BÀI THUYẾT TRÌNH
Quy định về đấu thầu, thẩm định giá đối với vật tư, thiết bị y tế.
Kế toán liên doanh, liên kết của các cơ sở y tế công lập
1
MỤC LỤC
2
I - ĐẤU THẦU ĐỐI VỚI VẬT TƯ CƠ SỞ Y TẾ
1.1. Khái niệm chung
1.1.1. Khái niệm vật tư y tế.
Vật tư y tế là khái niệm quy ước chỉ các loại: vật tư tiêu hao, vật dụng, dụng
cụ… dùng trong chẩn đốn, điều trị và chăm sóc bệnh nhân. Ta chia làm các nhóm
sau:
• Vật tư tiêu hao dùng 1 lần (bơng, gạc, băng cá nhân,...)
•
Dụng cụ y tế (ống nghe, máy đo huyết áp,...)
•
Hóa chất (dung dịch sát trùng, tẩy rửa,..)
•
Sinh phẩm xét nghiệm (các loại kiểm tra cho kết quả nhanh, Các loại
kiểm tra làm kháng sinh đồ,..)
1.1.2. Khái niệm Trang thiết bị y tế
Trang thiết bị y tế được định nghĩa tại khoản 1 Điều 2 Nghị định
36/2016/NĐ-CP về quản lý trang thiết bị y tế như sau:
Trang thiết bị y tế là các loại thiết bị, dụng cụ, vật liệu, vật tư cấy ghép,
thuốc thử và chất hiệu chuẩn in vitro, phần mềm được sử dụng riêng lẻ hay phối
hợp với nhau theo chỉ định của chủ sở hữu trang thiết bị y tế để phục vụ cho con
người.
1.1.3. Một số khái niệm đấu thầu
Theo quy định tại khoản 12 Điều 4 Luật đấu thầu 2013:
“Đấu thầu là quá trình lựa chọn nhà thầu để ký kết và thực hiện hợp đồng
cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp; lựa chọn
nhà đầu tư để ký kết và thực hiện hợp đồng dự án đầu tư theo hình thức đối tác
cơng tư, dự án đầu tư có sử dụng đất trên cơ sở bảo đảm cạnh tranh, công bằng,
minh bạch và hiệu quả kinh tế.”
Đấu thầu là phương thức giao dịch đặc biệt, theo đó người muốn xây dựng
một cơng trình (người gọi thầu) cơng bố trước các yếu cầu và điều kiện xây dựng
cơng trình để người nhận xây dựng cơng trình (người dự thầu) cơng bố giá mà
3
mình muốn nhân. Người gọi thầu sẽ lựa chọn người chủ thầu nào phù hợp với điều
kiện của mình và có giá thấp hơn (Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam).
1.1.4. Đấu thầu vật tư y tế:
Đấu thầu thuốc, vật tư và trang thiết bị y tế là một hoạt động thương mại nên
nó cũng có những đặc điểm chung với các hoạt động thương mại khác, đó là:
+ Hoạt động đấu thầu được thực hiện bởi những nhà thầu tham dự có tư cách
pháp nhân
+ Hoạt động đấu thầu được thực hiện nhằm mục đích sinh lời;
+ Đối tượng của đấu thầu hàng hóa, dịch vụ là các hàng hóa thương mại
được phép lưu thơng theo quy định của pháp luật;
+ Quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia quan hệ đấu thầu được xác lập
theo những hình thức pháp lý nhất định do pháp luật quy định.
1.2. Quy định của đấu thầu vật tư y tế theo Thông tư số 14/2020/TTBYT
1.2.1. Các điều khoản trong thông tư
Điều 2: Phạm vi áp dụng
- Thông tư này áp dụng đối với việc mua sắm trang thiết bị y tế tại các cơ
sở y tế công lập sử dụng một trong các nguồn kinh phí:
4
a) Nguồn chi thường xuyên ngân sách nhà nước theo quy định của Luật
Ngân sách nhà nước được cơ quan có thẩm quyền giao trong dự tốn chi ngân sách
hàng năm của cơ quan, đơn vị (bao gồm cả nguồn bổ sung trong năm);
b) Nguồn vốn sự nghiệp thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia trong
trường hợp thực hiện theo hình thức khơng hình thành dự án đầu tư;
c) Vốn tín dụng do nhà nước bảo lãnh, vốn khác do nhà nước quản lý;
d) Nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA): Vay nợ, viện trợ khơng
hồn lại được cân đối trong chi thường xuyên ngân sách nhà nước; nguồn viện trợ,
tài trợ của các tổ chức phi Chính phủ nước ngồi, của các cá nhân, tổ chức trong và
ngoài nước thuộc ngân sách nhà nước (trừ trường hợp Điều ước quốc tế về ODA
và vốn vay ưu đãi mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có
quy định khác);
đ) Nguồn thu từ phí, lệ phí được sử dụng theo quy định của pháp luật về phí,
lệ phí;
e) Nguồn kinh phí từ thu hoạt động sự nghiệp, quỹ phát triển hoạt động sự
nghiệp, quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi, quỹ hợp pháp khác theo quy định của pháp
luật tại đơn vị sự nghiệp công lập;
g) Nguồn Quỹ Bảo hiểm y tế;
h) Nguồn thu hợp pháp khác theo quy định (nếu có).
- Thơng tư này không áp dụng đối với các trường hợp mua sắm trang thiết
bị y tế do Nhà nước đặt hàng hoặc giao kế hoạch thực hiện theo quy định của Nghị
định số 32/2019/NĐ-CP ngày 10 tháng 4 năm 2019 của Chính phủ quy định giao
nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu cung cấp sản phẩm, dịch vụ công sử dụng ngân
sách nhà nước từ nguồn kinh phí chi thường xuyên.
