Tải bản đầy đủ (.pdf) (93 trang)

THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ NHÀ Ở CHO NGƯỜI CÓ CÔNG VỚI CÁCH MẠNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐÔNG GIANG, TỈNH QUẢNG NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (807.99 KB, 93 trang )

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

HƠIH BẢY

THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ NHÀ Ở
CHO NGƯỜI CĨ CƠNG VỚI CÁCH MẠNG TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN ĐƠNG GIANG, TỈNH QUẢNG NAM

Chun ngành : Chính sách công
Mã số : 8 34 04 02

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

TS. NGUYỄN NGỌC TOÀN

HÀ NỘI, năm 2021


LỜI CAM ĐOAN
Đề tài “Thực hiện chính sách hỗ trợ nhà ở cho người có cơng với cách
mạng trên địa bàn huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam” trong Luận văn này
là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi, trên cơ sở những kiến thức đã học trong
chương trình đào tạo của Học viện và những kiến thức tìm hiểu, học hỏi từ đồng
nghiệp, các anh, chị, cô, chú đang công tác trong lĩnh vực lao động xã hội, địa
chính xây dựng... Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được cơng bố trong bất
kỳ cơng trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo
tính chính xác, tin cậy và trung thực.
Tơi xin cam đoan những nội dung khái quát về cơ sở lý luận, nghiên cứu
trong Luận văn là do tự bản thân tổng hợp, phân tích, nêu ra các giải pháp để
nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách hỗ trợ nhà ở cho người có cơng với cách


mạng tại địa phương. Tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm về những quan điểm,
lý luận của tôi trong Luận văn này. Trân trọng cảm ơn!
Quảng Nam, ngày 15 tháng 11 năm 2021
Tác giả luận văn

Hôih Bảy


LỜI CẢM ƠN
Trong q trình thực hiện đề tài ngồi sự nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận
được sự hướng dẫn nhiệt tình, chu đáo của các thầy cơ giáo và sự giúp đỡ nhiệt
tình, những ý kiến đóng góp quý báu của nhiều cá nhân và đồng nghiệp, tập thể
để hoàn thành Luận văn tốt nghiệp. Đặc biệt tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến
TS. Nguyễn Ngọc Toàn - người đã trực tiếp hướng dẫn đề tài cho tơi với tấm
lịng thiện cảm, chân thành nhất. Bên cạnh đó, tơi xin chân thành cảm ơn sự
đóng góp chân thành của các thầy, cơ giảng viên của Học viện khoa học xã hội
đã tạo điều kiện thuận lợi cho tơi được nghiên cứu và thực hiện hồn thành đề
tài. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn lãnh đạo UBND xã Arooi, UBND,
UBMTTQVN huyện, Phòng LĐTB&XH, Phòng TN&MT huyện Đông Giang;
các cơ quan, ban ngành liên quan; người thân, bạn bè, đồng nghiệp, luôn quan
tâm tạo điều kiện, giúp đỡ, tạo điều kiện cho tơi trong q trình học tập và
nghiên cứu, hoàn thành Luận văn. Rất mong nhận được sự góp ý của mọi người,
của đồng nghiệp về những nội dung trong Luận văn này. Tôi xin chân thành
cảm ơn.
Đông Giang, tháng 11 năm 2021
Học viên

Hôih Bảy



MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THỰC HIỆN CHÍNH
SÁCH NHÀ Ở CHO NGƯỜI CĨ CƠNG VỚI CÁCH MẠNG ................... 12
1.1. Người có cơng và người có cơng với cách mạng......................................... 12
1.2. Chính sách cơng và chính sách đối với người có cơng với cách mạng ....... 16
1.3. Thực hiện chính sách hỗ trợ nhà ở đối với người có cơng với cách
mạng…… ............................................................................................................ 20
1.4. Các yếu tố ảnh hưởng tới việc thực hiện chính sách hỗ trợ nhà ở đối với
người có cơng với cách mạng ............................................................................. 29
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ NHÀ
Ở CHO NGƯỜI CĨ CƠNG VỚI CÁCH MẠNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN
ĐÔNG GIANG, TỈNH QUẢNG NAM ........................................................... 34
2.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến thực hiện chính sách hỗ trợ nhà ở cho NCC với
cách mạng ở huyện Đơng Giang, tỉnh Quảng Nam ............................................ 34
2.2. Tình hình thực hiện chính sách hỗ trợ nhà ở cho người có cơng với cách
mạng trên địa bàn huyện Đơng Giang, tỉnh Quảng Nam .................................... 36
2.3. Đánh giá chung về thực hiện chính sách hỗ trợ nhà ở cho NCC với cách
mạng trên địa bàn huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam .................................... 53
CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ
THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ NHÀ Ở CHO NGƯỜI CĨ CƠNG
VỚI CÁCH MẠNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐƠNG GIANG, TỈNH
QUẢNG NAM ................................................................................................... 58
3.1. Định hướng thực hiện chính sách hỗ trợ nhà ở cho người có cơng với cách
mạng .................................................................................................................... 58
3.2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách hỗ trợ nhà ở cho
người có cơng với cách mạng trên địa bàn huyện Đơng Giang .......................... 66
KẾT LUẬN ........................................................................................................ 79
TÀI LIỆU THAM KHẢO



DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

STT

Nghĩa đầy đủ

Từ viết tắt

1

ATK

An toàn khu

2

BCĐ

Ban chỉ đạo

3

BTXH

Bảo trợ xã hội

4

CB, CC, VC


Cán bộ, công chức, viên chức

5

HĐND

Hội đồng nhân dân

6

HTNƠ

Hỗ trợ nhà ở

7

PBGDPL

Phổ biến giáo dục pháp luật

8

NTM

Nơng thơn mới

9

NCC


Người có cơng

10

NCCVCM

Người có cơng với cách mạng

11

QLNN

Quản lý Nhà nước

12

TCCS

Tổ chức cơ sở

13

UBMTQVN

Ủy ban Mặt trận Tổ quốc

14

UBND


Ủy ban nhân dân

15

UBTVQH

Ủy ban thường vụ Quốc hội


DANH MỤC CÁC BẢNG

Số hiệu

Tên bảng

bảng
2.1

2.2

Danh mục các dự án phát triển nhà ở tái định cư trên địa
bàn huyện Đông Giang giai đoạn 2019 - 2020
Nhu cầu thực hiện hỗ trợ người có cơng với cách mạng về
nhà ở trên địa bàn tỉnh Quảng Nam

