Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Đa dạng di truyền loài giổi ăn hạt (Michelia tonkinensis) tại khu rừng thực nghiệm, trường Đại học Lâm nghiệp dựa trên chỉ thị phân tử RAPD

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (755.22 KB, 8 trang )

TAP CHI SINH HOC 2019, 41(2se1&2se2): 419–426
DOI: 10.15625/0866-7160/v41n2se1&2se2.14127

GENETIC DIVERSITY OF Michelia tonkinensis A.Chev. (Magnoliaceae)
AT THE EXPERIMENTAL FOREST, VIETNAM NATIONAL UNIVERSITY
OF FORESTRY BASED ON RAPD MARKERS
Vu Quang Nam*, Nguyen Thi Tho, Nguyen Thi Hai Ha, Tran Van Dang
College of Forestry Biotechnology, Vietnam National University of Forestry, Ha Noi, Vietnam
Received 12 August 2019, accepted 29 September 2019

ABSTRACT
Twenty two samples of Michelia tonkinensis at 5, 8, 18 years old, originated from Ha Noi (Ba
Vi), Hoa Binh and Ninh Bình provinces, and were introduced into Experimental Forest,
Vietnam National University of Forestry (VNUF) were used to study genetic diversity based on
09 RAPD primers (OPAC14, OPF9, OPA7, OPA20, OPB10, RA142, RA159, OPD11 and
RA46). The results showed that the total 1138 bands generated, 786 of which were found to be
polymorphic. The number of amplification products ranged from 5 to 11 for different primers.
Polymorphic Information Content (PIC) of these primers are low from 0.183 (OPA7 primer) to
0.571 (OPAC14 primer) with average of 0.329. Genetic similarity coefficients are ranged from
0.57 to 0.94 with average of 0.876. This shows the degree of genetic similarity of the Michelia
tonkinensis samples in the experimental forest of VNUF is high. Thus it is created to be heterotic
in sexual reproduction, but it is difficult to make the genetic disversity in the group of Michelia
tonkinensis in VNUF. UPGMA cluster analysis place these samples into two main groups, of
which group I had only G6 sample, group II consisted of remain 21 samples and further
devided into two subgroups with subgroup 1 including G1 and G16, and subgroup 2 with the
remaining 19 samples and further devided into 2 clusters (cluster 1: G2, G3, G4, G5, G19 and
cluster 2: G8, G10, G13, G14, G7, G9, G11, G12, G15, G17 G18, G20, G21, G22). The study
reveals the limitation of genetic basis of the current Michelia tonkinensis in VNUF and the need
to genetically diversity by using new sources from different germplasm/origins.
Keywords: Michelia tonkinensis, genetic diversity, RAPD.


Citation: Vu Quang Nam, Nguyen Thi Tho, Nguyen Thi Hai Ha, Tran Van Dang, 2019. Genetic diversity of Michelia
tonkinensis A.Chev. (Magnoliaceae) at the experimental forest, Vietnam National University of Forestry based on
rapd markers. Tap chi Sinh hoc, 41(2se1&2se2): 419–426. />*

Corresponding author email: /

©2019 Vietnam Academy of Science and Technology (VAST)

419


TAP CHI SINH HOC 2019, 41(2se1&2se2): 419–426
DOI: 10.15625/0866-7160/v41n2se1&2se2.14127

ĐA DẠNG DI TRUYỀN LOÀI GIỔI ĂN HẠT (Michelia tonkinensis)
TẠI KHU RỪNG THỰC NGHIỆM, TRƢỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
DỰA TRÊN CHỈ THỊ PHÂN TỬ RAPD
Vũ Quang Nam*, Nguyễn Thị Thơ, Nguyễn Thị Hải Hà, Trần Văn Đáng
Viện Công nghệ sinh học Lâm nghiệp, Trường Đại học Lâm nghiệp
Ngày nhận bài 12-8-2019, ngày chấp nhận 29-9-2019

