí”

Điều 27 Luật SHTT quy định về thời hạn bảo hộ như sau:
“1. Quyền nhân thân quy định tại các khoản 1, 2 và 4 Điều 19 của Luật này
được bảo hộ vô thời hạn.
2. Quyền nhân thân quy định tại khoản 3 Điều 19 và quyền tài sản quy định

tại Điều 20 của Luật này có thời hạn bảo hộ như sau:
a) Tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng, tác phẩm khuyết danh

có thời hạn bảo hộ là bảy mươi lăm năm, kể từ khi tác phẩm được công bố lần đầu
tiên; đối với tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng chưa được công bố
trong thời hạn hai mươi lăm năm, kể từ khi tác phẩm được định hình thì thời hạn bảo
hộ là một trăm năm, kể từ khi tác phẩm được định hình; đối với tác phẩm khuyết
danh, khi các thông tin về tác giả xuất hiện thì thời hạn bảo hộ được tính theo quy
định tại điểm b khoản này;
b) Tác phẩm không thuộc loại hình quy định tại điểm a khoản này có thời hạn

bảo hộ là suốt cuộc đời tác giả và năm mươi năm tiếp theo năm tác giả chết; trường
hợp tác phẩm có đồng tác giả thì thời hạn bảo hộ chấm dứt vào năm thứ năm mươi
sau năm đồng tác giả cuối cùng chết;
c) Thời hạn bảo hộ quy định tại điểm a và điểm b khoản này chấm dứt vào

thời điểm 24 giờ ngày 31 tháng 12 của năm chấm dứt thời hạn bảo hộ quyền tác giả.”

Như vậy, quyền tác giả sẽ tự động phát sinh ngay khi tác phẩm được sáng tạo
và được thể hiện dưới một hình thức nhất định mà khơng phụ thuộc vào yếu tố “có
đăng kí bảo hộ quyền tác giả” hay khơng. Kể từ thời điểm quyền tác giả có hiệu lực,
tùy với đối tượng được bảo hộ, các nhà làm luật đã quy định thời hạn sao cho tương
xứng và phù hợp hóa với pháp luật trong nước.
Đối với quyền liên quan, thì thời hạn bảo hộ của quyền này được quy định cụ
thể tại Điều 34 LSHTT:

“1. Quyền của người biểu diễn được bảo hộ năm mươi năm tính từ năm tiếp
theo năm cuộc biểu diễn được định hình.

download by :


-

2. Quyền của nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình được bảo hộ năm mươi năm tính từ

năm tiếp theo năm công bố hoặc năm mươi năm kể từ năm tiếp theo năm bản ghi âm,
ghi hình được định hình nếu bản ghi âm, ghi hình chưa được cơng bố.
3. Quyền của tổ chức phát sóng được bảo hộ năm mươi năm tính từ năm tiếp theo

năm chương trình phát sóng được thực hiện.
4. Thời hạn bảo hộ quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này chấm dứt vào thời điểm

24 giờ ngày 31 tháng 12 của năm chấm dứt thời hạn bảo hộ các quyền liên quan.”

Như vậy, thời hạn bảo hộ của quyền liên quan sẽ được tính từ năm tiếp theo
năm cuộc biểu diễn được định hình và tùy vào chủ thể của quyền liên quan mà thời
hạn sẽ được quy định khác nhau theo Luật Sở hữu trí tuệ.
Tóm lại, thời hạn bảo hộ quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả sẽ
được tính kể từ thời điểm phát sinh quyền. Thời hạn bảo hộ quyền tác giả, quyền liên
quan đến quyền tác giả là hữu hạn. Pháp luật quy định một thời hạn nhất định nhằm
tạo điều kiện cho chủ thể quyền tác giả tiếp tục khai thác tác phẩm cho dù tác giả đã
qua đời và cho cơng chúng có thể tiếp cận và thụ hưởng các sản phẩm đó. Khi hết thời
hạn được bảo hộ, theo quy định tại Điều 43 LSHTT, thì tác phẩm đã kết thúc thời hạn
bảo hộ theo quy định tại Điều 27 c+a Luật này thì thuộc về cơng chúng, mọi tổ chức,
cá nhân đều có quyền sử dụng tác phẩm quy định tại khoản 1 Điều này nhưng phải tôn

trọng các quyền nhân thân của tác giả quy định tại Điều 19 của Luật này và Chính phủ
quy định cụ thể việc sử dụng tác phẩm thuộc về công chúng.

Một số ví dụ thực tiễn về những tác phẩm hết thời hạn bảo hộ của tác giả:
Cơng trình kiến trúc tháp Eiffel là một cơng trình kiến trúc bằng thép nằm trên
công viên Champ-de-Mars, cạnh sông Seine, thành phố Paris, Pháp. Cơng trình này do
Gustave Eiffel và các đồng nghiệp của mình xây dựng nên nhân dịp “Triển lãm thế
giới” năm 1889, và cũng là dịp kỷ niệm 100 năm Cách mạng Pháp. Tháp Eiffel này đã
được xây dựng từ rất lâu, thời hạn bảo hộ quyền tác giả đối với các cơng trình kiến
trúc, bản vẽ kiến trúc đã hết. Chính vì thế mà hàng loạt các bản sao của tháp Eiffel tại
các quốc gia khác không phải Pháp bắt đầu xuất hiện. Cơng trình giống tháp Eiffel
nhất được đặt tại Paris Hotel & Casino tại Las Vegas được khánh thành năm 1999.
Lúc đầu, bản sao được thiết kế cao hơn cả bản gốc. Tuy nhiên, do dự án

download by :


-

nằm sát sân bay, nên các kiến trúc sư phải giảm đi một nửa độ cao, chỉ còn 165 mét,
để không gây nguy hiểm cho máy bay. Bản sao Tháp Eiffel mang lại nguồn thu quan
trọng, có mặt trong hàng chục khu giải trí lớn, là biểu tượng quảng cáo cho nhà hàng,
cửa hiệu, dự án bất động sản khắp năm châu.
Bức tranh nổi tiếng nàng “Mona Lisa” của Leonardo Da Vinci là một bức chân
dung thế kỷ 16 được vẽ bằng sơn dầu trên một tấm gỗ dương tại Florence bởi ơng
trong thời kì Phục Hưng Italy. Tác phẩm thuộc sở hữu của Chính phủ Pháp và hiện
được trưng bày tại bảo tàng Louvre, Paris, Pháp với tên gọi Chân dung Lisa
Gherardini, vợ của Francesco del Giocondo. Tuy nhiên, ngày nay, thật khơng khó để
có thể bắt gặp các bản sao chép của bức tranh nổi tiếng này trên khắp thế giới.
B. Bài tập

● BÀI TẬP 1
1/ Theo quy định c+a pháp luật SHTT, đối tượng quyền SHTT bao gồm
những gì? Nêu cơ sở pháp lý.
Dựa trên quy định của pháp luật SHTT hiện hành thì hồ sơ cơng bố tiêu
chuẩn chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm đối với 7 loại rượu có phải là đối
tượng quyền SHTT hay khơng? Vì sao?
Theo quy định của pháp luật SHTT, đối tượng quyền SHTT bao gồm 3 nhóm
chính:
-

Nhóm thứ nhất bao gồm: tác phẩm văn học , nghệ thuật, khoa học; đối tượng
liên quan đến quyền tác giả bao gồm “cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình,
chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình mã hóa”.