Điều 3. Áp dụng quy định của pháp luật về đấu thầu
Việc cung cấp và đăng tải thông tin về đấu thầu; thời hạn, quy trình cung cấp
và đăng tải thơng tin về đấu thầu; chi phí trong q trình lựa chọn nhà thầu; lưu trữ
hồ sơ trong quá trình lựa chọn nhà thầu; phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu; quy
trình đấu thầu; hình thức lựa chọn nhà thầu; phương thức lựa chọn nhà thầu và hợp
5
đồng thực hiện theo các quy định của Luật đấu thầu số 43/2013/QH13, Nghị định
số 63/2014/NĐ-CP ngày 26 tháng 6 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi
hành một số điều của Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà thầu (sau đây gọi tắt là Nghị
định số 63/2014/NĐ-CP) và các nội dung khác không quy định tại Thông tư này
thực hiện theo quy định của pháp luật về đấu thầu có liên quan
Điều 4. Quy định về phân nhóm và việc dự thầu vào các nhóm của gói
thầu trang thiết bị y tế
Theo quy định tại khoản 1 và khoản 3 điều 4 Thơng tư số 14/2020/TT-BYT
thì việc phân nhóm vật tư y tế trong gói thầu trang thiết bị y tế được phân chi theo
các nhóm sau:
Nhóm
1
2
3
4
5
6
Điều 5. Báo cáo tình hình thực hiện đấu thầu trang thiết bị y tế
1. Trong thời hạn 20 ngày, sau khi kết quả lựa chọn nhà thầu được phê
duyệt, thủ trưởng cơ sở y tế có trách nhiệm báo cáo kết quả lựa chọn nhà thầu theo
mẫu được quy định.
2. Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được báo cáo kết quả
lựa chọn nhà thầu từ các cơ sở y tế, cơ quan có thẩm quyền phê duyệt kế hoạch lựa
chọn nhà thầu và Bộ Y tế (Vụ Kế hoạch Tài chính) có trách nhiệm đăng tải công
khai trên Cổng thông tin điện tử.
6
3. Khi nhà thầu có vi phạm trong q trình đấu thầu cung cấp trang thiết bị y
tế, cơ sở y tế có trách nhiệm báo cáo cấp có thẩm quyền để xử lý theo quy định của
pháp luật về đấu thầu và xử lý vi phạm pháp luật. Kết quả xử lý vi phạm phải được
gửi về Bộ Y tế (Vụ Kế hoạch Tài chính) trong thời gian 05 ngày làm việc, kể từ khi
có kết quả vi phạm theo mẫu quy định.
Trong thời gian 5 ngày, kết quả xử lý nhà thầu vi phạm trong quá trình đấu
thầu phải được gửi về Bộ Y tế. Trong đó, cơ sở y tế có trách nhiệm báo các cấp có
thẩm quyền để xử lý theo quy định của pháp luật.
Điều 7. Hướng dẫn xây dựng hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu trang thiết
bị y tế
Ngoài việc tuân thủ các quy định của Luật đấu thầu số 43/2013/QH13, Nghị
định số 63/2014/NĐ-CP và các văn bản hướng dẫn đấu thầu có liên quan, khi xây
dựng hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu đơn vị phải:
1. Thực hiện việc phân nhóm trang thiết bị ̣ y tế theo quy định tại Điều 4
Thơng tư này, trong đó một chủng loại trang thiết bi ̣ y tế có thể được phân thành
một hoặc nhiều nhóm khác nhau phù hợp với yêu cầu chuyên môn, nhu cầu sử
dụng và nguồn kinh phí.
2. Căn cứ vào u cầu chun mơn, nhu cầu sử dung để xây dựng yêu cầu
kỹ thuật của trang thiết bị y tế. Riêng đối với trang thiết bị y tế chuyên dùng quy
định tại Thông tư số 08/2019/TT-BYT, việc xây dựng yêu cầu kỹ thuật trang thiết
bị y tế theo quy định tại Phụ lục số IV ban hành kèm theo Thông tư này.
3. Yêu cầu nhà thầu cung cấp số phiếu tiếp nhận công bố đủ điều kiện mua
bán trang thiết bị y tế, số lưu hành hoặc số giấy phép nhập khẩu phù hợp với trang
thiết bị y tế dự thầu theo quy định của Nghị định số 36/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng
5 năm 2016 của Chính phủ về quản lý trang thiết bị y tế được sửa đổi, bổ sung bởi
Nghị định số 169/2018/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2018 và Nghị định số
03/2020/NĐ-CP ngày 01 tháng 01 năm 2020 của Chính phủ.
4. Quy định cu ̣thể trách nhiệm của nhà thầu trong việc bàn giao, lắp đặt, đào
tạo, hướng dẫn sử dụng để bảo đảm hiệu quả, chất lượng, an toàn cho người bệnh
và nhân viên sử dụng.
7
5. Không được đưa ra yêu cầu hoặc định hướng đối với việc nhà thầu tham
dự thầu phải chào hàng hóa nhập khẩu khi hàng hóa trong nước đã sản xuất hoặc
lắp ráp được đáp ứng yêu cầu chất lượng, số lượng, giá cả và phải tuân thủ quy
định về nội dung ưu đãi (tiêu chí, cách tính giá trị ưu đãi và các tài liệu chứng
minh) theo quy định của pháp luật về đấu thầu.
