Tải bản đầy đủ (.docx) (69 trang)

Khảo sát các đại từ nhân xưng và lớp từ xưng hô trong một số truyện ngắn của Nam Cao

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (226.7 KB, 69 trang )

KHẢO SÁT CÁC ĐẠI TỪ NHÂN XƯNG VÀ LỚP TỪ XƯNG HÔ TRONG
MỘT SỐ TRUYỆN NGẮN CỦA NAM CAO
SVTH: Trần Thị Duy Linh
GVHD: Ths. Nguyễn Nguyệt Nga
MỤC LỤC
PHẦN THỨ NHẤT: DẪN LUẬN
I. Lí do chọn đề tài
II. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
III. Mục đích nghiên cứu
IV. Nhiệm vụ nghiên cứu
V. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
VI. Cấu trúc luận văn
VII. Đóng góp mới của đề tài
VIII. Phương pháp nghiên cứu
PHẦN THỨ HAI: NỘI DUNG
Chương I: Cơ sở lí luận của đề tài
A. Cơ sở lí luận về ngơn ngữ
I. Những khái niệm dụng học xung quanh vấn đề xưng hô
1. Khái quát về chiếu vật
2.Chỉ xuất
2.1. Phạm trù ngôi
2.2. Chỉ xuất không gian, thời gian


2.2.1. Chỉ xuất không gian, thời gian chủ quan
2.2.2. Chỉ xuất khơng gian, thời gian khách quan
3. Người nói, người nghe
II. Những khái niệm về xưng hô
1. Khái niệm xưng hô
1.1. Xưng
1.2. Hô


2. Phương tiện xưng hô
2.1. Đại từ nhân xưng
2.2. Lớp từ được dùng trong xưng hô
3. Phương thức xưng hơ
B. Cơ sở lí luận về văn học
I. Vài nét về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Nam Cao
1. Về cuộc đời
2. Về sự nghiệp
II. Phong cách truyện ngắn Nam Cao trước Cách mạng tháng Tá
1. Nam Cao nhà văn hiện thực tâm lí sắc sảo
2. Lối kể chuyện mới mẻ với giọng điệu và ngôn ngữ mang tính phức điệu đặc sắc
và hiện đại
3. Kết cấu mới mẻ
Chương II. Các đại từ nhân xưng và lớp từ xưng hô được sử dụng trong tiếng Việt
và trong một số truyện ngắn của Nam Cao cũng như giá trị ngữ nghĩa, ngữ dụng
của chúng


I. Giá trị ngữ nghĩa, ngữ dụng của các đại từ nhân xưng và lớp từ xưng hô được sử
dụng trong tiếng Việt
1. Giá trị ngữ nghĩa, ngữ dụng của các đại từ nhân xưng
1.1. “Tôi”, “chúng tôi”
1.2. “Tao”
1.3. “Hắn”
1.4. “Thị”, “y”
1.5. “Ta”, “chúng ta”
1.6. “Họ”
1.7. “Mình”
2. Giá trị ngữ nghĩa, ngữ dụng của lớp từ được dùng trong xưng hô
2.1. Dùng danh từ thân tộc để hô gọi

2.2. Dùng tên riêng để hô gọi
2.3. Dùng từ chỉ chức danh, chức vụ để hô gọi
2.4. Một số từ ngữ khác dùng để xưng hô
2.5. Dùng danh ngữ làm phương tiện xưng hô
II. Sơ đồ hệ thống các cuộc giao tiếp trong một số truyện ngắn của Nam Cao
III. Các đại từ nhân xưng và lớp từ xưng hô trong một số truyện ngắn của Nam
Cao và giá trị ngữ nghĩa, ngữ dụng của chúng
1. Đại từ nhân xưng
1.1. Các đại từ nhân xưng góp phần thể hiện kết cấu mới mẻ cùng lối kể chuyện
độc đáo
1.2. Thể hiện sự căm ghét, khinh bỉ của người nói đối với người nghe


1.3. Thể hiện tình cảm yêu thương, trìu mến của người nói đối với người nghe
2. Lớp từ được dùng trong xưng hô
2.1. Thể hiện sự tự khẳng định của người nói bằng cách xưng vượt cấp
2.2. Thể hiện sự khiêm nhường, hạ mình của người nói được biểu hiện qua cách
xưng khiêm
2.3. Danh từ, danh ngữ phản ánh thái độ, quan hệ của các nhân vật trong một số
truyện ngắn của Nam Cao
2.3.1. Thể hiện sự căm ghét, khinh bỉ của người nói
2.3.2. Thể hiện tình cảm u thương, trìu mến của người nói đối với người nghe
2.4. Danh ngữ phản ánh chức vụ, nghề nghiệp của nhân vật
PHẦN THỨ BA: KẾT LUẬN
PHỤ LỤC
THAM KHẢO

PHẦN THỨ NHẤT
DẪN LUẬN
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Ngôn ngữ ra đời đáp ứng nhu cầu giao tiếp của xã hội. Tùy theo hoàn cảnh, nội
dung, mục đích giao tiếp mà người giao tiếp lựa chọn cách xưng hô sao cho phù
hợp. Việc sử dụng các đại từ nhân xưng và lớp từ xưng hô trong hội thoại là rất
quan trọng. Bởi vì, các đại từ nhân xưng và lớp từ xưng hô thể hiện thái độ tình
cảm của người nói đối với người nghe hay đối tượng được nói tới.
Nam Cao là một cây bút bậc thầy của chủ nghĩa hiện thực. Ngôn ngữ trong tác
phẩm của Nam Cao là ngôn ngữ của tự nhiên, sống động, mang hơi thở của cuộc
sống. Ông sử dụng rất nhiều các đại từ nhân xưng và lớp từ xưng hơ trong tác
phẩm của mình, điều này mang rất nhiều dụng ý nghệ thuật của tác giả. Vậy, việc
Nam Cao sử dụng các đại từ nhân xưng và lớp từ xưng hô trong tác phẩm của ông


mang lại hiệu quả nghệ thuật như thế nào? Đó là lí do chúng tơi chọn đề
tài: “KHẢO SÁT CÁC ĐẠI TỪ NHÂN XƯNG VÀ LỚP TỪ XƯNG HÔ
TRONG MỘT SỐ TRUYỆN NGẮN CỦA NAM CAO”.
II.

LỊCH SỬ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1. Việc nghiên cứu các đại từ nhân xưng và lớp từ xưng hô trong tiếng Việt được
rất nhiều nhà Việt ngữ quan tâm. Mỗi tác giả đưa ra những khái niệm và cách phân
loại khác nhau.
Nguyễn Kim Thản trong “Nghiên cứu ngữ pháp tiếng Việt. 1997. Hà Nội:
NXBGD” đã khái quát và chia đại từ thành hai loại: Đại từ thể từ và đại từ vị
từ. Đại từ nhân xưng là một bộ phận của đại thể từ (bên cạnh đại từ qua lại, đại từ
số từ và đại từ chỉ định). Ông cho rằng: “Đại từ nhân xưng dùng để trỏ người hay
động vật, vật thể. Đặc điểm ngữ pháp của nó giống đặc điểm ngữ pháp của danh từ
ở chỗ không thể trực tiếp làm vị ngữ mà phải có hệ từ”. Ví dụ: Ta là ta, khơng thể
là ai.
Nguyễn Kim Thản cịn đưa ra vấn đề cần phân biệt đại từ (gồm cả những danh từ

đã chuyển hóa thành đại từ) với những danh từ dùng để xưng hơ. Ơng khơng đồng
ý quan điểm của các sách ngữ pháp trước đây xếp danh từ dùng để xưng hô vào
lớp đại từ. Nhưng ông cũng không phủ định việc dùng nhiều danh từ chỉ quan hệ
thân thuộc để xưng hơ trong gia đình và ngồi xã hội là một trong những nét riêng
biệt của tiếng Việt hiện đại. Hơn nữa, ơng cịn cho rằng: Trong tiếng Việt, danh từ
xưng hơ rất nhiều, ngồi những danh từ chỉ các thành viên trong gia đình và họ
hàng ra, cịn có những từ như: nhà, đằng ấy, đằng này, quân ấy, qn này, quan
thầy, đồng chí,…được dùng để xưng hơ. Theo ông, cách dùng những danh từ để
xưng hô ấy có thể có những tính từ và danh từ làm định ngữ. Ví dụ: Ơng béo ơi!
Cái chị gì cao cao ấy đi chưa?
Như vậy, Nguyễn Kim Thản chẳng những đề cập đến chức năng xưng hô của các
danh từ thân tộc mà ơng cịn xem việc dùng các danh từ thân tộc trong xưng hô là
nét riêng biệt của tiếng Việt hiện đại. Ông cũng chú ý tới những danh từ có phần
trung tâm là danh từ thân tộc và những danh từ, danh ngữ khác có chức năng xưng
hô. Tuy nhiên, quan điểm của ông khi cho rằng việc sử dụng các danh từ thân tộc
trong xưng hô là nét riêng biệt của tiếng Việt hiện đại là chưa chính xác. Bởi vì,
“Truyện Kiều” của Nguyễn Du ra đời khoảng cuối thế kỉ XVIII nửa đầu thế kỉ
XIX, chúng ta thấy các nhân vật trong “Truyện Kiều” cũng đã sử dụng các yếu tố
này để giao tiếp trong phạm vi gia đình và xã hội. Diệp Quang Ban trong “Ngữ
pháp tiếng Việt. 2005. Hà Nội: NXBGD” cho rằng: “Nhân xưng từ là những từ


không mang nghĩa, chúng thuộc vào số những từ dùng để quy chiếu…Việc xưng
hơ theo ngơi trong tiếng Việt có điểm riêng là không chỉ dùng nhân xưng từ mà cịn
dùng các lớp từ khác làm từ chỉ ngơi”.
Diệp Quang Ban khi bàn về nhân xưng từ tiếng Việt đã chú ý đến lớp nhân xưng từ
đích thực, phân biệt với các lớp từ khác được dùng làm nhân xưng từ. Cụ thể ông
đề cập đến các lớp từ sau:
– Nhân xưng từ đích thực.
– Danh từ chỉ quan hệ thân tộc.

