Tải bản đầy đủ (.doc) (53 trang)

Khóa luận cao cấp lý luận chính trị nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ tại đảng bộ ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh tỉnh tuyên quang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (248.95 KB, 53 trang )

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
CAO CẤP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG SINH HOẠT CHI BỘ
TẠI ĐẢNG BỘ AGRIBANK TUYÊN QUANG
HIỆN NAY

Họ và tên học viên
Lớp, khóa học

:
: Cao cấp lý luận chính trị K71-B17

HÀ NỘI – NĂM 2022


HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
CAO CẤP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG SINH HOẠT CHI BỘ
TẠI ĐẢNG BỘ AGRIBANK TUYÊN QUANG
HIỆN NAY

Họ và tên học viên
Mã số học viên
Chức vụ, cơ quan cơng tác
Lớp, khóa học



:
: Cao cấp lý luận chính trị
: Agribank CN Tuyên Quang
: Cao cấp lý luận chính trị K71-B17

HÀ NỘI – NĂM 2022


iii

LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu,
kết quả nêu trong đề án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn
đúng quy định. Đề án khóa luận này phù hợp với vị trí, chức vụ, đơn vị công tác
của tôi và chưa được công bố trước đây.
Tác giả

Họ và tên Học viên


iv

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN...............................................................................................iii
MỤC LỤC...........................................................................................................iv
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT...............................................................vii
Phần 1. MỞ ĐẦU.................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài.......................................................................................1
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài................................................2

3. Mục đích, nhiệm vụ của đề tài..................................................................3
4. Phương pháp nghiên cứu...........................................................................4
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.............................................................4
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài......................................................5
7. Kết cấu của đề tài......................................................................................5
Phần 2. NỘI DUNG.............................................................................................6
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NÂNG CAO CHẤT
LƯỢNG SINH HOẠT CHI BỘ.........................................................................6
1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SINH HOẠT CHI BỘ...............................................6
1.1.1. Một số khái niệm.................................................................................6
1.1.2. Tiêu chí đánh giá chất lượng sinh hoạt chi bộ.....................................7
1.1.3 Các nhân tố tác động đến chất lượng sinh hoạt chi bộ.......................10
1.2. QUAN ĐIỂM CỦA CHỦ NGHĨA MÁC-LÊNIN, TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ
MINH VỀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG SINH HOẠT CHI BỘ......................11
1.2.1. Quan điểm của C. Mác và Ph. Ăngghen...........................................11
1.2.2. Quan điểm của V.I. Lênin..................................................................11
1.2.3. Quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về nâng cao chất lượng sinh
hoạt chi bộ...................................................................................................12
1.2.4. Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về nâng cao chất lượng
sinh hoạt chi bộ............................................................................................14
1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN....................................................................................17


v
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG SINH HOẠT
CHI BỘ TẠI ĐẢNG BỘ AGRIBANK CHI NHÁNH TUYÊN QUANG.....20
2.1. KHÁI QUÁT VỀ AGRIBANK CHI NHÁNH TUYÊN QUANG VÀ TỔ
CHỨC BỘ MÁY ĐẢNG BỘ CỦA ĐƠN VỊ......................................................20
2.1.1. Khái quát về Agribank Chi nhánh Tuyên Quang..............................20
2.1.2. Đặc điểm tình hình về tổ chức bộ máy Đảng bộ Agribank Chi nhánh

Tuyên Quang...............................................................................................20
2.2. THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG SINH HOẠT CHI BỘ CỦA ĐẢNG BỘ
AGRIBANK CHI NHÁNH TUYÊN QUANG...................................................21
2.2.1. Những kết quả đạt được và nguyên nhân..........................................21
2.2.2. Những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân............................................26
2.3. MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT RA........................................................................29
CHƯƠNG 3. ĐINH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT
LƯỢNG SINH HOẠT CHI BỘ TẠI ĐẢNG BỘ AGRIBANK CHI NHÁNH
TỈNH TUYÊN QUANG....................................................................................31
3.1. MỤC TIÊU, PHƯƠNG HƯỚNG NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG SINH
HOẠT CHI BỘ TẠI ĐẢNG BỘ AGRIBANK CHI NHÁNH TUYÊN QUANG
.............................................................................................................................31
3.1.1. Mục tiêu.............................................................................................31
3.1.2. Phương hướng...................................................................................31
3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
SINH HOẠT CHI BỘ TẠI ĐẢNG BỘ AGRIBANK CHI NHÁNH TUYÊN
QUANG...............................................................................................................33
3.2.1. Nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên về tầm quan trọng của
sinh hoạt chi bộ............................................................................................33
3.2.2. Đổi mới nội dung sinh hoạt chi bộ....................................................34
3.2.3.Tiếp tục đổi mới hình thức sinh hoạt chi bộ.......................................37
3.2.4. Thực hiện các nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt Đảng theo đúng qui
định của Điều lệ Đảng.................................................................................38


vi
3.2.5. Thực hiện đúng quy trình, nề nếp sinh hoạt chi bộ, chi ủy; nâng cao
chất lượng điều hành sinh hoạt chi bộ.........................................................39
3.2.6. Chăm lo bồi dưỡng phẩm chất và năng lực cho đội ngũ cấp ủy; đổi
mới quy mô chi bộ.......................................................................................41

3.2.8. Tăng cường sự phối hợp lãnh của cấp ủy cấp trên đối với kết quả
thực hiện nhiệm vụ của chi bộ.....................................................................43
Phần 3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.............................................................44
1. Kết luận...................................................................................................44
2. Kiến nghị.................................................................................................45
TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................46


vii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
STT
1

Chữ viết tắt
BCH

Viết đầy đủ
Ban chấp hành

2

CB

Chi bộ

3
4
5


CT
ĐU
NXB

Chính trị
Đảng ủy
Nhà xuất bản

6
7

TW
UBND

Trunng ương
Ủy ban nhân dân


1

Phần 1. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Chi bộ là nền tảng của Đảng, là hạt nhân chính trị ở cơ sở trực tiếp lãnh
đạo quần chúng triển khai thực hiện chủ trương đường lối, của Đảng, chính
sách, pháp luật của Nhà nước; lãnh đạo phát triển kinh tế- xã hội, xây dựng hệ
thống chính trị vững mạnh, khơng ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần
cho nhân dân, giáo dục rèn luyện và phát triển đảng viên; làm công tác vận động
quần chúng, vận động nhân dân, trực tiếp lãnh đạo các tổ chức đoàn thể và tổ
chức thực hiện các nhiệm vụ chính trị ở cơ sở.
Sinh hoạt chi bộ và chất lượng sinh hoạt chi bộ là nhân tố quyết định vai

