Tải bản đầy đủ (.pdf) (44 trang)

BÀI TIỂU LUẬN MÔN HỌC TÀI CHÍNH QUỐC TẾ ĐỀ TÀI MỐI QUAN HỆ GIỮA NEO TỶ GIÁ VÀ LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1006.38 KB, 44 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
----------------

BÀI TIỂU LUẬN

MƠN HỌC: TÀI CHÍNH QUỐC TẾ
ĐỀ TÀI: MỐI QUAN HỆ GIỮA NEO TỶ GIÁ VÀ
LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM

Học viên thực hiện:

Vũ Văn Đức
Nguyễn Thị Thúy Hằng
Nguyễn Thị Diễm Hương
Trần Hải Sơn

Lớp: TCNH27B
Giảng viên hướng dẫn: PGS.TS. Mai Thu Hiền

Hà Nội, tháng 12 năm 2021


TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
----------------

BÀI TIỂU LUẬN

MƠN HỌC: TÀI CHÍNH QUỐC TẾ
ĐỀ TÀI: MỐI QUAN HỆ GIỮA NEO TỶ GIÁ


VÀ LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM

Học viên thực hiện:

Vũ Văn Đức
Nguyễn Thị Thúy Hằng
Nguyễn Thị Diễm Hương
Trần Hải Sơn

Lớp: TCNH27B
Giảng viên hướng dẫn: PGS.TS. Mai Thu Hiền


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU ................................................................................................................6
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN.......................9
1.1.

Tổng quan nghiên cứu .....................................................................................9

1.2.

Cơ sở lý luận ...................................................................................................10

1.2.1.

Khái niệm tỷ giá hối đoái và tác động của tỷ giá hối đoái ...................10

Tỷ giá thực tế = Tỷ giá danh nghĩa * Mức giá nước ngoài/Mức giá trong nước .......12
1.2.2.


Khái niệm neo tỷ giá và các chế độ neo tỷ giá ......................................15

1.2.3.

Khái niệm về lạm phát và tác động của lạm phát ................................18

CHƯƠNG 2: DỮ LIỆU VÀ MƠ HÌNH ....................................................................22
2.1.

Dữ liệu .............................................................................................................22

2.1.1.

Phương pháp thu thập dữ liệu ...............................................................22

2.1.2.

Phương pháp xử lý dữ liệu .....................................................................22

2.2.

Mơ hình ...........................................................................................................22

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ KIỂM ĐỊNH VÀ THẢO LUẬN......................................23
3.1.

Kết quả kiểm định mơ hình...........................................................................23

3.2.


Thảo luận kết quả ..........................................................................................33

CHƯƠNG 4: KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH .......................................................37
KẾT LUẬN ..................................................................................................................40
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................41
PHỤC LỤC ..................................................................................................................42


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.Phân loại neo tỷ giá theo Ethan Ilzetzki, Carmen M. Reinhart và Kenneth S.
Rogoff (2017) ................................................................................................................10
Bảng 2. Phân loại neo tỷ giá theo IMF ..........................................................................17
Bảng 3. Lạm phát và neo tỷ giá trung bình với tất cả các nước của Việt Nam trong giai
đoạn 1996-2016 .............................................................................................................23
Bảng 4.Thống kê mức neo tỷ giá trung bình với tất cả các quốc gia qua các năm .......25
Bảng 5.Tương quan giữa neo tỷ giá tính trung bình tất cả các quốc gia và lạm phát ở
Việt Nam trong giai đoạn 1996-2016 ............................................................................26
Bảng 6. Thống kê số nước có xếp loại neo tỷ giá thực tế song phương khác 14 và 15 với
Việt Nam trong giai đoạn 1996-2016 ............................................................................27
Bảng 7. Lạm phát và neo tỷ giá trung bình bỏ đi các nước xếp loại 14 và 15 của Việt
Nam trong giai đoạn 1996-2016 ....................................................................................28
Bảng 8. Thống kê mức neo tỷ giá trung bình bỏ đi các quốc gia xếp loại 14 và 15 qua
các năm ..........................................................................................................................29
Bảng 9. Tương quan giữa neo tỷ giá tính trung bình bỏ đi các quốc gia xếp loại 14 và 15
và lạm phát ở Việt Nam trong giai đoạn 1996-2016 .....................................................30
Bảng 10. Lạm phát và neo tỷ giá trung bình với nhóm 10 nước của Việt Nam trong giai
đoạn 1996-2016 .............................................................................................................31
Bảng 11. Thống kê mức neo tỷ giá trung bình với nhóm 10 nước qua các năm ..........32
Bảng 12. Mức neo tỷ giá thực song phương của Việt Nam với các nước trong nhóm 10

nước trong hai năm 1997 và 1998 .................................................................................33
Bảng 13. Thống kê mức neo tỷ giá trung bình với nhóm 10 nước ...............................33


DANH MỤC HÌNH
Hình 1. Lạm phát ở Việt Nam từ 1996 tới 2016 ...........................................................24
Hình 2. Lạm phát và neo tỷ giá trung bình với tất cả các nước của Việt Nam trong giai
đoạn 1996-2016 .............................................................................................................25
Hình 3.Tương quan giữa neo tỷ giá tính trung bình tất cả các quốc gia và lạm phát ở
Việt Nam trong giai đoạn 1996-2016 ............................................................................26
Hình 4. Lạm phát và neo tỷ giá trung bình bỏ đi các nước xếp loại 14 và 15 của Việt
Nam trong giai đoạn 1996-2016 ....................................................................................29
Hình 5. Tương quan giữa neo tỷ giá tính trung bình bỏ đi các quốc gia xếp loại 14 và 15
và lạm phát ở Việt Nam trong giai đoạn 1996-2016 .....................................................30


LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Chính sách về tỷ giá hối đối ln là một trong những chính sách kinh tế vĩ mơ
quan trọng của mỗi quốc gia. Lịch sử phát triển và vai trò của tỷ giá hối đối gắn liền
với q trình lớn mạnh không ngừng của nền kinh tế thế giới và quan niệm kinh tế quốc
tế. Tỷ giá tác động hầu hết đến các mặt hoạt động của nền kinh tế như tình hình sản xuất,
xuất nhập khẩu hàng hóa, tình trạng tài chính tiền tệ, cán cân thanh tốn quốc tế, …
Cùng với quá trình hội nhập sâu và rộng và nền kinh tế thế giới, dòng vốn đầu tư trực
tiếp và gián tiếp vào các nước đang phát triển khá lớn, trong đó có cả Việt Nam. Để đáp
ứng các chính sách kinh tế tốt hơn, chính sách tỷ giá hối đoái rất quan trọng ngay cả đối
với các nước đang phát triển có cán cân thanh tốn mạnh. Trên cơ sở này, mối liên kết
truyền thống được cho là tồn tại giữa neo tỷ giá hối đoái và lạm phát thấp đã bị phá
vỡ; một chế độ tỷ giá hối đoái đủ linh hoạt để cho phép tăng giá theo định hướng của thị
trường có thể góp phần làm giảm lạm phát.

