Tải bản đầy đủ (.docx) (28 trang)

Tieu luan dia ly du lich ban sac van hoa dan toc VN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (325.68 KB, 28 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC KINH TẾ TÀI CHÍNH TP.HCM
♦♦♦♦♦♦♦♦♦

ĐỀ TÀI TIỂU LUẬN
ĐỊA LÝ DU LỊCH

Tên đề tài: ĐÁNH GIÁ BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC VÀ GIÁ TRỊ KHAI THÁC CHO PHÁT
TRIỂN DU LỊCH VIỆT NAM

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM 2017
MỤC LỤC

LỜI NĨI ĐẦU


Du lịch đóng góp ngày càng lớn vào phát triển kinh tế đất nước. Trong
những năm qua, du lịch Việt Nam đang trên đà phát triển, lượng khách quốc tế đến
cũng như khách du lịch nội địa ngày càng tăng. Du lịch Việt Nam đóng góp tích cực
vào sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong thời gian qua. Do đó, ngành
du lịch cũng ngày càng phát triển mạnh mẽ và giữ vị trí quan trọng trong nền kinh
tế quốc dân. Cùng với tiềm năng vốn có về tài nguyên du lịch tự nhiên lẫn du lịch
nhân tạo đã tạo tiền đề cho ngành du lịch Việt Nam phát triển. Ngày nay, ngành du
lịch nước ta đang quyết tâm phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn với xu
hướng đẩy mạnh phát triển du lịch văn hóa bản sắc dân tộc.
Cùng với những nỗ lực hoạt động của ngành trong bối cảnh du lịch Việt Nam
là những khó khăn và thách thức ảnh hưởng đến sự phát triển của du lịch Việt Nam.
Đó chính là sự khai thác chưa triệt để cũng như chưa có các hoạt động du lịch văn
hóa độc đáo nên chưa tạo được dấu ấn đậm chất bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam
trong lịng du khách. Điều này đã tạo nên một vấn đề đang được quan tâm nhất
trong ngành du lịch hiện nay chính là khai thác có hiệu quả và bền vững các giá trị


bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam.
Vậy tại sao lại như vậy? Để trả lời cho câu hỏi đó chúng ta cần tìm hiểu rõ
và đánh giá bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam và giá trị khai thác cho phát triển du
lịch nước nhà. Từ đó chủ động tìm ra các giải pháp để khai thác bản sắc văn hóa
dân tộc trong phát triển du lịch Việt Nam.
Với lý do trên, nhóm Western Capiatal (Tây Đơ) quyết định chọn và thực
hiện đề tài này với sự hướng dẫn của Tiến sĩ Trần Văn Thông. Hy vọng tài liệu sẽ
một phần nào giúp các bạn hiểu rõ hơn về tính thời vụ của du lịch cùng các giải
pháp khắc phục.
Trong q trình thực hiện có thể xảy ra sai xót và hạn chế. Nhóm chúng em
rất mong nhận được những ý kiến đóng góp q báu để hồn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn rất nhiều!!!

2


PHẦN I: CƠ SỞ LÝ LUẬN
1. Các khái niệm
1.1. Định nghĩa về văn hóa
Năm 1994, UNESCO đã đưa ra khái niệm về văn hóa: “Văn hóa, đó là một
phức thể-tổng thể các đặc trưng-diện mạo về tinh thần, vật chất, trí thức và tình cảm
khắc họa nên bản sắc của một cộng đồng gia đình, xóm làng, vùng, miền, quốc gia,
xã hội. Văn hóa khơng chỉ bao gồm nghệ thuật, văn chương và cả những lối sống,
những quyền cơ bản của con người, những hệ thống giá trị, những truyền thống tín
ngưỡng”.
Văn hóa Việt Nam là thành quả của hàng nghìn, hàng vạn năm lao động và
sáng tạo, đấu tranh kiên cường trong dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam;
là kết quả giao lưu và tiếp thu tinh hoa nhiều nền văn minh thế giới. Văn hóa Việt
Nam là một nền văn hóa đa dạng do bản sắc văn hóa dân tộc thể hiện tâm hồn, nếp
sống của người Việt Nam.

Ở Việt Nam, văn hóa xã hội gắn liền với thiên nhiên và không thể tách rời.
Bởi lẽ, nền tảng cơ bản của văn hóa Việt Nam khởi phát từ nền văn minh gốc nông
nghiệp, trọng âm, trọng tĩnh.
TĨNH
Đề cao

Tâm lý
chu kỳ

tập thể
làng xã

Theo

SỈ

kinh nghiệm
Tôn ti, trật tự
chặt chẽ

CẤU TRÚC
HTHVHVN

Khéo léo,
trí tuệ
VĂN
Nhu thắng cương,
nhược chế cường

Đề cao đạo

đức, hài hịa

Coi trọng
tinh thần,
tâm linh

TÌNH

Sơ đồ 1: Cấu trúc hệ giá trị văn hóa Việt
Nam
Văn hóa Việt Nam mang đậm bản sắc nền văn minh lúa nước nên có mối
quan hệ gắn bó mật thiết và khơng thể tách rời với điều kiện tự nhiên ( mơi trường).
Từ đó, hình thành đặc điểm tơn trọng, thậm chí e ngại, sợ sệt trước thiên nhiên. Vì
nền sản xuất nơng nghiệp phụ thuộc chủ yếu vào thiên nhiên, với nhiều yếu tố phức
3


tạp của thời tiết, nên đã tập cho người Việt một cách nhìn nhận tổng hợp, quan sát
và xem xét các mối quan hệ tương tác của nhiều yếu tố của mơi trường. Nhờ đó,
người Việt Nam có nhiều hiểu biết về thiên nhiên, về thời tiết, đặc biệt là về điều
kiện tự nhiên, môi trường sống và điều kiện sinh hoạt thích hợp cho nơng nghiệp.
Mối quan hệ qua lại con người-tự nhiên theo cách nhìn của văn hóa phương
Đơng, có thể mơ hình hóa.
Theo mơ hình này, quan hệ qua lại giữa con người và
tự nhiên là quan hệ lưỡng nghi, âm(- -), dương(-) hỗ căn.
Trong quan hệ này, đối với tự nhiên con người là dương(-)
và đối với con người tự nhiên là âm(- -) Âm(- -), dương(-)
hỗ căn, nương tựa nhau tồn tại và phát triền.
Con người năng động, chủ động tác động vào tự nhiên để kiếm sống. Những
tác động vào tự nhiên được thể hiện rất cụ thể qua hoạt động sản xuất: khai phá

ruộng, nương; trồng trọt, chăn nuôi, thu hái lâm thổ sản, làm nhà ở; đi lại, làm ra
các phương tiện vận chuyển, chọn loại hình sản xuất…, được tính tốn gắn với địa
hình, khí hậu, nguồn nước, chất đất, tài nguyên rừng. Những hoạt động hái lượm
lâm sản, săn bắt động vật hoang dã, càng phải phụ thuộc vào thiên nhiên, thiên
nhiên có gì thì con người thu nhặt, hái lượm, săn bắt thứ đó.
1.2. Định nghĩa về bản sắc văn hóa dân tộc
Khi nói đến văn hóa, người ta nghĩ ngay đến việc phải tìm hiểu về bản sắc
văn hóa, bởi đó chính là cốt lõi gần như bất biến, khơng thể vay mượn được.
Vậy bản sắc văn hóa là gì? Theo từ điển Tiếng Việt, “ bản” là của mình,
“sắc” là dung mạo suy ra “bản sắc” là tính chất đặc biệt vốn có, tạo thành phẩm
cách riêng.
Bản sắc văn hóa là những giá trị vật chất và tinh thần đặc thù riêng của một
dân tộc, do họ sáng tạo và tích lũy trong sự tương tác giữa mơi trường tự nhiên và
xã hội của mình. Bản sắc văn hóa là tổng thể các đặc trưng của văn hóa, mang tính
bền vững, trường tồn, trừu tượng và tiềm ẩn, do vậy muốn nhận biết nó phải thơng
qua vơ vàn các sắc thái văn hóa, là biểu hiện của bản sắc văn hóa ấy. Nếu bản sắc
văn hóa là cái trừu tượng, tiềm ẩn, bền vững thì các sắc thái biểu hiện của nó tương
đối cụ thể, bộc lộ và khả biến hơn.
Bản sắc văn hóa riêng của từng dân tộc biểu hiện cụ thể và dễ nhận biết sự
riêng biệt này. Người ta có thể nhận biết bản sắc dân tộc qua các sắc thái văn hóa
4


của nó như: trang phục truyền thống, cách ăn nói, chào hỏi, ẩm thực, cách ứng xử,
lễ hội, dân ca, kiến trúc, nghệ thuật dân gian… Đây cũng chính là sự khác biệt giữa
dân tộc này với dân tộc khác.
Bản sắc văn hóa gồm có hai loại:


Các giá trị văn hóa vật thể: các di tích kiến trúc, các phong cảnh thiên

nhiên,… do vị trí địa lí và con người sáng tạo, tích lũy. Nó có tính đặc thù
riêng do mỗi dân tộc sinh sống ở một lãnh thổ riêng với những điều kiện
tự nhiên khác nhau. Ý tưởng sáng tạo của mỗi dân tộc cũng khác nhau.