6. Quy định trang thiết bị y tế tham dự thầu phải được cung cấp bởi một
trong các tổ chức, cá nhân sau đây:
a) Tổ chức, cá nhân là chủ sở hữu số lưu hành trang thiết bị y tế;
b) Tổ chức, cá nhân được chủ sở hữu số lưu hành trang thiết bị y tế ủy
quyền;
c) Tổ chức, cá nhân được tổ chức, cá nhân quy định tại điểm b Khoản này ủy
quyền;
d) Tổ chức, cá nhân được chủ sở hữu trang thiết bị y tế ủy quyền;
đ) Tổ chức, cá nhân được tổ chức, cá nhân quy định tại điểm d Khoản này
ủy quyền;
e) Tổ chức, cá nhân được tổ chức, cá nhân quy định tại điểm đ Khoản này ủy
quyền;
g) Tổ chức, cá nhân đứng tên trên giấy phép nhập khẩu trang thiết bị y tế;
h) Tổ chức, cá nhân được tổ chức, cá nhân quy định tại điểm g Khoản này
ủy quyền;
Việc ủy quyền phải tuân thủ quy định của pháp luật về dân sự.
1.2.2. Trình tự tổ chức đấu thầu
- Quy trình lựa chọn nhà thầu
Bước 1: Lựa chọn danh sách ngắn (nếu cần thiết) theo quy định của pháp
luật;
Bước 2: Lập hồ sơ mời thầu đối với gói thầu vật tư y tế;
Bước 3: Tiến hành thẩm định và phê duyệt hồ sơ mời thầu theo quy định.
8
- Quy trình tổ chức lựa chọn nhà thầu, bao gồm các bước sau:
+ Bước 1: Mời thầu, gửi thông báo mời thầu đến các nhà thầu tham gia dự
thầu;
+ Bước 2: Thực hiện phát hành, sửa đổi, làm rõ hồ sơ mời thầu theo quy
định của pháp luật;
+ Bước 3: Chuẩn bị, nộp, tiếp nhận, quản lý, sửa đổi hoặc rút hồ sơ dự thầu
theo quy định của pháp luật;
+ Bước 4: Mở hồ sơ đề xuất về kỹ thuật của các nhà thầu tham gia dự thầu.
- Quy trình đánh giá hồ sơ đề xuất về kỹ thuật, bao gồm các bước sau:
+ Bước 1: Thực hiện kiểm tra, đánh giá tính hợp lệ của hồ sơ đề xuất về kỹ
thuật của các nhà thầu;
+ Bước 2: Thực hiện đánh giá chi tiết hồ sơ đề xuất về kỹ thuật của các nhà
thầu;
+ Bước 3: Tiến hành phê duyệt danh sách nhà thầu đáp ứng yêu cầu về kỹ
thuật theo quy định của pháp luật.
- Quy trình mở và đánh giá hồ sơ đề xuất về tài chính của nhà thầu, bao gồm
các bước sau:
9
+ Bước 1: Tiến hành mở hồ sơ đề xuất về tài chính của các nhà thầu trong
danh sách dự thầu được duyệt;
+ Bước 2: Thực hiện kiểm tra, đánh giá tính hợp lệ của hồ sơ đề xuất về tài
chính của nhà thầu;
+ Bước 3: Thực hiện đánh giá chi tiết hồ sơ đề xuất về tài chính của nhà
thầu;
+ Bước 4: Tiến hành xếp hạng nhà thầu theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu, hồ
sơ yêu cầu.
- Quy trình thương thảo hợp đồng.
- Thực hiện trình, thẩm định, phê duyệt và công khai kết quả lựa chọn nhà
thầu theo quy định của pháp luật.
- Quy trình hồn thiện, ký kết hợp đồng.
10
II - Thẩm định giá
2.1. Khái niệm thẩm định giá
Theo Luật giá năm 2012: "Thẩm định giá là việc cơ quan, tổ chức có chức
năng thẩm định giá xác định giá trị bằng tiền của các loại tài sản theo quy định của
Bộ luật dân sự phù hợp với giá thị trường tại một địa điểm, thời điểm nhất định,
phục vụ cho mục đích nhất định theo tiêu chuẩn thẩm định giá."
2.2. Mục đích của thẩm định giá
Trang thiết bị y tế là loại máy móc giá trị cao, ngồi đặc điểm chung của loại
hàng hóa thiết bị thuộc nhóm tài sản Động sản, nó cịn mang những đặc điểm riêng
của mình. Nhìn chung sản phẩm, hàng hóa, vật tư ngành y tế tại Việt Nam có cả
sản xuất trong nước lẫn nhập khẩu từ nước ngồi. Vì vậy trước khi lập dự tốn phải
xác định giá trị chính xác các danh mục sản phẩm, thiết bị y tế đó theo giá trị thị
trường hiện nay để có được dự tốn chính xác nhất.
Thơng thường, việc thẩm định giá trang thiết bị, máy móc ngành Y tế phục
vụ các mục đích sau:
1. Mua bán và cho thuê.
2. Liên doanh và liên kết.
3. Thế chấp vay vốn Ngân hàng.
4. Thanh lý tài sản.
5. Khấu hao để tính thuế.
6. Bảo hiểm.
7. Sát nhập
8. Xử lý tranh chấp
9. Chuyển đổi mục đích sử dụng.
2.2. Cơ sở giá trị của thiết bị, vật tư y tế:
- Giá trị thị trường: Giá trị thị trường là giá trị thực ước tính của một tài sản
phải trao đổi vào ngày thẩm định giá giữa người mua tự nguyện và người bán tự
11
nguyện trong một giao dịch bình thường sau khi đã tiếp thị đúng cách. Ở nơi ấy các
bên đã hành động thận trọng, am tường và không bị ép buộc.