TÓM TẮT
Với 22 mẫu giổi ăn hạt (Michelia tonkinensis A. Chev.) ở các tuổi 5, 8, 18 có xuất xứ từ Hà Nội
(Ba Vì), Hịa Bình và Ninh Bình được đánh giá tính đa dạng di truyền với 9 mồi RAPD
(OPAC14, OPF9, OPA7, OPA20, OPB10, RA142, RA159, OPD11 và RA46). Kết quả cho thấy
trong tổng số 1138 băng thu được có 786 băng là đa hình. Số phân đoạn ADN được nhân bản dao
động từ 5 đến 11 đối với các mồi khác nhau. Các mồi này có hệ số đa dạng PIC thấp, trong
khoảng 0,183 (mồi OPA7) đến 0,571 (mồi OPAC14) và trung bình đạt 0,329. Các mẫu giổi ăn
hạt có hệ số tương đồng di truyền từng cặp nằm trong khoảng 0,57 đến 0,94 và trung bình là
0,876. Điều này cho thấy mức độ tương đồng di truyền của các mẫu giổi ăn hạt ở khu rừng thực

nghiệm, trường Đại học Lâm nghiệp là khá cao, cho thấy khả năng tạo ưu thế lai khi sinh sản hữu
tính nhưng khó tạo nên sự đa dạng di truyền trong tập đồn mẫu. Trên sơ đồ hình cây, 22 mẫu
giổi ăn hạt được chia làm 2 nhóm chính, trong đó nhóm I chỉ có duy nhất 01 mẫu (G6); nhóm II
bao gồm 21 mẫu cịn lại và tiếp tục phân thành 2 nhánh phụ (N1 và N2): Nhánh phụ 1 (G1 và
G16) và nhánh phụ 2 (N2) gồm 19 mẫu còn lại và tiếp tục chia thành 2 cụm, cụm 1 (G2, G3, G4,
G5, G19) và cụm 2 (G8, G10, G13, G14, G7, G9, G11, G12, G15, G17 G18, G20, G21, G22).
Nghiên cứu này đã cho thấy những giới hạn về mặt di truyền của các cá thể giổi ăn hạt và sự cần
thiết phải làm đa dạng nó bằng cách sử dụng thêm nguồn giống với các xuất xứ khác nhau.
Từ khóa: Michelia tonkinensis, đa dạng di truyền, RAPD.

*Địa chỉ email liên hệ: /
MỞ ĐẦU
Giổi ăn hạt, Michelia tonkinensis A.Chev.,
thuộc họ Ngọc Lan (Magnoliaceae) đặc trưng
với các đặc điểm: lá khơng có sẹo lá kèm trên
cuống lá, các lá nỗn ít (thường dưới 10), các
đại trưởng thành hình thn dài, có cuống quả
và có các eo thắt hình củ lạc (Hình 1). Giổi ăn
hạt là lồi cây gỗ đa tác dụng, có giá trị kinh
tế và bảo tồn cao. Tại Việt Nam, loài cây này
phân bố từ Lào Cai đến các tỉnh Bắc Trung
Bộ và Tây Nguyên (Vũ Quang Nam & Đào
Ngọc Chương, 2017). Gỗ giổi ăn hạt là một
trong những loài gỗ được ưa chuộng trong xây
dựng nhà cửa, đóng đồ đạc. Hạt có tinh dầu là
420

loại gia vị truyền thống của nhân dân vùng núi
phía Bắc, hạt dùng làm thuốc chữa đau bụng,
ăn uống không tiêu, xoa bóp khi đau nhức, tê

thấp. Vỏ cây dùng làm thuốc chữa sốt, ăn
uống không tiêu (Đỗ Tất Lợi, 2006; Vu & Xia,
2011). Hiện nay các quần thể giổi ăn hạt trong
rừng tự nhiên đang bị suy giảm nghiêm trọng
do bị khai thác cạn kiệt và số lượng cây tái
sinh tự nhiên thấp do hạt bị thu hái quá mức.
Mặc dù cây giổi ăn hạt là loài cây mang
lại rất nhiều giá trị, nhưng cho đến nay các
nghiên cứu về lồi cây này cịn hạn chế, nhất
là trong lĩnh vực di truyền phân tử. Bài viết
này là kết quả nghiên cứu về đa dạng di


