Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Tài liệu Các phương pháp nuôi hàu pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (118.74 KB, 3 trang )

Các phương pháp nuôi hàu

Nguồn: khuyennongvn.gov.vn
Nuôi hàu ở Việt Nam trước đây chủ yếu sử dụng phương pháp nuôi đá, cọc tre,
ngói mái là chính. Ngày nay, phương pháp nuôi đã được cải tiến, từ công nghệ
nuôi bãi, trở thành công nghệ nuôi giàn treo, nuôi bè, nuôi cọc xi măng là chính.
Sau đây là một số phương pháp nuôi hàu phổ biến tại Việt Nam.

Nuôi hàu bằng đá vùng cửa sông

Phương pháp nuôi này phụ thuộc con giống tự nhiên, chi phí xây dựng cơ bản
thấp, chi phí sản xuất hạn chế, nhưng hiệu quả tương đối cao. Có rất nhiều loại đá
khác nhau để làm vật bám tùy thuộc vào từng địa phương như đá vôi làm vật bám
rất tốt, đá cuội, đá san hô… Kích cỡ đá trung bình 2-4 kg/hòn và dao động từ 1-10
kg/hòn. Đá được chuyên chở bằng thuyền hoặc ghe rải đều trên bãi có hàu giống
xuất hiện. Năng suất đạt 0,5-1,5 kg hàu nguyên con/hòn đá.

Nuôi hàu bằng cọc

Nguyên vật liệu làm cọc chủ yếu đúc bằng xi măng, cọc gỗ, cọc tràm, cọc tre…
được cắm thành từng hàng vùng cửa sông hay trên vùng triều. Cọc có chiều dài
2m (chiều dài hữu dụng khoảng 1 – 1,5m). Loại hình này nuôi chủ yếu ở vùng
đầm phá thuộc khu vực miền Trung như đầm Lăng Cô - Thừa Thiên Huế, hay khu
vực huyện Cần Giờ - TP Hồ Chí Minh. Năng suất nuôi khoảng 2-6 kg hàu nguyên
con/cọc.

Nuôi hàu bằng lốp cao su

Nguyên liệu làm vật bám cho hàu là các giá thể bằng lốp ô tô, xe máy, xe đạp đã
qua sử dụng, cho xuống các vùng ao đầm tự nhiên, khu vực đầm phá nơi có dòng
nước thủy triều kém để thu giống tự nhiên và sử dụng nó làm giá thể cho hàu nuôi


lớn đến lúc đạt kích cỡ hàu thương phẩm. Phương pháp nuôi này chủ yếu ở khu
vực Cần Giờ - TP Hồ Chí Minh, các đầm phá thuộc ven biển miền Trung.

Nuôi hàu bằng giàn

Nguyên vật liệu làm giàn là các cọc hình trụ đúc xi măng với chiều dài trung bình
khoảng 1,2 - 1,8m, chiều rộng bề mặt khoảng 0,1m. Trọng tâm của mỗi trụ có một
thanh sắt và trên đầu mỗi trụ có lỗ để xâu dây treo vào giàn và các giàn treo được
cấu tạo bởi các thanh gỗ cứng đóng thành giàn hình chữ nhật hay hình vuông với
chiều dài mỗi giàn trung bình 6,5-7,5 m, giàn bé thường có kích cỡ 4-5 m và giàn
lớn có chiều dài 9-10 m, chiều cao mỗi giàn khoảng 5-6 m được chôn sâu từ 1 -2
m (vì khu vực nuôi thường có nền đáy bùn). Mỗi giàn được đặt cách mặt nước 0,5
cm lúc triều xuống. Do đó hàu nuôi luôn chìm sâu trong nước. Lồng nhỏ treo từ 32
- 40 trụ xi măng, lồng lớn có thể treo khoảng 200 trụ. Sản lượng nuôi khoảng 2 - 6
tấn hàu nguyên con/giàn. Phương pháp nuôi này phổ biến ở đầm Lăng Cô - Thừa
Thiên Huế.

Nuôi hàu trong các lồng treo trên giàn

Cấu tạo giàn nuôi tương tự như giàn nuôi trên các cọc đúc xi măng. Hàu giống thu
từ tự nhiên cho vào các lồng lưới có đường kính miệng lồng và đường kính đáy từ
0,4 – 0,5 m, chiều dài mỗi lồng khoảng 0,4m, kích cỡ mắt lưới 2a = 2 cm. Mỗi
một lồng nuôi thả mật độ hàu giống trung bình khoảng 5 kg hàu, kích cỡ giống
khoảng 3- 4 cm. Sau thời gian nuôi khoảng 5 tháng đạt năng suất trung bình 15 kg
hàu thương phẩm/lồng. Như vậy là bằng phương pháp nuôi này chỉ sau 5 tháng
nuôi hàu đạt sinh trưởng tăng gấp 3 lần. Phương pháp nuôi này chủ yếu tập trung
từ Thừa Thiên Huế trở vào đến TP Hồ Chí Minh, đặc biệt các vùng nuôi thuộc
đầm Lăng Cô.

×