Trong bối cảnh của một chương trình kinh tế toàn diện, việc lựa chọn một cơ chế
tỷ giá hối đoái thả nổi sẽ cho phép các nhà hoạch định chính sách điều hịa những mâu
thuẫn nội tại của một chương trình quản lý nhu cầu - điều chỉnh tỷ giá hối đối có thể
hoạt động như một van an tồn. Tuy nhiên, từ góc độ này, việc sử dụng tỷ giá thả nổi có
thể được coi là sự thừa nhận trước sự thất bại - điều đó có nghĩa là chương trình khơng
đủ chặt chẽ để loại bỏ nhu cầu dư thừa ở mức lạm phát dự kiến. Ngồi ra, việc áp dụng
lãi suất thả nổi có thể được hiểu là một tín hiệu cho thấy các chỉ số khác quá khó đánh
giá trong thời kỳ thay đổi cơ cấu và thể chế nhanh chóng. Việc áp dụng tỷ giá hối đối
cố định cũng có thể được coi là dựa trên sự không chắc chắn liên quan đến các mục tiêu
chương trình đối với tổng tiền và tín dụng, từ đó báo hiệu sự cần thiết của một mỏ neo
danh nghĩa khác. Vậy, những diễn biến phức tạp về những chế độ neo tỷ giá có ảnh
hưởng như thế nào đối với việc kiểm soát lạm phát của Việt Nam? Cũng như Chính phủ
cần có những định hướng nào để hồn thiện chính sách tỷ giá hối đối là những câu hỏi
nhóm nghiên cứu muốn tìm hiểu lời giải đáp. Dựa trên cơ sở đó, nhóm nghiên cứu chọn
đề tài “Mối quan hệ giữa neo tỷ giá và Lạm phát tại Việt Nam”. Bài viết nghiên cứu
định lượng chế độ neo tỷ giá của Việt Nam từ năm 1996 – nay có ảnh hưởng đến chính
sách điều hành kiểm sốt lạm phát tại Việt Nam nhằm tìm hiểu rõ ràng hơn về mối quan


hệ liên quan của việc neo tỷ giá và lạm phát tại Việt Nam. Phân tích các giai đoạn neo
tỷ giá theo từng thời kỳ của Việt Nam và đề xuất một số khuyến nghị nhằm thực hiện
mục tiêu kiểm soát lạm phát để ổn định thị trường và tăng trưởng kinh tế.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Hệ thống hoá cơ sở lí luận về tỷ giá, chế độ neo tỷ giá, lạm phát và mỗi quan hệ
giữa chế độ neo tỷ giá và lạm phát.
Từ việc nghiên cứu định lượng mối liên hệ giữa chế độ neo tỷ giá từ năm 1996 –
nay và tỷ lệ lạm phát của Việt Nam qua đó phân tích tầm ảnh hưởng của chế độ neo tỷ
giá đến chính sách điều hành kiểm sốt lạm phát tại Việt Nam.
Gợi ý một số chính sách về chế độ neo tỷ giá nhằm điều hành kiểm soát lạm phát
tại Việt Nam.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu: Mối quan hệ giữa neo tỷ giá và lạm phát
3.2. Phạm vi nghiên cứu: Việt Nam, 1996 – 2016
4. Phương pháp nghiên cứu: Định lượng – Kiểm định tương quan Pearson
5. Nội dung nghiên cứu:
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu mối quan hệ giữa neo tỷ giá và lạm phát ở Việt
Nam, nhóm nghiên cứu đã đặt ra hệ thống câu hỏi sau:
- Tỷ giá là gì?
- Các chế độ neo tỷ giá nào đang được sử dụng?
- Lạm phát là gì? Các tác động của lạm phát đến nền kinh tế?
- Tác động của lạm phát đến tỷ giá ở Việt Nam như thế nào?
- Chế độ neo tỷ giá sẽ ảnh hưởng đến chính sách điều hành lạm phát của Việt Nam
như thế nào?
Để trả lời cho các câu hỏi trên và xem xét vấn đề một cách toàn diện nhất, nhóm
đã sử dụng hệ thống luận điểm sau:
- Đưa ra những cái nhìn bao quát về các nghiên cứu hiện hành về vấn đề mối quan
hệ giữa neo tỷ giá và lạm phát ở Việt Nam và các quốc gia khác trên thế giới
- Xây dựng cơ sở lý thuyết bao gồm giải thích các khái niệm về tỷ giá, các chế độ
neo tỷ giá, lạm phát và tác động của lạm phát đến nền kinh tế, mối quan hệ giữa chế độ
neo tỷ giá và tỷ lệ lạm phát.


- Sử dụng kiểm định mơ hình và phân tích kết quả kiểm định để phân tích chế độ
neo tỷ giá ảnh hưởng đến tỷ lệ lạm phát.
- Thảo luận kết quả của nghiên cứu, từ đó rút ra đề xuất giải pháp điều hành chế độ
neo tỷ giá phù hợp với tỷ lệ lạm phát tại Việt Nam.


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1.


