Tải bản đầy đủ (.docx) (22 trang)

Kiểm nghiệm tạp chất liên quan losartan kali

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (409.46 KB, 22 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ
KHOA DƯỢC
LBM HÓA PHÂN TÍCH - KIỂM NGHIỆM – ĐỘC CHẤT
------

BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ
KIỂM NGHIỆM TẠP CHẤT LIÊN QUAN

KIỂM NGHIỆM TẠP CHẤT LIÊN QUAN
TRONG NGUYÊN LIỆU VÀ THÀNH PHẨM
LOSARTAN KALI

Giảng viên hướng dẫn: GS. Nguyễn Đức Tuấn
Người thực hiện: Lê Văn Bẩy
MSHV: 20121010507
Chuyên ngành: KIỂM NGHIỆM THUỐC – ĐỘC CHẤT
Mã số: DK01061

Cần Thơ – 2021


MỤC LỤC
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ LOSARTAN VÀ CÁC TẠP CHẤT LIÊN QUAN. .
..................................................................................................................... 1


3




4

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt
HPLC

Từ nguyên
High Performance Liquid

Nghĩa Tiếng Việt
Sắc ký lỏng hiệu năng cao

Chromatography
DĐVN
USP
BP
TCCS

United States Pharmacopeia
British Pharmacopeia

Dược Điển Việt Nam
Dược Điển Mỹ
Dược điển Anh
Tiêu chuẩn cơ sở


5


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Các tạp chất liên quan của Losartan........................................................2
Bảng 2.1. Chương trình gradient pha động theo BP 2020.......................................4
Bảng 2.2. Chương trình gradient pha động theo BP 2020.......................................5
Bảng 2.3. Chương trình gradient pha động theo USP 43........................................7
Bảng 2.4. Chương trình gradient pha động theo BP 2020.......................................9
Bảng 2.5. Chương trình gradient pha động theo BP 2020.....................................11
Bảng 2.6. Chương trình gradient pha động theo BP 2020.....................................12
Bảng 3.1. So sánh mức giới hạn của tạp chất liên quan trong Nguyên liệu...........15
Bảng 3.2. So sánh mức giới hạn của tạp chất liên quan trong thành phẩm............15

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1. Cơng thức cấu tạo của Losartan Kali......................................................1


CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ LOSARTAN VÀ CÁC TẠP CHẤT LIÊN QUAN
1.1. Muối Kali của Losartan

Tên khoa học: 2-n-butyl-4-chloro-5-hydroxy-methyl-1-[(2'-(1H-tetrazol-5yl)biphenyl-4-yl) methyl]imidazole kali.
Công thức phân tử: C22H22ClKN6O
Khối lượng phân tử: 461 g/mol

Công thức cấu tạo:

Mr 461.0

Hình 1.1. Cơng thức cấu tạo của Losartan Kali
1.2. Các tạp chất liên quan của Losartan


Theo Dược điển châu Âu ấn bản lần thứ mười, Losartan có tất cả 12 tạp chất và
các sản phẩm phân huỷ liên quan. Trong đó, có 7 tạp lần lượt là B, C, E, F, G, H và
I; còn lại là 5 sản phẩm phân huỷ trong các môi trường khác nhau tương ứng với D,
J, K, L và M. Các tạp phân hủy M và L được hình thành trong điều kiện nhiệt và
axit, là hai dimer của losartan. Tạp chất C là đồng phân của losartan. Các tạp chất
liên quan B, D, E, F, G, H và I xuất hiện trong quá trình tởng hợp. Cuối cùng, tạp
phân huỷ K là sản phẩm oxy hóa của losartan và J là tạp phân hủy kiềm. Việc đánh
giá các tạp chất liên quan và tạp phân hủy có liên quan này là một trong những cân
nhắc chính trong việc chuẩn bị cho các nghiên cứu tiếp sau. Và chúng phải được
loại bỏ hoặc giảm thiểu để đáp ứng các yêu cầu giới hạn khi cho ra thành phẩm
thuốc cuối cùng.


