Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC MÁC LÊNIN VẤN ĐỀ Ý THỨC TRONG TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN VÀ Ý NGHĨA CỦA NÓ ĐỐI VỚI CUỘC SỐNG VÀ VIỆC HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN HIỆN NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (348.96 KB, 14 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THƠNG VẬN TẢI TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC MÁC - LÊNIN

VẤN ĐỀ Ý THỨC TRONG TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN VÀ Ý
NGHĨA CỦA NÓ ĐỐI VỚI CUỘC SỐNG VÀ VIỆC HỌC TẬP
CỦA SINH VIÊN HIỆN NAY.

Nguyễn Thị Hồng Hạnh - 2054010021 – 010100510508
Giảng viên hướng dẫn: Ths Nguyễn Thị Chuẩn

Thành phố Hồ Chí Minh - 2021


MỤC LỤC
ĐỀ MỤC

Trang

MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 1
NỘI DUNG ......................................................................................................... 2
1.Lý luận chung của triết học về ý thức ............................................................. 2
1.1. Khái niệm về ý thức .................................................................................... 2
1.2. Nguồn gốc của ý thức .................................................................................. 2
1.3. Bản chất của ý thức ..................................................................................... 5
1.4. Kết cấu của ý thức ....................................................................................... 7
2. Ý nghĩa của ý thức trong cuộc sống và việc học tập của sinh viên ............... 9
2.1. Ý nghĩa trong cuộc sống ............................................................................. 9
2.2. Ý nghĩa trong việc học tập của sinh viên .................................................. 10
KẾT LUẬN ...................................................................................................... 11


TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 12


MỞ ĐẦU
Tôi chọn đề tài này làm đề bài cho bài tiểu luận bởi hiện nay cùng với xu
thế toàn cầu, đất nước ta đang trong thời kỳ phát triển, thời đại của cơng nghệ
4.0, rất cần có sự chung tay góp sức xây dựng của tất cả mọi người, tiêu biểu là
thế hệ sinh viên mà ý thức trong họ là yếu tố quyết định. Ý thức giúp mỗi cá
nhân nhận định đúng vai trị của mình trong xã hội, nâng cao trình độ tri thức,
đặt mục tiêu cho tương lai.
Mục tiêu của bài tiểu luận nhằm lý giải được các vấn đề về nguồn gốc, bản
chất đến kết cấu của ý thức trong triết học Mác – Lênin, đồng thời giúp người
đọc hiểu thêm về ý nghĩa của nó đối với thực tiễn cuộc sống cũng như đối với
việc học tập của sinh viên hiện nay.
Phương pháp nghiên cứu: bài tiểu luận chủ yếu dùng các phương pháp:
phân tích – tổng hợp, so sánh, liệt kê, diễn dịch,…
Bài tiểu luận gồm : 4 phần
- Phần mở đầu
- Phần nội dung
- Phần kết luận
- Phần tài liệu tham khảo
Hy vọng bài tiểu luận này phần nào giúp các bạn đọc có thêm những kiến
thức về phạm trù “ý thức” và những ý nghĩa mà nó mang lại. Mặc dù đã cố gắng
hết sức nhưng tác giả cũng không tránh khỏi những khiếm khuyết trong quá trình
biên soạn. Rất mong nhận được sự góp ý của Q Thầy, Cơ và các bạn đọc để
tác giả có thể bổ sung điều chỉnh, góp phần hồn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
1



