UBND HUYỆN CƯKUIN
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
VIỆT NAM
PHÒNG VĂN HOÁ & THÔNG TIN
Độc lập- Tự doHạnh phúc
Cư Kuin, ngày
tháng
năm 2015
BÁO CÁO THAM LUẬN
Về việc “Bảo tồn bản sắc văn hoá dân tộc” khôi phục và phát triển
trên địa bàn huyện
I. THỰC TRẠNG.
1. Bản sắc văn hoá dân tộc.
Là một huyện mới thành lập gồm có 22 dân tộc anh em cùng chung sống,
mỗi dân tộc có những nét đặc trưng văn hoá riêng, do đó đã tạo nên gía trị văn
hoá tinh thần thêm phong phú đa dạng
Hiện nay trên địa bàn huyện có có 464 bộ Chiêng, số nghệ nhân chỉnh
Chiêng: 16 người, đội chiêng trẻ: 9 đội, số bộ Chiêng trên 100 năm là 42 bộ,
có 9 Bến nước, nghệ nhân biết tạc tượng là 3 người, các nghệ nhân biết sử
dụng các loại nhạc cụ khác: 12 người, có 186 nghệ nhân biết sử dụng các bài
chiêng khi có nghi lễ, số nghệ nhân truyền dạy đánh chiêng trên 22 nghệ nhân,
hiện nay số nghệ nhân dệt thổ cẩm trên địa bàn huyện gần 200 nghệ nhân.
Nhà văn hoá cộng động hiện có 25 nhà, đây là nơi tổ
chức sinh hoạt và tuyên truyền các chủ trương chính sách của
Đảng và pháp luật của Nhà nước, tổ chức các ngày lễ, hội họp,
giao lưu văn hoá văn nghệ, thể dục thể thao, tổ chức truyền
dạy các đội chiêng trong buôn làng cho lớp trẻ, tổ chức truyền
dạy dệt thổ cẩm cho đồng bào.v.v.
Nhưng bên cạnh đó nhà văn hoá cộng đồng còn những
khó khăn như: Cơ sở vật chất chưa được trang bị đầy đủ(như
nhà văn hoá cộng đồng tại buôn KPung xã Hoà Hiệp), một số
Nhà Văn hoá cộng đồng trang thiết bị còn thiếu như: nhà văn
hoá cộng đồng tại buôn EaKmar và buôn EaMTă xã EaBhôk), ý
thức bảo quản thiết chế cũng như trang thiết bị của người
dân chưa cao; Hiện nay trong cộng đồng dân tộc thiểu số
huyện Cư Kuin, các hình thức sinh hoạt trò chơi dân gian văn
hóa truyền thống đang trong tình trạng có nguy cơ bị lãng
quên (do sự phát triển của cơ chế thị trường tác động mạnh
mẽ vào đời sống văn hóa tinh thần ở các buôn làng; sự phát
triển của các trò Game, internet lấn át một số nhạc cụ, trò
chơi dân gian truyền thống; các phần tử xấu truyền tải lợi
dụng truyền tải đạo, tín ngưỡng không phù hợp; việc đi dân
vào Đăk Lăk ồ ạt hay sự quan tâm chưa đúng mức của các cấp
chính quyền địa phương, nhiều nơi coi trọng về phát triển kinh
tế mà xen nhẹ việc bảo tồn các giá trị văn hóa truyền
thống..vv..).
2. Công tác bảo tồn:
Để góp phần vào viêc xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến đậm đà
bản sắc dân tộc, bên cạnh hoạt động văn hoá văn nghệ quần chúng nói chung thì
việc bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc là một vấn đề cần thíêt, góp phần làm thêm
sinh động cho hoạt động văn hoá của đồng bào dân tộc thiểu số nói chung.
