Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

Bài tập lớn Cơ sở Văn hóa Việt Nam Đại học Mở Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (743.76 KB, 8 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI
***

BÀI TẬP LỚN
MÔN HỌC: CƠ SỞ VĂN HÓA VIỆT NAM
SINH VIÊN: LÊ VĂN TỜ
NGÀNH HỌC: NGÔN NGỮ ANH
LỚP: FXD115
Chủ đề: Sự tiếp xúc và giao lưu văn hóa Việt-Pháp (nêu khái qt và nêu
những thí dụ minh họa cụ thể trong các lãnh vực của đời sống).

HÀ NỘI, THÁNG 01/2022
1


BÀI LÀM
1. Khái quát về giao lưu văn hóa Việt-Pháp
Giao lưu văn hóa là vấn đề tất yếu của lịch sử bởi một dân tộc muốn
tồn tại và phát triển thì dân tộc đó khơng chỉ bó hẹp phạm vi của mình trong
lãnh thổ mà phải tiếp xúc và giao lưu với các nước trong khu vực và thế giới.
Chính vì vậy, việc giao lưu trong đó có giao lưu văn hóa là một vấn đề thiết
thực khơng chỉ với Việt Nam mà cả các nước khác nhau trên thế giới.
Lịch sử dân tộc đã chứng minh trong quá trình tồn tại và phát triển, văn
hóa Việt Nam khơng ngừng có sự tiếp biền và giao lưu văn hóa với các nước
trong khu vực và thế giới. Kết quả của sự giao lưu đã làm cho văn hóa Việt
Nam thêm đa dạng và phong phú, đó là việc tiếp nhận những giá trị văn hóa
mới bên cạnh những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc. Trong những
giá trị văn hóa mới đó khơng thể khơng kể đến kết quả của sự giao lưu với
phương Tây mà tiêu biểu phải kể đến sự giao lưu văn hóa Việt Nam với văn
hóa Pháp. Tuy nhiên, trước khi đi tìm hiểu về kết quả của sự giao lưu văn hóa
Việt Nam với văn hóa Pháp chúng ta cần hiểu giao lưu văn hóa là gì?


Khái niệm giao lưu văn hố là để chỉ một quy luật trong sự vận động và
phát triển văn hóa của các dân tộc. Đó là hiện tượng xảy ra khi những nhóm
người (cộng đồng, dân tộc) có văn hóa khác nhau giao lưu tiếp xúc với nhau
tạo nên sự biến đổi về văn hóa của một hoặc cả hai nhóm. Giao lưu văn hóa
tạo nên sự dung hợp, tổng hợp và tích hợp văn hóa ở các cộng đồng. Ở đó có
sự kết hợp giữa các yếu tố "nội sinh" với yếu tố "ngoại sinh" tạo nên sự phát
triển văn hóa phong phú, đa dạng và tiến bộ hơn. Giao lưu và tiếp biến văn
hóa là sự tiếp nhận văn hóa nước ngồi bởi dân tộc chủ thể. Q trình này
ln đặt mỗi dân tộc phải xử lý tốt mối quan hệ biện chứng giữa yếu tố "nội
sinh" và "ngoại sinh".
Trên cơ sở nội hàm của sự giao lưu văn hóa chúng ta đi vào xét q
trình giao lưu văn hóa Việt Nam với văn hóa Pháp. Tuy nhiên, để có cái nhìn
sâu sắc và tồn diện hơn về q trình giao lưu văn hóa Việt Pháp chúng ta cần
tìm hiểu xuất phát điểm của hai quốc gia trước khi q trình giao lưu văn hóa
diễn ra.
Đối với Việt Nam trước khi tiếp xúc với phương tây, Việt Nam đã có
một hệ tư tưởng riêng, mang hình thức Nho giáo song đã được Việt hóa đi để
trở thành văn hóa dân tộc. Văn hóa Việt Nam được thể hiện trên nhiều
phương diện khác nhau, trong các mối quan hệ khác nhau. Trước hết, thái độ
coi trọng gia đình, bà con, làng xóm, lấy quan hệ gia đình làm nền tảng cho
mọi quan hệ; thái độ bao dung về tín ngưỡng; coi trọng nhân cách hơn tài sản,
1


quyền lực.Thứ hai, lịng trung thành vơ hạn với tổ quốc. Tổ quốc này là của
toàn dân, do lịch sử xương máu của dân tộc tạo nên. Có thể nói đó là tinh thần
kiên định, bất khuất của dân tộc mà khơng phải dân tộc nào cũng có được.
Thứ ba, đầu óc thiết thực, tinh thần dũng cảm dám đạp bằng mọi khó khăn khi
giác ngộ. Chính vì vậy, mà những giá trị văn hóa khi du nhập vào Việt Nam
đã được người Việt nhanh chóng biến hóa trở thành văn hóa riêng cho dân