Trang

38


42

Kết quả thực hiện chính sách nhà ở cho NCC với cách
2.3

mạng trên địa bàn huyện qua các giai đoạn 2013 – 2018,
2019 - 2022

50


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Với sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc
hội, Chính phủ cùng với sự tham gia tích cực, trách nhiệm của các Bộ, ngành,
đoàn thể, địa phương và các tầng lớp nhân dân, việc thực hiện chính sách ưu đãi
người có cơng và thân nhân người có công ngày càng đi vào chiều sâu, giải
quyết các vấn đề khó, cốt lõi, nhất là những vấn đề cịn tồn đọng qua nhiều năm,
nhiều giai đoạn, nhiều thời kỳ. Với phương châm “khơng để người thực sự có
cơng mà khơng được xem xét cơng nhận và thụ hưởng chính sách”, ngành LĐTB&XH đã đẩy nhanh tiến độ xem xét xác nhận người có cơng với cách mạng,
đồng thời chú trọng việc giải quyết những tồn đọng sau chiến tranh; tăng cường
công tác kiểm tra, thanh tra việc thực hiện chính sách ưu đãi người có cơng với
cách mạng, nhằm thực hiện đầy đủ, kịp thời, đúng đối tượng thụ hưởng chính
sách.
Người có cơng là bộ phận hết sức đặc thù của xã hội Việt Nam. Bởi vì
khơng đâu như ở Việt Nam, cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, giành độc lập tự
do cho đấtnước diễn ra trong một thời gian rất dài và vô cùng ác liệt đã để lại
hậu quả vô cùng nặng nề về sức người và sức của. Trong đó, người có cơng là
lực lượng chủ yếu chịu nhiều hy sinh mất mát.
Ưu đãi người có cơng với cách mạng là một chính sách lớn của Đảng và

Nhà nước ta, đó là sự đãi ngộ đặc biệt của Đảng, Nhà nước đối với người có
cơng và thân nhân người có cơng với cách mạng, là trách nhiệm, là sự ghi nhận,
tôn vinh những cống hiến to lớn của họ đối với đất nước.
Chính sách, pháp luật về ưu đãi người có cơng với cách mạng là công cụ
quan trọng trong việc quản lý xã hội trong lĩnh vực này, pháp luật về ưu đãi
người có cơng nhằm thể chế hóa các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà
nước đối với người có cơng; tạo môi trường pháp lý thuận lợi để các cơ quan, tổ
chức, gia đình, cá nhân nâng cao nhận thức, tham gia tích cực vào việc đền ơn

1


đáp nghĩa, chăm lo cho người có cơng, tạo sự đồng thuận cao, góp phần bảo
đảm cơng bằng xã hội và tạo điều kiện thuận lợi để người có cơng xây dựng
cuộc sống, tiếp tục khẳng định vai trò trong cộng đồng xã hội.
Nhiều năm qua, chính sách ưu đãi đối với người có cơng với cách mạng
từng bước được hồn thiện. Pháp lệnh Ưu đãi người có cơng với cách mạng và
các văn bản hướng dẫn đã quy định rõ điều kiện, tiêu chuẩn xác nhận người có
cơng, đối tượng chính sách người có cơng với cách mạng được mở rộng, thể
hiện rõ tính cơng bằng, tơn vinh sự cống hiến và tiến bộ xã hội; được người có
cơng, thân nhân người có cơng và xã hội đồng tình, ủng hộ. Việc xây dựng,
nâng cấp, tu bổ mộ liệt sĩ, nghĩa trang liệt sĩ, cơng trình ghi cơng liệt sĩ được
quan tâm đầu tư. Cơng tác tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ, xác định danh tính
hài cốt liệt sĩ được triển khai tích cực.
Hàng năm, Nhà nước đều ưu tiên nguồn lực để thực hiện việc điều chỉnh
mức trợ cấp, phụ cấp đối với người có cơng với cách mạng, phù hợp với điều
kiện phát triển kinh tế - xã hội, mức chuẩn trợ cấp hiện nay là 1.624.000 đồng,
ngân sách nhà nước chi trên 30.000 tỷ đồng để thực hiện chế độ ưu đãi đối với
người và gia đình người có cơng; đặc biệt trong giai đoạn 2016-2020 Nhà nước
dành hơn 11.000 tỷ đồng hỗ trợ nhà ở đối với gần 400.000 hộ người có cơng có

khó khăn về nhà ở; hằng năm, Chủ tịch nước cũng dành hơn 900 tỷ đồng tặng
quà cho người có công nhân dịp tết Nguyên đán và dịp kỷ niệm ngày thương
binh - liệt sĩ. [27]
Tỉnh Quảng Nam là một trong những địa phương có nhiều gia đình chính
sách, gia đình có cơng với cách mạng. Chính vì thế, trong những năm qua,
Quảng Nam đã thực hiện nhiều chính sách hỗ trợ cho các trường hợp người có
cơng nhà cửa bị hư hỏng được sửa chữa, xây dựng mới đảm bảo ổn định nơi ở.
Theo kế hoạch dự kiến từ năm 2019 – 2021 sẽ xây dựng 12.734 nhà, trong đó
xây mới: 3.950 nhà, sửa chữa: 8.784 nhà. Tổng kinh phí thực hiện: Dự kiến
khoảng 335 tỷ đồng, trong đó ngân sách tỉnh khoảng 286 tỷ đồng, ngân sách cấp

2


huyện khoảng 49 tỷ đồng. [28]
Chiến tranh đã lùi xa, nhưng nỗi đau chiến tranh vẫn cịn đó. Những người
thân của họ đã không những phải chịu nỗi đau về tinh thần khơng gì bù đắp nổi,
mà cịn phải đối mặt với những khó khăn, thiếu thốn trăm bề. Vì vậy, cần phải
có những chủ trương, chính sách thỏa đáng và sự chung tay, góp sức của tồn xã
hội thì mới có thể phần nào bù đắp và xoa dịu những nỗi đau mà bản thân, gia
đình và người thân của họ phải gánh chịu.
Trong những năm qua, các cấp, chính quyền địa phương huyện Đơng
Giang nhằm huy động các nguồn lực thực hiện đề án, các cơ quan, ban, ngành,
đồn thể, UBND xã, thị trấn đẩy mạnh cơng tác tuyên truyền, nâng cao nhận
thức cho cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân trong việc thực hiện chính
sách thương binh, liệt sỹ và chăm sóc người có cơng; thực hiện xã hội hóa cơng
tác đền ơn đáp nghĩa, đồng thời thực hiện hiệu quả chính sách hỗ trợ nhà ở cho
người có cơng với cách mạng trên địa bàn huyện đã đạt được những kết quả
nhất định, các địa phương đã quán triệt, triển khai thực hiện hiệu quả chính sách.
Qua đó xây dựng văn hóa, bản sắc dân tộc Đông Giang, đạo lý uống nước nhớ

