Tải bản đầy đủ (.pdf) (25 trang)

QTNHTM 2 PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN KỸ THƯƠNG VIỆT NAM (TECHCOMBANK)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (611.47 KB, 25 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
Khoa Tài chính- Ngân hàng
---

---

Bài Thảo Luận
QUẢN TRỊ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 2
Đề tài

PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH
DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
CỔ PHẦN KỸ THƯƠNG VIỆT NAM
(TECHCOMBANK)
Nhóm 1
GVHD: Đặng Thị Minh Nguyệt
Mã lớp HP: 2212BKSC2111

Hà Nội, tháng 4 năm 2021

1


MỤC LỤC
A. LỜI MỞ ĐẦU ...................................................................................................................................3
B. NỘI DUNG .......................................................................................................................................4
I. CƠ SỞ LÝ THUYẾT.........................................................................................................................4
1.1 Khái niệm .........................................................................................................................................4
1.1.1 Kết quả hoạt động kinh doanh ........................................................................................................4
1.1.2 Bảng cân đối kế toán .....................................................................................................................4


1.1.3 Báo cáo kết quả kinh doanh ...........................................................................................................4
1.1.4 Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh........................................................................................5
1.2 Tầm quan trọng của phân tích kết quả hoạt động kinh doanh ..........................................................5
II. THỰC TRẠNG KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI TECHCOMBANK GIAI
ĐOẠN 2019-2021 .................................................................................................................................. 5
2.1 Tổng quan về Techcombank .............................................................................................................5
2.1.1. Giới thiệu chung ............................................................................................................................5
2.1.2. Lịch sự hình thành và phát triển ....................................................................................................6
2.1.3. Đặc điểm phát triển kinh doanh.....................................................................................................6
2.1.4. Cơ cấu bộ máy quản lý của Techcombank ..............................................................................6
2.1.5. Thành tựu Techcombank đạt được ................................................................................................7
2.2. Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của Techcombank.............................................................7
2.2.1. Phân tích bảng cân đối kế tốn ......................................................................................................7
2.2.1.1.Cơ cấu Tài sản .............................................................................................................................7
2.2.1.2. Cơ cấu nguồn vốn .......................................................................................................................7
2.2.2. Phân tích báo cáo kết quả kinh doanh ...........................................................................................8
2.2.2.1. Thu nhập của Techcombank.......................................................................................................8
2.2.2.2. Chi phí của Techcombank ..........................................................................................................8
2.2.2.3. Phân tích kết quả kinh doanh rịng .............................................................................................8
2.2.3. Phân tích hoạt động kinh doanh ..................................................................................................10
2.2.3.1. Hoạt động huy động vốn ..........................................................................................................10
2.2.3.2. Hoạt động cho vay....................................................................................................................12
2.2.3.3. Dịch vụ .....................................................................................................................................15
III. GIẢI PHÁP ĐỂ CẢI THIỆN KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA
TECHCOMBANK.................................................................................................................................16
3.1 Nâng cao hiệu quả huy động nguồn vốn......................................................................................16
3.2 Tăng thu nhập từ các hoạt động cho vay ....................................................................................17
3.3 Tăng thu các dịch vụ khác ............................................................................................................17
C. KẾT LUẬN .....................................................................................................................................18
D. TÀI LIỆU THAM KHẢO………………………………………………………………………..19


2


A. LỜI MỞ ĐẦU
Trong những năm vừa qua, hoạt động của hệ thống ngân hàng luôn gắn liền với sự
nghiệp xây dựng và phát triển đất nước. Ngân hàng đã đóng vai trị quan trọng trong sự
nghiệp xây dựng và phát triển đất nước, giúp nền kinh tế có thể phát triển ổn định bằng
cách thúc đẩy quá trình tuần hoàn và luân chuyển vốn trong xã hội. Trước yêu cầu đổi
mới của nền kinh tế thị trường, của đất nước trên đà hội nhập kinh tế quốc tế, các doanh
nghiệp Việt Nam đang phải nỗ lực để vượt qua những khó khăn và thử thách to lớn trong
q trình cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài, và đối với hệ thống ngân hàng
cũng không ngoại lệ. Xuất phát từ nhu cầu nguồn vốn kinh doanh của các doanh nghiệp,
ngân hàng đã đặt ra nhiệm vụ quan trọng đó là phải thu hút tối đa nguồn vốn nhàn rỗi
trong nhân dân để đáp ứng nhu cầu vốn tín dụng của các doanh nghiệp. Không những
phải thực hiện tốt việc thu hút vốn nhàn rỗi và đáp ứng vốn tín dụng, ngân hàng còn đáp
ứng đầy đủ và kịp thời các giao dịch và xử lý nghiệp vụ Ngân hàng với đội ngũ nhân viên
có trình độ chun mơn cao, đổi mới khoa học kỹ thuật thì mới có thể đứng vững và cạnh
tranh trong thị trường kinh doanh tiền tệ hiện nay. Trong điều kiện sản xuất và kinh doanh
theo cơ chế thị trường, nhất là trong điều kiện Việt Nam đã gia nhập WTO như hiện nay,
để tồn tại và phát triển đòi hỏi các doanh nghiệp kinh doanh phải có lãi, và đối với ngân
hàng nhất là ngân hàng thương mại cổ phần cũng không ngoại lệ. Để đạt kết quả cao
trong kinh doanh, các ngân hàng phải xác định được phương hướng, mục tiêu đầu tư, đối
với công tác huy động vốn, công tác sử dụng vốn cũng như cách thức thu hút khách hàng
sử dụng các nghiệp vụ, dịch vụ của Ngân hàng.
Nhận thấy tầm quan trọng của hiệu quả hoạt động kinh doanh, nhóm 1 đã chọn đề
tài “Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ
thương Việt Nam (Techcombank)’’. Qua đó đánh giá hoạt động cũng như kết quả hoạt
động kinh doanh của Ngân hàng những năm qua nhằm đưa ra các biện pháp nâng cao kết
quả kinh doanh của Ngân hàng.


3


B. NỘI DUNG
I. CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1.1 Khái niệm
1.1.1 Kết quả hoạt động kinh doanh
Kết quả kinh doanh là kết quả cuối cùng về các hoạt động sản xuất kinh doanh của
các doanh nghiệp trong một kì kế tốn nhất định, hay kết quả kinh doanh là biểu hiện
bằng tiền phần chênh lệch giữa tổng doanh thu và tổng chi phí của các hoạt động kinh tế
đã được thực hiện. Kết quả kinh doanh được biểu hiện bằng lãi (nếu doanh thu lớn hơn
chi phí) hoặc lỗ (nếu doanh thu nhỏ hơn chi phí)
Kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm: Kết quả hoạt động sản
xuất, kinh doanh, kết quả hoạt động tài chính và kết quả hoạt động khác.
- Ý nghĩa: Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, vấn đề mà các doanh nghiệp luôn
quan tâm là làm thế nào để hoạt động kinh doanh có hiệu quả cao nhất ( tối đa hố lợi
nhuận và tối thiểu hóa rủi ro). Các yếu tố doanh thu, thu nhập khác, chi phí, lợi nhuận là
các chỉ tiêu phản ánh tình hình kinh doanh của doanh nghiệp. Do đó doanh nghiệp cần
kiểm tra doanh thu, chi phí, phải biết kinh doanh mặt hàng nào, mở rộng sản phẩm nào,
hạn chế sản phẩm nào để có thể đạt được kết quả cao nhất. Như vậy, hệ thống kế tốn
nói chung và kế tốn xác định kết quả hoạt động kinh doanh nói riêng đóng vai trị quan
trọng trong việc tập hợp ghi chép các số liệu về tình hình hoạt động của DN, qua đó cung
cấp được những thông tin cần thiết giúp cho chủ DN và giám đốc điều hành có thể phân
tích, đánh giá và lựa chọn phương án kinh doanh, phương án đầu tư có hiệu quả nhất.
Việc tổ chức cơng tác kế tốn xác định kết quả hoạt động kinh doanh một cách khoa học,
hợp lí và phù hợp với điều kiện cụ thể của DN có ý nghĩa
quan trọng trong việc thu thập, xử lý và cung cấp thông tin cho chủ DN, giám
đốc điều hành, các cơ quan chủ quản, quản lý tài chính, thuế…để lựa chọn phương án
kinh doanh có hiệu quả, giám sát việc chấp hành chính sách, chế độ kinh tế, tài chính,

