Tải bản đầy đủ (.doc) (63 trang)

Tài liệu Luận văn Hiện trạng rác và tình hình quản lí rác ở Tp. Cần Thơ. Và đề xuất mô hình xử lý cho Tp. Cần Thơ doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.08 MB, 63 trang )

BÀI BÁO CÁO TỐT NGHIỆP
Luận văn
Hiện trạng rác và tình hình quản lí
rác ở Tp. Cần Thơ. Và đề xuất mô
hình xử lý cho Tp. Cần Thơ


SVTH: Võ Nhật Trường 1
BÀI BÁO CÁO TỐT NGHIỆP
PHẦN MỞ ĐẦU
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Hiện nay, nước ta đang phấn đấu cơ bản đến năm 2020 trở thành nước công
nghiệp. Do vậy, nước ta sẽ không ngừng đẩy nhanh tốc độ đô thị hóa, công nghiệp hóa –
hiện đại hóa về mọi mặt nhằm để phục vụ cho đời sống xã hội và thúc đẩy phát triển nền
kinh tế trong nước và hội nhập với nền kinh tế thế giới. Thông qua đó nước ta sẽ cơ hội
để tiếp cận với hàng loạt máy móc kỹ thuật và trang thiết bị hiện đại nhằm để giảm bớt
sức lao động cho con người và tạo ra nhiều hàng hóa sản phẩm với số lượng ngày càng
tăng, chủng loại ngày càng đa dạng nhằm để thỏa mãn nhu cầu đời sống cho con người,
nhưng khi các sản phẩm hàng hóa này không còn hữu dụng với người sở hữu nữa nó sẽ
bị bỏ đi và trở thành rác thải sẽ góp phần vào việc gây ra ô nhiễm môi trường.
Cùng với xu hướng phát triển của đất nước, những năm qua thành phố Cần Thơ đã
khẳng định vai trò của mình là thành phố trung tâm của đồng bằng sông Cửu Long
(ĐBSCL) và được Thủ tướng Chính phủ ra quyết định công nhận là đô thị loại 1 ngày 24
tháng 6 năm 2009. Với vị trí thuận lợi và tiềm năng dồi dào thành phố đã không ngừng
đẩy nhanh tốc độ phát triển về kinh tế, hoạt động sản xuất, kinh doanh, thương mại, đô
thị hóa nhằm để nâng cao đời sống và vật chất tinh thần cho người dân trong khu vực.
Nhưng song song với tốc độ phát triển của thành phố thì vấn nạn ô nhiễm môi
trường cũng xãy ra và trở thành một bài toán nan giải cho thành phố. Trong đó, vấn đề về
ô nhiễm rác thải cũng là một trong những vấn đề quan tâm đặc biệt của thành phố trong
việc khắc phục và hạn chế ô nhiễm môi trường, nhưng vấn đề giải quyết về rác thải của
thành phố còn hạn chế như thiếu các phương tiện và trang thiết bị phục vụ, số lượng công


nhân thu gom, chưa đầu tư đúng mức cho việc xử lý rác… Nếu rác thải không được thu
gom và xử lý tốt sẽ gây ô nhiễm nghiêm trọng đến môi trường và ảnh hưởng đến sức
khỏe của con người, làm mất vẻ mỹ quan đô thị làm ảnh hưởng ở thế hiện tại và tương
lai.
Là một công dân của Việt Nam, nhận thức được tầm quan trọng về thiệt hại do rác
thải gây ra. Do đó, tôi thực hiện đề tài này nhằm để giải quyết vấn đề về rác thải của
thành phố và đưa ra một số đề xuất trong việc xử lý và tái chế rác thải nhằm để giảm


SVTH: Võ Nhật Trường 2
BÀI BÁO CÁO TỐT NGHIỆP
thiểu những ảnh hưởng từ rác đến cuộc sống của con người và cũng góp phần cải thiện
môi trường sống và phát triển đất nước.
2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI
- Xác định hiện trạng rác thải và tình hình quản lý rác ở Tp. Cần Thơ.
- Đề xuất tìm ra giải pháp tốt nhất cho việc quản lý và xử lý, tái chế rác thân thiện
với môi trường nhằm để hạn chế đến mức thấp nhất những thiệt hại từ rác thải gây ra đối
với con người và môi trường. Nhằm hướng tới mục tiêu “phát triển bền vững” trên cơ sở
kết hợp chặt chẽ hài hòa giữa phát triển kinh tế, đảm bảo tiến bộ xã hội và bảo vệ môi
trường.
3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Để làm rõ vấn đề cần nghiên cứu của đề tài “Hiện trạng rác và tình hình quản lí
rác ở Tp. Cần Thơ. Và đề xuất mô hình xử lý cho Tp. Cần Thơ”, tôi xin đưa ra một số
nội dung như sau:
- Khái quát về Tp. Cần Thơ
- Hiện trạng rác thải tại Tp. Cần Thơ
- Tình hình quản lý và xử lý rác ở Tp. Cần Thơ
- Đề xuất mô hình xử lý
Do thời gian có hạn và việc tìm kiếm tài liệu còn hạn chế nên bài báo cáo không
thể tránh khỏi những sự sai sót. Vì vậy, rất mong được quý đọc giả và thầy (cô) bỏ qua và

đóng góp để bài báo cáo được hoàn thiện và sâu sắc hơn.


SVTH: Võ Nhật Trường 3
BÀI BÁO CÁO TỐT NGHIỆP
CHƯƠNG I. SƠ LƯỢC MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ RÁC
1.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM
1.1.1. Khái niệm chất thải rắn (rác)
Chất thải rắn là toàn bộ các loại vật chất được con người loại bỏ trong các hoạt
động kinh tế - xã hội của mình (bao gồm các hoạt động sản xuất, các hoạt động sống và
duy trì sự tồn tại của cộng đồng v.v…). Trong đó quan trọng nhất là các loại chất thải
sinh ra từ các hoạt động sản xuất và hoạt động sống (Nguồn: Trần hiếu Nhuệ, Ứng Quốc
Dũng và Nguyễn Thị Kim Thái - 2001).
Tóm lại, chất thải rắn đô thị có các đặc trưng sau:
- Bị vứt bỏ trong khu vực đô thị
- Gây ô nhiễm môi trường sống hay làm mất cảnh quan thành phố.
1.1.2. Khái niệm chất thải nguy hại
Chất thải nguy hại là chất thải (bao gồm các loại hóa chất dễ gây phản ứng , độc
hại, chất thải sinh học dễ thối rữa, các chất dễ cháy, nổ hoặc các chất thải phóng xạ, các
chất thải nhiễm khuẩn, lây lan), có chứa các chất hoặc hợp chất có một trong các đặc tính
gây nguy hại trực tiếp hoặc tương tác với các chất khác gây nguy hại với môi trường và
sức khỏe của cộng đồng. (Nguồn: Trần hiếu Nhuệ, Ứng Quốc Dũng và Nguyễn Thị Kim
Thái - 2001).
1.2. QUAN ĐIỂM VỀ QUẢN LÝ VÀ XỬ LÝ
1.2.1. Quan điểm quản lý
Quản lý rác ở một khu vực, một thành phố hay một quốc gia luôn hướng tới một
mục tiêu cần phải làm sao cho lượng rác giảm đi. Thu gom và vận chuyển rác hợp lý, giữ
gìn vẻ mỹ quan đô thị và môi trường sống trong lành sạch sẽ. (Nguồn: Trần hiếu Nhuệ,
Ứng Quốc Dũng và Nguyễn Thị Kim Thái - 2001).
1.2.2. Quan điểm xử lý