Tổng quan nghiên cứu

Trong bài nghiên cứu “Exchange arrangements entering the 21st century: which anchor
will hold?”, Ethan Ilzetzki, Carmen M. Reinhart và Kenneth S. Rogoff (2017), tác giả
đã chia chế độ neo tỷ giá thành 15 mức khác nhau bao gồm:
Phân loại neo thực tế

Mã thể hiện neo tỷ giá

Neo cứng
Không dùng đồng tiền bản địa

1

Neo cứng hoặc bản vị tiền tệ

2

Neo tỷ giá trong biên độ +/-2%

3

Neo tỷ giá thực tế

4

Neo mềm

Neo tỷ giá điều chỉnh dần với biên độ thực

+/-1%
Neo tỷ giá với biên độ điều chỉnh trong
khoảng +/-2%
Neo thực tế có điều chỉnh
Neo thực tế có điều chỉnh trong khoảng +/2%
Neo tỷ giá với biên độ điều chỉnh lớn hơn +/2%
Neo thực tế với biên độ có điều chỉnh trong
khoảng +/-5%
Biên độ động trong khoảng +/-2%

5

6
7
8

9

10
11

Thả nổi
Neo thực tế biên độ động trong khoảng +/5% hoặc thả nổi có điều tiết

12

Thả nổi hồn tồn

13


Tỷ giá rơi tự do

14

Phân loại khác


Tỷ giá kép mà dữ liệu của 1 thị trường bị
thiếu

15

Bảng 1.Phân loại neo tỷ giá theo Ethan Ilzetzki, Carmen M. Reinhart và Kenneth S.
Rogoff (2017)
Các phân loại trên sẽ được tham khảo và đưa vào bài nghiên cứu này.
Trong bài nghiên cứu “Economic activity and inflation under fixed exchange rate:
the case of ivory coast”, Lubin Doe and Mamadou Lamine Diallo (2015) đã chỉ ra các
biến bên ngoài (chênh lệch lãi suất và lạm phát trong Pháp) là những nhân tố chính quyết
định lạm phát ở Cote d'lvoire. Chi tiêu chính phủ cũng là một biến giải thích quan trọng
trong phương trình lạm phát. Mặc dù hệ số của tỷ giá hối đối thực khơng đáng kể, độ
lớn của nó cho thấy rằng các chính sách được thiết kế để nâng cao năng lực cạnh tranh
của nền kinh tế Ngà sẽ góp phần giảm áp lực lạm phát. Do đó, Cote d'lvoire có thể giảm
lạm phát bằng cách hạn chế tăng chi tiêu vãng lai của chính phủ và nâng cao năng lực
cạnh tranh xuất khẩu.
Trong một bài nghiên cứu khác tên “Exchange rate pass-through to domestic
prices: Does the inflationary environment matter?” Ehsan U. Choudhri, Dalia S. Hakura
(2006) chỉ ra sự phụ thuộc của tỷ giá hối đoái tác động lên chế độ lạm phát cần được
tính đến khi thiết kế chính sách tiền tệ. Sự phụ thuộc này sẽ giúp một quốc gia dễ dàng
triển khai chính sách nhắm mục tiêu cho tỷ lệ lạm phát thấp.
Trong bài nghiên cứu “Inflation, openness, and exchange-rate regimes The quest

for short-term commitment”, Laura Alfaro (2014) đã chỉ ra rằng có mối quan hệ nghịch
và mạnh mẽ giữa lạm phát và tỷ giá hối đoái cố định chế độ, điều này phù hợp với các
tài liệu cổ điển, lập luận rằng tỷ giá hối đoái cố định các chế độ áp đặt “kỷ luật” đối với
từng quốc gia, phản ánh khả năng quan sát cao hơn, trách nhiệm giải trình và tính minh
bạch của tỷ giá hối đối cơng khai. Mối quan hệ là nhất quán cũng như các tài liệu về
các vấn đề không nhất quán động, đề xuất rằng việc không áp dụng chính sách tiền tệ
dẫn đến mức độ cao không hiệu quả của lạm phát. Trong một bài nghiên cứu khác
“Exchange rate regimes and economic performance”, Eduardo Levy-Yeya và Federico
Sturzenegger (2001) cũng chỉ ra mối tương quan âm giữa chế độ tỷ giá hối đoái cố định
và lạm phát. Trong bài nghiên cứu “Exchange Rate Regimes and Inflation: Evidence
from India”, Biswajit Mohantya và N.R. Bhanumurthy (2014) cũng đã chỉ ra: chế độ tỷ
giá thả nổi có điều tiết sẽ làm lạm phát thấp hơn so với chế độ tỷ giá cố đinh.
Trong bài nghiên cứu “Exchange rate regimes, inflation and output volatility in
developing countries”, Michael Bleaney, David Fielding (2001), lại chỉ ra rằng các quốc
gia neo phối hợp (co-ordianted peg - CFA) có mức lạm phát thấp hơn nhiều so với các
nhóm nước có tỷ giá thả nổi và neo không phối hợp.
1.2. Cơ sở lý luận
1.2.1. Khái niệm tỷ giá hối đoái và tác động của tỷ giá hối đoái
1.2.1.1. Khái niệm tỷ giá hối đoái


Trong chế độ bản vị vàng: Tỷ giá hối đoái là quan hệ so sánh 2 đồng tiền vàng của
2 nước với nhau hoặc là so sánh hàm lượng vàng của 2 đồng tiền 2 nước với nhau.
Ví dụ: hàm lượng vàng của 1 Bảng Anh là 2,488281 gam, 1 USD là 0,888671 gam,
do đó quan hệ so sánh giữa GBP và USD là:
1 GBP = 2,488281/0,888671 = 2,80 USD
Trong chế độ bản vị hối đoái: Tỷ giá hối đoái là giá cả của một đơn vị tiền tệ của
một nước tính bằng tiền tệ của một nước khác, hay là quan hệ so sánh về mặt giá cả giữa
hai đồng tiền của 2 nước khác nhau. (GS.TS. Đỗ Đức Bình (2008). Giáo trình Kinh tế
quốc tế. NXB Kinh tế quốc dân)