tộc. Như vậy, có thể thấy rằng trước khi tiếp xúc với văn hóa Pháp thì văn hóa
Vn có sự khác biệt hồn tồn vì xuất phát điểm của nước ta là văn hóa nơng
nghiệp, nó hình thành nên tư duy nơng nghiệp và nền tảng kinh tế này còn
ảnh hưởng đến nhiều mặt của xã hội trong đó có cả yếu tố văn hóa.
Trong khi đó, Pháp đang trên đà là một nước phát triển theo hướng
công nghiệp, xuất phát điểm không phải là văn hóa nơng nghiệp nên trong tư
duy và nhận thức của họ cũng khác hẳn với chúng ta. Nếu như quan hệ của
chúng ta được tạo dưng từ mối quan hệ cộng đồng thì pháp lại được tạo dựng
từ quan hệ cá nhân, coi trong tính cá nhân, do đó trong bản thân văn hóa tính
cứng rắn và ngun tắc là một trong những vấn đề đặc trưng của văn hóa
Pháp. Một đất nước khi mà hoạt động kinh tế đang phát triển thì rất cần đến
yếu tố thị trường trong việc cung cấp nguyên liệu và tiêu thụ sản phẩm. Chính
vì vậy, pháp đã đẩy mạnh cơng cuộc khai thác thuộc địa với các nước trong đó
có Việt Nam. Chính sách khai thác thuộc địa của Pháp đối với Việt Nam
được thực hiện trên các mặt như; kinh tế, chính trị, văn hóa. Với chính sách
đó vơ hình chung đã đẩy q trình giao lưu văn hóa Việt- Pháp diễn ra, nhưng
cái gốc của nó khơng phải là giao lưu văn hóa tự nguyện mà là q trình giao
lưu văn hóa cưỡng bức. Vậy kết quả của sự giao lưu văn hóa đó diễn ra như
thế nào chúng ta cùng đi vào phân tích và tìm hiểu:
2. Kết quả của q trình giao lưu văn hóa Việt- Pháp
2.1. Về mặt văn hóa vật chất:
Ngay từ đầu, người Pháp đã triển khai phát triển đô thị, công nghiệp
và giao thông. Đương nhiên là với mục đích rất rõ ràng là khai thác thuôc
địa.
- Trong lĩnh vực đô thị:
Từ cuối thế kỷ XIX, đơ thị Việt Nam từ mơ hình cổ truyền với chức
năng trung tâm chính trị đã chuyển theo mơ hình đơ thị cơng nghiệp thương nghiệp chú trọng chức năng kinh tế. Nhiều nhà máy, xí nghiệp hình
thành trong các đơ thị, Ở đơ thị lớn hình thành một tầng lớp tư sản dân tộc;
Các trường trung học và đại học cũng ra đời trong các đô thị. Nhiều đô thị và
thị trấn nhỏ cũng dần dần phát triển.

2


Xuất hiện các kiến trúc đô thị kết hợp khá tài tình phong cách phương
Tây với tính cách dân tộc, phù hợp với điều kiện thiên nhiên Việt Nam, chẳng
hạn, các tồ nhà của Trường Đại học Đơng Dương, Bộ Ngoại giao, Trường
Viễn Đơng Bác cổ ….

Cơng trình được xây dựng dưới thời Pháp thuộc

- Về công nghệp:
Nhiều ngành công nghiệp khác nhau ra đời như khai mỏ, chế biến
nông lâm sản, công nghiệp thực phẩm… làm cho bộ mặt kinh tế Việt Nam
trước đây chủ yếu là nông nghiệp thì bây giờ có thêm các ngành khác.
Truyền thống lâu đời của dân Việt Nam là nông nghiệp trồng luá nước, đến
nay xuất hiện các loại cây công nghiệp từ nước ngoài mang vào như cao
su… phát triển một số cây cơng nghiệp trong nước: đay, cói, đậu lấy dầu…
- Về giao thông:
Hàng chục vạn dân đinh đã được huy động xây dựng hệ thống đường
bộ, đường sắt, sân bay, bến cảng... Những con đường xuyên rừng núi, đến các
đồn điền hầm mỏ. Tồn bộ Đơng Dương khơng nơi nào khơng có đường giao
thơng nếu ở đó có những tài nguyên quý giá. Cuộc khai thác thuộc địa lần
thứ nhât đã tạo ra những con đường liên tỉnh dài tới 20 ngàn Km. Đường
thuỷ, nhất là ở Nam bộ được tu bổ, khai thông tới năm 1914 tổng số độ dài
đường thuỷ đã tới 1745 Km. Hệ thống đường sắt hoàn thành với chiều dài
2059 Km được đưa vào sử dụng vào năm 1936. Những phương tiện giao
thông hiện đại đang từng bước thay thế các phương tiện giao thông truyền
3