nguồn; kế thừa và phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của quê hương,
góp phần từng bước nâng cao đời sống nhân dân, xây dựng Đông Giang ngày
càng giàu mạnh, đáp ứng được yêu cầu nguyện vọng của mọi dân nói chung và
thỏa mong muốn có nhà ở của những người có cơng với cách mạng nói riêng.
Tuy nhiên trong q trình triển khai thực hiện chính sách cịn gặp nhiều khó
khăn, bất cập, nhiều yếu tố tác động đến thực hiện chính sách hỗ trợ nhà ở cho
người có cơng với cách mạng, địi hỏi các cấp chính quyền, các ngành chức
năng cần có những giải pháp phù hợp trong thời gian đến.
Trên cơ sở những kiến thức đã được học tập tại Học viện và những kinh
nghiệm trong công tác chuyên môn đang đảm nhận tại địa phương, xuất phát từ
lý do trên, tôi đã lựa chọn đề tài: “Thực hiện chính sách hỗ trợ nhà ở cho

3


người có cơng với cách mạng trên địa bàn huyện Đông Giang, tỉnh Quảng
Nam” làm Luận văn tốt nghiệp chuyên ngành Chính sách cơng.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Liên quan đến vấn đề nghiên cứu và vấn đề chính sách người có cơng,
chính sách hỗ trợ nhà ở đối với người thu nhập thấp, người có cơng từ thực tiễn
nhiều địa phương đã được rất nhiều tác giả và nhóm tác giả nghiên cứu. Theo
đó, có một số cơng trình, bài viết cụ thể như:
Một số cơng trình nghiên cứu
Hồng Vũ Linh Chi (2020), Chính sách nhà ở xã hội cho người thu nhập
thấp, Luận án Tiến sỹ chính sách công, Học viện khoa học xã hội, Viện hàn lâm
khoa học xã hội Việt Nam. Tác giả nghiên cứu lý luận về chính sách nhà ở xã
hội cho người thu nhập thấp ở đô thị, đánh giá nội dung chính sách, một số kết
quả của chính sách đến người thu nhập thấp ở Hà Nội và đề xuất các giải pháp
hồn thiện chính sách phát triển nhà ở xã hội trong giai đoạn tới.
Trần Ngọc Dương (2018), Thực hiện chính sách bảo trợ xã hội từ thực tiễn

quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng, Luận văn Thạc sỹ chính sách công, Học
viện khoa học xã hội, Viện hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam. Qua đó phân
tích thực trạng thực hiện chính sách và đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu
quả thực hiện chính sách BTXH trên địa bàn quận Hải Châu trong thời gian
đến.
A Lăng Den (2021), Thực hiện chính sách đối với người có công với cách
mạng ở huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam, Luận văn Thạc sỹ chính sách
cơng, Học viện khoa học xã hội, Viện hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam. Tác
giả đã nghiên cứu cơ sở lý luận về thực hiện chính sách đối với người có cơng
với cách mạng; Nghiên cứu, phân tích thực trạng và đề xuất các giải pháp nâng
cao hiệu quả thực hiện chính sách đối với người có cơng với cách mạng ở huyện
Đơng Giang trong thời gian đến.

4


Huỳnh Thị Ngọc Hân (2019), Thực hiện chính sách đối với người có cơng
từ thực tiễn huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam, Luận văn Thạc sỹ chính sách
cơng, Học viện khoa học xã hội, Viện hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam. Tác
giả nghiên cứu, đánh giá thực trạng thực hiện chính sách đối với người có cơng
từ thực tiễn huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam và đề xuất các giải pháp hồn
thiện chính sách này trong thời gian đến.
Lê Thị Thanh Hiếu (2017), Thực hiện chính sách nhà ở cho người thu
nhập thấp trên địa bàn Thành phố Hà Nội, Luận văn Thạc sỹ chính sách cơng,
Học viện hành chính quốc gia. Tác giả làm rõ những vấn đề lý luận thực hiện
chính sách nhà ở cho người thu nhập thấp. Thực trạng việc thực hiện chính sách
nhà ở cho người thu nhập thấp hiện nay qua nghiên cứu trường hợp Thành phố
Hà Nội đã giải quyết được đến đâu, cịn vướng mắc khó khăn và tồn đọng
những gì để từ đó đưa ra những giải pháp tăng cường thực hiện chính sách nhằm
mang lại hiệu quả tối ưu cho việc thực hiện chính sách những năm tới đây.

Nguyễn Thị Lam (2017), Hồn thiện chính sách hỗ trợ các xã ATK cách
mạng trong kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, Luận văn Thạc sỹ chính
sách cơng, Học viện hành chính quốc gia. Luận văn phân tích thực trạng thực
hiện chính sách hỗ trợ các xã ATK cách mạng trong kháng chiến chống Pháp và
chống Mỹ ở nước ta. Trên cơ sở đó, đề xuất các giải pháp hồn thiện chính sách
hỗ trợ các xã ATK cách mạng trong kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ.
Lê Khánh Linh (2018), Thực hiện Chính sách nhà ở xã hội trên địa bàn
Thành phố Hà Nội, Luận văn Thạc sỹ chính sách cơng, Học viện hành chính
quốc gia. Trên cơ sở lý luận về thực thi chính sách, luận văn nghiên cứu thực
trạng thực hiện chính sách nhà ở xã hội trên địa bàn thành phố Hà Nội, từ đó đề
xuất giải pháp nhằm thực hiện tốt hơn chính sách này trong giai đoạn tới.
Trần Nguyên Thùy Minh (2020), Thực hiện chính sách người có cơng với
cách mạng trên địa bàn Quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng, Luận văn Thạc sỹ
chính sách công, Học viện khoa học xã hội, Viện hàn lâm khoa học xã hội Việt

5


Nam. Luận văn nghiên cứu lý luận, phân tích thực trạng và đề xuất một số giải
pháp nâng cao hiệu quả việc thực hiện chính sách người có cơng với cách mạng
trên địa bàn Quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng.
Trần Văn Sâm (2019), Thực hiện chính sách đối với người có cơng tại
huyện Hiệp Đức, tỉnh Quảng Nam, Luận văn Thạc sỹ chính sách cơng, Học viện
khoa học xã hội, Viện hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam. Luận văn nghiên cứu
những vấn đề lý luận về thực hiện chính sách người có cơng với cách mạng;
phân tích thực trạng và đề xuất hoàn thiện, nâng cao hiệu quả thực hiện chính
sách người có cơng với cách mạng tại huyện Hiệp Đức.
Nguyễn Văn Tài (2018), Thực hiện chính sách ưu đãi đối với người có
cơng trên địa bàn huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội, Luận văn Thạc sỹ chính
sách cơng, Học viện khoa học xã hội, Viện hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam.