Ví dụ:
Các cơng trình kiến trúc của Việt Nam có xu hướng hịa mình vào thiên
nhiên, ẩn hiện trong thiên nhiên tiêu biểu như Chùa Một Cột là một cơng trình kiến
trúc độc đáo của Hà Nội và của Việt Nam. Cho đến nay, nó vẫn là một trong những
hình ảnh tượng trưng cho Hà Nội mang hình dáng một tịa sen đang nở trên mặt
nước.
Kiến trúc ngơi chùa đặt hồn tồn trên một cột đá lớn, phần trên cột đá có
mộng để đưa ra tám hệ công xôn kép.Mỗi hệ công xôn này bao gồm hai thanh dầm
công xôn ngang và một thanh dầm công xôn chéo được liên kết mộng vào một
giằng đứng.
Chi tiết cột và lan can phía trên mảnh nhẹ và đơn giản.Mặt bằng vuông,đối
xứng nên mái cũng vuông, nhưng hình thức mái lại khơng đối xứng mà mái chính
lớn hơn, có hướng Nam-bắc. Chùa Một Cột có giá trị thẩm mỹ ở chỗ gắn bó với
thiên nhiên,mặt nước,cây cỏ xung quanh nó.


Các giá trị văn hóa phi vật thể: là âm nhạc, ngôn ngữ, huyền thoại, nghi
thức, phong tục tập quán,… do con nguời sáng tạo trong quá trình lao
động.

Ví dụ:
Đờn ca tài tử là loại hình nghệ thuật dân gian đặc trưng của vùng Nam Bộ.
Đây là loại hình nghệ thuật của đàn và ca, do những người bình dân, thanh niên
nam nữ nơng thơn Nam Bộ hát ca sau những giờ lao động. Đờn ca tài tử xuất hiện
hơn 100 năm trước, là loại hình diễn tấu có ban nhạc gồm bốn loại là đàn kìm, đàn
cò, đàn tranh và đàn bầu (gọi là tứ tuyệt), sau này, có cách tân bằng cách thay thế

độc huyền cầm bằng cây guitar phím lõm.

5


Đờn ca tài tử là loại hình sinh hoạt văn hóa gắn kết cộng đồng, phản ánh
tâm tư, tình cảm và phù hợp với lối sống cần cù, phóng khống, cởi mở và can
trường của người dân Nam bộ. Thông qua việc thực hành Đờn ca tài tử, các tập
quán xã hội khác như: lễ hội, văn hóa truyền khẩu, nghề thủ công,… cũng được bảo
tồn và phát huy.
Dù vật thể hay phi vật thể thì hai loại hình này gắn bó chặt chẽ với nhau,
lồng vào nhau, sự phân biệt chỉ là tương đối. Vì những loại phi vật thể đa số được
thể hiện, lồng ghép trong các loại hình vật thể.
Ví dụ:
Áo dài được xem là “quốc hồn” của người phụ nữ Việt Nam. Khi ngắm nhìn
những chiếc áo dài người ta thấy nó vừa quyến rũ, vừa gợi cảm, vừa kín đáo nhưng
vẫn biểu lộ đường nét quyến rũ của người phụ nữ. Không đơn thuần là trang phục
truyền thống, áo dài còn là một nét văn hóa nói nên nhân sinh quan tinh thần của
người phụ nữ Việt Nam. Chính nét đẹp và ý nghĩa sâu sắc tiềm ẩn trong chiếc áo
dài nên có thể nói rằng tà áo dài Việt Nam xứng đáng mệnh danh là “nét duyên
dáng Việt Nam”. Áo dài Việt Nam mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc và được xem
là di sản văn hóa, là niềm tự hào của người Việt Nam.
2. Bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam
2.1.Văn hóa Việt Nam theo thời gian lịch sử
Lớp văn hóa bản địa: ( Văn hóa thời tiền sử và thời Văn lang Âu lạc)


Giai đoạn tiền sử

Kể từ thượng cổ đến khi hình thành nước Văn Lang (khoảng năm 2879

TCN và kết thúc vào năm 258 TCN bởi An Dương Vương Thục Phán ).
Thành tựu lớn nhất là tạo ra nghề trồng lúa nước ( khác hẳn với trồng lúa
khô/ nương rẫy)
Thuần dưỡng một số gia súc (bò trâu, gà vịt, heo). Trồng dâu nuôi tầm, dệt
vải. Làm nhà sàn. Dùng cây thuốc nam chữa bệnh. Uống trà.


Giai đoạn Văn Lang- Âu Lạc

Quốc gia đầu tiên ra đời gọi tên là Văn Lang, có lẽ để hạn chế dịng người du
mục phương Bắc đi xuống. Sau khi An Dương Vương đổi tên là Âu Lạc, thời đại
Hùng vương kết thúc với triều đại Triệu Đà kế tiếp.
Thành tựu văn hóa chính :
6




Nghề luyện kim đồng, đúc đồng và điêu khắc đồng ( trống đồng, thạp



đồng,…)
Văn học dân gian, truyền thuyết, thần thoại,…
Có thể đã tạo ra hệ thống văn tự, chữ viết, nhưng về sau bị xóa bỏ.



Lớp văn hóa giao lưu với Trung Hoa và Ấn Độ



Giai đoạn văn hóa chống Bắc thuộc

Kể từ Triệu Đà (238 TCN) đến khi Ngô Quyền giành lại độc lập dân tộc
(938). Ý thức đối kháng kiên trì, bất khuất trước nguy cơ xâm lăng của phong kiến
phương Bắc. Tên nước “Việt Nam” ra đời từ thời Triệu Đà đã tỏ rõ ý thức phân biệt
chủ quyền đất nước. Từ đó về sau, trải qua nhiều lần đổi tên, chữ “nam” vẫn được
duy trì.
Những cuộc kháng chiến liên tiếp qua các thế kỉ như Hai Bà Trưng, Bà Triệu,
Lí Bí, Triệu Quang Phục, Mai Thúc Loan, Phùng Hưng, cha con họ Khúc, Dương
Diên Nghệ và đỉnh cao là cuộc đại thắng của Ngô Quyền năm 1938.
Mặc dù lúc này nền văn hóa Văn Lang- Âu Lạc đã lạc hậu, suy thoái cần
được sự tiếp nhận thêm văn hóa khu vực phát triển hơn, nhưng để giữ gìn chủ
quyền dân tộc, nhân dân ta kiên trì tìm mọi cách chối từ văn hóa Hán đang tràn vào
theo gót ngựa quân xâm lược. Tuy nhiên, trong khi chối từ, dân tộc ta vẫn tiếp thu
những tinh hoa văn hóa Trung Hoa biến thành cái riêng của mình .
Ví dụ:
Chữ Hán đọc bằng âm Hán Việt được dân ta gọi là chữ Nho. Vì đọc chữ
bằng tiếng mẹ đẻ nên chữ Nho trở nên dễ học đối với người Việt: chi cần học mặt
chữ, nghĩa chữ và cách viết văn chữ Hán mà không cần học phát âm cũng như học
nghe, nói tiếng Hán. Vì thế ở thời nông thôn nước ta không hiếm người 6-7 tuổi biết
chữ Nho.
Chữ Nho khác chữ Hán ở phần ngữ âm: nó là chữ Hán được đọc bằng âm
tiếng Việt chứ không đọc bằng âm tiếng Hán như chữ người Hán dùng. Nói cách
khác, chữ Nho là chữ Hán đã được Việt hóa phần ngữ âm; cịn về tự dạng và nghĩa
chữ thì cơ bản như chữ Hán của người Hán vì thế có người gọi chữ Nho là chữ
Hán Việt.
Giai đoạn này khơng có những thành tựu văn hóa đáng kể. Nếu có, chúng ta
cần nói đến hai nguồn văn hóa truyền vào nước ta theo con đường hịa bình, đó là
văn hóa Phật giáo thâm nhập vào miền Bắc và văn hóa Hồi giáo, Bà la mơn đi vào

miền Trung bộ tạo dựng nên vương quốc Champa.

7


Trải qua hơn 1000 năm Bắc thuộc chúng ta vẫn giữ gìn được bản sắc văn hóa
riêng của người Việt Nam. Điều đó khẳng định sự vững chắc của bản sắc văn hóa
Việt Nam và tạo đà cho sự phát triển sau này.


Văn hóa Đại Việt thời tự chủ

Sau chiến thắng của Ngô Quyền, nước ta lại xây dựng nền độc lập. Trải qua
các triều đại ngắn Đinh Bộ Lĩnh, Lê Hồn, phải đến thời nhà Lý nền văn hóa Đại
Việt mới phát triển mạnh với tinh thần phục hưng mãnh liệt.
Tiếp theo là nhà Trần, nền văn hóa Đại Việt đạt được bước phát triển rực rỡ,
gọi chung là thời đại văn hóa Lý- Trần.
Đạt tới đỉnh cao rực rỡ là thời nhà Lê, nước ta đã có một nền văn hóa phong
kiến ngang tầm khu vực, đủ sức tự cường và giữ vững độc lập dân tộc.
Dân tộc ta phát triển về phương nam vừa nhằm mục đích bảo vệ lãnh thổ,
vừa phát triển đất nước. Xóa bỏ vương quốc Chăm pa ở miền Trung thường quấy
phá sau lưng theo sự xíu giục của bọn xâm lược phương Bắc.
Dân tộc ta khẩn trương tiếp thu văn hóa phong kiến Trung Hoa, chủ yếu là hệ
thống giáo dục Nho giáo, Phật giáo Trung Hoa, kể cả Đạo giáo, theo xu hướng
“Tam giáo đồng quy”. Với phương châm “ Việt Nam hóa” những thứ văn hóa ngoại
lai, nghĩa là tiếp nhận văn hóa và vận dụng cho phù hợp hồn cảnh và bản lĩnh, tính
cách dân tộc Việt, nhân dân đã tạo ra một nền Nho giáo Việt Nam, Phật giáo Việt
Nam,…
Nhân dân ta tiếp nhận chữ Hán, nhưng tạo ra cách đọc bằng âm Hán Việt.
Rồi lại sáng tạo ra chữ Nơm để ghi âm tiếng Việt.

