Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

điều ước quốc tế (ĐƯQT) trong lĩnh vực bảo vệ quyền SHTT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (161.69 KB, 8 trang )

1. Khái quát về các điều ước quốc tế (ĐƯQT) trong lĩnh vực bảo vệ quyền SHTT
1.1. Các điều ước quốc tế đa phương
1.1.1. Về bảo hộ quyền tác giả và quyền liên quan
Ngay từ cuối thế kỷ XIX, tính chất lãnh thổ của quyền tác giả đã không đáp ứng được
quyền lợi của các tác giả và các nhà xuất bản. Nhằm bảo hộ các quyền lợi chính đáng của
tác giả, nhà xuất bản và nhà sản xuất ở ngoài phạm vi lãnh thổ của nước mà tác phẩm xuất
hiện đầu tiên, nhiều nước đã tham gia tích cực vào việc ký kết các ĐƯQT đa phương quan
trọng về việc bảo hộ quyền tác giả như:
- Công ước Berne là công ước bảo hộ các tác phẩm văn học và nghệ thuật được ký kết
tại Berne - Thuỵ Sỹ vào năm 1886. Công ước bảo hộ mọi tác phẩm thuộc lĩnh vực văn
học, nghệ thuật và khoa học, được định hình dưới một dạng vật chất nhất định, không
phân biệt hình thức và cách thức thể hiện.
- Công ước Giơnevơ năm 1952;
- Công ước Rome về bảo hộ quyển của người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm, ghi
hình, tổ chức phát sóng; ký kết tại Rome năm 1961;
- Công ước Geneva về bảo hộ quyền của nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình chống việc
sao chép trái phép (gọi tắt là Công ước Geneva) năm 1971;
- Công ước Brussel về bảo hộ tín hiệu mang chương trình truyền qua vệ tinh được
thông qua ngày 21-5-1974 tại Brussel – Bỉ (gọi tắt là “Công ước vệ tinh”);
- Hiệp ước WIPO về quyền tác giả (WCT) 1996;
- Hiệp ước WIPO về biểu diễn và ghi âm (WPPT) 1996.
1.1.2. Về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp (SHCN)
- Công ước Paris về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp 1883; đã được sửa đổi, bổ sung
7 lần. Công ước Paris tạo lập cơ sở chung nhất cho các thỏa thuận đa phương và song
phương khác về bảo hộ quyền SHCN.
- Thỏa ước Madrid về đăng kí quốc tế nhãn hiệu hàng hóa 1891 và Nghị định thư liên
quan đến Thỏa ước Madrid thông qua năm 1989;
- Thỏa ước Hague năm 1925 về đăng kí quốc tế kiểu dáng công nghiệp;
- Thỏa ước Nice năm 1957 về phân loại quốc tế các sản phẩm và dịch vụ để đăng ký
nhãn hiệu hàng hóa;
- Thỏa ước Lisbon năm 1958 về bảo hộ đăng ký quốc tế kiểu dáng công nghiệp;