NỘI DUNG
1. LÝ LUẬN CHUNG CỦA TRIẾT HỌC VỀ Ý THỨC
1.1. Khái niệm về ý thức:
Từ xa xưa con người đã trải qua một quá trình, một thời kỳ lịch sử lâu dài
để tìm ra định nghĩa về ý thức. Quá trình này bao gồm cả những tư tưởng sơ khai
lẫn mang tính khoa học, xác đáng.
Con người thời cổ đại quan niệm rằng, có một linh hồn tồn tại trong thể xác
mỗi con người, nó chi phối về hành động lẫn suy nghĩ, tình cảm. Con người lệ
thuộc vào linh hồn và khi linh hồn rời bỏ thể xác thì con người sẽ chết.
Tơn giáo và chủ nghĩa duy tâm đã phát triển quan niệm linh hồn của người
nguyên thủy thành một quan niệm rằng linh hồn không chỉ tồn tại trong cơ thể
con người mà còn tồn tại trong mọi vật xung quanh, quan niệm ý thức là tuyệt
đối, là tồn tại độc lập với thế giới bên ngoài và sáng tạo ra thế giới.
Trong khi phê phán chủ nghĩa duy tâm cho rằng “ý niệm” có trước, sáng tạo
ra thế giới, Các Mác đồng thời khẳng định quan điểm của duy vật biện chứng về
ý thức: “ý niệm chẳng qua chỉ là vật chất được đem chuyển vào trong đầu óc
con người và được cải biến đi ở đó” (C.Mác và Ph.Ăngghen tồn tập, 1993,
trang 35).
Ý thức theo định nghĩa của triết học Mác – Lênin là một phạm trù song
song với vật chất. Nó là sự phản ánh thế giới vật chất khách quan vào bộ óc con
người và có sự cải biến sáng tạo. Ý thức có mối quan hệ hữu cơ với vật chất.
1.2. Nguồn gốc của ý thức:
2


1.2.1. Nguồn gốc tự nhiên:
Chủ nghĩa duy tâm khách quan được các đại biểu như Platon hay Hêghen
khẳng định thế giới “ý niệm” hay “ý niệm tuyệt đối” là thuộc tính thứ nhất, là cái
sản sinh ra tồn bộ thế giới hiện thực, còn ý thức của con người chỉ là sự hồi
tưởng về ý niệm. Còn chủ nghĩa duy tâm chủ quan coi cảm giác là tồn tại duy

nhất, sản sinh ra thế giới vật chất. Ý thức do cảm giác sinh ra, là vốn có của mỗi
cá nhân tồn tại tách rời, độc lập với thế giới bên ngồi.
Ý thức là thuộc tính của óc người – một tổ chức cao nhất của vật chất. Ĩc
người là khí quan vật chất của ý thức, ý thức là chức năng của bộ óc người. Mối
quan hệ giữa chúng khơng thể tách rời, nếu bộ óc con người chết đi hoặc bị tổn
thương thì ý thức con người cũng sẽ bị mất đi hoặc trở nên rối loạn.
Phản ánh là thuộc tính chung, phổ biến của mọi dạng vật chất, phản ánh sự
tác động qua lại của hệ thống vật chất. Nó phụ thuộc vào vật tác động và vật
nhận tác động và cũng mang luôn cả thông tin của vật nhận tác động.
Lịch sử tiến hóa của thế giới vật chất là lịch sử phát triển thuộc tính phản
ánh của vật chất. Các hiện tượng trong thế giới vô cơ, các phản ánh vật lý, hóa
học hay cơ học đều mang tính thụ động, vơ hướng, nó phụ thuộc vào sự phản
ánh của các vật khác nhau. Nhìn chung chúng đều là những phản ánh sinh học.
Trình độ phản ánh cao nhất của giới động vật thuộc về tâm lý động vật bao
gồm phản xạ không điều kiện và có điều kiện. Tuy nhiên nó vẫn là trình độ phản
ánh mang tính bản năng của các lồi động vật bậc cao, bước đầu có trí khơn, trí
nhớ, biết suy nghĩ.
Bộ não con người có hơn 86 tỉ tế bào thần kinh, hình thành nên các phản xạ,
điều khiển mọi hoạt động của cơ thể. Ý thức là phản ánh đặc trưng cũng là hình
3


thức phản ánh cao nhất của thế giới vật chất. Như vậy, thế giới khách quan và bộ
óc con người chính là nguồn gốc tự nhiên của ý thức.
1.2.2. Nguồn gốc xã hội:
Đây là nguồn gốc mang tính quyết định sự hình thành ý thức. Để tồn tại,
con người buộc phải tạo ra những sản phẩm thỏa mãn nhu cầu, chính vì vậy hoạt
động lao động ra đời. Ý thức không phải được tiếp nhận một cách thụ động qua
các tác động từ thế giới khách quan mà phải trải qua hoạt động thực tiễn mới có
được. Trong q trình lao động, khi sử dụng các công cụ tác động vào, các thuộc