Những lớp trí thức Hán học đã đóng góp vai trị nịng cốt trong bộ máy quan
lại phong kiến Việt Nam các triều đại Lý, Trần, Lê và Nguyễn.
Thủ đô bền vững từ đây đặt tại Thăng Long, với Quốc Tử Giám được coi là
trường đại học đầu tiên, cùng với Văn Miếu, khẳng định một giai đoạn phát triển
cao của dân tộc.
Lớp văn hóa giao lưu với phương Tây và thế giới.


Văn hóa Đại Nam

Đại Nam là quốc hiệu do Nhà Nguyễn Minh Mạng đặt sau tên Việt Nam do
Gia Long đặt. Giai đoạn này tính từ thời các chúa Nguyễn cho đến khi thực dân
Pháp chiếm được nước ta làm thuộc địa.

8


Sau thời kì hỗn độn Lê Mạc, Trịnh Nguyễn phân tranh, đến nhà Nguyễn,
Nho giáo lại được phục hồi làm quốc giáo, nhưng nó đã đến hồi suy tàn, khơng còn
đủ khả năng đáp ứng yêu cầu phát triển văn hóa tiến kịp phương Tây.
Thiên Chúa giáo bắt đầu thâm nhập vào Việt Nam do các giáo sỹ phương
Tây đến các vùng duyên hải nước ta truyền đạo. Nhà Nguyễn ban đầu cho họ vào,
về sau lại ngăn cản. Thực dân Pháp kiếm cớ bảo vệ đạo đã kéo quân vào, nổ súng
cướp nước ta từ 1858.


Văn hóa hiện đại

Kể từ khi thực dân Pháp đặt được nền cai trị trên cõi Đông Dương và Việt
Nam, đầu thế kỉ 20, văn hóa phương Tây tự do tràn ngập vào nước ta:

Khoa học xã hội – nhân văn nước ta vốn có một bề dày nhưng cần tiếp thu những
phương pháp mới:








Khoa học tự nhiên kĩ thuật hầu như hồn tồn mới đã được tiếp thu nhanh.
Cơ sở hạ tầng kĩ thuật như đường quốc lộ, nhà máy điện, khai mỏ, nhà bưu
điện, nhà máy điện,v.v… bắt đầu xây dựng.
Một số trường trung học, sau đó cao đẳng, được thành lập.
Tiếng Pháp đưa vào dạy ở nhà trường.
Hệ thống chữ quốc ngữ được sáng tạo, giúp cho phong trào học tập, truyền
bá văn hóa mới được nhanh chóng.
Hệ tư tưởng dân chủ tự do tư sản truyền bá vào nước ta.
Lối sống phương Tây ảnh hưởng chủ yếu ở thành thị.
Ví dụ:
Trang phục quần áo bà ba, áo tứ thân bị thay vào đó là quần âu, áo sơ mi…



Văn học, nghệ thuật phương Tây gây ảnh hưởng sâu sắc trong đời sống văn



nghệ nước ta (giai đoạn 1930-1945)
Đặc biệt, tư tưởng cách mạng vô sản Mác- Lê Nin đã được tiếp thu sáng tạo

vào Việt Nam qua những tri thức trẻ giàu lịng u nước như Nguyễn Ái
Quốc.

Nhìn chung, dân ta vừa chấp nhận Âu hóa, vừa chống Âu hóa trong chừng
mực nhất định, bảo đảm vừa tiến kịp trình độ thế giới, vừa giữ gìn bản sắc dân tộc.
Những giá trị văn hóa mới đang định hình cần có thời gian thử thách và lựa chọn.


Xây dựng bản sắc văn hóa dưới thời kỳ mới ( từ năm 1945 đến nay)

Dưới thời kỳ mới, cùng với sự phát triển kinh tế đi lên chủ nghĩa xã hội,
chúng ta luôn giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, nó đưa lên một tầm cao

9


mới, cái nhìn mới và có lý luận riêng. Có những chế độ, chính sách, pháp lệnh rõ
ràng để giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam.
Dù dưới thời kỳ nào, chế độ nào thì con người Việt Nam vẫn luôn luôn mang
đậm nét Việt Nam. Khơng một ai, và khơng một cái gì có thể thay đổi được bản sắc
văn hóa dân tộc Việt Nam. Và chắc chắn nó sẽ khơng ngừng được giữ gìn và phát
huy hơn.
2.2. Những đặc trưng cơ bản về văn hóa Việt Nam
Văn hóa Việt Nam dưới quan niệm là văn hóa dân tộc thống nhất trên cơ sở
đa sắc thái văn hóa dân tộc người được thể hiện ở ba đặc trưng chính:


Đặc trưng thứ nhất: Việt Nam có một nền văn hóa phong phú và đa dạng




trên tất cả các khía cạnh, người Việt cùng cộng đồng 54 dân tộc anh em có
những phong tục đúng đắn, tốt đẹp từ lâu đời, có những lễ hội nhiều ý nghĩa
sinh hoạt cộng đồng, những niềm tin bền vững trong tín ngưỡng, sự khoan
dung trong tư tưởng giáo lý khác nhau của tơn giáo, tính cặn kẽ và ẩn dụ
trong giao tiếp truyền đạt của ngôn ngữ, từ truyền thống đến hiện đại của văn
học, nghệ thuật.
Đặc trưng thứ hai: Sự khác biệt về cấu trúc địa hình, khí hậu và phân bố dân



tộc, dân cư đã tạo ra những vùng văn hố có những nét đặc trưng riêng tại
Việt Nam. Từ cái nơi của văn hóa Việt Nam ở đồng bằng sông Hồng của
người Việt chủ đạo với nền văn hóa làng xã và văn minh lúa nước, đến
những sắc thái văn hóa các dân tộc miền núi tại Tây bắc và Đông bắc. Từ các
vùng đất biên viễn của Việt Nam thời dựng nước ở Bắc Trung bộ đến sự pha
trộn với văn hóa Chăm Pa của người Chăm ở Nam Trung Bộ. Từ những vùng
đất mới ở Nam Bộ với sự kết hợp văn hóa các tộc người Hoa, người Khmer
đến sự đa dạng trong văn hóa và tộc người ở Tây Nguyên.
Đặc trưng thứ ba: Với một lịch sử có từ hàng nghìn năm của người Việt cùng
với những hội tụ về sau của các dân tộc khác, từ văn hóa bản địa của người
Việt cổ từ thời Hồng Bàng đến những ảnh hưởng từ bên ngồi trong trong
hàng nghìn năm nay. Với những ảnh hưởng từ xa xưa của Trung Quốc và
Đông Nam Á đến những ảnh hưởng của Pháp từ thế kỷ 19, phương Tây
trong thế kỷ 20 và tồn cầu hóa từ thế kỷ 21. Việt Nam đã có những thay đổi
về văn hóa theo các thời kỳ lịch sử, có những khía cạnh mất đi nhưng cũng
có những khía cạnh văn hóa khác bổ sung vào nền văn hóa Việt Nam hiện
đại.

10



3. Khai thác bản sắc văn hóa dân tộc trong phát triển du lịch Việt Nam
3.1.Vì sao phải khai thác bản sắc văn hóa dân tộc trong phát triển du lịch
Việt Nam?
Việt Nam có những tiềm năng và nguồn lực (mạnh và yếu) phát triển du lịchvăn hóa
ở nước ta. Nhưng trong quá trình xây dựng chiến lược và quy hoạch tổng thể phát
triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, tiềm năng về tài
nguyên và các nguồn lực phát triển du lịch văn hóa đã được tổng hợp đánh giá với
các điểm nổi bật như sau:


Tài ngun văn hóa vật thể và phi vật thể, truyền thống và đương đại của các



dân tộc Việt Nam vô cùng đa dạng về số lượng, quy mô, thể loại, hình thức
biểu hiện, phân bố về lịch sử, khơng gian địa lý, tính chất và mức độ giá trị.
Giá trị hấp dẫn du lịch của các tài nguyên văn hóa có tiềm năng phát triển trở



thành những sản phẩm du lịch đặc sắc, tạo lên sự khác biệt và sức cạnh tranh
cho du lịch Việt Nam, tiêu biểu như nghệ thuật truyền thống, văn hóa lịch sử,
lối sống, di tích, di sản, lễ hội, làng nghề, ẩm thực...
Con người Việt Nam với lối sống giản dị, gần gũi thân thiện, cởi mở, thân ái,



cần cù chăm chỉ và ln sẵn lịng giúp đỡ, với nụ cười chân thực và những

nét đẹp của con người Việt Nam trên khắp các vùng, miền tạo lên phong
cách, sức cuốn hút và giá trị về văn hóa đặc sắc, riêng có của Việt Nam để
làm hài lòng du khách. Đây là nét văn hóa đặc trưng dễ cảm nhận và đọng lại
trong lịng du khách và trở thành ấn tượng, hình ảnh của du lịch Việt Nam.
Những nỗ lực bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa đã đạt được những kết quả



nhất định trong hoạt động du lịch để làm gia tăng giá trị sản phẩm du lịch.
Nguồn lực tài chính và kỹ thuật cho cơng tác bảo tồn văn hóa được huy động
từ ngân sách Nhà nước là chủ yếu (chương trình mục tiêu văn hóa) đồng thời
có sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế. Nguồn lực từ cộng đồng địa phương tuy
nhỏ lẻ phân tán nhưng thiết thực. Sự chủ động, tích cực của cộng đồng địa
phương xuất hiện khi được chia sẻ lợi ích từ hoạt động du lịch, tiêu biểu như
Hội An, Mỹ Sơn, Mai Châu, SaPa... hoặc các cơ sở tơn giáo tín ngưỡng như
Bái Đính, Hương Tích, Yên Tử, Núi Bà Đen... các làng nghề và các giá trị
thuộc về dòng tộc, phường hội.

11


3.2. Khai thác bản sắc văn hóa trong kinh doanh du lịch ở Việt Nam như
thể nào?


Phát triển sản phẩm đặc trưng văn hóa Việt Nam, đặc trưng văn hóa các vùng



miền; phát triển sản phẩm du lịch văn hóa gắn với di sản, di tích, lễ hội, lối

sống địa phương, làng nghề, văn hóa ẩm thực.
Kết hợp nhuần nhuyễn văn hóa truyền thống, văn hóa dân gian với văn hóa



đương đại trong sản phẩm du lịch.
Tơn trọng giá trị chân thực của truyền thống; chống khuynh hướng bóp méo,



lai căng văn hóa trong sản phẩm du lịch.
Đẩy mạnh và nâng cao chất lượng diễn giải văn hóa trong du lịch.
biết lồng ghép khai thác yếu tố văn hóa trong làm kinh tế du lịch, đặc biệt là
hướng dẫn viên với kỹ năng diễn giải, truyền tải giá trị văn hóa đến du
khách.



Phát triển thị trường, quảng bá và phát triển thương hiệu: nghiên cứu văn
hóa, tập quán từng thị trường để khai thác và thỏa mãn đúng nhu cầu; lấy văn
hóa các dân tộc, vùng miền Việt Nam là thế mạnh, yếu tố đặc trưng để quảng
bá, cạnh tranh và tạo dựng thương hiệu du lịch Việt Nam.

Khai thác bản sắc văn hóa dân tộc trong phát triển du lịch Việt Nam là một
vấn đề mới được quan tâm gần đây vì vậy sẽ khơng tránh khỏi những thắc mắc, sai
lệch. Vì vậy địi hỏi nhà du lịch phải có cách nhận thức đúng đắn vấn đề sao cho
khai thác có hiệu quả mà vẫn giữ gìn bản sắc dân tộc, du khách có thể tìm hiểu được
phong tục tập quán truyền thống mà không đi quá sâu vào lợi nhuận trong kinh
doanh, gây được ấn tượng đặc biệt cho du khách và để lại trong họ một cảm nhận
sâu sắc về văn hóa và con người Việt Nam.

PHẦN II: KHAI THÁC BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC TRONG PHÁT
TRIỂN DU LỊCH VIỆT NAM HIỆN NAY
1. Mối quan hệ giữa bản sắc văn hóa dân tộc và phát triển du lịch Việt
Nam
1.1.Bản sắc văn hóa dân tộc là mục tiêu khai thác du lịch Việt Nam
Tiềm năng của du lịch văn hóa là sản phẩm đặc trưng của du lịch, nó quyết
định chất lượng và hiệu quả của các dịch vụ. Do đó văn hóa xã hội có mối quan hệ
mật thiết với du lịch bao gồm các bộ phận sau:

12




Văn hóa tinh thần: bao gồm các danh lam thắng cảnh văn hóa tinh thần và



sản phẩm văn hóa tinh thần như tơn giáo, văn hóa, giáo dục.
Ví dụ: Lễ hội miếu Bà Chúa Xứ núi Sam An Giang mỗi năm thu hút hơn 2
triệu lượt du khách.
Văn hóa quy phạm: bao gồm đạo đức , phong tục tập quán, ngơn ngữ làm sản



phẩm văn hố qui phạm.
Ví dụ: Tục uống rượu cần của Tây Nguyên trở thành nét đọc đáo mà nhiều
du khách muốn trải nghiệm khi đến với Tây Ngun.
Văn hóa trí tuệ: khoa học, kỹ thuật, thơng tin.Sự giao lưu của hoạt động du




lịch có lợi cho việc thúc đậy phát triển văn hóa trí tuệ của con người.
Ví dụ: Các hội thảo tìm hiểu bản sắc văn hóa Việt Nam thu hút nhiều du
khách như trong hai ngày 18 và 19 tháng 02 năm 2017 sắp đến, tại tỉnh Phú
Yên sẽ diễn ra Hội thảo quốc tế "Văn hóa với Du lịch trong thế giới hội
nhập".
Văn hóa vật chất: kiến trúc, máy móc, cơng cụ, vật dụng. Văn hóa vật chất là
hình thái văn hóa trí tuệ và văn hóa tinh thần cùng tạo thành, bao hàm trong
đó, tạo thành cảnh quan nhân văn ở trạng thái tỉnh, như vật lưu niệm du lịch.
Ví dụ: Thánh địa Mỹ Sơn mang nền văn hóa lâu của dân tộc Chăm đã đón
270 nghìn khách (2015).
1.2.Vai trị của du lịch đối với văn hóa dân tộc
Du lịch là cầu nối bản sắc văn hóa Việt Nam với các dân tộc trên thế giới.

Ngày nay thế giới biết đến Việt Nam như một đất nước đang cuộn mình phát
triển, nói đến Việt Nam là nói đến tà áo dài thướt tha, là nói đến tiếng đàn bầu trầm
bổng, là nghệ thuật múa rối nước đặc sắc, con người Việt Nam nhiệt tình, cởi mở,
chan hịa,…
Mặt khác, nhờ du lịch mà phục hồi và phát triển các lễ hội dân gian bị mất
hoặc đang lụi tàn, khôi phục làng nghề thủ công truyền thống,… Đặc biệt là nghệ
thuật đan mây tre, hàng thủ công mỹ nghệ đem lại giá trị rất cao. Cũng từ sự phát
triển du lịch đem lại sự đầu tư, tơn tạo các cơng trình, kiến trúc di tích cổ như đền
thờ, chùa chiền.
Hoạt động du lịch góp phần nâng cao đời sống văn hóa tinh thần và tu dưỡng
đạo đức cho con người. Đồng thời, du lịch làm tăng sự hiểu biết của du khách đối
với cảnh quan thiên nhiên, đất nước, con người, lịch sử văn hóa xã hội của quốc gia,
nhờ vậy tinh thần yêu tổ quốc, quê hương được tăng lên và có tinh thần trách nhiệm
xây dựng đất nước giàu mạnh, lòng tự hào dân tộc và ý thức bảo vệ môi trường.


13


2. Xu hướng khai thác bản sắc văn hóa dân tộc trong phát triển du lịch
2.1.Xu hướng chung trên thế giới
Nhân loại đang có những bước chuyển mình để bước sang thế kỷ 21. Thế kỷ 21
là thế kỷ toàn cầu hóa, thế kỷ của thơng tin, khoa học, cơng nghệ phát triển. Ngành
du lịch cũng khơng thể đặt mình ngồi vịng xốy đấy.
Nếu như cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20, nhất là từ thập niên 50 trở đi khách du
lịch rất ưa chuộng vùng ven biển Địa Trung Hải, Tây Ban Nha, Italia,…nổi tiếng
nhất là Hawai, Gioneve với những ngơi nhà chọc trời, ơ tơ, sâm banh,…thì từ cuối
thập kỉ 70 đến nay với sự phát triển chóng mặt của cách mạng cơng nghệ, con người
dần chán với nhịp sống ồn ào công nghiệp, sợ ô nhiễm mơi trường ở những trung
tâm đơ thị, do đó các đảo vắng, phế tích xưa, các phố phường với những nét đặc
trưng phương Đông, đang là nơi được du khách ưa chuộng, và trở thành ưu thế
mạnh của du lịch. Mặt khác tính cạnh tranh và thời vụ trong du lịch văn hóa khơng
cao, khơng khắc nghiệt và lạnh lùng như ở các loại hình du lịch khác.
Vì vậy, khai thác bản sắc văn hóa dân tộc trong phát triển du lịch là một điều
tất yếu. Một số nước ở Châu Á đã thành công trong lĩnh vực mới này là Hàn Quốc,
Nhật Bản, Trung Quốc, Singapore,… Ở Hàn Quốc bản sắc văn hóa được giữ gìn ở
các chùa Phật, cơng nên và ở những góc văn hóa dân tộc trong các khách sạn lớn.
Đặc biệt là ở Nhật Bản người ta dễ nhận thấy bản sắc văn hóa Nhật Bản ở những
khu phố hiện đại nhất, trong các bao bì của các sản phẩm hàng hóa, cách trang trí
trong các trung tâm thương mại, siêu thị, trong sinh hoạt đời thường ở các khu phố
vào những ngày cuối tuần hoặc ngày lễ.
2.2.Xu hướngViệt Nam
Bắt nhịp cùng thế giới Việt Nam cũng nhận định khai thác bản sắc văn hóa
dân tộc trong phát triển văn hóa du lịch là một xu thế tất yếu. Kinh nghiệm cho thấy
địa phương nào biết khai thác văn hóa truyền thống đích thực của hoạt động du lịch,
địa phương đó sẽ phát triển và có doanh thu lớn.