Tác giả nghiên cứu cơ sở lý luận, đánh giá thực trạng chính sách và đề xuất giải
pháp nâng cao hiệu quả công tác chính sách ưu đãi đối với người có cơng trên
địa bàn huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Nguyễn Văn Tuấn (2018), Thực hiện chính sách đối với người có công từ
thực tiễn thị xã Điện Bàn tỉnh Quảng Nam, Luận văn Thạc sỹ chính sách cơng,
Học viện khoa học xã hội, Viện hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam. Luận văn
đã nghiên cứu cơ sở lý luận, thực trạng chính sách đối với người có cơng tại thị
xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam và đề xuất những giải pháp nâng cao hiệu quả
thực hiện chính sách đối với người có cơng tại địa phương.
Nguyễn Thị Thanh (2018), Thực hiện chính sách người có cơng với cách
mạng từ thực tiễn Quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng, Luận văn Thạc sỹ chính
sách cơng, Học viện khoa học xã hội, Viện hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam.
Luận văn nghiên cứu cơ sở lý luận, thực trạng thực hiện chính sách người có
cơng với cách mạng về đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện chính
sách người có cơng với cách mạng tại quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng.

6


Phan Quốc Trung (2017), Quản lý Nhà nước đối với người có cơng với
cách mạng trên địa bàn tỉnh Kiên Giang, Luận văn Thạc sỹ quản lý công, Học
viện hành chính quốc gia. Luận văn hệ thống hóa lý luận khoa học về chính sách
ưu đãi người có cơng, bố trí nguồn lực thực hiện chính sách, tổ chức thực thi
chính sách đối với người có cơng; về năng lực của cán bộ, công chức thực hiện
công tác QLNN đối với người có cơng; việc phân cấp trong cơng tác quản lý
thực thi chính sách đối với người có cơng; về cơng tác thanh tra, kiểm tra. Từ đó
phân tích tình hình thực trạng QLNN về người có cơng trên địa bàn tỉnh Kiên
Giang từ năm 2012 đến năm 2016 tìm ra những ưu điểm, nhược điểm và nguyên
nhân của nó và giải pháp để khắc phục những nhược điểm để cơng tác QLNN về
người có cơng được thực hiện tốt hơn trong thời gian tới.

Một số bài viết tiêu biểu
Nguyễn Chiến (2018), Sơn La quan tâm thực hiện chính sách hỗ trợ nhà ở
cho người có cơng với cách mạng, Trang thông tin điện tử Tin thức Thông tấn
xã Việt Nam, cập nhật 30/9/2018. Trong thời gian qua, các
cấp chính quyền đã phối hợp với Hội Cựu chiến binh tỉnh Sơn La nỗ lực triển
khai thực hiện công tác hỗ trợ nhà ở cho người có cơng. Theo đó, đến
15/9/2018, tỉnh Sơn La đã thực hiện việc xây mới và sửa chữa xong 5.377 trong
tổng số 8.859 nhà cho người có cơng với cách mạng, theo Quyết định số
22/2013/QĐ-TTg ngày 26/4/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc hỗ trợ
người có cơng với cách mạng về nhà ở và Nghị quyết số 63/NQ-CP ngày
25/7/2017.
Đào Ngọc Lợi (2020), Thực hiện hiệu quả chính sách ưu đãi đối với người
có công với cách mạng, Trang Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam,
cập nhật ngày 22/7/2020. Bài viết đã khẳng định những
kết quả đạt được trong thực hiện chính sách ưu đãi NCC và thân nhân NCC
ngày càng đi vào chiều sâu, đáp ứng được yêu cầu nguyện vọng của mọi tầng
lớp nhân dân qua nhiều giai đoạn, thời kỳ. Đồng thời đánh giá những tồn tại,

7


khó khăn và bất cập như: việc nghiên cứu xây dựng, ban hành và hướng dẫn
thực hiện chính sách chưa theo kịp với các yêu cầu của thực tiễn QLNN; sự phối
hợp giữa các Bộ, ngành, địa phương có lúc, có nơi cịn chưa chặt chẽ.... u cầu
mới đặt ra, địi hỏi các cấp chính quyền tăng cường kết hợp với ngành LĐTB&XH sẽ tiếp tục tập trung, nâng cao năng lực, hiệu lực, hiệu quả QLNN đối
với công tác NCC với CM; tiếp tục rà soát, xem xét, giải quyết hồ sơ đề nghị
xác nhận NCC với CM; đẩy mạnh cải cách hành chính....
Tấn Nguyên (2020), Quảng Nam làm tốt cơng tác chăm lo người có cơng
với cách mạng, Trang thông tin Nhân dân điện tử, cập nhật
ngày 02/9/2020. Tác giả nêu lên truyền thống cách mạng của quê hương Quảng

Nam, trải qua các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm giải phóng dân tộc, xây
dựng, bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế, tỉnh Quảng Nam có hơn 65.450
cán bộ, chiến sĩ đã hy sinh và được Nhà nước cơng nhận liệt sĩ; đối tượng chính
sách chiếm đến 20% số dân tồn tỉnh; trong đó, có hơn 135 nghìn thân nhân liệt
sĩ; hơn 30,5 nghìn thương binh, bệnh binh; gần 58 nghìn NCC giúp đỡ cách
mạng… Đồng thời tỉnh Quảng Nam đặc biệt quan tâm công tác triển khai, thực
hiện hỗ trợ cải thiện nhà ở đối với NCC với cách mạng theo Quyết định số
22/2013/QÐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, theo đó đã ban hành đề án xây
dựng 31.352 nhà ở cho NCC; trong đó, xây mới 9.889 nhà, sửa chữa 21.463
nhà....
Trần Thông (2019), Quảng Nam nỗ lực xây dựng nhà ở cho người có
cơng, Trang thông tin điện tử Quân đội nhân dân Online />cập nhật ngày 23/10/2019. Bài viết đã khẳng định tỉnh có số lượng đối tượng
chính sách nhiều nhất cả nước, các địa phương đã có nhiều nỗ lực làm tốt công
tác đền ơn đáp nghĩa, chăm lo đời sống gia đình thương binh liệt sĩ, người có
cơng với cách mạng. Theo đó, Sở Xây dựng tỉnh Quảng Nam đã tiến hành tham
mưu, xin ý kiến của HĐND, UBND tỉnh báo cáo với Trung ương nhằm tiếp tục
có chính sách hỗ trợ nhà ở cho người có cơng, thực hiện Đề án giai đoạn 2019 –