trò lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức đảng, giúp đảng viên nâng cao nhận thức
chính trị, tư tưởng và thực hiện chức năng lãnh đạo, giáo dục của chi bộ.
Bởi chi bộ là “nền tảng”, “gốc rễ” của Đảng, là nơi trực tiếp tổ chức triển
khai, thực hiện và cụ thể hóa các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách,
pháp luật của Nhà nước, là hạt nhân chính trị lãnh đạo toàn diện của Đảng ở cơ
sở. Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định "chi bộ là gốc rễ của Đảng", "là đồn luỹ
chiến đấu của Đảng ở trong quần chúng", "là cầu nối giữa Đảng và quần chúng",
"Chi bộ mạnh tức là Đảng mạnh". Muốn chi bộ mạnh, trước hết cấp ủy, Đảng
viên phải nêu cao trách nhiệm, tính tiên phong trong sinh hoạt chi bộ.
Ở đâu cấp ủy chi bộ, đảng viên nhận thức đúng vị trí, vai trị, tầm quan
trọng của sinh hoạt chi bộ thì ở đó tính đảng được phát huy, cơng tác xây dựng
Đảng được chú trọng, vai trị của cấp ủy, tính tiền phong gương mẫu của đảng
viên và các nhiệm vụ chính trị của chi bộ đạt kết quả tốt. Do đó, cấp ủy chi bộ,
đảng viên phải nhận thức đầy đủ vị trí, vai trị, tầm quan trọng của chi bộ; thực
sự coi trọng nội dung, chất lượng sinh hoạt chi bộ. Vì vậy, cấp ủy chi bộ phải
thường xuyên đổi mới nội dung, hình thức để nâng cao chất lượng sinh hoạt chi
bộ theo hướng sát thực, hiệu quả theo đúng tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII
của Đảng; Hướng dẫn số 12- HD/BTCTW ngày 06/7/2018 của Ban Tổ chức
Trung ương hướng dẫn một số vấn đề về nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ.


2
Thực tiễn công tác xây dựng Đảng trong những năm qua cho thấy: Những
chi bộ đạt trong sạch vững mạnh thường là các chi bộ duy trì tốt nề nếp sinh
hoạt, có nội dung sinh hoạt phong phú, thiết thực, có hình thức sinh hoạt hợp lý,
hiệu quả. Hoạt động của chi bộ có tác dụng nâng cao uy tín của tổ chức Đảng và
đảng viên, củng cố lòng tin của quần chúng nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng.
Những chi bộ nào, sinh hoạt chi bộ có biểu hiện xem nhẹ công tác chi bộ, nội
dung nghèo nàn, ít thiết thực, hình thức sinh hoạt cịn gị bó, đơn điệu …làm cho
sinh hoạt chi bộ không thực sự khơi dậy, phát huy trí tuệ của đảng viên, kìm hãm

khả năng tìm tịi, sáng tạo đề xuất những giải pháp khi triển khai nhiệm vụ.
Vấn đề sinh hoạt chi bộ có vai trị và tác dụng to lớn đối với việc xây dựng nội
bộ Đảng, củng cố tăng cường sự đoàn kết thống nhất trong Đảng, khẳng định và phát
huy những mặt mạnh, chỉ ra những sai lầm, khuyết điểm của cán bộ, đảng viên và
của chi bộ. Sinh hoạt chi bộ còn là diễn đàn dân chủ phát huy tính sáng tạo của đảng
viên để từ đó có thể tìm ra những giải pháp thực hiện nhiệm vụ chính trị đạt hiệu
quả. Qua sinh hoạt chi bộ, trình độ mọi mặt của từng đảng viên được nâng lên và
đảng viên dần dần trưởng thành. Vì thế, tơi chọn đề tài “Nâng cao chất lượng sinh
hoạt Chi bộ tại Đảng bộ Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thơn chi nhánh
tỉnh Tun Quang" làm khóa luận tốt nghiệp chương trình Cao cấp Lý luận Chính trị
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Sinh hoạt chi bộ nói chung và nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ nói
riêng, đã được một số tác giả quan tâm nghiên cứu, điển hình như:
- Các Luận văn:
Phạm Đình Tiến (2014), Nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ tại Đảng
bộ quân sự thành phố Hồ Chí Minh, luận văn cao cấp lý luân chính trị. Luận văn
đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ. Trên cơ
sở đó, tác giả đã phân tích đánh giá thực trạng về chất lượng sinh hoạt chi bộ tại
tại Đảng bộ quân sự thành phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn 2009-2014, chỉ ra
những ưu điểm và hạn chế, cũng như nguyên nhân của hạn chế. Luận văn cũng


3
đã đề xuất được một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ tại
tại Đảng bộ quân sự thành phố Hồ Chí Minh các năm tiếp theo.
Huỳnh Ngọc Thanh (2005), Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến
đấu của các chi bộ ở huyện Hóc Mơn thành phố Hồ Chí Minh, Ln văn thạc sĩ
chun ngành xây dựng Đảng.
- Các bài viết trên báo, tạp chí:
Đảng bộ tỉnh Tun Quang ln chú trọng nâng cao chất lượng sinh hoạt

chi bộ, Cổng thông tin điện tử Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang, tác giả Nguyễn Thị
Mai Lan.
Nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ góp phần bảo vệ nền tảng tư tưởng
của Đảng, Báo điện tử Xây dựng Đảng, tác giả Phạm Anh - Viện Kinh tế chính
trị học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh,
Nâng cao chất lượng chi bộ thuộc Đảng bộ cơ quan Văn phòng Quốc hội
theo Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Báo điện tử Đảng ủy khối các cơ quan
trung ương, tác giả Phùng Khắc Khoa - Văn phòng Đảng - Đồn thể, Văn phịng
Quốc hội.
Nhìn chung các nghiên cứu trên đã đề cập đến nhiều khía cạnh khác nhau
trong việc nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ. Tuy nhiên, chưa có một đề tài
nào tập trung nghiên cứu về nâng cao chất lượng sinh hoạt Chi bộ tại Đảng bộ
Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Chi nhánh tỉnh Tuyên Quang.
Do vậy, trong đề tài này, đối tượng và phạm vi nghiên cứu của tác giả khơng
trùng với các nghiên cứu trước.
3. Mục đích, nhiệm vụ của đề tài
* Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở làm rõ một sô vấn đề cơ bản về lý luận, thực tiễn, đề xuất
những giải pháp cơ bản nâng cao chất lượng sinh hoạt Chi bộ tại Đảng bộ Ngân
hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Chi nhánh tỉnh Tuyên Quang.
* Nhiệm vụ của đề tài