Bảng 1.1. Các tạp chất liên quan của Losartan
Tên gọi
B

C

D

Tên khoa học
([2′-(1H-tetrazol-5yl)biphenyl-4-yl]methanol

([2-butyl-5-chloro-1[[2′-(1H-tetrazol-5-yl)biphenyl-4-yl]methyl]1H-imidazol-4yl]methanol
2-butyl-4-chloro-1H-imidazole-5Carbaldehyde
5-(4′-methylbiphenyl-2-yl)-1H-tetrazole

E


F

5-[4′-[[2-butyl-4-chloro-5-[[(1methylethyl)oxy]methyl]-1H-imidazol-1yl]methyl]biphenyl2-yl]-1H-tetrazole
[2-butyl-4-chloro-1-[[2′-[2-(triphenylmethyl)2H-tetrazol-5-yl]biphenyl-4-yl]methyl]-1Himidazol-5-yl]methanol,

H

I

5-[4′-[[2-butyl-4-chloro-5[[(triphenylmethyl]oxy]methyl]-1H-imidazol1-yl]methyl]
biphenyl-2-yl]-1H-tetrazole
Triphenylmethanol

G

J

[2-butyl-4-chloro-1-[[2′-1H-tetrazol-5yl)biphenyl-4-yl]methyl]-1H-imidazol-5-yl]
methyl acetate

Công thức cấu tạo


K

L

M


2-butyl-4-chloro-1-[[2′-(1H-tetrazol5-yl)biphenyl-4-yl]methyl]-1H-imidazol-5carbaldehyde
([2-butyl-1-[[2′-[1-[[2-butyl-4-chloro-1-[[2′(1H-tetrazol-5yl)biphenyl-4-yl]methyl]-1H-imidazol-5yl]methyl]-1Htetrazol5-yl]biphenyl-4-yl]methyl]-4-chloro-1Himidazol-5yl]methanol
([2-butyl-1-[[2′-[2-[[2-butyl-4-chloro-1[[2′-(1H-tetrazol-5-yl)biphenyl-4-yl]methyl]1H-imidazol-5yl]methyl]-2H-tetrazol-5-yl]biphenyl-4yl]methyl]-4-chloro1H-imidazol-5-yl]methanol

CHƯƠNG 2
PHƯƠNG PHÁP KIỂM NGHIỆM
2.1. Kiểm nghiệm tạp chất liên quan trong nguyên liệu Losartan Kali

2.1.1. Phương pháp kiểm nghiệm theo USP 43
Kiểm nghiệm tạp hữu cơ: Phương pháp sắc ký lỏng cao áp.
Dung dịch tương thích hệ thống: 0,3 mg/ml Losartan kali dùng làm chuẩn và 2
µg/ml Triphenylmethanol trong methanol.
Dung dịch thử: 0,3 mg/ml Losartan nguyên liệu trong methanol.
* Điều kiện sắc ký:


Mode: LC
Detector: UV 220 nm
Column: 4.0-mm × 25-cm; packing L1
Flow rate: 1 mL/min
Injection volume: 10 µL
Pha động A: Dung dịch acid phosphoric 0,1% trong nước.
Pha động B: Acetonotril.
Chương trình gradient pha động như Bảng 2.1.
Bảng 2.1.Chương trình gradient pha động theo BP 2020
Thời gian
Pha động A
(phút)
% (tt/tt)
0

75
25
10
35
10
45
75
50
75
* Đánh giá sự phù hợp hệ thống:

Pha động B
% (tt/tt)
25
90
90
25
25

Thời gian lưu tương đối giữa các pic so với pic của Losartan và
Triphenylmethanol là 1,0 và 1,9. Thời gian lưu của Triphenylmethanol khoảng 20
phút.
Hệ số đối xứng ≤ 1,6.
* Tiến hành
Tính toán kết quả phần trăm của mỗi tạp chất trong mẫu thử theo công thức sau:
% = (ru/rt) x 100

(1.1)

Trong đó:

ru

: Diện tích pic của mỗi tạp chất trong mẫu thử

rt

: Tởng diện tích pic của tất cả các pic trong dung dịch thử

* Giới hạn:
Tạp đơn: ≤ 0,2%
Tổng tạp: ≤ 0,5%

2.1.2. Phương pháp kiểm nghiệm theo BP 2020


2.1.2.1. Tạp chất liên quan: Phương pháp sắc ký lỏng cao áp.

Pha động A: Pha loãng 1 ml acid phosphoric trong 1000 ml nước.
Pha động B: Acetonotril.
Chương trình gradient pha động như Bảng 2.2.
Bảng 2.2.Chương trình gradient pha động theo BP 2020
Thời gian
(phút)
0
5
30
40
* Chuẩn bị mẫu

Pha động A

% (tt/tt)
75
75
10
10

Pha động B
% (tt/tt)
25
25
90
90

-

Dung dịch thử: Cân 30 mg nguyên liệu Losartan Kali, hòa tan và pha loãng đến 100

-

ml với methanol.
Dung dịch đối chiếu (a): Pha loãng 1 ml dung dịch thử thành 100 ml với methanol.