Đa dạng di truyền loài giổi ăn hạt

truyền của Michelia tonkinensis bằng chỉ thị
RAPD - một kỹ thuật cho phép phát hiện
nhanh tính đa dạng di truyền của lồi/quần thể.
Phương pháp này khá đơn giản, khơng địi hỏi
kỹ thuật cao, khơng phải sử dụng đồng vị
phóng xạ, có thể phát hiện ra nhiều locus một
lúc, nên được sử dụng rộng rãi trong việc
đánh giá đa dạng di truyền ngày nay. Các mẫu
vật của loài giổi ăn hạt được thu từ khu rừng

thực nghiệm, trường Đại học Lâm nghiệp –
nơi lưu giữ và bảo tồn hơn 200 loài cây gỗ
bản địa của Việt Nam và là nơi được thiết kế
để trở thành Vườn thực vật của Việt Nam
trong tương lai không xa. Kết quả của nghiên

cứu sẽ góp phần quan trọng trong lĩnh vực bảo
tồn và sử dụng nguồn gen hiệu quả bởi những
giá trị kinh tế mà loài cây này mang lại.

Hình 1. Cành lá mang hoa với bộ nhụy mang ít lá nỗn (bên trái) và quả trưởng thành với các
đại mang cuống ngắn và eo thắt (bên phải) của Michelia tonkinensis [Ảnh: Vũ Quang Nam]
VẬT LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU
22 mẫu lá bánh tẻ loài M. tonkinensis
được lấy từ 3 nhóm tuổi, trồng ở 3 khu vực
(KV) khác nhau trong khu rừng thực nghiệm,
trường Đại học Lâm nghiệp. Chiều cao, độ

STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11

tuổi và nguồn gốc giống của các cá thể M.
tonkinensis ở KV1, KV2, KV3 lần lượt là
1,5–3 m, 5 tuổi, Hà Nội (Ba Vì); 7–10 m, 8
tuổi, Hịa Bình; 18–25 m, 18 tuổi, Ninh Bình.

Tất cả các cây đều được nhân giống từ hạt. Ký
hiệu các mẫu được thể hiện trong bảng 1.

Bảng 1. Bảng ký hiệu các mẫu M. tonkinensis sử dụng trong nghiên cứu
Ký hiệu mẫu Địa điểm tu mẫu STT
Ký hiệu mẫu
Địa điểm thu mẫu
G1
KV1
12
G12
KV3
G2
KV1
13
G13
KV3
G3
KV1
14
G14
KV3
G4
KV1
15
G15
KV3
G5
KV1
16

G16
KV3
G6
KV1
17
G17
KV3
G7
KV2
18
G18
KV3
G8
KV2
19
G19
KV3
G9
KV2
20
G20
KV3
G10
KV2
21
G21
KV3
G11
KV3
22

G22
KV3
421


Vu Quang Nam et al.

Phương pháp tách chiết AND
ADN được tách chiết bằng phương pháp
CTAB theo Doyle & Doyle (1990) có cải tiến
theo điều kiện phịng thí nghiệm.
Phương pháp PCR
Phản ứng PCR với các mồi RAPD được
thực hiện trên máy System 9700 (Appied
Biosystem, Hoa Kỳ) với tổng thể tích là 25
µl/mẫu gồm những thành phần sau: nước
khử ion vơ trùng (3 µl), 2 x PCR Master

STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9

Bảng 2. Trình tự các cặp mồi RAPD sử dụng trong nghiên cứu

Tên mồi
Trình tự (5’-3’)
Nhiệt độ gắn mồi (oC)
OPAC14
GTCGGTTGTC
32,8
OPF9
CCAAGCTTCC
32,3
OPA7
GAAACGGGTG
33,2
OPA20
AACGGTGACC
33,5
OPB10
CTGCTGGGAC
36,6
RA142
CAATCGCCGT
36,7
RA159
GTCCACACGG
37,3
OPD11
AGCGCCATTG
37,1
RA46
CCAGACCCTG
35,1


Phương pháp phân tích số liệu RAPD
Kiểm tra ADN tổng số và sản phẩm PCR
bằng phương pháp điện di trên gel agarose 1%
(đối với ADN tổng số) và agarose 1,2% (đối
với sản phẩm PCR), sử dụng đệm TAE 1X,
nhuộm gel bằng RedsafeTM Nucleic acid gel
stain, thực hiện trên thiết bị điện di của hãng
Bio-Rad (USA). Sản phẩm PCR được nhuộm
và chụp ảnh để phân tích.
Việc xác định băng đơn hình và đa hình
dựa vào sự xuất hiện và khơng xuất hiện của
băng đó giữa các dịng mẫu nghiên cứu theo
ADN thang chuẩn (ADN marker). Nếu một
phân đoạn ADN (có kích thước cụ thể) xuất
hiện ở mẫu i nhưng không xuất hiện ở mẫu j
hoặc xuất hiện đồng thời ở cả 2 mẫu i và j
nhưng không xuất hiện ở mẫu khác thì phân
đoạn ADN này gọi là phân đoạn đa hình.
Ngược lại, nếu phân đoạn ADN nào xuất hiện
ở tất cả các mẫu nghiên cứu thì gọi là phân
đoạn đơn hình. Các đoạn được mã hóa bằng
số tự nhiên 0 và 1, khi đó mẫu nào xuất hiện
đoạn ADN thì ký hiệu là 1, cịn khơng xuất
422

mix solution (10 µl), mồi RAPD (1 µl),
ADN (1 µl).
Trộn đều các thành phần hỗn hợp rồi
chuyển vào máy PCR sau đó chạy theo

chương trình đã cài sẵn với 35 chu kỳ, gồm
các bước: 1. 94oC trong 3 phút; 2. 94oC trong
45 giây; 3. 34oC trong 45 giây; 4. 72oC trong
1 phút; 5. 72oC trong 7 phút. Lặp lại 35 chu kỳ
từ bước 2 đến bước 4; 6. Giữ nhiệt độ 4oC.
Trong nghiên cứu này chúng tôi đã sử dụng 9
mồi RAPD được trình bày ở bảng 2.

hiện ký hiệu là 0. Các số liệu nhị phân này
được đưa vào xử lý theo chương trình
NTSYSpc 2.11X (Rohlf, 2000) để tính ma
trận tương đồng (Similarity matrix) hoặc ma
trận khoảng cách (Distance matrix) giữa các
cặp mẫu (Nei & Li, 1979). Dij = 2nij/(ni+nj).
Trong đó, nij là số băng chung của cả hai cá
thể, ni và nj là số băng của cá thể i và j, Dij là
hệ số tương đồng di truyền giữa 2 cá thể i và j.
Ngoài ra, mức độ đa dạng gen (allen) còn
được đánh giá dựa vào mức độ cho đa hình ở
các chỉ thị phân tử và được thể hiện bằng Hàm
lượng thơng tin đa hình (PIC - Polymorphic
Information Content) hay Hệ số đa hình di
truyền cho mỗi locus (i), được tính theo cơng
thức của Saal & Wricke (1999): PICi =1 ΣPij2. Trong đó, Pij là tần số xuất hiện của
allen thứ j của kiểu gen i được kiểm tra. Tổng
số các băng ADN có cùng kích thước (được
coi là cùng một alllen) được nhập vào phần
mềm này và sẽ đưa ra được hệ số PIC. Phạm
vi giá trị PIC từ 0 (khơng đa hình) tới 1 (đa
hình hồn tồn).