- Hiệp ước Hợp tác Patent Cooperation Treaty (PCT) năm 1970 về hợp tác quốc tế
trong việc bảo hộ sáng chế;
- Hiệp ước Budapest năm 1977 công nhận quốc tế việc lưu chiểu các vi sinh vật nhằm
mục đích chứng minh theo thủ tục Patent;
1
- Hiệp ước Washington về bảo hộ SHTT đối với thiết kế bố trí mạch tích hợp, năm
1989….
1.2. Các điều ước quốc tế song phương
Bên cạnh các ĐƯQT đa phương, các quốc gia còn ký kết rất nhiều các ĐƯQT song
phương trong lĩnh vực bảo vệ quyền SHTT. Ví dụ: Việt Nam và một số nước đã ký kết các
Hiệp định như:
- Hiệp định VN – Hoa Kỳ thiết lập quan hệ quyền tác giả năm 1997;
- Hiệp định VN – Thụy Sĩ về SHTT, có hiệu lực năm 2000;
- Hiệp định thương mại VN – Hoa Kỳ, có hiệu lực từ 10-12-2001…
Như vậy, đã có rất nhiều ĐƯQT trong lĩnh vực bảo vệ quyền SHTT. Tuy nhiên, mỗi
ĐƯQT trên chỉ đề cập đến một vài yếu tố của quyền SHTT, nhiều ĐƯQT chưa coi trọng
các biện pháp thực thi bảo hộ quyền SHTT, do đó hiệu quả áp dụng trên thực tế còn chưa
cao. Trong bối cảnh đó, Hiệp định TRIPs ra đời đã tạo ra một cơ chế bảo hộ quốc tế mạnh
mẽ đối với quyền SHTT. Hiệp định này được đánh giá là điều ước quốc tế đầy đủ nhất,
toàn diện nhất từ trước đến nay trong lĩnh vực bảo vệ quyền SHTT.
 Hiệp định TRIPs (Hiệp định liên quan đến khía cạnh thương mại của quyền
SHTT):
Hiệp định TRIPs có hiệu lực vào ngày 1/1/1995, cùng với sự hình thành của tổ chức
thương mại thế giới WTO. Hiệp định TRIPS-WTO đã làm thay đổi bộ mặt của hệ thống
SHTT thế giới.
Hiệp định TRIPs ra đời, đã kế thừa và phát triển các ĐƯQT quan trọng về bảo hộ
quyền SHTT, đặc biệt là Công ước Paris, Công ước Berne, Công ước Rome và Hiệp ước
Washington (về SHTT trong lĩnh vực mạch tích hợp).
Hiệp định TRIPs quy định các tiêu chuẩn tối thiểu về từng yếu tố bảo hộ cơ bản, đó
là đối tượng được bảo hộ, các quyền được cấp và các ngoại lệ được phép đối với các

quyền đó và thời hạn bảo hộ tối thiểu. Hiệp định quy định các tiêu chuẩn này bằng cách
trước hết yêu cầu rằng các nghĩa vụ về mặt nội dung của các Điều ước cơ bản của Tổ
chức SHTT Thế giới (WIPO) - Công ước Paris, Công ước Berne - phải được tuân thủ.
Ngoài ra, Hiệp định TRIPS còn bổ sung một số nghĩa vụ khác quan trọng về các vấn đề
mà các Điều ước kể trên không điều chỉnh hoặc được coi là không thoả đáng.
Hiệp định dành một phần đáng kể để quy định tiêu chuẩn của các cơ chế bảo hộ -
tức là các biện pháp, phương thức, trình tự xử lý các hành vi xâm phạm quyền SHTT.
2. Hiệp định TRIPS là điều ước quốc tế đầy đủ nhất, toàn diện nhất từ trước đến nay
trong lĩnh vực bảo vệ quyền SHTT
2.1. Nguyên tắc bảo hộ
Về nguyên tắc bảo hộ quyền SHTT, Hiệp định TRIPS tái khẳng định đồng thời mở
rộng các quy định của của các ĐƯQT trước đó trong lĩnh vực bảo vệ quyền SHTT. Cụ thể
là nếu như nguyên tắc đối xử quốc gia (NT) là nguyên tắc được quy định phổ biến trong
2
các ĐƯQT về bảo hộ quyền SHTT thì Hiệp định TRIPs là ĐƯQT đa phương đầu tiên về
bảo hộ quyền SHTT quy định thêm nguyên tắc tối huệ quốc (MFN). Các nguyên tắc này
sẽ là những tư tưởng chỉ đạo có tính định hướng cho việc áp dụng, thực thi và giải quyết
các tranh chấp có liên quan đến TRIPS. Những nguyên tắc này chúng ta có thể tìm thấy
không những ngay trong phần phạm vi và các nguyên tắc chung mà còn ở các phần cụ thể
khác của hiệp định.
 Nguyên tắc đối xử công dân:
Điều 3 của Hiệp định TRIPs quy định: “Mỗi thành viên phải chấp nhận cho các công
dân của thành viên khác sự đối sử không kém thiện chí so với sự đối sử của thành viên đó
đối với công dân của mình trong việc bảo hộ SHTT”.
Nguyên tắc này cũng được áp dụng cho các chủ thể tuy không phải là công dân của
một nước thành viên nhưng lại có nơi thương trú hoặc cơ sở kinh doanh thực thụ tại một
nước thành viên. Tuy vậy, các nước thành viên vẫn có thể có một số quy định riêng mang
tính thủ tục đối với các chủ thể nước ngoài nhu yêu cầu chủ thể đó (trong một số trường
hợp) phải chỉ định người đại diện về sở hữu công nghiệp trong các vụ việc có liên quan
đến việc xác lập và bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp.