Qua đó được sự quan tâm,chỉ đạo của huyện ủy, HĐND, UBND, các cơ
quan ban ngành, và trực tiếp là Phòng văn hóa - Thông tin đã hướng dẫn, triển
khai, tổ chức kịp thời các phong trào hoạt động văn hóa, văn nghệ và đã khôi
phục lại một số số lễ hội, xây dựng thành lập các câu lạc bộ thơ ca, câu lạc
bộ hát then, câu lạc bộ đàn tính, câu lạc bộ dân ca, nhằm bảo tồn các giá trị
văn hóa truyền thống, trong những năm tới còn thành lập một số câu lạc bộ
khác góp phần làm thêm văn hoá tinh thần trong mọi tầng lớp nhân dân: đồng
bào dân tộc bản địa người Êđê có nhiều hoạt động văn hoá và các Nghi lễ - Lễ
hội như: Lễ cầu mưa, lễ cúng biến nước, lễ mừng lúa mới, lễ mừng sức khỏe, …
vv trong nghi lễ còn những bài diễn tấu cồng chiêng, hát Ayray , hát Cưut, múa
xoan. kể khan vv. Ngoài ra còn có một số hoạt động văn hoá khác của đồng
bào dân tộc Tày, nùng, mường, cao lan, sán chỉ…như: hát then, chơi đàn tính,
ném còn.
II. GIẢI PHÁP BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN THỜI GIAN TỚI.
1. Giải pháp trước mắt:
- Thực hiện khảo sát thống kê và phân loại các lễ hội, các
trò chơi dân gian, truyền thống, phong tục tập quán nghiên
cứu sưu tầm những giá trị loại hình văn hóa vật thể, phi vật
thể để cần bảo tồn lưu giữ, khôi phục.
- Tăng cường tập hợp, gặp mặt những nghệ nhân, già
làng ghi chép truyền đạt lại những giá trị văn hóa tiềm ẩn
trong các nghệ nhân, già làng.
- Đào tạo cán bộ người dân tộc về chuyên môn và có tâm
huyết về công tác sưu tầm, nghiên cứu bảo tồn văn hóa dân
gian.
- Tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục quan điểm
nhận thức về văn hóa dân gian trên nhiều các phương tiện
thông tin đại chúng, các tổ chức đoàn thể phối hợp chặt chẽ
tổ chức khôi phục lại các hoạt động trò chơi đã có trước đây,
và nhận thức đúng đắn về giá trị văn hóa trong đời sống tinh
thân của nhân dân.
- Cần phải thường xuyên tổ chức vui chơi, giao lưu các
nhạc cụ dân tộc và múa hát dân gian tạo môi trương tốt cho
sinh hoạt văn hóa dân gian. Biểu dương kịp thời những địa
phương quan tâm lưu giữ được truyền thống văn hóa dân tộc,
và những nghệ nhân có tâm huyết,những tài năng trẻ cần
phải động viên quan tâm kịp thời.
2. Giải pháp lâu dài:
- Nâng cao đời sống kinh tế trong cộng đồng dân tộc Ê đê
bằng chương trình chính sách xóa đói giảm nghèo, những
chính sách ưu đãi,truyền đạt áp dụng khoa học- kỹ thuật trồng
trọt chăn nuôi sản xuất làm tăng hiệu quả lao động.
- Bảo tồn tổ chức nhiều hoạt động trò chơi dân gian, tung
còn đánh đu,đi cà kheo, không gian văn hóa công chiêng, nhà
dài truyền thống, bến nước trồng rừng, đi đôi xây dựng gia
đình văn hóa buôn văn hóa, xóa bỏ những hủ tục lạc hậu, mê
tín dị đoan, bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho các già làng, và
các nghệ nhân tổ chức các hoạt động, như buôn vui chơi buôn
ca hát, nhằm quy tụ nhân tài trẻ, về đam mê lĩnh vực văn hóa
truyền thống.
- Cần có chính sách thỏa đáng đối với người quản lý,
nghiên cứu sưu tầm và các nghệ nhân truyền đạt lưu giữ các
giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể. Ủng hội nguồn kinh phí và
kết hợp công xã hội hóa, khôi phục tổ chức các hoạt dông
nghi lễ lễ hội văn hóa dân gian.