Ví dụ:
Cơng ty du lịch Khánh Hịa năm 1995 đã đầu tư và mở rộng đầu tư nhiều
hoạt động văn hóa nghệ thuật dân tộc như hàng tuần tổ chức hát quan họ Bắc
Ninh, các điệu lý Nam Bộ, ví Dặm, biểu diễn các nhạc cụ dân tộc như đàn Tơ rưng,
Krông pút, cồng chiêng,… thu hút càng ngày càng đơng khách nước ngồi. Nhờ đó
mà doanh thu tăng gấp hai lần năm 1994.

14


Mặt khác, Việt Nam có một nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc là một thế
mạnh phát triển du lịch, đưa du lịch Việt Nam sánh vai với các quốc gia khác trên
thế giới. Thế kỷ 21 là thế kỷ của du lịch mang bản sắc đậm đà hương vị Việt Nam.
3. Thực trạng khai thác bản sắc văn hóa dân tộc trong du lịch ở Việt
Nam
Văn hóa dân tộc Việt Nam ngày càng được bạn bè trên khắp thế giới biết
đến, đặc biệt là khi có chính sách mở cửa. Thông qua các hoạt động hợp tác giao
lưu văn hóa, nhất là qua các con đường du lịch văn hóa, nghệ thuật dân tộc Việt
Nam đã đến được với bạn bè xa gần và họ hết sức ngưỡng mộ yêu thích. Càng ngày,
càng nhiều người đến du lịch ở Việt Nam với mục đích tìm hiểu, thưởng thức văn
hóa cổ truyền Việt Nam. Cũng như ở các nước có ngành du lịch phát triển, ở nước
ta, văn hóa truyền thống Việt Nam đã trở thành một mục tiêu hấp dẫn của khách du
lịch và chính nó là một sản phẩm du lịch.
3.1.Các giá trị văn hóa chủ yếu đang được khai thác trong du lịch Việt
Nam
3.1.1.Giá trị văn hóa vật thể
Di tích lịch sử văn hóa Việt Nam biểu hiện chất văn hóa của một quốc gia
nơng nghiệp, có nền “dân gian – huyền thoại” và “tơn giáo – thần bí”.
Trải qua năm tháng lịch sử, chúng ta may mắn được thừa hưởng một số
lượng rất lớn các di tích lịch sử do cha ơng để lại. Tiêu biểu là cố đố Huế, phố cổ

Hội An, tháp Chàm, Chùa Một Cột, tượng Phật chùa Tây Phương, chùa Phật Tích,
đền Hùng,v.v… Đây là nguồn tài nguyên chính đề khai thác kinh doanh trong du
lịch. Đến với các di tích lịch sử Việt Nam, du khách sẽ được tận hưởng các giá trị
văn háo dân tộc chứa đựng trong đó.
Trong những năm vừa qua, rất nhiều di tích được đầu tư sửa chữa đem lại khai
thác. Nó đã góp phần cho du lịch phát triển qua các sản phẩm văn hóa du lịch đầy
hấp dẫn. Tất cả các di tích đều có dáng vẻ kiến trúc riêng của thế kỷ trước và hài
hịa trong khơng gian ngun thủy nên đang là nơi thu hút mạnh mẽ nhất khách
tham quan trong và ngồi nước. Mỗi di tích góp phần rất lớn trong việc đáp ứng u
cầu tìm hiểu văn hóa, nâng cao hiểu biết của người nước ngoài đối với Việt Nam,
đồng thời góp phần xây dựng ngân sách, tăng thu nhập ngoại tệ cho đất nước. Chính
nguồn thu nhập hàng năm mà di tích mang lại cho ngành du lịch nói riêng và cho
đất nước nói chung đã khẳng định tiềm năng to lớn của nó.
Ví dụ:
15


Kiến trúc của Huế đẹp và thơ là một trong những giá trị của một nền phân
loại học kiến trúc phong phú của dân tộc. Kiến trúc Huế bao gồm nhiều mảng đáng
đề cập đến là thành vách, cung điện, lăng tẩm chùa tháp và nhà vườn. Thành vách
Huế bao gồm kinh thành, Hoàng thành, Tử Cẩm thành ( Hoàng thành và Tử Cấm
thành còn quen gọi là Đại nội); cung điện Huế có Điện Thái Hịa và Ngọ Mơn cũng
rất nổi tiếng. Bên cạnh đó, hệ thống lăng mộ của các vua chúa cũng rất độc đáo, nó
khơng đưa người ta liên tưởng đến sự tang tóc, nặng nề mà ở đây, con người bàng
quan, lơ đễnh với các chết, thậm chí cịn tươi vui. Lăng mộ Huế có thể chia làm ba
lăng mộ chính tiêu biểu là lăng Minh Mạng, lăng Tự Đức, lăng Khải Định; nó hiện
diện cho những mốc thời gian khác nhau, ba quan niệm về khơng gian khác nhau,
ba tiêu chí thẩm mĩ và cách sống khác nhau, ba bằng chứng về ảnh hưởng thời
cuộc khác nhau. Chính nó đã góp phần xứng đáng để kiến trúc Huế được xếp vào
di sản được bảo tồn và trùng tu của UNESCO.

Năm 2016 du lịch Huế đón gần 3 triệu lượt khách.
Nếu như những di tích chứng minh cho sự tồn tại của một nền văn hóa dân
tộc thì Trống đồng Đơng Sơn lại như những trang sử với những hình ảnh tượng hình
khắc họa lại những trang lịch sử buổi đầu dựng nước:
Lịch sử: Trống Đồng Đông Sơn đã tồn tại trong khoảng thời gian từ thế kỉ
thứ 7 TCN đến thế kỉ thứ 6 SCN tại vùng Đất Tổ trung du Phú Thọ và các tỉnh vùng
Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ Việt Nam. Trống tiêu biểu cho nền văn hóa Đơng Sơn, với
thời kì các vua Hùng dựng nước Văn Lang.
Ý nghĩa:Trống đồng là một bảo vật, một trong những niềm tự hào sâu sắc
của nền văn hóa Việt Nam. Trống đồng và những hình khắc họa trên trống đã giúp
chúng ta hình dung được đôi nét về cuộc sống của người Việt cổ ở thời xa xưa.
Trống đồng là văn vật tượng trưng cho tinh hoa văn hóa cũng như ý chí quật cường
của dân tộc ta.
Hoa văn: Các họa tiết trên trống khắc họa toàn cảnh sinh hoạt của người
Việt cổ chia làm 2 loại hoa văn hình học và hoa văn hiện thực.
Hoa văn hiện thực là người hay động vật qua đó người xưa muốn gửi gắm
những suy nghĩ tâm tư, ước nguyện của mình về cuộc sống ấm no hạnh phúc.
Hoa văn hình học như chấm nhỏ thẳng hàng, vạch chéo và vạch thẳng song
song, hình răng cưa, vịng trịn, hình chữ S mang tính chất làm nền cho hoa văn hiện
thực.
Trên mặt trống ở chính giữa là ngôi sao 8, 12, 14, 16, cánh tượng trung cho
mặt trời.
16


Giá trị: Trống đồng được sử dụng trong các nghi lễ tơn giáo, trong lễ hội,…
Ví dụ:
Giỗ tổ Hùng Vương – Lễ hội Đền Hùng ngày 10 tháng 3 âm lịch hàng năm
tại tỉnh Phú Thọ có nghi thức linh thiêng là đánh trống đồng đã thu hút nhiều đồng
bào trong nước và du khách quốc tế về tham dự.