Các cách yết giá:
Theo cách yết giá trực tiếp (ngoại tệ/ nội tệ) thì tỷ giá là giá của đồng ngoại tệ tính
theo đơn vị nội tệ. Ví dụ tỷ giá EUR/VND trên thị trường Việt Nam ngày
27/07/2016 là 24.347 VND (EUR: euro, đồng tiền chung Châu Âu) và ở đây
giá 1EUR đã được biểu hiện trực tiếp bằng VND.
Theo cách yết giá gián tiếp (nội tệ/ngoại tệ) thì tỷ giá là giá cả của đồng nội
tệ tính theo ngoại tệ. Ví dụ: tại London, ngân hàng yết giá 1GBP = 1,7618 USD.
Trong tỷ giá EUR/VND, EUR đứng trước gọi là tiền yết giá và là một
đơn vị tiền tệ; VND đứng sau là tiền định giá, là một số đơn vị tiền tệ và thay
đổi phụ thuộc vào thời giá của tiền yết giá.
1.2.1.2. Phân loại tỷ giá hối đoái
Tỷ giá hối đoái trên cơ sở thực tiễn đã được phân làm nhiều loại, dựa trên nhiều
căn cứ khác nhau, người viết xin đưa ra một số cách phân loại tỷ giá tiêu biểu sau đây:
a. Căn cứ vào thời điểm thanh toán
Tỷ giá giao ngay: là tỷ giá dùng cho các giao dịch ngoại hối mà việc thanh tốn
được diễn ra ngay vào ngày hơm đó hoặc chậm nhất sau 2 ngày làm việc trừ ngày nghỉ
cuối tuần và ngày nghỉ hàng tuần của các quốc gia hồi giáo.
Tỷ giá kỳ hạn: là tỷ giá được dùng cho các giao dịch kỳ hạn, thời gian giữa
ngày kí hợp đồng và ngày giao tiền thường kéo dài từ 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng, 9
tháng hay 1 năm.
b. Căn cứ vào tính chất của tỷ giá
Tỷ giá danh nghĩa (norminal exchange rate): Tỷ giá danh nghĩa được hiểu là


tỷ giá đo lường giá trị danh nghĩa của đồng tiền mà khơng phản ánh sức cạnh tranh
của hàng hóa trong nước trong trao đổi thương mại quốc tế.
Tỷ giá thực tế (real exchang rate): là tỷ giá danh nghĩa đã được điều chỉnh theo
mức giá tương đối giữa các nước, có tính đến sức mua thực tế và quyết định tính cạnh
tranh của hàng hóa quốc gia.
Tỷ giá danh nghĩa được công bố hàng ngày trên thông tin đại chúng trong khi tỷ

giá thực tế phải được tính tốn dựa trên tỷ giá danh nghĩa như sau:
Tỷ giá thực tế = Tỷ giá danh nghĩa * Mức giá nước ngoài/Mức giá trong nước
c. Căn cứ vào phương tiện thanh toán
Tỷ giá điện hối: là tỷ giá chuyển ngoại hối bằng điện, là cơ sở xác định các
loại tỷ giá khác.
Tỷ giá thư hối: là tỷ giá chuyển ngoại hối bằng thư.
d. Căn cứ vào cơ chế quản lý ngoại hối
Ở những nước kém phát triển, ngoài thị trường ngoại hối chính thức cịn xuất hiện
thị trường chợ đen, tỷ giá được chia thành tỷ giá chính thức do ngân hàng trung ương quy
định và tỷ giá chợ đen do quan hệ cung cầu ngoại hối quyết định.
e. Căn cứ vào hoạt động thanh toán ngoại thương.
Tỷ giá xuất khẩu: tỷ giá xuất khẩu được tính bằng tỷ số của giá bán hàng xuất
khẩu theo điều kiện F.O.B bằng ngoại tệ với giá bán bn xí nghiệp cộng thuế xuất
khẩu bằng nội tệ.
Tỷ giá nhập khẩu: tỷ giá nhập khẩu được tính bằng tỷ số giữa giá bán bn
hàng nhập khẩu tại cảng bằng nội tệ với với giá nhập khẩu bằng ngoại tệ. Khái niệm
tỷ giá xuất khẩu và tỷ giá nhập khẩu chính xác hơn chính là tỷ suất phí của hoạt động
xuất khẩu và nhập khẩu. Để doanh nghiệp xuất nhập khẩu có lãi thì bất đẳng thức
sau phải được thỏa mãn: tỷ giá xuất khẩu < tỷ giá chính thức < tỷ giá nhập khẩu
g. Căn cứ vào chế độ tỷ giá hối đoái
Tỷ giá hối đoái cố định (fixed exchange rate): là tỷ giá được nhà nước ấn định
cố định trong tương quan giá cả giữa nội tệ và ngoại tệ.
Tỷ giá thả nổi hoàn toàn (freely floating exchange rate): tỷ giá thả nổi hoàn
toàn được xác lập hoàn toàn dựa trên cung cầu ngoại hối.


Tỷ giá thả nổi có quản lý: Đây là loại tỷ giá được ưa chuộng nhất, là sự kết hợp
giữa tỷ giá cố định và tỷ giá thả nổi, nó khắc phục được các nhược điểm của cả hai loại
tỷ giá trên.
1.2.1.3. Các yếu tố tác động đến tỷ giá hối đoái

a. Các yếu tố dài hạn
1) Tương quan lạm phát giữa hai đồng tiền
Theo lý thuyết ngang giá sức mua, tỷ giá giữa hai đồng tiền phải biến động để
phản ánh tương quan lạm phát giữa chúng theo công thức:
𝜋 − 𝜋∗
∆𝐸 =
× 100%
1 + 𝜋∗
Trong đó E là tỷ lệ phần trăm thay đổi tỷ giá sau một năm. [1, tr.397]

 : Tỷ lệ lạm phát/năm trong nước
 *: Tỷ lệ lạm phát/năm nước ngồi
Vì  và  * là tỷ lệ lạm phát nên ít thay đổi trong ngắn hạn mà chỉ thay đổi
từ từ trong dài hạn. Vì vậy, tương quan lạm phát giữa hai đồng tiền quyết định xu
hướng vận động của tỷ giá trong dài hạn.
Qua đó, có thể nhận thấy tỷ giá biến động do lạm phát phụ thuộc vào mức
chênh lệch lạm phát của hai đồng tiền và nước nào có mức độ lạm phát lớn hơn thì
đồng tiền nước đó sẽ giảm sức mua hơn.
Ngoại hối có giá cả, bởi vì ngoại hối cũng là một loại hàng hoá đặc biệt. Giá cả
của ngoại hối cũng chịu ảnh hưởng bởi nhiều nhân tố làm cho nó biến động như mức
độ lạm phát và giảm phát, cung và cầu ngoại hối trên thị trường...
Lạm phát rõ ràng là một nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến tỷ giá hối đoái, đặc
biệt là tỷ giá hối đoái thực tế do tỷ giá này được xây dựng trên cơ sở tính tốn lạm
phát. Chính vì vậy, khi điều hành cơng cụ tỷ giá, cần phân tích kĩ động thái lạm phát
nhằm tránh những tình huống xấu có thể xảy ra gây tổn hại nền kinh tế quốc gia.
2) Giá thế giới của hàng hóa XNK
Giá thế giới của hàng hóa xuất khẩu tăng hay giá thế giới của hàng hóa nhập
khẩu giảm đều có tác động cải thiện cán cân thương mại, khiến tăng cung, giảm
cầu ngoại tệ, từ đó khiến cho tỷ giá giảm. Ngược lại, giá thế giới của hàng hóa nhập
khẩu tăng hay giá thế giới của hàng hóa xuất khẩu giảm đều có tác dụng xấu tới