4
Trong thời gian nghiên cứu và thực hiện đề tài, giúp bản thân trau dồi
được thêm nhiều kiến thức cũng như kỹ năng về công tác xây dựng Đảng qua
giáo viên hướng dẫn, giáo trình, Chỉ thị, Hướng dẫn của Trung ương đồng thời
hoàn thành được việc viết tiểu luận cuối khóa theo chương trình đào tạo của nhà
trường. Qua đây, bản thân có thêm nhiều điều kiện vận dụng những kiến thức đã
học, kết hợp với kinh nghiệm thực tiễn để góp một phần cơng sức trong việc

nâng cao chất lượng sinh hoạt Chi bộ nơi mình cơng tác luôn đạt danh hiệu Chi
bộ trong sạch vững mạnh hàng năm, bên cạnh việc phát huy sức chiến đấu của
Đảng, chấp hành đường lối chủ trương chính sách của Đảng và pháp luật của
Nhà nước góp phần hồn thành tốt chỉ tiêu Nghị quyết Đảng bộ đề ra.
4. Phương pháp nghiên cứu
Chủ yếu dựa trên cơ sở phương pháp luận khoa học của chủ nghĩa MácLênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và thực tiễn kinh nghiệm, sự lãnh đạo, chỉ đạo của
cấp trên cùng Chỉ thị, Hướng dẫn của Đảng ta để khảo sát thực tế tình hình chất
lượng hoạt động, chất lượng sinh hoạt chi bộ tại Đảng bộ Ngân hàng nông
nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh tỉnh Tuyên Quang những năm qua, có
tham khảo một số chi, đảng bộ khác, đồng thời có sự góp ý, hướng dẫn của quý
thầy cô nhằm xác định phương hướng và một số giải pháp hợp lý cho việc nâng
cao chất lượng sinh hoạt chi bộ nơi tôi công tác trong thời gian tới.
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là chất lượng sinh hoạt Chi bộ tại Đảng
bộ Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh tỉnh Tuyên Quang.
* Phạm vi nghiên cứu:
Luân văn nghiên cứu, khảo sát các Chi bộ tại Đảng bộ Ngân hàng nông
nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh tỉnh Tuyên Quang trong thời gian qua
để từ đó đúc kết kinh nghiệm thực tiễn kết hợp kiến thức đã học để tìm ra
nguyên nhân giải pháp nhằm nâng cao chất lượng sinh hoạt Chi bộ trong thời
gian tới. Đồng thời kết hợp thăm dò, tham khảo các chi bộ bạn cùng với tìm


5
hiểu, tiếp xúc với những cán bộ dày dạn kinh nghiệm để chọn lọc, lựa chọn
phương hướng và giải pháp tốt, phù hợp với tình hình thực tại của Chi bộ nhằm
cải tiến, nâng cao chất lượng sinh hoạt Chi bộ tại Đảng bộ Ngân hàng nông
nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh tỉnh Tuyên Quang từ nay đến năm 2025.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài

* Ý nghĩa lý luận: Kết quả nghiên cứu của luân văn có thể dùng làm tài
liệu tham khảo nghiên cứu khoa học, học tập môn Xây dựng đảng.
* Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả nghiên cứu của luân văn cung cấp những cơ
sở khoa học giúp cấp ủy, tổ chức đảng ở Đảng bộ Ngân hàng nông nghiệp và phát
triển nông thôn chi nhánh tỉnh Tuyên Quang nghiên cứu vận dụng để nâng cao chất
lượng sinh hoạt Chi bộ nhằm đáp ứng tốt yêu cầu nhiệm vụ của Ngân hàng nông
nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh tỉnh Tuyên Quang trong giai đoạn mới.
7. Kết cấu của đề tài
Ngồi phần mở đầu; kết luận nội dung chính của Luân văn được chia
thành 3 chương, cụ thể:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về nâng cao chất lượng sinh hoạt chi
bộ
Chương 2: Thực trạng nâng cao chất lượng sinh hoạt Chi bộ tại Đảng bộ
Agribank Chi nhánh tỉnh Tuyên Quang
Chương 3: Định hướng và giải Pháp nâng cao chất lượng sinh hoạt Chi bộ
tại Đảng bộ Agribank Chi nhánh tỉnh Tuyên Quang.


6

Phần 2. NỘI DUNG
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NÂNG
CAO CHẤT LƯỢNG SINH HOẠT CHI BỘ
1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SINH HOẠT CHI BỘ
1.1.1. Một số khái niệm
* Chi bộ: Chi bộ là “nền tảng”, “gốc rễ” của Đảng, là sợi dây chuyền để
Đảng liên hệ với quần chúng và là nơi trực tiếp tổ chức triển khai, thực hiện và
cụ thể hóa các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà
nước, là hạt nhân chính trị của Đảng ở cơ sở. Hơn nữa, chi bộ còn là nơi trực
tiếp tiến hành các hoạt động xây dựng nội bộ Đảng, quản lý giáo dục, phân công

công tác và rèn luyện đảng viên, tiến hành các thủ tục đầu tiên để xét kết nạp
đảng viên, đưa người không đủ tư cách ra khỏi Đảng, củng cố, tăng cường sự
đoàn kết thống nhất trong Đảng và thắt chặt mối liên hệ với nhân dân.
Tóm lại, chi bộ Đảng là tổ chức trực thuộc đảng ủy cơ sở được tổ chức
theo nơi làm việc hoặc nơi ở của đảng viên; mỗi chi bộ ít nhất có 3 đảng viên
chính thức. Chi bộ đơng đảng viên có thể chia thành nhiều tổ đảng; tổ đảng bầu
tổ trưởng, nếu cần thì bầu tổ phó; tổ đảng hoạt động dưới sự chỉ đạo của chi ủy.
Chi bộ lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị của đơn vị; giáo dục, quản lý và
phân công công tác cho đảng viên; làm công tác vận động quần chúng và công
tác phát triển đảng viên; kiểm tra, thi hành kỷ luật đảng viên; thu, nộp đảng phí.
Chi bộ, chi ủy họp thường lệ mỗi tháng một lần. Đại hội chi bộ do chi ủy triệu
tập mỗi năm một lần; nơi chưa có chi ủy thì do bí thư chi bộ triệu tập. Khi được
đảng ủy cơ sở đồng ý có thể triệu tập sớm hoặc muộn hơn, nhưng không quá 3
tháng. Chi bộ có dưới 9 đảng viên chính thức, bầu bí thư chi bộ; nếu cần, bầu
phó bí thư. Chi bộ có 9 đảng viên chính thức trở lên, bầu chi ủy, bầu bí thư và
phó bí thư chi bộ trong số chi ủy viên.