-

Nhóm thứ hai là nhóm đối tượng quyền sở hữu công nghiệp bao gồm “ sáng
chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế tích hợp bố trí mạch bán dẫn, bí mật kinh
doanh, nhãn hiệu, tên thương mại và chỉ dẫn địa lý”.

-

Nhóm thứ ba là nhóm đối tượng quyền đối với giống cây trồng “ là giống cây
trồng và vật liệu nhân giống”.

- Cơ sở pháp lý: Điều 3 Luật sở hữu trí tuệ 2005

Điều 3. Đối tượng quyền sở hữu trí tuệ

download by :



-

1. Đối tượng quyền tác giả bao gồm tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học; đối

tượng quyền liên quan đến quyền tác giả bao gồm cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi
hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hố.
2. Đối tượng quyền sở hữu công nghiệp bao gồm sáng chế, kiểu dáng cơng nghiệp,

thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, bí mật kinh doanh, nhãn hiệu, tên thương mại
và chỉ dẫn địa lý.
3. Đối tượng quyền đối với giống cây trồng là giống cây trồng và vật liệu nhân

giống.
Dựa trên quy định của pháp luật SHTT hiện hành thì hồ sơ cơng bố tiêu chuẩn
chất lượng, vệ sinh an tồn thực phẩm đối với 7 loại rượu không phải là đối tượng
quyền SHTT. Vì hồ sơ cơng bố tiêu chuẩn chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm đối
với 7 loại rượu không thuộc một trong ba đối tượng quyền sở hữu trí tuệ. Hồ sơ cơng
bố tiêu chuẩn chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm thực chất là tập hợp lại các tài
liệu để chứng minh cho các cơ quan nhà nước có thẩm quyền rằng đối tượng hàng
hóa, sản phẩm của chủ thể kinh doanh đó đạt yêu cầu nhất định trước khi đưa vào thị
trường lưu thơng. Do đó, việc hồ sơ cơng bố tiêu chuẩn chất lượng, vệ sinh an tồn
thực phẩm khơng phải là đối tượng SHTT của pháp luật hiện hành.
+ Cơ sở pháp lý: Điều 3, Điều 6 Luật sở hữu trí tuệ 2005

Điều 6. Căn cứ phát sinh, xác lập quyền sở hữu trí tuệ
1. Quyền tác giả phát sinh kể từ khi tác phẩm được sáng tạo và được thể hiện dưới

một hình thức vật chất nhất định, khơng phân biệt nội dung, chất lượng, hình thức,

phương tiện, ngơn ngữ, đã công bố hay chưa công bố, đã đăng ký hay chưa đăng ký.
2. Quyền liên quan phát sinh kể từ khi cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương

trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hố được định hình
hoặc thực hiện mà khơng gây phương hại đến quyền tác giả.
3. Quyền sở hữu công nghiệp được xác lập như sau:
a) Quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí,

nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý được xác lập trên cơ sở quyết định cấp văn bằng bảo hộ của
cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo thủ tục đăng ký quy định tại Luật này hoặc
công nhận đăng ký quốc tế theo quy định của điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã

download by :


-

hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên; đối với nhãn hiệu nổi tiếng, quyền sở hữu được
xác lập trên cơ sở sử dụng, không phụ thuộc vào thủ tục đăng ký;
b) Quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại được xác lập trên cơ sở sử dụng

hợp pháp tên thương mại đó;
c) Quyền sở hữu cơng nghiệp đối với bí mật kinh doanh được xác lập trên cơ sở có

được một cách hợp pháp bí mật kinh doanh và thực hiện việc bảo mật bí mật kinh
doanh đó;
d) Quyền chống cạnh tranh khơng lành mạnh được xác lập trên cơ sở hoạt động cạnh

tranh trong kinh doanh.
4. Quyền đối với giống cây trồng được xác lập trên cơ sở quyết định cấp Bằng bảo hộ


giống cây trồng của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo thủ tục đăng ký quy định
tại Luật này.
2/ Theo Tòa án xác định, các hồ sơ công bố tiêu chuẩn chất lượng, vệ sinh
an toàn thực phẩm đối với 7 loại rượu mà nguyên đơn đang tranh chấp có phải là
đối tượng quyền SHTT hay khơng? Vì sao Tịa án lại xác định như vậy?
Tòa án xác định các hồ sơ tiêu chuẩn chất lượng, vệ sinh an toàn thực
phẩm đối với 7 loại rượu mà nguyên đơn đang tranh chấp không phải là đối
tượng quyền SHTT:
Thứ nhất, do chúng không phải đối tượng SHTT cũng như không đủ điều kiện
trở thành đối tượng quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp được pháp luật bảo hộ.

Thứ hai, đây là các văn bản mang tính hành chính và cũng do cơ quan khơng
có thẩm quyền cấp văn bằng SHTT cấp.
Cụ thể, trích nguyên văn một đoạn trong “Bản án số 1437/2010/KDTM – ST
ngày 14/09/2010 c+a Tịa án nhân dân TP.Hồ Chí Minh”, “…Theo Điều 747 BLDS
năm 1995 – các loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả, Điều 781 – các đối
tượng sở hữu công nghiệp được nhà nước bảo hộ; Điều 788 – Xác lập quyền sở hữu
công nghiệp theo văn bản bảo hộ, thì các hồ sơ cơng bố tiêu chuẩn chất lượng, vệ sinh
an tồn thực phẩm được tiếp nhận bởi Sở Y tế nói trên khơng phải là đối tượng SHTT
được bảo hộ, ơng Trí cũng khơng có văn bằng bảo hộ được cấp bởi Cơ

download by :


-

quan có thẩm quyền, nên khơng xác định các đối tượng này là các đối tượng quyền
SHTT theo đơn trình bày u cầu của ơng Trí…”
Ngồi ra Tịa án cũng trích dẫn Điều 3 Luật SHTT năm 2005; Điều 15 Luật

SHTT năm 2015 về các đối tượng không thuộc phạm vi bảo hộ quyền tác giả: “… văn
bản hành chính, quy trình, hệ thống, phương pháp hoạt động, khái niệm, nguyên lý, số
liệu.”; Khoản 2 Điều 21 Nghị định 100/2006/NĐ-CP ngày 21/09/2006 quy định chi
tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của BLDS, luật SHTT và các quyền liên quan.