- Giá trị phi thị trường: Bên cạnh giá trị thị trường giá trị của máy móc thiết
bị cịn có thể được rút ra từ lợi ích kinh tế thay thế của những chức năng gắn với nó
hoặc phản ánh những biểu hiện thị trường khơng hiện hình hay khơng bình thường,
đó là cơ sở được biểu hiện phi thị trường bao gồm các dạng chủ yếu sau:
1. Giá trị trong sử dụng
2. Giá trị thanh lý hoặc giá bán bắt buộc
3. Giá trị tận dụng
4. Giá trị phục hồi
5. Giá trị bồi thường thiệt hại
6. Giá trị đầu tư
7. Giá trị đặc biệt
8. Giá trị có thể bảo hiểm (chi phí thay thế bảo hiểm)
9. Giá trị thực hiện đấu thầu
2.3. Nguyên tắc thẩm định giá
- Các nguyên tắc áp dụng trong thẩm định giá:
Thẩm định giá là hoạt động ước tính giá trị tài sản. Giá trị của tài sản được
hình thành bởi nhiều yếu tố tác động như giá trị sử dụng, sự khan hiếm, nhu cầu có
khả năng thanh toán... Bản chất của thẩm định giá tài sản là sự phân tích các yếu tố
tác động đến quá trình hình thành giá trị của tài sản cụ thể, do đó khi tiến hành
thẩm định giá cần tuân theo các nguyên tắc nhất định. Trong thẩm định giá tài sản
có 11 nguyên tắc cơ bản bao gồm: Nguyên tắc sử dụng tốt nhất và có hiệu quả
nhất; Nguyên tắc cung - cầu; Nguyên tắc thay đổi; Nguyên tắc thay thế; Nguyên
tắc cân bằng; Nguyên tắc thu nhập tăng hoặc giảm; Nguyên tắc phân phối thu
nhập; Nguyên tắc đóng góp;Nguyên tắc phù hợp; Nguyên tắc cạnh tranh; Nguyên
tắc dự tính lợi ích tương lai.
2.4. Quy trình thẩm định giá gói thầu thiết bị?
12
- Khái niệm: Quy trình thẩm định giá là khoa học thực hiện có tổ chức và
logic được sắp xếp phù hợp với các quy tắc cơ bản đã được xác định rõ, nó giúp
cho nhà thẩm định giá có thể đưa ra một kết luận ước tính giá trị có cơ sở và có thể
tin tưởng được.
- Quy trình thẩm định giá gồm sáu (6) bước sau đây:
Bước 1: Xác định tổng quát về tài sản cần thẩm định giá và xác định giá trị
thị trường hoặc phi thị trường làm cơ sở thẩm định giá.
a) Xác định các đặc điểm cơ bản về pháp lý, kinh tế – kỹ thuật của tài sản
cần thẩm định giá
b) Xác định đối tượng sử dụng kết quả thẩm định giá: Đối tượng sử dụng kết
quả thẩm định giá là khách hàng thẩm định giá và bên thứ ba sử dụng kết quả thẩm
định giá (nếu có) theo hợp đồng thẩm định giá đã ký kết.
c) Xác định mục đích thẩm định giá và thời điểm thẩm định giá.
d) Xác định cơ sở giá trị của thẩm định giá: Giá trị thị trường hay giá trị phi
thị trường.
e) Xác định giả thiết và giả thiết đặc biệt (nếu có)
Các giả thiết và giả thiết đặc biệt cần được thuyết minh rõ tại báo cáo kết
quả thẩm định giá theo quy định tại Tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam số 06 –
Báo cáo kết quả thẩm định giá, chứng thư thẩm định giá và hồ sơ thẩm định giá.
Bước 2: Lập kế hoạch thẩm định giá.
– Xác định mục tiêu, yêu cầu, phạm vi và nội dung công việc.
– Xác định phương thức, cách thức tiến hành thẩm định giá.
– Xác định dữ liệu cần thiết cho cuộc thẩm định giá, các tài liệu cần thu thập
về thị trường, tài sản thẩm định giá, tài sản so sánh.
– Xác định và phát triển các nguồn tài liệu, đảm bảo nguồn tài liệu đáng tin
cậy và phải được kiểm chứng: Nghiên cứu hồ sơ, tài liệu về tài sản cần thẩm định
giá.
– Xây dựng tiến độ thực hiện, xác định trình tự thu thập và phân tích dữ liệu,
thời hạn cho phép của trình tự phải thực hiện.
13
– Xác định việc tổ chức thực hiện, phân bổ nguồn lực: Lập phương án phân
công thẩm định viên và các cán bộ trợ giúp thực hiện yêu cầu thẩm định giá của
khách hàng, đảm bảo việc áp dụng quy trình kiểm sốt chất lượng hoạt động thẩm
định giá của doanh nghiệp.
– Xác định nội dung công việc cần thuê chuyên gia tư vấn (nếu có).
Bước 3: Khảo sát hiện trường, thu thập thông tin.
Tiến hành thẩm định hiện trạng của tài sản (nếu có); thu thập thơng tin, phục
vụ cho q trình thẩm định giá bao gồm: thơng tin do khách hàng cung cấp; thông
tin từ kết quả khảo sát thực tế; thông tin từ các giao dịch mua bán tài sản trên thị
trường; …. ; đồng thời kiểm chứng thơng tin để bảo đảm độ tin cậy, chính xác
trước khi đưa vào phân tích thơng tin, áp dụng các cách tiếp cận và phương pháp
thẩm định giá. Đối với những tài liệu do khách hàng cung cấp, nếu phát hiện nội
dung tài liệu, hồ sơ khơng hồn chỉnh, khơng đầy đủ hoặc có nghi vấn phải kịp thời
u cầu khách hàng bổ sung đầy đủ hoặc xác minh, làm rõ.