Theo nguyên tắc đối xử công dân có một ngoại lệ cho phép là những quyền SHTT đã
tồn tại trước đó theo hiệp ước WIPO cũng được áp dụng theo TRIPs.
 Nguyên tắc tối huệ quốc (MFN):
Trong khi nguyên tắc đối xử công dân cấm sự phân biệt đối xử giữa công dân của
nước chủ nhà với công dân của nước thành viên thì nguyên tắc tối huệ quốc lại cấm sự
phân biệt đối xử giữa công dân của các nước thành viên khác nhau.
Điều 4 của Hiệp định TRIPS quy định: “Đối việc bảo hộ SHTT, bất kì một sự thuận
lợi, đặc quyền hoặc miễn trừ nào được một thành viên dành cho công dân của bất kì nước
nào khác thì ngay lập tức và vô điều kiện phải được dành cho công dân của tất cả các
thành viên khác”.
Ví dụ: Trong hiệp định thương mại Việt – Mỹ có những quy định thuận lợi hơn
dành cho công dân Mỹ tại Việt Nam so với các quy định của TRIPS thì khi Việt Nam đã
tham gia vào TRIPS/WTO, Việt Nam cũng phải dành sự đối xử như vậy cho tất cả công
dân các nước thành viên của TRIPS.
Những nguyên tắc cơ bản của hiệp định TRIPS là phương pháp chỉ đạo có tính
xuyên xuốt cho quá trình thực thi của quyền SHTT. Thông qua các nguyên tắc này, các
nước thành viên có thể tìm thấy sự chủ động của mình trong việc xúc tiến các hoạt động
thương mại có gắn kết với quyền SHTT và thúc đẩy nền kinh tế của nước mình đi lên.
2.2. Đối tượng bảo hộ
Nếu như mỗi ĐƯQT kể trên (phần 1) chỉ bảo hộ quyền tác giả và các quyền
liên quan hoặc quyền sở hữu công nghiệp thì Hiệp định TRIPS đã quy định đầy đủ và
toàn diện hơn, cụ thể là: Các lĩnh vực của SHTT được điều chỉnh là quyền tác giả và
quyền liên quan (tức là quyền của người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm và các tổ
3
chức phát sóng); nhãn hiệu hàng hoá, bao gồm cả nhãn hiệu dịch vụ; chỉ dẫn địa lý, bao
gồm cả tên gọi xuất xứ; kiểu dáng công nghiệp; patent, bao gồm cả bảo hộ giống cây
trồng mới; thiết kế bố trí mạch tích hợp; và thông tin không được tiết lộ, bao gồm cả bí
mật thương mại và dữ liệu thử nghiệm. TRIPS cũng nêu cụ thể những hạn chế và ngoại lệ
có thể chấp nhận nhằm hài hòa lợi ích SHTT với lợi ích trong những lĩnh vực khác, chẳng
hạn như sức khỏe cộng đồng và phát triển kinh tế.