cán cân thương, mại khiến giảm cung, tăng cầu ngoại tệ, từ đó khiến cho tỷ giá
tăng.
3) Thu nhập thực của người cư trú và người không cư trú
Thu nhập thực của người cư trú tăng tương đối so với người khơng cư trú, sẽ
kích thích tăng nhập khẩu rịng, làm tăng cầu ngoại tệ khiến cho tỷ giá tăng. Ngược
lại, thu nhập của người không cư trú tăng tương đối so với người cư trú, sẽ kích
thích tăng xuất khẩu ròng, làm tăng cung ngoại tệ, khiến cho tỷ giá giảm.
4) Thuế quan và hạn ngạch trong nước
Một quốc gia tăng mức thuế quan, hoặc áp dụng hạn nghạch đối với hàng nhập
khẩu, làm giảm cung ngoại tệ, sẽ có tác dụng làm cho tỷ giá tăng. Ngược lại, phía
nước ngồi giảm mức thuế quan, hoặc dỡ bỏ hạn ngạch đối với hàng nhập khẩu, làm
tăng cung ngoại tệ, sẽ có tác dụng làm cho tỷ giá giảm.
5) Tâm lý ưa thích hàng ngoại
Khi người dân của một nước có tâm lý ưa thích hàng ngoại hơn hàng nội,
nước đó sẽ có nhu cầu nhập khẩu tăng lên, làm tăng cầu ngoại tệ, tư đó khiến cho
tỷ giá tăng.
6) Các nhân tố quyết định đến thu nhập từ người lao động nước ngoài
Các yếu tố như số lượng, mức lương và tỷ lệ tiết kiệm của họ, cũng như các
nhân tố quyết định đến thu nhập từ đầu tư nước ngoài, như giá trị đầu tư ở nước
ngoài trước đó và tỷ lệ sinh lời của đầu tư cũng ảnh hưởng đến cán cân thu nhập, từ
đó tác động đến tỷ giá. Cán cân thu nhập ròng dương (thu lớn hơn chi) làm tăng cung
ngoại tệ sẽ khiến tỷ giá giảm. Ngược lại, cán cân thu nhập ròng âm (thu nhỏ hơn chi)
làm tăng cầu ngoại tệ, sẽ khiến tỷ giá tăng.
Những nhân tố trên tác động đến từng cán cân bộ phận của cán cân vãng lai
(bao gồm cán cân thương mại, cán cân dịch vụ, cán cân chuyển giao một chiều và
cán cân thu nhập), qua đó tác động đến xu hướng biến động tỷ giá trong dài hạn.
b. Các yếu tố ngắn hạn
1) Tương quan lãi suất giữa hai đồng tiền

Theo lý thuyết ngang giá lãi suất, tỷ giá giữa hai đồng tiền phải biến động để
phản ánh tương quan mức lãi suất giữa chúng, theo công thức:


∆𝐸 =

𝑅 − 𝑅∗
× 100%
1 + 𝑅∗

Trong đó E là tỷ lệ phần trăm thay đổi tỷ giá sau một năm.
R: Mức lãi suất trên năm của nội tệ
R* : Mức lãi suất/ năm của ngoại tệ
Vì R và R* là mức lãi suất, nên tần suất thay đổi phụ thuộc vào chính sách tiền tệ
của NHTW. NHTW thường xuyên thay đổi lãi suất để tác động tích cực đến nền kinh
tế, tần suất thay đổi lãi suất càng nhiều làm cho tỷ giá biến động càng nhanh. Chính vì
vậy, tương quan lãi suất giữa hai đồng tiền quyết định xu hương vận động của tỷ giá
trong ngắn hạn. [1, tr.400]
2) Sự can thiệp của NHTW trên thị trường ngoại hối (Forex)
Động thái mua ngoại tệ vào của NHTW sẽ làm tăng cầu ngoại tệ trên Forex khiến
tỷ giá tăng, ngược lại, động thái bán ngoại tệ của NHTW sẽ làm tăng cung ngoại tệ trên
Forex, khiến tỷ giá giảm. Ngày nay, các NHTW thương xuyên can thiệp bằng cách mua
bán ngoại tệ trên Forex để tỷ giá có lợi cho nền kinh tế.
1.2.2. Khái niệm neo tỷ giá và các chế độ neo tỷ giá
1.2.2.1. Khái niệm neo tỷ giá
Neo tỷ giá là một chính sách trong đó chính phủ quốc gia đặt ra một tỷ giá hối đoái
cố định cụ thể cho đồng tiền của mình với một loại ngoại tệ hoặc một rổ tiền tệ. Việc
neo tỷ giá hối đoái ổn định tỷ giá hối đoái giữa các quốc gia. Neo tỷ giá giúp cung cấp
khả năng dự đoán dài hạn về tỷ giá hối đoái để lập kế hoạch kinh doanh.
1.2.2.2. Các chế độ neo tỷ giá

Qua nhiều năm, IMF đóng vai trị phân loại dựa trên các báo cáo hàng năm của
quốc gia thành viên về cơ chế tỷ giá. Tuy nhiên, mọi thứ đã thay đổi kể từ khi cuộc
Khủng hoảng Tài chính Châu Á xảy ra vào năm 1997. Qua sự kiện đó chứng tỏ rằng
việc báo cáo chính thức về cơ chế tỷ giá và vấn đề điều hành cơ chế tỷ giá thực tế rất
khác nhau khi khủng hoảng xảy ra.
Vì vậy, kể từ năm 1998, IMF không phân loại cơ chế tỷ giá theo báo cáo của các nước
thành viên, mà tập trung phân tích chính sách tiền tệ và cơ chế tỷ giá của mỗi quốc gia
thành viên đã thực hiện để phân loại và công bố hàng năm trong Báo cáo về cơ chế và
điều hành tỷ giá hàng năm do IMF phát hành. Điều này thể hiện tính khách quan của