Theo đó, Tịa án vẫn xác định các “hồ sơ cơng bố tiêu chuẩn chất lượng, vệ sinh, an
tồn thực phẩm của Cơ sở Phước Lộc Thọ được Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh tiếp nhận
cho cơng bố không phải các đối tượng SHTT được pháp luật bảo hộ…..”
3/ Quan đi"m của tác gi% b'nh luân) có cho rằng hồ sơ công bố tiêu chuẩn
chất lượng, vê (sinh an toàn thực phẩm đối với 7 loại rượu là đối tượng c+a
quyền tác giả hay quyền sở hữu công nghiêp( không? Lâp( luân( c+a tác giả như
thế nào?
Theo quan điểm của tác giả bình luânv thì tác giả cho rằng hồ sơ công bố tiêu chuẩn
chất lượng, vê v sinh an toàn thực phẩm đối với 7 loại rượu không phải là đối tượng của
quyền tác giả. Bởi theo tác giả mơtvtác phẩm muốn được bảo hơ v thì tác phẩm đó phải (1)
được chấp nhânv về nơivdung tức là nôivdung không vi phạm pháp luâtvhoăcv trái với đạo
đức xã hơi,v trâtvtự cơng cơng,v có hại cho quốc phịng, an ninh;
(2) được thể hiênv dưới mơtvhình thức vâtvchất nhất định; và (3) có tính ngun gốc

nghĩa là khơng sao chép, không bắt chước tác phẩm khác. Trong các loại hình tác phẩm
được bảo hơ v được quy định tại Điều 14 Lt SHTTv khơng có đối tượng là hồ sơ
cơng bố chất lượng vê v sinh an tồn thực phẩm. Đồng thời hồ sơ thực chất là tâpv hợp
những tài liêuv có liên quan đến chất lượng, điều kiênv vê vsinh, an toàn thực phẩm
được ban hành theo mẫu của Bô vY tế. Đây chỉ là các văn bản hành chính để thực hiênv
chức năng quản lý hành chính trong lĩnh vê vsinh, an toàn thực phẩm. Các hồ sơ này
hồn tồn khơng có tính sáng tạo trong đó và khi khơng đáp ứng được điều kiê nv về
tính sáng tạo thì đối tượng này sẽ khơng được cơng nhânv là tác phẩm do đó khơng
thcv phạm vi bảo hô vquyền tác giả.
Đối với trường hợp hồ sơ công bố tiêu chuẩn chất lượng, vê vsinh an toàn thực
phẩm đối với 7 loại rượu của cơ sở Phước Lôcv Thọ có phải là đối tượng của quyền sở


download by :


-

hữu công nghiêpv hay không. Căn cứ vào khoản 2 Điều 3 LuâtvSHTT tác giả cho
rằng bí mâtvkinh doanh và sáng chế có thể có mối liên quan với hồ sơ cơng bố chất
lượng, vê vsinh an tồn thực phẩm của cơ sở Phúc Lôcv Thọ. Tuy nhiên sau khi đã
xem xét ở cả hai trường hợp liên quan đến bí mật kinh doanh và sáng chế, tác giả
khơng cho rằng hồ sơ công bố tiêu chuẩn chất lượng, vê vsinh an toàn thực phẩm đối
với 7 loại rượu là đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp
Đối với trường hợp có mối liên hê v với bí mât kinhv doanh tác giả đã chỉ ra
rằng để bí mâtvkinh doanh được bảo hơ v thì phải đáp ứng các điều kiên vquy định tại
Điều 84 LuâtvSHTT trong đó bao gồm viêcv môtvđối tượng muốn được bảo hô v là đối
tượng kinh doanh phải tồn tại trong tình trạng bí mâ tv. Điều này hoàn toàn đi ngược lại
với hồ sơ cơng bố tiêu chuẩn chất lượng, vê vsinh an tồn thực phẩm nên đối tượng này
không thể được xem là bí mâtvkinh doanh vì vậy khơng là đối tượng của quyền sở hữu
công nghiệp trong trường hợp này.
Đối với trường hợp có mối liên hệ với sáng chế tác giả đã giả sử trường hợp
trong hồ sơ công bố tiêu chuẩn chất lượng, vê v sinh an toàn thực phẩm của cơ sở
Phước Lộc Thọ có mơ tả quy trình sản xuất rượu thì có một khả năng là quy trình có
thể được bảo hộ dưới dạng sáng chế. Nhưng theo chính tác giả điều này sẽ khó xảy ra
bởi hai nguyên nhân (i) hồ sơ công bố chất lượng được làm theo mẫu của Bộ Y tế,
(ii) nếu có một quy trình điều chế rượu thì việc mơ tả và cơng bố đối tượng có thể dẫn

đến việc đối tượng đó mất đi tính mới ( Điều 60 Luật SHTT). Mà theo tác giả một đối
tượng muốn được bảo hộ dưới dạng sáng chế phải đáp ứng các điều kiện về tính mới,
tính sáng tạo và khả năng áp dụng công nghiệp. Hồ sơ công bố tiêu chuẩn chất lượng,
vê vsinh an tồn thực phẩm có thể mơ tả quy trình sản xuất, chế biến rượu nhưng nếu

thể hiện ở dưới dạng mơ tả ở hồ sơ thì khơng đáp ứng được tính mới và do đó khơng
được bảo hộ.
4/ Theo quan đi"m của bạn, hồ sơ công bố tiêu chuẩn chất lượng, vệ sinh
an toàn thực phẩm đối với 7 loại rượu đang tranh chấp trong tình huống nêu
trên có là đối tượng c+a quyền SHTT hay khơng? Giải thích vì sao.
Theo quan điểm của nhóm, hồ sơ cơng bố tiêu chuẩn chất lượng, vệ sinh an
tồn thực phẩm đối với 7 loại rượu đang tranh chấp trong tình huống khơng phải là
đối tượng của quyền SHTT. Nhóm sẽ phân tích theo tuần tự như sau:

download by :