Trong ngày khai mạc “ Những ngày giao lưu văn hóa Việt-Nhật” lần thứ 7
tại Hội An đã gây ấn tượng bởi tiết mục biểu diễn đánh trống đồng vói chủ đề “Âm
vang dòng máu Lạc Hồng” và đúc trống đồng tại chỗ.
3.1.2.Giá trị văn hóa phi vật thể
Du lịch Việt Nam không chỉ thu hút khách du lịch đến với Việt Nam bởi các
giá trị văn hóa vật chất mà còn thu hút khách du lịch tới các giá trị văn hóa phi vật
chất. Đó là các loại hình nghệ thuật truyền thống như tuồng, chèo, rối nước, hát ru,
dân ca quan họ, hát sẩm, ca trù,… hết sức độc đáo, là những nét đầy tính dân gian
và huyền thoại của các lễ hội. Và điển hình nhất là những đặc trưng về phong tục
tập quán, tâm hồn cốt cách con người Việt Nam. Đây là nguồn tiềm năng du lịch
phong phú và được khai thác nhiều nhất trong kinh doang du lịch.
Ví dụ:
Đàn Bầu là biểu tượng đặc sắc và độc đáo của văn hóa Việt. Đối với dân tộc
Việt Nam âm nhạc truyền thống mềm mại nhưng linh hoạt, dữ dội nhưng êm đềm,
tâm tình nhưng đầy khát vọng và giá trị cội nguồn cao cả.Nhà thơ người Pháp
Meray, viết trong sách “Học đàn Bầu” : “ Cây đàn bầu thật giống con người Việt
Nam. Nghèo nàn mà giàu lòng. Giản dị mà thanh cao. Đơn sơ mà phong phú.”
Lịch sử: Theo PGS.TS.NSUT Nguyễn Bình Định, Viện trưởng Viện âm nhạc
Việt Nam, cho đến nay chúng ta vẫn khơng đủ dữ liệu để xác minh một cách chính
xác đàn Bầu có từ bao giờ.
Cấu tạo: Đàn Bầu được coi là nhạc cụ thuần Việt và độc đáo nhất trong hệ
thống các nhạc cụ Việt Nam và cũng được coi là một trong những cây đàn độc đáo
của thế giới. Trong số các đàn một dây trên thế giới, đàn Bầu của Việt Nam được
đánh giá là rất đặc sắc và độc đáo, bởi nó là cây đàn duy nhất phát ra âm bồi, khơng
có phím bấm nhưng chơi được tất cả các độ cao, có khả năng trình diễn tất cả các kỉ
thuật rung, nhấn, đặc biệt là kĩ thuật luyến láy.
Giá trị: Đàn Bầu là nhạc cụ của người Việt Nam có mặt và có vị thế trong đời
sống xã hội Việt Nam từ nhiều năm. Có gốc gác, lý lịch, truyền thống từ các truyền
thuyết, giai thoại dân gian. Đàn Bầu trong đời sống đương đại có vị trí vững chắc,
17



được thừa nhận và đưa vào giảng dạy tại các cơ sở chuyên nghiệp như một cây đàn
dân tộc không thể thiếu. Nó có mặt ở nhiều dàn nhạc, nhà hát trong khắp cả nước và
ln có vị trí riêng. Với tư cách là một giá trị văn hóa Việt Nam thường xuyên được
giới thiệu ra nước ngoài như một “đại xứ âm nhạc” và được nhiều người yêu quý.
Ví dụ: Nhạc Hội đàn Bầu lần thứ I, sau đó là “Hội thảo đàn Bầu” do Viện
Nghiên cứu âm nhạc Việt Nam tổ chức năm 1978 đã thu hút đông đảo các nghệ
nhân ở nhiều lứa tuổi tham gia và đóng góp ý kiến quý báu cho sự phát triển của
nghệ thuật biểu diễn đàn Bầu. Tại hội thảo này, cụ Nguyễn Ngọc Thư(Hải Phòng)
vừa chơi đàn Bầu vừa hát xẩm, đặc biệt là cụ Thân Đức Chinh là người khiếm thị
vừa chơi đàn Bầu vừa hát rất ấn tượng.
Trong sinh hoạt văn hóa cổ truyền, những hoạt động ca múa nhạc dân tộc mang
bản sắc văn hóa, có tính đặc trưng của mỗi địa phương, mỗi vùng, mỗi dân tộc,
đóng vai trị hết sức quan trọng. Chính những buổi biểu diễn ca múa nhạc dân tộc
tại những điểm du lịch văn hóa đã thực sự hấp dẫn du khách và giúp họ hiểu hơn về
bản sắc văn hóa dân tộc, những tinh hoa nghệ thuật truyền thống Việt Nam. Đến với
Hịa Bình, du khách khơng những được thăm cảnh núi rừng, thăm những bản làng
dân tộc giàu lòng mến khách mà còn được thưởng thức những đêm “ văn hóa rượu
cần” theo tục lệ với trình tự mang đầy ý nghĩa của cuộc sống dân dã. Cùng với
những bài hát, lời ca, điệu múa của dân tộc Thái, dân tộc Mường, H’ mông, được
mắt thấy tai nghe những chiếc khèn phát ra hòa nhịp với điệu múa của chàng trai
dân tộc. Hầu hết những nhạc cụ độc đáo của các dân tộc thiểu số, đều gây những bất
ngờ thú vị cho du khách.
Hệ thống các giá trị văn hóa phi vật thể của Việt Nam hết sức phong phú, đa
dạng. Ở miền Bắc, khi có dịp về thăm làng quê quan họ, hẳn du khách khó mà dứt
ra được bởi bên núi non, đồng ruộng, sông, hồ thơ mộng, các liền anh, liền chị mời
trầu, hát những làn điệu dân ca nổi tiếng thấm đậm tình người để rồi khi chia tay
đầy lưu luyến, ngậm ngùi. Đến với miền Trung với xứ Huế mơ mộng, ngoài vẻ đẹp
trầm tĩnh, cổ kính của các cơng trình kiến trúc, rực rỡ tinh hoa dân tộc, du khách

khó mà bỏ qua những điệu múa cung đình truyền thống như lục cúng hoa đăng, nữ
tướng luyện trận,… hoặc tựa lưng trên mạn đò thả mình vào những làn điệu, lắng
dịu tâm tình, dìu dặt vang vọng trên sông Hương kiều diễm, đậm đà hương sắc trầm
tư xứ Huế. Đến với miền Nam, khách du lịch lại có cơ hội du ngoạn trên những
dịng kênh rạch, len lỏi trong những miệt vườn đầy hoa trái Nam Bộ, du khách càng
cảm nhận hơn vẻ đẹp thiên nhiên, nhân văn ở đây qua những điệu lý lời ca bay bổng
giữa trời đất mênh mông cỏ cây sơng nước. Mỗi miền có một nét đặc thù riêng,
18


trong mỗi miền lại chia thành các vùng với bản sắc của mình. Vì vậy, có thể nói các
giá trị văn hóa phi vật thể của Việt Nam là miên man, vô tận. Khách du lịch đến
Việt Nam sẽ không bao giờ thưởng thức hết được. Điều đó càng gây sự tị mị thích
thú đối với họ, kích thích họ quay lại lần sau.
Việt Nam là một quốc gia nông nghiệp. Phong tục tập quán cũng bị ảnh hưởng
nặng của canh tác nơng nghiệp. Mặc dù, nó rất lạc hậu nhưng lại gây những bất
ngờ, thú vị cho du khách mỗi khi đến thăm các làng quê Việt Nam. Đối với chúng
ta, ai ai cũng biết con trâu, cái cày, người nông dân một nắng hai sương trồng lên
cây lúa, nhưng đối với khách nước ngồi đó là một điều rất lạ. Họ chỉ biết máy cày,
máy bừa canh tác trên cả một cánh đồng bao la. Nếu được đứng giữa những thửa
ruộng nhấp nhơ, hít thở bầu khơng khí trong lành thơm mùi lúa, mùi đất, ngủ trên
những chông tre chắc chắn sẽ không kém phần hấp dẫn. Đến đây họ được tắm nước
trong những giếng đào, được sử dụng gáo dừa, chum đất nung. Họ cũng được tìm
hiểu cảnh con trâu đi trước cái cày theo sau, những cơ gái Việt Nam đội nón thẹn
thùng trong bộ quần áo đơn sơ giản dị; cảnh nuôi tằm dệt lụa, làm gốm, sứ, làm
hàng thủ công mỹ nghệ với bàn tay khéo léo của con người Việt Nam. Những điều
này, chắc rằng du khách chỉ mới được thưởng thức ở Việt Nam. Nếu đem khai thác
trong du lịch, nó sẽ góp phần khơng nhỏ trong sự phát triển tồn ngành.
3.2.Thực trạng khai thác các giá trị văn hóa trong du lịch Việt Nam
II.3.2.1.Những mặt đã làm được