tính, kết cấu của sự vật được các giác quan như thị giác, xúc giác tiếp nhận
truyền đến bộ óc từ đó có thể ghi nhớ, nhận biết nó ngày càng rõ ràng, sâu sắc.
Ví dụ: nhờ có ý thức và trải qua quá trình lao động, con người biết phân biệt, lựa
chọn thức ăn phù hợp với nhu cầu của mình, biết liên minh với nhau cùng tìm
kiếm thức ăn,…
Là phương thức tồn tại cơ bản của con người, lao động mang tính xã hội đã
làm nảy sinh nhu cầu giao tiếp, trao đổi tư tưởng, kinh nghiệm. Từ đó, trung tâm
ngơn ngữ trong bộ óc con người được hình thành và ngày càng hồn thiện.
Ph.Ănghen viết: “Đem so sánh con người với các loài vật, người ta sẽ thấy rõ
rằng ngôn ngữ bắt nguồn từ lao động và cùng phát triển với lao động, đó là cách
giải thích duy nhất đúng về nguồn gốc của ngơn ngữ” (C.Mác và Ph.Ănghen
tồn tập, 1994, trang 645).
Ngơn ngữ là cái vỏ vật chất của tư duy, là phương thức để ý thức tồn tại với
tư cách là sản phẩm xã hội – lịch sử. Nhờ có ngơn ngữ mà con người có thể khái
quát hóa, trừu tượng hóa, suy nghĩ độc lập, tách khỏi sự vật cảm tính. Đồng thời
giúp con người có thể giao tiếp để trao đổi tư tưởng, kế thừa những tri thức, kinh
4


nghiệm đã được tích lũy. Khơng có ngơn ngữ thì ý thức không thể nào biểu đạt
được.
Ý thức xuất hiện là do q trình tiến hóa lâu dài của giới tự nhiên đồng thời
được phát triển qua thực tiễn xã hội. Nguồn gốc xã hội là điều kiện đủ để ý thức
hình thành, tồn tại và phát triển.
1.3 . Bản chất của ý thức:
1.3.1. Bản tính phản ánh và sáng tạo:
Theo quan điểm của chủ nghĩa duy tâm, ý thức được cường điệu hóa, trừu
tượng hóa đến mức biến thành một thực thể độc lập, là nguồn gốc sinh ra thế
giới. Cịn chủ nghĩa duy vật lại tầm thường hóa vai trò của ý thức, xem ý thức là
một loại vật chất, là sự phản ánh thụ động thế giới vật chất, tách rời với thực tiễn

xã hội.
Bằng những nhận thức đúng đắn về nguồn gốc ra đời của ý thức, chủ nghĩa
duy vật biện chứng đã khẳng định đúng đắn bản chất của ý thức. Đặt trong mối
quan hệ qua lại với vật chất, bản chất ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới
khách quan, là quá trình phản ánh tích cực, sáng tạo hiện thực khách quan của óc
người. Bản tính quy định tính khách quan của ý thức, tức là ý thức phải lấy tính
khách quan làm tiền đề, do cái khách quan quy định, chi phối và thực hiện bằng
cách phản ánh thế giới khách quan.
Do gắn liền với lao động, thực tiễn xã hội mà ý thức cịn có đặc tính sáng
tạo. Ý thức con người có điểm khác với tâm lý động vật ở chổ con người không
quy chụp nguyên si, thụ động từ sự vật mà biết chọn lọc, cải tiến, hồn thiện nó
hơn, biến nó trở thành cái thỏa mãn, đáp ứng được nhu cầu của bản thân, từ đó

5


tiến hành cải tạo làm chủ thiên nhiên, tạo ra thế giới mang dấu ấn riêng của con
người.
Sáng tạo là đặc trưng bản chất nhất của ý thức. Ý thức phản ánh hiện thực
khách quan vào bộ óc con người, gắn liền với thực tiễn sinh động cải tạo thế
giới. Tính sáng tạo cịn là sự thống nhất của ba mặt: Một là, trao đổi thông tin
giữa chủ thể và đối tượng phản ánh (mang tính định hướng và hai chiều qua lại).
Hai là, mơ hình hóa đối tượng trong tư duy dưới dạng hình ảnh tinh thần. Ba là,
chuyển mơ hình tư duy thanh hiện thực khách quan (biến quan niệm, tưởng
tượng thành hiện thực).
Phản ánh và sáng tạo là hai mặt có liên quan, khơng tách rời nhau, phản ánh
là cơ sở cho sáng tạo phát triển và ngược lại. Là mối quan hệ biện chứng giữa
quá trình thu nhận và xử lí thơng tin, là sự thống nhất giữa các mặt khách quan
và chủ quan trong ý thức con người.
1.3.1. Bản tính xã hội:

Nguồn gốc của ý thức là lao động, và cũng trong quá trình lao động, con
người dần dần nhận thấy sự cần thiết khi phải liên kết với nhau để trao đổi kinh
nghiệm trong lao động, đời sống, xã hội cũng ra đời từ đây. Bằng chứng lịch sử
cho thấy con người nguyên thủy đã liên kết với nhau trong việc săn bắt thức ăn,
chống thú dữ,… tạo nên hình thái xã hội đầu tiên là Công xã nguyên thủy.
Xã hội do nhiều cá nhân tạo thành cho nên ý thức xã hội được hình thành
cùng lúc với ý thức cá nhân, ý thức xã hội không thể tách rời ý thức cá nhân,
mang tính chất của giai cấp và những nét độc đáo riêng mà cá nhân đó quy định.
Xã hội do nhiều cá nhân hợp thành và được duy trì bằng ý thức của mỗi cá nhân,
vì vậy hành động và suy nghĩ của con người ngoài việc được con người tự điều
6


chỉnh còn chịu sự chi phối bởi ý thức xã hội. Chúng ta phải nhận thức rõ vai trị
của mình trong xã hội thực tại để có thể tự điều chỉnh hành vi cho phù hợp trong
mọi hoàn cảnh của thế giới khách quan. Sự thống nhất giữa hai bản chất đều
nhằm mục đích cải tạo, làm chủ thế giới của con người.
1.4. Kết cấu của ý thức:
Kết cấu của ý thức được xét từ hai góc độ: gồm cấu trúc của ý thức và cấp
độ của ý thức. Việc xem xét từ hai góc độ khác nhau sẽ mang lại những cái nhìn
về tri thức từ nhiều mặt khác nhau, qua đó nhìn nhận đúng đắn hơn về kết cấu
của ý thức.
1.4.1. Các lớp cấu trúc của ý thức:
Xem xét theo các lớp cấu trúc của ý thức (theo chiều ngang), ý thức được
tạo thành từ nhiều nhân tố: tri thức, tình cảm, niềm tin, ý chí,… trong đó tri thức
là nhân tố cốt lõi bởi nếu khơng có tri thức, con người không thể thực hiện được
những điều mình muốn. Phương thức tồn tại cơ bản của ý thức là tri thức, ý thức
mà khơng có tri thức thì là ý thức mù qn, khơng cịn giúp ích gì được cho con
người trong các hoạt động thực tiễn.
Theo Các Mác “Phương thức mà theo đó ý thức tồn tại và theo đó một cái

gì tồn tại đối với ý thức là tri thức…, cho nên một cái gì đó nảy sinh ra đối với ý
thức, chừng nào ý thức biết cái đó.” (C.Mác và Ph.Ănghen tồn tập, 2000, trang
236). Tri thức là toàn bộ những hiểu biết của cá nhân, là kết quả của quá trình
nhận thức. Tri thức ln ln cần có sự học hỏi, tích lũy và cập nhật để có thể
giúp ích cho con người trên con đường cải tạo, chinh phục thế giới.
Ngoài tri thức, tình cảm cũng tham gia vào lớp cấu trúc ấy. Tình cảm là một
hình thái đặc biệt của sự phản ánh tồn tại, nó phản ánh mối quan hệ giữa các sự
7


vật, hiện tượng với nhu cầu của con người. Nhờ có tình cảm, con người sống và
đối đãi với nhau bằng tình cảm thương yêu chân thành, làm động lực, niềm tin
giúp con người vươn lên trong mọi hoàn cảnh. Minh chứng là tình cảm u nước
thương nịi của dân tộc Việt Nam trong suốt từ chiều dài lịch sử, cảm thông đồng
cảm hướng về đồng bào miền Trung trong cơn bão lũ, giúp họ thêm động lực
chống chọi với thiên nhiên khắc nghiệt.
Ý chí là những cố gắng, nỗ lực, khả năng huy động mọi tiềm năng trong
mỗi con người vào hoạt động để có thể vượt qua mọi trở ngại, nhằm đạt mục
đích đề ra. Trên con đường tìm ra chân lý thường xuyên trải qua nhiều gian nan,
khó khăn đơi khi làm nản chí con người. Vì vậy, để đạt đến mục đích cuối cùng
là cải tạo và làm chủ thế giới, con người cần phải giữ vững ý chí kiên định, phải
nhận rõ vai trị của từng nhân tố để phối hợp chúng với nhau một các hiệu quả
nhất nhằm hướng đến mục đích sau cùng.
1.4.2. Các cấp độ của ý thức:
Cấp độ của ý thức hay ý thức theo chiều dọc là những lát cắt theo chiều sâu
của thế giới nội tâm con người, bao gồm: tự ý thức, tiềm thức, vô thức, … các
yếu tố này quy định tính phong phú của đời sống tinh thần.
Tự ý thức là tự nhìn nhận lại bản thân con người trong quan hệ với ý thức
bên ngoài, tự đánh giá trình độ hiểu biết, nhận thức của bản thân về thế giới
khách quan, từ đó có những định hướng phù hợp cho bản thân. Tự ý thức cũng