8


2021. Dự kiến tổng kinh phí hỗ trợ về nhà ở cho gia đình chính sách tồn tỉnh
vào thời điểm hiện tại là hơn 335 tỷ đồng, trong đó 85% là ngân sách cấp tỉnh,
còn lại là ngân sách cấp huyện.
Nguyễn Tới (2019), Tập trung đẩy nhanh tiến độ thực hiện hỗ trợ người
có cơng với Cách mạng về nhà ở, Cổng thông tin điện tử Thị xã Bỉm Sơn,
cập nhật ngày 08/10/2019. Bài viết đã tổng hợp,
khái quát kết quả thực hiện Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg của Thủ tướng
Chính phủ, theo đó, tổng số hộ gia đình người có cơng trên địa bàn thị xã Bỉm
Sơn được hỗ trợ về nhà ở là 178 hộ (trong đó: Xây mới 50 hộ; sửa chữa 128 hộ).

Các cấp chính quyền tiếp tục u cầu Phịng Quản lý đơ thị chủ trì, phối hợp với
phịng Tài chính – Kế hoạch hướng dẫn cụ thể các phường, xã việc thực hiện lập
hồ sơ chuyển đổi từ hình thức sửa chữa sang xây mới đối với các hộ thay đổi
hình thức thực hiện so với đăng ký ban đầu; Thẩm tra, giải ngân kinh phí hỗ trợ
kịp thời đối với các trường hợp đã hoàn thiện hồ sơ và thực hiện xong việc xây
mới, sửa chữa nhà ở trong thời gian đến.
Từ thực tiễn những kết quả, kinh nghiệm từ những cơng trình, bài viết
nghiên cứu các nội dung liên quan đến thực hiện pháp luật nhà ở, chính sách
người có cơng, chính sách hỗ trợ nhà ở cho người có cơng với cách mạng trên
cho thấy chủ trương Đảng và Nhà nước ta đã quan tâm nhiều đến những người
có cơng với cách mạng, các gia đình chính sách, các đối tượng yếu thế trong xã
hội. Tuy nhiên trong thực tiễn vẫn cịn nhiều bất cập.... xuất phát từ đó, đặt ra
cho các cấp, các ngành, chính quyền địa phương với nhiều thử thách, nên tôi
muốn nghiên cứu pháp luật nhà ở, người có cơng, các chính sách hỗ trợ nhà ở
cho người có cơng để tập trung phân tích, nghiên cứu Đề tài về “Thực hiện
chính sách hỗ trợ nhà ở cho người có cơng với cách mạng trên địa bàn huyện
Đơng Giang, tỉnh Quảng Nam”. Qua đó, đề xuất những giải pháp nhằm nâng
cao hiệu quả thực hiện chính sách hỗ trợ nhà ở cho người có cơng trên địa bàn
huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam.

9


3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu những vấn đề lý luận về thực hiện chính sách, nội
dung thực hiện chính sách, các yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện chính sách hỗ
trợ nhà ở cho NCC với CM và phân tích, đánh giá thực trạng thực hiện chính
sách hỗ trợ nhà ở cho NCC với cách mạng trên địa bàn huyện Đông Giang, tỉnh
Quảng Nam, để đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả việc thực hiện
chính sách hỗ trợ nhà ở cho NCC với cách mạng tại địa phương.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu:
Thực trạng thực hiện chính sách hỗ trợ nhà ở cho người có công với cách
mạng trên địa bàn huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam.
4.2. Phạm vi nghiên cứu:
Nghiên cứu một số vấn đề lý luận nội dung của chính sách, thực hiện chính
sách, các yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện chính sách hỗ trợ nhà ở cho NCC với
cách mạng. Đồng thời đánh giá thực trạng thực hiện chính sách hỗ trợ nhà ở cho
NCC với cách mạng trên địa bàn huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam năm
2017 - 2020.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận:
Tập trung nghiên cứu những quan điểm duy vật biện chứng và duy vật lịch
sử của chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh và chủ trương, đường lối
của Đảng, Nhà nước về chính sách hỗ trợ nhà ở cho NCC với CM.
5.2. Phương pháp nghiên cứu:
Luận văn sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, thu thập số
liệu từ báo cáo, chuyên đề, cơng bố chính thức của các cơ quan nhà nước, qua
đó phân tích thực trạng và u cầu đặt ra trong thực hiện chính sách hỗ trợ nhà ở
cho người có cơng với cách mạng trên địa bàn huyện.

10


6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
Luận văn vận dụng cơ sở lý luận về chính sách hỗ trợ nhà ở cho người có
cơng với cách mạng áp dụng tại huyện Đơng Giang, từ đó góp phần bổ sung
thêm khung phân tích chính sách cơng ở Việt Nam.
Nội dung luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo, để mọi tổ chức, cá
nhân tiếp cận, tìm hiểu về chính sách, áp dụng vào thực tiễn cơng việc hiệu quả

hơn, góp phần nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách tại địa phương.
7. Kết cấu của Luận văn
Luận văn được kết cấu gồm 3 chương:
Chương 1. Những vấn đề lý luận về thực hiện chính sách nhà ở cho NCC
với cách mạng
Chương 2. Thực trạng thực hiện chính sách hỗ trợ nhà ở cho NCC với
cách mạng trên địa bàn huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam.
Chương 3. Định hướng và một số giải pháp nâng cao hiệu quả việc thực
hiện chính sách hỗ trợ nhà ở cho NCC với cách mạng trên địa bàn huyện Đông
Giang, tỉnh Quảng Nam.