– Danh từ chỉ chức vị.
– Một số từ, tổ hợp từ khác.
Theo Diệp Quang Ban, nhân xưng từ là từ dùng để chỉ ra (qui chiếu đến) người hay
vật tham gia q trình giao tiếp (bằng lời nói). Nhân xưng từ được chia thành ba
ngôi: Ngôi thứ nhất, ngơi thứ hai và ngơi thứ ba. Trong đó, ngơi thứ nhất qui chiếu
đến người nói, ngơi thứ hai qui chiếu đến người nghe. Điều đáng lưu ý là nhân
xưng từ ngôi thứ ba dễ dàng dùng trong cả hai cách qui chiếu, qui chiếu đến vật,
hiện tượng ngoài văn bản và qui chiếu đến từ ngữ trong văn bản. Ông còn cho
rằng: “Trong tiếng Việt, việc dùng từ nhân xưng trong xưng hơ khơng thật phổ
biến, vì chúng đem lại sắc thái khơng kính trọng, chúng mang nhiều tính thân mật,
suồng sã”. Chính vì vậy, ơng đưa ra quan niệm là: “Trong xưng hơ hàng ngày, thay
vì việc sử dụng các nhân xưng từ đích thực thì người Việt sẽ sử dụng các danh từ
thân tộc và danh từ chỉ chức vụ để xưng hơ với nhau”. Bởi vì, theo ông, việc dùng
các danh từ thân tộc trong xưng hơ khơng gây một trở ngại nào đáng kể vì một
cách tự nhiên người Việt đã sử dụng thành thạo với những sắc thái tế nhị đến mức
khó tả của chúng. Còn việc dùng các danh từ chức vị làm xưng hô, nét đặc biệt là
dùng vào ngôi thứ hai. Người Việt có thể dùng từ chỉ chức vụ hoặc cương vị xã hội
thay cho nhân xưng từ ngôi thứ hai, như trong câu: “Giám đốc cho gọi em ạ? Hoặc
“Thưa giám đốc, giám đốc cho gọi em ạ?”. Danh từ “vị” chỉ vị thế chung được
kính trọng trong xã hội, thường khơng dùng một mình để xưng hơ mà kết hợp với
một yếu tố Hán hoặc Việt để tạo thành danh ngữ xưng hô và được dùng ở ngôi thứ
hai, như trong “Xin mời q vị nâng cốc”.
Ngồi ra, Diệp Quang Ban còn đề cập đến một số từ ngữ khác dùng trong xưng hô
và từ phản thân. Trong đó, ơng đề cập đến cách dùng một số chỉ định từ không gian
và tổ hợp từ định vị không gian, hoặc tiếng “ai” phiếm chỉ làm từ chỉ ngôi nhân


xưng, chủ yếu trong khẩu ngữ. Các từ này chỉ được dùng trong quan hệ thân mật
hoặc suồng sã.
Ví dụ: Mặc, đây không biết (“đây” tương đương với “tôi”, “tớ”.)

Hoặc: Để ai trăng tủi hoa sầu vì ai.
Đối với từ phản thân “mình”, ơng cho rằng từ phản thân “mình” dùng để chỉ hành
động nêu ở động từ đứng trước nó tác động trở lại chủ thể nêu ở chủ ngữ của hành
động do động từ diễn đạt, cho nên từ phản thân chỉ làm bổ ngữ. Từ “mình” có thể
chỉ cả số đơn lẫn số nhiều. Ơng cịn chú ý bên cạnh từ phản thân, cịn có nhân xưng
từ “mình” chỉ ngơi thứ nhất số đơn và thường làm chủ ngữ. Để nhấn mạnh ý phản
thân, đại từ phản thân (khơng bắt buộc) được dùng kèm với phó từ “tự” đứng trước
động từ. Ví dụ: Tơi (tự) khun mình.
Diệp Quang Ban cho rằng từ tương hỗ “nhau” chỉ nhiều thực thể có quan hệ qua lại
hoặc quan hệ cùng phối hợp thông qua tác động của động từ hữu quan. Ví dụ: Họ
gặp nhau trên đường Quần Ngựa.
Như vậy, Diệp Quang Ban đã đề cập đến việc dùng nhân xưng từ đích thực và các
lớp từ khác được dùng trong xưng hơ. Ơng chẳng những phân biệt nhân xưng từ
đích thực với các lớp từ khác được dùng làm nhân xưng từ, mà ơng cịn chú ý đến
sắc thái của các từ này trong xưng hô của người Việt.
Bùi Minh Tốn trong “Giáo trình ngữ pháp tiếng Việt. 2007. Hà Nội: NXBĐHSP”
cho rằng: “Các đại từ xưng hô, người nói tự xưng (tơi, tao, chúng ta, chúng mình,
chúng tớ), người nói gọi người nghe (mày, chúng mày, mi,…) hoặc chỉ người được
nói tới (nó, hắn, thị, y, chúng, nó). Ngoài ra, trong tiếng Việt, nhiều danh từ chỉ
quan hệ thân tộc được dùng như đại từ xưng hơ: Ơng, bà, anh, chị, em, cháu,…
(dùng rộng trong giao tiếp xã hội). Trong đó, các đại từ xưng hơ của tiếng Việt
cũng phân biệt theo ngơi và số. Cịn các danh từ thân tộc dùng để xưng hơ trong
gia đình và trong xã hội không phân biệt theo ngôi, cùng một từ có thể dùng cả ba
ngơi, tùy theo tình huống giao tiếp.
Bùi Minh Toán cũng nhấn mạnh việc dùng đại từ và nhất là đại từ xưng hô, người
Việt rất chú ý đến việc bày tỏ thái độ, tình cảm của mình đối với người khác. Đó
cũng là một trong những sắc thái riêng của đại từ xưng hô trong tiếng Việt.
Đinh Trọng Lạc trong “Phong cách học tiếng Việt. 2004. Hà Nội: NXBGD.” cho
rằng: “Bên cạnh các đại từ nhân xưng (tơi, tao, mày, nó, hắn,…) trong tiếng Việt
cịn dùng những từ chỉ quan hệ gia đình huyết tộc (ông, bà, cha, mẹ, con, cháu) để

xưng hô”. Đinh Trọng Lạc chú trọng phân tích sắc thái biểu cảm của hệ thống đại


từ nhân xưng tiếng Việt. Ông cũng nhấn mạnh một số điểm cần lưu ý là: “Các đại
từ nhân xưng của tiếng Việt khơng có sắc thái trung tính như trong tiếng Pháp,
Nga, Hán,…”
Ông cũng miêu tả cách sử dụng các từ xưng hô và đại từ nhân xưng trong một số
tình huống thân mật, tình huống xã giao và tình huống thơng báo khách quan.
Một là, tình huống thân mật là tình huống giao tiếp của những người quen thân
trong gia đình, bè bạn,…Tiếng Việt có những cách biểu đạt như sau:
– Dùng tên riêng để tự xưng và gọi người khác.
– Không dùng tên riêng và đại từ nhân xưng. Đây là lối nói phổ biến trong gia
đình, bạn bè thân quen, người trên nói với người dưới, cịn người dưới cũng có thể
dùng cách nói trống nhưng phải kèm theo từ ngữ chỉ sự kính trọng.
– Dùng các từ xưng hơ chỉ thứ bậc gia đình: Ơng – cháu, cha – con, anh – em, bố
nó – mẹ nó.
– Dùng các cặp từ: Mày – tao, cậu – tớ, ta – ấy, mình – ta.
Hai là, tình huống xã giao là tình huống giữa hai người đối thoại chưa quen biết,
hoặc mới làm quen. Thơng thường có những cách biểu đạt: Dùng các từ xưng hô
trong gia đình thể hiện thứ bậc vai vế. Chẳng hạn: cháu – ông, em – anh (chị), con
– bố (bác, chú) hoặc là: tôi – ông (bà). Đinh Trọng Lạc chú ý trong tình huống này
người nói khơng được dùng lối nói trống khơng, vì như vậy sẽ bị coi là vô lễ,
khiếm nhã và cũng không dùng các từ thân mật như “ta”, “mình”, sẽ bị coi là
suồng sã. Trong tình huống này, người Việt thường sử dụng lối đài và lối khiêm.
Ba là, tình huống thơng báo khách quan là tình huống mà ít liên quan đến người
nói và người nghe. Nếu có liên quan thì sử dụng:
– “Tơi” và “chúng tơi” (tự xưng) có khuynh hướng dùng trong các văn bản khoa
học, hành chính.
– “Ta” và “chúng ta” bao gồm người nói và người nghe. Cịn người được nói đến
là họ, người ta (số đơng), chàng, nàng,…