* Sinh hoạt chi bộ:


7
Sinh hoạt chi bộ là hoạt động tập thể của tất cả đảng viên, để bàn bạc,
thảo luận, quyết định các chủ trương, biện pháp lãnh đạo, chỉ đạo nhằm thực
hiện nhiệm vụ của đơn vị, đồng thời để xây dựng tổ chức đảng trong sạch, vững
mạnh. Theo qui định của Điều lệ Đảng hiện hành, chi bộ sinh hoạt thường kỳ
mỗi tháng một lần, sinh hoạt bất thường khi cần thiết. Sinh hoạt chi bộ lấy
nguyên tắc tập trung dân chủ làm nguyên tắc cơ bản, lấy tự phê bình và phê bình
làm qui luật phát triển. Sinh hoạt chi bộ là một trong những biện pháp về tổ chức
và tư tưởng rất cơ bản, chi phối trực tiếp, tồn bộ q trình hoạt động của tổ
chức đảng và từng đảng viên.

* Chất lượng sinh hoạt chi bộ
Chất lượng sinh hoạt chi bộ là tổng hợp những đặc điểm, tính chất và hoạt
động thể hiện năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của một tổ chức đảng, đáp ứng
yêu cầu thực hiện nhiệm vụ chính trị được giao trong từng thời kỳ cách mạng.
Chất lượng sinh hoạt chi bộ có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng các quyết
định chính trị của các tổ chức đảng, đến chương trình hành động của đảng viên,
đến việc tổ chức thực hiện có hiệu quả các nghị quyết của chi bộ. Sinh hoạt chi
bộ có chất lượng sẽ làm cho đường lối, chính sách của Đảng được quán triệt,
nhiệm vụ của chi bộ được triển khai, trí tuệ và trách nhiệm của đảng viên được
nâng cao, kỷ luật của Đảng được tăng cường, mối quan hệ giữa Đảng với quần
chúng được củng cố và phát triển. Chất lượng sinh hoạt chi bộ là một trong
những yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển của chi bộ. Sinh hoạt chi bộ có
chất lượng mới đảm bảo được vai trị lãnh đạo chính trị của chi bộ, đối với việc
tổ chức cho cán bộ, đảng viên và quần chúng tham gia vào q trình xây dựng
và triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ chính trị của đơn vị.
1.1.2. Tiêu chí đánh giá chất lượng sinh hoạt chi bộ
Tiêu chí đánh giá chất lượng sinh hoạt chi bộ là những dấu hiệu, những
tính chất để dựa vào đó mà nhận biết và đánh giá được chất lượng sinh hoạt đáp
ứng được những yêu cầu mục tiêu phát triển của tổ chức đảng. Đánh giá chất
lượng sinh hoạt chi bộ phải căn cứ vào các tiêu chí sau đây:


8
* Về nội dung sinh hoạt chi bộ.
Nội dung sinh hoạt phải được cấp uỷ chi bộ chuẩn bị chu đáo có nội dung
cụ thể, thiết thực, sát với yêu cầu nhiệm vụ chính trị của chi bộ trong từng thời
điểm. Đây là dấu hiệu quan trọng để đánh giá chất lượng sinh hoạt chi bộ. Để
sinh hoạt chi bộ đạt chất lượng, ban chi ủy, bí thư chi bộ phải lựa chọn đúng nội
dung, xác định nội dung trọng tâm, trọng điểm cho từng thời kỳ để chi bộ thảo
luận và quyết định. Nếu nội dung sinh hoạt chi bộ đề ra không phù hợp, thiếu cụ

thể và thiết thực thì khơng những việc thảo luận sẽ thiếu tập trung, thống nhất
mà việc ra các quyết định lãnh đạo cũng sẽ kém hiệu lực, ít hiệu quả. Trong q
trình sinh hoạt, nội dung nêu ra phải được thảo luận sôi nổi, đúng hướng và phải
đi đến những kết luận đúng đắn, đề ra được những quyết định phù hợp, khả thi.
Nội dung sinh hoạt chi bộ tốt phải đạt được được ba tiêu chí trong sinh hoạt, thể
hiện được tính chiến đấu, tính lãnh đạo và tính giáo dục. Trong nội dung sinh
hoạt điều quan trọng nhất là chi bộ phải xây dựng được nghị quyết và biểu quyết
thông qua sau đó giao nhiệm vụ cụ thể cho mỗi bộ phận, đảng viên phụ trách và
tổ chức thực hiện.
* Về hình thức sinh hoạt chi bộ.
Nội dung sinh hoạt chỉ được quán triệt đầy đủ, kích thích tính tích cực,
sáng tạo và biến thành hành động thực tế của đảng viên khi nó được thể hiện với
những hình thức phù hợp. Ngược lại, hình thức đơn điệu, khơ khan, nhàm chán,
ít đổi mới sẽ làm cho sinh hoạt trở nên tẻ nhạt, nặng nề, không gây ra được hứng
thú thu hút đảng viên tham gia thảo luận, đóng góp ý kiến. Do đó khi xem xét
chất lượng sinh hoạt chi bộ phải xem xét tính hợp lý, hấp dẫn và phong phú của
các hình thức sinh hoạt. Hàng quý mỗi chi bộ phải xây dựng một buổi sinh hoạt
chuyên đề, một năm phải tổ chức được 2 buổi sinh hoạt chính trị, sinh hoạt tổng
hợp thực hiện hàng tháng hoặc sinh hoạt bất thường khi cần.
* Thực hiện các nguyên tắc tổ chức của đảng
Sinh hoạt chi bộ là nơi thể hiện các nguyên tắc tổ chức, sinh hoạt cơ bản
của Đảng, như nguyên tắc tập trung, dân chủ; tự phê bình và phê bình... Việc