Khảo sát và thu thập số liệu về chỉ tiêu và đặc điểm kinh tế – kỹ thuật, đặc
điểm dây chuyền công nghệ, nhà sản xuất, xuất xứ, nhãn hiệu, năm sản xuất, năm
đưa vào sử dụng, công suất, quy mơ, kích thước, chất liệu, mức độ hao mịn và các
đặc điểm khác ảnh hưởng đến giá trị của tài sản thẩm định giá và các tài sản so
sánh (nếu có). Ngồi ra, cần thu thập thêm các thơng tin về tình hình tiêu thụ, phân
phối trên thị trường (bán rộng rãi, độc quyền phân phối hoặc hình thức khác).
Ngồi ra, phải thu thập các thơng tin liên quan đến tính pháp lý của tài sản;
các thơng tin liên quan đến chi phí, giá bán, lãi suất, chính sách thuế, thu nhập, các
điều kiện giao dịch của tài sản thẩm định giá và tài sản so sánh (nếu có); các thông
tin về yếu tố cung – cầu, lực lượng tham gia thị trường, sở thích và động thái người
mua – người bán tiềm năng, tình hình lạm phát, các chỉ số giá đối với nhóm tài sản
cụ thể (nếu có).
Bước 4: Phân tích thơng tin.
Là q trình phân tích tồn bộ các thơng tin thu thập được liên quan đến tài
sản thẩm định giá và các tài sản so sánh để đánh giá tác động của các yếu tố đến
kết quả thẩm định giá cuối cùng. Cụ thể:
14
a) Phân tích những thơng tin về đặc điểm của tài sản (pháp lý, kinh tế – kỹ
thuật).
b) Phân tích những thông tin về thị trường của tài sản thẩm định giá: cungcầu; sự thay đổi của chính sách, pháp luật; sự phát triển của khoa học, công nghệ
và các yếu tố khác.
c) Phân tích về việc sử dụng tài sản tốt nhất và có hiệu quả nhất.
Bước 5: Xác định giá trị tài sản cần thẩm định giá.
Căn cứ các cách tiếp cận thẩm định giá quy định tại các Tiêu chuẩn thẩm
định giá Việt Nam do Bộ Tài chính ban hành, thẩm định viên phân tích và lựa chọn
các phương pháp thẩm định giá phù hợp với mục đích thẩm định giá, cơ sở giá trị
của tài sản, mức độ sẵn có của các dữ liệu, thơng tin để áp dụng các phương pháp
thẩm định giá và phù hợp với các quy định của pháp luật liên quan (nếu có).
Thẩm định viên áp dụng từ 02 phương pháp thẩm định giá trở lên đối với
một tài sản thẩm định giá để đối chiếu kết quả và kết luận chính xác về kết quả
thẩm định giá trừ trường hợp thực hiện theo quy định khác của pháp luật chuyên
ngành. Khi áp dụng nhiều phương pháp thẩm định giá, thẩm định viên cần đánh giá
và chỉ rõ phương pháp thẩm định giá nào là phương pháp thẩm định giá chính,
phương pháp thẩm định giá nào được sử dụng để kiểm tra, đối chiếu, từ đó phân
tích, tính tốn để đi đến kết luận cuối cùng về kết quả thẩm định giá.
Trong trường hợp sử dụng phương pháp so sánh nhưng chỉ có 02 (hai) tài
sản so sánh thì kết quả thẩm định giá của phương pháp so sánh chỉ được dùng để
kiểm tra, đối chiếu với kết quả thẩm định giá có được từ các phương pháp thẩm
định giá khác.
Thẩm định viên được sử dụng 01 (một) phương pháp thẩm định giá trong
các trường hợp:
– Áp dụng phương pháp so sánh khi có nhiều số liệu từ các giao dịch (tối
thiểu 03 giao dịch) của các tài sản so sánh trên thị trường gần thời điểm thẩm định
giá.
– Khơng có đủ thông tin để áp dụng 02 (hai) phương pháp thẩm định giá trở
lên và đưa ra căn cứ thực tế chứng minh cho việc không thể khắc phục được những
hạn chế về thông tin này.
15
Bước 6: Lập báo cáo và chứng thư kết quả thẩm định giá.
– Báo cáo kết quả thẩm định giá và chứng thư thẩm định giá được lập theo
quy định tại Tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam số 06- Báo cáo kết quả thẩm định
giá, chứng thư thẩm định giá và hồ sơ thẩm định giá.
– Xác định thời điểm bắt đầu có hiệu lực của chứng thư thẩm định giá: Thời
điểm có hiệu lực của chứng thư thẩm định giá là ngày, tháng, năm ban hành chứng
thư thẩm định giá.
– Xác định thời hạn có hiệu lực của kết quả thẩm định giá:
Thời hạn có hiệu lực của kết quả thẩm định giá được xác định trên cơ sở đặc
điểm pháp lý, kinh tế – kỹ thuật của tài sản thẩm định giá; biến động về pháp lý, thị
trường liên quan đến tài sản thẩm định giá và mục đích thẩm định giá nhưng tối đa
khơng q 6 (sáu) tháng kể từ thời điểm chứng thư thẩm định giá có hiệu lực.
– Báo cáo kết quả thẩm định giá và chứng thư thẩm định giá sau khi được ký
phát hành theo đúng quy định của pháp luật được chuyển cho khách hàng và bên
thứ ba sử dụng kết quả thẩm định giá (nếu có) và Thanh lý theo hợp đồng thẩm
định giá đã được ký kết.