Xử lý rác thành công làm cho thể tích và ảnh hưởng tiêu cực của lượng rác thu
gom được đến đời sống cộng đồng ngày càng giảm đi, đồng thời làm cho lợi ích phát sinh
từ rác ngày càng gia tăng. (Nguồn: Trần hiếu Nhuệ, Ứng Quốc Dũng và Nguyễn Thị Kim
Thái - 2001).


SVTH: Võ Nhật Trường 4
BÀI BÁO CÁO TỐT NGHIỆP
1.3. NGUỒN GỐC HÌNH THÀNH RÁC THẢI
Bảng 1. Nguồn gốc của chất thải đô thị
TT
Nguồn phát
sinh
Hoạt động, vị trí phát
sinh chất thải rắn
Loại chất thải rắn
1 Khu dân cư Các căn hộ và nhà ở
Thực phẩm, bao bì, hàng hóa(giấy,
gỗ, vải, cao su, nhựa, thủy tinh, bao
nilon,…) tro, đồ gỗ, chất độc hại
(như chất diệt côn trùng, chất tẩy
rửa…)
2
Khu thương
mại
Cửa hàng, nhà hàng,quán
ăn, khách sạn , siêu thị…
Thực phẩm, bao bì hàng hóa, chất
thải độc hại…
3

Cơ quan công
sở
Trường học, bệnh viện,
văn phòng
- Nt -
4
Công trình
xây dựng
San lắp mặt bằng, sửa
chữa, công trường,
đường giao thông…
Gỗ, thép, bê tông, gạch, bụi, thạch
cao,…
5
Dịch vụ công
cộng
Vệ sinh dường phố, khu
vui chơi…
Chất thải đặc biệt, rác quét đường,
xác động vật…
6 Nhà máy Xử lý nước cấp Tro, bùn…
7 Công nghiệp
Các nhà máy sản xuất… Chất thải sản xuất công nghiệp, vật
liệu phế thải, chất thải độc hại…
8 Nông nghiệp Vườn cây, trang trại… Rau, hoa, quả, cỏ…
(Nguồn, Nguyễn Thị Kiều Phương – 2008)
1.4. SỐ LƯỢNG, THÀNH PHẦN VÀ TÍNH CHẤT RÁC ĐÔ THỊ
Lượng rác đô thị thải ra liên tục và tích lũy trong môi trường ngày càng nhiều và
gây tác hại đáng kể đến môi trường và con người. Số lượng rác thải đô thị bình quân trên
đầu người từng quốc gia, khu vực khác biệt nhau phụ thuộc vào điều kiện sinh hoạt, điều

kiện thời tiết, khí hậu, các yếu tố xã hội, tập quán.
Theo cơ cấu thành phần rác đô thị ở các nước. Ở các nước phát triển như Mỹ,
Nhật, Anh… thì thành phần giấy và plastic chiếm tỉ lệ cao nhất, sau đó là thực phẩm. Ở
các nước đang phát triển như Việt Nam thì thành phần rác thực phẩm hữu cơ chiếm tỉ lệ
lớn nhất, thành phần giấy, nhựa thấp hơn do việc mua bán các loại thực phẩm chưa qua
chế biến hay sơ chế phục vụ nhu cầu ăn uống của người dân đô thị.


SVTH: Võ Nhật Trường 5
BÀI BÁO CÁO TỐT NGHIỆP
Về thành phần rác bao gồm các thành phần sau:
Thành phần hữu cơ
 Thành phần hữu cơ dễ phân hủy
 Thực phẩm (Các cọng rau , vỏ quả, thân cây, lõi ngô…)
 Chất thải: phân người, động vật…
 Xác chết động vật, thực vật…
 Thành phần hữu cơ khó phân hủy(các chất cháy được)
 Giấy (các túi giấy, các mảnh bìa, giấy vệ sinh …)
 Hàng dệt (vải , len , nylon …)
 Cỏ, gỗ củi, rơm rạ… (đồ dùng bằng gô như bàn ghế, thang, giường, đồ chơi…)
 Chất dẻo (phim cuộn, túi chất dẻo, chai lọ chất dẻo, các đầu vòi bằng chất dẻo,
dây bện…)
 Da và cao su (bóng, giầy, ví, băng cao su…)
Thành phần vô cơ (các chất không cháy)
 Các kim loại (Vỏ hộp, dây điện, hàng rào, dao, nắp lọ, vỏ hộp nhôm, giấy bao
gói, đồ đựng …
 Thủy tinh (Chai lọ , đồ đựng bằng thủy tinh, bóng đèn …)
 Đá và sành sứ (Vỏ trai, ốc , xương, gạch đá, gốm …)
Các chất hỗn hợp
 Các chất hỗn hợp có kích thước lớn hơn 5 mm;

 Các chất hỗn hợp có kích thước nhỏ hơn 5 mm. (tách các chất hỗn hợp có kích
thước nhỏ hơn 5mm và lớn hơn 5mm bằng cách sàng qua một cặp sàng, phân càng nhiều
loại càng tốt).


SVTH: Võ Nhật Trường 6
BÀI BÁO CÁO TỐT NGHIỆP
1.5. BIỆN PHÁP XỬ LÝ RÁC THẢI HIỆN NAY
Các phương pháp xử lý rác thải hiện nay được thể hiện ở hình sau:
Hình 1. Các biện pháp xử lý rác thải
1.5.1. Ủ phân compost
Là quá trình phân giải các chất hữu cơ dưới tác dộng của vi sinh vật có trong chất
thải sinh hoạt, bùn cặn, phân gia súc, gia cầm, chất thải hữu cơ nông nghiệp thành phân
bón. Thông qua quá trình ủ yếm khí hoặc kị khí với thời gian khoảng 2 – 3 tuần và cung
cấp đầy đủ về O
2
, pH, dinh dưỡng cho vi sinh vật hoạt động.
Ưu điểm: ổn định chất thải, ức chế và tiêu diệt mầm bệnh, cải tạo đất trồng và
cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng, làm khô bùn.
Nhược điểm:
- Cần diện tích lớn
- Gây mất vẽ mỹ quan và tạo mùi hôi
- Phân compost đắt tiền hơn và không đưa đến lợi ích trước mắt như phân vô cơ.
- Cồng kềnh hơn phân vô cơ.
1.5.2. Xử lý rác bằng các quá trình tái sử dụng, tái sinh, tái chế
 Tái sử dụng
Tái sử dụng là sử dụng lại các sản phẩm đã sử dụng vào các mục đích khác nhau.
Đối với quá trình tái sử dụng thì chất thải không được đưa trở lại quá trình sản xuất, mà
được sử dụng trực tiếp bởi cộng đồng. Ví dụ: sử dụng chai thủy tinh sau khi sử dụng để
đựng nước uống.