phản ánh trình độ phát triển trong ý thức con người. Thể hiện qua việc sau kỳ thi
trung học phổ thông quốc gia, các học sinh được hướng dẫn và tự lựa chọn nghề
nghiệp cho bản thân bằng cách thi vào các trường đại học mong muốn.

8


Tiềm thức là những hoạt động tâm lý diễn ra ngồi tầm kiểm sốt của ý
thức, có thể nói tiềm thức là những tri thức mà con người đã có từ trước, là bản
năng nằm trong tầng sâu ý thức của chủ thể. Nó có vai trị quan trọng trong đời
sống và tư duy khoa học. Tiềm thức hoạt động tốt sẽ giúp giảm bớt gánh nặng
cho đầu óc con người mà vẫn đảm bảo được tính chính xác cao độ cần thiết của
tư duy khoa học.
Vô thức là hiện tượng tâm lý khơng do lý trí điều khiển, nằm ngồi tầm
kiểm sốt của ý thức mà phản xạ khơng điều kiện là minh chứng cho tác động
của vô thức lên ý thức con người. Vơ thức cũng có vai trò trong đời sống hoạt
động con người, giúp giảm bớt căng thẳng cho ý thức do thần kinh làm việc quá
tải, giúp những chuẩn mực con người đặt ra được thực hiện một cách tự nhiên.
Nhờ ý thức điều khiển, các hoạt động vô thức được điều khiển hướng đến các giá
trị tốt đẹp.
2. Ý NGHĨA CỦA Ý THỨC TRONG CUỘC SỐNG VÀ VIỆC HỌC
TẬP CỦA SINH VIÊN
2.1. Ý nghĩa trong cuộc sống:
Do ý thức phản ánh hiện thực khách quan nên trong cuộc sống, ý thức giúp
con người nhìn nhận đúng đắn về cuộc sống, về bản chất đúng sai của sự vật,
tích lũy những kinh ngiệm sâu sắc thơng qua q trình lao động, qua thực tại
cuộc sống, từ đó đưa ra những quyết định đúng đắn. Từ thời xa xưa, ơng cha ta
đã tích lũy được những kinh nghiệm trong lao động sản xuất, trong đời sống qua
các câu ca dao như: “Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng/Ngày tháng mười chưa
cười đã tối.”, “Trăng mờ tốt lúa nỏ, trăng tỏ tốt lúa sâu.”,…