2.5. Các phương pháp thẩm định giá
- Phương pháp thu nhập: là phương pháp thẩm định giá dựa trên cơ sở
chuyển đổi các dịng thu nhập rịng trong tương lai có thể nhận được từ việc khai
thác tài sản thành giá trị hiện tại của tài sản (vốn hóa thu nhập)
- Phương pháp chi phí: là phương pháp thẩm định giá dựa trên cơ sở chi phí
tạo ra một tài sản tương tự tài sản cần thẩm định giá để xác định giá trị thị trường
của tài sản cần thẩm định giá (TCTĐGVN số 08)
- Phương pháp so sánh: là phương pháp thẩm định giá dựa trên cơ sở phân
tích mức giá của các tài sản so sánh để ước tính, xác định giá trị thị trường của tài
sản
2.6. Báo cáo kết quả và chứng thư thẩm định giá thiết bị, vật tư
16
- Báo cáo kết quả thẩm định giá: là văn bản do thẩm định viên lập để nêu rõ
ý kiến chính thức của mình về q trình thẩm định giá, mức giá thẩm định của tài
sản mà khách hàng yêu cầu thẩm định giá.
- Chứng thư kết quả thẩm định giá: Là văn bản do doanh nghiệp, tổ chức
thẩm định giá lập nhằm công bố với khách hàng hoặc bên thứ 3 những nội dung cơ
bản liên quan đến kết quả thẩm định giá.
17
3. Lưu trữ hồ sơ
•
Lưu trữ: tối thiểu là 10 năm kể từ ngày kết thúc việc thẩm định giá
•
Kiểm tra, loại bỏ giấy tờ khơng cần thiết
•
Dán nhãn mác hồ sơ
III - Việt Á: Vụ 'thổi giá' kit xét nghiệm Việt Á- DH
Xuất phát từ quy trình chỉ định rút gọn thầu, chỉ định thầu rút gọn chỉ được
áp dụng trong các tình huống khẩn cấp như thiên tai, dịch bệnh và chiến tranh, bộ
xét nghiệm COVID-19 thuộc danh mục được áp dụng hình thức chỉ định thầu rút
gọn nên ông Phan Quốc Việt - giám đốc Công ty Việt Á - đã chủ động cung ứng
thiết bị, vật tư, sinh phẩm y tế trước cho các bệnh viện, CDC các tỉnh, thành phố sử
dụng.
Sau đó, Phan Quốc Việt thông đồng với lãnh đạo một số đơn vị này hợp thức
hồ sơ chỉ định thầu bằng cách sử dụng các pháp nhân trong hệ thống, lập hồ sơ
chào hàng sản phẩm, xác nhận khống các báo giá... cao hơn nhiều so với giá thành
sản xuất.
Như vậy, các bên liên quan đã lợi dụng hình thức chỉ định thầu rút gọn trong
mua sắm bộ xét nghiệm COVID-19 để trục lợi. Quy trình chỉ định thầu rút gọn
theo quy định điểm a, khoản 1, điều 22; điểm b, khoản 2, điều 38 của Luật đấu
thầu, trừ gói thầu cần bảo đảm bí mật nhà nước như sau:
Bước 1: chủ đầu tư hoặc cơ quan trực tiếp có trách nhiệm quản lý gói thầu
(ở đây là các CDC, các bệnh viện, trung tâm y tế ở các tỉnh, thành phố) tự xác định
và giao cho nhà thầu (các doanh nghiệp cung ứng bộ xét nghiệm COVID-19) có
năng lực, kinh nghiệm thực hiện ngay gói thầu.
Bước 2: trong vịng 15 ngày kể từ ngày giao thầu, các bên phải hoàn thiện
thủ tục chỉ định thầu. Theo đó, các CDC, các bệnh viện, trung tâm y tế chuẩn bị và
gửi dự thảo hợp đồng mua bộ xét nghiệm, sinh phẩm y tế cho nhà thầu (ở đây là
Công ty Việt Á).
Trong dự thảo hợp đồng mua sắm phải xác định yêu cầu về phạm vi, nội
dung công việc cần thực hiện, thời gian thực hiện, chất lượng công việc cần đạt
được và giá trị tương ứng để thương thảo, hoàn thiện hợp đồng.
18
Bước 3: trên cơ sở kết quả thương thảo hợp đồng, các CDC, các bệnh viện,
trung tâm y tế có trách nhiệm quản lý gói thầu mua bộ xét nghiệm COVID-19, sinh
phẩm y tế tự phê duyệt và công khai kết quả chỉ định thầu.
Bước 4: các CDC, các bệnh viện, trung tâm y tế có trách nhiệm quản lý gói
thầu ký kết hợp đồng với nhà thầu được chỉ định thầu.
- Quy Trình:
Theo các quy định hiện hành, Bộ Y tế đã cấp phép sử dụng tạm thời 2 bộ
sinh phẩm realtime PCR chẩn đoán SARS-CoV-2 (LightPoweriVA SARS-CoV-2
1st RT-PCR Kit, LightPoweriVA SARS-CoV-2 1st RT-rPCR Kit - PV) trong thời
hạn 6 tháng vào ngày 4-3-2020. Đến ngày 4-12-2020, Bộ Y tế đã có quyết định cấp
phép lưu hành 5 năm đối với bộ sinh phẩm xét nghiệm SARS-CoV-2 chủng loại
LightPoweriVA SARS-CoV-2 1st RT-rPCR Kit của Công ty cổ phần công nghệ
Việt Á.