9
thực hiện hay không thực hiện, thực hiện đúng hay không đúng là điều kiện
quan trọng để xem xét chất lượng sinh hoạt. Những chi bộ yếu kém, cán bộ,
đảng viên có biểu hiện suy thối về tư tưởng, đạo đức, lối sống... thì nguyên
nhân trực tiếp là thực hiện chưa tốt, chưa nghiêm các nguyên tắc về tổ chức và
sinh hoạt đảng. Ngược lại, những chi bộ vững mạnh là những đơn vị trong các

hoạt động nói chung và sinh hoạt đảng nói riêng quán triệt và thực hiện tốt các
nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt.
* Thực hiện qui trình sinh hoạt
Sinh hoạt chi bộ thực chất cũng là quá trình hoạt động nhận thức và tổ
chức thực tiễn, đó là hoạt động mang tính khoa học. Hiệu quả của cuộc sinh hoạt
phụ thuộc vào việc thực hiện qui trình sinh hoạt có bài bản, khoa học hay không.
Vần đề này phụ thuộc rất lớn vào năng lực lãnh đạo điều hành của người đúng
đầu cấp uỷ chi bộ, người chủ trì có tư duy, khả năng tổng hợp, tính quyết đốn
cao thì việc thực hiện quy trình mới chặt chẽ. Chính vì vậy nên các cấp uỷ cần
nắm vững và thực hiện đúng qui trình sinh hoạt chi bộ mới đảm bảo chất lượng
sinh hoạt.
* Số lượng và thái độ của đảng viên tham gia sinh hoạt chi bộ
Số lượng đảng viên tham gia sinh hoạt đầy đủ là dấu hiệu không chỉ cho
thấy ý thức tổ chức, kỷ luật, tính tích cực, tự giác của đảng viên mà còn thể hiện
sự vững mạnh của tổ chức, sự nền nếp trong sinh hoạt của chi bộ. Những chi bộ
có đơng đảng viên thường xun tham gia sinh hoạt, đảng viên tích cực đóng
góp ý kiến có chất lượng, có tinh thần xây dựng thì nhất định tổ chức đảng đó sẽ
có được những quyết định đúng đắn, có tính khả thi cao hơn là những chi bộ,
đảng bộ có ít đảng viên tham gia, sinh hoạt chệch choạc, thiếu tích cực, tự giác.
* Kết quả thực hiện nhiệm vụ của chi bộ.
Sinh hoạt chi bộ, đảng bộ xét đến cùng là phải đảm bảo thực hiện thắng
lợi nhiệm vụ chính trị. Chất lượng sinh hoạt chi bộ phải được khẳng định ở kết
quả thực hiện nhiệm vụ chính trị được giao, đây là tiêu chí thể hiện chính xác
chất lượng sinh hoạt chi bộ. Đánh giá chất lượng sinh hoạt cần phải phân tích


10
đầy đủ các mặt nêu trên. Tuy nhiên, kết quả cuối cùng của việc nâng cao chất
lượng sinh hoạt chi bộ thể hiện ở kết quả toàn diện, tổng hợp của các tiêu chí
trên, đó là sinh hoạt chi bộ góp phần quan trọng vào việc nâng cao năng lực lãnh

đạo và sức chiến đấu của tổ chức đảng; nội bộ Đảng được xây dựng trong sạch,
vững mạnh; cán bộ, đảng viên có điều kiện để trưởng thành và phát huy khả
năng của mình; tổ chức đảng thực hiện tốt vai trị hạt nhân chính trị ở cơ sở và
được quần chúng nhân dân tín nhiệm... Những tiêu chí đánh giá chất lượng sinh
hoạt chi bộ đồng thời cũng là sự thể hiện những yêu cầu cần phải làm để đảm
bảo sinh hoạt chi bộ đạt chất lượng cao, do vậy, sinh hoạt chi bộ có chất lượng
phải đảm bảo được tính lãnh đạo, tính giáo dục và tính chiến đấu cao.
1.1.3 Các nhân tố tác động đến chất lượng sinh hoạt chi bộ
Có nhiều yếu tố quyết định tác dụng, hiệu quả của sinh hoạt chi bộ, hay
nói cách khác, chất lượng sinh hoạt chi bộ do nhiều yếu tố quy định, như:
Nhân tố khách quan:
- Nhận thức của khơng ít cấp uỷ, trước hết là của các chi uỷ cũng như ý
thức, trách nhiệm của đảng viên về nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ.
- Việc kiểm tra, hướng dẫn về nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ.
-Việc đánh giá phân loại chi bộ, đảng viên.
- Việc lựa chọn, bồi dưỡng đội ngũ Đảng viên, cán bộ lãnh đạo tại chi bộ.
Nhân tố chủ quan:
- Nền nếp sinh hoạt tại buổi sinh hoạt chi bộ và nề nếp sinh hoạt của mỗi
chi bộ.
- Nội dung sinh hoạt của mỗi chi bộ.
- Hình thức sinh hoạt của mỗi chi bộ.
- Công tác chuẩn bị sinh hoạt của mỗi chi bộ.
- Số lượng và tâm trạng, thái độ đảng viên tham gia sinh hoạt trong buổi
sinh hoạt chi bộ.
- Sự điều khiển của người chủ trì buổi sinh hoạt của chi bộ.


11
- Việc thực hiện các nguyên tắc tổ chức, sinh hoạt đảng tại buổi sinh hoạt
của chi bộ.