Khó khăn nhất là dùng ngơi thứ ba số ít như thế nào cho khách quan: Nó, hắn, thị,
y, nghỉ,…đều có màu sắc biểu cảm hoặc thân mật hoặc khinh bỉ. Ông cịn cho rằng,
trong văn xi nghệ thuật, cái khó của nhà văn khi sử dụng đại từ nhân xưng ngôi
thứ ba thế nào để có tính khách quan vì chúng có thể bất lợi, khi nhà văn muốn gây
tình huống bất ngờ ở các truyện trinh thám, gián điệp, vì ngay từ đầu qua xưng hô,


người đọc đã biết rõ thái độ của nhà văn rồi. Tuy nhiên, đối với bậc thầy Nam Cao
thì đây là một ngoại lệ của tác giả.
Như vậy, Đinh Trọng Lạc đã đề cập đến màu sắc biểu cảm cực kì phong phú của hệ
thống đại từ nhân xưng và lớp từ xưng hơ của tiếng Việt. Nó địi hỏi người dùng
phải xác định các yếu tố: Tình huống đối thoại, cương vị và thái độ, trong đó
đường ranh giới phân chia bậc trên (tuổi tác), cương vị, giới tính (nam, nữ) và bậc
dưới rất rõ ràng. Sự chuyển đổi thái độ và cương vị là do tình huống đặt ra. Vì thế,
trong giao tiếp lựa chọn được từ xưng hơ để thể hiện tính chất khách quan là điều
khơng phải dễ dàng.
Tô Thị Kim Nguyên. 1999. Chức năng xưng hô của danh từ, danh ngữ trong tiếng
Việt. Luận văn Thạc sĩ khoa học ngành Lí luận ngơn ngữ. Trường Đại học Khoa
học Huế. Tác giả nghiên cứu các danh từ, danh ngữ được dùng làm phương tiện
xưng hô trong tiếng Việt và giá trị ngữ nghĩa ngữ dụng của các danh từ, danh ngữ
này trong các phong cách ngôn ngữ. Tác giả cũng nhấn mạnh việc dùng các đại từ
nhân xưng trong giao tiếp không thật phổ biến. Do vậy, người Việt có xu hướng sử
dụng các danh từ, danh ngữ làm phương tiện xưng hô. Hơn nữa, các danh từ, danh
ngữ khi thực hiện chức năng xưng hô thì sắc thái biểu cảm của chúng cũng rất đa
dạng và phong phú. Có được điều này cịn tùy thuộc vào mục đích, hồn cảnh, đối
tượng giao tiếp, tức là ai nói, nói với ai và nói trong hồn cảnh như thế nào?
Qua tham khảo khóa luận của các anh chị sinh viên khóa trước có liên quan đến đề
tài nghiên cứu, chúng tơi thấy khóa luận của sinh viên Nguyễn Phước Việt. 2004.
Khảo sát các phương tiện xưng hô trong Truyện Kiều của Nguyễn Du. Luận văn
tốt nghiệp Cử nhân Ngữ văn. Khoa Sư phạm. Đại học An Giang có đề cập đến các

phương tiện xưng hơ trong “Truyện Kiều” về mặt ngữ nghĩa ngữ dụng, từ đó tác
giả phân tích cái hay, cái độc đáo của các phương tiện này trong việc sử dụng ngôn
ngữ của Nguyễn Du dưới ánh sáng của dụng học.
Nhìn lại những cơng trình nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy: Mỗi tác giả tuy có
những khái niệm và cách phân loại khác nhau nhưng cùng quan điểm khi cho rằng:
Bên cạnh các đại từ nhân xưng đích thực, người Việt cịn sử dụng các lớp từ khác
dùng làm phương tiện xưng hô. Các tác giả cũng có điểm chung khi quan niệm về
đại từ nhân xưng: Đại từ nhân xưng là lớp từ dùng để thay thế, chỉ trỏ đối tượng
giao tiếp ở một ngơi xác định tương ứng với cương vị nói, nghe và cương vị được
nói đến. Hơn nữa, việc sử dụng các đại từ nhân xưng và lớp từ xưng hô cịn thể
hiện thái độ, tình cảm của người nói đối với người nghe hay đối tượng được nói
đến.


2. Nam Cao là nhà văn hiện thực tâm lí, cây bút đỉnh cao của văn học hiện thực
phê phán. Do vậy, có rất nhiều cơng trình nghiên cứu vềNam Cao cũng như tác
phẩm của ông. Khi nghiên cứuNam Cao, các tác giả khai thác ở nhiều góc độ và
khía cạnh khác nhau. Trương Thị Nhàn. 2005. “Nhân vật hắn với một nét đặc trưng
trong ngôn ngữ nghệ thuậtNam Cao”. Bích Thu (tuyển chọn và giới thiệu).
TPHCM: NXBGD. Tác giả thống kê trong tổng số 55 truyện in trong hai tậpNam
Cao – tác phẩm có đến 20 truyện và một số còn hơn thế các nhân vật được nhà văn
gọi là “hắn”. Tác giả còn đưa ra con số thống kê so sánh tỉ lệ giữa những lần gọi
“nó” với những lần gọi “hắn” cách xa nhau tuyệt đối như Chí Phèo (Chí Phèo) 15
lần “nó” so với 267 lần “hắn”; chồng dì Hảo (Dì Hảo): 1 / 38; Trương Rự (Nửa
đêm): 9 / 45; Đức (Nửa đêm): 9/ 138; Trạch Văn Đồnh (Đơi móng giị): 1 / 68.
Tác giả cũng cho rằng: “Chung qui của những cái mất được – những cái đáng giận,
đáng thương vào trong một tên gọi “hắn”.Nam Cao đã bộc lộ một cái nhìn hiện
thực hết sức khách quan và nhân đạo. Nhưng đồng thời vẫn có một cái gì rất riêng
trong thái độ của tác giả như là lạnh lùng, xa cách, tách biệt hẳn cái phần “tôi” của
tác giả trong cách gọi những nhân vật ấy là “hắn”. Hình như tác giả đi từ một xuất

phát điểm: “Có một loại tính cách như thế đáng được gọi tên “hắn” để nhìn nhân
vật bằng cái nhìn khắc nghiệt”.
Các tác giả khác quan tâm đến từ xưng hô trong tác phẩm củaNamCao như:TạVăn
Thông. 2006. “Ngôn từ “cậu Vàng” trong truyện ngắn Lão Hạc”. Tạp chí ngôn ngữ
123 +124 (1 + 2): 43 – 46 cho rằng: “Ngơn từ trong Lão Hạc, trong đó có ngơn từ
về “cậu Vàng” đã góp phần làm nên ấn tượng khó phai mờ về những tình tiết và
tính cách nhân vật trong tác phẩm. Nhìn chung, đó là ngơn từ của tâm trạng”. Cịn
Nguyễn Thị Hương. 2003. “Từ xưng hơ trong một số tác phẩm củaNamCao”. Ngữ
học trẻ 2002 diễn đàn học tập và nghiên cứu: 17 – 21 nhấn mạnh: “Các từ xưng hô
trong tác phẩm củaNamCao không chỉ thể hiện vai giao tiếp mà còn là phương tiện
khắc họa tính cách nhân vật, cả những thói quen, tập qn, sắc thái văn hóa địa
phương”.
Nhìn chung, việc nghiên cứu các đại từ nhân xưng và lớp từ xưng hô trong tác
phẩm của Nam Cao được rất nhiều nhà Việt ngữ quan tâm. Các tác giả có đề cập
đến việc sử dụng đại từ nhân xưng và lớp từ xưng hô trong truyện ngắn
củaNamCao dưới ánh sáng của dụng học. Nhưng việc nghiên cứu này chỉ xuất hiện
ở một số bài viết lẻ tẻ, chưa có cơng trình nào đi sâu tìm hiểu các đại từ nhân xưng
và lớp từ xưng hô trong một số truyện ngắn của Nam Cao dưới ánh sáng của dụng
học một cách hệ thống.
III. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU


Việc nghiên cứu “Các đại từ nhân xưng và lớp từ xưng hô trong một số truyện
ngắn củaNamCao” không chỉ giúp tôi hiểu rõ về đặc điểm ngôn ngữ trong truyện
ngắn củaNamCao, việc sử dụng các đại từ nhân xưng và lớp từ xưng hô trong một
số truyện ngắn của ông, cũng như giá trị ngữ nghĩa ngữ dụng của chúng dưới ánh
sáng của dụng học mà nó cịn góp phần khơng nhỏ trong việc nghiên cứu tìm hiểu
các tác phẩm của tác giả khác dưới ánh sáng của dụng học.
Luận văn cũng nhằm góp phần tìm hiểu những đóng góp củaNamCao cho nền văn
học hiện đại Việt Nam. Đồng thời, giúp cho người học, người u thích Nam Cao

có thêm cách tiếp cận mới trong việc tìm hiểu tác phẩm của nhà văn. Hơn nữa, đây
cũng là một trong những tiền đề tốt cho công việc giảng dạy của tôi sau này.
IV. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
Chúng tôi khảo sát các đại từ nhân xưng và lớp từ xưng hô trong một số truyện
ngắn củaNamCao.
V. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Chúng tôi nghiên cứu các đại từ nhân xưng và lớp từ xưng hô trong một số tác
phẩm trước Cách mạng tháng Tám củaNamCao gồm: Đời thừa; Lang Rận; Cười;
Nước mắt; Sao lại thế này; Quên điều độ; Chí Phèo; Lão Hạc; Nửa đêm; Đơi móng
giị; Đón khách; Địn chồng; Tư cách mõ; Một bữa no; Làm tổ.
VI. CẤU TRÚC LUẬN VĂN
Luận văn gồm có ba phần:
Phần thứ nhất: Dẫn luận
Phần thứ hai: Nội dung
Phần thứ ba: Kết luận
Trong đó, trọng tâm là phần nội dung với hai chương:
Chương I: Cơ sở lí luận của đề tài.
Chương II: Các đại từ nhân xưng và lớp từ xưng hô được sử dụng trong tiếng Việt
và trong một số truyện ngắn của Nam Cao cũng như giá trị ngữ nghĩa, ngữ dụng
của chúng.
VII. ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI


Khai thác các giá trị ngữ nghĩa ngữ dụng của các đại từ nhân xưng và lớp từ xưng
hô trong một số truyện ngắn của Nam Cao dưới ánh sáng của dụng học
Đồng thời, mở ra hướng tiếp cận mới cho truyện ngắn của Nam Cao.
VIII. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Phương pháp thống kê, phân loại: Thống kê, phân loại các đại từ nhân xưng và lớp
từ xưng hô trong 15 truyện ngắn khảo sát.
Phương pháp hệ thống: Xâu chuỗi các đại từ nhân xưng và lớp từ xưng hơ có cùng

giá trị ngữ nghĩa ngữ dụng, từ đó khái quát lại vấn đề nghiên cứu một cách hệ
thống hơn.
Phương pháp so sánh: So sánh giá trị ngữ nghĩa ngữ dụng của các đại từ nhân xưng
và lớp từ xưng hô trong tiếng Việt với các từ này trong tác phẩm củaNamCao.
Phương pháp bình giảng: Vì đề tài khơng chỉ nghiên cứu thuần ngơn ngữ mà tìm
hiểu cái hay, cái độc đáo của các đại từ nhân xưng và lớp từ xưng hô trong tác
phẩm văn học dưới ánh sáng của dụng học. Chúng tơi sử dụng phương pháp này
nhằm bình giảng cái hay trong việc sử dụng từ ngữ xưng hô của tác giả.
PHẦN THỨ HAI
NỘI DUNG
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
A. CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ NGÔN NGỮ
I. NHỮNG KHÁI NIỆM DỤNG HỌC XUNG QUANH VẤN ĐỀ XƯNG HÔ
Trước khi đi vào những khái niệm dụng học xung quanh vấn đề xưng hô, chúng tôi
xin phép định nghĩa về ngữ dụng học.
TheoCH.W. Morris định nghĩa: “Dụng học nghiên cứu quan hệ giữa tín hiệu với
người lí giải chúng” ( Đỗ Hữu Châu, 2003: 11).
1. KHÁI QUÁT VỀ CHIẾU VẬT
Thuật ngữ “chiếu vật” được dùng để chỉ phương tiện nhờ đó người nói phát ra một
biểu thức ngơn ngữ, với biểu thức này người nói nghĩ rằng nó sẽ giúp cho người
nghe suy ra một cách đúng đắn thực thể nào, đặc tính nào, quan hệ nào, sự kiện
nào anh ta định nói đến (Đỗ Hữu Châu, 2003: 61).


Sự chiếu vật là sự tương ứng của các yếu tố ngơn ngữ (của các tín hiệu) trong diễn
ngơn với sự vật, hiện tượng đang được nói tới trong một ngữ cảnh nhất định. Chiếu
vật là dấu hiệu đầu tiên thể hiện quan hệ giữa các ngữ cảnh với diễn ngôn.
Giá trị đúng sai của một câu tùy thuộc vào sự chiếu vật của các từ tạo nên câu và
sự chiếu vật của cả câu.
Như đã biết, các nhà logic học chú ý đến việc xác định tính đúng sai của các mệnh

đề logic được diễn đạt bằng ngôn ngữ.
Chẳng hạn, khi nói “Con mèo màu xanh”. Các nhà logic khơng thể kết luận nội
dung của câu nói trên đúng hay sai nếu không xác định được chúng qui chiếu với
sự vật nào đang được nói tới trong hiện thực. Tuy vậy, mệnh đề “Con mèo màu
xanh” sẽ sai nếu “mèo” qui chiếu với các sinh vật được gọi là “mèo”, nhưng sẽ
đúng nếu qui chiếu với các đồ chơi bằng nhựa dành cho trẻ em.
Tương tự, câu nói “Tơi là vợ của Napoleon Bonarparte” chỉ có thể kết luận là đúng
hay sai tùy theo sự qui chiếu đại từ “tơi”. Bằng hành vi chiếu vật người nói đưa sự
vật hiện tượng mình định nói tới vào diễn ngơn của mình bằng từ ngữ, bằng câu.
Kết cấu ngơn ngữ (từ, cụm từ, câu) được dùng để chiếu vật được gọi là biểu thức
chiếu vật.
Sự vật tương ứng với một biểu thức chiếu vật là nghĩa chiếu vật (nghĩa sở chỉ) của
biểu thức đó.
2. CHỈ XUẤT
Chỉ xuất là phương thức chiếu vật bằng ngôn ngữ dựa trên hành động chỉ trỏ. Tất
cả các ngơn ngữ đều có hệ thống chun chiếu vật theo phương thức chỉ xuất.
Trong ngôn ngữ, những đại từ xưng hơ ngơi thứ nhất, ngơi thứ hai có tính chất chỉ
hiệu vì mỗi khi chúng được dùng là người nói, người nghe cũng có mặt trong giao
tiếp. Chẳng những thế các từ “này, kia, ấy, nọ”…cũng có tính chỉ hiệu. Mặc dầu
những từ này không quy chiếu vào một vật cố định nhưng khi được dùng kèm với
một danh từ nào đó, chúng đều cho chúng ta biết rằng cái vật mà danh từ biểu thị
đang có mặt hay đang được nói tới trong cuộc giao tiếp đang diễn ra.
Ví dụ, khi ta nói “Người đàn bà này” thì từ “này” cho chúng ta biết rằng cụm từ
“Người đàn bà” ứng với sự vật “Người đàn bà” ở trước mắt đang được người nói
đề cập đến.


Các từ chỉ xuất trong ngơn ngữ đều có tính chất chỉ hiệu. Các đại từ xưng hô thực
hiện chức năng chiếu vật thơng qua chức năng định vị, có nghĩa là chiếu vật thơng
qua việc xác định vị trí của vật được nói tới, phân biệt nó với các vật khác theo