9


Ý thức muốn làm chủ thiên nhiên, làm chủ thế giới đã thôi thúc con người
không ngừng miệt mài cải tạo, ngày đêm khám phá các vùng đất mới, đi chinh
phục thế giới, chinh phục vũ trụ. Lịch sử nhân loại cho thấy, từ thời xa xưa con
người đã có khát khao làm chủ thế giới, bằng chứng là sự hình thành và phát
triển của con đường thương mại tơ lụa trải dài từ Châu Á đến Địa Trung Hải, hay
Cristoforo Colombo vượt Đại Tây Dương tìm ra Châu Mỹ,…
Ngồi việc mở rộng, khám phá Trái Đất, con người con không ngừng nỗ
lực nâng cao chất lượng cuộc sống. Điển hình là sự phát triển của nền y học, góp
phần nâng cao tuổi thọ con người, tìm ra nguyên nhân cũng như vắc xin phòng
chống các loại bệnh đe dọa đến mạng sống. Ngành giáo dục đào tạo ra những
nhân tài phục vụ cho đất nước,… và còn nhiều nữa những tác động của ý thức
lên cuộc sống con người.
2.2. Ý nghĩa trong việc học tập của sinh viên:
Cùng với xu thế hội nhập của thế giới, thế hệ học sinh, sinh viên là những
người làm nên sự phát triển đất nước sau này. Vì thế, ý chí vươn lên, chủ động
rèn luyện trao dồi kiến thức là điều cần phải có. Ý thức giúp sinh viên nhìn nhận
được vị thế của bản thân trong xã hội và của đất nước trên trường quốc tế, từ đó
ngày càng nỗ lực, ra sức học thuật, trao dồi kinh nghiệm thực tiễn, phát triển
tương lai không chỉ của riêng bản thân sinh viên mà còn cho đất nước.
Tạo điều kiện cho mỗi cá nhân phát huy tính tự giác, chủ động trong học
tập, làm việc và cả cuộc sống. Trong môi trường đại học nhiều cạnh tranh, để tồn
tại đòi hỏi mỗi cá nhân phải phát huy được vai trò của bản thân. Ý thức giúp sinh
viên chủ động trong học tập, tìm kiếm thơng tin nghề nghiệp thơng qua các
phương tiện truyền thơng, tự ý tìm tịi, học hỏi thêm các kiến thức chun mơn
ngồi thực tế. Một người với ý thức chủ động tìm kiếm thêm kinh nghiệm cho
10



bản thân thông qua việc làm thêm, các hoạt động đoàn thể sẽ trở nên năng động
và làm chủ được tương lai của mình.
KẾT LUẬN
Ý thức là một phạm trù cơ bản của triết học, là sự phản ánh thế giới hiện
thực bởi bộ óc con người và là hình thức phản ánh đặc trưng duy chỉ có ở con
người.
Ý thức có nguồn gốc về cả mặt tự nhiên lẫn xã hội. Thế giới khách quan và
bộ óc con người là hai yếu tố tạo nên nguồn gốc tự nhiên, trong đó bộ óc người
là yếu tố quyết định. Từ nguồn gốc tự nhiên, nguồn gốc xã hội cũng được hình
thành từ hai yếu tố là lao động – yếu tố quan trọng nhất, và ngôn ngữ - vốn được
xem là cái vỏ vật chất của tư duy.
Bản chất của ý thức vừa là sự phản ánh năng động sáng tạo, vừa là hình ảnh
chủ quan của thế giới khách quan đồng thời là một hiện tượng xã hội mang bản
chất đặc trưng của xã hội.
Về kết cấu, ý thức được tổ chức từ các lớp cấu trúc và các cấp độ của ý thức
mà tri thức là nhân tố cốt lõi, giúp ích cho con người trong hoạt động tực tiễn.
Ý thức có ý nghĩa quan trọng trong cuộc sống của mỗi chúng ta, nhất là của
các bạn sinh viên trong thời kỳ hội nhập của đất nước, giúp chúng ta nhận thức
vai trị, vị thế của mình. Vì vậy mỗi chúng ta phải có ý thức chủ động học tập,
tìm hiểu những tri thức mới, cập nhật và làm chủ những tiến bộ khoa học của
nhân loại.
 The end 

11


TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Nhà xuất bản CTQGST (1993), C.Mác và Ph.Ănghen, Toàn tập, Hà Nội.

[2] Nhà xuất bản CTQG (1994), C.Mác và Ph.Ănghen, Toàn tập, Hà Nội.
[3] Nhà xuất bản CTQG (2000), C.Mác và Ph.Ănghen, Toàn tập, Hà Nội.
[4] Nguyễn Huyền (27/03/2019), Tiểu luận triết học Ý thức và vai trò của tri
thức trong đời sống xã hội, Hỗ trợ học tập, < [Truy cập ngày
27/05/2021]
[5] Phạm Văn Đức (chủ biên) (2019), Giáo trình triết học Mác – Lênin, Hội
đồng biên soạn giáo trình mơn triết học Mác – Lênin, Hà Nội.
[6] Nhà xuất bản Tiến bộ (1980), V.I.Lênin, Hà Nội.
[7] 8910X.com (17/03/2019), Nguồn gốc, bản chất của ý thức: Quan điểm của
chủ nghĩa duy vật biện chứng và ý nghĩa phương pháp luận, 8910X,
< />uc_tien > [Truy cập ngày 26/05/2021].

12



×