Đa dạng di truyền loài giổi ăn hạt

gẫy. Kết quả đo OD cho chỉ số OD260/OD280
của các mẫu luôn nằm trong khoảng 1,8 đến
Kết quả tách chiết ADN tổng số các mẫu
2,0. Vì vậy, ADN tổng số thu được có độ
M. tonkinensis như hình 2 sau đây.
sạch và nguyên vẹn cao hồn tồn đáp ứng
Hình 2 cho thấy, ADN của các mẫu để thực hiện phản ứng PCR-RAPD tiếp theo.
nghiên cứu đã được tách chiết thành công với AD N được pha loãng để sử dụng cho phản
các băng vạch thu được đều gọn và khá rõ ứng PCR-RAPD với nồng độ sau pha lỗng
nét, khơng xuất hiện băng phụ, khơng bị đứt là 25 ng/µl.
Kết quả tách chiết ADN tổng số các mẫu M. tonkinensis như Hình 2 sau đây:
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

1

2

3

4

5

6

7


8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18 19

20

21 22

Hình 2.
2. Ảnh
Ảnh điện

điện di
di sản
sản phẩm
phẩm tách
tách chiết
chiết ADN
ADN tổng
tổng số
số của
của các
các mẫu
mẫu giổi
giổi ăn
ăn hạt
hạt
Hình
Ghi chú:
1–22 tương
với ứng
22 mẫu
nghiên cứu nghiên
trong bảng
GhiGiếng
chú: Giếng
1-22ứng
tương
vớiM.
22tonkinensis
mẫu M. tonkinensis
cứu1.trong bảng 1.

cho tích
thấy,đa
ADN
của
mẫu nghiên cứu đãTiến
được hành
tách chiết
các 9 mồi
KếtHình
quả 2phân
dạng
dicác
truyền
phảnthành
ứngcơng
PCRvớivới
Hiệu quả sử dụng các mồi RAPD trong RAPD. Sản phẩm PCR được kiểm tra trên gel
phân tích sự đa dạng di truyền các mẫu M. agarose cho thấy các phân đoạn ADN thu
được có sự đa hình cao (ví dụ ở hình 3).
tonkinensis:

Hình 3. Ảnh điện di sản phẩm PCR các mồi RAPD 22 các mẫu M. tonkinensis. Mồi OPAC14
(ảnh bên trái), Mồi RA142 (ảnh bên phải); MK: Marker - thang ADN chuẩn 1 kb; Giếng 1–22:
22 mẫu giổi ăn hạt theo thứ tự trên bảng 1
Phân tích ảnh điện di qua việc nhị phân
hóa sự xuất hiện của các phân đoạn ADN và
xử lý thống kê được tổng hợp và đánh giá ở
bảng 3.
Bảng 3 cho thấy trong tổng số 1138 băng
ADN được nhân bản có 786 băng ADN đa

hình, trung bình đạt 7,7%. Tương tự, trong
tổng số 66 phân đoạn ADN thu được có 50
phân đoạn ADN đa hình, trung bình đạt 8,4%.
Tỷ lệ phân đoạn đa hình nằm trong khoảng
42,9% (với mồi RA159) đến 100% (với các
mồi OPAC14, OPF9, OPA7 và RA46). Hàm
lượng thơng tin đa hình (PIC) của mồi thấp

nhất là 0,183 (mồi OPA7), cao nhất là 0,571
(mồi OPAC14) và trung bình đạt 0,329. Qua
đây thấy rằng các mồi cho sự đa hình với 22
mẫu giổi ăn hạt là khơng cao. Tuy nhiên, sự
đa hình của các mồi khơng tỷ lệ với số lượng
các phân đoạn ADN được nhân bản. Chẳng
hạn đối với mồi OPF9 chỉ có 7 phân đoạn
nhưng cho giá trị PIC là 0,428, cịn mồi
RA142 có tới 11 phân đoạn nhưng cho giá trị
PIC chỉ 0,271.
Qua số liệu ở bảng trên cũng cho thấy,
hầu hết các mồi đều cho tính đa hình thấp
(PIC < 0,5). Trong 09 mồi thể hiện tính đa
423


Vu Quang Nam et al.

hình về phân đoạn ADN được nhân bản chỉ
có mồi OPAC14 là thể hiện tính đa hình cao

(PIC > 0,5).