chính sách thuế…
1.1.2 Bảng cân đối kế toán
Bảng cân đối kế toán là một báo cáo tài chính tổng hợp, dùng để phản ánh tổng qt
tình hình tài sản và nguồn vốn của doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định (thời điểm
lập báo cáo).
1.1.3 Báo cáo kết quả kinh doanh
Báo cáo kết quả kinh doanh là báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tổng quát tình
hình và kết quả kinh doanh trong một kỳ hoạt động của doanh nghiệp và chi tiết cho các
hoạt động kinh doanh chính. Nói cách khác báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là
phương tiện trình bày khả năng sinh lời và thực trạng hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp.

4


1.1.4 Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh
Phân tích hoạt động kinh doanh (PTHĐKD) là quá trình nghiên cứu để đánh giá
tồn bộ q trình và kết quả của hoạt động kinh doanh; các nguồn tiềm năng cần khai
thác ở doanh nghiệp (DN), trên cơ sở đó đề ra các phương án và giải pháp để nâng cao
hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của DN.
1.2 Tầm quan trọng của phân tích kết quả hoạt động kinh doanh
Phân tích hoạt động kinh doanh là cơng cụ quan trọng để phát hiện khả năng tiềm
tàng trong hoạt động kinh doanh.
Thơng qua phân tích hoạt động DN chúng ta mới thấy rõ được các nguyên nhân,
nhân tố cũng như nguồn gốc phát sinh của các nguyên nhân và nhân tố ảnh hưởng, từ đó
để có các giải pháp cụ thể và kịp thời trong công tác tổ chức và quản lý sản xuất. Do đó
nó là công cụ cải tiến cơ chế quản lý trong kinh doanh.
PTHĐKD giúp DN nhìn nhận đúng đắn về khả năng, sức mạnh cũng như những
hạn chế trong DN của mình. Chính trên cơ sở này các DN sẽ xác định đúng đắn mục tiêu
và chiến lược kinh doanh có hiệu quả.

PTHĐKD là cơng cụ quan trọng trong chức năng quản trị, là cơ sở để đề ra các
quyết định đúng đắn trong chức năng quản lý, nhất là trong các chức năng kiểm tra, đánh
giá và điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp.
Phân tích hoạt động kinh doanh là biện pháp quan trọng để phòng ngừa và ngăn
chặn những rủi ro có thể xảy ra.
Tài liệu PTHĐKD cịn rất cần thiết cho các đối tượng bên ngồi, khi họ có các mối
quan hệ về kinh doanh, nguồn lợi với DN, vì thông qua phân tích họ mới có thể có quyết
định đúng đắn trong việc hợp tác, đầu tư, cho vay...đối với DN nữa hay không?
II. THỰC TRẠNG KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI
TECHCOMBANK GIAI ĐOẠN 2019-2021
2.1 Tổng quan về Techcombank
2.1.1. Giới thiệu chung
Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ Thương Việt Nam (hay còn được gọi là
Techcombank; mã giao dịch: TCB) là một ngân hàng thương mại cổ phần của Việt Nam,
được thành lập năm 1993 với số vốn ban đầu 20 tỷ đồng. Techcombank tên tiếng Anh là
Vietnam Technological And Commercial Joint Stock Bank.
Sau 27 năm xây dựng và phát triển, Techcombank ngày nay đang dần xây dựng
được một nền tảng tài chính ổn định cho khách hàng tin tưởng chọn lựa giao dịch.
Techcombank là một trong những ngân hàng TMCP lớn nhất Việt Nam và một trong
những ngân hàng hàng đầu ở Châu Á. Ngân hàng cung cấp các sản phẩm và dịch vụ tài
chính đa dạng cho hơn 5.4 triệu khách hàng ở Việt Nam với mạng lưới 315 chi nhánh
trên toàn quốc. Trở thành ngân hàng lớn hàng đầu về vốn điều lệ.

5


2.1.2. Lịch sự hình thành và phát triển
Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank) được thành
lập vào ngày 27 tháng 9 năm 1993 tại 24 phố Lý Thường Kiệt, Hà Nội bởi một nhóm các
trí thức làm việc tại Châu Âu và Liên Xô. Chỉ một năm sau, ngân hàng mở chi nhánh tại

Thành phố Hồ Chí Minh và tăng vốn điều lệ lên 51,5 tỷ đồng.
Trong năm 1996, Techcombank thành lập Chi nhánh Techcombank Thăng Long
cùng Phịng giao dịch Nguyễn Chí Thanh tại Hà Nội, sau đó là Phịng giao dịch Thắng
Lợi trực thuộc Techcombank tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Vào năm 1998, trụ sở chính được chuyển sang Tịa nhà Techcombank, 15 Đào Duy
Từ, Hà Nội. Cũng trong năm này, họ mở chi nhánh đầu tiên của mình tại thành phố Đà
Nẵng.
Sau 1 quá trình phát triển khơng ngừng của Techcombank, đến năm 2020, tổng tài
sản doanh nghiệp ước tính đạt 439,6 nghìn tỷ đồng với gần 11.882 nhân viên.
Techcombank sở hữu 3 công ty con phụ trách các nhiệm vụ khác nhau bao gồm Cơng ty
cổ phần Chứng khốn Kỹ thương, Cơng ty TNHH một thành viên Quản lý nợ, và Công
ty TNHH Quản lý quỹ Kỹ thương.
2.1.3 Đặc điểm phát triển kinh doanh
Để thực hiện hóa khát vọng, Techcombank tập trung vào các nguồn lợi nhuận lớn
nhất ví dụ như cho vay mua nhà, quản lý gia sản; đẩy mạnh các lĩnh vực thế mạnh như
bất động sản và thanh toán. Techcombank luôn đảm bảo sự tăng trưởng của các lĩnh vực
cốt lõi trong tương lai và tham gia vào các lĩnh vực tăng trưởng trong tương lai ví dụ như
các hoạt động Ngân hàng hàng ngày, quan hệ đối tác và hệ sinh thái,… Techcombank đa
dạng hóa các nguồn thu nhập, nguồn vốn và rủi ro nhằm đảm bảo sự bền vững trong
tương lai. Trong tương lai, ngân hàng sẽ tiếp tục đầu tư vào 3 nền tảng chính là số hóa,
dữ liệu và nhân tài để thực thi chiến lược 2021 - 2025.
2.1.4. Cơ cấu bộ máy quản lý của Techcombank
Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam được tổ chức và hoạt động theo mơ
hình cơng ty cổ phần và tuân thủ theo các quy định của pháp luật Việt Nam và các
quy định trong Điều lệ Techcombank.