2.2.1. Bảo hộ quyền tác giả và các quyền liên quan
Hiệp định TRIPS được đánh giá là Công ước Berne+ (Berne cộng) vì tác phẩm văn
học, nghệ thuật và khoa học bảo hộ theo Công ước Berne (Điều 2 Công ước Berne) thì
cũng được bảo hộ theo Hiệp định TRIPS.
Ngoài ra, trước sự phát triển của khoa học – công nghệ Hiệp định TRIPS còn bảo hộ
thêm một đối tượng mà Công ước Berne không quy định đó là “các chương trình máy tính
và cơ sở dữ liệu”. Theo yêu cầu của TRIPS, các chương trình máy tính phải được bảo hộ
bản quyền. Vì các chương trình máy tính có thể sử dụng với mục đích thương mại, nên
một số nước có thể cho phép đăng ký phần mềm máy tính dưới hình thức sáng chế.
2.2.2. Bảo hộ các đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp
Hiệp định TRIPS được đánh giá là Công ước Paris+ (Paris cộng) vì ngoài các đối
tượng được bảo hộ theo Công ước Paris (sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công
nghiệp, nhãn hiệu, quyền chống cạnh tranh không lành mạnh) thì Hiệp định TRIPS còn
bảo hộ thêm “thiết kế bố trí mạch tích hợp” và “bí mật thương mại”
1
.
Bí mật thương mại cũng là một đối tượng phải được bảo hộ theo yêu cầu của TRIPs.
Việc bảo hộ bí mật thương mại nhằm bảo vệ quyền của chủ sở hữu đối với những thông
tin mang tính bí mật, có khả năng ảnh hưởng đến sự tồn vong của doanh nghiệp. Điều 39
quy định các thành viên không được phép tiết lộ những dữ liệu mật được nộp cho các cơ
quan chính phủ để xin phép lưu hành dược phẩm hoặc nông hóa phẩm (trừ trường hợp cần
thiết nhằm bảo vệ công chúng hoặc khi đã tiến hành các biện pháp cần thiết để đảm bảo
các dữ liệu đó không bị tiết lộ) nhằm mục tiêu thương mại không lành mạnh.
Bên cạnh đó, Công ước Paris quy định những điều kiện bảo hộ rất chặt chẽ đối với
tên gọi, xuất xứ hàng hóa đã dẫn đến nhiều khó khăn trong thực tiễn áp dụng. Vì vậy, Hiệp
định TRIPS đã mở rộng hơn bằng các quy định đối với chỉ dẫn địa lý.
- Chỉ dẫn địa lý: là những chỉ dẫn về hàng hóa bắt nguồn từ một nước, khu vực hay địa
phương thuộc nước đó, có chất lượng, uy tín hoặc đặc tính nhất định do xuất xứ địa lý
quyết định (Điều 22).
- Bằng sáng chế: Hiệp định quy định các sáng chế có thể được bảo hộ thông qua bằng sáng

