Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (80.72 KB, 3 trang )
Các mô hình nuôi cá chẽm: Nuôi cá chẽm trong lồng -
Nuôi ao
1. Nuôi cá chẽm trong lồng
Nuôi cá chẽm trong lồng đang được phát triển ở nhiều nước như Thái lan,
Indonesia, philippines, Hồng kông và Singapore. Các thành công của việc
nuôi cá chẽm trong lồng trên biển và trên sông đã có ý nghĩa cho việc phát
triển của nghề nầy.
a. Chọn ví trí nuôi lồng
Trong nuôi cá lồng, do chất lượng nước không thể kiểm soát được như
trong các thủy vực ao, đầm mà tùy thuộc hoàn toàn vào tự nhiên, vì thế
chọn lựa vị trí thích hợp sẽ có ảnh hưởng quyết định đến sự thành công
của nghề nuôi. Thông thường, tiêu chuẩn lựa chọn vị trí nuôi được phân
thành 3 nhóm yếu tố chính: (i) nhóm các yếu tố liên quan đến sự sống của
cá nuôi như nhiệt độ, độ mặn, mức độ nhiễm bẩn, vật chất lơ lửng, nở hoa
của tảo, sinh vật gây bệnh trao đổi nước, dòng chảy, khả năng làm bẩn
lồng; (ii) nhóm các yếu tố về độ sâu, chất đáy, giá thể ; và (iii) nhóm các
yếu về điều kiện thành lập trại nuôi như phương tiện, an ninh, kinh tế - xã
hội, luật lệ
Một vị trí tốt cho việc nuôi lồng cá biển là cần thiết có:
Độ sâu phải bảo đảm đáy lồng cách đáy biển ít nhất 2-3m. ít sóng to, gió
lớn (tránh nơi sóng > 2 m) và tốc độ dòng chảy nhỏ (dưới 1 m/giây) nếu
không sẽ làm hư hỏng lồng, trôi thức ăn, làm cho cá hoạt động yếu gây
chậm lớn và sinh bệnh.
Tránh nơi nước chảy quá yếu hay nước đứng (tốc độ chảy thích hợp từ
0,2-0,6 m/giây) mà có thể dẫn đến cá chết do thiếu oxy, thức ăn thừa, mùn
bã cũng tích lũy ở đáy lồng gây ô nhiễm.
Đảm bảo hàm lượng oxy từ 4-6 mg/lít, nhiệt độ 25-30 oC, độ mặn từ 27-
33%o. Cần tránh xa những nơi gây ô nhiễm dầu, ô nhiễm chất thi công
nghiệp, nước thải sinh hoạt, và tàu bè. Nơi có thể xảy ra hồng triều.
b. Thiết kế và xây dựng lồng
Thông thường một dàn lồng có kích cỡ 6 x 6 x 3 m và được thiết kế thành