IMF là hoạt động theo nguyên tắc phi chính trị và kết quả phân tích chủ yếu dựa vào
quan sát cách điều hành hơn là các cơng bố của chính phủ các nước về cơ chế tiền tệ.
Phân loại của IMF về cơ chế neo tỷ giá năm 2014 như sau:
Phân loại

Cơ chế tỷ giá
Cơ chế tỷ giá
khơng có đồng
tiền pháp định
riêng (No separate
legal tender)

Số quốc gia
áp dụng

13

Neo cứng


Neo mềm

Bản vị tiền tệ
(Currency board)

12

Tỷ giá neo cố định
quy
ước
(Conventional
fixed peg)

44

Cơ chế ổn định
(Stabilized
Arrangement)

21

Neo tỷ giá điều
chỉnh dần
(Crawling pegs)

2

Cơ chế tương tự
điều chỉnh
(Crawling – like

arrangements)

15

Mô tả cơ chế hoạt động của tỷ giá
Đồng tiền của các nước khác hoặc
đồng tiền chung được sử dụng như
đồng tiền pháp định duy nhất (tạo ra
hiện tượng đơ la hóa chính thức)
Cơ chế tiền tệ dựa trên cơ sở pháp lý
gắn đồng tiền trong nước với một
ngoại tệ cụ thể theo tỷ giá cố định
với những ràng buộc cho cơ quan
phát hành. Ràng buộc này ám chỉ
việc phát hành nội tệ chỉ đối với
những ngoại hối được đảm bảo bằng
tài sản nước ngoài
Quốc gia sẽ neo đồng tiền cố định
với một ngoại tệ hoặc rổ ngoại tệ
của các đối tác tài chính hoặc kinh
doanh chính. Các cơ quan có thẩm
quyền chịu trách nhiệm duy trì tỷ
giá cố định thông qua can thiệp trực
tiếp hoặc gián tiếp. Tỷ giá được dao
động ±1%, hoặc tối đa 2% trong 6
tháng.
Tỷ giá giao ngay duy trì biên độ 2%
cho 6 tháng hay lớn hơn, và không
thả nổi. Biên ổn định cho cả một
đồng tiền hay rổ tiền tệ. Tỷ giá phải

được can thiệp để duy trì ổn định.
Đồng tiền được điều chỉnh biên độ
nhỏ hoặc điều chỉnh đề phù hợp với
hay đổi chỉ số kinh tế như thay đổi
lạm phát.
Tỷ giá phải được duy trì nhỏ hơn
biên độ 2% theo xu hướng trong 6
tháng hoặc dài hơn. Không được thả
nội. Tỷ lệ thay đổi tối thiểu có thể


Tỷ giá neo có
biên độ (Pegged
Exchange Rates
within Horizontal
Bands)

1

Thả nổi (Floating)

36

Thả nổi hồn tồn
(Free floating)

29

Cơ chế
thả nổi


Cơ chế có quản lý
Cơ chế
khác (Other
18
khác
Manaaged
Arrangement)
Bảng 2. Phân loại neo tỷ giá theo IMF

lớn hơn chỉ được phép theo cơ chế
ổn định.
Giá trị đồng tiền duy trì trong phạm
vi 1% theo tỷ giá trung tâm, hay
biên lớn nhất và nhỏ nhất cho phép
hơn 2%. Cơ chế này hiện được áp
dụng tại các nước Eurozone khi so
đồng Euro với các đồng tiền của
quốc gia thành viên (hệ thống ERM
II).
Tỷ giá hầu như do thị trường quyết
định mà khơng định hướng hay dự
đốn được. Can thiệp thị trường trực
tiếp hay gián tiếp chỉ mang tính điều
hóa việc thay đổi nhưng khơng định
hướng. Tỷ giá có thể biến động
nhiều hay ít.
Tỷ giá được thả nổi hồn tồn, nếu
có can thiệp chỉ khi cần thiết, việc
can thiệp khơng quá 3 lần trong 6

tháng và mỗi lần can thiệp khơng
q 3 ngày làm việc.
Các tình huống áp dụng cơ chế tỷ
giá không theo các loại trên.

Tuy nhiên, theo thực tế, IMF phân loại cơ chế neo tỷ giá theo 4 nhóm chính. Cách
phân loại này được áp dụng từ năm 2009 đến nay. Cụ thể như sau:
Loại 1: Neo cứng (hard pegs): Đây là các quốc gia khơng có chính sách tiền tệ
riêng của quốc gia, mà sử dụng đồng tiền của các nước khác, và thông qua một hội đồng
tiền tệ quốc gia để quyết định những vấn đề liên quan đến tích trữ ngoại tệ một cách hạn
chế. Ví dụ, Zimbabwe sử dụng đồng Đơ la Mỹ và tạo hiện tượng đơ la hóa nền kinh tế.
Loại 2: Neo mềm (soft pegs): Loại này nói chung được xem là thơng dụng cho
chính sách tỷ giá cố định. Có 5 loại của cơ chế mềm khác nhau trên cơ sở mà đồng tiền
của một quốc gia chọn đồng tiền mạnh để cố định. Cơ chế này cho phép thay đổi theo
một điều kiện nào đó, số lần được can thiệp, biên độ so với tỷ giá cố định.