Bộ y tế cho biết theo quy định của Luật giá, trang thiết bị y tế và sinh phẩm
xét nghiệm không thuộc trong danh mục mặt hàng phải quản lý giá. Giá trang thiết
bị y tế và sinh phẩm xét nghiệm được xác định thông qua đấu thầu và giá các sản
phẩm khác nhau theo từng thời điểm và số lượng mua sắm, khả năng cung ứng
19
Hành vi của Công ty Việt Á thông đồng với CDC, bệnh viện các địa phương
để "thổi giá" bộ xét nghiệm COVID-19 là hành vi bị cấm theo điều 89 Luật đấu
thầu.
Các bên đã thực hiện các hành vi bị cấm trong hoạt động đấu thầu, đó là:
đưa, nhận, mơi giới hối lộ; lợi dụng chức vụ quyền hạn để can thiệp bất hợp pháp
vào hoạt động đấu thầu; thông thầu; và gian lận trong đấu thầu.
IV - Nguyên tắc kế tốn các hình thức sử dụng tài sản để liên doanh,
liên kết tại đơn vị sự nghiệp
Theo hướng dẫn tại Thơng tư số 107/2017/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc
hướng dẫn chế độ kế tốn hành chính, sự nghiệp, (Tài khoản 121 - Đầu tư tài chính
thuộc hệ thống tài khoản loại 1, áp dụng riêng đối với các đơn vị sự nghiệp
(ĐVSN)). Ngun tắc kế tốn các hình thức sử dụng tài sản để liên doanh, liên kết
tại các ĐVSN được quy định như sau:
Thứ nhất, nếu hình thành pháp nhân mới: Các bên tham gia liên doanh, liên
kết cùng góp tài sản hoặc góp vốn để mua tài sản giao cho pháp nhân mới quản lý,
sử dụng tài sản theo quy định để đem lại lợi ích cho các bên tham gia. Khi đó, cần
lưu ý một số nguyên tắc đối với các khoản đầu tư theo hình thức liên doanh, liên
kết hình thành pháp nhân mới, cụ thể:
- Đơn vị đem tài sản đi góp vốn sẽ hạch toán là khoản đầu tư vào đơn vị
khác. Đơn vị nhận vốn góp sẽ hạch tốn tăng giá trị tiền, tài sản nhận vốn góp của
các bên tham gia liên doanh, liên kết và ghi tăng nguồn vốn kinh doanh.
20
- Giá trị khoản đầu tư vào đơn vị liên doanh, liên kết là giá trị tiền hoặc giá
trị vốn góp bằng tài sản được các bên tham gia liên doanh, liên kết thống nhất đánh
giá.
- Giá trị của tài sản đem đi góp vốn được ghi nhận theo giá xuất kho của
hàng tồn kho hoặc giá trị còn lại của tài sản cố định (TSCĐ) đem đi góp vốn.
- Phần chênh lệch giữa giá trị vốn góp được đánh giá và giá trị ghi sổ của tài
sản đem đi góp vốn được hạch tốn vào thu nhập khác hoặc chi phí khác trong kỳ
của đơn vị.
Thứ hai, nếu khơng hình thành pháp nhân mới: Hình thức liên doanh, liên
kết khơng hình thành pháp nhân mới gồm: Các bên tham gia liên doanh, liên kết tự
quản lý, sử dụng tài sản của mình và chịu trách nhiệm về nghĩa vụ tài chính, các
chi phí phát sinh trong q trình hoạt động và được chia doanh thu từ hoạt động
liên doanh, liên kết; Hoặc các bên tham gia liên doanh, liên kết cùng góp tài sản
hoặc góp vốn để mua tài sản cho mục đích liên doanh, liên kết; Các tài sản này
được các bên tham gia liên doanh, liên kết cùng quản lý, sử dụng để mang lại lợi
ích và chia sẻ rủi ro cho các bên tham gia. Khi đó, cần lưu ý một số nguyên tắc đối
với các khoản đầu tư theo hình thức liên doanh, liên kết khơng hình thành pháp
nhân mới:
- Các bên tham gia liên doanh, liên kết có nghĩa vụ và được hưởng quyền lợi
theo thỏa thuận trong hợp đồng.
- Các bên phải cùng thống nhất cử một bên ghi sổ kế toán để hạch tốn các
khoản doanh thu, chi phí phát sinh chung của hoạt động liên doanh, liên kết trước
khi phân bổ cho các bên tham gia liên doanh, liên kết. Đơn vị ghi nhận khoản liên
doanh, liên kết này khi nhận tiền, tài sản của các bên khác đóng góp cho hoạt động
liên doanh, liên kết, bên nhận phải kế toán là nợ phải trả khác, không được ghi
nhận vào nguồn vốn kinh doanh. Đối với các bên tham gia liên doanh, liên kết, các
khoản tiền, tài sản đem đi góp vốn được hạch toán là các khoản nợ phải thu khác.
- Các bên tham gia liên doanh, liên kết phải mở sổ kế toán để ghi chép và
phản ánh trong báo cáo tài chính với các nội dung cụ thể như: Tài sản góp vốn liên
doanh, liên kết; Các khoản nợ phải trả phải gánh chịu; Doanh thu được chia từ việc
21
bán hàng hoặc cung cấp dịch vụ từ hợp đồng BCC; Chi phí và nghĩa vụ phải gánh
chịu.
- Khi bên nhận vốn góp có phát sinh chi phí chung phải mở sổ kế tốn để ghi
chép, tập hợp tồn bộ các chi phí chung đó. Định kỳ căn cứ vào các thỏa thuận
trong hợp đồng liên doanh, liên kết về việc phân bổ các chi phí chung, kế tốn lập
Bảng phân bổ chi phí chung, được các bên tham gia liên doanh, liên kết xác nhận,
giao cho mỗi bên giữ một bản (bản chính). Bảng phân bổ chi phí chung kèm theo
các chứng từ gốc hợp pháp là căn cứ để mỗi bên tham gia liên doanh, liên kết kế
toán chi phí chung được phân bổ từ hợp đồng.