- Kết quả thực hiện các nội dung sinh hoạt của buổi sinh hoạt chi bộ.
- Điều kiện vật chất và môi trường, tâm lý xã hội liên quan tại buổi sinh
hoạt của chi Bộ.
- Sự chỉ đạo, hỗ trợ, kiểm tra, giám sát của cấp uỷ cấp trên đối với buổi
sinh hoạt của chi bộ.
Thực tế cho thấy, những yếu tố trên có thể nhiều hoặc ít nhưng đều trực
tiếp hoặc gián tiếp quy định hiệu quả, tác dụng của sinh hoạt chi bộ, làm cho có
đạt hay khơng đạt mục đích, yêu cầu, nhiệm vụ của sinh hoạt chi bộ.
1.2. QUAN ĐIỂM CỦA CHỦ NGHĨA MÁC-LÊNIN, TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ
MINH VỀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG SINH HOẠT CHI BỘ
1.2.1. Quan điểm của C. Mác và Ph. Ăngghen
Hai lãnh tụ đầu tiên đã nêu lên một số tư tưởng cơ bản về Đảng Cộng sản
đó là C.Mác và Ph.Ăngghen, họ đã chỉ ra rằng: “Đảng phải là một đội ngũ có tổ
chức chặt chẽ theo nguyên tắc thiểu số phục tùng đa số; cấp dưới phục tùng cấp
trên và Đảng phải là một khối thống nhất trên tất cả các mặt chính trị, tư tưởng
và tổ chức”. Song, do xuất phát từ chỗ Đảng Cộng sản là đội tiên phong chính trị
của giai cấp cơng nhân, Ph.Ăngghen đã nhấn mạnh: “Khơng có Đảng chính trị
nào có thể tồn tại được nếu khơng có tổ chức”. Và để nâng cao tính thống nhất
về tổ chức, chính trị, phát huy sức mạnh của Đảng, mọi tổ chức cơ sở đảng phải
là hạt nhân lãnh đạo cơ sở và Ăngghen còn chỉ rõ hơn là: “Phải biến mỗi chi bộ
của mình thành trung tâm hạt nhân của các hội liên hiệp công nhân”.
1.2.2. Quan điểm của V.I. Lênin
V.I. Lênin đã đấu tranh không khoan nhượng đối với các quan điểm cơ hội
của Quốc tế II, phát triển sáng tạo những luận điểm của Mác và Ăngghen, xây
dựng học thuyết hồn chỉnh về chính Đảng kiểu mới độc lập của giai cấp cơng
nhân, có tổ chức chặt chẽ, được trang bị bằng lý luận khoa học mác-xít, người
viết mỗi chi bộ đảng phải là “điểm tựa để tiến hành công tác tuyên truyền, cổ


12

động và tổ chức thực hiện trong quần chúng”, tức là nhất định phải đi đến nơi
mà quần chúng đi và trong mỗi bước đi, phải làm cho ý thức của quần chúng
hướng về chủ nghĩa xã hội, phải gắn chặt mỗi vấn đề riêng biệt với những
nhiệm vụ chung của giai cấp vô sản; phải biến mỗi sáng kiến về tổ chức thành
một hành động đoàn kết giai cấp, phải giành được vai trò lãnh đạo trong tất cả
những tổ chức hợp pháp của giai cấp vô sản, giành bằng nghị lực ảnh hưởng tư
tưởng không phải bằng danh hiệu và cấp bậc”. [7]
Từ sự quán triệt những quan điểm tư tưởng cơ bản của chủ nghĩa MácLênin về tổ chức cơ sở đảng như trên cho thấy, việc mỗi tổ chức cơ sở đảng phải
thường xuyên xây dựng, củng cố tổ chức mình, ln đảm bảo vững mạnh, làm
điểm tựa, làm hạt nhân chính trị, lãnh đạo các phong trào hành động cách mạng
ở cơ sở, nhất là trong những giai đoạn chuyển tiếp, đổi mới như giai đoạn đổi
mới toàn diện ở đất nước ta hiện nay là một vấn đề hết sức quan trọng và cần
thiết.
1.2.3. Quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về nâng cao chất lượng sinh
hoạt chi bộ
Từ những năm chuẩn bị cho đến khi thành lập Đảng và cả sau này, Chủ
tịch Hồ Chí Minh rất coi trọng cơng tác củng cố tổ chức cơ sở đảng. Ngay cả
trong Di chúc, văn bản cuối cùng của mình, Người đã ngoảnh mặt nhìn lại hàng
nghìn năm sau, trơng xa hàng trăm năm phía trước, dự kiến những thăng trầm có
thể xảy ra trong từng bước đi của lịch sử, điều đó phụ thuộc về vĩ nhân. Với tầm
nhìn chiến lược, Bác Hồ đã nghĩ xa về tương lai của đất nước, vận mệnh của dân
tộc và đã để lại cho toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta những lời căn dặn đặc biệt
quan trọng: “Đoàn kết là một truyền thống cực kỳ quý báu của Đảng và của dân
ta. Các đồng chí từ Trung ương đến các chi bộ cần giữ gìn sự đồn kết nhất trí
của Đảng như giữ gìn con ngươi của mắt mình. Trong Đảng thực hành dân chủ
rộng rãi, thường xuyên và nghiêm chỉnh tự phê bình và phê bình là cách tốt
nhất để củng cố và phát triển sự đoàn kết và thống nhất của Đảng. Phải có tình
đồng chí thương u lẫn nhau.



13
Đảng ta là một Đảng cầm quyền. Mỗi đảng viên và cán bộ phải thực sự
thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật sự cần kiệm liêm chính, chí cơng vơ tư.
Phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo, là
người đầy tớ thật trung thành của nhân dân” [12].
Người đã từng nói: “Tác dụng của chi bộ là cực kỳ quan trọng, vì nó là
sợi dây chuyền để liên hệ Đảng với quần chúng... Các chi bộ mạnh tức là Đảng
mạnh. Các chi ủy vững tức là chi bộ mạnh ” [12]. Cho nên tác dụng của Chi bộ
là cực kỳ quan trọng, vì nó là sợi dây chuyền để liên hệ Đảng với quần chúng.
Vậy thế nào là Chi bộ tốt? Chi bộ tốt là Chi bộ chấp hành tốt các chính sách của
Đảng; đi đúng đường lối quần chúng; không ngừng nâng cao mức sống của nhân
dân, đảng viên gương mẫu và được dân tin, dân phục, dân yêu.
Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng chỉ rõ: “Chi bộ là gốc rễ của Đảng ở trong
quần chúng. Chi bộ tốt thì mọi chính sách của Đảng đều được thi hành tốt, mọi
công việc đều tiến bộ không ngừng. Trái lại, nếu chi bộ kém thì cơng việc khơng
trơi chảy” [12], để làm được điều này Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng cho rằng
“Chi bộ phải dùng cách chính trị, giáo dục, đề nghị, giải thích, khai hội bàn bạc
với quần chúng... Chứ tuyệt đối không được lạm quyền, mệnh lệnh. Phải nhớ
rằng: Chi bộ là một tổ chức lãnh đạo chính trị, chứ khơng phải là một tổ chức
hành chính” [12].
Thực tế cho thấy chỗ nào chi bộ tốt, công việc trôi chảy; chỗ nào chi bộ
yếu, công việc xộc xệch. Chi bộ được củng cố phải biểu hiện trước hết ở chỗ
đảng viên, đoàn viên thanh niên lao động ở cơ quan, xí nghiệp…phải gương
mẫu.
Qua những lời dạy quý báu trên của Người đã giúp đã có cái nhìn sâu sắc,
tồn diện hơn về vị trí, vai trị của chi bộ cũng như việc thường xuyên phải cải
tiến nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ là công việc cực kỳ quan trọng. Do đó,
Chi bộ phải thể hiện đầy đủ vai trị “chiếc cầu”, vai trị đặc biệt quan trọng của
mình là đưa được chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của
Nhà nước các cấp đến nhân dân một cách nhanh chóng, chính xác, từ đó nhân