6


2.1.5. Thành tựu Techcombank đạt được

Năm 2008, Thành viên sáng lập Liên minh thẻ lớn nhất Việt Nam Smartlink; Ra
mắt thẻ tín dụng Techcombank Visa.
Năm 2009, Khẳng định vị trí Ngân hàng TMCP hàng đầu với vốn điều lệ lên 5.400
tỷ đồng; và là ngân hàng đầu tiên hợp tác với nhà tư vấn chiến lược hàng đầu thế giới
McKinsey.
Giai đoạn 2010- 2020, Techcombank gặt hái được nhiều thành công, đặc biệt là
năm 2020, Techcombank dẫn đầu thị trường ở nhiều lĩnh vực quan trọng: số một thị
trường về trái phiếu (68% thị phần môi giới trái phiếu doanh nghiệp trên HOSE), số một
thị trường về thẻ visa, số một ngành ngân hàng về hiệu quả hoạt động (ROA là 3,1%), số
ba về lợi nhuận (đạt 15.800 tỷ đồng),….
2.2. Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của Techcombank
2.2.1 Phân tích bảng cân đối kế tốn
2.2.1.1. Cơ cấu Tài sản
Qua Bảng 1: Cơ cấu tài sản của Techcombank giai đoạn 2019-2021 (phụ lục) ta có
thể thấy tổng tài sản của Techcombank qua các năm 2019, 2020, 2021 có sự tăng lên rõ
rệt, cụ thể: năm 2020 tăng 28,64% so với năm 2019 và năm 2021 tăng 15,24% so với
năm 2020. Dòng tiền của cả 3 năm tập trung chủ yếu ở cho vay khách hàng chiếm con số
cao và cũng có sự tăng giảm nhẹ, lần lượt là 59,39%; 55,78% và 60,41%. Điều này cũng
là hợp lý bởi TCB là một trong những ngân hàng thương mại cổ phần lớn nhất tại Việt
Nam.
Các nghiệp vụ đều có sự tăng giảm nhất định tuy nhiên ta có thể thấy giảm mạnh ở
bất động sản đầu tư, chứng khoán kinh doanh và tiền mặt, vàng bạc, đá quý; còn lại đều
7


có sự tăng trưởng dương. Năm 2020, tiền gửi tại NHNN cao hơn hẳn so với 2 năm còn
lại, còn tiền vàng gửi tại các TCTD khác và cho vay các TCTD khác lại thấp hơn hẳn so
với 2 năm còn lại bởi sự bùng nổ mạnh của đại dịch Covid-19 cũng ảnh hưởng ít nhiều
đến các hoạt động của ngân hàng. Năm 2021, TCB lại xuất hiện thêm 2 khoản là các cơng
cụ tài chính phái sinh và các tài sản tài chính khác và hoạt động mua nợ tuy nhiên đều

chiếm tỷ trọng rất nhỏ lần lượt là 0,05% và 0,02%.
2.2.1.2. Cơ cấu nguồn vốn
Qua Bảng 2: Cơ cấu nguồn vốn của Techcombank giai đoạn 2019-2021 ( Phụ lục),
tương tự như cơ cấu tài sản thì tổng nguồn vốn cũng có sự tăng lên qua các năm khá đồng
đều, cụ thể tăng dần qua các năm, năm 2021 tăng 29.39% so với năm 2020 và 48,24% so
với năm 2019. Hầu hết các nghiệp vụ đều có sự tăng nhẹ và giảm mạnh ở các cơng cụ tài
chính phái sinh và các khoản nợ tài chính khác. So với năm 2019 và 2020 thì năm 2021
có xuất hiện thêm các khoản nợ Chính phủ và NHNN (842 triệu đồng, tương đương với
0,0001%, chiếm một tỷ trọng rất nhỏ) tuy nhiên lại khơng có nghiệp vụ các cơng cụ tài
chính phái sinh và các khoản nợ tài chính khác. Dịng tiền của nguồn vốn tập trung tại
tiền gửi của khách hàng và có sự tăng lên dần qua các năm, cụ thể lần lượt là 58,75% vào
năm 2019; 63,12% vào năm 2020 và năm 2021 là 55,34% . Trong giai đoạn 2019 – 2021
các cơng cụ tài chính phái sinh và các khoản nợ tài chính khác có sự giảm dần. Năm 2020,
tiền gửi của khách hàng và phát hành giấy tờ có giá của TCB cao hơn 2 năm còn lại, tuy
nhiên tiền gửi và vay các TCTD khác lại có sự giảm mạnh.
2.2.2. Phân tích báo cáo kết quả kinh doanh
2.2.2.1 Thu nhập của Techcombank
Nhờ kiên trì mục tiêu phát triển bền vững, nhờ có chính sách kịp thời và nỗ lực
chung của toàn Ngân hàng Techcombank, theo bảng 3 tỏng phụ lục, trong năm 2021
Techcombank đạt 23.238.376 triệu đồng lợi nhuận trước thuế, tăng 47,08% so với năm
liền trước và tăng 81% so với năm 2019. Nguyên nhân chính của sự tăng trưởng này đến
từ việc tăng thu nhập lãi thuần trong năm 2021 lên đến 26.698.613 triệu.
Bên cạnh đó năm 2021, Techcombank vẫn tiếp tục được Moody's khẳng định là
một Ngân hàng an toàn với định mức tín nhiệm tương với mức trần tín nhiệm quốc gia.
Đặc biệt thu nhập từ hoạt động dịch vụ thì vẫn tăng ổn định cụ thể tăng 52,37% so với
năm 2020 và tăng 96,17% so với năm 2019.
2.2.2.2. Chi phí của Techcombank
Theo bảng 4 (phụ lục), Tổng chi phí lãi năm 2021 tăng 92,35% so với năm 2020
và tăng 47,50% so với năm 2019, nguyên nhân là do lãi suất huy động giảm, ngân hàng
huy động được nguồn vốn giá rẻ.

Theo thông tin lãi suất cho vay của ngân hàng sẽ giảm từ tháng 7/2021 để hỗ trợ
khách hàng bị ảnh hưởng bởi Covid, việc giảm lãi suất cho vay hỗ trợ khách hàng ít nhiều
cũng sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận ngân hàng trong các quý tiếp theo.
Tuy nhiên vì lãi suất huy động tiếp tục được giữ ở mức ổn định, cộng thêm ngân
hàng được nới room tín dụng, nên lợi nhuận của Techcombank không bị ảnh hưởng nhiều
và vẫn giữ được tốc độ tăng trưởng. Cụ thể tổng chi trả lãi cho các khoản vay năm 2021
8


lên đến 70.584.154 (chiếm 93% tổng chi phí lãi năm 2021) tăng 143,44% so với năm
2020 và tăng 47,08% so với năm 2019.
Năm 2021 được đánh giá là năm có nhiều thử thách đối với nền kinh tế thế giới
và Việt Nam. Với môi trường hoạt động kinh doanh chứa đầy khó khăn và diễn biến khó
lường của dịch bệnh, Ban lãnh đạo của Techcombank luôn theo sát diễn biến tình hình,
kịp thời thiết lập và chỉ đạo kế hoạch hành động nhằm bảo đảm hoạt động của NH an
toàn, hiệu quả, và phát triển bền vững.
2.2.2.3. Phân tích kết quả kinh doanh ròng
Techcombank thực hiện chiến lược 2019 – 2021 rất thành công, đạt được những kết
quả tốt đẹp trong điều kiện kinh tế khó khăn tại Việt Nam do đại dịch COVID-19.
Qua số liệu ở bảng 5 (phụ lục) ta có thể thấy:

Lợi nhuận
Lợi nhuận trước thuế của Techcombank năm 2019 đạt 12,838,268 tỷ đồng. Sang
năm 2020 với lợi nhuận trước thuế đạt 15,8 nghìn tỷ, tăng 23,1% so với năm 2019, cao
hơn chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế mà Đại hội cổ đông đã thông qua là 21,5%. Nguyên
nhân là do Quý 3/2020, doanh thu (TOI) của Ngân hàng đạt 19,3 nghìn tỷ đồng, tăng
33,5% so với doanh thu 14,4 nghìn tỷ đồng của 9 tháng đầu năm 2019. Thu nhập lãi thuần
(NII) của 9 tháng đầu năm 2020 đạt 13,3 nghìn tỷ đồng, tăng 28,4% so với cùng kỳ năm
ngoái. Thu nhập từ hoạt động dịch vụ (NFI) đạt 3,1 nghìn tỷ đồng trong 9 tháng đầu năm
2020, tăng trưởng 65,1% so với 9 tháng đầu năm 2019; và chiếm 16,2% tổng doanh thu,

cao hơn mức 13,1% của 9 tháng đầu năm 2019 do có sự đóng góp mạnh mẽ của hoạt
động bảo lãnh phát hành trái phiếu. Chi phí hoạt động của 9 tháng đầu năm 2020 là 6,3
nghìn tỷ đồng, tăng 27,1% so với cùng kỳ năm ngoái. Năm 2021, lợi nhuận trước thuế
tăng mạnh, đạt 23,238,376 tỷ đồng.
Lợi nhuận sau thuế Ngân hàng Techcombank 2021 tăng gần 5.821 tỷ (tăng 46%)
so với Quý 2 2020, so với năm 2019 thì tăng những gần 9 tỷ nguyên nhân chính của sự
tăng trưởng này đến từ việc tăng thu nhập lãi thuần gần 2.5 tỷ (tăng 65%), cụ thể do 2
nguyên nhân: Thu nhập lãi và các khoản thu nhập tương tự 2021 tăng hơn 7 tỷ đồng
(tăng 44%) so với 2020, nguyên nhân do tăng trưởng tín dụng tăng 44% (dư nợ cho vay
khách hàng tăng hơn 70.000 tỷ đồng) và chi phí lãi và các chi phí tương tự Quý 2021
giảm , nguyên nhân do lãi suất huy động giảm, ngân hàng huy động được nguồn vốn giá
rẻ bởi ảnh hưởng của dịch bệnh.

Chỉ tiêu đánh giá kết quả kinh doanh
Giai đoạn 2019-2021, cả ROA và ROE của ngân hàng có xu hướng tăng. Đây là
một dấu hiệu tốt. Tỷ lệ ROE 2020 là 18.03%, giảm 0.2% so với 2019 nhưng sang đến
2021 Tỷ lệ ROE tăng mạnh lên đến 21.52%. Tỷ lệ ROA 2020 là 2.99%, tăng 0.04% so
với 2019. Năm 2021 thì Tỷ lệ ROA đạt 3.58%. Thu nhập trên mỗi cổ phiếu EPS năm
2020 tăng là 0.554 VNĐ/cp, trong khi đó 2019 là 1.254 VNĐ/cp. Thu nhập trên mỗi cổ
phiếu EPS 2021 là 1.623VNĐ/cp tăng hơn so với 2020 và 2019.
9


Như thế, có thể thấy tỷ lệ này của Techcombank tăng liên tục qua các năm, biểu
hiện 1 tỷ lệ Thu nhập tập trên cổ phiếu Lớn- đây là là một điều làm hài lịng các cổ đơng
ngân hàng, biểu hiện sự lớn mạnh và hiệu quả của Techcombank trong hoạt động kinh
doanh thực tiễn.
Trong giai đoạn 2019-2021, Techcombank trở thành ngân hàng có giá trị vốn hóa
20 tỷ USD với tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) ở khoảng 20% cho thấy được
Techcombank có tiềm năng phát triển tại ra được lợi nhuận lớn trong nhiều năm

tới.Techcombank đã sử dụng phương pháp so Sánh và phương pháp tỷ lệ phản ánh lợi
nhuận của ngân hàng ROE và ROA. Tuy nhiên sự đánh giá còn sơ sài và phương pháp
phân tích được sử dụng cịn chưa hiệu quả do nhà quản trị không sử dụng phương pháp
Dupont để nghiên cứu các nhân tố tác động làm thay đổi ROE và ROA. Đồng thời chưa
sử dụng Phương pháp thay thế liên hoàn để xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân
tố đó đến các chỉ tiêu đánh giá. Do vậy kết quả phân tích cịn rất sơ sài và khơng có hiệu
quả.
2.2.3. Phân tích hoạt động kinh doanh
2.2.3.1 Hoạt động huy động vốn
Năm 2019, huy động tiền gửi của khách hàng tăng 14,8% đạt 231.297 tỷ đồng. Tại
thời điểm 31/12/2020, số dư tiền gửi khách hàng của Techcombank đạt 277.459 tỷ đồng,
tăng trưởng 20,0% so với năm 2019 chủ yếu đến từ sự tăng trưởng mạnh mẽ 60,6% của
tiền gửi không kỳ hạn. Tổng tiền gửi năm 2021 là 314,8 nghìn tỷ đồng, tăng 13,4% so
với cuối năm ngoái.
Đơn vị: Tỷ đồng
Chỉ tiêu

2019

2020

2021

1. Tổng tài sản hợp nhất

383.699

439.603

568.800


2. Tiền gửi có kỳ hạn

151.581

149.420

155.900

3. Tiền gửi khơng kỳ
hạn (CASA)

79.716

128.038

158.900

16,1%

15,0%

4. Tỷ lệ an toàn vốn hợp
nhất (CAR) (%)

Mới bắt đầu thực
hiện (1/7/2019)

10



5. Cho vay thị trường 1
và đầu tư trái phiếu

Tăng 41.805 tỷ
đồng (19,0%)

6. Huy động và phát
hành giấy tờ có giá

Tăng 34.164 tỷ
đồng (15,9%)

Đạt 27.300
tỷ đồng
Tăng 56.601
tỷ đồng
(22,8%)

Đạt 33.700
tỷ đồng

- Tổng tài sản hợp nhất:
Năm 2019 chứng kiến sự tăng trưởng mạnh mẽ và hiệu quả của bảng cân đối. Tổng
tài sản hợp nhất tại 31/12/2019 đạt 383.699 tỷ đồng, tăng 62.710 tỷ đồng tương đương
19,5% so với 31/12/2018. Tổng tài sản đạt 439,6 nghìn tỷ đồng vào thời điểm cuối năm
2020, tăng 14,6% so với thời điểm kết thúc năm 2019. Tại ngày 31 tháng 12 năm 2021,
tổng tài sản đạt 568,8 nghìn tỷ đồng, tăng 29,4% so với cuối năm 2020.
- Tiền gửi có kỳ hạn
Tiền gửi có kỳ hạn năm 2020 đạt 149,4 nghìn tỷ, giảm 1,4% so với cuối năm ngoái,