- Các bên tham gia liên doanh, liên kết cùng góp tài sản hoặc góp vốn để
mua tài sản cho mục đích liên doanh, liên kết; các tài sản này được quản lý, sử
dụng theo hợp đồng liên doanh, liên kết để mang lại lợi ích và chia sẻ rủi ro cho
các bên tham gia:
(i) Trường hợp TSCĐ của bên nào bên đó tự quản lý thì các bên tham gia
liên doanh, liên kết sẽ tự hạch tốn TSCĐ và tính khấu hao TSCĐ tương ứng với
phần tỷ lệ vốn góp cho hoạt động liên doanh, liên kết, bên được giao làm kế toán
hoạt động liên doanh, liên kết chỉ ghi nhận doanh thu, chi phí phát sinh chung
(ii) Trường hợp giao quyền sở hữu TSCĐ cho một bên (bên làm kế toán
hoạt động liên doanh, liên kết) và chia quyền lợi theo thỏa thuận liên doanh liên
kết. Bên được giao quyền sở hữu TSCĐ sẽ ghi tăng TSCĐ tại đơn vị mình
(iii) Trường hợp nhận vốn góp bằng tài sản nhưng bên tham gia liên doanh,
liên kết không chuyển giao quyền sở hữu TSCĐ cho bên nhận vốn góp, bên nhận
vốn góp chỉ theo dõi chi tiết trên hệ thống kế toán quản trị và thuyết minh như tài
sản nhận giữ hộ.
- Tổng doanh thu tiền bán sản phẩm, dịch vụ được hạch toán vào các khoản
phải trả khác. Phần doanh thu mà từng bên tham gia liên doanh, liên kết được
hưởng mới ghi nhận vào doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của từng đơn vị.
V - Bệnh viện Bạch Mai nâng khống giá
Robot Rosa và Robot Mako
22
Công ty CP công nghệ y tế BMS được biết là đối tác quan trọng của BV
Bạch Mai với hàng loạt thiết bị đã được lắp đặt tại BV này theo hình thức xã hội
hóa. Theo đó, từ năm 2017, BMS đã triển khai lắp đặt hệ thống robot Rosa hỗ trợ
phẫu thuật thần kinh tại khoa phẫu thuật thần kinh, sọ não. Thiết bị này có nguồn
gốc xuất xứ từ Pháp được BMS nhập về với giá khoảng 7,4 tỷ đồng (gồm cả VAT).
Tuy nhiên, lãnh đạo BMS đã cấu kết với các đơn vị thẩm định giá, nâng khống giá
thiết bị lên 39 tỷ đồng rồi đưa vào hợp đồng liên danh, liên kết với BV Bạch Mai.
Nếu theo giá thực, chi phí khấu hao máy cho một ca bệnh khoảng hơn 4 triệu đồng,
nhưng với giá khống thì số tiền thu thực tế của bệnh nhân lên tới 23 triệu đồng/ca.
Trong các năm 2017 - 2019, BV Bạch Mai đã thanh toán tổng cộng 550 ca, số tiền
chênh lệch các đối tượng chiếm đoạt, hưởng lợi khoảng hơn 10 tỉ đồng
BMS còn thực hiện hợp đồng liên doanh, liên kết với BV Bạch Mai qua việc
lắp đặt robot hỗ trợ Mako trong phẫu thuật thay khớp háng, khớp gối tại khoa chấn
thương chỉnh hình và cột sống. Theo hợp đồng, tổng giá trị đầu tư thiết bị robot
Mako là 44 tỉ đồng, do Công ty BMS đầu tư 100% vốn. Tuy nhiên, thiết bị này khi
nhập về qua khai báo hải quan chỉ có giá hơn 23 tỉ đồng. Theo ước tính trong năm
2017 - 2018, BV Bạch Mai và BMS đã thu lãi từ thiết bị này hàng trăm triệu đồng
chia nhau.
23
Thông tư 15/2007/TT-BYT ngày 12/12/2007 của Bộ Y tế nêu rõ "chủ trương
sử dụng tài sản để liên doanh, liên kết... phải được thảo luận công khai, dân chủ và
thống nhất bằng văn bản giữa Ban Giám đốc, Đảng Uỷ và tổ chức cơng đồn của
đơn vị, phải tổ chức lựa chọn đối tác, lựa chọn chủng loại thiết bị, hình thức liên
doanh
liên
kết".
Trong trường hợp này, ơng Quốc Anh (Cựu giám đốc Bệnh Viện Bạch Mai) nêu lý
do bệnh viện khơng có vốn đầu tư, thủ tục đề xuất Bộ Y tế phê duyệt phức tạp, cần
tổ chức đấu thầu, ông Quốc Anh không đồng ý song cho rằng BMS có thể làm đề
án liên kết để đặt máy. Nếu như vậy, thủ tục và thẩm quyền sẽ do Bệnh viện Bạch
Mai tự quyết định, còn giá máy chỉ cần có Chứng thư thẩm định giá. Hai bên đồng
ý. Thỏa thuận giá thiết bị và đơn vị thẩm định giá sẽ do Tuấn quyết định. Ơng
Quốc Anh chủ trì cuộc họp tại Bệnh viện Bạch Mai để thông qua đề án và quy trình
phẫu thuật robot Rosa, robot Mako và được Hội đồng thông qua. Song riêng về giá
trị các robot, đơn vị đối tác đặt máy và hình thức liên kết, ông Quốc Anh không
đưa ra xin ý kiến Hội đồng. Ơng Quốc Anh khơng tn thủ quy định trên của Bộ Y
tế.
24
25