Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (97.81 KB, 3 trang )
CHIA SẺ KINH NGHIỆM HỌC TIẾNG ANH
1. Chọn một người hướng dẫn chuẩn.
2. Từ vựng: là gốc gác để phát triển các kỹ năng nghe, nói, đọc,
viết, dịch về sau. Nên phải học kỹ ngay từ đầu.
+ Luyện viết: tập viết nhiều dòng hàng ngày (ít nhất mỗi từ
5 dòng) để nhớ chính tả.
+ Luyện âm: vừa viết tập - vừa phát âm những từ đang viết và
nghĩ về ý nghĩa, ngữ cảnh trong bài của từ đó. Lưu ý đến phần luyện
âm, phải chuẩn. Nếu sai, chúng ta sẽ không nói chuẩn và nghe
chuẩn trong tương lai.
+ Đặt câu: tập đặt câu, càng nhiều càng tốt với những từ mới theo
những ngữ cảnh tương tự trong bài. Nhờ người hướng dẫn chỉnh
sửa luôn. Đừng sợ sai. Nếu chúng ta đặt câu nhiều và được sửa
chữa, vốn từ chúng ta mới phát triển và không sợ bị quên. (Từ sống -
không chết: Trong đó từ được ví như hạt giống và văn cảnh như môi
trường sống - đất và nước).
3. Ngữ pháp:
- Có vở ngữ pháp riêng và ghi chú những hiện tượng ngữ pháp
theo sơ đồ dễ hiểu, dễ học, dễ nhớ và lâu quên.
- Tự đặt câu theo những cấu trúc ngữ pháp và y/c Gv hướng dẫn
sửa.
- Tham khảo và làm bài tập ngữ pháp trong Practical Grammar
(trình độ sơ - trung cấp; luyện thi đại học ); trong University
Grammar, TOEFL, IELTS (trình độ nâng cao).
5. Luyện đọc:
Đọc những đoạn tin, bài đọc ngắn hàng ngày. Đọc to, rõ. Ngừng nghỉ
đúng nhịp. Trong giai đoạn đầu, không cần đọc nhanh. Hãy tăng tốc
độ dần dần. Nhưng sau khi đã ở trình độ trung, cao cấp thì bắt buộc
phải chú ý đến trọng âm, ngữ điệu và nhịp điệu. Trong một câu cần
chú ý đến những điểm nhấn trọng âm chính. Đọc chuẩn sẽ giúp
chúng ta rất nhiều trong việc nghe chuẩn theo băng hoặc đối thoại