phản ánh sự tập trung của Ngân hàng vào việc tối ưu hóa chi phí vốn. Tới năm 2021, tiền
gửi có kỳ hạn đạt 158,9 nghìn tỷ đồng, tăng 4,3% so với cuối năm 2020, do ngân hàng
đã tối ưu hóa cấu trúc vốn và bảng cân đối.
- Tiền gửi không kỳ hạn:
Sự tăng trưởng theo đúng chiến lược cả về số lượng khách hàng lẫn khối lượng giao
dịch đã mang lại sự tăng trưởng kỷ lục 37,9% về số dư tiền gửi không kỳ hạn (CASA),
nâng tỷ trọng CASA trên tổng huy động tăng từ 28,7% lên 34,5% trong năm 2019, đưa
Techcombank nằm trong top các ngân hàng có tỷ lệ CASA cao. Năm 2020, tiền gửi khơng
kỳ hạn (CASA) đạt 128,0 nghìn tỷ đồng, tăng 60,6% so với thời điểm cuối năm 2019. Sự
chuyển dịch ngày càng mạnh mẽ qua các ứng dụng trực tuyến được thể hiện qua số lượng
khách hàng cá nhân sử dụng E-banking tăng 42,9% so với cùng kỳ, số lượng giao dịch
cũng như giá trị giao dịch tăng tương ứng 108,8% và 84,2%. Đây là những nhân tố chính
tạo nên sự tăng trưởng liên tiếp và kỷ lục mới về tỷ trọng tiền gửi không kỳ hạn. Tỷ lệ
CASA đạt 50,5% tại thời điểm 31 tháng 12 năm 2021 với số dư CASA đạt 158,9 nghìn
tỷ đồng, chủ yếu do CASA từ khách hàng cá nhân tăng 30,8% so với cuối năm ngối.
- Tỉ lệ an tồn vốn hợp nhất:
Năm 2019, Techcombank chính thức được NHNN trao quyết định áp dụng chuẩn
mực Basel II. Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (CAR) hợp nhất của Techcombank theo Thông
tư 41 tại 31/12/2019 đạt 15,5%, cao hơn 7,5% so với hạn mức 8% theo quy định của
NHNN là nhờ sự tăng trưởng mạnh mẽ về vốn sau IPO năm 2018. Chỉ sau hơn một năm
được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận triển khai chuẩn Basel II (từ 1/7/2019), tỷ lệ an
toàn vốn hợp nhất của Techcombank (CAR) theo TT41 tại 31/12/2020 đạt 16,1%, cao
11


hơn 8,1% so với hạn mức 8,0% theo quy định của NHNN, qua đó Techcombank tiếp tục
khẳng định là một trong những ngân hàng có vị thế vốn hàng đầu Việt Nam. Tỷ lệ an
toàn vốn (CAR) theo Basel II đạt 15,0% cuối năm 2021, cao hơn nhiều so với yêu cầu tối
thiểu 8,0% của trụ cột I, Basel II.
- Cho vay thị trường 1 và đầu tư TP và Huy động và phát hành giấy tờ có giá:

Năm 2019, cho vay thị trường 1 và đầu tư trái phiếu của tổ chức kinh tế hợp nhất
tăng 41.805 tỷ đồng (19,0%), huy động và phát hành giấy tờ có giá tăng 34.164 tỷ đồng
(15,9%) so với năm 2018. Nguồn vốn từ huy động và phát hành giấy tờ có giá của
Techcombank năm 2020 tăng 56.601 tỷ đồng (+22,8%) so với năm 2019. Năm 2021, các
nguồn huy động vốn như khoản vay hợp vốn và giấy tờ có giá tăng trưởng lành mạnh,
lần lượt đạt 27,3 nghìn tỷ đồng (tăng 136,6% so với 2020) và 33,7 nghìn tỷ đồng (tăng
20,7% so với 2020).
2.2.3.2. Hoạt động cho vay
2019

2020

2021

Số dư tín dụng riêng lẻ

258.041

318.035

388.300

Cho vay khách hàng

227.885

275.310

343.605


Cho vay và cho thuê tài chính
khách hàng

230.802

277.524

347.341

Dự phịng rủi ro cho vay và cho
th tài chính khách hàng

(2.916)

(2.214)

(3.735)

( Báo cáo tài chính hợp nhất Ngân hàng Techcombank)
- Số dư tín dụng riêng lẻ
Tổng dư nợ tín dụng của khách hàng trên báo cáo riêng lẻ cuối năm 2021 đạt
388.300 nghìn tỷ đồng, tăng 22,1% so với cuối năm 2020, theo đúng hạn mức tín dụng
được Ngân hàng Nhà nước cấp và tăng 130.259 tỷ đồng so với 2019.
- Cơ cấu tổng cho vay khách hàng
2019

Nợ ngắn hạn

2020


Triệu đồng

%

Triệu đồng

85.584.018

37,08 92.424.839

12

2021
%

Triệu đồng

33,30 114.637.983

%
33,00


Nợ trung hạn

47.443.165

20,56 85.255.104

30,73 93.573.522


26,94

Nợ dài hạn

97.774.844

42,36 99.844.672

35,98 139.129.739

40,06

Tổng

230.802.027

100

100

100

277.524.615

347.341.244

( Báo cáo tài chính hợp nhất Ngân hàng Techcombank)
Trong vịng 3 năm, ngân hàng liên tục tăng trưởng tín dụng từ 230.802.027 triệu
đồng năm 2019 lên 277.524.615 triệu đồng năm 2020 tương ứng mức tăng trưởng 20,2%.

Sang năm 2021, ngân hàng vẫn tiếp tục tăng trưởng tín dụng với tốc độ 25,1% đạt mức
cho vay tín dụng là 347.341.244 triệu đồng. Trong thời điểm hiện nay với tình hình dịch
bệnh, kinh tế thế giới cũng như kinh tế Việt Nam chịu những thiệt hại khơng nhỏ, ngành
ngân hàng gặp nhiều khó khăn như kinh doanh khơng thuận lợi, chất lượng tín dụng đi
xuống, khả năng nợ xấu có thể gia tăng. Vì thế, có thể thấy sự tăng trưởng về tín dụng
trong 2 năm gần đây thì được coi là thành tích rất tốt của Techcombank song cũng tiềm
ẩn nhiều rủi ro tín dụng.
Trong cơ cấu cho vay khách hàng theo thời hạn tín dụng, có thể thấy nợ dài hạn
ln chiếm tỷ trọng lớn hơn nợ ngắn hạn và trung hạn. Với mức tỷ trọng 35,98% đến
42,36% trên tổng vốn cho vay. Tiếp đến là nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng thứ hai với 37,08%
ở năm 2019 đến năm 2020, 2021 giảm xuống cịn 33%. Trong khi đó, nợ trung hạn chiếm
tỷ trọng thấp nhất nhưng có sự tăng lên rõ rệt ở giai đoạn 2019 - 2020, với mức 47.443.165
triệu đồng năm 2019 đến năm 2020 mức cho vay trung hạn đã tăng gần gấp 2 lần đạt
85.255.104 triệu đồng, tương ứng tốc độ tăng là 44,3%, nâng mức tỷ trọng 20,56% lên
30,72%. Tuy nhiên sang năm 2021, mức tỷ trọng này đã giảm xuống còn 26,94%.
- Chất lượng nợ cho vay
2019
Triệu đồng
Nợ đủ tiêu chuẩn

2020
%

Triệu đồng

2021
%

Triệu đồng


%

225.601.458 97,75 274.423.557 98,88 342.902.534 98,72

Nợ cần chú ý

2.122.693

0,92

1.805.866

0,65

2.144.836

0,62

Nợ dưới tiêu
chuẩn

218.128

0,09

416.892

0,15

678.516


0,19

13


Nợ nghi ngờ

305.230

0,13

533.944

0,19

860.243

0,25

Nợ có khả năng
mất vốn

2.554.518

1,11

344.356

0,13


755.155

0,22

Tổng

230.802.027

100

277.524.615

100

347.341.244

100

( Báo cáo tài chính hợp nhất Ngân hàng Techcombank)
Về chất lượng nợ tín dụng, ngân hàng kiểm soát rất tốt khi mức nợ đủ tiêu chuẩn
ln duy trì ở mức 97% đến 98%, cho thấy các khoản nợ được đánh giá có khả năng thu
hồi cả gốc lẫn lãi đúng thời hạn. Các loại nợ như nợ cần chú ý, nợ nghi ngờ cũng được
ngân hàng kiểm sốt tốt, có sự giảm thiểu. Với nhóm nợ xấu, có khả năng mất vốn cũng
có tín hiệu tốt khi tổng số nợ xấu năm 2019 là 2.554.518 triệu đồng giảm xuống còn
344.356 triệu đồng vào năm 2020, tương ứng giảm 86%. Mặc dù sang năm 2021 số nợ
xấu đã tăng lên 755.155 triệu đồng, nhưng đây vẫn là tín hiệu tốt khi Techcombank đã
chủ động trong vấn đề xử lý nợ, tỷ lệ nợ xấu năm 2020 chỉ còn chiếm 0,13% và năm 2021
là 0,22% trên tổng dư nợ.
- Cơ cấu thu nhập hoạt động