14
dân tin tưởng, ủng hộ và tích cực thực hiện cũng như tiếp thu được một cách đầy
đủ, trung thực tâm tư, nguyện vọng chính đáng, hợp pháp, hợp đạo đức của tuyệt
đại bộ phận nhân dân ở cơ sở, từ đó Đảng và Nhà nước các cấp trên định ra
những chính sách đúng đắn, sát hợp, theo đó, các nhiệm vụ chính trị trong từng
giai đoạn cách mạng ln được thực hiện với kết quả cao như mong muốn thì
việc mỗi chi bộ, mỗi tổ chức của Đảng ở cơ sở phải không ngừng cải tiến, nâng
cao chất lượng sinh hoạt đảng, sinh hoạt chi bộ của mình.
1.2.4. Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về nâng cao chất lượng sinh
hoạt chi bộ
Trước và sau khi có chính quyền, Đảng ta luôn coi trọng với công tác xây
dựng Đảng nói chung và củng cố các tổ chức sơ sở đảng nói riêng, làm cho các
tổ chức cơ sở đảng ngày càng thật sự là nền tảng của Đảng, là đơn vị chiến đấu
cơ bản của Đảng ở cơ sở, trực tiếp lãnh đạo quần chúng, làm mối liên hệ mật
thiết giữa Đảng với nhân dân ngày càng được tăng cường nhiều hơn. Đảng ta chỉ
rõ: “Chi bộ, đảng bộ cơ sở và từng đảng viên tốt hay không tốt, đúng hay sai đều
tác động đến đời sống vật chất, tinh thần có khi đến cả sinh mệnh chính trị của
người dân, đến lòng tin của nhân dân đối với Đảng”. Trong văn kiện Đại hội XI,
Đảng ta khẳng định: “Mỗi tổ chức cơ sở đảng có trách nhiệm và huy tụ sức
mạnh của toàn đơn vị hoàn thành nhiệm vụ chính trị được giao; làm tốt cơng tác
giáo dục chính trị, tư tưởng quản lý và giám sát đảng viên; đấu tranh chống mọi
biểu hiện tiêu cực, suy thoái của Đảng, nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ”.
Nghị quyết Trung ương 3 khóa VII chỉ rõ: “Nâng cao chất lượng sinh
hoạt của cấp ủy và chi bộ, quản lý chặt chẽ đảng viên. Mỗi đảng viên phải tự
giác đặt mình trong sự quản lý của chi bộ, tham gia sinh hoạt đầy đủ, tự khép
mình vào khn khổ kỷ luật của Đảng”. Tại Điều lệ Đảng khóa XI đã quy định:
“Xây dựng đảng bộ, chi bộ trong sạch, vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ
chức; thực hiện đúng nguyên tắc tập trung dân chủ; nâng cao chất lượng sinh

hoạt đảng, thực hiện tự phê bình và phê bình, giữ gìn kỷ luật và tăng cường
đồn kết thống nhất trong Đảng; thường xuyên giáo dục, rèn luyện và quản lý


15
cán bộ, đảng viên, nâng cao phẩm chất đạo đức cách mạng, tính chiến đấu,
trình độ kiến thức, năng lực công tác, làm công tác phát triển đảng viên”. Hội
nghị Trung ương 9, khóa IX xác định: “Tồn Đảng tập trung chỉ đạo xây dựng,
củng cố tổ chức cơ sở đảng, tạo sự chuyển biến rõ rệt, nâng cao năng lực lãnh
đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, gắn xây dựng tổ chức đảng với xây
dựng củng cố hệ thống chính trị cơ sở; nhất là đổi mới, nâng cao chất lượng
sinh hoạt chi bộ”. Hội nghị Trung ương 6, khóa X cũng xác định: “Tổ chức cơ
sở đảng và đội ngũ đảng viên có vai trị quan trọng trong sự tồn tại và phát
triển của Đảng. Trong mỗi giai đoạn cách mạng, Đảng ta đều quan tâm đến xây
dựng, củng cố tổ chức cơ sở đảng, hướng về cơ sở, nâng cao chất lượng đội ngũ
cán bộ, đảng viên coi đó là một định hướng cơ bản trong cơng tác của mình”.
Hội nghị lần thứ 4 Ban chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về một số vấn đề
cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay cũng đã xác định “Chấn chỉnh tổ chức,
nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, nâng cao
chất lượng sinh hoạt chi bộ, đảng bộ; thực hiện nghiêm nguyên tắc tự phê bình
và phê bình”.
Văn kiện Đại hội XIII của Đảng chỉ rõ: “Sinh hoạt chi bộ ở nhiều nơi vẫn
cịn hình thức, sinh hoạt chuyên đề chưa được coi trọng, tính chiến đấu trong tự
phê bình và phê bình cịn yếu”. Thực trạng đó dẫn đến thiếu vắng những nhân tố
tích cực trong việc đóng góp trí tuệ để xây dựng nghị quyết của tổ chức cơ sở
đảng thực sự “đúng ý Đảng, hợp lòng dân”
Văn kiện Đại hội lần thứ XIII của Đảng nhấn mạnh: “Tiếp tục đổi mới,
hoàn thiện tổ chức, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ
sở Đảng.”
Căn cứ vào nhiệm vụ của chi bộ ghi trong Điều lệ Đảng và Hướng dẫn số

12- HD/BTCTW ngày 06/7/2018 của Ban Tổ chức Trung ương hướng dẫn một
số vấn đề về nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ đã chỉ rõ nội dung sinh hoạt
chi bộ gồm:
* Đối với sinh hoạt thường kỳ