Cùng với sự phát triển du lịch Việt Nam trong những năm qua, các giá trị văn
hóa cũng khơng ngừng được khai thác đem vào phát triển du lịch. Nhiều khi di tích
được sửa chữa, nhiều tuyến, điểm du lịch được thành lập. Đặc biệt, từ năm 1992
đến nay, cùng với sự nhạy bén của cơ chế thị trường, các di tích lịch sử, các loại
hình nghệ thuật truyền thống được phát huy triệt để vào kinh doanh du lịch ở nước
ta. Hầu như, mỗi vùng, mỗi tỉnh, thành phố đều có các khu di tích được bảo vệ, bán
vé cho du khách tham quan. Đi kèm đó là biểu diễn nghệ thuật, ca múa nhạc dân tộc
để thu hút khách như Văn Miếu, Quốc Tử Giám,. Nhiều lễ hội dân gian được phục
hồi và phát triển như lễ hội chùa Hương, đền Hùng, lễ chọi trâu ở Đồ Sơn, lễ hội
Thánh Gióng,… Ngồi những điểm tổ chức bán vé, nhiều nhà hàng, khach sạn tổ
chức phục vụ miễn phí trong khoảng thời gian nhất định. Đây cũng là hình thức
phục vụ vui chơi giải trí cho khách.
Mặc khác, ngành du lịch Việt Nam dù còn rất non trẻ, khối lượng các tour chưa
nhiều, các dịch vụ cịn ít nhưng thái độ phục vụ của nhân viên du lịch Việt Nam lại
rất tốt, tạo được ấn tượng đẹp rất sâu sắc cho khách du lịch quốc tế. Phần lớn khách
19


du lịch tới Việt Nam đều đánh giá cao về lịng mến mộ, sự phục vụ tận tình, chu đáo
của người Việt Nam. Đó là do người Việt Nam đã phát huy hết truyền thống cởi mở
chân tình của dân tộc mình. Đây là dấu hiệu tốt về sự phát triển du lịch trong tương
lai.
Ngoài ra việc thực hiện Nghị định 87/CP của chính phủ chỉ thị 64CT/TW của ban bí
thư trung ương Đảng, chỉ thị 814/TTG của thủ tướng Chính phủ về tăng cường quản
lý, thiết lập kỷ cương các hoạt động văn hóa và dịch vụ văn hóa từ năm 1996 đến
nay đã đem lại một số khả quan. Với khơng khí khẩn trương, nghiêm túc, trong một
thời gian ngắn nó đã đem lại cho lễ hội bầu khơng khí ngiêm trang vốn có, đem lại
cho các dịch vụ kinh doanh trong lĩnh vực văn hóa một sự quy củ, trật tự. Người ta
khơng cịn thấy đâu cảnh chen lấn, xơ đẩy, chèo kéo khách thay vào đó là một đội
ngũ bảo vệ, phục vụ có tổ chức, có thái độ đúng mực.

Những mặt làm được tuy cịn rất ít nhưng nó đã đủ để phản ánh sự cố gắng vượt bậc
của ngành du lịch nước nhà chuyển sang cơ chế thị trường lại chưa được chuẩn bị
đầy đủ chắc chắn sẽ không tránh khỏi vấp ngã. Những gì chúng ta đã làm được
cũng chỉ là tương đối. Trong tương lai, hy vọng chúng ta sẽ gặt hái được nhiều
thành cơng hơn.
II.3.2.2.Tồn tại:
Bên cạnh những gì đã làm được ở trên, du lịch Việt Nam cũng còn rất nhiều tồn
tại cần giải quyết. Dó là tổ chức một số tuyến điểm du lịch đã bị thương mại hóa,
làm méo mó, lai tạp vẻ đẹp truyền thống vốn có. Đành rằng đã là dịch vụ thì cần
khai thác tối đa, nhưng nếu dùng các nhạc cụ độc đáo biểu diễn đơi ba bài cho qua
chuyện, cốt chỉ kích thích hiếu kì, sự tị mị rồi bán những nhạc cụ đó cho du khách
và coi đó là mục tiêu chính thì thật là tệ hại
Đi mỗi nơi, du khách đều muốn mang những cảm giác mới lạ, những thú vị bất
ngờ khơng chỉ từ những địa danh, những di tích thuần túy. Chính những nét văn hóa
đặc trưng kia đã ghi dấu ấn quan trọng trong cả cuộc hành trình. Nhưng lựa chọn
loại hình nào để phù hợp với nhu cầu, sở thích của khách, giữ gìn được giá trị nghệ
thuật là việc cần được cân nhắc giữa núi rừng bạt ngàn hay khơng gian tĩnh lặng,
thanh bình của một vùng q, chắc chắn du khách khơng thích thú gì khi nghe
những lời ca, bản nhạc quốc tế ồn ào mà không phải những giai điệu thăng trầm của
cây đàn bầu hay tiếng sáo trúc vút lên thánh thót. Hoặc với du khách những buổi
biểu diễn nhạc nhẹ, những buổi hịa nhạc với quy mơ lớn với đủ các phương tiện
điện tử hiện đại khơng có gì xa lạ. Từ đó, hình ảnh đất nước, con người Việt Nam

20


tươi đẹp mới thắm đậm và được lưu giữ mãi mãi trong lịng du khách với sự kính
trọng và cảm phục.
Việt Nam có 54 dân tộc với 54 màu sắc văn hóa khác nhau nhưng chỉ mới có
văn hóa người Kinh là được khai thác phổ biến trong du lịch, còn các dân tộc khác

đã khai thác nhưng còn rất ít. Văn hóa các dân tộc thiểu số phía Bắc có văn hóa
Mường, Thái, văn hóa Tày- Nùng, H’mơng, Dao,v.v… Dọc Trường Sơn và Tây
Nguyên có văn hóa Khơ Me. Tiềm năng văn hóa các dân tộc thiểu số là rất lớn
nhưng việc khai thác nó là rất khó khăn. Do các dân tộc nằm ở vùng sâu, vùng xa,
giao thơng đi lại khó khăn. Trong tương lai khi mạng lưới giao thơng phát triển đến
từng thơn xóm, bản làng thì đây sẽ là nguồn tiềm năng phong phú của du lịch nước
ta.
Vấn đề nổi cộm nhất trong du lịch Việt Nam, có lẽ vẫn là cơng tác tổ chức, quản
lý tại các tuyến điểm du lịch là những di tích, cơng trình nghệ thuật có giá trị cao
mà khơng thể làm mới được, nếu có hư hỏng thì chấp nhận mất mát mà thôi. Mặt
khác, đây là những nơi địi hỏi khơng khí nghiêm trang, tơn trọng, ngưỡng mộ. Nếu
khai thác lộn xơn, khơng có quy củ thì sẽ làm mất đi giá trị của nó. Từ khi có các
chỉ thị của Chính phủ và đặc biệt là pháp lệnh du lịch ra đời gần đây đã chấn chỉnh
công tác quản lý, tổ chức, bài trừ các tệ nạn. Nhưng cơng việc này địi hỏi phải có
thời gian lâu dài chứ không thể ngày một ngày hai, ở nước ta một số nơi vẫn còn
hiện tượng chèo kéo khách, nạn ăn xin mà khách quốc tế họ rất sợ, và một số luồng
văn hóa độc hại đang hồnh hành. Đây là mặt tồn tại rất lớn của du lịch Việt Nam.
Văn hóa Việt Nam phong phú và đa đạng. Khách du lịch đến với Việt Nam, với
bản sắc văn hóa dân tộc trong những năm qua đáng kể. Nhưng thực tế ta thấy,
ngành du lịch chưa khai thác hết tiềm năng to lớn đó, chưa thực sự đưa khách đến
với bản sắc văn hóa độc đáo của người Việt Nam, chưa làm cho họ hiểu hết vẻ đẹp
con người, dân tộc Việt Nam. Những gì khai thác được chỉ mới là một phần rất nhỏ
trong kho tàng vô tận đó. Nếu biết khai thác đúng lúc đúng chỗ, chắc chắn du lịch
Việt Nam sẽ tạo được một ấn tượng đặc biệt cho du khách.


Nhận xét:

Phát triển du lịch văn hóa với bản sắc văn hóa dân tộc có mối quan hệ chặt chẽ
với nhau. Bản sắc văn hóa là nội lực để du lịch khai thác và ngược lại, lợi nhuận từ

du lịch để đầu tư giữ gìn, tơn tạo bản sắc văn hóa. Trong những năm vừa qua, bản
sắc văn hóa được khai thác kinh doanh trong du lịch chưa nhiều, chưa xứng đáng
với tiềm năng của nó. Sang thế kỉ 21, đây là hướng chính để phát triển du lịch Việt

21


Nam, góp phần đưa du lịch Việt Nam ngang bằng với các quốc gia phát triển trên
thế giới.
PHẦN III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP CƠ BẢN ĐỂ KHAI THÁC BẢN SẮC VĂN
HÓA DÂN TỘC TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH VIỆT NAM
1.Những thành công và tồn tại của du lịch Việt Nam trong những năm
qua
1.1.thành công
Du lịch Việt Nam tăng trưởng với tốc độ khá nhanh từ 500.000 lượt khách
năm 1992 lên 10,5 triệu khách năm 2016. Điều đó chứng tỏ Việt Nam có một cái gì
đó thực sự hấp dẫn du khách, lôi cuốn họ đến với đất nước và con người Việt Nam,
chứng tỏ Việt Nam có bản sắc riêng độc đáo khác với các quốc gia khác trên thề
giới mà họ từng đến.
Các di tích lịch sử được tơn tạo, các làng nghề truyền thống được khơi dậy và
đặc biệt các lễ hội dân gian được tổ chức rầm rộ hơn, nó gây sự chú ý và thu hút du
khách. Bản sắc văn hóa khai thác trong kinh doanh du lịch tạo được ấn tượng và
gây thiện cảm cho quốc tế.
Các cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật được đầu tư khai thác phục vụ du
khách.
Nhận thức về đất nước, con người về Việt Nam trên thề giới đã có sự thay đổi.
Nếu trước đây, họ biết đến Việt Nam như một dân tộc nghèo nàn lạc hậu sau chiến
tranh thì nay đó là một quốc gia cởi mở, nhiệt tình với du khách, có một nền văn
hóa đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc, và đang nỗ lực cố gắng vươn lên trên bước
đường phát triển

Du lịch làm tăng ngân sách quốc gia và đầu tư trở lại khôi phục phát triển bản
sắc văn hóa Việt Nam
Nhiều nét đặc sắc của dân tộc Việt Nam được biết đến như nghệ thuật múa rối
nước, đà bầ, ca trù, ẩm thực, dân ca quan họ, trang phục áo dài, lễ hội đền Hùng,
chùa Hương, lễ hội chọi trâu,.. Mở rộng sự giao lưu và quan hệ quốc tế.
Nhiều quan niệm thay đổi: bệnh bảo thủ, thói dựa dẫm, đầu óc gia trưởng, tư
tưởng địa phương chủ nghĩa đang dần mất đi.