11


CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH NHÀ Ở
CHO NGƯỜI CĨ CƠNG VỚI CÁCH MẠNG
1.1. Người có cơng và người có cơng với cách mạng
1.1.1. Người có cơng
Ưu đãi người có cơng với cách mạng là một chính sách của Đảng và Nhà
nước ta, của dân tộc Việt Nam. Đây là sự ghi nhận, tri ân đối với những cống
hiến của người có cơng với đất nước, thể hiện trách nhiệm của Đảng và Nhà
nước đối với người có cơng. Pháp luật ưu đãi người có cơng với cách mạng
khơng chỉ mang tính chính trị, kinh tế, xã hội mà còn mang giá trị nhân văn sâu
sắc, đã thể hiện trách nhiệm của toàn xã hội trong việc thực hiện “đền ơn đáp
nghĩa” đối với người có cơng với cách mạng, là sợi chỉ đỏ xun suốt kết nối từ
thế hệ này sang thế hệ khác, giáo dục cho thế hệ trẻ Việt Nam truyền thống tốt
đẹp của dân tộc, để thế hệ trẻ hiểu và sống có trách nhiệm, có ý thức rèn luyện,
phấn đấu vươn lên gìn giữ, xây dựng và phát triển đất nước.
Người có cơng là những người khơng phân biệt tơn giáo, tín ngưỡng, dân

tộc, tuổi tác đã tự nguyện cống hiến sức lực tài năng, trí tuệ hoặc hy sinh cả đời
mình cho sự nghiệp của dân tộc, được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cơng
nhận theo quy định của pháp luật.
Theo

quy

định

tại

khoản

1,

2,

Điều

3,

Pháp

lệnh

số: 02/2020/UBTVQH14, ngày 09/12/2020 của Ủy ban thường vụ Quốc hội quy
định đối tượng hưởng chế độ ưu đãi người có cơng với cách mạng:
Người có cơng với cách mạng bao gồm: Người hoạt động cách mạng
trước ngày 01 tháng 01 năm 1945; Người hoạt động cách mạng từ ngày 01
tháng 01 năm 1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945; Liệt sĩ; Bà mẹ

Việt Nam anh hùng; Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân; Anh hùng Lao
động trong thời kỳ kháng chiến; Thương binh, bao gồm cả thương binh loại B
được công nhận trước ngày 31 tháng 12 năm 1993; người hưởng chính sách như

12


thương binh; Bệnh binh; Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá
học; Người hoạt động cách mạng, kháng chiến, bảo vệ Tổ quốc, làm nghĩa vụ
quốc tế bị địch bắt tù, đày; Người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc,
bảo vệ Tổ quốc, làm nghĩa vụ quốc tế; Người có cơng giúp đỡ cách mạng.
Thân nhân của người có cơng với cách mạng bao gồm cha đẻ, mẹ đẻ, vợ
hoặc chồng, con (con đẻ, con nuôi), người có cơng ni liệt sĩ.
Theo đó, có thể hiểu, Người có cơng được quy định tại Pháp lệnh ưu đãi
người có, là những người có những đóng góp, những cống hiến xuất sắc trong
các cuộc kháng chiến giải phóng dân tộc và được các cơ quan có thẩm quyền
cơng nhận theo quy định của pháp luật. [4]
1.1.2. Người có cơng với cách mạng
Ưu đãi người có cơng có thể hiểu là sự đãi ngộ đặc biệt cả về vật chất và
tinh thần của Nhà nước, của xã hội nhằm đền đáp cơng lao to lớn đối với những
người đã có nhiều cống hiến, hy sinh cho sự nghiệp giải phóng dân tộc và bảo
vệ Tổ quốc. Đó là trách nhiệm của Nhà nước thông qua việc xây dựng những hệ
thống chính sách cụ thể, phát huy truyền thống tốt đẹp, tổ chức các phong trào,
đóng góp cơng sức đền ơn đáp nghĩa đối với người có cơng với cách mạng.
Mục tiêu của chính sách ưu đãi người có cơng với cách mạng là nêu cao
những giá trị tinh thần cao đẹp của dân tộc, định hướng thể chế chính trị của
Nhà nước, góp phần phát triển kinh tế, xã hội ở các địa phương trên cả nước.
Ưu đãi người có cơng với cách mạng mang tính chất truyền thống của
dân tộc, quan tâm giải quyết các vấn đề xã hội gắn với phát triển kinh tế, an sinh
xã hội, nâng cao đời sống nhân dân tại các địa phương.

Trình độ phát triển kinh tế- xã hội là điều kiện vật chất để thực hiện chính
sách xã hội. Chỉ có trên cơ sở thực hiện có hiệu quả chính sách kinh tế, mới có
thể nâng cao năng suất lao động, nâng cao cơ sở vật chất để thực hiện chính
sách xã hội, thực hiện cơng bằng xã hội. Ngược lại, chính sách xã hội ảnh hưởng
trực tiếp tới việc thực hiện các mục tiêu kinh tế tác động tới năng suất, chất

13


lượng, hiệu quả lao động, góp phần ổn định xã hội. Qua đó thể hiện chính sách
ưu đãi xã hội, góp phần ổn định và phát triển xã hội, tạo điều kiện cho nền kinh
tế phát triển mạnh mẽ và vững chắc. Khoản 1, khoản 3, Điều 59 Hiến pháp năm
2013 xác định: “Nhà nước, xã hội tôn vinh, khen thưởng, thực hiện chính sách
ưu đãi đối với người có cơng với nước”, “Nhà nước có chính sách phát triển nhà
ở, tạo điều kiện để mọi người có chỗ ở”. Chính vì vậy, các cấp, các ngành cần
quan tâm nhiều đối với người có cơng với cách mạng, nhất là chính sách hỗ trợ
nhà ở cho họ, đáp ứng được mục tiêu xây dựng đất nước, chăm lo đời sống cho
người có cơng ở các địa phương.
Đối với những người đã dũng cảm hy sinh một phần xương máu của
mình cho bình n của dân tộc, hịa bình của đất nước, các cấp chính quyền địa
phương cần quan tâm xây dựng vườn hoa và bia tưởng niệm ghi công anh dũng
của các liệt sỹ, để đời đời giáo dục tinh thần yêu nước cho nhân dân ta.
Vì vậy, thực hiện chính sách đối với người có cơng thể hiện ngay trong
bản chất và chức năng quản lý của nhà nước. Nhà nước ta vừa là tổ chức chính
trị đặc biệt, đại diện cho giai cấp công nhân và nhân dân lao động và cũng là đại
diện cho dân tộc. Thực hiện chính sách người có cơng là kết hợp lợi ích giai cấp
và lợi ích dân tộc, đảm bảo cho đất nước, cho dân tộc ngày càng vững mạnh và
phát triển đi lên.
Việc xác định người có cơng với cách mạng, giúp đỡ cách mạng đã được
Nhà nước xác định thơng qua hình thức như tặng kỷ niệm chương hay bằng có

cơng với Nhà nước đối với cá nhân, được hưởng các chính sách thương binh,
bệnh binh.....
Như vậy, người có công với cách mạng là những người được Nhà nước
tặng thưởng các phần thưởng cao quý, ghi nhận thành tích có cơng với cách
mạng và họ được hưởng chính sách theo quy định. [64]
1.1.3. Chính sách hỗ trợ nhà ở cho NCC với cách mạng