 Tái sinh
Tái sinh là sự thu gom phế thải bởi cộng đồng dân cư và đưa loại vật liệu này quay
trở lại quá trình sản xuất công nghiệp. Đây là quá trình hoàn toàn khác so với quá trình sử
dụng. Quá trình tái sinh đòi hỏi sự tham gia tích cực của cộng đồng dân cư, vì họ đóng


SVTH: Võ Nhật Trường 7
Xử lý rác thải
Chôn lấp Tiêu hủy Ủ phân compost Các kỹ thuật khác
BÀI BÁO CÁO TỐT NGHIỆP
vai trò đầu mối. Ví dụ: như sự thu gom giấy báo cũ và đưa trở lại quá trình sản xuất là
quá trình tái sinh.
 Tái chế
Tái chế là hoạt động thu hồi lại từ chất thải các thành phần có thể sử dụng để chế
biến thành các sản phẩm mới sử dụng lại cho các hoạt động sinh hoạt và sản xuất. Nhưng
tái chế khác biệt so với tái sinh ở chỗ chất thải không được thu gom một cách riêng biệt
mà thông thường dưới dạng hỗn hợp, sau đó vật liệu được chế biến qua nhiều công đoạn
để có được sản phẩm. Ví dụ: rác thải hỗn hợp được cho qua thiết bị tách bằng từ, tại đó
các phế thải có nguồn gốc từ sắt, thép sẽ được tách ra, rồi được chuyển qua đến công
nghiệp luyện kim để sản xuất ra thép.
1.5.3. Xử lý rác bằng phương pháp thiêu đốt
Đốt là quá trình oxy hóa chất thải ở nhiệt độ cao, công nghệ này rất phù hợp để xử
lý chất thải rắn và chất thải nguy hại hữu cơ như cao su, nhựa, giấy, da, cặn dầu, dung
môi, thuốc bảo vệ thực vật và đặc biệt là chất thải y tế trong những lò đốt chuyên dụng
hoặc công nghiệp như lò nung xi măng.
 Các điều kiện cần cho quá trình đốt:
- Đảm bảo đủ lượng oxy cho quá trình đốt.
- Khí dư sinh ra trong quá trình cháy phải được duy trì lâu trong lò đốt đủ để đốt
cháy hoàn toàn (thông thường ít nhất là 4 giây).
- Nhiệt độ phải đủ cao, thường vượt quá 900

0
C để đảm bảo các chất bền nhiệt
cũng đã phản ứng và tránh tạo ra các sản phẩm trung gian độc hại.
- Đảm bảo sự trộn đều chất thải, chất oxy hóa và nhiên liệu (nếu có) trong buồng
đốt.
 Ưu điểm: xử lý triệt để khối lượng rác kể cả rác thải nguy hại, sạch sẽ,
không tốn đất
 Hạn chế: Chi phí đầu tư, vận hành, xử lý khí thải lớn, dễ tạo ra các sản phẩm phụ
nguy hiểm.


SVTH: Võ Nhật Trường 8
BÀI BÁO CÁO TỐT NGHIỆP
Hình 2. Sơ đồ hệ thống đốt rác
1.5.4. Công nghệ chôn lấp hợp vệ sinh
Là phương pháp xử lý cuối cùng đối rác khi các biện pháp khác đã sử dụng hết.
Phần đáy của bể chôn lấp được cách ly an toàn bằng các vật liệu phù hợp như chì, bêtông
nhiều lớp để chống phóng xạ, bằng nilon dày, tiếp đến là các lớp đất lọc, lớp cát và lớp
đất tự nhiên và sau khi chất thải được chuyển đến bãi chôn lấp, được đầm chặt và được
bao phủ bằng một lớp đất (dày khoảng 20 cm). Sau đó, lại tiến hành chôn lấp một lớp
khác, cho đến khi không thể chôn lấp được nữa thì phủ lên trên cùng một lớp đất có độ
dày nhất khoảng 50cm. Thời gian sử dụng bãi chôn lấp hợp vệ sinh thường từ khoảng 10
– 15 năm.
Quá trình sử dụng bãi chôn lấp bao gồm 4 giai đoạn: tìm địa điểm, thiết kế, vận
chuyển và kết thúc hoạt động.
Sản phẩm sinh ra từ quá trình chôn lấp thường là khí CH
4
, CO
2
và nước thấm. Do

vây, cần phải có hệ thống thu gom nước rò rỉ từ rác và xử lý khí (bằng hệ thống cây xanh
bao quanh bãi chôn lấp nhằm giảm nồng độ các chất gây ô nhiễm không khí)
 Ưu điểm:
- Ít tốn kém
- Hình thức chôn lấp dễ thực hiện
 Nhược điểm


SVTH: Võ Nhật Trường 9
Chất thải rắn
Sơ chế Buồng đốt
Tro, xỉ chứa nước
Khí xử lý
Nhiên liệu
Nước thải dẫn đến bể xử lý
Ống khói
Bể chứa tro, xỉ
Không khí
BÀI BÁO CÁO TỐT NGHIỆP
- Đòi hỏi diện tích mặt bằng rộng
- Có nguy cơ gây ô nhiễm cho đất và nước ngầm do sự rò rỉ của nước rác
- Sản phẩm khí sinh ra từ bãi chôn lấp CH
4
, CO
2
những trong đó CH
4
là khí dễ
gây cháy nổ



