Lộ trình nâng cao uy tín trong công việc
Đến cơ quan sớm, vạch ra những ưu tiên, nhanh trí trong công việc, giữ thái độ tích cực, và
thường xuyên tự kiểm soát hành vi là những bước mà bạn cần thực hiện để nâng cao uy tín ở
công sở.
Bạn cảm thấy như trút được một gánh nặng lớn sau khi tìm được một công việc. Tuy nhiên,
sự nghiệp của bạn từ đây lại phụ thuộc nhiều vào cách bạn duy trì và kiểm soát uy tín của bạn
ra sao.
Khởi đầu một công việc mới bao giờ cũng khó khăn và đôi lúc, bạn có thể mắc sai lầm dẫn tới
làm chệch hướng đi sự nghiệp của bạn. Uy tín là một trong những tài sản quan trọng nhất của
bạn nên đừng bao giờ để những sai lầm trong công việc phá hỏng giấc mơ sự nghiệp.
Bà Emily Bennington, một chuyên gia tư vấn về nghề nghiệp, tác giả của nhiều cuốn sách về
nghề nghiệp, đã đưa ra 5 bước cần thiết để giúp ban cải thiện uy tín ở nơi làm việc:
1. Đi làm sớm
Theo chuyên gia Bennington, hầu hết các đồng nghiệp đều không còn ở lại cơ quan đến quá
muộn để xem xem ai về sau cùng nhưng ai đến sớm mỗi ngày lại là việc mà mọi người đều
biết.
Đi làm sớm không chỉ giúp bạn gây ấn tượng tốt, mà còn giúp bạn tránh được tình trạng cập
rập. Khi bạn bước chân vào một văn phòng yên tĩnh mà lý tưởng nhất là đến trước cả sếp, bạn
sẽ có cơ hội lên kế hoạch cho một ngày làm việc thành công và hiệu quả. Đừng ngại thi
thoảng đi một vòng quanh văn phòng vào sáng sớm để mọi người biết bạn là một người tích
cực và khởi động công việc sớm hơn những người khác. Bạn có thể ngạc nhiên với ấn tượng
mà mình tạo ra đấy!
2. Vạch ra những ưu tiên
Bà Bennington đưa ra lời khuyên, hãy giữ một cuốn sổ và mỗi ngày hãy viết ra 5 ưu tiên hàng
đầu của bạn.
Thông thường, nơi làm việc rất bận rộn nên hầu như không ai nhận ra ưu tiên của mình là gì.
Nếu bạn tập trung được vào việc quan trọng nhất thì sẽ có sự khác biệt trong hiệu quả công
việc và cách đồng nghiệp nhìn nhận bạn. Nếu bạn không chắc đâu là việc quan trọng nhất,
đừng ngại tới hỏi sếp.
3. Nhanh trí trong công việc
Nếu bạn mất kiểm soát bản thân và “có tiếng” là không tập trung trong công việc thì cách tốt
nhất bạn có thể làm tập trung cao độ vào công việc. “Hãy theo dõi các chi tiết để biết rõ mọi
chuyện để phòng khi cấp trên hỏi”, chuyên gia Bennington khuyến nghị.
“Khi có thể, hãy cung cấp thêm cả những thông tin xa hơn. Chẳng hạn, nếu ai đó để nghị bạn
thu thập thông tin để tổ chức một sự kiện, thì đừng chỉ cung cấp mỗi thông tin đó mà cần có
thêm những thông tin bổ sung. Giải sử bạn thu thập danh sách các địa chỉ có thể đi thăm
quan, hãy gọi điện đến những nơi đó để kiểm tra giá cả, tình trạng phòng ở… Hãy ghi điểm
bằng cách nghĩ về bước tiếp theo và nỗ lực đáp ứng các kỳ vọng, ngay cả trước khi một ai đề
nghị bạn làm việc gì đó”.
Khi làm vậy, bạn sẽ trở thành một người nhanh trí trong mắt đồng nghiệp, và rất có thể sẽ
được giao phó những nhiệm vụ quan trọng sau này.
4. Giữ thái độ tích cực
Đừng bao giờ để người khác biết là bạn đang giận dữ. Theo chuyên gia Bennington, hãy đưa
ra những câu hỏi để làm rõ những gì mà bạn chưa hiểu nhưng giữ thái độ tích cực. Khi uy tín
của bạn bị suy giảm ở công ty thì đó thường là kết quả của sự giao tiếp tồi.
“Nếu ý tưởng của bạn được áp dụng nhưng bạn mất niềm tin của đồng nghiệp thì bạn có thể
chỉ giành thắng lợi trong ngắn hạn mà thất bại trong dài hạn”, chuyên gia Bennington nói.
5. Kiểm soát hành vi
Luôn nhớ rằng, đồng nghiệp sẽ đánh giá bạn dựa trên hành động của bạn. “Hãy kiểm soát
hành vi của mình nhiều lần trong ngày. Thường xuyên dừng lại và tự hỏi xem thái độ của
mình lúc này là như thế nào, liệu mình có đang thể hiện sự sáng tạo không, có làm việc năng
suất tới mức có thể không…”
Tuy nhiên, cũng đừng khắc nghiệt với bản thân nếu bạn mắc lỗi nào đó. Điều quan trọng là
bạn đứng ra giải quyết sai lầm đó. Hành vi và thái độ của bạn có ảnh hưởng trực tiếp tới cách
đồng nghiệp nhìn nhận bạn và sự nhìn nhận đó sẽ giúp ích hoặc làm hại bạn khi đến lúc xét
thăng chức hoặc tìm một cơ hội mới.