quan hệ không gian, thời gian và các quan hệ khác chứ không phải theo đặc điểm
như ở biểu thức miêu tả.
Ba phạm trù chỉ xuất trong các ngôn ngữ là phạm trù ngôi (nhân xưng), phạm trù
chỉ xuất không gian, phạm trù chỉ xuất thời gian.
2.1. PHẠM TRÙ NGƠI (PHẠM TRÙ XƯNG HƠ)
Phạm trù ngơi bao gồm những phương tiện chiếu vật nhờ đó người nói tự qui
chiếu, tức tự đưa mình vào diễn ngơn (tự xưng) và đưa người giao tiếp với mình
(đối xưng) vào diễn ngôn.
Phạm trù ngôi thuộc quan hệ vai giao tiếp ngay trong cuộc giao tiếp đang diễn ra
với điểm gốc là người nói khi vai trị người nói ln chuyển thì ngôi thứ nhất, ngôi
thứ hai cũng thay đổi theo.
Theo Benvensite trong tác phẩm “Những vấn đề ngôn ngữ học đại cương” (1966)
thì chỉ có ngơi thứ nhất và ngơi thứ hai mới thực sự là các ngôi xưng hô bởi vì
những người đang giao tiếp với nhau dùng chúng để chỉ “nhau”.
Ngôi thứ ba trong thực tế được dùng để chiếu vật người hay sự vật được tới chứ
không tham gia vào cuộc giao tiếp. Điều đáng lưu ý là chỉ có thể dùng ngơi thứ ba
cho sự vật, người, cái đã biết đối với cả ngôi thứ nhất và cả ngơi thứ hai.
Trong chỉ xuất có sự phân biệt giữa nội chỉ và ngoại chỉ. Biểu thức chỉ xuất ngoại
chỉ khi sự vật – nghĩa chiếu vật của nó nằm ngồi diễn ngơn, trong thế giới thực
tại.
Biểu thức chiếu vật nội chỉ khi sự vật – nghĩa chiếu vật của nó nằm trong diễn
ngơn (tức đã nằm trong nhận thức của người nói, người nghe).
Các ngơi thứ nhất và ngơi thứ hai ln ln là ngoại chỉ. Cịn ngơi thứ ba có thể là
ngoại chỉ nhưng phần lớn là nội chỉ.
2.2. CHỈ XUẤT KHƠNG GIAN, THỜI GIAN
Chỉ xuất khơng gian, thời gian là phương thức chiếu vật chỉ ra sự vật (sự kiện) theo
vị trí của nó trong khơng gian, thời gian. Muốn qui chiếu sự vật (sự kiện) theo
phương chỉ xuất thì phải định vị được nó theo một điểm mốc và theo một phương
nhất định tính từ điểm mốc đó. Đỗ Hữu Châu chia chỉ xuất khơng gian, thời gian



làm hai loại dựa trên sự khác nhau của điểm mốc và phương. Đó là chỉ xuất khơng
gian, thời gian chủ quan và chỉ xuất không gian, thời gian khách quan.
2.2.1. CHỈ XUẤT KHƠNG GIAN, THỜI GIAN CHỦ QUAN
Người nói lấy vị trí mà mình đang đứng khi nói làm điểm mốc để định vị không
gian của sự vật, sự kiện.
Định vị thời gian là định vị lấy thời điểm nói năng làm điểm gốc.
Đỗ Hữu Châu cũng cho rằng “tôi, ở đây, bây giờ” là ba điểm gốc trong một lời nói
để chiếu vật theo lối chỉ xuất khơng gian, thời gian, trong đó “tơi” là điểm gốc cơ
bản. Trong ba phạm trù trên, phạm trù ngơi có liên quan chặt chẽ đến vấn đề xưng
hơ.
2.2.2 .CHỈ XUẤT KHƠNG GIAN, THỜI GIAN KHÁCH QUAN
Chỉ xuất khách quan là chỉ xuất lấy một điểm không gian hay một thời điểm trong
diễn tiến của sự kiện không gian làm điểm gốc.
Về không gian: Từ chỉ xuất “nọ” là so sánh với “ấy”, lấy “ấy” làm gốc để chỉ xuất
các cái khác bằng “nọ” trong câu ví dụ: “Tơi khơng lấy cái ấy, lấy cho tôi cái nọ
(lấy cho tôi cái kia), “cái ấy” cũng như “cái nọ” (cái kia) đều ở xa người nói. Có
điều chúng đều được cả người nói và người nghe biết, thỏa thuận lấy cái ấy làm
gốc.
Về thời gian: Chỉ xuất thời gian có sự phân biệt giữa thời gian của chính sự kiện
(thời gian lịch sử, thời gian của chuyện) với thời gian tự sự, thời gian của sự trần
thuật.
Sự phân biệt chỉ xuất chủ quan và chỉ xuất khách quan chỉ là sự phân biệt tương
đối. Đằng sau sự chỉ xuất khách quan vẫn là sự chỉ xuất chủ quan bởi vì chọn
khơng gian nào của thực tế hay thời điểm nào của sự kiện làm điểm gốc để chiếu
vật lại tùy thuộc vào ý định và chiến lược giao tiếp của người nói (tùy theo năng
lực, sở thích tiếp nhận của người nghe)
Nhìn chung, sự định vị trong các ngôn ngữ đều dựa trên nguyên tắc “tự ngã trung
tâm”, có nghĩa là dựa trên ngun tắc người nói lấy mình làm gốc để quy chiếu và
lấy tình thế giao tiếp mặt đối mặt giữa người nói và người nghe làm tình thế chuẩn.

Tuy nhiên, không phải bao giờ nguyên tắc này cũng được thực hiện. Bởi vì trong
hội thoại đơi khi điểm gốc khơng phải ở người nói, mà là ở một đối tượng khác. Đó


chính là cách xưng hơ thay ngơi. Chẳng hạn, cha mẹ học sinh gọi giáo viên của con
mình là cơ là đã đứng ở ngơi con mình mà hơ.
3. NGƯỜI NÓI, NGƯỜI NGHE
Nhân vật giao tiếp là những người tham gia vào một cuộc giao tiếp bằng ngôn ngữ,
dùng ngôn ngữ để tạo ra các lời nói, các diễn ngơn qua đó mà tác động vào nhau.
Giữa các nhân vật giao tiếp có quan hệ vai giao tiếp và quan hệ liên cá nhân.
Trong một cuộc giao tiếp có sự phân vai: Vai phát ra diễn ngôn tức là vai nói (viết)
và vai tiếp nhận diễn ngơn, tức nghe (đọc). Trong cuộc giao tiếp nói, mặt đối mặt,
hai vai nói, nghe thường luân chuyển.
Giữa các nhân vật giao tiếp có quan hệ vai giao tiếp. Quan hệ liên cá nhân giữa các
nhân vật giao tiếp có thể xét theo hai trục, trục tung là trục vị thế xã hội (trục quyền
uy), trục hoành là trục của quan hệ khoảng cách (trục thân cận).
Quan hệ liên cá nhân chi phối cả tiến trình giao tiếp, cả nội dung và hình thức của
diễn ngôn. Trong tiếng Việt, xưng hô chịu áp lực rất mạnh của quan hệ liên cá
nhân. Qua xưng hô mà SP2 (Speaker 2) nhận biết SP1 (Speaker 1) đã xác định vị
thế và quan hệ thân cận giữa anh ta với mình như thế nào. Chính bởi quan hệ liên
cá nhân chi phối mạnh cách xưng hô cho nên những người đối thoại cũng thường
thay đổi cách xưng hô để thử nghiệm hoặc bày tỏ ý muốn thay đổi quan hệ liên cá
nhân.
II.

NHỮNG KHÁI NIỆM VỀ XƯNG HƠ

Xưng hơ là một hành động diễn ra liên tục, thường xuyên trong khi trị chuyện và
là lời của cả người nói lẫn người nghe.
1. KHÁI NIỆM XƯNG HƠ

Xưng hơ là hành động nói và có mối quan hệ khá rõ ràng với phép lịch sự trong
giao tiếp. Xưng hô trong tiếng Việt chịu áp lực mạnh mẽ của chuẩn mực xã hội,
chuẩn mực xã hội chi phối việc lựa chọn từ ngữ xưng hô của các cá nhân trong
tương tác xã hội (Vũ Tiến Dũng, 2007: 328 – 329).
1.1. XƯNG
Xưng là tự gọi mình là gì đó khi nói với người khác, biểu thị tính chất mối quan hệ
giữa mình với người ấy ( Đức Nguyễn, 2000: 73).
1.2. HÔ


Hơ là gọi người nói chuyện với mình là gì đó, biểu thị tính chất mối quan hệ giữa
mình với người ấy ( Đức Nguyễn, 2000: 73).
Như vậy, xưng hô là tự xưng mình và gọi người khác là gì đó khi nói với nhau để
biểu thị tính chất của mối quan hệ. Xưng ứng với ngôi nhân xưng thứ nhất. Một
người xưng thuộc ngơi nhất số ít. Từ hai người trở lên là ngôi nhất số nhiều. Các
phương tiện nhân xưng thứ nhất là sự tự qui chiếu của người nói. Tương tự, hơ ứng
với ngơi nhân xưng thứ hai. Các phương tiện nhân xưng thứ hai là sự qui chiếu đến
người nghe.
Hành động xưng hô chỉ diễn ra trong cuộc thoại và một người có thể (và thường)
thực hiện cả hai hành động: Xưng (tự qui chiếu đến mình) và hơ (qui chiếu đến
người đối thoại). Như vậy, chức năng của xưng hơ là chỉ thị người nói, người nghe
trong một cuộc hội thoại.
2. PHƯƠNG TIỆN XƯNG HÔ
Phương tiện xưng hô là những đơn vị từ, ngữ dùng để xưng hơ nhằm chỉ vai người
nói người nghe trong hoạt động giao tiếp.
2.1. ĐẠI TỪ NHÂN XƯNG (NHÂN XƯNG TỪ ĐÍCH THỰC)
Theo những cơng trình nghiên cứu của các nhà Việt ngữ tên tuổi như: Nguyễn Kim
Thản, Diệp Quang Ban, Bùi Minh Toán,…, các nhà Việt ngữ đều phân biệt đại từ
nhân xưng đích thực và các danh từ, danh ngữ dùng trong xưng hô.
Từ điển Bách khoa ViệtNam(1995) ghi rõ “Đại từ nhân xưng (còn gọi là đại từ