-

Đầu tiên, nhóm xét hồ sơ cơng bố tiêu chuẩn chất lượng, vệ sinh an tồn thực
phẩm có giá trị như thế nào dưới góc độ pháp lý:
Theo quy định tạm thời về công bố tiêu chuẩn chất lượng vệ sinh an toàn thực
phẩm (Quy chế tạm thời) ban hành kèm theo Quyết định số 2027/2011/QĐ-BYT
ngày 30 tháng 5 năm 2001 của Bộ trưởng Bộ Y tế, mục 2.1 của quy chế này thì hồ sơ
cơng bố chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm là tập hợp các tài liệu để chứng minh
cho các cơ quan nhà nước có thẩm quyền rằng đối tượng hàng hóa sản phẩm của chủ
thể kinh doanh đó đạt được các yêu cầu nhất định trước khi đưa vào lưu thông trên thị
trường.
Như vậy, hồ sơ cơng bố chất lượng vệ sinh an tồn thực phẩm của doanh
nghiệp là điều kiện cần để doanh nghiệp có thực hiện việc sản xuất kinh doanh.
Ngồi ra, tại mục 2.1 đi)m d của Quy chế tạm thời có quy định hồ sơ bao gồm
“tài liệu xác nhận doanh nghiệp có quyền sử dụng hợp pháp đối tượng sở hữu cơng
nghiệp đang được bảo hộ nếu có”. Qua đây cho thấy rằng hồ sơ công bố chất lượng vệ
sinh an tồn thực phẩm có thể bao gồm các văn bằng bảo hộ do cơ quan nhà nước có
thẩm quyền cấp cho đối tượng SHTT mà doanh nghiệp đó sở hữu. Như vậy nghĩa là

hồ sơ công bố tiêu chuẩn chất lượng, vệ sinh an tồn thực phẩm có thể là đối tượng
SHTT.
Trong trường hợp này cần phải xem xét mối liên hệ giữa hồ sơ công bố chất
lượng vệ sinh an tồn thực phẩm và nhóm đối tượng quyền tác giả, giữa hồ sơ công bố
chất lượng và nhóm đối tượng quyền sở hữu cơng nghiệp.
● Dưới góc độ nhóm đối tượng quyền tác giả:

Theo Điều 14 Luật SHTT về các loại hình tác phẩm được bảo hộ thì khơng có
đối tượng là hồ sơ cơng bố chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm. Hồ sơ này thực chất
là tập hợp những tài liệu liên quan đến chất lượng, điều kiện vệ sinh an toàn thực
phẩm được ban hành theo mẫu của Bộ Y tế. Đây là các văn bản hành chính để thực
hiện chức năng quản lý hành chính trong lĩnh vực vệ sinh và an tồn thực phẩm.
Chính vì vậy mà tính sáng tạo trong các hồ sơ này hồn tồn khơng có. Khi khơng đáp
ứng điều kiện có tính sáng tạo thì đối tượng này không được bảo hộ dưới dạng quyền
tác giả.

download by :


-

Ngoài ra, khoản 3 Điều 15 Luật SHTT cũng quy định những đối tượng không
thuộc phạm vi bảo hộ quyền tác giả bao gồm: quy trình, hệ thống, phương pháp hoạt
động, khái niệm, nguyên lý, số liệu. Sở dĩ những đối tượng này không thuộc phạm vi
bảo hộ quyền tác giả bởi những đối tượng này không đáp ứng được u cầu về tính
sáng tạo.
Theo đó áp dụng quy định tại khoản 1 Điều 3, Điều 15 Luật SHTT, khoản 2
Điều 21 nghị định 100/2006 NĐ-CP ngày 21 tháng 9 năm 2006 quy định chi tiết và
hướng dẫn thi hành một số điều của bộ luật dân sự luật SHTT về quyền tác giả quyền
liên quan (Nghị định 100 đã được sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 85/2011/NĐ-CP

ngày 20 tháng 9 năm 2011) để cho rằng hồ sơ công bố chất lượng vệ sinh an tồn thực
phẩm khơng đáp ứng các điều kiện để công nhận các hồ sơ này là các tác phẩm và do
đó khơng thuộc phạm vi bảo hộ quyền tác giả.
Như vậy hồ sơ công bố chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm của cơ sở Phước
Lộc Thọ không là đối tượng quyền tác giả.
● Dưới góc độ nhóm đối tượng quyền sở hữu cơng nghiệp:

Theo khoản 2 Điều 3 Luật SHTT thì đối tượng quyền sở hữu công nghiệp
bao gồm sáng chế, kiểu dáng cơng nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, bí
mật kinh doanh, nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý.
Hồ sơ công bố chất lượng vệ sinh an tồn thực phẩm có thể có mối liên hệ với
bí mật kinh doanh theo khoản 23 Điều 4 Luật SHTT. Bí mật kinh doanh mặc dù là
thơng tin nhưng thông tin này không phải là những hiểu biết thơng thường và chỉ có
một số ít người biết về thông tin này (theo Holyoak và Torremans, sđd, tr. 587-591).
Theo Điều 84 Luật SHTT thì có thể thấy rằng một đối tượng muốn được bảo hộ là bí
mật kinh doanh cần phải tồn tại trong tình trạng bí mật. Tuy nhiên, điều này lại hoàn
toàn đi ngược lại với hồ sơ cơng bố chất lượng, vệ sinh an tồn thực phẩm. Chính vì
điều này mà hồ sơ cơng bố chất lượng vệ sinh an tồn thực phẩm khơng được xem xét
là bí mật kinh doanh.
Nếu trong hồ sơ cơng bố chất lượng của cơ sở Phước Lộc Thọ có mơ tả quy
trình sản xuất rượu thì có một khả năng là quy trình có thể được bảo hộ dưới dạng
sáng chế theo Khoản 12 Điều 4 Luật SHTT. Tuy nhiên khả năng này rất khó xảy ra
bởi lẽ đây là hồ sơ công bố chất lượng được làm theo mẫu của Bộ Y tế; nếu có một
quy trình sản xuất hoặc quy trình điều chế rượu thì việc mơ tả và công bố đối tượng

download by :


-


có thể dẫn đến việc đối tượng đó bị mất đi tính mới theo Điều 60 c+a Luật SHTT.
Một đối tượng muốn được bảo hộ dưới dạng bằng sáng chế phải đáp ứng được điều
kiện về tính mới, tính sáng tạo, và khả năng áp dụng công nghiệp theo Điều 58 Luật
SHTT. Hồ sơ công bố chất lượng, vệ sinh an tồn thực phẩm có thể mơ tả quy trình
sản xuất chế biến rượu như đã đề cập ở trên. Nếu thể hiện dưới dạng mô tả ở hồ sơ thì
khơng đáp ứng được tính mới và do đó khơng được bảo hộ.
● Dưới góc độ căn cứ xác lập đối tượng SHTT:

Các căn cứ phát sinh xác lập quyền theo quy định tại Điều 6 Luật SHTT. Căn
cứ xác lập quyền hoàn toàn khác nhau giữa các quyền tác giả và quyền sở hữu cơng
nghiệp. Theo đó, “quyền tác giả phát sinh kể từ khi tác phẩm được sáng tạo và được
thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định…” theo khoản 1 Điều 6 Luật SHTT.
Tuy nhiên, theo khoản 3 Điều 6 thì quyền sở hữu cơng nghiệp đối với sáng chế được
xác lập trên cơ sở quyết định cấp văn bằng bảo hộ của cơ quan nhà nước có thẩm
quyền theo thủ tục đăng ký. Quyền sở hữu cơng nghiệp đối với bí mật kinh doanh
được xác lập trên cơ sở có được một cách hợp pháp bí mật kinh doanh và thực hiện
việc bảo mật bí mật kinh doanh đó.
Đối với quyền tác giả, giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, giấy chứng
nhận đăng ký quyền liên quan sẽ được cấp bởi Cục Bản quyền tác giả văn học - nghệ
thuật (theo Điều 39 Nghị định 100/2006). Đối với quyền sở hữu trí tuệ, văn bằng sẽ
được cấp bởi Cục SHTT (theo Điều 3 Nghị định 103/2006/NĐ-CP được sửa đổi bổ
sung theo Nghị định số 122/2010/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2010 của Chính
phủ). Văn bằng do cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ cấp cho chủ sở hữu quyền.
Trên cơ sở đó đối chiếu với hồ sơ công bố chất lượng vệ sinh an toàn thực
phẩm của cơ sở Phước Lộc Thọ, Sở Y tế là cơ quan tiếp nhận hồ sơ cơng bố chất
lượng, vệ sinh an tồn thực phẩm của đơn vị sản xuất này.
Có thể thấy rằng, nếu xét theo vệ căn cứ phát sinh, xác lập cũng như xác đến
cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiếp nhận xử lý và cấp văn bằng thì các hồ sơ cơng
bố tiêu chuẩn chất lượng vệ sinh an tồn thực phẩm được Sở Y tế tiếp nhận không
phải là các đối tượng SHTT được bảo hộ. Sở Y tế cũng khơng phải là cơ quan có thẩm

quyền trong việc xác lập quyền SHTT. Các hồ sơ của ơng Trí cũng không phải là các
văn bằng được bảo hộ được cấp bởi cơ quan có thẩm quyền về SHTT.

download by :


-

Như vậy, dù dưới góc độ nào thì hồ sơ cơng bố tiêu chuẩn chất lượng vệ sinh
an tồn thực phẩm đối với 7 loại rượu đang tranh chấp trong tình huống khơng phải là
đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ.
● BÀI TẬP 2
1/ Theo quy định c+a pháp luật SHTT, đối tượng quyền tác giả bao gồm
những đối tượng nào? Nêu cơ sở pháp lý.
Theo quy định của pháp luật SHTT, cụ thể căn cứ vào Điều 14 Luật SHTT
2005 được sửa đổi, đối tượng quyền tác giả bao gồm:
1. Tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học được bảo hộ bao gồm:
a) Tác phẩm văn học, khoa học, sách giáo khoa, giáo trình và tác phẩm khác

được thể hiện dưới dạng chữ viết hoặc ký tự khác;
b) Bài giảng, bài phát biểu và bài nói khác;
c) Tác phẩm báo chí;
d) Tác phẩm âm nhạc;

đ) Tác phẩm sân khấu;
e) Tác phẩm điện ảnh và tác phẩm được tạo ra theo phương pháp tương tự

(sau đây gọi chung là tác phẩm điện ảnh);
g) Tác phẩm tạo hình, mỹ thuật ứng dụng;
h) Tác phẩm nhiếp ảnh;

i) Tác phẩm kiến trúc;
k) Bản họa đồ, sơ đồ, bản đồ, bản vẽ liên quan đến địa hình, kiến trúc, cơng

trình khoa học;
l) Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian;
m) Chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu.
2. Tác phẩm phái sinh chỉ được bảo hộ theo quy định tại khoản 1 Điều này

nếu không gây phương hại đến quyền tác giả đối với tác phẩm được dùng để làm tác
phẩm phái sinh.
Dựa trên quy định của pháp luật SHTT hiện hành thì tác phẩm kiến trúc có
phải là đối tượng quyền tác giả hay khơng? Vì sao?
Theo quy định tại Điểm i Khoản 1 Điều 14 Luật SHTT 2005 đã được sửa đổi,
bổ sung, tác phẩm kiến trúc là một trong những đối tượng của quyền tác giả. Bởi vì,

download by :


-

căn cứ vào Điều 15 Nghị định 22/2018/NĐ-CP, tác phẩm kiến trúc là “tác phẩm thuộc
loại hình kiến trúc, bao gồm:
a) Bản vẽ thiết kế kiến trúc về cơng trình hoặc tổ hợp các cơng trình, nội thất,

phong cảnh.
b) Cơng trình kiến trúc.”

Như vậy, có thể nhận thấy rằng, tác phẩm kiến trúc là một sản phẩm của sự
sáng tạo và được thể hiện dưới dạng một bản vẽ thiết kế và cơng trình kiến trúc rõ
ràng, cụ thể. Với đặc trưng gắn liền với cơng trình xây dựng, tác phẩm kiến trúc được