Loại 3: Cơ chế thả nối (floating arrangements): Đồng tiền do thị trường quyết định
được vận hành tới mức thả nổi hồn tồn, giá trị của nó do áp lực thị trường mở quyết
định mà khơng có tác động hay can thiệp của chính phủ. Việc thả nổi hay thả nổi có can
thiệp thùy thuộc vào tình huống mỗi chính phủ theo đuổi mục tiêu để có một tỷ giá nào
đó.
Loại 4: Cơ chế tỷ giá khác: Như được thừa nhận chung là những cơ chế tỷ giá nào
không đáp ứng được 3 loại trên thì được xếp vào loại này. Các quốc gia thường chuyển
đổi các cơ chế và chính sách khác nhau nên hình thành nên các hình thức phong phú
hơn cho loại này.
1.2.3. Khái niệm về lạm phát và tác động của lạm phát
1.2.3.1. Khái niệm lạm phát
Nhiều nhà kinh tế học đã đi tìm một định nghĩa đúng cho thuật ngữ lạm phát nhưng
nói chung chưa có một sự thống nhất hồn tồn. Một số định nghĩa lạm phát như sau:

Lạm phát là một phạm trù kinh tế khách quan phát sinh từ chế độ lưu thông tiền
giấy. Điều này xuất phát từ chỗ tiền giấy chỉ mang giá trị danh nghĩa không mang giá
trị nội tại. Do đó, khi có hiện tượng thừa tiền giấy trong lưu thông, lượng tiền thừa này
sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất và lưu thơng hàng hóa.
Theo quan điểm cổ điển thì lạm phát xảy ra khi số tiền lưu hành vượt quá dự trữ
vàng làm đảm bảo của ngân hàng phát hành.
Quan điểm khác lại cho rằng lạm phát là sự mất cân đối giữa tiền và hàng trong
nền kinh tế.
Nói chung, lạm phát là hiện tượng tiền trong lưu thông vượt quá nhu cầu cần thiết
làm cho chúng bị mất giá, giá cả của hầu hết các loại hàng hóa tăng lên đồng loạt. Vì
vậy, các nhà kinh tế sử dụng chỉ số giá cả, thông thường là chỉ số giá tiêu dùng để xác
định mức độ lạm phát của nền kinh tế.
1.2.3.2. Tác động của lạm phát
❖ Tác động tiêu cực
a. Lạm phát và lãi suất:
Lạm phát của các quốc gia trên thế giới khi xảy ra cao và triền miên có ảnh hưởng
xấu đến mọi mặt của đời sống kinh tế, chính trị và xã hội của một quốc gia. Trong đó,
tác động đầu tiên của lạm phát là tác động lên lãi suất.


Ta có: Lãi suất thực = lãi suất danh nghĩa - tỷ lệ lạm phát.
Do đó khi tỷ lệ lạm phát tăng cao, nếu muốn cho lãi suất thật ổn địnhvà thực dương
thì lãi suất sanh nghĩa phải tăng lên theo tỷ lệ lạm phát. Việc tăng lãi suất danh nghĩa sẽ
dẫn đến hậu quả mà nền kinh tế phải gánh chịu là suy thoái kinh tế và thất nghiệp gia
tăng.
b. Lạm phát và thu nhập thực tế:
Giữa thu nhập thực tế và thu nhập danh nghĩa của người lao động có quan hệ với
nhau qua tỷ lệ lạm phát. Khi lạm phát tăng lên mà thu nhập danh nghĩa khơng thay đổi
thì làm cho thu nhập thực tế của người lao động giảm xuống.
Lạm phát không chỉ làm giảm giá trị thật của những tài sản khơng có lãi mà nó cịn

làm hao mịn giá trị của những tài sản có lãi, tức là làm giảm thu nhập thực từ các khoản
lãi, các khoản lợi tức. Đó là do chính sách thuế của nhà nước được tính trên cơ sở của
thu nhập danh nghĩa. Khi lạm phát tăng cao, những người đi vay tăng lãi suất danh nghĩa
để bù vào tỷ lệ lạm phát tăng cao mặc dù thuế suất vẫn khơng tăng.
Từ đó, thu nhập rịng (thực) của của người cho vay bằng thu nhập danh nghĩa trừ
đi tỷ lệ lạm phát bị giảm xuống sẽ ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế xã hội. Như suy
thoái kinh tế, thất nghiệp gia tăng, đời sống của người lao động trở nên khó khăn hơn sẽ
làm giảm lịng tin của dân chúng đối với Chính phủ ...
c. Lạm phát và phân phối thu nhập khơng bình đẳng:
Khi lạm phát tăng lên, giá trị của đồng tiền giửm xuấng, người đi vay sẽ có lợi
trong việc vay vốn để đầu cơ kiếm lợi. Do vậy càng tăng thêm nhu cầu tiền vay trong
nền kinh tế, đẩy lãi suất lên cao.


Lạm phát tăng cao còn khiến những người thừa tiền và giàu có, dùng tiền của mình
vơ vét và thu gom hàng hoá, tài sản, nạn đầu cơ xuất hiện, tình trạng này càng làm mất
cân đối nghiêm trọng quan hệ cung - cầu hàng hoá trên thị trường, giá cả hàng hoá cũng
lên cơn sốt cao hơn. Cuối cùng, những người dân nghèo vốn đã nghèo càng trở nên khốn
khó hơn. Họ thậm chí khơng mua nổi những hàng hố tiêu dùng thiết yếu, trong khi đó,
những kẻ đầu cơ đã vơ vét sạch hàng hoá và trở nên càng giàu có hơn. Tình trạng lạm
phát như vậy sẽ có thể gây những rối loạn tong nền kinh tế và tạo ra khoảng cách lớn về
thu nhập, về mức sống giữa người giàu và người nghèo.
d. Lạm phát và nợ quốc gia:
Lạm phát cao làm cho Chính phủ được lợi do thuế thu nhập đánh vào người dân,
nhưng những khoản nợ nước ngoài sẽ trở nên trần trọng hơn. Chính phủ được lợi trong
nước nhưng sẽ bị thiệt với nợ nước ngồi. Lý do là vì: lạm phát đã làm tỷ giá giá tăng
và đồng tiền trong nước trở nên mất giá nhanh hơn so với đồng tiền nước ngồi tính trên
cá khoản nợ.
❖ Tác động tích cực:
Lạm phát không phải bao giờ cũng gây nên những tác hại cho nền kinh tế. Khi tốc

độ lạm phát vừa phải đó là từ 2-5% ở các nước phát triển và dưới 10% ở các nước đang
phát triển sẽ mang lại một số lợi ích cho nền kinh tế như sau:
• Kích thích tiêu dùng, vay nợ, đầu tư giảm bớt thất nghiệp trong xã hội.
• Cho phép chính phủ có thêm khả năng lựa chọn các cơng cụ kích thích đầu tư vào
những lĩnh vực kém ưu tiên thông qua mở rộng tín dụng, giúp phân phối lại thu nhập và
các nguồn lực trong xã hội theo các định hướng mục tiêu và trong khoảng thời gian nhất


định có chọn lọc. Tuy nhiên, đây là cơng việc khó và đầy mạo hiểm nếu khơng chủ động
thì sẽ gây nên hậu quả xấu.
Tóm lại, lạm phát là căn bệnh mãn tính của nền kinh tế thị trường, nó vừa có tác
hại lẫn lợi ích. Khi nền kinh tế có thể duy trì, kiềm chế và điều tiết được lạm phát ở tốc
độ vừa phải thì nó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.