xưng hô) là đại từ dùng để tự xưng (ngôi thứ nhất), để gọi người đối thoại (ngôi
thứ hai), để gọi người hay sự vật thứ ba (ngôi thứ ba). Đại từ nhân xưng gồm số ít
và số nhiều”.
Nguyễn Kim Thản (1997: 276) cho rằng: “Đại từ nhân xưng gồm có: tao, ta, mày,
mi, nó, hắn, y, chúng và những đại từ gốc là danh từ: tôi, tớ, họ,…”.
Nguyễn Hữu Quỳnh (1994: 163) quan niệm: “Đại từ xưng hô là đại từ được dùng
để xưng hô hoặc thay thế và trỏ người. Đại từ xưng hô trong tiếng Việt gồm các đại
từ chuyên dùng để xưng hô và các đại từ xưng hô lâm thời, mượn các danh từ biểu
thị quan hệ thân thuộc hay quan hệ xã hội”.
Còn Diệp Quang Ban (2005) căn cứ vào vai nhân vật tham gia quá trình giao tiếp
cùng với sự phân biệt về số lượng nhân vật ở mỗi vai đó, ơng chia nhân xưng từ
đích thực theo bảng phân loại sau:


Nhân vật trong Nhân xưng từ
giao tiếp
Số đơn
Số nhiều ngoại Số nhiều bao
trừ
gộp
Người nói

(Ngơi 1).Tơi, tao,
tớ (ta),
mình.Chúng tơi,
chúng tao, chúng
tớ (Ngơi thứ nhất
số nhiều loại

trừ).Chúng ta, ta, chúng

mình (Ngơi thứ nhất
số nhiều bao gộp).Người nghe
(Ngôi 2).Mày, mi.Chúng mày, bay, chúng bay. Nhân vật được
nói đến (Ngơi thứ 3).Nó, hắn, y.Chúng nó, Chúng.
Nhìn chung, khi nghiên cứu về đại từ nhân xưng trong tiếng Việt, các nhà Việt ngữ
đều thống nhất quan điểm đó là: “Đại từ nhân xưng có chức năng thay thế, chỉ trỏ.
Trong xưng hô, việc sử dụng các đại từ nhân xưng khơng thật phổ biến vì chúng
mang sắc thái thân mật, suồng sã hoặc khơng kính trọng”.
Nhân xưng từ đích thực được chia thành ba ngơi: Ngôi thứ nhất, ngôi thứ hai,
ngôi thứ ba và phân thành hai số: số ít và số nhiều.
+ Ngơi thứ nhất: Người nói.
+ Ngơi thứ hai: Người nghe.
+ Ngơi thứ ba: Người / vật được nói tới.
Việc xưng hơ theo ngơi trong tiếng Việt có điểm riêng là khơng chỉ dùng nhân
xưng từ, mà còn dùng các lớp từ khác làm từ chỉ ngôi (Diệp Quang Ban, 2005:
519).
Các đại từ nhân xưng của tiếng Việt ít có sắc thái trung tính. Bên cạnh các đại từ
nhân xưng chuyên dùng tiếng Việt còn sử dụng một số lượng lớn các từ và ngữ
khác để xưng hô.
2.2. LỚP TỪ ĐƯỢC DÙNG TRONG XƯNG HƠ
Nguyễn Văn Chiến định nghĩa: “hệ thống xưng hơ là những từ được “rút ra” từ
trong hệ thống ngôn ngữ, dùng để xưng hô (biểu thị các phạm trù xưng hô nhất
định) giao tiếp xã hội.


Nguyễn Thị Trung Thành quan niệm : “Từ xưng hô là toàn bộ những đơn vị từ
vựng được dùng để người nói tự xưng, để gọi người giao tiếp với mình và để chỉ
người thứ ba vắng mặt trong cuộc giao tiếp. Cịn đại từ xưng hơ là một từ loại, hay
chính xác hơn là một bộ phận của từ loại đại từ được dùng để xưng hô” (Nguyễn
Thị Trung Thành, 2007 : 2).

Theo quan điểm của các nhà Việt ngữ trước đây trong các giáo trình và sách nghiên
cứu về ngữ pháp tiếng Việt như Cao Xuân Hạo (2001); Nguyễn Đức Thắng (2002)
đều cho rằng: “Bên cạnh nhóm đại từ nhân xưng đích thực dùng trong xưng hơ,
người Việt còn dùng các “đại từ nhân xưng lâm thời” gồm các danh từ thân tộc,
danh từ chỉ chức vụ, nghề nghiệp để xưng hô”.
Diệp Quang Ban (2005) quan niệm: “Bên cạnh các nhân xưng từ đích thực, trong
xưng hơ người Việt còn sử dụng các lớp từ sau: Danh từ chỉ quan hệ thân tộc; danh
từ chỉ chức vụ; một số từ, tổ hợp từ khác”. Ông cũng nhấn mạnh: “Trong xưng hơ,
chính lớp từ thứ hai tức danh từ chỉ quan hệ thân tộc cho thấy rõ nhất nghĩa liên
nhân của nhân xưng từ trong tiếng Việt”.
Thật vậy, trong giao tiếp, người Việt thường mượn các từ chỉ quan hệ gia đình,
nghề nghiệp, chức vụ, học hàm, học vị,…để xưng gọi, đặc biệt là các từ chỉ quan
hệ gia đình chiếm số lượng lớn và xuất hiện trong nhiều môi trường hoạt động của
con người. Trong giao tiếp, người Việt có xu hướng “thân tộc hóa” khi hơ gọi. (Mai
Thị Kiều Phương (2004).
Bởi vì, trong giao tiếp, người nói thường hướng tới người đối thoại với hai thái độ:
Lịch sự hoặc không lịch sự gắn với bốn kiểu sắc thái biểu cảm: Trang trọng ; trung
hòa ; thân mật, suồng sã và thơ tục, khinh thường. Trong khi đó, các đại từ nhân
xưng đích thực trong tiếng Việt ít mang sắc thái trung tính chủ yếu mang sắc thái
khơng lịch sự. Mặt khác, trong giao tiếp, xưng hô thường thể hiện ở hai phạm vi:
Xưng hô trong gia tộc và xưng hơ ngồi xã hội. Hơn nữa, điểm đặc biệt trong giao
tiếp của người Việt là quan hệ giữa người và người trong gia tộc chuyển thành
quan hệ giữa người và người trong xưng hơ ngồi xã hội.
Trong tiếng Việt, danh từ thân tộc là các danh từ chỉ những người trong gia đình,
họ hàng thuộc các thế hệ, lớp tuổi, thứ bậc tôn ti (riêng bốn từ: vợ, chồng, dâu, rể
khơng dùng). Đó là các từ: “Ơng, bà, bố, mẹ, anh, chị, em, chú, bác, cơ, dì, con,
cháu,…” và cả một số danh từ chỉ bạn bè hay ngơi thứ như: “Bạn, đồng chí, ngài,
vị,…” được dùng trong xưng hô. Khi trở thành từ xưng hô, các danh từ thân tộc đã
biểu thị vị trí của các nhân vật trong giao tiếp là người nói, người nghe hay người
được nói tới. Đó chính là phạm trù ngơi. Hơn nữa, danh từ thân tộc không chỉ



nhằm biểu thị phạm trù ngơi mà cịn nhằm thơng báo gián tiếp về tuổi tác, vị thế xã
hội, tình cảm,…giữa các nhân vật tham gia giao tiếp.
Các phương tiện xưng hô trong tiếng Việt rất đa dạng và mang màu sắc biểu cảm.
Người nói cần sử dụng các từ xưng hơ sao cho phù hợp với hồn cảnh giao tiếp,
mục đích giao tiếp, nội dung giao tiếp, đối tượng tham dự giao tiếp và các mối
quan hệ liên cá nhân.
Do vậy, “từ xưng hô không chỉ là công cụ để người nói thực hiện cái việc khơng
thể khơng làm là đưa mình và người đối thoại với mình vào diễn ngơn, mà cịn là
cơng cụ để người nói tự mình câu thúc (bó buộc) mình và câu thúc người trong một
kiểu quan hệ liên cá nhân nhất định” (Đỗ Hữu Châu, 2003: 75).
3. PHƯƠNG THỨC XƯNG HÔ
3.1 . Trong hoạt động giao tiếp bằng ngơn ngữ, có sự tham gia của những nhân tố
sau: Người nói, người nghe, đối tượng được đề cập hay phản ánh, ngôn ngữ, đường
kênh giao tiếp và văn bản. Những hiểu biết về các nhân tố và tình huống của hoạt
động giao tiếp là rất cần thiết đối với cả người nói lẫn người nghe (Đinh Trọng
Lạc, 2004: 34).
L. C. Tômxơn chia ba yếu tố chính liên quan đến sự lựa chọn về phong cách diễn
đạt của người ViệtNamkhi nói hay khi viết:
– Nghi thức của hồn cảnh trong đó anh ta nói hay viết.
– Cương vị của người nói với người nghe hay người được nói đến.
– Thái độ của người nói với người nghe và người được nói đến.
Như vậy, phương thức xưng hô là cách thức lựa chọn các phương tiện xưng hơ sao
cho phù hợp với mục đích nói năng, với đối tượng, hoàn cảnh, nội dung giao tiếp
nhằm mang lại hiệu quả diễn đạt trong giao tiếp.
3.1.1. VỀ ĐỐI TƯỢNG GIAO TIẾP
Trong giao tiếp, các nhân vật tham gia giao tiếp có sự khác nhau về lứa tuổi, trình
độ học vấn, nghề nghiệp, địa vị xã hội và tâm lí cũng khác nhau. Hơn nữa, các
phương tiện xưng hơ trong tiếng Việt rất phong phú và mang màu sắc biểu cảm.