-

Tiếp tục pha loãng 1 ml dung dịch này thành 10 ml với methanol.
Dung dịch đối chiếu (b): Hòa tan 6 mg triphenylmethanol (Impurity G) trong 100
ml methanol. Pha loãng 1 ml dung dịch này với methanol thành 100 ml. Sau đó, sử
dụng 1 ml dung dịch này để hòa tan vial có chứa Losartan System Suitability dùng

-


làm chuẩn (chứa Impurity J, K, L và M), và siêu âm trong 5 phút.
Dung dịch đối chiếu (c): Hòa tan 3 mg Losartan Impurity D dùng làm chuẩn trong
methanol và bổ sung vừa đủ 100 ml với methanol. Pha loãng 1,5 ml dung dịch này
với methanol thành 100 ml.
* Điều kiện sắc ký:
Cột sắc ký: Cột pha đảo C18 (250 x 4,6 mm; 5 µm); Detector: UV 220 nm; Nhiệt
độ cột: 35oC; Tốc độ dòng: 1,3 ml/phút; Thể tích tiêm: 10 µL.
* Định tính các tạp chất:
Dựa vào sắc ký đồ dung dịch đối chiếu (b) để xác định các pic tạp chất Impurity
G, J, K, L và M; sử dụng sắc ký đồ dung dịch đối chiếu (c) để xác định pic tạp chất
Impurity D.


Thời gian lưu tương đối giữa các pic so với pic của Losartan (t Rkhoảng 14 phút)
là Impurity D khoảng 0,9; Impurity J khoảng 1,4; Impurity K khoảng 1,5; Impurity
L khoảng 1,6; Impurity M khoảng 1,75; Impurity G khoảng 1,8.
Đánh giá tương thích hệ thống, dựa vào sắc ký đồ dung dịch đối chiếu (b) là
Hp/Hv ≥ 2.
Trong đó:
Hp: Chiều cao Impurity Mso với đường nền
Hv: Chiều cao so với đường nền của điểm thấp nhất giữa 2 pic Impurity M và
Impurity D.
* Giới hạn: Đánh giá dựa vào so sánh diện tích pic tạp chất trên sắc ký đồ của dung
dịch thử với diện tích pic chính trên sắc ký đồ dung dịch đối chiếu (a) và (c).
- Impurity D: khơng được lớn hơn diện tích pic trên sắc ký đồ của dung dịch đối
chiếu (c) (0,15%).
- Impurity J, K, L, M: mỗi tạp chất không được lớn hơn 1,5 lần diện tích pic chính
trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (a) (0,15%).
- Tạp đơn khác: mỗi tạp đơn khác khơng được lớn hơn diện tích pic chính trên sắc

ký đồ của dung dịch đối chiếu (a) (0,10%).
- Tởng tạp: Tởng diện tích các pic tạp đơn khác khơng được lớn hơn 3 lần diện tích
pic chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (a) (0,30%).
- Loại bỏ những pic có diện tích nhỏ hơn 0,5 lần diện tích pic chính trên sắc ký đồ
của dung dịch đối chiếu (a) (0,05%).

2.1.3. Phương pháp kiểm nghiệm theo DĐVN V
Như hướng dẫn trong kiểm nghiệm nguyên liệu của BP 2020.
2.2. Kiểm nghiệm tạp chất liên quan trong thành phẩm Viên nén Losartan

2.2.1. Phương pháp kiểm nghiệm theo USP 43
* Chuẩn bị mẫu
-

Dung dịch thử: Cân 30 mg một lượng bột thuốc đã được nghiền mịn và làm đồng
nhất tương đương với 62,5 mg Losartan Kali, thêm 125 ml pha động A, siêu âm
trong 15 phút, lắc. Tiếp tục siêu âm thêm 10 phút nữa. Bổ sung pha động A vừa đủ
thể tích để thu được dung dịch có nồng độ Losartan Kali 0,25 mg/ml.