Bảng 3. Số phân đoạn, băng đa hình, hệ số PIC của 09 mồi RAPD
trong phân tích các mẫu M. tonkinensis
Băng đa hình
Số loại phân Phân đoạn đa hình
Số băng
STT
Tên mồi
đoạn được
được
Số
Tỷ lệ
Số
Tỷ lệ
nhân bản
nhân bản lượng (%)
lượng
(%)
1
OPAC14
10
10
100
134
134
100
2
OPF9
7
7

100
111
111
100
3
OPA7
8
8
100
159
159
100
4
OPA20
5
2
40
81
37
45,7
5
OPB10
5
3
60
91
25
27,5
6
RA142

11
6
54,5
200
90
45
7
RA159
7
3
42,9
130
42
32,3
8
OPD11
7
5
71,42
129
85
65,9
9
RA46
6
6
100
103
103
100

Tổng
66
50
75,8
1138
786
69,1
Trung bình
8,4
7,7
Mối quan hệ di truyền và đa dạng di truyền
của các mẫu M. tonkinensis nghiên cứu
Số liệu nhị phân tiếp tục được sử lý
bằng phần mềm NTSYSpc 2.11X để tính hệ

PIC
0,571
0,428
0,183
0,386
0,254
0,271
0,237
0,281
0,354
0,329

số tương đồng di truyền và xây dựng sơ đồ
hình cây thể hiện mối quan hệ di truyền
giữa các mẫu nghiên cứu như bảng 4

sau đây:

Bảng 4. Hệ số tương đồng của 22 mẫu M. tonkinensis nghiên cứu

Trên bảng 4 cho thấy hệ số di truyền tương
đồng từng cặp từ 0,57 đến 0,94. Hệ số tương
424

đồng di truyền thấp nhất là cặp mẫu G1 - G6
(0,57) và cao nhất là cặp mẫu G21 - G22 (0,94).


Đa dạng di truyền loài giổi ăn hạt

Hệ số tương đồng trung bình là 0,876, điều này
cho thấy mức độ tương đồng di truyền của các
mẫu giổi ăn hạt ở khu rừng thực nghiệm,
Trường Đại học Lâm nghiệp là khá cao; hay
nói cách khác độ đa dạng di truyền giữa các
mẫu nghiên cứu tương đối thấp. Điều này có

thể do nguồn cây giống được di thực về trồng
là khá đồng đều nguồn gốc.
Xử lý bằng phần mềm trên cũng thu được
kết quả phân nhóm các mẫu nghiên cứu theo
dạng sơ đồ hình cây (hình 4).

Hình 4. Sơ đồ biểu diễn mối quan hệ di truyền giữa các mẫu M. tonkinensis
Sơ đồ hình cây biểu diễn mối quan hệ di
truyền ở hình 4 được tạo ra khi phân tích 22

mẫu giổi ăn hạt với 09 mồi RAPD ngẫu nhiên
được chia làm 2 nhóm chính: Nhóm I: Chỉ có
duy nhất mẫu G6 có hệ số di truyền sai khác so
với các mẫu khác thuộc nhóm II là 31% (1 0,69). Nhóm II: bao gồm 21 mẫu còn lại và
tiếp tục phân thành 2 nhánh phụ (N1 và N2):
Nhánh phụ 1 (N1) gồm 2 mẫu G1 và G16 có
hệ số tương đồng là 0,82, nhánh phụ 1 có hệ số
di truyền sai khác với các mẫu ở nhánh phụ 2
là 28,6% (1 - 0,71). Nhánh phụ 2 (N2) gồm 19
mẫu còn lại và chia thành 2 cụm, cụm 1 (G2,
G3, G4, G5, G19) và cụm 2 (G8, G10, G13,
G14, G7, G9, G11, G12, G15, G17 G18, G20,
G21, G22) có hệ số di truyền sai khác với nhau
là 26.2% (1 - 0,738); đáng chú ý trong cụm 2
có cặp G21-G22 tương đối giống nhau, hệ số
sai khác giữa chúng là 6% (1 - 0,94).
KẾT LUẬN
Chín mồi RAPD đã được sử dụng hiệu
quả trong đánh giá mối qua hệ di truyền của
22 mẫu M. tonkinensis ở khu rừng thực