Việc lựa chọn các phương tiện xưng hô sao cho phù hợp với đối tượng giao tiếp
không chỉ thể hiện mối quan hệ liên cá nhân, mà còn thể hiện “chuẩn mực lịch sự
trong giao tiếp của người Việt”.
3.1.2. VỀ HOÀN CẢNH GIAO TIẾP


Hồn cảnh giao tiếp là nhân tố thứ hai có ảnh hưởng đến việc lựa chọn ngôn ngữ
trong giao tiếp. Đinh Trọng Lạc cho rằng: “Hoàn cảnh giao tiếp mang tính chính
thức xã hội hay khơng mang tính chính thức xã hội; mang tính chất trang nghiêm
(địi hỏi phải chuẩn bị gọt giũa lời nói) hay mang tính chất thân mật (khơng phải
chuẩn bị trước, được tự do thoải mái)”.
Ơng cịn nhấn mạnh: Hồn cảnh giao tiếp theo nghi thức là hồn cảnh xã hội trong
đó diễn ra hành vi giao tiếp bằng lời nói mang tính đúng đắn, nghiêm túc, hồn
chỉnh. Hồn cảnh khơng theo nghi thức là hồn cảnh xã hội trong đó diễn ra hành
vi giao tiếp bằng lời nói mang tính chất tự do, thoải mái, tùy tiện. (Đinh Trọng Lạc,
2004: 35 – 38).
Đỗ Hữu Châu quan niệm: Hoàn cảnh giao tiếp rộng bao gồm những hiểu biết về
thế giới vật lí, sinh lí, tâm lí, xã hội, con người, tôn giáo…ở thời điểm và ở khơng
gian trong đó diễn ra cuộc giao tiếp. Trong phạm vi đề tài, xin thu hẹp lại hoàn
cảnh giao tiếp cụ thể: nói ở đâu, trong trình trạng tâm lí như thế nào, mối quan hệ
thân mật hay xã giao, nghiêm túc hay cười cợt…
3.1.3. VỀ MỤC ĐÍCH GIAO TIẾP
Đây là nhân tố thứ ba ảnh hưởng không nhỏ đến việc lựa chọn ngơn ngữ trong giao
tiếp. Mục đích ở đây được hiểu là mục đích thực tiễn (mục đích tác động). Mục
đích tác động làm cho người nhận phải có những biến đổi nhất định trong trạng
thái tâm lí, trong tình cảm…và có hành động tương ứng với hành động mà người
phát yêu cầu. (Đinh Trọng Lạc, 2004).
Việc lựa chọn các từ ngữ xưng hơ trong giao tiếp cịn phụ thuộc vào phương thức
xưng hô truyền thống của người Việt. Xưng hô phải thể hiện cho được thái độ, tình
cảm của người nói đối với người nghe.

Để tỏ sự tôn trọng, người ViệtNamthường hô nâng bậc (dùng từ chỉ quan hệ trên
hoặc chỉ người có độ tuổi cao để hô người không ở quan hệ trên hoặc chưa ở độ
tuổi cao tương ứng). Chẳng hạn, đáng gọi là ông mà hơ là cụ, khơng phải là người
sinh trước mình vẫn hơ là anh, đang cịn ở tuổi thanh niên mà hơ là ơng…(Đỗ Hữu
Châu, 2003).
Ngồi cách xưng hơ nâng bậc (xưng khiêm hơ tơn) hay cịn gọi cách xưng hô theo
lối đài, lối khiêm không chỉ thể hiện nét đẹp văn hóa “kính trên, nhường dưới”
trong văn hóa ứng xử của người Việt. Trong phạm vi giao tiếp, việc sử dụng cặp từ
xưng hô tương ứng tạo nên lối xưng hô tương ứng. Chẳng hạn, xưng “tao” gọi
“mày”. Việc thay đổi cách xưng hơ cũng thể hiện tính chất mối quan hệ và thái độ


của các bên tham gia giao tiếp, tức là sự thay đổi mối quan hệ liên cá nhân của các
nhân vật tham gia giao tiếp.
B. CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ VĂN HỌC
I. VÀI NÉT VỀ CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP SÁNG TÁC CỦA NHÀ VĂN
NAM CAO
1. VỀ CUỘC ĐỜI
1.1 . Nam Cao tên thật là Trần Hữu Tri, sinh ngày 29 tháng 10 năm 1917 (có tài
liệu xác định năm 1915) tại làng Đại Hoàng, thuộc tổng Cao Đà, huyện Nam Sang,
phủ Lý Nhân, tỉnh Hà Nam. Bút danh Nam Cao do ghép hai chữ đầu tên huyện và
tổng mà thành. Làng Đại Hoàng là một vùng quê nghèo, ruộng ít, dân đông lại
thường xuyên bị lũ lụt. Bọn cường hào chức dịch ln hồnh hành khiến cuộc sống
người dân vốn đã chật vật nay cịn khó khăn chật vật thêm. Chính cuộc sống của
những con người nơi đây đã khơi nguồn cảm hứng cho tâm hồn vốn nhạy cảm của
Nam Cao.
Nam Cao xuất thân trong một gia đình trung nơng, đơng anh em nhưng chỉ có Nam
Cao là được ăn học song cũng chỉ tới bậc thành chung.
Nam Cao rời bỏ cái làng q nghèo đói vào Sài Gịn mang theo nhiều hồi bão,
ước vọng cho tương lai. Ơng bắt đầu sáng tác và có bài đăng báo từ năm 1936 với

các bút danh Nguyệt, Thúy Rư, Xuân Du, Nhiêu Khê và thử nghiệm trên nhiều thể
loại: viết văn, làm thơ, viết kịch. Nhưng đến tập truyện “Đôi lứa xứng đôi” (1941)
gồm 7 truyện ngắn đứng tên Nam Cao xuất hiện trên văn đàn, lúc này phong cách
của ông mới được định hình thật sự và tên tuổi của ông được sánh ngang với các
nhà văn hiện thực đương thời như: Nguyễn Công Hoan, Nguyên Hồng, Vũ Trọng
Phụng. Và cũng từ đấy chúng ta có Nam Cao.
Năm 1938, trở ra Bắc, Nam Cao nhận dạy học ở trường tư thục Công Thanh. Cuộc
sống của mấy anh chị giáo khổ trường tư đã giúp ơng có thêm vốn sống phong phú
để sống và để viết.
Năm 1940, quân Nhật vào Đông Dương, trường phải đóng cửa. Thời gian này Nam
Cao đã sống chật vật bằng nghề viết văn, làm gia sư, có lúc phải về q ăn bám vợ.
Cũng chính thời gian này, Nam Cao có dịp sống gần gũi với người nông dân cho
nên ông hiểu và cảm thông cho số phận lam lũ của những con người suốt đời “bán
mặt cho đất, bán lưng cho trời”.


Năm 1943, Nam Cao gia nhập Hội Văn hóa cứu quốc bí mật cùng một số nhà văn
như: Tơ Hồi, Nguyên Hồng, Nguyễn Huy Tưởng, Nguyễn Đình Thi,…Trong thời
gian này, nhà xuất bản Cộng lực in tập truyện ngắn “Nửa đêm” của Nam Cao và
hàng loạt các truyện ngắn của ông xuất hiện trên Tiểu thuyết thứ bảy. Tháng 10
năm 1944 Nam Cao hồn thành tiểu thuyết Chết mịn (sau đổi thành Sống mòn).
Tháng 8 năm 1945, Nam Cao tham gia cướp chính quyền ở phủ Lý Nhân, được
bầu làm chủ tịch xã.
Sau Cách mạng thángTám, ông tiếp tục tham gia kháng chiến và hoạt động văn
nghệ tuyên truyền. Kháng chiến toàn quốc bùng nổ, nhà văn tham gia đoàn
quânNamtiến với tư cách là phóng viên. Trở raBắc,NamCao về hoạt động ở Ty
Văn hóa HàNam.
Năm 1947, lên Việt Bắc làm phóng viên báo Cứu quốc, phụ trách Tạp chí Cứu
Quốc, Thư ký tòa soạn báo Cứu quốc Việt Bắc và phụ trách lớp huấn luyện chính
trị cho địa phương…Nam Cao gia nhập Đảng Cộng sản vào cuối năm 1947.