-

Dung dịch đối chiếu: 2,5 µg/ml Losartan kali làm chuẩn trong pha động A.
Dung dịch kiểm tra độ nhạy: Pha loãng 1 ml dung dịch đối chiếu thành 10 ml trong

-

pha động A.
Dung dịch đệm: Cân 1.25mg/ml kali hydrophosphat và 1.5 mg/ml natri


-

dyhydrophosphat trong nước, pH 7.0, lọc qua màng 0.45 µm.
Pha động A: Acetonitril – Dung dịch đệm (15 : 85).
Pha động B: Acetonotril.
Chương trình gradient pha động như Bảng 2.3.
Bảng 2.3.Chương trình gradient pha động theo USP 43
Thời gian

-

Pha động A

Pha động B

(phút)
% (tt/tt)
% (tt/tt)
0
80
20
10
40
60
11
80
20
15
80
20

. Dung dịch tương thích hệ thống:
+ Hòa tan 12 mg Losartan kali dùng làm chuẩn vào bình định mức 50 ml, thêm
5ml nước cất. Thêm 5 ml acid hydrocloric 0,1N, đun nóng ở 105 oC trong 1-2 giờ.
Để nguội. Tiếp tục thêm 5 ml natri hydroxyd 0,1N, và pha loãng với nước cất vừa
đủ 50 ml. Điều chỉnh pH của dung dịch thu được đến 6,0 bằng acid hydrocloric
0,1N hoặc natri hydroxyd 0,1N. (Lưu ý: Dung dịch thu được chứa 1H-dimer và 2Hdimer và dung dịch có thể đục). cho 3 ml acetonitril vào trong 7 ml dung dịch trên,
lắc đều (dung dịch trở nên trong lại).
+ Thêm 3ml Acetonitril vào 7ml dung dịch trên, lắc đều (dung dịch trong lại).
* Điều kiện sc ký:

-

Mode: LC
Detector: UV 250 nm
Column: 3.9-mm ì 15-cm; 5-àm packing L7
Flow rate: 1.0 mL/min
Injection volume: 10 µL
* Đánh giá sự phù hợp hệ thống:
Hệ số đối xứng của các pic Losartan, 1H-dimer và 2H-dimer phải ≤ 2,0.
Độ phân giải giữa 2 pic 1H-dimer và 2H-dimer phải ≥ 2,0; Số đĩa lý thuyết ≥
3000; Độ lêch chuẩn tương đối của các lần tiêm lặp lại dung dịch chuẩn ≤ 5,0%.


Tỷ lệ S/N ≥ 10, nếu khơng đạt thì tỷ lệ S/N ≥ 3 với RSD của diện tích pic sau 3
lần tiêm lặp lại ≤ 25%.
* Tiến hành: Tiến hành sắc ký lần lượng với dung dịch thử và dung dich chuẩn.
tí#nh toán kết quả % của mỗi tạp chất theo công thức sau:
% = (ru/rs) x (Cs/Cu) x 100

(1.1)


Trong đó:
ru

: Diện tích pic tạp chất trong mẫu thử

rs

: Diện tích pic của Losartan trong dung dịch chuẩn

Cu

: Nồng độ dung dịch thử (mg/ml)

Cs

: Nồng độ dung dịch chuẩn (mg/ml)

* Yêu cầu:
Tên

Thời gian lưu tương đối
Chỉ tiêu
Losartan
1.0
1H-dimer
2.4
≤ 0,5%
2H-dimer
2.9

≤ 0,5%.
Tổng tạp
≤ 1.0%.
2.2.2. Phương pháp kiểm nghiệm theo BP 2020: Phương pháp sắc ký lỏng cao áp
* Chuẩn bị mẫu
-

Dung dịch (1): Cân 30 mg một lượng bột thuốc đã được nghiền mịn và làm đồng
nhất tương đương với 62,5 mg Losartan Kali, thêm 125 ml pha động A, siêu âm
trong 15 phút, lắc. Tiếp tục siêu âm thêm 10 phút nữa. Bở sung pha động A vừa đủ

-

thể tích để thu được dung dịch có nồng độ Losartan Kali 0,025%.
Dung dịch (2): Pha loãng 1 ml dung dịch (1) thành 100 ml với pha động A. Tiếp tục