thống của Việt Nam. Nhiều chiếc cầu sắt hiện đại, rất dài cũng được bắc qua
những con sông lớn ở nước ta như Cầu Long Biên.
Hệ thống đường sá và đơ thị phát triển tạo cho diện mạo văn hố vật
chất giai đoạn nầy có những khác biệt so với các giai đoạn trước.

Cầu Long Biên được xây dưới thời Pháp thuộc

2.2. Trên phương diện văn hóa tinh thần
- Tiếp thu lối sống, nếp sống mới; đó là việc hình thành nhu cầu và nếp
sinh hoạt tinh thần mới như: xem phim, xem kịch, xem xiếc trong các nhà hát,
rạp chếu phim. Tầng lớp công chức, tri thức, thanh thiếu niên, học sinh, sinh
viên tham gia các hoạt động nghệ thuật, một số người thích nói tiếng tây dùng
tiếng tây để tỏ ra thức thời và sang trọng. Trang phục các nhân nhất là ở thành
thị việc ăn mặc theo phong cách tây việc xuất hiện những bộ véc và những
chiếc váy đầm; rồi đến cách xưng hô, ứng xử trong gia đình cũng có sự thay
đổi như bố mẹ thì gọi là cậu mợ, bạn bè gọi là toa, bề trên thì gọi là
ngài..Cưới xin được tổ chức ở nhà thờ…
- Tiếp thu nền giáo dục mới, người Việt trong giai đoạn này không chối
từ nền giáo dục tiên tiến từ bên ngoài đưa vào nước ta. Với phong trào duy
tân, người Việt tổ chức mạng lưới trường dân lập rộng khắp, mở cuộc vận
động Đông Du sang Nhật Bản, mở các trường cho phụ nữ như trường Hoài
Đức, trường Đồng Khánh..
4


- Tiếp thu chữ quốc ngữ La Tinh, chữ này ban đầu do các giáo sỹ
phương tây sáng taoj ra và vận dụng trong các nhà thờ Gia tô giáo để dịch
Kinh Thánh và giảng đạo cho các giáo dân người VN. Đến năm 1651 giáo sỹ
A lếch xăng đơ rốt đã kế thừa và xây dựng cuốn từ điển Việt - Bồ - La Tinh.
Sau khi chiếm được nước ta, người pháp đã thấy sự tiện lợi của chữ Quốc

Ngữ nên đã làm giảm đi sự ảnh hưởng của chữ Nho bằng cách đưa chữ quốc
ngữ vào trường học, mặc dù ban đầu chúng ta có sự bài trừ chữ quốc ngữ
nhưng với sự tiện lợi của nó chữ quốc ngữ đa tồn tại trong lòng xã hội Việt
Nam cho đến nay.
- Tiếp thu nền văn chương mới
Người Việt tiếp xúc với nền văn chương bác học của phương tây và
Pháp thông qua nhiều kênh khác nhau. Bước đầu là đọc, dịch, giới thiệu văn
chương của phương tây vào Việt Nam, sau đó người Việt đã bắt chước và
sáng tạo văn chương theo cách thức phương tây. Sang thế kỷ XX, xu hướng
sáng tác mới được khẳng định như Phạm duy Tốn với tác phẩm Sống chết
mặc bay..
- Tiếp thu loại hình nghệ thuật
Kịch là loại hình sân khấu mới; lúc đầu là việc dịch các kịch bản của
người pháp để đọc. Sau đó các đồn kịch của Việt Nam xuất hiện diễn với các
vở của tây, dần dần chúng ta đã viết các kịch bản về con người- xã hội VN
cho đoàn kịch VN diễn như tác giả Vũ Đình Long có vở. Các thể loại sân
khấu dân tộc có sự đổi mới: chèo truyền thống được Nguyễn Đình Nghị đưa
từ sân đình lên sân khấu. Tuồng cũng có sự thay đổi về nội dung phản ánh
cuộc sống hiện thực “tuồng tiểu thuyết”, sân khấu được trang trí, quần áo
phục trang. Đặc biệt sân khấu cải lương xuất hiện: kết hợp nghệ thuật ca Nam
Bộ, hát Quảng, hát Triều của Trung Hoa, vũ điệu chăm pa và bài bản của kịch
phương Tây. Ẩm nhạc người P đem nền âm nhạc phương tây vào VN bằng
nhiều con đường: dạy và hát Thánh ca ở các nhà thờ cơ đốc giáo. Người P
cũng đưa các dàn nhạc, các nghệ sĩ sang Hà Nội, Sài Gòn để biểu diễn cho
người pháp và người bản xứ, việc dạy nhạc ở các trường học…với những biện
pháp trên ban đầu chúng ta phổ lời cho cá bản nhạc tây “lời ta điệu Tây” để
hát, bắt chước người tây sáng tác âm nhạc mang chủ đề, tư tưởng, tâm hồn
Việt, thức tỉnh tinh thần dân tộc. Nội dung phát triển phong phú chia thành ba
dòng nhạc: ca khúc lãng mạn, ca khúc yêu nước, ca khúc cách mạng…