16
Căn cứ Điều lệ Đảng, định hướng của cấp trên, tình hình, đặc điểm của
chi bộ và kết quả thực hiện nhiệm vụ chính trị, hàng tháng chi bộ sinh hoạt gồm
các nội dung chủ yếu sau:
Về cơng tác chính trị, tư tưởng
- Lựa chọn những nội dung thời sự trong nước, quốc tế, các vấn đề của
địa phương, cơ quan, đơn vị sát với tình hình và phù hợp chức năng, nhiệm vụ
của chi bộ để phổ biến, trao đổi.
- Thông báo kịp thời chủ trương, các văn bản của Đảng, Nhà nước, của
cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đồn thể chính trị xã hội các cấp cần phổ biến đến chi bộ.
- Đánh giá tình hình tư tưởng của đảng viên, quần chúng thuộc phạm vi
lãnh đạo của chi bộ; những vấn đề chi bộ cần quan tâm. Kịp thời định hướng
nhận thức, tư tưởng cho đảng viên.
Về thực hiện nhiệm vụ chính trị
- Đánh giá kết quả cơng tác lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị trong
tháng của chi bộ và việc thực hiện nhiệm vụ của đảng viên; chỉ rõ ưu điểm, hạn
chế, khuyết điểm và nguyên nhân để đề ra biện pháp khắc phục.
- Đánh giá việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI Một số vấn
đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay, Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII về
tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng, ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thối về tư
tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển
hóa” trong nội bộ gắn với thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị về
đẩy mạnh học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.
- Đảng viên, nhất là người đứng đầu liên hệ, đánh giá việc thực hiện nội

dung đã cam kết theo Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII; về những điều đảng
viên khơng được làm và trách nhiệm nêu gương theo quy định của Ban Chấp
hành Trung ương, Bộ Chính trị; về chống chạy chức, chạy quyền và chống chủ
nghĩa cá nhân, quan liêu, xa rời quần chúng.
- Kết quả lãnh đạo chính quyền, các đồn thể chính trị - xã hội.


17
- Xác định nhiệm vụ của chi bộ tháng tiếp theo và biện pháp lãnh đạo, chỉ
đạo; phân công nhiệm vụ cho đảng viên.
* Đối với sinh hoạt chuyên đề
Căn cứ chỉ thị, nghị quyết và định hướng của cấp trên, tình hình, đặc điểm
của chi bộ, mỗi q ít nhất một lần chi bộ tổ chức sinh hoạt theo các nhóm vấn
đề sau:
- Về học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh theo
hướng dẫn của Trung ương và cấp ủy, tổ chức đảng cấp trên.
- Về các giải pháp nâng cao trình độ lý luận chính trị, chun mơn nghiệp
vụ, năng lực cơng tác của đội ngũ cán bộ, đảng viên.
- Về triển khai thực hiện các chỉ thị, nghị quyết, quy định của Đảng, pháp
luật của Nhà nước liên quan trực tiếp đến sự lãnh đạo, chỉ đạo của chi bộ.
- Về các giải pháp phòng, chống, khắc phục, sửa chữa các biểu hiện suy
thối về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự
chuyển hóa" trong chi bộ.
- Về công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị, xây dựng cơ
quan, đơn vị vững mạnh; đấu tranh phịng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu
cực, quan liêu, xa dân, cá nhân chủ nghĩa ở địa phương, cơ quan, đơn vị.
- Về việc nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác chuyên môn của cơ
quan, đơn vị, chi bộ.
- Về giáo dục truyền thống cách mạng, truyền thống của địa phương, cơ
quan, đơn vị cho cán bộ, đảng viên.

- Những nội dung khác theo đặc điểm của từng loại hình chi bộ.
1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN
Quán triệt và thực hiện Chỉ thị số 10-CT/TW, ngày 31-3-2007 của Ban Bí
thư Trung ương Đảng về “Nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ”; Hướng dẫn số
12-HD/BTCTW ngày 06/7/2018 của Ban Tổ chức Trung ương về một số vấn đề
nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ, Chỉ thị số 01-CT/TU ngày 10/9/2021 của
Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tiếp tục nâng cao chất lượng sinh hoạt cấp ủy và sinh


18
hoạt chi bộ giai đoạn 2021-2025. Đảng bộ Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển
nông thôn - Chi nhánh tỉnh Tuyên Quang đã có nhiều chủ trương, biện pháp, tập
trung lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện việc nâng cao chất lượng sinh hoạt của
các chi bộ trong Đảng bộ, đạt được những kết quả bước đầu rất quan trọng. Các
chi bộ đã thực hiện tương đối tốt chế độ sinh hoạt chi bộ thường kỳ theo quy
định của Điều lệ Đảng, trong sinh hoạt, các chi bộ đã có sự đổi mới về nội dung
và phương pháp ra nghị quyết; phát huy dân chủ, bước đầu nêu cao ý thức tự
phê bình và phê bình của đảng viên trong sinh hoạt; đã cung cấp được một
lượng thông tin mới cho cán bộ, đảng viên; buổi sinh hoạt chi bộ đã thể hiện rõ
tính lãnh đạo, tính giáo dục, tính chiến đấu, động viên nêu cao tinh thần tự học
tập, rèn luyện khơng ngừng nâng cao trình độ nhận thức về mọi mặt. Nội dung
sinh hoạt lựa chọn các nội dung sinh hoạt chuyên đề gắn công tác xây dựng
Đảng với nhiệm vụ chính trị của địa phương và đơn vị. Khơng khí sinh hoạt dân
chủ hơn, chú trọng các nội dung trao đổi, thảo luận. Thơng qua đó, năng lực lãnh
đạo, sức chiến đấu của chi bộ, chất lượng của đội ngũ cán bộ, đảng viên không
ngừng được nâng lên.
Bên cạnh những kết quả đạt được trong công tác xây dựng đảng của
Agribank Chi nhánh Tuyên Quang trong những năm qua, chất lượng sinh hoạt
chi bộ vẫn còn những mặt hạn chế yếu kém đó là:
- Nội dung sinh hoạt chi bộ nhiều chi bộ chưa chuẩn bị chu đáo, nặng về

phổ biến liệt kê; việc triển khai quán triệt đường lối, chủ trương của Đảng, chính
sách, pháp luật của Nhà nước, các chỉ thị, nghị quyết, kế hoạch, chương trình
cơng tác của cấp trên đến đảng viên cịn mang tính hình thức; việc cập nhật nắm
thơng tin thời sự, chính sách để định hướng tư tưởng, giáo dục cho đảng viên
chưa được quan tâm; trong đánh giá kết quả đạt được chỉ nặng bàn về thiếu sót
mà chưa chú ý đến nguyên nhân và giải pháp khắc phục khuyết điểm của cấp uỷ,
của đảng viên.
- Hình thức sinh hoạt chi bộ chậm đổi mới, hầu hết các chi bộ chỉ tập
trung vào nội dung sinh hoạt tổng hợp được lặp đi lặp lại hàng tháng, nội dung


×