bảo hộ quyền tác giả là cơ sở để thực hiện các cơng trình xây dựng và việc xây dựng
trên thực tế chính là mục đích cuối cùng của việc sáng tạo tác phẩm kiến trúc đó.
2/ Theo Tòa án xác định trong bản án số 4, đối tượng đang tranh chấp có
phải là đối tượng c+a quyền tác giả hay khơng? Vì sao Tịa án lại xác định như
vậy?
Theo Tòa án xác định trong bản án số 4, đối tượng đang tranh chấp là đối
tượng của quyền tác giả. Tòa án đã theo hướng tồn tại một tác phẩm kiến trúc được
bảo hộ. Cụ thể, trước khi đi vào xác định hành vi xâm phạm quyền tác giả hay khơng
thì Tịa đã xét rằng “các bản vẽ thiết kế trên của tác giả Minh và Vĩnh là các tác phẩm
kiến trúc phải thuộc đối tượng được bảo hộ quyền tác giả theo đi)m i khoản 1 Điều
14 Luật SHTT”. Tuy nhiên, Toà chưa lý giải tại sao đây là các tác phẩm kiến trúc
được bảo hộ bởi quyền tác giả.
Căn cứ theo luật SHTT xác định tác phẩm kiến trúc là một loại hình tác phẩm
được bảo hộ quyền tác giả nhưng chưa cụ thể về loại tác phẩm kiến trúc. Nghị định
100/2006 (được sửa đổi bởi Nghị định 85/2011) thì khái niệm tác phẩm kiến trúc
được quy định cụ thể hơn. Theo Điều 17 c+a Nghị định 85/2011 thì “Tác phẩm kiến
trúc quy định tại điểm i khoản 1 điều 14 của luật SHTT là các bản vẽ thiết kế dưới bất
kỳ hình thức nào thể hiện ý tưởng sáng tạo về ngôi nhà, công trình xây dựng, quy
hoạch khơng gian (quy hoạch xây dựng) đã qua hoặc chưa xây dựng …coi là tác
phẩm kiến trúc độc lập”. Bên cạnh đó việc các bản vẽ thiết kế về cơng trình kiến trúc
đã được Cục Bản quyền tác giả cấp giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả vào tháng
6 năm 2011 cũng được xem là căn cứ xác định tác phẩm kiến trúc là một loại hình tác
phẩm được bảo hộ quyền tác giả.

download by :


-

3/ Quan đi)m c+a tác giả bình luận có cho rằng đối tượng đang tranh chấp

là đối tượng c+a quyền tác giả không? Lập luận c+a tác giả như thế nào về vấn
đề này?
Theo quan điểm của tác giả bình luận, đối tượng đang tranh chấp là đối tượng
của quyền tác giả. Luật SHTT xác định tác phẩm kiến trúc là một loại hình thức tác
phẩm được bảo hộ quyền tác giả nhưng chưa cụ thể về loại tác phẩm kiến trúc. Theo
Điều 17 của Nghị định 85/2011 đã quy định cụ thể và chi tiết hơn, từ quy định của
nghị định, tác giả đã rút ra hai đặc trưng cơ bản của khái niệm “tác phẩm kiến trúc”:
+ Thứ nhất, theo khoản 1 Điều 6 Luật SHTT, “quyền tác giả phát sinh kể từ khi tác

phẩm được sáng tạo và được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định”, với quy
định trên, tác phẩm kiến trúc chỉ được bảo hộ nếu được thể hiện dưới hình thức “ bản
vẽ thiết kế”. Do đó, nếu một bản vẽ chưa rõ ràng, chưa cụ thể thì khơng coi đó là “
bản vẽ thiết kế” nên không được bảo hộ quyền tác giả.
+ Thứ hai, nội dung thiết kế là ngơi nhà, cơng trình xây dựng, quy hoạch khơng gian

đã hoặc chưa xây dựng. Thực ra, tác phẩm kiến trúc là tổng hợp giữa khoa học kỹ
thuật và nghệ thuật, chứa đựng các yếu tố: công năng, kỹ thuật vật chất và nghệ thuật.
Luật SHTT quy định đối tượng tác giả bao gồm tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa
học nhưng nếu xếp tác phẩm kiến trúc vào chỉ một trong ba nhóm này sẽ khơng phù
hợp.
- Trong vụ việc, đối tượng được nêu trong tranh chấp là các “ bản vẽ thiết kế” và đã
được “Cục Bản quyền tác giả cấp giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả” đồng thời
khơng có chủ thể nào phủ nhận điều này nên việc Tòa án xác nhận là thuyết phục.
Các bản vẽ này đều là các bản vẽ thiết kế nên thỏa mãn yêu cầu thứ nhất về điều kiện
tác phẩm kiến trúc. Để phù hợp với điều kiện thứ hai dựa trên tên gọi của các đối
tượng để xác định tính chất của nó có phù hợp hay khơng. Mặt khác, do trong định
nghĩa không ghi rõ không phân biệt có hay chưa có cơng trình xây dựng thực hiện từ
tác phẩm kiến trúc nên vấn đề này không ảnh hưởng đến cơ sở xác lập có thỏa mãn
hai điều kiện trên hay không.
4/ Theo quan đi"m của bạn, tác phẩm đang tranh chấp trong tình huống

nêu trên có là đối tượng c+a quyền tác giả hay khơng? Giải thích vì sao.
Theo quan điểm của nhóm, tác phẩm đang tranh chấp trong tình huống trên là
đối tượng của quyền tác giả. Bởi vì theo khoản 1 Điều 6 Luật SHTT thì quyền tác
giả phát sinh kể từ khi tác phẩm được sáng tạo và được thể hiện dưới một hình thức
vật chất nhất định. Bởi lẽ tác phẩm kiến trúc chỉ được bảo hộ đó được thể hiện dưới

download by :


-

hình thức “bản vẽ thiết kế”. Đối tượng được nêu trong tranh chấp là các “bản vẽ thiết
kế” và đã “được Cục Bản quyền tác giả cấp giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả”,
đồng thời khơng có chủ thể nào phủ nhận điều này.
Các bản vẽ đều là các bản vẽ thiết kế nên thỏa mãn yêu cầu thứ nhất về điều
kiện tác phẩm kiến trúc (theo Khoản 1 Điều 6 Luật SHTT), đối tượng của các bản vẽ
thiết kế này bao gồm: Nhà ngũ gian tứ hạ, Nhà vọng nguyệt lục giác, Cổng tam quan
cổ lầu, Khu gia nhà rường Việt Nam. Ở đây, tuy chỉ có thể căn cứ trên tên gọi của các
đối tượng này để xác định tính chất của nó chứ khơng có bản vẽ có sẵn để xác định
liệu rằng những đối tượng này có phải là “ngơi nhà, cơng trình xây dựng, quy hoạch
không gian” hay không, nhưng nếu đúng như tên gọi được dùng thì các đối tượng này
đều có thể được xem là cơng trình xây dựng và phù hợp với đặc điểm thứ hai của tác
phẩm kiến trúc.
5/ Quy định c+a pháp luât(các nước về tác phẩm kiến trúc như thế nào
(phải nêu được c+a ít nhất hai nước).
*Pháp luật Hoa Kỳ:
Luật Quyền tác giả Hợp ch+ng quốc Hoa Kỳ:
Điều 101: ““Tác phẩm kiến trúc” là thiết kế của một cơng trình xây dựng
được thể hiện dưới bất kỳ một hình thái thể hiện vật chất nào bao gồm nhà, cơng
trình xây dựng, sơ đồ, bản vẽ thiết kế. Tác phẩm loại này bao hàm cả hình dạng tổng