-

pha loãng 1 ml dung dịch này thành 10 ml với pha động A.
Dung dịch(3): Hòa tan 12 mg Losartan kali dùng làm chuẩn trong 5 ml nước. Thêm
5 ml acid hydrocloric 0,1M, đun nóng ở 105 oC trong 4 giờ. Để nguội. Tiếp tục thêm
5 ml natri hydroxyd 0,1M, và pha loãng với nước vừa đủ 50 ml. Điều chỉnh pH của
dung dịch thu được đến 6,0 bằng acid hydrocloric 0,1M.
* Điều kiện sắc ký:
Cột sắc ký: Cột pha đảo C8(150 x 3,9 mm; 5 µm); Detector: UV 250 nm; Tốc độ
dòng: 1 ml/phút; Thể tích tiêm: 10 µL.


Pha động A: Acetonitril – Dung dịch đệm phosphat pH 7,0 (3 : 17).
Pha động B: Acetonotril.

Chương trình gradient pha động như Bảng 2.4.
Bảng 2.4.Chương trình gradient pha động theo BP 2020
Thời gian
(phút)
0
10
11
15
* Định tính các tạp chất:

Pha động A
% (tt/tt)
80
40
80
80

Pha động B
% (tt/tt)
20
60
20
20

Dựa vào sắc ký đồ dung dịch (3) để xác định các pic tạp chất Impurity L và M.
Thời gian lưu tương đối giữa các pic so với pic của Losartan (t Rkhoảng 2,6 phút)
là Impurity L khoảng 2,4 và Impurity M khoảng 2,9.
Đánh giá tương thích hệ thống, độ phân giải giữ các pic Impurity L và Impurity
M phải ≥ 2,0.
* Giới hạn:

Trên sắc ký đồ của dung dịch (1),
- Diện tích của pic tương ứng với Impurity M không được lớn hơn 5 lần diện tích
pic chính trên sắc ký đồ của dung dịch (2) (0,5%);
- Diện tích của pic tương ứng với Impurity L khơng được lớn hơn 5 lần diện tích pic
chính trên sắc ký đồ của dung dịch (2) (0,5%);
- Diện tích của bất kỳ pic nào khác không được lớn hơn 2 lần diện tích pic chính
trên sắc ký đồ của dung dịch (2) (0,2%);
- Tởng diện tích của tất cả các tạp đơn khác không được lớn hơn 10 lần diện tích pic
chính trên sắc ký đồ của dung dịch (2) (1,0 %).
- Loại bỏ những pic có diện tích nhỏ hơn diện tích pic chính trên sắc ký đồ của dung
dịch (2) (0,1%).

2.2.3. Phương pháp kiểm nghiệm theo DĐVN V
* Chuẩn bị mẫu


-

Dung dịch thử: Chuyển 10 viên vào bình định mức 500 ml, thêm 250 ml pha động
A, lắc siêu âm trong 15 phút, thỉnh thoảng lắc tay trong thời gian siêu âm. Tiếp tục
lắc siêu âm thêm 10 phút. Để nguội và thêm pha động A vừa đủ thể tích, lắc đều.
Pha loãng dung dịch này với pha động A để thu được dung dịch có nồng độ

-

Losartan kali 0,25 mg/ml.
Dung dịch đối chiếu: Pha loãng 1 ml dung dịch thử thành 100 ml với pha động A.
Dung dịch thử độ nhạy: Pha loãng 1 ml dung dịch đối chiếu thành 10 ml với pha

-


động A.
Dung dịchthử tính phù hợp hệ thống: Hòa tan 12 mg Losartan kali dùng làm chuẩn
trong 5 ml nước. Thêm 5 ml acid hydrocloric 0,1M, đun nóng ở 105 oC trong 1 đến 2
giờ. Để nguội. Tiếp tục thêm 5 ml natri hydroxyd 0,1M, và thêm nước vừa đủ 50
ml. Điều chỉnh pH của dung dịch thu được đến 6,0 bằng acid hydrocloric 0,1M
hoặc natri hydroxyd 0,1M. dung dịch thu được có thể hơi đục. Thêm 3 ml
acetonitril vào 7 ml dung dịch trên, trộn đều, thu được dung dịch trong có thể dùng
để thử tính phù hợp của hệ thống.
* Điều kiện sắc ký:
Cột sắc ký: Cột pha đảo C8(150 x 3,9 mm; 5 µm); Detector: UV 250 nm; Tốc độ
dòng: 1 ml/phút; Thể tích tiêm: 10 µL.
Pha động A: Acetonitril – Dung dịch đệm (15 : 85).
Pha động B: Acetonotril.
Chương trình gradient pha động như Bảng 2.5.
Bảng 2.5.Chương trình gradient pha động theo BP 2020
Thời gian
Pha động A
Pha động B
(phút)
% (tt/tt)
% (tt/tt)
0
80
20
10
40
60
11
80