Tháng 5 năm 1950, nhận cơng tác ở tịa soạn tạp chí Văn nghệ, cơ quan của Hội
Văn nghệ ViệtNam. Và tháng 11 năm 1951,NamCao anh dũng hi sinh ở Mưỡu
Giáp, Hoàng Đan, tỉnh Ninh Bình.
Năm 1996, Nam Cao được Nhà nước phong tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn
học nghệ thuật đợt 1 cho cụm tác phẩm: Nhật kí ở rừng, Đơi mắt, Chí Phèo, Nửa
đêm, Truyện ngắn chọn lọc 1964.
1.2. Là một thanh niên trí thức có tâm huyết, trước hiện thực đen tối bất công của
xã hội cũ, Nam Cao cũng thể hiện một thái độ bất hòa sâu sắc với cái xã hội thực
dân – phong kiến thối nát. Ơng cũng từng nói “Tạng người y khơng cho y cầm
súng, cầm gươm. Y sẽ cầm bút mà chiến đấu”. Chính vì lẽ đó, những trang văn của
Nam Cao có ý nghĩa tố cáo, vạch trần bản chất xấu xa của xã hội đương thời. Cách
sống, cách suy nghĩ của Nam Cao đã thể hiện qua thế giới nhân vật trong tác phẩm
của ông nhất là những tác phẩm viết về đề tài người tri thức. Những nhân vật trí
thức của ơng, trong sâu thẳm tâm hồn của họ, ln có một cuộc vật lộn và giằng xé
dữ dội giữa những ước vọng cao đẹp với cuộc sống vật chất tầm thường, giữa con
người đầy tình thương trách nhiệm với con người nhỏ nhen, ích kỉ, tàn nhẫn đối
với chính bản thân mình và cả người thân của họ. Do vậy, khi đọc những tác phẩm
của Nam Cao và dõi theo từng bước chân của nhân vật, ta cảm thấy mệt mỏi vì
những suy nghĩ sâu sắc trong tận tâm hồn của họ. Những nhân vật của ông khơng
ngừng đấu tranh: đấu tranh với hồn cảnh nghiệt ngã, đấu tranh với cái nhỏ nhen,


xấu hổ trong chính bản thân mình. Nhưng khi gấp trang sách ta lại thấy niềm hi
vọng lóe lên từ chính những con người ấy. Nhà văn đã để nhân vật trượt dài trên bờ
vực của sự tha hóa, nhưng những nhân vật trí thức ấy, họ ln giữ được những
phẩm chất cao đẹp bên trong một con người dù trong hồn cảnh vơ cùng nghiệt
ngã.
Là nhà văn của tình yêu thương, Nam Cao cảm thông sâu sắc cho số phận của
những người nơng dân đói khát, lam lũ ở làng quê. Mạnh dạn đi theo lối riêng, ông
đã đi sâu vào mọi ngõ ngách trong tâm hồn những người lam lũ để cảm thơng, chia

sẻ tình u thương một cách chân thành nhất. Chính vì vậy, tác phẩm của Nam Cao
thấm đượm tinh thần nhân đạo sâu sắc.
Nam Cao cũng là một con người ham suy nghĩ, thích triết lý, triết lý về cuộc đời,
về con người, về văn chương nghệ thuật…Vì vậy, tác phẩm của ơng thường thấm
đượm chất triết lý. Có thể nói, Nam Cao là con người không bao giờ tĩnh tại, ông
luôn ý thức việc mình làm và khơng ngừng vươn lên hồn thiện về nhân cách để
sống một cuộc sống tốt đẹp hơn.
Là nhà văn hiện thực xuất sắc và hơn thế nữa điều góp phần làm nên tên tuổi của
Nam Cao đó chính là trái tim đồng cảm sâu sắc trước số phận khổ đau của con
người. Nam Cao đã cúi xuống và xoa dịu trái tim của những con người đau khổ ấy
khơng chỉ bằng sự cảm thơng mà cịn là sự đồng điệu của một trái tim nhân đạo sâu
sắc.
2. VỀ SỰ NGHIỆP
Sự nghiệp sáng tác của Nam Cao không dài, chỉ gói trọn trong 15 năm (1936 –
1951) song giá trị văn chương của nhà văn luôn tỏa sáng và khơng vơi cạn. Ơng là
một trong những nhà văn lớn được nhiều nhà nghiên cứu, phê bình quan tâm nhất.
Trước Cách mạng tháng Tám, tác phẩm Nam Cao thường xoay quanh hai đề tài
chính: Người tri thức nghèo và người nông dân nghèo trong xã hội cũ. Dù viết về
đề tài nào, sáng tác của ông cũng đều tập trung một tư tưởng, một thái độ nhất
quán đối với con người. Đó chính là thái độ trân trọng và niềm tin vào những phẩm
chất cao đẹp bên trong con người. Đặc biệt, Nam Cao xoáy sâu vào tấn bi kịch tinh
thần đau đớn của những con người “chết khi đang sống”, do đó tác phẩm của ơng
thấm đượm tinh thần nhân đạo sâu sắc.
NamCao để lại hơn 44 truyện ngắn (trước cách mạng), hai tiểu thuyết (Truyện
người hàng xóm và Sống mịn). “Đơi mắt” và “Nhật ký ở rừng” được viết sau Cách
mạng tháng Tám.


II. PHONG CÁCH TRUYỆN NGẮN NAM CAO TRƯỚC CÁCH MẠNG
THÁNG TÁM

GS. TS Phương Lựu đã nhận định về phong cách như sau: “Phong cách là chỗ
riêng độc đáo về tư tưởng cũng như nghệ thuật có phẩm chất thẩm mĩ thể hiện
trong sáng tác của những nhà văn ưu tú” (Phương Lựu, 2006 : 86).
Thật vậy, phong cách là cái riêng, độc đáo của mỗi nhà văn. Trong tác phẩm có bao
nhiêu yếu tố thì có bấy nhiêu chỗ cho phong cách nhà văn thể hiện. Văn học là
nghệ thuật ngôn từ, văn học không đơn thuần chỉ là sự tái hiện cuộc sống. Nhà văn
phản ánh hiện thực bằng hình tượng thơng qua tác phẩm văn học. Điểm khu biệt
giữa văn học so với các môn khoa học khác như lịch sử, triết học là văn học tái tạo
cuộc sống bằng hình tượng thơng qua cái nhìn chủ quan của nhà văn về hiện thực
khách quan. Do vậy, văn học nghệ thuật chính là địa hạt của sự sáng tạo. Chính vì
lẽ đó, mỗi văn nghệ sĩ muốn tạo nên tiếng nói riêng trên văn đàn trước hết anh ta
phải không ngừng sáng tạo “khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo ra những
gì chưa có”. Nhà văn phải nói những điều mà cổ họng người khác khơng nói được.
Hay nói cách khác nhà văn phải tạo cho mình một phong cách trên thi đàn.
Như đã nói, phong cách là lĩnh vực của sự sáng tạo. Vì thế nghiên cứu phong cách
của những nhà văn lớn là điều không đơn giản. Nam Cao là nhà văn hiện thực lớn,
một nhà nhân đạo sâu sắc nên phong cách của ông cũng đa dạng và phức tạp. Điều
này đã được nói nhiều bởi các nhà nghiên cứu, các nhà lý luận. Chúng tôi chỉ xin
đề cập đến những phương diện, những nét tiêu biểu có liên quan đến đề tài nghiên
cứu.
1. NAM CAO NHÀ VĂN HIỆN THỰC TÂM LÍ SẮC SẢO
Hà Văn Đức cho rằng: “Phong cách nghệ thuật của Nam Cao thể hiện nhiều mặt:
Xây dựng hình tượng, kết cấu tác phẩm, ngôn ngữ và đặc biệt là nghệ thuật miêu tả
tâm lý – một bút pháp mới mẻ và độc đáo lúc bấy giờ” Hà Văn Đức (2000 : 262).
Trong giai đoạn văn học 1930 – 1945, trên thi đàn lúc này đã có một chị Dậu (Tắt
đèn – Ngô Tất Tố), một anh Pha (Bước đường cùng – Nguyễn Công Hoan), Nam
Cao đến với thi đàn khá muộn mãi đến năm 1941 chúng ta mới có một Nam Cao.
Nam Cao không chỉ miêu tả cuộc sống nghèo khổ về vật chất của những người
nông dân mà ông còn “mạnh dạn đi theo lối riêng” “khơi nguồn chưa ai khơi”để
“sáng tạo những gì chưa có”. Có được điều này là bởi Nam Cao đã xoáy sâu vào

mọi ngõ ngách trong tâm hồn con người, chạm vào chỗ tinh vi, mơ hồ, những suy
nghĩ có khi bất ngờ và đáng xấu hổ trong tâm hồn nhân vật để phát hiện ra những


×