thể cũng như việc bố trí và sắp đặt các khơng gian, yếu tố trong thiết kế nhưng không
bao hàm các đặc điểm cá biệt đã tiêu chuẩn hoá.”
Điều 102: Đối tượng điều chỉnh của Luật Quyền tác giả: quy định chung
(a). Theo quy định của Điều luật này, Luật quyền tác giả bảo hộ tác phẩm nguyên
thuỷ độc đáo hoàn chỉnh của tác giả đã được định hình dưới bất kỳ một dạng vật
chất thể hiện hữu hình nào hiện đã được biết hoặc sẽ được phát triển trong tương
lai, mà từ các dạng vật chất thể hiện hữu hình này tác phẩm có thể được cảm nhận,
tái bản, hoặc phổ biến khác hoặc là trực tiếp hoặc là với sự trợ giúp của các máy
móc thiết bị. Các tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả bao gồm các thể loại sau:
(1) Tác phẩm văn học;
(2) Tác phẩm âm nhạc bao hàm tác phẩm kèm theo bất kỳ một từ nào;
(3) Tác phẩm sân khấu bao hàm các tác phẩm kèm theo bất kỳ âm thanh nào;
(4) Tác phẩm kịch câm và vũ ba lê;
(5) Tác phẩm về nghệ thuật, mỹ thuật, điêu khắc;

download by :


-

(6) Tác phẩm điện ảnh và các tác phẩm nghe nhìn khác;
(7) Bản ghi âm, và
(8) Tác phẩm kiến trúc

(b). Trong bất kỳ trường hợp nào sự bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm nguyên
thuỷ độc đáo hoàn chỉnh của tác giả không mở rộng đến các ý tưởng, các biện pháp,
phương pháp, nguyên lý hoạt động, khái niệm, quy luật, phát minh, khơng phân biệt
hình thức mà chúng được miêu tả, giải thích, minh hoạ hoặc diễn đạt trong tác phẩm
đó.
Điều 120: Phạm vi quyền độc quyền đối với tác phẩm kiến trúc:

(a). Các trình bày hình ảnh được phép: Quyền tác giả đối với một tác phẩm kiến trúc
mà đã được xây dựng không bao gồm quyền ngăn cấm việc tạo ra, phân phối, trình
bày tranh, hoạ, ảnh, hoặc các trình bày hình ảnh khác của tác phẩm, nếu cơng trình
mà trên đó biểu hiện tác phẩm được đặt trong, hoặc trong tầm nhìn từ, một nơi
cơng

cộng.

(b). Sửa đổi và dỡ bỏ cơng trình xây dựng: Không trái với các quy định của Điều
106(2), chủ sở hữu cơng trình thể hiện một tác phẩm kiến trúc có thể, khơng cần sự
cho phép của tác giả hoặc chủ chủ sở hữu quyền tác giả của tác phẩm kiến trúc đó,
thực hiện hoặc cho phép thực hiện sự sửa đổi đối với cơng trình này, và dỡ bỏ hoặc
cho phép phá hủy cơng trình này.
Có thể thấy, pháp luật Hoa Kỳ quy định quyền tác giả đối với tác phẩm kiến
trúc bị xâm phạm không bao gồm quyền ngăn cấm việc tạo ra tác phẩm (tháo dỡ cơng
trình) trong trường hợp “biểu hiện tác phẩm được đặt trong, hoặc trong tầm nhìn từ,
một nơi cơng cộng”. Như vậy, một cơng trình đã được xây dựng thì quyền tác giả sẽ
không bao gồm quyền yêu cầu ngưng xây dựng hoặc tháo dỡ. Nói cách khác, việc tác
giả yêu cầu tháo dỡ cơng trình xâm phạm quyền tác giả sẽ không được chấp nhận

*Pháp luật Thuỵ Đi)n:
Pháp luật Thụy Điển về bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm kiến trúc bị xâm
phạm theo hướng bắt buộc cá nhân xâm phạm phải giao nộp lại cho tác giả hoặc
người thừa kế của tác giả dù cho bất cứ lý do gì. Tuy nhiên Tịa án khơng bắt buộc
tháo dỡ, sửa đổi các cơng trình đã tiến hành xây dựng. Cụ thể, Điều 55 Luật Quyền
tác giả tác phẩm văn học và nghệ thuật của Thụy Điển quy định như sau:
“Người nào tiến hành các hành vi liên quan đến việc vi phạm hoặc xâm phạm theo
Điều 53, dù có lý do chính đáng hay khơng chính đáng đều phải giao nộp lại cho tác

download by :



-

giả hoặc người thừa kế của tác giả các thiết bị liên quan đến việc vi phạm hoặc xâm
phạm. Tương tự cũng áp dụng đối với bản chữ, bản khắc in, khn đúc nặn, hoặc
các thiết bị tương tự có thể sử dụng để sản xuất ra các vật thuộc các thể loại đã
được đề cập đến.
Thay vì ban hành lệnh phải giao nộp lại như nêu trong đoạn 1, theo yêu cầu của tác
giả hoặc người thừa kế của tác giả, liên quan đến những gì được coi là có lý do, Tồ
án có thể ra lệnh là những vật này sẽ bị tiêu huỷ hoặc sửa đổi theo các cách thức đặc
biệt hoặc các biện pháp khác sẽ được tiến hành để ngăn chặn việc sử dụng không
được phép. […]. Những quy định của đoạn 1 và 3 khơng được áp dụng đối với những
người có được tài sản hoặc quyền đối với tài sản đó một cách hợp pháp, cũng như
trường hợp liên quan đến cơng trình xây dựng một tác phẩm kiến trúc”.
Như vậy, các quyền tác giả tác phẩm kiến trúc là không tuyệt đối. Quy định này xuất
phát từ những thiệt hại phát sinh từ việc tháo dỡ cơng trình này, đồng thời lỗi xuất
phát từ phía bên thi cơng chứ khơng hồn tồn từ chủ sở hữu cơng trình.
*Pháp lt(Nhât(Bản:
LtvQuyền tác giả NhâtvBản khơng có điều khoản nào định nghĩ cụ thể
như thế nào là tác phẩm kiến trúc mà chỉ có quy định giải thích như thế nào là tác
phẩm tại Khoản 1 Điều 2 “Tác phẩm là sản phẩm sáng tạo biểu hiện tư tưởng tình
cảm thuộc thể loại văn học nghệ thuật, nghiên cứu khoa học, nghệ thuật hoặc âm
nhạc” tuy nhiên theo Điều 10 của Luâtvnày thì tác phẩm kiến trúc cũng được là
môtvtrong những chủng loại của tác phẩm.
Hành vi được xem là sao chép môtvtác phẩm kiến trúc theo Điểm b Khoản 15
Điều 2 LuâtvQuyền tác giả: “Đối với một tác phẩm kiến trúc thì đó là việc dựa vào
bản vẽ để hồn thành một cơng trình kiến trúc.”
Đồng thời theo Điều 20 LuâtvQuyền tác giả NhâtvBản hành vi “Xây thêm,
xây lại, tu sửa hoặc tân trang một cơng trình kiến trúc” khơng bị xem là vi phạm

quyền bảo vê vsự toàn v’n của tác phẩm.
Về vấn đề khai thác tác phẩm kiến trúc thì theo Điều 46 Khai thác tác phẩm
nghệ thuật công khai Luật Quyền tác giả Nhật Bản thì tác phẩm kiến trúc có thể
được khai thác bằng bất cứ phương pháp nào, ngoại trừ các trường hợp:

download by :