20
15
80
20
Cách pha dung dịch đệm: Hòa tan 1,25 g kali dihydrophosphat và 1,5 g dinatri
hydrophosphat trong vừa đủ 1000 ml nước. Dung dịch có pH khoảng 7,0.
* Cách tiến hành:


Tiến hành sắc ký với dung dịch thử độ nhạy. Trên sắc ký đồ thu được tín hiệu
S/N của pic chính trong lần tiêm đầu tiên khơng được nhỏ hơn 10. Nêu khơng đặt,
tỷ số S/N của pic chính phải lớn hơn 3 với RSD của diện tích pic từ 3 lần tiêm lặp
lại phải nhỏ hơn 25%.
Tiến hành sắc ký với dung dịch thử tính tương thích hệ thống,.Hệ số đối xứng
của các pic tương ứng Losartan, 1H-dimer và 2H-dimer không lớn hơn 2,0.
Tiến hành sắc ký với dung dịch đối chiếu, số đĩa lý thuyết không lớn hơn
3000,hệ số đối xứng của Losartan không lớn hơn 2,0, độ lệch chuẩn tương đối của
diện tích pic từ 6 lần tiêm lặp lại không lớn hơn 5,0%.
* Yêu cầu:
Trên sắc ký đồ của dung dịch thử, diện tích của các pic tương ứng với 1H-dimer
và 2H-dimer nếu có không được lớn hơn 0,5 lần so với diện tích pic chính trên sắc
ký đồ của dung dịch đối chiếu (1) (0,5%).
Tổng diện tích của tất cả các pic phụ (kể cả pic 1H-dimer và 2H-dimer) khơng
được lớn hơn diện tích pic chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1%).
Bỏ qua tất cả các pic phụ có diện tích nhỏ hơn 0,1 lần diện tích pic của pic chính
trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (0,1%).

2.2.4. Phương pháp kiểm nghiệm theo TCCS
* Điều kiện sắc ký:
-


Cột pha đảo C8 (150 x 4,0 mm, 5µm) hoặc tương đương.

-

Pha động: Dung dịch A – Acetonitril, theo chương trình gradient như Bảng
2.6.
Bảng 2.6. Chương trình gradient pha động theo BP 2020
Thời gian(phút)
0
4
20
25
30

Dung dịch A (%)
80
60
60
80
80

Acetonitril (%)
20
40
40
20
20



Cách pha dung dịch A: Đệm pH 7,0 (Cân 1,25 g kali dihydrophosphat và 1,5 g
dinatri hydrophosphat hòa tan trong 1000 ml nước, điều chỉnh pH 7,0 bằng acid
phosphoric đậm đặc hoặc natri hydroxyd 1N)– Acetonitril (85 : 15).
Tốc độ dòng: 1 ml/phút.
Detector: UV 250 nm.
Thể tích tiêm mẫu: 10 µL.
* Dung dịch phân giải:
Cân chính xác khoảng 12 mg losartan kali dùng làm chuẩn cho vào bình định
mức 50 ml, thêm 5 ml nước, thêm tiếp 5 ml dung dịch acid hydrocloric 0,1 N, đun ở
105°C trong 2 giờ, để nguội về nhiệt độ phòng. Thêm 5 ml dung dịch natri
hydroxyd 0,1 N vào bình định mức này, pha loãng với nước đến vừa đủ 50 ml, lắc
đều. Điều chỉnh dung dịch thu được về pH 6,0 bằng dung dịch acid hydrocloric
0,1N hoặc natri hydroxyd 0,1 N (dung dịch thu được chứa 1H-dimer và 2H-dimer,
dung dịch có thể đục). Hút chính xác 7 ml dung dịch này cho vào bình định mức 10
ml, thêm acetonitril vừa đủ thể tích, lắc đều (dung dịch trong trở lại). Lọc qua màng
lọc 0,45 µm.
Dung dịch thử:Cân chính xác khoảng một lượng bột thuốc đã nghiền mịn tương
ứng với 50 mg losartan kali (1 viên) cho vào bình định mức 50 ml, thêm khoảng 50
ml dung dịch A, lắc kỹ, siêu âm trong 15 phút, bổ sung dung dịch A vừa đủ 50 ml,
lắc đều, lọc, bỏ khoảng 20 ml dịch lọc đầu. Hút chính xác 5 ml dịch lọc, pha lỗng
thành 20 ml bằng dung dịch A, lắc đều. Lọc qua màng lọc 0,45 µm.
Dung dịch đối chiếu (1):Hút chính xác 1 ml dung dịch thửvào bình định mức
100 ml, thêm dung dịch A vừa đủ đến vạch, lắc đều. Lọc qua màng lọc 0,45 µm.
Dung dịch đối chiếu (2):Cân chính xác khoảng 50 mg losartan kali dùng làm
chuẩn vào bình định mức 50 ml, hòa tan vừa đủ 50 ml bằng dung dịch A, lắc đều.
Hút chính xác 5 ml dung dịch này vào bình định mức 20 ml, bở sung dung dịch A
vừa đủ đến vạch, lắc đều. Hút chính xác 1 ml dung dịch pha lỗng vào bình định