SVTH: Võ Nhật Trường 10
BÀI BÁO CÁO TỐT NGHIỆP
CHƯƠNG II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. VẬT LIỆU PHỤC VỤ CHO VIỆC NGHIÊN CỨU
Máy vi tính, phần mềm Microsoft word; văn phòng phẩm gồm sổ ghi chép, bút
lông và chì; máy ảnh.
2.2. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Về địa bàn khảo sát nghiên cứu: phạm vi điều tra nghiên cứu của đề tài tiến hành
ở thành phố Cần Thơ. Nhưng đi khảo sát thực tế chủ yếu ở Quận Ninh Kiều và tại bãi rác
Tân Long thuộc tỉnh Hậu Giang.
- Về mặt chuyên môn: đề tài sẽ thu thập tài liệu và nghiên cứu các vấn đề liên
quan rác thải sinh hoạt (chất thải rắn) và có chú ý đến rác thải độc hại (chất thải nguy hại)
từ các cơ sở y tế và khu công nghiệp.
2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
 Thời gian thực hiện nghiên cứu: Từ ngày 12 tháng 04 đến ngày 7 tháng 5 năm
2010.
 Các phương pháp đã được chọn để thực hiện cho việc nghiên cứu như sau:
+ Phương pháp thu thập số liệu, thông tin được thực hiện bằng cách:
- Khảo sát địa bàn nghiên cứu để ghi nhận hiện trạng, chụp ảnh vùng khảo sát.
- Thu thập số liệu về việc thu gom, vận chuyển và xử lý rác tại các bãi chôn lấp
và hiện trạng rác thải tại thành phố Cần Thơ do Công ty Công Trình Đô Thị TP.Cần
Thơ cung cấp.
- Phỏng vấn ban lãnh đạo Xí nghiệp môi trường và ban quản lý bãi rác Tân Long
để tìm hiểu về cách giải quyết rác và những mặt hạn chế hiện nay và những định hướng
trong tương lai về việc thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải tại thành phố Cần Thơ.
- Phỏng vấn người công nhân thu gom rác để nghiên cứu về công việc, cách thức
thu gom rác hiện nay, mức thu nhập hàng tháng của công nhân.
+ Phương pháp nghiên cứu và tham khảo tài liệu
Trên mạng internet và một số bài báo cáo, giáo trình… của một số tác giả về

việc quản lý và xử lý, chế tái rác hiện nay.
+ Phương pháp phân tích – so sánh – nhận xét - xử lý các số liệu được thu thập.


SVTH: Võ Nhật Trường 11
BÀI BÁO CÁO TỐT NGHIỆP
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG I. KHÁI QUÁT VỀ TP. CẦN THƠ
1.1. ĐIỀU KIỆN VỀ TỰ NHIÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
1.1.1. Vị trí địa lý
Cần Thơ nằm trên bờ phải sông Hậu, ở đồng bằng sông Cửu Long. Là một trong 5
thành phố trực thuộc trung ương của Việt Nam. Ngày 24 tháng 6 năm 2009 được nhận là
đô thị loại 1, với tổng diện tích của tỉnh là 1.389,60 km² (01/04/2009) .
Vị trí giới hạn của thành phố Cần Thơ có tọa độ địa lý 105
0
78 kinh độ Đông và
9
0
58 đến 10
0
03 vĩ độ Bắc tiếp và giáp với 5 tỉnh trong khu vực đồng bằng sông Cửu
Long:
- Phía đông giáp Vĩnh Long.
- Phía tây giáp Kiên Giang
- Phía nam giáp Hậu Giang
- Phía bắc giáp An Giang
- Phía đông bắc giáp Đồng Tháp
1.1.2. Đặc điểm về thời tiết, khí hậu
- Khí hậu: Thành phố Cần Thơ có nhiều thuận lợi về vị trí địa lý nên khí hậu
tương đối mát mẻ dễ chịu, ít bão mưa thuận gió hòa, đất đai trù phú, trở thành nơi tập

trung dân cư đông nhất vùng đồng bằng sông Cửu Long. Quanh năm nóng ẩm, không có
mùa lạnh thuộc loại khí hậu nhiệt đới với 2 mùa rõ rệt.
- Mùa mưa kéo dài từ thàng 5 đến tháng 11
- Mùa khô kéo dài từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau.
- Lượng mưa: trung bình hàng năm 1.635 mm với ẩm độ trung bình là 83%, cao
nhất vào tháng ba 87% và thấp nhất 21% vào tháng giêng.
- Nhiệt độ: trung bình hiện nay 27°C đến 30
o
C cao hơn so với những năm gần
đây.
- Gió: ở TP. Cần Thơ có 3 hướng gió chính: Tây – Tây Nam, Đông Bắc với tốc độ
gió trung bình trong năm 1,6m/s, mạnh nhất tới 31 m/s.


SVTH: Võ Nhật Trường 12
BÀI BÁO CÁO TỐT NGHIỆP
1.1.3. Chế độ thủy văn
Thành phố Cần Thơ có hệ thống sông ngòi chằng chịt với tổng chiều dài khoảng
2.500 km. Mật độ sông rạch khá lớn 1,8 km/km
2
, vùng ven sông Hậu thuộc Quận Ninh
Kiều, Ô Môn, Cái Răng và huyện Thốt Nốt lên trên 2 km/km
2
.
 Hệ thống sông rạch chính tại Cần Thơ
Hệ thống sông các con sông lớn
Sông Hậu: là một nhánh sông hạ lưu của sông Mekong, với tổng chiều dài chảy
qua thành phố Cần Thơ là 65 km, với vai trò là cung cấp nước và bồi đắp phù sa với tổng
lượng là 35 triệu m
3

/năm chính cho Cần Thơ (chiếm gần ½ tổng lượng phù sa sông
MeKong)
Sông Cái lớn dài 20 km, chiều rông của sông 600 – 700 m, độ sâu 10 -12 m nên có
khả năng tiêu thoát nước rất tốt
Sông Cần Thơ dài 16 km, đổ ra sông Hậu tại bến Ninh Kiều, sông Cần Thơ có
nước ngọt quanh năm, vừa có tác dụng tưới nước trong mùa cạn, vừa có tác dụng tiêu
úng trong mùa lũ và có ý nghĩa lớn về giao thông thủy.
Hệ thống kênh gạch nhỏ
Rạch Cần Thơ (Cái Răng), rạch Bình Thủy, Rạc Trà Nóc, rạch Ô Môn, rạch Thốt
Nốt, rạch Cái Sắn… là những rạch lớn dẫn nước từ sông Hậu vào các vùng nội đồng và
nối liền các kênh rạch của các tỉnh tiếp giáp Cần Thơ. Ngoài ra, còn có một số kênh rạch
nhỏ đang bị ô nhiễm như: Rạch Tham Tướng, rạch Cái Khế…
Do điều kiện địa lý của vùng, chế độ thủy văn của TP. Cần Thơ chịu ảnh hưởng
chủ đạo của chế độ thủy văn sông Hậu vừa chịu ảnh hưởng chế độ nhật triều biển Đông,
vừa chịu ảnh hưởng chế độ mưa mùa và bị ảnh hưởng nhẹ chế độ nhật triều Tây – Vịnh
Thái Lan. Nên mùa lũ ở TP. Cần Thơ bắt đầu từ tháng 7 và kết thúc vào tháng 12 và mùa
khô bắt đầu từ tháng 1 kết thúc vào tháng 6.
1.2. ĐIỀU KIỆN XÃ HỘI VÀ KINH TẾ
1.2.1. Điều kiện về xã hội
1.2.1.1. Dân số và diện tích