chế trong vòng ít nhất 20 năm. Trong hầu hết các lĩnh vực công nghệ, cả sản phẩm lẫn
phương thức sản xuất đều được bảo hộ. Chính phủ các nước có thể từ chối cấp bằng sáng
chế nếu việc khai thác kinh doanh chúng bị cấm vì vi phạm trật tự công cộng hoặc đạo
1
Trần hữu Dũng, “Sở hữu trí tuệ, kinh tế mở và phát triển”, Tạp chí nghiên cứu kinh tế số 299, Tháng 4/2009
4
đức. Hiệp định đề ra các quyền tối thiểu dành cho người sở hữu bằng sáng chế, tuy nhiên,
cũng quy định một số ngoại lệ để đối phó với trường hợp người sở hữu bằng sáng chế lạm
dụng quyền của mình (như không cung ứng sản phẩm cho thị trường). Trong trường hợp
này, theo một số điều kiện nhất định trong Hiệp định, chính phủ các nước có thể cấp “giấy
phép bắt buộc” cho phép các nhà sản xuất khác sản xuất sản phẩm này hoặc được phép sử
dụng quy trình sản xuất đã được bảo hộ. Một số quy định mềm dẻo như vậy đặc biệt có ý
nghĩa trong việc tiếp cận những sản phẩm thiết yếu, nhất là đối với các nước đang phát
triển và kém phát triển.
- Thiết kế bố trí mạch tích hợp: Hiệp định TRIPs quy định việc bảo hộ sơ đồ bố trí mạch
tích hợp trên cơ sở Hiệp định Washington về quyền SHTT trong lĩnh vực mạch tích hợp.
Theo điều 36, các hành vi nhập khẩu, bán hoặc phân phối nhằm mục đích thương mại một
thiết kế bố trí mạch tích hợp được bảo hộ mà không được phép của chủ sở hữu được coi là
bất hợp pháp. Điều 37 quy định, các thành viên sẽ không coi những hành vi liên quan đến
việc vi phạm quyền sở hữu một thiết kế bố trí mạch tích hợp do vô ý là bất hợp pháp
nhưng sẽ yêu cầu bồi thường cho chủ sở hữu thiết kế bố trí mạch tích hợp sau khi có thông
báo vi phạm.
- Kiểm soát hành vi chống cạnh tranh trong hợp đồng chuyển giao quyền SHTT (Hợp
đồng lixăng): Chủ sở hữu quyền SHTT có thể cho phép người khác sản xuất hay sao chép
nhãn hiệu hàng hóa hoặc thương hiệu, tác phẩm, sáng chế, bản vẽ hoặc các mẫu mã được
bảo hộ. Hiệp định TRIPs thừa nhận trong số các điều kiện của hợp đồng chuyển giao,
người chủ sở hữu có thể hạn chế cạnh tranh hoặc cản trở việc chuyển giao công nghệ.
Hiệp định quy định chính phủ các nước, trong một số điều kiện nhất định, có quyền áp
dụng các biện pháp nhằm ngăn ngừa hành vi phản cạnh tranh và lạm dụng quyền SHTT
trong lĩnh vực nhượng bản quyền, và phải sẵn sàng tham khảo lẫn nhau nhằm chống lại

các hành vi này
2.3. Về thực thi bảo hộ
Lần đầu tiên, các quy định thực thi quyền SHTT được đề cập một cách chi tiết và toàn
diện trong một văn bản pháp lí quốc tế. Nếu như trước đây, các hiệp định quốc tế chỉ quy
định về các tiêu chuẩn chung của các đối tượng SHTT còn vấn đề thực thi thì thuộc thẩm
quyền phạm trù riêng của mỗi quốc gia nhưng cho đên TRIPS thì thực thi quyền SHTT
không những là nhiệm vụ của từng quốc gia mà còn là một nghĩa vụ mang tính quốc tế..
Điều 15 (quyền đối với việc thực thi bảo vệ các quyền) và Điều 16 (tịch thu những
hàng hóa sao chép bất hợp pháp) của Công ước Berne và Điều 9 (nhãn mác, tên thương
mại: tịch thu và nhập khẩu), Điều 10 (chỉ dẫn sai: tịch thu) và 10ter (nhãn mác, tên thương
mại, chỉ dẫn địa lý sai, cạnh tranh không lành mạnh: chế tài) của Công ước Paris đều có
quy định ít chi tiết hơn trong nội dung phần thứ ba của hiệp định TRIPS và thực tế đã
chứng minh việc thực thi các quyền SHTT theo các văn bản trên đều kém hiệu quả. Do đó,
Hiệp định TRIPs ra đời đã khắc phục được những hạn chế này.
Các quy định về thực thi bảo hộ thuộc phần III của Hiệp định TRIPS được chia thành 5
mục: mục đầu tiên quy định các nghĩa vụ chung mà tất cả các thủ tục thực thi phải đáp ứng
5

×