14


Chương trình hỗ trợ nhà ở cho người có cơng (NCC) là một việc làm có ý
nghĩa nhân văn sâu sắc, thể hiện sự quan tâm của Đảng, Nhà nước đối với gia
đình NCC với cách mạng, thể hiện đạo lý “đền ơn đáp nghĩa” của dân tộc.
Chính sách hỗ trợ về nhà ở cho NCC với cách mạng theo Nghị quyết
494/NQ-UBTVQH13 và Quy định 22/2013/QÐ-TTg là một chính sách xã hội
quan trọng được cấp ủy, chính quyền các cấp và nhân dân đồng thuận, hoan
nghênh và tích cực hưởng ứng, tổ chức thực hiện. Các địa phương đã có nhiều
nỗ lực, cố gắng để triển khai nhanh chóng, kịp thời với sự tham gia của các cấp,
các ngành có liên quan. Về cơ bản, hầu hết các địa phương đã hoàn thành kế
hoạch hỗ trợ qua các giai đoạn, đời sống của NCC với cách mạng sau khi được
hưởng chính sách, hỗ trợ theo chủ trương của cấp trên, chính quyền địa phương
các cấp đã được nâng cao hơn trước, nhà ở khang trang, bền chắc, có diện tích
sử dụng tối thiểu theo quy định, đảm bảo vệ sinh mơi trường, chắc chắn, kín
đáo, tránh được tác động xấu của thời tiết.
Rà soát lại, rà soát kỹ, đúng đối tượng yêu cầu cần phải hỗ trợ. Xây dựng,
hoàn chỉnh đề án hỗ trợ nhà ở NCC cụ thể tại các địa phương đặc biệt là việc tổ
chức thực hiện và huy động các nguồn lực tại địa phương. Lồng ghép chương
trình nhà ở NCC với các chương trình nhà ở khác, bố trí kế hoạch phù hợp đảm
bảo hiệu quả nhất. Đảm bảo công khai, minh bạch, chống tiêu cực trong thực
hiện chính sách.

Các địa phương đã đẩy mạnh các hoạt động xã hội, các phong trào đền ơn
đáp nghĩa, vận động các tổ chức và cá nhân ủng hộ, đẩy mạnh xã hội hóa việc
tham gia xây dựng, sửa chữa nhà ở đối với những gia đình NCC có khó khăn về
nhà ở, từng bước xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống nhân dân. [35]
Từ những phân tích trên, có thể hiểu, chính sách hỗ trợ nhà ở cho NCC
với cách mạng là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước trên cơ sở rà soát các
đối tượng, các tiêu chuẩn được hưởng và nhu cầu cấp thiết về nhà ở của NCC
với cách mạng, các cấp chính quyền địa phương, các cơ quan chun mơn triển

15


khai thực hiện chính sách hỗ trợ nhà ở cho NCC với cách mạng đảm bảo đúng
đối tượng, công khai, minh bạch, nâng cao đời sống của người dân nói chung và
NCC với cách mạng nói riêng ở các địa phương.
1.2. Chính sách cơng và chính sách đối với người có cơng với cách
mạng
1.2.1. Chính sách cơng
Từ điển Bách khoa Việt Nam khái niệm: “Chính sách là các chuẩn tắc cụ
thể để thực hiện đường lối, nhiệm vụ....”.
Theo quan niệm của PGS.TS. Nguyễn Hữu Hải khái niệm: “Chính sách
cơng là kết quả ý chí chính trị của nhà nước được thể hiện bằng một tập hợp các
quyết định có liên quan với nhau, bao hàm trong đó định hướng mục tiêu và
cách thức giải quyết những vấn đề công trong xã hội”
Theo quan niệm của PGS.TS. Lê Chi Mai khái niệm: chủ thể ban hành
chính sách cơng là nhà nước; chính sách cơng khơng chỉ là các quyết định thể
hiện trên văn bản và những hành động, hành vi thực tiễn ở các địa phương.
Từ những phân tích trên, PGS.TS. Hồ Việt Hạnh có một số quan niệm
chính sách cơng như chính sách cơng chỉ xuất hiện trong thời kỳ xã hội lồi
người đã có nhà nước; các quan niệm có xu hướng giới hạn vào chủ thể là nhà

nước và nếu mở rộng thì cũng chỉ đến các chủ thể chính trị khác song cũng đặt
mối quan hệ liên quan đến nhà nước; một số quan niệm tính đến mục tiêu giải
quyết vấn đề như một thành tố quan trọng làm tiêu chí xác định chính sách
cơng......; chính sách cơng phải được xem như một q trình xác định ý tưởng,
hoạch định, thực hiện đến đánh giá.
Chính sách cơng là hệ thống những hành động có chủ đích, mang tính
quyền lực nhà nước, được ban hành theo những trình tự, thủ tục nhất định, nhằm
mục tiêu giải quyết các vấn đề phát sinh trong thực tiễn.

16


Như vậy có thể hiểu, chính sách cơng là một tập hợp những quyết định
liên quan với nhau do nhà nước ban hành, bao gồm các mục tiêu và giải pháp để
giải quyết một vấn đề công nhằm đạt được các mục tiêu phát triển. [21]
1.2.2. Chính sách đối với người có cơng với cách mạng
Cơng tác chăm lo cho các đối tượng người có cơng với cách mạng ln
được Đảng ta đặc biệt quan tâm, được chỉ đạo xuyên suốt trong thời gian qua.
Tại Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, Đảng ta chỉ rõ phải “thực
hiện tốt chính sách đối với thương binh, gia đình liệt sỹ, gia đình cán bộ, chiến
sĩ chiến đấu ngồi mặt trận, gia đình có cơng với cách mạng” [15].
Xây dựng cơ chế chính sách xã hội, phát triển kinh tế gắn với nâng cao
đời sống cuộc sống của nhân dân, bảo vệ thành quả của công cuộc đổi mới, xây
dựng và phát triển đất nước, nâng cao chất lượng chăm sóc người có cơng, tạo
cơng bằng xã hội trong thụ hưởng chính sách và thu nhập trong cuộc sống. [2].
Chính sách đối với người có cơng với cách mạng được Đảng và Nhà
nước hết sức chú trọng được thể hiện bằng việc ban hành các văn bản pháp luật
như Pháp lệnh Ưu đãi người hoạt động cách mạng, liệt sỹ và gia đình liệt sỹ,
thương binh, bệnh binh, người hoạt động kháng chiến, người có cơng giúp đỡ
cách mạng năm 1994; Pháp lệnh Quy định danh hiệu vinh dự Nhà nước “Bà mẹ