SVTH: Võ Nhật Trường 13
BÀI BÁO CÁO TỐT NGHIỆP
Tổng diện tích của tỉnh Cần Thơ là 1.389,60 km², dân số là 1.187.089 người
(01/04/2009) với mật độ dân số 854,266 người/km
2
, trong đó dân tộc Kinh chiếm
95,08%, Hoa chiếm chiếm 3,27%, Khmer chiếm 0,82%, Chăm chiếm 0,095%.
Hiện nay, Tp. Cần Thơ được chia làm 10 đơn vị hành chính gồm 6 quận và 4

huyện:
- Quận: Ninh Kiều (là quận trung tâm của thành phố Cần Thơ), Bình Thủy, Cái
Răng, Ô Môn, Thốt Nốt, Hưng Phú (sẽ được thành lập trên cơ sở điều chỉnh quận Cái
Răng và huyện Phong Điền). Trong đó, các quận Ninh Kiều, Bình Thủy, Cái Răng, Ô
Môn là 4 quận lớn của thành phố.
- Huyện: Phong Điền,Thới Lai, Cờ Đỏ, Vĩnh Thạnh.
Tổng số thị trấn, xã, phường: 68, trong đó có 4 thị trấn, 30 phường và 34 xã. (Tính
tới trước thời điểm ban hành Nghị định số 12/NĐ-CP).
1.2.1.2. Y tế và giáo dục
Hiện nay dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho người dân thành phố có chuyển biến theo
chiều hướng tốt. Cần Thơ có các bệnh viện lớn như: bệnh viện tư nhân như bệnh viện Đa
khoa Tây đô, bệnh viện Hòan Mỹ và bệnh viện của nhà nước và tỉnh thành lập như: bệnh
viện đa khoa TW Cần Thơ (quy mô 700 giường), bệnh viện Thành phố Cần Thơ 30-4…
Ngoài ra, Tp. Cần Thơ còn có 84 cơ sở y tế cấp phường, xã.
Về giáo dục trong những năm UBND Tp. Cần Thơ đã đầu tư cao vào sự nghiệp
phát triển giáo dục để tạo thêm nguồn nhân lực trình độ cao cho toàn tỉnh với các trường:
- Các trường đại học: trường Đại học Cần Thơ, trường đại học Y Dược Cần Thơ,
Trường Đại học Dân lập Tây Đô và trung tâm Đại học Tại chức Cần Thơ (đang được lên
kế hoạch nâng cấp thành Đại học Kỹ thuật Công nghệ).
- Các trường cao đẳng và trường trung học chuyên nghiệp: trường Cao đẳng Cần
Thơ, trường Cao đẳng kinh tế đối ngoại, trường CĐ Y tế, trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ
thuật, trường Cao đẳng nghề, trường cao đẳng cơ điện và nông nghiệp nam bộ. Ngoài ra,
còn có còn có các trường trung học phổ thông, trung học cơ sở, tiểu học, mầm non…
1.2.2. Phát triển điều kiện kinh tế
1.2.2.1. Phát triển GDP và bình quân GDP


SVTH: Võ Nhật Trường 14
BÀI BÁO CÁO TỐT NGHIỆP
Tổng thu ngân sách GDP năm 2008 đạt 3.782,1 tỷ đồng. Tốc độ tăng trưởng kinh

tế bình quân 5 năm qua đạt 15,5%, thu nhập bình quân đầu người năm 2008 đạt 1.444
USD, tỷ lệ hộ nghèo 6,04%.


SVTH: Võ Nhật Trường 15
BÀI BÁO CÁO TỐT NGHIỆP
1.2.2.2. Tình hình phát triển các khu công nghiệp
Công nghiệp Cần Thơ về cơ bản đã xây dựng được nhiều cơ sở hạ tầng với 8 khu
công nghiệp tập trung để phục vụ cho các đối tác nước ngoài tác nhập, trong đó có 2 khu
công nghiệp lớn là khu công nghiệp và chế xuất Trà Nóc, khu Công nghiệp và chế xuất
phía Nam sông Hậu Cần Thơ (Khu công nghiệp Hưng Phú).
1.2.2.3. Tình hình phát triển nông nghiệp
Với vị trí địa lý thuận lợi, cùng với lượng phù sa bồi đắp hàng năm của nam sông
Hậu góp phần thuận lợi vào việc phát triển ngành nông nghiệp với các ngành như: trồng
trọt với cây nông nghiệp chính là lúa với sản lượng lúa đạt được là 1.194,7 tấn/năm trong,
chăn với số lượng heo là 2589,3 ngàn con, số lượng gia cầm là 13 ngàn con (vì bị cúm
gia cầm) nuôi, nuôi trồng thủy hải sản có khoảng 460 bè cá, có gầm 300 ha mặt ruộng
được nuôi tôm sú, càng xanh, tập trung chủ yếu ở các huyện Cờ Đỏ, Vĩnh Thạnh,…


SVTH: Võ Nhật Trường 16
BÀI BÁO CÁO TỐT NGHIỆP
CHƯƠNG II. HIỆN TRẠNG RÁC TẠI TP. CẦN THƠ
2.1. NGUỒN GỐC HÌNH THÀNH RÁC THẢI Ở TP. CẦN THƠ
Nguồn gốc ở thành phố hiện nay có 5 nguồn gốc chính được trinh bày ở hình 3:
Hình 3. Các nguồn phát sinh chất thải và phân loại chất thải ở Tp. Cần Thơ
2.2. SỐ LƯỢNG, THÀNH PHẦN VÀ TÍNH CHẤT RÁC Ở TP. CẦN THƠ
2.2.1. Rác thải từ sinh hoạt
- Mỗi ngày Tp. Cần Thơ tiếp nhận khoảng 450 tấn rác sinh hoạt và lượng rác tăng
dần khoảng 6% mỗi năm. Ước tính đến giai đoạn 2011 đến 2020 sẽ tăng lên 1211,2

tấn/ngày (theo ước tính của Sở Tài Nguyên và Môi Trường Tp. Cần Thơ). Hiện nay,
thành phố đang dự kiến xây dựng nhà máy xử lý rác Tân Long tại bãi rác Tân Long
(thuộc tỉnh Hậu Giang) và 2 nhà máy xử lý tại 2 bãi rác ở xã Trường Xuân (huyện Cờ
Đỏ) rộng 120 ha và bãi rác tại phường Trung An, quận Thốt Nốt rộng 50 ha trên địa bàn
Tp. Cần Thơ để giải quyết lượng rác sinh hoạt hiện nay.
- Nguồn tạo thành rác thải sinh hoạt ở Cần Thơ chủ yếu từ:


SVTH: Võ Nhật Trường 17
Các hoạt động kinh tế xã
hội của con người
Từ
sinh
hoạt
Sản xuất
công
nghiệp
Từ các
bệnh viện,
y tế
Quá trình
xây dựng
Sản xuất
nông
nghiệp
Chất Thải
Dạng lỏng Dạng khí Dạng rắn
Bùn
ga
cống