-

“1 Nhân bản tác phẩm điêu khắc, hoặc cung cấp đến công chúng bằng cách
chuyển quyền sở hữu bản sao đó.
2 Mơ phỏng phục chế một tác phẩm kiến trúc, hoặc cung cấp đến công chúng
bằng cách chuyển quyền sở hữu bản sao đó.
3 Sao chép để trưng bày thường xuyên ngoài trời theo qui định tại khoản 2
điều trên.
4 Sao chép chuyên dành cho mục đích bán bản sao tác phẩm nghệ thuật hoặc
bán bản sao đó (Sao chép dành cho triển lãm tác phẩm nghê zthuât)z.”
*Công ước Berne về bảo hộ các tác phẩm văn học và nghệ thuật : được ký
tại Bern (Thụy Sĩ) năm 1886. Gần như tất cả các quốc gia thành viên của Tổ chức
Thương mại Thế giới (WTO) tuân thủ hầu hết các điều khoản của công ước này, theo
thỏa thuận TRIPs.
Điều 2
(Tác phẩm được bảo hộ: 1. Tác phẩm văn học và nghệ thuật; 2. Khả năng yêu cầu sự
định hình; 3. Tác phẩm phái sinh; 4. Văn bản chính thức; 5. Sưu tập; 6. Nghĩa vụ bảo
hộ, chủ thể hưởng sự bảo hộ; 7. Tác phẩm mĩ thuật ứng dụng và kiểu dáng công
nghiệp; 8. Tin tức.)
1. Thuật ngữ "Các tác phẩm văn học và nghệ thuật" bao gồm tất cả các sản phẩm

trong lĩnh vực văn học, khoa học và nghệ thuật, bất kỳ được biểu hiện theo phương

thức hay dưới hình thức nào, chẳng hạn như sách, tập in nhỏ và các bản viết khác,
các bài giảng, bài phát biểu, bài thuyết giáo và các tác phẩm cùng loại; các tác phẩm
kịch, hay nhạc kịch, các tác phẩm hoạt cảnh và kịch câm, các bản nhạc có lời hay
khơng lời, các tác phẩm điện ảnh trong đó có các tác phẩm tương đồng được thể hiện
bằng một quy trình tương tự quy trình điện ảnh, các tác phẩm đồ họa, hội họa, kiến
trúc, điêu khắc, bản khắc, thạch bản; các tác phẩm nhiếp ảnh trong đó có các tác
phẩm tương đồng được thể hiện bằng một quy trình tương tự quy trình nhiếp ảnh; các
tác phẩm mỹ thuật ứng dụng, minh họa, địa đồ, đồ án, bản phác họa và các tác phẩm
thể hiện không gian ba chiều liên quan đến địa lý, địa hình, kiến trúc hay khoa học.
Trong Cơng ước khơng có định nghĩa cụ thể như thế nào là tác phẩm kiến trúc
tuy nhiên theo như Khoản 1 Điều 1 Cơng ước thì tác phẩm được bảo hô vbao gồm cả
tác phẩm kiến trúc đáp ứng được các tiêu chí (Điều 3) và tiêu chuẩn (Điều 4) theo quy
định của Cơng ước.
Điều 3
(Tiêu chí về tư cách được bảo hộ: 1. Quốc tịch của tác giả; nơi công bố tác phẩm; 2.
Nơi thường trú của tác giả; 3. Tác phẩm đã công bố; 4.Tác phẩm công bố đồng thời.)
1. Công ước này bảo hộ:

download by :


-

a. Tác phẩm của các tác giả là công dân của một trong những nước là thành viên của
Liên hiệp dù những các tác phẩm của họ đã công bố hay chưa;
b. Tác phẩm của các tác giả không phải là công dân của một trong những nước là
thành viên của Liên hiệp mà công bố lần đầu tiên ở một trong những nước thành viên
của Liên hiệp, hay đồng thời công bố ở một nước trong và một nước ngồi Liên hiệp.
2. Các tác giả khơng phải là cơng dân của một nước thành viên Liên hiệp nhưng có


nơi cư trú thường xuyên ở một trong những nước trên, theo mục đích của Cơng ước,
cũng được coi như là tác giả cơng dân của nước thành viên đó.
3. "Tác phẩm đã công bố" là những tác phẩm đã được phát hành với sự đồng ý của

tác giả, không phân biệt phương pháp cấu tạo các bản sao, miễn là các bản đó đáp
ứng nhu cầu hợp lý của cơng chúng, tuỳ theo bản chất của tác phẩm. Không được coi
là cơng bố: trình diễn một tác phẩm sân khấu, nhạc kịch hay hồ tấu, trình chiếu tác
phẩm điện ảnh, đọc trước công chúng một tác phẩm văn học, phát thanh hay truyền
hình một tác phẩm văn học hay nghệ thuật, triển lãm một tác phẩm nghệ thuật hay
xây dựng một tác phẩm kiến trúc.
4. Được xem là công bố đồng thời ở nhiều nước: những tác phẩm được công bố ở hai

hay nhiều nước trong thời gian 30 ngày kể từ lần công bố đầu tiên.
Điều 4
(Tiêu chuẩn bảo hộ đối với tác phẩm điện ảnh, tác phẩm kiến trúc và một số tác
phẩm nghệ thuật)
Được Công ước này bảo hộ mặc dù không đáp ứng được những điều kiện nêu ở Điều
3:
a. Các tác phẩm của tác giả điện ảnh mà nhà sản xuất có trụ sở hay thường trú ở một
trong những nước thành viên của Liên hiệp;
b. Các tác giả của tác phẩm kiến trúc được xây dựng tại một nước thuộc Liên hiệp
hoặc những tác phẩm tạo hình gắn liền với một tịa nhà được xây dựng tại một nước
thuộc Liên hiệp.

download by :



×