Trong năm 2019, phân khúc Khách hàng cá nhân và Khách hàng doanh nghiệp nhỏ
và vừa tiếp tục là phân khúc tập trung chiến lược của Techcombank khi tăng trưởng lần
lượt 45% và 43%, chiếm tỷ trọng 46% và 19% tổng dư nợ toàn Ngân hàng. Tại phân khúc
khách hàng cá nhân, Ngân hàng vẫn duy trì sự chuyển dịch mạnh mẽ sang cho vay có tài
sản đảm bảo khi vẫn duy trì đà tăng trưởng 60% và 9% ở cho vay mua nhà và cho vay
mua ô tô. Phân khúc khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng ghi nhận mức tăng trưởng
50% ở cho vay ngắn hạn vốn lưu động trong năm 2019.
Trong điều kiện thị trường gặp nhiều khó khăn do tác động của dịch bệnh, nhu cầu
tín dụng của phân khúc khách hàng cá nhân, khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ có xu
hướng chậm lại trong nửa đầu năm 2020 và có tín hiệu tăng trưởng trở lại trong những
tháng cuối năm để cán mốc tăng 5,6% và 15,4%. Các khách hàng doanh nghiệp lớn của
Ngân hàng tiếp tục chứng tỏ sức mạnh và khả năng phục hồi của mình vào năm 2020 khi
tăng trưởng trong phân khúc này đạt 45,0% so với cùng kỳ thông qua sự kết hợp giữa các
khoản vay và trái phiếu.
Năm 2021, tăng trưởng dư nợ tín dụng được dẫn dắt bởi sự gia tăng của dư nợ cho
vay khách hàng cá nhân, tăng 45,5% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 161,7 nghìn tỷ đồng.
Dư nợ tín dụng cấp cho khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ và khách hàng doanh nghiệp
lớn (bao gồm cho vay và trái phiếu doanh nghiệp) tăng 16,6% so với cuối năm 2020, đạt
248.5 nghìn tỷ đồng.

14


2.2.3.3 Dịch vụ
Năm 2019, tổng thu nhập từ hoạt động dịch vụ của Techcom bank là 3.253 tỷ đồng.
Trong năm 2020, thu nhập từ hoạt động dịch vụ của toàn Ngân hàng đã tăng 28,8% với
sự gia tăng trọng yếu đến từ phí tư vấn phát hành, đại lý phân phối trái phiếu và các dịch
vụ khác liên quan đến trái phiếu dẫn đến sự thay đổi tỷ trọng đáng kể giữa các sản phẩm.
Năm 2021, thu nhập từ hoạt động dịch vụ tăng 42,4%, đạt 7,8 nghìn tỷ đồng với sự đóng
góp từ tất cả các loại phí chủ chốt.

- Dịch vụ liên quan đến Trái phiếu
Giá trị phát hành trái phiếu năm 2020 đạt 66,8 nghìn tỷ (khơng bao gồm các trái
phiếu của tổ chức tín dụng), tăng 31,5% so với năm 2019 và khối lượng trái phiếu phân
phối qua các kênh đạt 78,9 nghìn tỷ, tăng 32,2% so với năm trước. Kết quả thu được là
sự tăng trưởng ấn tượng 46,0% của doanh thu từ phí của các dịch vụ liên quan đến trái
phiếu (bao gồm bảo lãnh phát hành, phí ủy thác và đại lý, phí môi giới và quản lý quỹ) –
mức tăng trưởng cao nhất trong các sản phẩm phí, qua đó tiếp tục nâng tỷ trọng đóng góp
của hoạt động này tăng từ mức 45,5% năm 2019 lên 51,6% năm 2020. Năm 2021, Phí từ
hoạt động phân phối trái phiếu tăng 57,4% và phí từ các dịch vụ IB khác tăng 66,7%
trong năm 2021. Kết quả hoạt động tốt của Techcombank đã góp phần thúc đẩy kết quả
kinh doanh hợp nhất của Techcombank. TCBS chiếm 38,9% thị phần môi giới trái phiếu
doanh nghiệp và 4,6% thị phần môi giới cổ phiếu trên sàn giao dịch chứng khốn thành
phố Hồ Chí Minh (HOSE). TCBF, quỹ trái phiếu mở được quản lý bởi TCBS, tiếp tục là
quỹ trái phiếu nội địa lớn nhất, với tổng giá trị tài sản quản lý là 21,6 nghìn tỷ đồng tại
thời điểm 31 tháng 12 năm 2021.
- Dịch vụ hoa hồng hợp tác bảo hiểm
Ngân hàng duy trì đà tăng trưởng ổn định với doanh thu từ hoa hồng hợp tác bảo
hiểm đạt 932 tỷ đồng, tăng 29% so với năm trước và đã triển khai mơ hình bán hàng trực
tiếp trong năm 2019. Việc áp dụng mơ hình này là một trong những chiến lược của Ngân
hàng nhằm mang đến những tư vấn, những sản phẩm đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu
của khách hàng, qua đó tạo điều kiện cho Ngân hàng đẩy mạnh khả năng bán thêm-bán
chéo là nền tảng thúc đẩy tăng trưởng doanh thu phí bảo hiểm trong tương lai gần. Do
ảnh hưởng của thời gian thực hiện giãn cách xã hội phòng ngừa dịch bệnh COVID-19,
phí hoa hồng hợp tác bảo hiểm đã có sự giảm nhẹ 11,2% so với cùng kỳ đạt 827 tỷ đồng
trong năm 2020. Tuy nhiên cùng với sự phục hồi của nền kinh tế, Techcombank đã phối
hợp chặt chẽ với Manulife để cải thiện mơ hình hoạt động, cung cấp sản phẩm và năng
lực bán nhằm phục vụ khách hàng một cách tốt hơn. Ngân hàng đã đạt được những tín
hiệu bước đầu rất khả quan. Dịch vụ bảo hiểm tiếp tục cải thiện tốt với tăng trưởng doanh
thu khai thác mới (APE) năm 2021 đạt 80,5% và tăng trưởng phí đạt 76,2% so với cùng
kỳ.