Chất
lỏng
dầu mỡ
Hơi
độc
hại
Chất thải
sinh hoạt
Chất thải
công
nghiệp
Các
loại
khác
BÀI BÁO CÁO TỐT NGHIỆP
+ Khu dân cư: từ các hộ gia đình với mật độ dân số 854,266 người/km
2

+ Khu thương mại: có nhiều các cơ quan, trường học và cửa hàng, chợ, các trung
tâm dịch vụ, thương mại với nhiều loại hình đa dạng và phong phú như siêu thị, ngân
hàng…
+ Khu công cộng: đường phố, khu vui chơi, công viên.
Thùc phÈm +
h÷u c¬
77%
GiÊy + nhùa,
bao b×
16%
Kim lo¹i + thuû
tinh

7%
Hình 4. Thành phần rác thải sinh hoạt tại hộ gia đình của TP. Cần Thơ
- Về thành phần rác ở Tp. Cần Thơ, trong đó thành phần dễ phân hủy như rác hữu
cơ (thực phẩm, rau, củ, phân người và gia súc…) chiếm số lượng nhiều nhất khoảng 77%
thuộc loại thành phần dễ tái chế thành phân bón và các khí cung cấp năng lượng cao như
khí Biogas, còn các thành phần rác khó phân hủy khoảng 16% và không thể phân hủy
như nhựa, bao bì (bọc nilon), kim loại và thủy tinh chiếm một tỉ lệ nhỏ khoảng 7%.
- Thành phần rác sinh hoạt ở Cần Thơ chủ yếu phụ thuộc vào các điều kiện sau:
+ Điều kiện kinh tế từng khu vực trong thành phố, nghề nghiệp và nền kinh tế của
từng hộ và trình độ nhận thức của mỗi người về việc giữ gìn vệ sinh chung.
+ Đặc biệt là sự gia tăng dân số và đô thị hóa kéo theo nhu cầu đời sống của dân
cũng tăng lên làm số lượng rác của thành phố không ngừng thay đổi theo chiều hướng
tăng hoặc giảm. Điển hình, như năm 2003 với số dân 496.852 người lượng rác sinh rác
của Tp. Cần Thơ là 118.072,78 tấn/năm nhưng năm 2004 với số dân 501.040 lượng rác
giảm xuống còn 110.696,75 tấn/năm và lượng rác tăng trở lại những năm sau đó kể từ
năm 2005 (119.788,03 tấn/năm).


SVTH: Võ Nhật Trường 18
BÀI BÁO CÁO TỐT NGHIỆP
Bảng 2. Khối lượng rác sinh hoạt tại 4 quận (Ninh Kiều, Cái Răng, Bình thủy, Ô
Môn) của TP. Cần Thơ
Năm Dân số
(người)
Khối lượng rác sinh hoạt
Tấn/ngày Lượng rác bình
quân đầu người
(kg/người/ngày)
Tấn/năm
2002 492.038 255,96 0,52 93.426,11

2003 496.852 323,36 0,65 118.072,78
2004 501.040 303,28 0,60 110.696,75
2005 506.295 328,19 0,64 119.788,03
2006 - 390,64 - 142.584,44
2007 - 400 - 146.000
6 tháng đầu
năm năm
2008
- 416 - 74.880
Tổng cộng - - - 805448,11
(Nguồn, công ty CTĐT Cần Thơ – 2008)
Ghi chú: (-) không có số liệu
Qua bảng số liệu trên, nếu tính từ năm 2002 đến năm 2005 lượng rác thải sinh
hoạt trung bình một người dân ở Tp. Cần Thơ thải ra khoảng 0,6 kg/người/ngày. Nếu so
với TP. Hồ Chí Minh nơi có nền kinh tế phát triển bậc nhất cả nước (0,7kg/ngày/người –
kết quả từ báo cáo hiện trạng môi trường 2004) và Hà Nội (0,67 kg/ngày/người – kết quả
sở tài nguyên và môi trường Hà Nội 2003) thì lượng rác trung bình trên đầu người ở
thành phố Cần Thơ ở mức tương đối khá cao, nhưng tỷ lệ thu gom rác trên toàn thành
phố Cần Thơ chỉ đạt khoảng 55 %.
Gầy đây, theo báo cáo hiện trạng môi trường của Công Ty Công Trình Đô Thị Tp.
Cần Thơ năm 2009, lượng rác mỗi ngày thành phố Cần Thơ thải ra có khoảng 757 tấn
rác, trong đó lượng rác thải rắn từ địa bàn các quận nội thành (Ninh kiều, Bình Thủy, Cái
răng, Ô Môn) chiếm hơn 2/3 tổng lượng rác thải toàn thành phố, nhưng tỉ lệ thu gom chỉ
đạt kết quả cao ở 2 quận Ninh Kiều 90% với số lượng 305,5 tấn/ngày , Bình Thủy 70%
(70,5 tấn/ngày) và còn 2 Quận Cái Răng 35 % (30,5 tấn/ngày), Ô Môn chỉ đạt 25% (28
tấn/ngày). Qua đó cho thấy công tác thu gom rác ở thành phố đã có nhiều chuyển biến
tích cực mặc dù bên cạnh đó vẫn còn một số hạn chế (sẽ được trình bày ở mục 3.3)