Việt Nam anh hùng” (năm 1994). Pháp lệnh Ưu đãi người có cơng với cách
mạng đã được ban hành năm 1994 đến nay đã được sửa đổi, bổ sung nhiều lần
(các năm 1994, 2005, 2007, 2012) nhằm phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã
hội của đất nước qua từng thời kỳ. Pháp lệnh Ưu đãi người có cơng với cách
mạng năm 2012 đã cơ bản hoàn thiện và mở rộng điều kiện, tiêu chuẩn xác nhận
đối tượng cũng như các chế độ, chính sách ưu đãi, tạo hành lang pháp lý vững
chắc nhằm thể hiện trách nhiệm của Nhà nước và toàn xã hội trong việc quan
tâm chăm sóc đời sống vật chất, tinh thần người có cơng và gia đình người có
cơng. Đến Hiến pháp năm 2013, chính sách người có cơng tiếp tục được ghi
nhận, khoản 1 Điều 59 Hiến pháp năm 2013 khẳng định: “Nhà nước, xã hội tôn

17


vinh, khen thưởng, thực hiện chính sách ưu đãi đối với người có cơng với
nước”. Đồng thời ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết
về ưu đãi người có cơng như Nghị định số 31/2013/NĐ-CP ngày 09/4/2013 quy
định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh Ưu đãi người có
cơng với cách mạng; Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg ngày 26/4/2013 của Thủ
tướng Chính phủ về việc hỗ trợ người có cơng với cách mạng về nhà ở. Tiếp
theo đó, ngày 15/5/2013, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
Thông tư số 05/2013/TT-BLĐTBXH hướng dẫn về thủ tục lập hồ sơ, quản lý hồ
sơ, thực hiện chế độ ưu đãi người có cơng với cách mạng và thân nhân; Nghị
định số 99/2018/NĐ-CP ngày 12/7/2018 của Chính phủ quy định mức trợ cấp,
phụ cấp ưu đãi đối với người có cơng với cách mạng...; Nghị định số
58/2019/NĐ-CP của Chính phủ được ban hành quy định mức trợ cấp, phụ cấp
ưu đãi đối với người có cơng với cách mạng.... Qua đó, là cơ sở pháp lý để thực
hiện chính sách ưu đãi người có cơng, đáp ứng được u cầu trong cơng tác ưu
đãi người có cơng. [71]
1.2.3. Chủ thể thực hiện chính sách người có cơng với cách mạng

Mỗi một quy định về thực hiện chính sách NCC với cách mạng đều thể
hiện hai nhóm chủ thể: cơ quan có thẩm quyền giải quyết và cá nhân, tổ chức
tham gia. Chủ thể thực hiện chính sách NCC với cách mạng là chủ thể sử dụng
quyền lực nhà nước, nhân danh Nhà nước tiến hành các trình tự, thủ tục từ rà
soát đối tượng, nhu cầu về nhà ở, xác nhận đối tượng thuộc diện được hưởng
chính sách về nhà ở đối với NCC với cách mạng, bao gồm các cơ quan, cán bộ,
công chức nhà nước, tổ chức xã hội, cá nhân được Nhà nước trao quyền quản lý
trong công tác thực hiện chính sách người có cơng với cách mạng trường hợp cụ
thể tại các địa phương.
Chủ thể thực hiện thực hiện chính sách NCC với cách mạng bao gồm các
cơ quan, cán bộ, công chức được giao nhiệm vụ theo luật định.

18


Chủ thể tham gia thực hiện chính bao gồm các cơ quan, cán bộ, công
chức nhà nước, các tổ chức và cá nhân tham gia trong hoạt động quản lý nhà
nước, triển khai thực hiện, yêu cầu những nội dung công việc cần giải quyết
hoặc phối hợp triển khai thực hiện chính sách NCC với cách mạng trong cơ
quan nhà nước ở các cấp chính quyền địa phương.
Việc phân chia chủ thể thực hiện chính sách NCC với cách mạng trên chỉ
có tính chất tương đối. Có nhiều chủ thể tuỳ vào từng trường hợp mà chủ thể đó
là chủ thể thực hiện chính sách hay chủ thể tham gia các hoạt động cơng tác
chính sách NCC.
Cơ quan hành chính nhà nước là cơ quan có chức năng quản lý hành
chính nhà nước, trong đó có ngành lao động thương binh và xã hội, ngành xây
dựng và các cơ quan chuyên môn, nhân danh quyền lực nhà nước thực hiện hoạt
động quản lý và triển khai thực hiện. Những hoạt động này được thực hiện theo
trình tự, thủ tục nhất định. Khi đó cơ quan hành chính nhà nước là chủ thể thực
hiện chính sách, trên cơ sở ban hành văn bản quy phạm pháp luật thực hiện

chính sách; phân công các cơ quan chuyên môn triển khai thực hiện nhiệm vụ,
thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra thực hiện chính sách, xử lí kịp thời các
trường hợp thực hiện không đúng theo quy định pháp luật; khi là chủ thể có
quyền giải quyết các cơng việc cụ thể trong quản lí hành chính về chính sách
NCC với cách mạng, về các đối tượng được hưởng chính sách nhà ở đối với
NCC với cách mạng tại các địa phương.
Trong nhiều trường hợp, những hoạt động triển khai thực hiện chính sách
NCC với cách mạng, được các cán bộ, cơng chức trong hệ thống cơ quan hành
chính nhà nước trực tiếp thực hiện, phụ thuộc vào sự phân công nhiệm vụ, phụ
thuộc vào thẩm quyền giải quyết, phê duyệt, xét duyệt do pháp luật quy định
Cá nhân, bao gồm công dân Việt Nam, người nước ngồi, người khơng
quốc tịch, cũng như các tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế, hội đoàn thể, mặt trận ở
cơ sở là chủ thể tham gia thực hiện chính sách. Khi thực hiện các quyền và

19


×