- Dịch vụ thẻ và Dịch vụ thanh toán và tiền mặt

15


Trong năm 2019, Techcombank đã không ngừng đầu tư phát triển nền tảng số hóa
cho các dịch vụ thẻ, các kênh giao dịch thanh toán, chuyển tiền, đồng thời tiếp tục triển
khai các chương trình miễn phí cho các giao dịch trực tuyến, hoàn tiền cho các giao dịch
qua thẻ ghi nợ nhằm mang lại những trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng. Số lượng thẻ,
số lượng khách hàng cá nhân mới mỗi năm tăng lên gấp đôi trong 3 năm, đặc biệt là sự
tăng trưởng mạnh mẽ của số lượng khách hàng sử dụng (~3,5 lần) & khối lượng giao dịch
(~7,1 lần) qua kênh Ngân hàng điện tử thể hiện sự chuyển đổi rõ rệt trong thói quen của
người dân trong việc sử dụng các dịch vụ thanh toán qua Ngân hàng.
Tới năm 2020, Techcombank đã có thêm 1,1 triệu khách hàng mới, nâng tổng số
khách hàng mà Ngân hàng phục vụ lên 8,4 triệu. Ngân hàng đã tiến hành các biện pháp
an toàn để bảo vệ khách hàng và nhân viên, đồng thời vẫn duy trì hoạt động bình thường
của tất cả các chi nhánh, cây ATM. Khối lượng và giá trị giao dịch qua kênh điện tử của
khách hàng cá nhân trong năm 2020 lần lượt đạt 383 triệu giao dịch (tăng 108,8% so với
cùng kỳ năm ngoái) và 5,0 triệu tỷ (tăng 84,2% so với cùng kỳ năm ngoái).
Khối lượng và giá trị giao dịch qua kênh điện tử của khách hàng cá nhân trong quý
1 năm 2021 lần lượt đạt 136,9 triệu giao dịch (tăng 88,6% so với cùng kỳ năm ngoái) và
gần 2,0 triệu tỷ (tăng 101,8% so với cùng kỳ năm ngoái). Ngày 15/1/2021, Techcombank
ra mắt Titanium 1.0, sản phẩm bảo hiểm dành riêng cho khách hàng thu nhập khá và
khách hàng phổ thông.
III. GIẢI PHÁP ĐỂ CẢI THIỆN KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA
TECHCOMBANK
3.1 Nâng cao hiệu quả huy động nguồn vốn
Để huy động được nguồn vốn trong khách hàng thì trước hết ngân hàng cần tạo sự
tin tưởng và nâng cao hiểu biết của của khách hàng đối với hoạt động ngân hàng. Ngồi
tun truyền quảng cáo trên các thơng tin đại chúng cán bộ ngân hàng cần phải gần gũi,

giúp đỡ, tư vấn một cách trung thực, chân thành cho khách hàng trong việc tiết kiệm và
sử dụng tiền. Phải giải thích để khách hàng thấy được những lợi ích và sự an toàn khi gửi
tiền vào ngân hàng trước mắt cũng như lâu dài bở lẽ hầu hết khách hàng thường có thói
quen giữ tiền nhàn rỗi ở nhà hoặc mua vàng, ngoại tệ cất trữ. Do vậy, muốn hạn chế việc
để tiền ở nhà, ngân hàng cần tạo ra sự hấp dẫn cho khách hàng gửi tiền vào. Cụ thể như
sau:
Lãi suất tiền gửi: chính sách lãi suất tiền gửi tiết kiệm cũng như tiền gửi của các tổ
chức kinh tế, cá nhân cần phải phù hợp cho từng thời điểm, từng mục đích của khách
hàng.
Với khách hàng gửi tiền giao dịch, mục đích chủ yếu là tìm kiếm ngân hàng làm tốt
cơng tác giao dịch với họ, hoàn thiện các phương tiện giao dịch là điều cốt lõi thu hút họ.
Các dịch vụ thanh toán và ngân quỹ tại ngân hàng phải đạt được tính đa dạng so với nhu
cầu của người gửi tiền, chất lượng của dịch vụ thanh tốn, đạt được u cầu tính chính

16


xác và kịp thời. Đồng thời cần có sự ưu đãi về chi phí đối với những đơn vị có quan hệ
thanh tốn thường xun với ngân hàng.
Đa dạng hóa các loại hình huy động và kênh huy động để hấp dẫn khách hàng, tạo
sự tin tưởng và tâm lý an toàn cho khách hàng khi gửi tiền tại ngân hàng. Và lập kế hoạch
phát triển mạng lưới phù hợp, nghiên cứu thị trường và lựa chọn địa điểm mở thêm các
Phòng giao dịch để gia tăng số điểm giao dịch trên địa bàn từ đó huy động vốn nhàn rỗi
trong khách hàng.
Techcombank cần có biện pháp hiệu quả trong việc duy trì ổn định số lượng và tỷ
trọng nguồn vốn khơng kỳ hạn cũng như có kế hoạch cụ thể đối với việc sử dụng vốn để
đảm bảo việc đầu tư có lãi và an tồn thanh khoản.
3.2 Tăng thu nhập từ các hoạt động cho vay
Techcombank cần mở rộng tín dụng đối với nền kinh tế, đầu tư tín dụng phục vụ
tăng trưởng kinh tế, thực hiện nghiêm túc cơ chế tín dụng mới, thực hiện quy trình cho

vay chặt chẽ, nhằm đưa vốn tín dụng vào các khách hàng làm ăn có hiệu quả, góp phần
thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hố.
Đối với tín dụng nơng thơn và các làng nghề thủ công nghiệp, trước mắt
Techcombank cần cải tiến thủ tục cho vay và thời hạn cho vay phù hợp đáp ứng được
nhu cầu của các đối tượng vay vốn, đồng thời tăng trưởng và nâng cao hiệu quả tín dụng.
Techcombank cần thường xuyên kiểm tra theo dõi hoạt động sản xuất kinh doanh
của khách hàng để kịp thời phát hiện các dấu hiệu gây ảnh hưởng xấu đến kết quả hoạt
động kinh doanh của khách hàng và trực tiếp ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách
hàng từ đó đưa ra những định hướng, kiến nghị với lãnh đạo về việc xử lý nợ hoặc cơ cấu
khoản vay phù hợp với tình hình thực tế của khách hàng để đảm bảo khả năng thu hồi nợ
cho ngân hàng.
Ln ln cảnh báo các loại hình tội phạm ngân hàng, nâng cao đạo đức nghề
nghiệp đối với người lao động để phòng tránh rủi ro tiềm ẩn từ bên trong ngân hàng. Loại
rủi ro này thường rất nguy hiểm và khi phát sinh thương để lại hậu quả rất nghiêm trọng
và khó khắc phục, vì vậy cần ln đề cao cảnh giác
3.3 Tăng thu các dịch vụ khác
Hướng dẫn cho khách hàng tiếp cận các dịch vụ mới của ngân hàng nhằm giúp
khách hàng nhận biết các dịch vụ và sử dụng các dịch vụ của ngân hàng khi có nhu cầu.
Ngân hàng cần thực hiện tốt cơng tác chăm sóc khách hàng để giữ chân khách hàng cũ
như có những chính sách ưu đãi hơn đối với khách hàng lâu năm và thường xuyên của
ngân hàng, thường xuyên thăm hỏi và đặc biệt hơn nữa là công tác phục vụ tại nhà, phục
vụ trọn gói cho từng khách hàng
Tăng cường phát triển khách hàng mới để mở rộng mảng thanh toán quốc tế nhằm
tăng thu dịch vụ.Tiếp tục phát huy hơn nữa ưu thế các sản phẩm dịch vụ có thế mạnh như
chuyển tiền, bảo lãnh nội địa...Ưu tiên xét duyệt tín dụng cho khách hàng có sử dụng

17


nhiều sản phẩm, dịch vụ của chi nhánh như: Tiền gửi thanh tốn, tiết kiệm gửi góp, thẻ

ATM, bảo hiểm...
Techcombank cần rà sốt lại từng vị trí đặt máy xem có đảm bảo các yêu cầu hiệu
quả như: Thuận tiện cho khách hàng, có sức hút, tăng tối đa thời gian giao dịch, đảm bảo
an toàn, thống nhất đặc trưng trong thương hiệu thẻ và khai thác khả năng khai thác hình
ảnh.
Để khuyến khích khách hàng thanh tốn qua tài khoản cá nhân trong thời gian hiện
nay, ngân hàng nên giảm hoặc miễn phí hồn tồn, vì lợi nhuận của ngân hàng thu được
thông qua nguồn vốn trên tài khoản được sử dụng kinh doanh là rất lớn.