5


Nhà hát lớn Hà Nội

- Tiếp thu báo chí, xuất bản
Tờ báo đầu tiên người Pháp xuất bản ở nước ta là tờ công báo bằng
tiếng Pháp (1862) của Bộ Viễn chinh Nam Kỳ để công bố các mệnh lệnh và
tin tức. Sau đó ba năm người P cho Trương Vĩnh Ký ra tờ báo chữ quốc ngữ
(1865) của người Việt, tờ Gia Định báo (15/4/1865). Mục đích cảu tở báo là
phổ biến trong nhân dân những biện pháo để ái biến nông nghiệp và tiến bộ
trong nông thôn… Trên cơ sở đó báo chí phát triển nhanh chóng bằng các thứ
tiếng: Việt- hoa- pháp của nhiều tổ chức xã hội và cá nhân.
- Xuất bản và in ấn; người P đưa máy in vào nước ta từ năm 1862 đến
năm 1876 xuất hiện tập bút ký Chuyến đi thăm bắc kỳ của Trương Vĩnh Ký..
Tóm lại, việc tiếp thu báo chí, xuất bản của phương tây và pháp ở nước ta
đem lại cho xã hội một phương tiện thông tin mới mẻ, một phương tiện truyền
bá văn hóa, sinh hoạt và đấu tranh tư tưởng hết sức quan trọng.
- Tiếp xúc với công giáo
Công giáo (đạo gia tô hau thiên chúa giáo) vào Vn từ năm 1533 thời
vua Lê Trang Tông ở Nam Cường, Nam Định. Tuy nhiên, khi pháp thống trị
Việt Nam, thiên chúa giáo có cơ hội phát triển mạnh mẹ họ truyền giáo rộng
rãi khắp cả nước (có đến 300.000 conn chiên, nhà thờ được xây dựng khắp
mọi nơi, các tổ chức giáo hội ra đời. Trên thực tế Thiên chúa giáo đã góp phần
vào sự biến đổi văn hóa Việt Nam ở nhiều phương diện: về ngơn ngữ đó là sự
6


ra đời của chữ Quốc ngữ La Tinh; về âm nhạc các nhà thờ thiên chúa giáo dạy
âm nhạc để phụ vụ các hoạt động tôn giáo dần dần được người Việt tiếp thu.

Về hội họa, điêu khắc: các tranh ảnh, tượng chúa và các thánh cũng được đưa
vào Việt Nam và dạy cho người VN biết vẽ tranh, tạc tượng. Về kiến trúc nhà
thờ được các giáo sỹ đưa vào VN, xây dựng theo kiến trúc phương tây..về lễ
hội các lễ hội của thiên chúa giáo tiến hành như lễ Nô en, lễ phục sinh đã làm
phong phú hơn đời sống tinh thần của người dân VN..
Như vậy, sự giao lưu tiếp biến văn hóa Việt-Pháp đã diễn ra trước và
sau khi người Pháp thống trị Vn gần bốn thế kỷ, song tập trung nhất là vào
đầu thế kỷ XX. Có thể nói trong vịng 3-4 thế kỷ q trình giao lưu ấy đã làm
cho văn hóa VN có nhiều biến đổi sâu sắc trên các phương diện khác nhau.
Với kết quả của sự giao lưu văn hóa đã đưa văn hóa VN từ nền văn hóa nơng
nghiệp-nơng thơn-nơng dân chuyển sang nền văn hóa cơng nghiệp-thành thịthị dân và đưa văn hóa Việt Nam nhanh chóng hội nhập phát triển cùng với
văn hóa nhân loại./.

7



×