mức 100 ml, bổ sung dung dịch A vừa đủ đến vạch, lắc đều. Lọc qua màng lọc 0,45

µm.
* Tiến hành:
Kiểm tra tính tương thích của hệ thống sắc ký: Tiêm dung dịch phân giải. Sắc ký
đồ của dung dịch phân giải, thu được 3 pic tách nhau rõ rệt. Thứ tự của các pic lần
lượt là Losartan, 1H-dimer và 2H-dimer. Độ phân giải giữa pic 1H-dimer và 2Hdimer không được nhỏ hơn 2,0.
Triển khai hệ thống sắc ký chạy ổn định, lần lượt tiêm riêng biệt dung môi pha
mẫu, dung dịch đối chiếu (2), dung dịch đối chiếu (1) và dung dịch thử vào hệ
thống sắc ký.
* Yêu cầu:
Trên sắc ký đồ của dung dịch thử, diện tích của các pic tương ứng với 1H-dimer
và 2H-dimer không được lớn hơn 0,5 lần so với diện tích pic chính trên sắc ký đồ
của dung dịch đối chiếu (1) (0,5%).
Tổng diện tích của tất cả các pic phụ (kể cả pic 1H-dimer và 2H-dimer) khơng
được lớn hơn diện tích pic chính trên sắc ký đồ dung dịch đối chiếu (1) (1,0%).
Bỏ qua tất cả các pic phụ tương ứng với các pic trong dung môi pha mẫu, và các
pic có diện tích nhỏ hơn 0,05 lần diện tích pic của dung dịch đối chiếu (1).


CHƯƠNG 3
SO SÁNH MỨC CHẤT LƯỢNG VÀ BÀN LUẬN
3.1. Trong nguyên liệu

Kết quả tổng hợp so sánh các mức yêu cầu chất lượng cho chỉ tiêu kiểm nghiệm
tạp chất liên quan trong Nguyên liệu Losartan Kali trong các dược điển được thể
hiện trong Bảng 3.1.
Bảng 3.1. So sánh mức giới hạn của tạp chất liên quan trong Nguyên liệu
Tên
Impurity D
Impurity J và K
1H-dimer (Impurity L)

2H-dimer (Impurity M)
Tạp đơn
Tổng tạp
3.2. Trong thành phẩm

USP 43
_
_
_
_
≤ 0,2%
≤ 0,5%

BP 2020
≤ 0,15%
≤ 0,15%
≤ 0,15%
≤ 0,15%
≤ 0,1%
≤ 0,3%

DĐVN V
≤ 0,15%
≤ 0,15%
≤ 0,15%
≤ 0,15%
≤ 0,1%
≤ 0,3%

Kết quả tổng hợp so sánh các mức yêu cầu chất lượng cho chỉ tiêu kiểm nghiệm

tạp chất liên quan trong thành phẩm Viên nénLosartan Kali trong các dược điển và
TCCS được thể hiện trong Bảng 3.2.
Bảng 3.2. So sánh mức giới hạn của tạp chất liên quan trong thành phẩm
Tên
1H-dimer (Impurity L)
2H-dimer (Impurity M)
Tạp đơn
Tổng tạp