CHƯƠNG 2: DỮ LIỆU VÀ MƠ HÌNH
2.1. Dữ liệu
2.1.1. Phương pháp thu thập dữ liệu
Sử dụng dữ liệu thứ cấp bao gồm:
• Dữ liệu bilateral defactor regimes
• Dữ liệu CPI
2.1.2. Phương pháp xử lý dữ liệu
Lấy trung bình bilateral defactor regimes của Việt Nam với 10 nước có quan hệ
xuất nhập khẩu lớn nhất.
2.2.

Mơ hình
Bài nghiên cứu sẽ sử dụng kiểm định Pearson để xác định mức tương quan giữa

neo tỷ giá thực cũng như lạm phát. Hệ số tương quan (Pearson correlation coefficient)

được tính tốn như sau:
Hệ số tương quan pearson =

cov(X,Y)
σXσY

Công thức của kiểm định Pearson như sau:
t=

𝑟 √𝑛−2
√1−𝑟 2

Trong đó:


r: hệ số tương quan của mẫu



n−2: bậc tự do của mơ hình

Các giả thuyết kiểm định được đưa ra như sau:
H0: Hệ số tương quan bằng không (0)
Ha: Hệ số tương quan khác không (0)
Từ hệ số tương quan ta có thể tìm ra mức p-value, từ đó kiểm định được xem hệ
số tương quan có ý nghĩa hay không. Nếu mức p-value nhỏ hơn mức ý nghĩa đặt ra thì
bác bỏ giả thuyết H0, suy ra hệ số tương quan là có ý nghĩa và ngược lại, nếu p-value
lớn hơn mức ý nghĩa đặt ra thì không bác bỏ giả thuyết H0 và suy ra hệ số tương quan
được tính tốn ra là khơng có ý nghĩa. Trong bài, mức ý nghĩa được chọn ở mức alpha
= 10%.



CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ KIỂM ĐỊNH VÀ THẢO LUẬN
3.1. Kết quả kiểm định mơ hình
Theo các tính tốn và các biện pháp trực quan hóa, ta có kết quả neo tỷ giá và lạm
phát với trường hợp tính neo tỷ giá trung bình với tất cả các nước theo bảng sau:
Năm

Neo tỷ giá thực tế trung bình

CPI

1996

10.41

5.68

1997

10.34

3.21

1998

10.45

7.27


1999

10.41

4.12

2000

10.25

-1.71

2001

10.18

-0.43

2002

10.13

3.83

2003

10.02

3.23


2004

9.97

7.75

2005

9.89

8.28

2006

9.93

7.42

2007

9.87

8.34

2008

9.88

23.12


2009

9.83

6.72

2010

9.82

9.21

2011

9.88

18.68

2012

9.92

9.09

2013

9.85

6.59


2014

9.83

4.08

2015

10.04

0.63

2016

10.27

2.67

Bảng 3. Lạm phát và neo tỷ giá trung bình với tất cả các nước của Việt Nam trong giai
đoạn 1996-2016
Ta có thể thấy tỷ lệ lạm phát ở Việt Nam qua các năm rơi vào mức trung bình
6.6%/năm, các năm 2008 và 2011 tỷ lệ lạm phát tăng cao đột biến ở mức 23.12% và
18.68%. Lạm phát ở Việt Nam biến động xung quanh mức 6.6%/năm. Có hai điểm ngoại


lai rơi vào mức 23.12% và 18.68% ở năm 2008 và 2011. Mức lạm phát cá biệt có thể
rơi xuống âm 1.7% và âm 0.4% vào năm 2000 và 2001. Thông thường các năm, mức
lạm phát ở tập trung ở mức 4% tới 8%. Dưới đây là đồ thị hộp cho thấy phân bố của CPI
nước ta qua các năm 1996 đến 2006.


Hình 1. Lạm phát ở Việt Nam từ 1996 tới 2016
Bên cạnh đó, neo tỷ giá thực tế trung bình của Việt Nam với tất cả các nước biến
động trong khoảng 9.82 tới 10.45, trong khi đó tỷ lệ lạm phát biến động trong khoảng 1.71 tới 23.12. Mức neo tỷ giá có xu hướng giảm từ năm 1996 tới năm 2015 và tăng trở
lại trong năm 2015 và 2016. Điều này cho thấy trong các năm từ 1996 tới 2014, Việt
Nam tiến hành kiểm soát tỷ giá chặt chẽ hơn và thả lỏng hơn vào những năm 2015-2016.
Biến động của neo tỷ giá thực trung bình được thể hiện qua bảng sau:
Neo tỷ giá thực tế trung bình
Số quan sát

21

Trung bình

10.06

Độ lệch

0.22

Giá trị nhỏ nhất

9.82

25%

9.88

Trung vị

9.97



75%

10.25

Giá trị lớn nhất

10.45

Bảng 4.Thống kê mức neo tỷ giá trung bình với tất cả các quốc gia qua các năm
Dưới đây là đồ thị trực quan hóa dữ liệu neo tỷ giá thực tế trung bình và tỷ lệ lạm
phát ở Việt Nam qua các năm 1996-2016.

Hình 2. Lạm phát và neo tỷ giá trung bình với tất cả các nước của Việt Nam trong giai
đoạn 1996-2016
Qua đồ thị trên, có thể thấy ở các năm 1996-2001, 2010-2011 và 2012-2014 thì tỷ
lệ lạm phát và mức neo tỷ giá trung bình thực tế có biến động cùng chiều với nhau, còn
lại ở các khoảng thời gian khác, hai biến số lạm phát và neo tỷ giá thực trung bình có xu
hướng vận động ngược chiều nhau. Dưới đây là đồ thị thể hiện tương quan giữa neo tỷ
giá thực trung bình và lạm phát:


×