SVTH: Võ Nhật Trường 19

BÀI BÁO CÁO TỐT NGHIỆP
Với rác thải sinh hoạt gia tăng nhanh nếu không có biện pháp xử lý kịp thời thì rác
thải sẽ trở thành gánh nặng cho UBND Tp. Cần Thơ nói chung và Cty CTĐT Cần Thơ
nói riêng trong việc thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt.
2.2.2. Từ công nghiệp
Tại Tp. Cần Thơ về cơ bản đã xây dựng được nhiều cơ sở hạ tầng với 8 khu công
nghiệp tập trung với tổng diện tích là 2.162 ha để phục vụ cho việc trao đổi thương mại
với nước ngoài, với các khu công nghiệp như: khu công nghiệp và chế xuất Trà Nóc
thuộc quận Bình Thủy với diện tích của khu công nghiệp khoảng 500 ha, khu công
nghiệp và chế xuất phía Nam sông Hậu Cần Thơ (Khu công nghiệp Hưng Phú) diện tích
của khu công nghiệp khoảng 300 – 500 ha… Ngoài ra, còn có một số cơ sở sản xuất, nhà
máy, xí nghiệp nhỏ lẻ nằm rãi rác trong khu dân cư đô thị đã gây ảnh hưởng rất lớn tới
sức khỏe con người và môi trường bỡi do những chất thải của các nhà máy, xí nghiệp thải
ra trong quá trình sản xuất.
Chính vì lẽ đó, đã làm lượng rác công nghiệp tăng nhanh, đặc biệt chất nguy hại
của công nghiệp với số lượng và thành phần đa dạng nhưng chưa được xử lý triệt để, chỉ
xử lý theo hình thức chôn lấp với rác sinh hoạt.
Về thành phần rác công nghiệp phụ thuộc nhiều vào loại hình và qui mô, công
nghệ, trang thiết bị máy móc sản xuất của từng ngành mà thành phần, số lượng rác thải
khác nhau. Theo thống kê Sở Tài Nguyên và Môi Trường Tp. Cần Thơ năm 2009, ước
tính mỗi ngày số lượng rác công nghiệp thải ra khoảng 41 tấn/ngày, trong đó:
+ Thành phần rác thực phẩm và hữu cơ dễ tái chế chiếm khoảng 90%
+ Còn lại 10% khó tái chế (nhựa bao bì, kim loại và thủy tinh …), trong đó chất
độc hại chiếm khoảng 0,16% không thể tái chế.
Do vậy, việc làm trước mắt hiện nay là phải chuyển các cơ sở sản xuất công
nghiệp, tiểu thủ công nghiệp ra khỏi khu dân cư đô thị và buộc các các cơ sở xí nghiệp
sản xuất phải có hệ thống thu gom và xử lý rác thải công nghiệp một cách riêng biệt với
rác thải sinh hoạt.



SVTH: Võ Nhật Trường 20
BÀI BÁO CÁO TỐT NGHIỆP
2.2.3. Từ y tế
Rác từ y tế có khả năng gây ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe con người và môi
trường với những độc chất nguy hại chứa trong chúng. Hiện tại chỉ tính riêng tại Quận
Ninh Kiều có khoảng 11 bệnh viện và trung tâm y tế, trong đó có 3 bệnh lớn được thực
hiện báo cáo đánh giá tác động môi trường là bệnh viện Đa Khoa Trung Ương, Hoàn Mỹ
và Tây Đô, nhưng trong số đó chỉ có bệnh viện Đa Đa Khoa Trung Ương có lò đốt rác y
tế Hoval MZ4 với công suất 400 – 500 kg/ngày do chính phủ Áo tài trợ đạt tiêu chuẩn xử
lý rác của tổ chức y tế thế giới.
Theo Sở Y tế Tp. Cần Thơ, hiện nay ước tính mỗi năm các cơ sở y tế của thành
phố thải ra khoảng 80 -100 tấn/năm. Trong đó:
+ Thành phần rác sinh hoạt hữu cơ dễ phân hủy (thực phẩm chiếm tỷ tệ đa số
khoảng 50%) chủ yếu từ những người chăm sóc cho bệnh nhân, cán bộ nhân viên y tế,
bác sĩ của bệnh viện.
+ Thành phần rác sinh hoạt hữu cơ khó phân hủy (bọc, giấy, nhựa bao bì, kim loại,
thủy tinh, ) chiếm khoảng 35%.
+ Tỷ lệ các thành phần chất độc hại y tế từ trong quá trình điều trị (những vật liệu
bị thấm máu, thấm dịch cơ thể và các chất bài tiết của người bệnh, bơm kim tiêm, dao
mổ, băng, gạc, dây chuyền máu, ống dẫn lưu, các các nội tạng những phần bị cắt bỏ trong
cơ thể người bệnh…) chiếm tỷ lệ khoảng 15 % và đây là thành phần cần phải được xử lý
triệt để, vì tác hại từ những chất độc chứa trong chúng hoặc tương tác với chất khác gây
ảnh hưởng rất lớn đến môi trường sống của con người và sinh vật.
2.2.4. Rác thải xây dựng
Để đẩy nhanh tốc đô thị hóa và công nghiệp hóa – hiện đại hóa và giải quyết vấn
đề tái định cư cho người dân trong thành phố, do vậy trong những năm quá trình xây
dựng các khu dân cư nhà ở cao tầng, xây dựng cơ sở hạ tầng phục giao thông (cầu,
đường…) và nhiều trung tâm thương mại dịch vụ (khu trung tâm thương mại Cái Khế,
khu Nam sông Hậu Cần Thơ…), không ngừng phát triển đã làm cho lượng rác từ quá
trình xây dựng ngày càng gia tăng.

Nguồn gốc và thành phần rác trong quá trình xây dựng chủ yếu từ: quá trình sinh
hoạt cá nhân của công nhân xây dựng (bọc, giấy, tàn thuốc lá…) và quá trình trong xây


SVTH: Võ Nhật Trường 21
BÀI BÁO CÁO TỐT NGHIỆP
dựng (các phế thải vật liệu xây dựng như đất cát, gạch ngói, bê tông vỡ do các hoạt động
phá dỡ, xây dựng công trình, khu chung cư, nhà ở v.v…). Nhưng trong đó đất, cát (xà
bần) do việc đào móng trong xây dựng chiếm số lượng nhiều nhất, còn lại các vật liệu
như kim loại, chất dẻo… chiếm số lượng ít nhất.
Nhìn chung rác thải từ xây dựng không thuộc loại nguy hại và thành hữu cơ. Do
vậy rất dễ xử lý đem lắp mươn hoặc cố định nền móng cho việc xây dựng. Hiện nay rác
từ xây dựng chỉ được Công Ty Công Trình Đô Thị thu gom theo hợp đồng yêu cầu
nhưng mỗi lần thu gom phải chi trả chi phí cho việc vận chuyển và xử lý.
2.2.5. Từ nông nghiệp
Tình hình phát triển nông nghiệp tăng 14 % so với năm 2009 với sản lượng lúa đạt
được là 1.194,7, trong đó chăn nuôi tăng 7%, thủy sản tăng 6,5 %, dịch vụ nông nghiệp
tăng 17%, lâm nghiệp giảm khoảng 8%. Toàn thành phố với tổng diện tích đất tự nhiên
140.096,38 m
2
trong đó dùng cho sản xuất nông nghiệp 115.705,04 m
2
. Với lợi thế này
rất thích hợp cho việc phát triển của các ngành nông nghiệp thực phẩm ở thành phố Cần
Thơ ngoài ra còn là nơi cung cấp nguồn nguyên liệu phong phú cho các tỉnh lân cận.
Chính vì vậy đã làm cho lượng rác nông nghiệp tăng, nhưng thành phần chất thải
từ nông nghiệp ảnh hưởng đến môi trường không đáng kể vì thành phần chủ yếu là rác
hữu cơ dễ phân hủy như các phế phẩm sau thu hoạch (tro, trấu, rơm…) chiếm nhiều nhất,
kế đến là chất thải trực tiếp từ phân gia súc trong quá trình chăn nuôi (phân heo, gà vịt,
bò…), sau đó thức ăn thừa từ việc nuôi thủy hải sản (tôm, cá…). Đây là một lợi thế thuận

lợi cho Tp. Cần Thơ trong việc tái chế sản xuất phân compost và ủ khí Biogas (từ phân
gia súc) để cung cấp năng luợng, còn các thành phần khác từ trong quá trình sinh hoạt
hằng ngày của người dân ở nông thôn chiếm số lượng rất nhỏ không đáng kể.
Hiện tại việc quản lý và xử lý các loại chất thải nông nghiệp không thuộc về trách
nhiệm của Công ty Công Trình Đô Thị Tp. Cần Thơ
Ngoài ra, các chất thải Tp. Cần Thơ còn phát sinh từ các nguồn gốc khác như: hệ
thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật như trạm xử lý nước nước thải sinh hoạt, trạm cấp thoát
nước, bùn cặn từ các cống thoát nước thành phố.
 Nhận xét chung về thành phần rác ở Tp. Cần Thơ