nghiệm, Trường Đại học Lâm nghiệp. Các
mồi này có hệ số đa dạng PIC thấp, trong
khoảng 0,183 (mồi OPA7) đến 0,571 (mồi
OPAC14) và trung bình đạt 0,329.
22 mẫu M. tonkinensis có hệ số tương
đồng di truyền từng cặp nằm trong khoảng
0,57 đến 0,94. Hệ số tương đồng trung bình là
0,876, điều này cho thấy mức độ tương đồng
di truyền khá cao của các mẫu M. tonkinensis

ở Khu rừng thực nghiệm, Trường Đại học
Lâm nghiệp, và cho thấy khả năng tạo ưu thế
lai khi sinh sản hữu tính nhưng khó tạo nên sự
đa dạng di truyền trong tập đồn mẫu.
Trên sơ đồ hình cây, 22 mẫu giổi ăn hạt
với 9 mồi ngẫu nhiên được chia làm 2 nhóm
chính, trong đó nhóm I chỉ có duy nhất mẫu
G6; nhóm II bao gồm 21 mẫu còn lại và tiếp
tục phân thành 2 nhánh phụ (N1 và N2):
Nhánh phụ 1 (G1 và G16) và nhánh phụ 2
(N2) gồm 19 mẫu còn lại và tiếp tục chia
thành 2 cụm, cụm 1 (G2, G3, G4, G5, G19) và
cụm 2 (G8, G10, G13, G14, G7, G9, G11,
G12, G15, G17 G18, G20, G21, G22).
425


Vu Quang Nam et al.

Lời cảm ơn: Nghiên cứu này được tài trợ bởi
Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc
gia (NAFOSTED) trong đề tài mã số 106.032017.16. Nhóm tác giả xin chân thành cảm ơn
Viện Công nghệ sinh học Lâm nghiệp,
Trường Đại học Lâm nghiệp đã tạo điều kiện
về cơ sở vật chất và phịng thí nghiệm cho sự
thành công của nghiên cứu này.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Doyle J. J., Doyle J. L., 1990. Isolation of
plant DNA from fresh tissue. Focus 12(1):
13–15.

Đỗ Tất Lợi, 2006. Những cây thuốc và vị
thuốc Việt Nam. Nxb Y học.
Nei M., Li W. H., 1979. Mathematical model
for studying generic variation in terms of
restriction endonucleases. Proc. Natl.
Acad. Sci., 76: 5269–5273.

426

Rohlf F. J., 2000. NTSYSpc: Numerical
taxonomy and multivariate analysis
system, Version 2.11. Exeter Software,
New York.
Saal B., Wricke G., 1999. Development of
simple sequence repeat markers in rye
(Secale cereal L.). Genome, 42(5):
964–972.
Vũ Quang Nam, Đào Ngọc Chương, 2017.
Một số loài giổi ăn hạt (Michelia spp.) ở
Việt Nam. Kỷ yếu Hội thảo quốc gia về
Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, lần thứ 7.
Nxb Khoa học tự nhiên và Công nghệ, Hà
Nội: 283–288.
Vu Q. N., Xia N. H., 2011. Notes on the type
of Michelia tonkinensis (Magnoliaceae)
from Vietnam. J. Trop. Subtrop. Bot.,
19(6): 549–553.




×