22


1.2.Tồn tại


Chưa có sản phẩm du lịch đặc trưng, chưa truyền được cái hồn dân



tộc cho sản phẩm du lịch.
Hàng hóa hóa, tầm thường hóa nền văn háo dân tộc do thương mại



hóa nền văn hóa.
Khách du lịch đến với Việt Nam đa số chưa quay lại mặc dù họ rất



thích văn hóa dân tộc và long mến khách của con người Việt Nam bởi
vì chúng ta chưa khai thác được bản sắc văn hóa vào kinh doanh du

lịch hoặc đã khai thác nhưng còn lộn xộn, mất trật tự.
Nhiều di tích lịch sử , phong tục tập quán, lễ hội truyền thống, các



nghệ thuật dân gian đang đi vào lãng quên hoặc được khai thác ở mức
qua loa dẫn đến tổn hại nghiêm trọng
Vì quan niệm chạy theo lợi nhuận trong khai thác kinh doanh du lịch



mà con người mất đi ý thức tơn trọng bản sắc văn hóa dân tộc cũng
như tơn trọng chính mình.
Một số nơi, một số lễ hội, điểm du lịch được đầu tư quá mức nhưng



có nơi lại bỏ khơng gây nên sự mất cân đối mà bản sắc văn hóa dân
tộc đều là vốn quý như nhau.
Vẫn chưa khai thác được nhiều những giá trị văn hóa tinh túy và



thăng hoa để phục vụ phát triển du lịch.
Chưa được kết nối tạo dựng chuỗi giá trị và do vậy chưa làm nổi bật



hình ảnh thương hiệu du lịch bằng những giá trị đậm nét văn hóa Việt
Nam.

Tác động của hoạt động du lịch tới những thiết chế văn hóa chưa được
kiểm sốt hiệu quả; sự biến tướng, lai căng, thái quá, sân khấu hóa,
thương mại hóa quá mức, tiếp thu văn hóa ngoại lai... đang làm mờ
nhạt, giảm giá trị và nhanh suy thoái sản phẩm du lịch, đe dọa sự phát
triển bền vững.

2. Nguyên nhân
2.1. Khách quan.
Do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ châu Á làm suy giảm nền
kinh tế nên người dân khơng có điều kiện đi du lịch nhiều nước như trước mà khách
đến Việt Nam chủ yếu là khách Châu Á.
Trong số khách đến Việt Nam tỷ trọng khách đi cơng vụ, kinh doanh, tìm lại
chiến trướng xưa là chủ yếu nên số lượng quay lại ít và số khách ngày càng giảm.

23


2.2. Chủ quan:
Việt Nam chưa có sản phẩm du lịch đặc trưng
Các dịch vụ còn nghèo nàn, đơn điệu.
Khách du lịch tới Việt Nam muốn tìm hiểu bản sắc văn hóa dân tộc chứ
khơng phải là thưởng thức các phương tiện, tiện nghi hiện đại, cái mà nước họ cũng
có thậm chí cịn phát triển hơn.
Việt Nam thực sự chưa khai thác hết bản sắc dân tộc mình nhằm tạo thế
mạnh kinh doanh phát triển.
Các thủ tục pháp lý còn cồng kềnh, phức tạp gây cản trở cho du khách.
Một số đểm du lịch cịn lộn xộn khơng đúng với bản chất người Việt Nam
hiền lành, u hịa bình cởi mở và nhiệt tình với khách.
3. Những giải pháp cơ bản để khai thác bản sắc văn hóa dân tộc trong
phát triển du lịch Việt Nam

Có nhiều hướng, nhiều giải pháp để khắc phục những tồn tại của du lịch Việt
Nam trong những năm qua. Một trong những hướng đi là củng cố và lành mạnh hóa
khai thác các giá trị văn hóa trong phát triển du lịch Việt Nam. Theo hướng này
chúng tôi xin đưa ra một số giải pháp cơ bản sau:
3.1. Đầu tư, tôn tạo các di tích, khơi phục làng nghề truyền thống, tổ chức
các lễ hội
Ở nước ta cịn nhiều di tích bị bỏ hoang, cần có sự đầu tư thích đáng khơng thì
một vài năm nữa chúng ta chỉ nghe các huyền thoại qua sách vở.Cũng cần có sự đầu
tư sữa chữa một số di tích do khai thác quá mức dẫn đến hư hại một phần như văn
miếu Quốc Tử Giám, đền Bà Chúa Kho,.. hoặc cho phục hồi một số di tích bị mất
như nhà thờ họ, đền thờ Thánh Hồng,..Khơi phục một số làng nghề truyền thống
như gốm Bát Tràng,, chiếu Nga Sơn, làng dệt Nghi Tàm Hà Nội, làng mộc ở Nhĩ
Khê-Sơn Tây..Tổ chức tốt các lễ hội dân gian cần thành lập các ban quản lý, ban tổ
chức lễ hội vào mùa lễ hội hằng năm để tránh hiện tượng xấu.Tổ chức lễ hội theo xu
hướng chính là vui chơi giải trí và phục vụ nhu cầu tham quan tìm hiểu của du
khách.
3.2. Đầu tư cải tạo cơ sở hạ tầng, mạng lưới giao thông
Đây cũng là vấn đề rất ngiêm trọng và cần làm ngay.Đối với những lễ hội, các
hoạt động văn hóa ở gần khu trung tâm hoặc ở thành phố thì khơng nói làm gì.
Nhưng số nhiều các lễ hội ở vùng xa trung tâm dịch vụ lưu trú và đón khách cịn rất
nghèo nàn, nhiều nơi khơng có chỗ cho du khách nghỉ qua đêm, khách phải vào nhà
24


dân ngủ.Hoặc các lễ hội của đồng bào dân tộc thiểu số vì chưa có đường sá thuận
tiện nên chưa thể khai thác du lịch. Cơ sở hạ tầng và mạng lưới giao thong là một
trong những điều kiện cơ bản để phát triển du lịch,đưa du khác đến với tất cả các
màu sắc văn hóa dân tộc mình
3.3.Cần có sự phân công và phối hợp đồng bộ giữa các cơ quan, các ban
ngành hữu quan

Điều đáng nói ở đây là thủ tục hành chính ở nước ta cịn phức tạp, khó khăn. Dù
bản sắc văn hóa dân tộc có đăc biệt lôi cuốn du khách đến đâu đi nữa nhưng khi làm
thủ tục đến Việt Nam họ đều phải lắc đầu. Trong mấy năm gần đây, đã có sự thay
đổi trong cơ chế nhưng vẫn chưa thể thật thoải mái nhanh gọn vì cịn lien quan đến
chính trị, lien quan đến sự an nguy quốc gia.Cần có sự phân công và phối hợp giữa
du lịch và các ngành công an , xuất nhập cảnh, bộ thương mại, bộ văn hóa thong tin
để phân định rõ chức năng mỗi ngành, cùng liên kết hợp tác chặt chẽ để tạo điều
kiện thuận lợi cho hoạt động du lịch phát triển.Khai thác bản sắc văn hóa để phát
triển nhưng phải theo định hướng của nhà nước và phát huy thêm các giá trị văn
hóa.
3.4.Đẩy mạnh cơng tác tiếp thị, quảng bá xúc tiến du lịch trong và ngoài
nước
Hiện nay Việt Nam chưa có các văn phịng đại diện ở nước ngồi nên hoạt động
maketting du lịch trên thế giới còn rất kém. Khách quốc tế chỉ biết đến Việt Nam
qua các công ty nước ngồi nên họ cịn ngại ngùng khi quyết định đến với Việt
Nam.Vì vậy cần đầu tư them chi phí cho tun truyền,quảng bá, đưa hình ảnh đất
nước con người Việt Nam với các giá trị văn hóa đến với khách.Có như vậy, mới
tạo được sự tị mị, ham muốn khám phá các giá trị văn hóa Việt Nam và quan trọng
nhất là thu hút khách.
3.5.Tăng cường giáo dục ý thức trân trọng các giá trị văn hóa dân tộc
Đưa vấn đề giáo dục ý thức vào các trường đại học cao đẳng, trung học chuyên
nghiệp giúp cho những người chủ tương lai của đất nước nhận thức được tầm quan
trọng của vấn đề, khi ra trường học sử dụng được các kiến thức của mình đã học để
bảo vệ tổ quốc, giữ gìn các giá trị nghệ thuật, khai thác bản sắc văn hóa dân tộc
phục vụ cho sự phát triển của đất nước. Đăc biệt là đội ngũ những người làm du lịch
tương lai, phải rèn luyện cho họ ý thức giữ gìn các giá trị văn hóa dân tộc ngay trên
ghế nhà trường.Giáo dục cho họ ý nghĩa và tiềm năng to lớn của giá trị dân tộc này
mà có những phương pháp quản lý và kinh doanh thích hợp.

25



×