SVTH: Võ Nhật Trường 22
BÀI BÁO CÁO TỐT NGHIỆP
Nhìn chung trong thành phần rác ở thành phố Cần Thơ thì rác hữu cơ và thực
phẩm chiếm số lượng nhiều nhất thuộc loại dễ tái chế thành phân bón và các khí cung cấp
năng lượng cao. Vì các thành phần rác thực phẩm, hữu cơ là những chất dễ thối rữa và
phân hủy dưới tác động của các vi sinh vật trong điều kiện khí hậu nóng ẩm hoàn toàn
phù hợp với khí hậu thành phố Cần Thơ, đây là một lợi thế rất lớn trong việc tái chế rác
để sản xuất phân compost cho thành phố Cần Thơ. Còn các thành phần rác khó phân hủy
như nhựa, bao bì (bọc nilon) và không thể phân hủy như kim loại và thủy tinh, sành sứ
chiếm một tỉ lệ nhỏ.
Bảng 3. Tỷ lệ Thành phần rác ở toàn Tp. Cần Thơ
Thành phần Tỷ lệ
Chất dễ phân hủy (thực phẩm, rau, hoa quả hư…) 78,8%
Chất khó phân hủy (Nhựa, cao su, mũ, nilon…) 8 %
Các loại rác khác 10 %
Chất độc hại 0,4 %
(Nguồn, sở Tài Nguyên và Môi Trường Tp. Cần Thơ – 2009)
Nhưng điều đáng nói ở đây, rác thải độc hại tuy chỉ chiếm khoảng 0,4% nhưng
những chất độc hại chứa trong chúng có tác hại rất lớn tới môi trường, nhưng hiện nay

rác thải độc hại ở Tp. Cần Thơ chưa được xử lý đúng cách. Do vậy, việc làm trước mắt
UBND thành phố và Công Ty Công Trình Đô Thị cần phải có biện pháp tách riêng chất
thải nguy hại và chất thải rắn sinh hoạt trong các bệnh viện, sản xuất công nghiệp thì sẽ
có thể nâng cao được hiệu quả xử lý và tiết kiệm được rất nhiều chi phí dùng cho công
tác thu gom, vận chuyển và xử lý rác.
2.3. MỘT SỐ NGUYÊN NHÂN CHÍNH DẪN ĐẾN Ô NHIỄM RÁC SINH HOẠT
TẠI TP. CẦN THƠ
- Về ý thức người dân trong thành phố: nhìn chung về ý thức của người dân về bảo
vệ môi trường và giữ gìn vệ sinh môi trường bằng việc thu gom xử lý rác đã có nhiều tiến
triển, hiện nay có khoảng 85% hộ gia đình tham gia dịch vụ thu gom xử lý rác. Nhưng
song song bên cạnh đó, có một số người dân chưa có ý thức như:
+ Vứt rác bừa bãi không bỏ rác đúng nơi quy định
+ Về việc thu gom rác có khoảng 15% hộ gia đình chưa tham gia vì nhiều lý do,
trong đó thu nhập và vị trí nhà ở không thuận tiện cho thu gom rác là những lý do quan
trọng nhất. Chỉ tính riêng ở hai quận Ninh Kiều và Bình Thủy hiện có khoảng 20 - 30%


SVTH: Võ Nhật Trường 23
BÀI BÁO CÁO TỐT NGHIỆP
hộ gia đình và hộ kinh doanh không đóng tiền thu gom rác họ thường vứt rác xuống sông
gây ô nhiễm nguồn nước hoặc vứt rác ra ngoài đường phố làm mất vẻ mỹ quan đô thị.
Mặc dù mỗi tháng tiền chi trả cho việc thu gom rác hộ gia đình chỉ khoảng từ 5.000 –
10.000 đồng/tháng.
Qua đó cho ta thấy một số hộ gia đình và cá nhân trên địa bàn thành phố về ý thức
và trách nhiệm bảo vệ môi trường còn kém không muốn thực hiện theo những chủ trương
về bảo vệ môi trường đã đề ra vì sợ tốn tiền. Ví dụ: điển hình nhất là một số hộ dân sống
gần ven sông, hồ, mươn và nhà sàn trong khu vực đô thị không có ý thức xả rác xuống
sông và ở nhiều chợ (thuộc các huyện Vĩnh Thạnh, Cờ Đỏ, Thới Lai, Phong Điền ) trên
80% lượng rác thải quẳng trực tiếp xuống sông vì không có ai thu gom. Và một số người
dân sinh sống bằng nghề lượm bọc họ thường bươi móc, vứt rác ra ngoài ra gây nên ô

nhiễm.
Tóm lại, vì họ không hiểu được những giá trị độc đáo và tầm quan trọng của cảnh
quan của địa phương họ đang sinh sống, không thấy rõ tác hại của việc vứt rác thải bừa
bãi và tầm quan trọng trong việc bảo vệ môi trường.
- Công tác quản lý bảo vệ môi trường của UBND các cấp chưa chặt chẽ và qui
định chưa rõ ràng, thiếu cán bộ quản lý và thanh tra chuyên ngành bảo vệ môi trường, và
kinh nghiệm chưa nhiều nên không hướng dẫn kịp thời, đầy đủ những nội dung về bảo vệ
môi trường để mọi người và các doanh nghiệp nắm và tự giác chấp hành.
- Do quá trình đô thị hóa hiện nay ở Tp. Cần Thơ làm tăng dòng người di cư từ
nông thôn ra thành thị để kiếm sống đã gây nên áp lực đáng kể về nhà ở và vệ sinh môi
trường, hình thành các khu nhà ổ chuột và khu nghèo.


SVTH: Võ Nhật Trường 24
BÀI BÁO CÁO TỐT NGHIỆP
Hình 5. Bãi rác tự phát gần sân vận động Cần Thơ
Hình 6. Bãi rác tự phát dưới chân cầu sắt phường Xuân Khánh, quận Ninh Kiều


SVTH: Võ Nhật Trường 25

×