18


C. KẾT LUẬN
Qua việc phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của Techcombank giai đoạn 20192021, ta thấy các hệ số tài chính đều khá tốt, lợi luận có sự tăng trưởng qua các năm. Có
thể thấy, việc phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của cơng ty là rất quan trọng và
cần thiết. Thông qua việc phân tích kết quả hoạt động kinh doanh sẽ giúp cho doanh
nghiệp đánh giá được tình hình hoạt động kinh doanh của mình, xác định được nguyên
nhân, nguồn gốc của vấn đề phát sinh, phát hiện và khai thác những nguồn lực tiềm tàng,
đồng thời có thể có những biện pháp khắc phục những khó khăn.
Và những giai đoạn tiếp theo, Techcombank sẽ tiếp tục triển khai chương trình
chuyển đổi để làm sâu sắc thêm năng lực am hiểu khách hàng, trở thành một tổ chức có
hoạt động kinh doanh dựa trên nền tảng cơng nghệ, từng bước số hóa hệ thống vận hành
tập trung, đội ngũ nhân sự và hệ thống quản trị rủi ro vượt trội, qua đó, hiện thực hóa khát
vọng trở thành Ngân hàng số 1 Việt Nam, nơi khách hàng có thể đặt trọn niềm tin.

19


D. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Báo cáo tài chính của TCB năm 2019, 2020, 2021

2. Báo cáo thường niên TCB năm 2019, 2020
3. Vietstock

20


PHỤ LỤC
Bảng 1: Bảng cơ cấu tài sản của Techcombank năm 2019-2021
(Đơn vị: Triệu đồng)

2. Tiền
gửi tại
NHNN
3. Tiền,
vàng gửi
tại các
TCTD
khác và
cho vay
các TCTD
khác
5. Các
cơng cụ
tài chính
phái sinh
và các tài
sản tài
chính
khác
6. Cho

vay khách
hàng
7. Hoạt
động mua
nợ
Tổng tài
sản

Tỷ trọng so với tổng tài
sản
2019
2020
2021

2019
(1)

2020
(2)

2021
(3)

3.192.25
6

10.253.3
24

4.908.52

9

0,83%

2,08%

47.990.2
24

28.994.9
54

70.584.1
54

12,51%

5,87%

293.768

227.885.
283

275.310.
367

343.605.
581
133.418


383.699.
461

Thay đổi
(2) - (1)

(3) - (2)

0,86%

7.061.06
8

-5.344.795

12,41%

18.995.2
70

41.589.20
0

0,05%

59,39%

55,78%


60,41%

293.768

47.425.0
84

0,02%

68.295.21
4
133.418

493.602. 568.811.
109.903. 75.208.50
100%
100%
100%
933
435
472
2
Nguồn: Báo cáo tài chính của Techcombank giai đoạn 2019-2021

Bảng 2: Bảng cơ cấu nguồn vốn của Techcombank năm 2019-2021
(Đơn vị: Triệu đồng)
2019
(1)
1. Các
khoản nợ

Chính phủ
và NHNN

2020
(2)

Tỷ trọng so với tổng
nguồn vốn
2019
2020
2021

2021
(3)

0,0001
%

842

21

Thay đổi
(2) - (1)

(3) - (2)
842


2. Tiền

gửi và vay
các TCTD
khác
3. Tiền
gửi của
khách
hàng
4. Các
cơng cụ tài
chính phái
sinh và
các khoản
nợ tài
chính khác
5. Phát
hành giấy
tờ có giá
Tổng
nguồn
vốn

61.266.6
35

47.484.8
12

112.458.
691


15,56%

10,80%

231.296.
761

277.458.
651

314.752.
525

58,75%

63,12%

434.008

266.926

0,11%

0,06%

17.460.6
34

27.899.6
40


33.679.8
24

4,44%

6,35%

383.699.
461

439.602.
933

568.811.
435

100%

100%

19,77%

13.781.8
23

64.973.87
9

55,34%


46.161.8
90

37.293.87
4

-167.082

-266.926

5,92%

10.439.0
06

5.780,184

100%

109.903.
472

75.208.50
2

Nguồn: Báo cáo tài chính của Techcombank giai đoạn 2019-2021
Bảng 3: Bảng tính tốn thu nhập của Techcombank
Đơn vị: Triệu đồng
Năm

Nội
dung
Tổng
nhập

2019

thu 21.068.145

2020

2021

Tỷ trọng

27.042.526

Tỷ
trọng

37.076.325

Tỷ trọng

Thu nhập lãi 14.257.844
thuần

67,7%

18.751.209


69,3%

26.698.613

72,0%

Thu nhập từ 3.253.353
hoạt động
dịch vụ

15,4%

4.188.778

15,5%

6.382.240

17,2%

Thu nhập từ 104.581
hoạt động
kinh doanh
ngoại hối và
vàng

0,5%

745


0,003%

231.450

0,6%

22


Thu nhập từ 397.664
mua
bán
chứng
khoán kinh
doanh

1,9%

321.397

1,2%

152.305

0,4%

Thu nhập từ 1.243.759
mua bán
chứng

khoán đầu


5,9%

1.496.997

5,5%

1.804.408

4,9%

Thu nhập từ 1.806.728
hoạt động
khác

8,6%

2.279.209

8.4%

1.803.246

4,9%

LN
thuế


trước

12.838.268

15.800.296

23.238.293

Thu nhập từ
hoạt động
dịch vụ

3.253.353

4.188.778

6.382.240

Tỷ lệ thu
nhập từ hoạt
động dịch
vụ/
Tổng
thu nhập

15,4%

15,5%

17,2%


Tỷ lệ thu
nhập từ hoạt
động dịch
vụ/
LN
trước thuế

25,3%

26,5%

27,5%

Nguồn: Tính tốn từ số liệu trên Báo cáo tài chính của Techcombank, Vietstock

Bảng 4: Bảng tính tốn chi phí của Techcombank
Đơn vị: Triệu đồng
Năm
Nội dung

2019

2020

23

2021



Tổng chi
trả lãi

Tỷ trọng

39.248.278

Tỷ trọng

75.492.683

Tỷ trọng

Tổng chi 3.192.256
trả lãi cho
các
khoản
tiền gửi
của
khách

6%

10,253,324

26%

4,908,529

7%


Tổng chi 47.990.224
trả lãi cho
các
khoản
vay

94%

28.994.954

74%

70.584.154

93%

51.182,480

Tổng chi
phí
lãi
vốn huy
động

10.758.497

10.250.703

8,804,638


Tổng vốn
huy động

62.072.767

74.614.786

93.055.837

Lãi suất
bình quân
đầu vào

17,3%

13,7%

9,5%

Tổng chi
phí

7.312.509

8.631.195

11.173.346

Tổng tài

sản

383.699.461

439.602.933

568.811.435

Tổng thu
nhập

21.068.145

27.042.526

37.076.325

1,9%

2,0%

2,0%

Chỉ
số
chi phí/
Tài sản

24



Chỉ
số
chi phí/
Thu nhập

34,7%

31,9%

30,1%

Nguồn: Tính tốn từ số liệu trên Báo cáo tài chính của Techcombank, Vietstock
Bảng 5: Bảng số liệu kết quả kinh doanh của Techcombank giai đoạn 2019-2021
Đơn vị: tỷ đồng/ %
Tiêu chí

2019

2020

2021

12,838,268

15,800,296

23,238,376

LNST

= Tổng doanh thu –
(Tổng chi phí + Thuế phải nộp)

10,266,209

12,582,467

18,398,747

ROA
= Lợi nhuận sau thuế/Tổng tài
sản.

2.95

2.99

5.58

ROE
= Lợi nhuận sau thuế/Vốn chủ
sở hữu.

18.23

18.03

21.52

EPS

= (Thu nhập ròng - cổ tức cổ
phiếu ưu đãi) / lượng cổ phiếu
bình quân đang lưu thơng.

2,967.00

3,521.00

5,144.00

LN trước thuế
EBT= Tổng doanh thu – (Tổng
chi phí cố định + Tổng chi phí
phát sinh).

Nguồn: Tính tốn từ số liệu trên Báo cáo tài chính của Techcombank, Vietstock

25


×