Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Tài liệu Chia sẻ kinh nghiệm mở quán cafe docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (207.77 KB, 2 trang )

Chia sẻ kinh nghiệm mở quán cafe
Thứ nhất bạn cần phải lập một bảng tính toán về chi phí.
Chi phí cố định: Tiền thuê mặt bằng kinh doanh, tiền mua sắm trang thiết bị, phí đăng kí kinh doanh, tranh trí, biển bảng, chi phí cho
marketing, quảng cáo, chi phí nguyên liệu trong thời gian đầu, chi phí đột xuất
Thứ hai
chi phí hàng tháng: tiền thuê nhân công, điện, nước, thuế, các khoản phải đóng góp khác, quảng cáo, v.v...
Thứ ba: vốn lưu động > chi phí hàng tháng
Vốn dự phòng rủi ro: xác định cửa hàng bạn có thể tồn tại trong bao lâu.
Thứ tư: dự kiến doanh thu
Xác định lượng khách trung bình một ngày, giá cả trung bình một sản phẩm hay lượng tiền khách hàng sẽ tiêu khi vào cửa hàng. Có
thể lập bảng dự kiến riêng cho tuần để sát thực bởi lượng khách cuối tuần thường đông hơn, ngoài ra nhớ chú ý giờ cao điểm bán
hàng. Từ đó xác định được doanh thu theo tháng rồi trừ đi chi phí cố định trừ tiếp tiền tái đầu tư cho nguyên liệu bạn còn lợi nhuận.
thứ năm
Lập tiếp bảng cân đối lợi nhuận và vốn lưu động để xác định được điểm hòa vốn, điểm thu lợi nhuận của cửa hàng. Điểm hòa vốn
đồng nghĩa với thời gian thu hồi vốn.
Nên nhớ đây chỉ là dự kiến nên bạn có thể lập nhiều bảng và so sánh với số vốn có thể huy động để xác định quy mô của cửa hàng.
Huy động vốn thì có nhiều phương thức khác nhau: như vay, hợp tác, mỗi phương thức có những ưu nhược điểm riêng tùy bạn lựa
cọn và cân nhắc phương thức nào hợp lí và khả quan nhất đối với bản thân.
Thứ 6 lập kế hoạch kinh doanh.
Việc này phức tạp và nhiều vấn đề tuy nhiên nếu mô hình của bạn nhỏ thì có thể chỉ cần tập trung vào một số vấn đề chính
Mở quán cafe không thành vấn đề nhưng vấn đề là mở ra để làm gì, mọi khó khăn thuận lợi khi mở như thế nào: cần khảo sát kĩ
càng số liệu về đối tượng khách hàng khu vực định mở, số lượng các đối thủ cạnh tranh cùng ngành là các quán cafe và quán giải
khát, năng lực của các quán và lưu lượng khách của từng quán....nếu đã có đủ số liệu sẽ kết luận có tiềm năng để làm hay không,
nếu làm thì đầu tư vốn ở mức độ nào để có thể cạnh tranh với các đối thủ đi trước. Các kế hoạch marketing và chiến lược kinh
doanh, cuối cùng mới tính đến phong cách quán, điều này tất yếu là phải tốt rồi. Có nhiều phong cách lựa chọn tuy theo đối tượng
khách hàng: lịch sự, sang trọng chuyên nghiệp hay ấm cúng, dân dã, phong cách lạ....
Sau khi lập bản kế hoạch kinh doanh giải quyết được tất cả các khâu đề ra thì bắt đầu tiến hành.
Bước 7 triển khai kế hoạch.

×