USP 43
≤0,5%
≤0,5%
_
≤1,0%

BP 2020
≤0,5%
≤0,5%
≤ 0,2%
≤ 1,0%

DĐVN V
≤0,5%
≤0,5%
_
≤ 1,0%

TCCS
≤0,5%
≤0,5%

_
≤ 1,0%

3.3. Bàn luận

Ngày nay, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của ngành công nghiệp dược trên thế
giới, ngành dược Việt Nam cũng đã phát triển và khẳng định được vị trí của mình.
Trên cả nước, với khoảng 169 nhà máy sản xuất dược phẩm đạt GMP-WHO, sản


xuất các thành phẩm đa phần là thuốc phiên bản (generic), đặc biệt là các thuốc
kháng sinh, thuốc điều trị bệnh tim mạch... Thêm vào đó, sự xuất hiện nhiều nhà
máy sản xuất nguyên liệu dược ở nước ngoài mà nước ta phụ thuộc rất nhiều vào
nguồn nguyên liệu nhập khẩu nên việc kiểm tra chất lượng cần phải được đặt lên
hàng đầu từ nguồn nguyên liệu đầu vào trước khi đưa vào sản xuất cũng như thành
phẩm trước và trong quá trình lưu hành thuốc.
Hiện tại, nhóm nghiên cứu chưa tìm được tài liệu chứng mình độc tính của các
tạp liên quan hay tạp quá trình của Losartan. Tuy nhiên, theo như định nghĩa “Tạp
chất là những chất tồn tại trong nguyên liệu và thành phẩm nhưng không có tác
dụng trị liệu. Tạp chất liên quan trong dược phẩm mặc dù có hàm lượng rất nhỏ
nhưng cũng có thể làm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm, tác động không nhỏ
đến hiệu quả điều trị, làm thay đổi hiệu quả lâm sàng và đặc tính an tồn của thuốc
hoặc gây các tác dụng khơng mong muốn của thuốc” vì vậy việc xác định hàm
lượng các tạp của Losartan trong nguyên liệu Losartan kali và viên nén Losartan là
vô cùng cần thiết, góp phần nâng cao chuẩn nguyên liệu đầu vào cũng như chất
lượng của thành phẩm tạo ra.
Với nguyên liệu, tất cả các Dược điển điều quy định về việc kiểm tra hay định
lượng cùng với mức giới hạn hàm lượng của các tạp liên quan này. Tuy nhiên, có sự
khác nhau giữa USP 43 và BP 2020, DĐVN V. Trong khi USP 43 không định danh
cho từng tạp, chỉ quy định giới hạn cho tạp đơn ≤ 0,2% và tởng tạp ≤ 0,5%; thì BP

2020 và DĐVN V có định danh cho một số tạp (Bảng 3.1.) với mức tiêu chuẩn ≤
0,15% và tạp đơn ≤ 0,1% và tổng tạp ≤ 0,3%. Điều này cho thấy mức yêu cầu chất
lượng trong BP 2020 và DĐVN V cao hơn so với USP 43.
Trong thành phẩm, có sự khác nhau trong các Dược điển. So với BP 2020 quy
định tạp đơn ≤ 0,2% thì DĐVN V khơng có; với chỉ tiêu tởng tạp thì mức cho phép
trong DĐVN V là ≤ 1% như trong USP 43. TCCS được xây dựng dựa trên DĐVN
V, có thay đổi nhỏ về điều kiện sắc ký (chương trình gradient) để phù hợp với điều
kiện kiểm nghiệm của cơ sở và đã được thẩm định để chứng minh các yêu cầu,


chứng minh tính phù hợp, tin cậy và chính xác xủa quy trình phân tích; mức giới
hạn chất lượng hồn toàn giống với yêu cầu trong DĐVN V.


TÀI LIỆU THAM KHẢO
TIẾNG VIỆT
1.

Bộ Y Tế (2018), Dược Điển Việt Nam V, Nhà xuất bản y học.

TIẾNG ANH
2.
3.

British Pharmacopeia (2020).
Shuhong Qiu et al. (2015), “Simultaneous Analysis of Losartan Potassium and
its Related Impurities and Degradation Products in Tablets Using HPLC”,

4.
5.


Current Pharmaceutical Analysis, vol. 11, pb. 25-34.
United States Pharmacopea USP 43-NF38 | 2020
European Pharmacopoeia 10.0



×