Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (117.2 KB, 3 trang )
Ý nghĩa từ vựng và ý nghĩa ngữ
pháp
Cũng trong cuốn sách sư phạm ấy, tác giả viết:
“Ý nghĩa từ vựng có thể cảm nhận trực tiếp, còn ý nghĩa ngữ pháp thì cần
phải qua nghiên cứu mới phát hiện được…”
Tác giả giải thích thêm: “[Trong câu Cha thương con] người Việt đều
hiểu từ "cha" và từ "con", […] nhưng không thể hiểu [rằng] "cha" là chủ thể
của hành động "thương", còn "con" là đối tượng của hành động ấy”.
Hoá ra nghĩa ngữ pháp là thứ nghĩa mà người bản ngữ không hiểu được,
nếu không phải là nhà nghiên cứu. Những nếu vậy thì mỗi khi nghe câu nói
trên đây, người bản ngữ phải đi nhờ nhà ngôn ngữ học giảng hộ mới hiểu
được ai thương ai hay sao? Và nếu thật như vậy, thì dĩ nhiên “nghĩa ngữ
pháp” chắc chắn là hoàn toàn không thuộc về ngôn ngữ. Vì ngôn ngữ chính
là cái phương tiện để cho người ta hiểu nhau dù chưa “nghiên cứu” gì cả.
Ở đây có một sự hiểu lầm rất lớn về tri thức của người bản ngữ. Ai cũng
biết rằng đó là một tri thức tuyệt đối, nhất là về phương diện ngữ pháp: Đến
5 tuổi, đứa trẻ đã nắm được toàn bộ ngữ pháp cơ bản của tiếng mẹ đẻ, đủ để
hiểu hầu hết các ý nghĩa được truyền đạt bằng phương tiện ngữ pháp. Nghe
câu Cha thương con, nó hiểu rất rõ ai thương ai, tức cái nghĩa ngữ pháp của
câu nói cũng như cái nghĩa từ vựng của từng từ, tuy nó không biết dùng cách
nói “chủ ngữ”, “đối tượng”, “hành động” như tác giả. Trong khi đó vốn từ
vựng của nó còn rất nghèo, chỉ chừng bốn năm trăm đơn vị từ vựng (chưa
đến 20% tổng số từ phổ thông), nghĩa là nó có thể không hiểu người lớn nói
gì nếu trong câu có một vài từ còn mới đối với nó. Và ngay người lớn cũng
không thể biết hết vốn từ vựng của tiếng mẹ đẻ, và do đó cũng không hiểu
nếu gặp một từ khó: điều này tác giả đã quên mất khi viết câu trên.
Nhưng hiểu là một chuyện, mà nói lên một cách hiển ngôn để cho biết
mình căn cứ vào cái gì mà hiểu như thế (dù đó là “nét nghĩa từ vựng” hay
“quy tắc ngữ pháp”) lại là một chuyện khác. Cái việc thứ hai này thì người
bản ngữ không làm được, nếu chưa học ngôn ngữ học. Chính tác giả mấy
câu trên đã chứng minh điều này một cách tài tình và đầy sức thuyết phục: