Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

SKKN Rèn đọc thành tiếng cho học sinh lớp 4 trong giờ Tập đọc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (256.61 KB, 14 trang )

MỤC LỤC
1 MỞ ĐẦU

Trang 2

1.1.Lí do chọn đề tài .....................................................................Trang 2
1.2. Mục đích nghiên cứu..............................................................Trang 2
1.3 Đối tượng nghiên cứu..............................................................Trang 3
1.4. Phương pháp nghiên cứu........................................................Trang 3
1.4.1 Phương p háp nghiên cứu lý thuyết và thực tiễn...................Trang 3
1.4.2 Phương pháp quan sát…………………………………… ..Trang 3
1.4.3 Phương pháp thực nghiệm………………………………….Trang 3
1.4.4 Phương pháp điều tra………………………………………Trang 3
2. NỘI DUNG
2.1 Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm

Trang 3

2.2 Thực trạng của việc rèn đọc thành tiếng cho học sinh lớp 4

Trang 3

2.2.1 Về phía giáo viên................................................................... Trang 3
2.2.2 Về phía học sinh…………………………………………….Trang 4
2.2.3 Về chương trình sách giáo khoa và học sinh lớp 4.................Trang 4
2.3 Các giải pháp ……………………….………………………. Trang 5
3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ………………………………………… ..Trang 13

3.1 Kết luận………………………………………………………..Trang 13
3.2. Kiến nghị……………………………………………………...Trang 14


1
SangKienKinhNghiem.net


1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài.
Đọc là một phân mơn của chương trình Tiếng việt bậc Tiểu học. Phân mơn
Tập đọc có vị trí đặc biệt trong chương trình vì nó đảm nhiệm việc hình thành và
phát triển cho HS kỹ năng đọc, một kỹ năng quan trọng hàng đầu của HS ở bậc
học đầu tiên trong chương trình phổ thơng. Biết đọc, con người biết tìm hiểu,
đánh giá cuộc sống, thơng hiểu tư tưởng, tình cảm của người khác. Đặc biệt khi
đọc các tác phẩm văn học, con người không chỉ thức tỉnh về nhận thức, mà cịn
rung động tình cảm, nảy nở những ước mơ tốt đẹp, bồi dưỡng tâm hồn. Đọc trở
thành đòi hỏi cơ bản đầu tiên đối với những người đi học. Đầu tiên các em phải
học đọc, sau đó phải đọc để học. Đọc giúp các em chiếm lĩnh được ngôn ngữ để
dùng trong giao tiếp và học tập. Nó là cơng cụ để học tập các mơn học khác. Nó
tạo ra hứng thú và động cơ học tập. Nó tạo điều kiện để học sinh có khả năng tự
học và tinh thần học tập suốt đời. Đó là một khả năng không thể thiếu được của
con người thời đại văn minh. Dạy đọc cho HS sẽ giúp học sinh hiểu biết hơn,
bồi dưỡng cho các em lòng yêu cái thiện và cái đẹp, dạy cho các em biết suy
nghĩ một cách lơgíc, cũng như tư duy trìu tượng .
Khơng biết đọc, con người sẽ khơng có điều kiện hưởng thụ sự giáo dục mà
xã hội dành cho họ, khơng thể hình thành một nhân cách tồn diện.Trong xã hội
bùng nổ thơng tin thì biết đọc càng quan trọng vì nó sẽ giúp chúng ta sử dụng
các nguồn thơng tin. Vì vậy, dạy tập đọc có một ý nghĩa rất to lớn ở Tiểu học vì
nó có cả các nhiệm vụ giáo dưỡng, giáo dục và phát triển của con người ở thời
đại văn minh.
Việc dạy Tập đọc ở các trường Tiểu học hiện nay bên cạnh những thành cơng
vẫn cịn nhiều hạn chế. Một số học sinh chưa đọc được như mong muốn, chưa
hiểu được tư tưởng tình cảm của người khác chứa đựng trong văn bản được đọc.

Còn giáo viên lúng túng khi dạy tập đọc, nặng về truyền đạt, quen sử dụng
phương pháp truyền thống, khơng kích thích được hứng thú học tập của học sinh
tham gia tìm hiểu, xây dựng cách đọc bài. Học sinh đọc bài tự do không diễn
cảm.Với ý nghĩa quan trọng của phân môn Tập đọc và thực trạng về phương
pháp dạy - học Tập đọc ở các trường Tiểu học hiện nay, là một giáo viên trực
tiếp đứng lớp giảng dạy nhiều năm ở lớp 4 tơi ln trăn trở tìm ra biện pháp để
nâng cao hiệu quả dạy học.Tôi mạnh dạn chọn phân môn Tập đọc để nghiên cứu
việc đổi mới phương pháp dạy - học Tập đọc ở Tiểu học. Đó cũng là lý do tôi
chọn đề tài: “ Rèn đọc thành tiếng cho học sinh lớp 4 trong giờ Tập đọc ”.
1.2. Mục đích nghiên cứu.
- Tìm ra phương pháp dạy đọc tốt nhất để giúp học sinh học tốt phân môn Tập
đọc.
- Củng cố, nâng cao kĩ năng đọc cho HS: Rèn luyện cho học sinh kỹ năng đọc
ngày càng thành thạo ở cả hai hình thức đọc: Đọc thành tiếng và đọc thầm.

2
SangKienKinhNghiem.net


- Mở rộng vốn hiểu biết trau dồi vốn Tiếng việt, vốn văn học, phát triển tư duy,
bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm, nhân cách cho học sinh. Đáp ứng với mục tiêu
đào tạo của bậc Tiểu học: “ Giáo dục con người phát triển toàn diện”.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
Biện pháp rèn đọc thành tiếng cho HS lớp 4.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
1.4.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết và thực tiễn.
-Nghiên cứu tài liệu tâm lý học sinh tiểu học; sách hướng dẫn giảng dạy Tiếng
việt 4; phương pháp dạy học các môn ở tiểu học và kết quả đọc của các năm
trước.
- Thu thập kết quả đọc của các lớp thông qua GV chủ nhiệm lớp 4-Trường tiểu

học Hoàng Hoa Thỏm.
1.4.2. Phương pháp quan sát.
- Quan sát tư thế ngồi đọc, đứng đọc, cách cầm sách khi đọc và giọng đọc của
HS.
1.4.3. Phương pháp thực nghiệm :
- Thực nghiệm giảng dạy theo các phương pháp đề xuất trong đề tài, so sánh, đối
chiếu để thấy tính ưu việt của đề tài.
1.4.4. Phương pháp điều tra
- Điều tra thực trạng đọc và những sai lầm chủ yếu của học sinh khối 4 Trường
Tiểu học Hoàng Hoa Thỏm.
- Dự giờ thăm lớp.- Đàm thoại trực tiếp với GV khối 4.
- Ra đề kiểm tra chất lượng đọc của HS.
2. NỘI DUNG

2.1. Cơ sở lí luận
Phương pháp dạy đọc phải dựa trên những cơ sở khoa học, những kết quả
nghiên cứu của ngôn ngữ học, văn học, sư phạm học, tâm lý ngữ học để xây
dựng, xác lập nội dung và phương pháp dạy học.
Đọc được xem như là một hoạt động có hai mặt có quan hệ mật thiết với
nhau, là việc sử dụng một bộ mã gồm hai phương tiện. Thứ nhất, đó là q trình
vận động bằng mắt, sử dụng bộ mã chữ- âm để phát ra một cách trung thành
những dòng văn tự ghi lại lời nói âm thanh. Q trình này được gọi là q trình
đọc thành tiếng. Thứ hai, đó là sự vận động tư tưởng, tình cảm sử dụng bộ mã
chữ - nghĩa tức là mối liên hệ giữa con người và ý tưởng,các khái niệm chứa
đựng bên trong để nhớ và hiểu được nội dung những gì được đọc. Quá trình này
gọi là q trình đọc hiểu.
Mục đích của q trình đọc thành tiếng là chuyển đổi chính xác và ngày
càng nhanh các kí hiệu văn tự âm thanh. Vì vậy, chất lượng của đọc thành tiếng
trước hết được đo bằng hai phẩm chất. Đọc đúng, đọc nhanh( lưu lốt, trơi
chảy). Đó cũng là hai kĩ năng đầu tiên của đọc.

2.2. Thực trạng của việc rèn đọc thành tiếng cho học sinh lớp 4 :
2.2.1. Về phía giáo viên.
3
SangKienKinhNghiem.net


Trong những năm học qua, các trường đều được học về vấn đề “ Đổi mới
sách giáo khoa Tiếng việt”. Mỗi năm giáo viên đều học chuyên đề dạy Tiếng
việt theo phương pháp mới “ Lấy học sinh làm trung tâm”. Các chuyên đề “ Đổi
mới phương pháp dạy Tập đọc lớp 2, 3, 4, ”.
Nhà trường còn được tiếp thu chương trình BDTX của Bộ Giáo dục - Đào tạo
về “ Thực hiện đổi mới phương pháp dạy - học”.
Phòng giáo dục tổ chức chuyên đề cụm về việc đổi mới phương pháp dạy học.
Nhưng trên thực tế ở các trường Tiểu học vẫn còn một số giáo viên lại đi sâu
vào giảng từ ngữ, biến giờ Tập đọc thành giờ “Giảng văn” nặng nề, không phù
hợp đối tượng học sinh. Thời gian luyện đọc ít, áp đặt cách đọc để học sinh phải
đọc thụ động, ít gợi ý để học sinh khám phá, tìm hiểu cách đọc, ... dẫn đến HS
đọc chưa tốt.
- Phương tiện trực quan chủ yếu trong tiết Tập đọc là ngôn ngữ của giáo viên và
bài tập đọc trong sách giáo khoa, tranh màu phóng to minh hoạ và một số vật
thật hoặc mơ hình để giảng từ và ý chưa được sử dụng thường xuyên, triệt để.
Một số GV nói tiếng địa phương nên giọng đọc chưa chuẩn, chưa hay.
2.2.2.Về phía học sinh:
- Đầu năm 2014- 2015, tôi được phân công giảng dạy lớp 4b. Tổng số HS lớp là
36 em , trong đó có 20 nam và 16 nữ. Khi nhận lớp, sau khi tìm hiểu gia đình,
ổn định tổ chức lớp, tôi bắt đầu khảo sát chất lượng đầu năm hai mơn Tiếng
Việt, Tốn cho cả HS khối 4 để nắm bắt năng lực của HS. Môn tiếng việt, phần
đọc thành tiếng tôi yêu cầu HS đọc một đoạn văn trong bài: (TV3-T2). Riêng
phần đọc thành tiếng của lớp tôi và các lớp trong khối tơi chưa hài lịng lắm vì
HS đọc chưa đúng tốc độ, ngắt nghỉ hơi chưa chính xác, một số tiếng phát âm

chưa chuẩn... Vì vậy, chất lượng đọc đầu năm của lớp 4b, và các lớp trong khối
đạt kết quả sau :
Mức độ đọc thành tiếng.
Lớp
Sĩ số
Điểm 9 - 10
Điểm 7 - 8
Điểm 5 – 6
4A
36
8
22,2%
17
47,2%
11
30,6%
4B
36
8
22,2%
16
44,4%
12
33,4%
4C
38
7
18,9%
18
51,3%

13
29,8%
4D
37
7
18,3%
19
51,3%
11
30,4%
4E
38
8
21%
18
47,3%
12
31,7%
2.2.3. Về chương trình sách giáo khoa và học sinh lớp 4
- Năm học 2006-2007, lớp 4 bắt đầu thay SGK, mỗi tuần có 2 bài tập đọc dạy
trong 2 tiết. Về ND các bài tập đọc ở lớp 4 xoay quanh 10 chủ điểm sau :
1- Thương người như thể thương thân.
6-Người ta là hoa đất .
2- Măng mọc thẳng .
7- Vẻ đẹp muôn màu.
3- Trên đôi cách ước mơ.
8- Những người quả cảm.
4- Có chí thì nên.
9- Khám phá thế giới.
5- Tiếng sáo diều.

10- Tình yêu cuộc sống.
- Bài tập đọc ở sách Tiếng việt lớp 4 gồm các phần: tranh minh hoạ, văn bản (
Bài văn, bài thơ hoặc kịch), chú giải, phần tìm hiểu bài. Phần tìm hiểu bài gồm
4
SangKienKinhNghiem.net


những câu hỏi, bài tập giúp học sinh hiểu giá trị nội dung và nghệ thuật của bài
văn, bài thơ ở nhiều bài cịn có u cầu học thuộc lịng rất thuận lợi cho người
dạy- người học. Mặt khác cấu trúc bài tập ở Sách giáo khoa Tiếng việt mới
không có phần hướng dẫn đọc giống sách giáo khoa cũ, điều này giúp học sinh
tự khám phá, tìm tịi giọng đọc không áp đặt theo hướng dẫn.
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
Hiện nay trong một lớp trình độ học sinh khơng đồng đều. Vì thế ngay từ đầu
năm học tôi đã phân loại để nắm được trình độ của HS, từ đó có kế hoạch luyện
đọc cho từng em.
Từ điều tra cụ thể trên, ta thấy được chất lượng đọc thực tế còn rất thấp. Để
khắc phục tình trạng này, qua thực tế giảng dạy nhiều năm tôi đã đúc rút kinh
nghiệm và năm học 2015-2016 tôi tiếp tục áp dụng vào lớp 4E, trao đổi cụ thể
một số giải pháp với GV bộ môn để cùng áp dụng về " Rèn kỹ năng đọc thành
tiếng cho học sinh lớp 4" nhằm nâng cao kỹ năng đọc đúng, đọc hay và diễn
cảm.
Giải pháp 1: Chuẩn bị cho việc đọc.
Giáo viên:
- GV phải luyện đọc bài nhiều lần ở nhà để có giọng đọc chuẩn.
- GV cần nắm chắc mục đích , yêu cầu của bài học.
- Có kế hoạch cụ thể cho bài học, lựa chọn hệ thống câu hỏi.
- Chuẩn bị đồ dùng dạy học như vật thật, bảng phụ có ghi câu văn, đoạn văn cần
hướng dẫn đọc.
- Chú ý đến tư thế đọc của HS khi ngồi đọc, khoảng cách từ sách đến mắt là 30 35cm.

Học sinh:
- Đọc trước bài nhiều lần. Tìm hiểu cách đọc, giọng đọc của câu, đoạn, bài. Lựa
chọn ý kiến trả lời câu hỏi trong sách giáo khoa.
- Khi cơ giáo gọi đọc phải bình tĩnh, tự tin không hấp tấp. Tư thế đọc phải đàng
hoàng, thoải mái, sách phải được mở rộng và cầm bằng hai tay.
Giải pháp 2: Đọc mẫu của giáo viên
Việc rèn luyện nói, đọc đúng chính âm biết xây dựng ngơn ngữ thân thiện,
thanh lịch chính là xây dựng nét văn hóa trong giao tiếp là xây dựng nét mơ
phạm cao quý cho mỗi người thầy. Mọi lời nói, viết, đọc của người thầy phải là
tấm gương sáng cho học sinh noi theo. Vì thế việc đọc mẫu của người thầy, theo
tôi cần đạt được những yêu cầu sau:
- Giáo viên đọc đúng chính âm, khơng mắc lỗi về thanh điệu ( dấu hỏi/ ngã).
Phụ âm đầu r/d/gi; s/x; ch/tr và vần có ngun âm đơi iê, , ươ; khơng dùng các
từ địa phương( trừ việc cần thể hiện bản sắc xứ Thanh trong tác phẩm nghệ
thuật)
- Loại bỏ các lỗi lệch chuẩn( dùng từ, phát âm) khi đọc.
Đọc hay, diễn cảm, nhấn giọng thể hiện đúng lời nhân vật, sắc thái tình cảm
trong đoạn văn, bài văn; phát huy được tinh hoa đặc sắc trong từ ngữ, giọng
điệu.
5
SangKienKinhNghiem.net


Để đạt được u cầu trên tơi có những biện pháp thực hiện sau:
- Nắm chắc nội dung, yêu cầu của bài đọc.
- Nắm được thể loại bài kể chuyện hay kịch, thơ, văn xi...để có cách đọc
đúng.
- Luyện đọc bài nhiều lần ở nhà để có giọng đọc chuẩn.
- Tìm hiểu và học cách đọc chuẩn tiếng phổ thơng của các phát thanh viên
trên đài truyền hình VTV1.

- Luyện hơi thở để có giọng đọc hay.
- Khi đọc nhấn mạnh bằng ngữ điệu đọc.
- Tư thế đứng thẳng, đầu thẳng, tay cầm sách cách mắt 35- 40cm, đưa mắt
giao lưu với học sinh gây sự cuốn hút học sinh nghe và chú ý bài đọc.
Giải pháp 3: Rèn cho học sinh đọc đúng.
- Đọc đúng là sự tái hiện mặt âm thanh của bài đọc một cách chính xác, khơng
có lỗi. Đọc đúng là khơng đọc thừa, khơng đọc bỏ tiếng, phát âm, ngắt nghỉ hơi
đúng chỗ và đọc đúng giọng bài văn.
*. Cách thực hiện:
+ Đối với HS phát âm sai:
- Trước khi lên lớp, tơi dự tính các lỗi mà học sinh trong lớp dễ mắc, những từ
có chứa âm vần khó trong bài để luyện đọc trước và chữa lỗi phát âm sai bằng
biện pháp luyện theo mẫu hay biện pháp cấu âm rồi kết hợp giải nghĩa từ
khó.Việc giải nghĩa từ sẽ giúp các em có khái niệm ban đầu về đặc điểm của
ngơn ngữ nghệ thuật. Từ đó, khi đọc bài, các em sẽ biết chú ý tìm hiểu và
thưởng thức vẻ đẹp của ngôn từ trong văn bản cũng như sức sáng tạo vơ tận của
nhà văn mà có giọng đọc phù hợp.
Ví dụ : Khi dạy bài : “Người ăn xin” - (TV 4 . T1).
Trước tiên tôi cho HS đọc thầm và nêu ra những từ khó đọc, tơi kết hợp ghi
lên bảng: "sưng húp, run rẩy, rên rỉ". Đây là lỗi phổ biến mà địa phương Thanh
Hoá thường mắc phải đọc sai phụ âm s, r. Sau đó tơi cho HS luyện đọc cá nhân
để bạn nhận xét. Nếu HS vẫn đọc sai tôi đọc mẫu và hướng dẫn cách phát âm
từng tiếng sau đó cho HS đọc lại, nếu cần thiết tôi cho cả lớp đọc đồng thanh.
Tiếp theo tôi cho HS đọc theo đoạn. Học sinh A đọc đoạn 1, học sinh B nhận
xét phát hiện tiếng, từ bạn đọc sai rồi tôi cho học sinh A đọc lại cho đúng từ .
Sau đó tơi gọi 2 đến 3 em hay mắc lỗi phát âm sai như học sinh A đọc lại. Hoặc
khi HS đọc tôi theo dõi, nếu thấy HS đọc sai chỗ nào tôi cho HS dừng đọc và
đọc lại tiếng từ phát âm chưa đúng đó .Việc làm này cần phải tiến hành thường
xuyên ở tất cả các bài tập đọc. Khi đọc sai tiếng, từ trong văn bản người nghe sẽ
hiểu sai ý của tác giả. Vì vậy đọc đúng văn bản là rất cần thiết.

+ Đối với học sinh đọc còn bỏ dòng, ngập ngừng chưa đúng tốc độ:
Nguyên nhân là các em chưa chuẩn bị bài ở nhà, chưa biết làm chủ tia mắt,
chưa biết lấy hơi đúng chỗ...Vì vậy, tơi luyện cho HS làm chủ tia mắt bằng cách
GV đọc mẫu rồi cho HS luyện đọc theo để đảm bảo tốc độ. Hay đọc đồng thanh
cả lớp để giúp HS đọc khơng bỏ sót tiếng, khơng lạc dịng.Tơi dạy các em phải
biết kết hợp chỗ ngừng nghỉ để lấy hơi và nuốt nước bọt, vì nước bọt nhiều
6
SangKienKinhNghiem.net


trong miệng phát âm sẽ khơng rõ ràng. Tơi cịn yêu cầu các em đọc bài nhiều lần
ở nhà và giao đọc thêm các văn bản khác trong trương trình tiểu học.
+ Đối với học sinh đọc ngắt, nghỉ hơi; các kiểu câu chưa đúng:
Khi đọc ngừng nghỉ tùy tiện dẫn đến hiểu lệch về ý nghĩa. Đọc sai kiểu câu
sẽ không thể hiện đúng ý nghĩa, cảm xúc cần có trong văn bản.
Ví dụ: Trong bài “Dịng sơng mặc áo” của nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo (Tiếng
việt 4.T2) học sinh đọc :
Khuya rồi sông/ mặc áo đen
Nép trong rừng bưởi lặng n/ đơi bờ
Sáng ra thơm đến/ ngẩn ngơ
Dịng sông đã mặc/ bao giờ áo hoa.
Khi ngắt nhịp như khổ thơ trên, người nghe khơng cịn thấy hay mà hình ảnh
ở đây trở nên bình thường khơng sâu sắc, ý thơ không chặt chẽ. Nếu học sinh
ngắt nghỉ nhịp thơ đúng như sau:
Khuya rồi/ sông mặc áo đen
Nép trong rừng bưởi/ lặng yên đôi bờ
Sáng ra/ thơm đến ngẩn ngơ
Dịng sơng đã mặc bao giờ/ áo hoa.
Dịng sơng được nhân hố, trở nên điệu đà , thích làm đẹp, làm dun như thiếu
nữ. Ban đêm, dịng sơng đã “ nép trong rừng bưởi lặng yên đôi bờ”, nên sáng ra,

sơng mới mặc hoa, mùi thơm của áo mới, làm “ ngẩn ngơ” lặng người như
thế đó.
Vì lí do trên mà tôi hướng dẫn HS đọc ngắt, nghỉ như sau:
*Đối với văn xuôi :
+ Ngắt sau dấu phẩy : nghỉ ngắn.
+ Ngắt sau dấu chấm: nghỉ dài, hạ thấp giọng.
+ Ngắt sau dấu hỏi: cao giọng.
+ Ngắt sau dấu chấm lửng: kéo dài hoặc hơi ngừng giọng(đứt quãng).
* Còn đọc thơ tơi hướng dẫn HS cần đọc đúng dịng thơ, vần thơ, thể thơ để thể
hiện sắc thái tình cảm, ý tưởng của tác giả gửi gắm trong bài thơ.
Thời gian ngắt nghỉ sau mỗi dấu câu, ý thơ là khác nhau và rất quan trọng, nó
giúp người đọc hiểu nội dung văn bản.Vì vậy, tơi hướng dẫn học sinh dựa vào
nghĩa và quan hệ ngữ pháp giữa các tiếng, từ để ngắt hơi cho đúng. Ngắt giọng
mà tách một từ ra làm hai, tách từ chỉ loại với danh từ, tách danh từ ra khỏi định
ngữ đi kèm, ngắt giọng sau một hư từ... là sai.
Ví dụ : Khi đọc bài “Anh hùng lao động Trần Đại Nghĩa ”- (TV4-T2)
Học sinh đọc “ Ông được Bác Hồ/ đặt tên mới là/ Trần Đại Nghĩa và giao
nhiệm vụ/ nghiên cứu chế tạo vũ khí phục vụ cuộc/ kháng chiến chống thực dân
Pháp //.
- Tôi chép câu văn lên bảng và giúp học sinh nhận ra chỗ ngắt giọng sai và
thiếu kết hợp giải thích sai vì sao rồi nêu cách sửa lại. Sau đó tơi treo bảng phụ
chép sẵn câu văn đã ngắt sẵn để HS đối chiếu như sau:
7
SangKienKinhNghiem.net


“ Ông được Bác Hồ đặt tên mới là Trần Đại Nghĩa/ và giao nhiệm vụ nghiên
cứu chế tạo vũ khí/ phục vụ cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp //.
- Sau đó tơi u cầu học sinh đọc lại để so sánh hai cách xem cách đọc nào
đúng.

Hay: Trong bài : “Trung thu độc lập” ( TV 4 – tập 1)
Học sinh đọc như sau:
Đêm nay anh đứng gác ở trại/. Trăng ngàn và gió núi bao la khiến lòng anh
man mác/ nghĩ tới trung thu và nghĩ tới các em.
- Tôi đọc lại câu văn và yêu cầu học sinh lắng nghe, phát hiện chỗ cô giáo
ngắt giọng :
Đêm nay/ anh đứng gác ở trại. Trăng ngàn và gió núi bao la /khiến lịng anh
man mác nghĩ tới trung thu/ và nghĩ tới các em.
Ngoài những cách làm trên, trong giờ tập đọc tôi thường dùng cách phát
huy khả năng của HS khá, giỏi bằng cách treo bảng phụ viết sẵn câu văn, thơ
yêu cầu 1 HS khá hoặc giỏi lên bảng đánh dấu chỗ ngắt, nghỉ và đọc mẫu để các
bạn trong lớp nhận xét, rồi thống nhất cách đọc đúng .
Ở đâu/ tre cũng/ xanh tươi
Cho dù /đá sỏi/ đá vơi /bạc màu
Có gì đâu/ có gì đâu
Mỡ màu ít /chắt dồn lâu /hố nhiều
"Tre Việt Nam ”(TV4- T1)
Câu thơ lục bát ở trên ngắt theo nhịp 2/2, đến câu thơ sau đổi thành nhịp
3/3
Đối với bài thơ, tôi hướng dẫn HS chú ý ngắt, nghỉ đúng với nhịp của từng
dịng thơ.
Ví dụ: Khi đọc bài:" "Tre Việt Nam ”(TV4- T1)
Khổ thơ cuối bài đột ngột thay đổi cách ngắt nhịp, cách ngắt dịng tơi hướng
dẫn HS đọc như sau:
Mai sau/
Mai sau/
Mai sau/
Đất xanh tre/ mãi xanh màu/ tre xanh
Hay : Những bài thơ ở thể thơ lục bát, nhịp thơ phổ biến là 2/4 và 4/4. Tuỳ
từng bài thơ, tôi lưu ý HS khi đọc phải chú ý tới âm điệu và nhịp thơ để ngắt cho

đúng.
Tôi hướng dẫn HS ngắt nghỉ như sau:
“Đường non /khách tới/ hoa đầy (2/2/2)
Rừng sâu quân đến/ tung bay chim ngàn (4/4)
Việc quân/ việc nước /đã bàn
(2/2/2)
Xách bương/ dắt trẻ/ ra vườn/ tưới rau
(2/2/2/2)
(Không đề – TV4 T2)
Nhác trông/ vắt vẻo trên cành

(2/4)
8

SangKienKinhNghiem.net


Một anh gà trống/ tinh ranh lõi đời (4/4)
Cáo kia/ đon đả ngỏ lời
(2/4)
Kìa anh bạn quý/ xin mời xuống đây (4/4)
( Gà Trống và Cáo – TV4 T1)
- Sau khi HS ngắt nhịp xong, tôi lưu ý luôn cách đọc: nhịp ngắn khi đọc cần đọc
nhanh thể hiện sự dồn dập 2/2/2; nhịp dài 4/4 cần đọc chậm thể hiện tình cảm
sâu lắng, trầm tĩnh.
- Đặc biệt đối với những bài ở thể thơ tự do, thơ 4 chữ, 5 chữ, 6 chữ, 7 chữ, 8
chữ học sinh phải chú ý tới vần, nhịp để ngắt, nghỉ đúng. Cụ thể như:
Khơng có kính/ khơng phải vì xe khơng có kính
Nhìn thấy gió/ vào xoa mắt đắng
Thấy con đường/ chạy thẳng vào tim

Khơng có kính/ ừ thì ướt áo
Mưa ngừng/ gió lùa/ mau khơ thơi
( Bài thơ về tiểu đội xe khơng kính- TV4T2)
Như vậy, từ một số biện pháp trên tơi đã giúp học sinh dần dần có ý thức tìm
hiểu cách đọc đúng và tự tin hơn khi đọc.
Giải pháp 4: Hướng dẫn tốc độ đọc cho học sinh
Như chúng ta đã biết, đối với học sinh Tiểu học, việc rèn cho các em đọc lưu
loát cần phải có thời gian và lịng kiên trì. Đọc lưu lốt là nói đến phẩm chất đọc
về mặt tốc độ, đọc không ê a, ngắc ngứ. Tốc độ đọc nhanh chỉ thực hiện khi đã
đọc đúng, khi đọc phải chú ý xác định tốc độ để cho người nghe hiểu kịp được.
Nhưng đọc nhanh ở đây không phải là đọc liến thoắng. Tốc độ đọc thành
tiếng của lớp 4 là 120 tiếng / phút. Song không phải cứ đọc nhanh, lưu lốt là
đọc đúng tốc độ, mà tơi lưu ý HS phải phụ thuộc văn bản, có những chỗ cần đọc
nhanh, dồn dập, khẩn trương, có chỗ đọc chậm rãi, nhịp giãn ra...
Ví dụ: Khi đọc bài "Tre Việt Nam": Khổ 1 giọng đọc chậm, sâu lắng, gợi suy
nghĩ, liên tưởng, nghỉ hơi ngân dài sau chấm lửng ở dòng thứ 3; khổ 2,3 giọng
đọc sảng khoái; khổ 4 ngắt nhịp đều đặn ở các dấu phẩy, tạo âm hưởng nối tiếp,
dấu luyến như trong bản nhạc..
*. Cách thực hiện:
- Tôi hướng dẫn cho học sinh làm chủ tốc độ bằng cách giáo viên đọc mẫu hoặc
chọn học sinh đã đọc tốc độ chuẩn đọc mẫu để tất cả học sinh đọc thầm theo.
Ngồi ra, tơi cịn dùng biện pháp đọc tiếp nối trên lớp, đọc nhẩm có sự kiểm tra
của giáo viên, của bạn để điều chỉnh tốc độ, đọc có tính thời gian...
Ví dụ: Khi học sinh đọc cá nhân tồn bài hoặc một khổ thơ, một đoạn văn
tơi đều nhắc cả lớp đọc thầm theo. Học sinh đọc GV cần lắng nghe để đưa ra
một số lệnh như:"Đọc hơi nhanh ; đọc hơi chậm; đọc nhanh hơn; đọc chậm lại
" để HS kịp thời điều chỉnh. Nếu HS khơng điều chỉnh được thì GV đọc mẫu để
HS đọc theo. Tơi cịn gây hứng thú cho học sinh bằng những trò chơi như: Thi
đọc tiếp sức, đọc thơ truyền điện, …Kết thúc trị chơi bao giờ tơi cũng cho học
sinh chọn và tuyên dương nhóm đọc đúng nhất, nhanh nhất, giỏi nhất và rút

kinh nghiệm về cách đọc.
9
SangKienKinhNghiem.net


Mặt khác muốn học sinh đọc lưu loát, đúng tốc độ cần có sự chuẩn bị bài ở
nhà tốt, học sinh phải được đọc trước nhiều lần.Vì vậy tơi thường yêu cầu HS
đọc trước bài nhiều lần ở nhà. Em nào đọc cịn chậm tơi giúp học sinh luyện
thêm sau giờ học và ở buổi học tăng buổi. Ngoài ra, để các em có điều kiện
giúp đỡ nhau đọc tốt, trong lớp tôi xếp một em đọc tốt ngồi cùng một em đọc
chưa tốt để các em điều chỉnh tốc độ đọc cho nhau mỗi khi đọc theo nhóm.
Giải pháp 5 : Rèn cho học sinh có ý thức đọc diễn cảm.
Để đọc diễn cảm được văn bản thì ngồi đọc đúng kiểu câu còn phải đọc
đúng kiểu văn bản. Đọc đúng kiểu văn bản trước hết phải biết giọng đọc một
văn bản cơng vụ, hành chính, một mẩu tin khác với giọng đọc một văn bản nghệ
thuật. Đọc văn bản nghệ thuật, giọng đọc truyện khác giọng đọc kịch ,đọc thơ...
Đọc diễn cảm là một yêu cầu đặt ra khi đọc những câu văn hoặc các yếu tố
của ngôn ngữ nghệ thuật. Đó là việc đọc thể hiện ở kỹ năng làm chủ ngữ điệu,
chỗ ngừng giọng, cường độ...để biểu đạt đúng nội dung và tình cảm mà tác giả
đã gửi gắm trong bài đọc. Đồng thời thể hiện được sự thông hiểu, cảm thụ của
người đọc đối với tác phẩm. Đọc diễn cảm thể hiện năng lực đọc ở trình độ cao
và chỉ thực hiện được trên cơ sở đọc đúng và đọc lưu loát.
*. Cách tiến hành:
Bước 1: Nội dung của bài đọc đã quy định ngữ điệu của nó nên tơi khơng
bao giờ áp đặt sẵn giọng đọc của mỗi bài mà tơi khuyến khích học sinh tự tìm
hiểu và nêu cách đọc và đọc trên cơ sở hiểu từ, hiểu nghĩa. Tôi lắng nghe, sửa
cách đọc cho từng học sinh.Tơi cũng ln kích thích, động viên học sinh cố
gắng đọc diễn cảm dưới nhiều hình thức khác nhau để tạo sự hứng thú cho các
em.
Ví dụ: Khi dạy bài: : “Mẹ ốm” ( TV4 – T1).

Tôi yêu cầu học sinh đọc nối tiếp và tự phát hiện ra giọng đọc phù hợp với
mỗi khổ thơ:
- Khổ 1-2: giọng trầm buồn
- Khổ 3: giọng lo lắng
- Khổ 4,5: giọng vui
- Khổ 6,7: giọng thiết tha
Cuối mỗi tiết tập đọc, tôi yêu cầu học sinh đọc lại đoạn văn (hoặc khổ thơ)
mà em thích và nói lên lí do vì sao mình lại thích đoạn văn, khổ thơ đó. Hoặc tổ
chức thi đọc diễn cảm, đọc phân vai, đóng kịch ( Đối với các tác phẩm có nhiều
lời hội thoại như “Một người chính trực” và “Chú Đất Nung”(TV4). Vì vậy trong
giờ Tập đọc, lớp tơi các em rất thích tham gia đọc diễn cảm.
Bước 2: Đọc diễn cảm chỉ có được trên cơ sở hiểu thấu đáo bài đọc. Đọc
diễn cảm yêu cầu đọc đúng giọng vui, buồn, giận dữ, trang nghiêm... phù hợp
với từng ý cơ bản của bài đọc, phù hợp với kiểu câu, thể loại, đọc có cảm xúc
cao, biết nhấn giọng ở từ ngữ biểu cảm, gợi tả, phân biệt lời nhân vật, lời tác giả.
Để đọc diễn cảm, người đọc phải làm chủ được chỗ ngắt giọng làm chủ
được tốc độ đọc, làm chủ được cường độ và ngữ điệu. Vì vậy, ở mỗi bài tập đọc

10
SangKienKinhNghiem.net


tôi quan tâm hướng dẫn học sinh phát hiện những câu ngắt giọng, nhấn giọng có
ý đồ nghệ thuật bằng cách tự các em tìm tịi, khám phá và tranh luận.
Ví dụ: Bài "Chợ Tết” ( TV 4 - T2). Các em cần ngắt giọng và nhấn giọng
như sau:
Dải mây trắng/ đỏ dần trên đỉnh núi
Sương hồng lam/ ôm ấp nóc nhà gianh
Trên con đường viền trắng mép đồi xanh
Người các ấp/ tưng bừng ra chợ tết

Đọc như thế học sinh sẽ cảm nhận được một buổi sáng tinh mơ nơi làng
quê trong ánh bình minh. Dải mây trắng trên đỉnh núi “ đỏ dần” lên. Những giọt
sương mai như viên ngọc “ hồng lam” được nhân hoá đang “ ôm ấp” nóc nhà
gianh nơi thôn ấp. Những con đường quê “ viền trắng” uốn lượn mép đồi xanh.
Đỉnh núi, đồi xanh, nóc nhà gianh, con đường, dải mây trắng, giọt sương hồng
lam...tất cả đều ửng sáng, trông thật đẹp mắt. Nghệ thuật phối sắc của nhà thơ
thật tài hoa.
Hoặc “ Mẹ thương A- kay/ mẹ thương bộ đội
Con mơ cho mẹ/ hạt gạo trắng ngần
Mai sau con lớn/ vung chày lún sân
Với cách đọc như thế, học sinh cảm nhận được tình thương con chan hồ
với tình u nước dạt dào trong trái tim bà mẹ Tà- ôi. Mỗi hạt gạo giã trắng ngần
để nuôi quân đều mang nặng tình non nước. Niềm hi vọng của mẹ cháy bỏng
tâm hồn.
Mẹ mong có nhiều gạo thơm để ni bộ đội đánh giặc. Mẹ mơ ước con yêu
lớn lên mang tầm vóc dũng sĩ “ vung chày lún sân”.
Hay :
Ung dung bng lái ta ngồi
Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng
Với cách đọc và nhấn giọng như thế ta như hình dung được hình ảnh người
chiến sĩ với tinh thần dũng cảm và lòng hăng hái lái xe trên con đường chiến
lược Trường Sơn thời đánh Mĩ. Con đường ra tiền tuyến đầy mưa bom bão đạn,
chiếc xe vận tải quân sự “ kính vỡ đi rồi” nhưng người chiến sĩ lái xe vẫn “ ung
dung” làm chủ phương tiện, làm chủ chiến trường, rất dũng cảm ngang tàng.
Đọc diễn cảm còn thể hiện ở cách đọc đúng ở những kiểu câu chia theo mục
đích nói. Vì vậy, tơi ln ln nhắc nhở học sinh, mỗi kiểu câu chia theo mục
đích nói đều có ngữ điệu riêng, hạ giọng cuối câu kể, lên giọng ở câu hỏi, nhấn
giọng ở những từ chỉ cảm xúc trong câu cảm. Khi đọc bắt gặp những kiểu câu
này , tôi lắng nghe để sửa nếu học sinh đọc sai .Trước tiên là tôi cho HS nhận
xét bạn đọc, nếu đọc sai tôi yêu cầu đọc lại. Trường hợp này tơi có thể tổ chức

thi đọc giữa các cá nhân rồi tìm ra bạn đọc tốt. Nếu cần thiết thì GV ghi lên bảng
hướng dẫn cách đọc và cho cả lớp đọc đồng thanh.
Mặt khác, thể hiện giọng đọc phù hợp với nhân vật kết hợp với các yếu tố phi
ngôn ngữ cũng là bước thành công lớn trong quá trình đọc diễn cảm.
Các loại hình văn bản trong các bài tập đọc lớp 4 là: Thơ, văn xã hội khoa
học, văn bản khoa học tự nhiên, truyện kể, kịch. Trong đó, truyện kể và kịch
11
SangKienKinhNghiem.net


thường xuất hiện nhiều nhân vật. Chính vì vậy, để nâng cao chất lượng đọc cho
học sinh lớp 4 điều không thể xem nhẹ là luyện đọc cho học sinh có giọng đọc
phù hợp với nhân vật.
Sau khi hướng dẫn học sinh luyện đọc và tìm hiểu bài, các em đã nắm được
nội dung bài, hiểu tính cách từng nhân vật, giáo viên cho học sinh phát hiện cách
đọc diễn cảm thể hiện giọng đọc của từng nhân vật thông qua phương pháp đàm
thoại gợi mở. Từ những câu hỏi gợi mở HS sẽ nêu được giọng đọc của từng
nhân vật,ví dụ:
- Giọng ấm ức : “Năm trước, gặp khi trời làm đói kém, mẹ em phải vay
lương của bọn nhện….ăn thịt em. ” – chị Nhà Trò trong bài Dế Mèn bênh vực kẻ
yếu
- Giọng ôn tồn, điềm đạm: “Ờ, nhớ về sớm nghe con!” - Ba trong bài Chị
em tơi
Hay : - Giọng hồ hởi: Dẫn nó vào!- Nhà vua trong bài Vương quốc vắng nụ
cười
- Giọng mong được sự thông cảm: Muôn tâu bệ hạ, thần xin chịu tội.
Thần đã cố gắng hết sức nhưng học không vào.- đại thần trong bài Vương quốc
vắng nụ cười.
- Giọng thì thầm vẻ bí mật kết hợp với điệu bộ : Nó ở ngay dưới mũi ngài
đây – Cáo trong bài Trong quán ăn “Ba cá bống”

- Xẵng giọng: “Có câm môm không?- Tên cướp trong bài Khuất phục
tên cứơp biển
- Giọng hí hửng: Tâu bệ hạ! Thần vừa tóm được một kẻ đang cười sằng
sặc ngoài đường.- Viên thị vệ trong bài Vương quốc vắng nụ cười.
- Giọng dỗ dành : “Cơng chúa có biết mặt trăng treo ở đâu không? "- Chú
hề trong bài Rất nhiều mặt trăng.
- Giọng nghẹn ngào, đau khổ : ““Năm trước, gặp khi trời làm đói kém, mẹ em
phải vay lương của bọn nhện….ăn thịt em. ” – chị Nhà Trò trong bài Dế Mèn
bênh vực kẻ yếu”
Như vậy : Để học sinh luyện đọc đúng giọng nhân vật, giáo viên phải giúp các
em tìm hiểu bài tốt để nắm được đặc điểm tính cách nhân vật. Từ đó luyện cho
các em có giọng đọc cụ thể, phù hợp với từng nhân vật, thay đổi và đan xen cách
đọc để tạo khơng khí sôi động và hào hứng cho giờ học.Từ việc đọc đúng, đọc
diễn cảm các em mới hiểu được nội dung của văn bản và ngược lại có hiểu được
nội dung của văn bản thì các em mới đọc đúng, đọc hay được. Muốn vậy, trong
mỗi giờ tập đọc tôi cho học sinh đọc thành tiếng kết hợp với đọc thầm nhiều lần.
Cụ thể là:
+ Đọc thầm lần 1: Kết hợp khi GV đọc mẫu lần 1
+ Đọc thầm lần 2: Kết hợp khi 1 bạn đọc cả bài.
+ Đọc thầm lần 3: Kết hợp khi đọc nối tiếp từng đoạn.
+ Đọc thầm lần 4: Khi giáo viên đọc diễn cảm.
+ Lần 5 đọc thầm kết hợp với thành tiếng khi tìm hiểu bài.
+ Lần 6 đọc thầm kết hợp với khi đọc diễn cảm.
12
SangKienKinhNghiem.net


Như vậy việc đọc thầm kết hợp với việc đọc cá nhân thành tiếng được
luyện nhiều lần, kết hợp nhuần nhuyễn trong một tiết học Tập đọc đã giúp học
sinh nắm được nội dung văn bản và từ đó có cách đọc đúng và vươn tới mức độ

cao hơn đó là đọc diễn cảm.
Tóm lại, trong khi dạy - học Tập đọc cho học sinh lớp 4, tôi áp dụng các
biện pháp trên đã giúp cho học sinh rèn đọc tốt hơn, đọc thể hiện đúng nội dung
của mỗi bài tập đọc.
2.4. Kết quả đạt được.
Từ thực tế tình hình học sinh khối 4, sau khi áp dụng những kinh nghiệm
rèn đọc thành tiếng vào lớp 4E chất lượng đọc của học sinh qua các lần thi định
kì đã được nâng lên rõ rệt so với các lớp còn lại trong khối. Đến thời điểm này,
sau khi ra đề khảo sát chất lượng đọc thành tiếng cho HS khối 4 kết quả thu
được như sau:
Mức độ đọc thành tiếng.
Lớp
Sĩ số
Điểm 9- 10
Điểm 7-8
Điểm 5-6
4A
36
10
27,7%
21
58,3% 5
14%
4B
36
10
27,7%
21
58,3% 5
14%

4C
38
9
23,6%
22
7
57,8%
18,6%
4D
37
10
27,0%
21
6
16,3%
56,7%
4E
38
19
50%
17
44,7% 2
5,3%

3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
3.1 Kết luận
Qua bảng thống kê trên, tôi thấy hai lớp 4E áp dụng những biện pháp nêu
trong đề tài chất lượng đọc cao hơn so với các lớp còn lại trong khối. Từ việc
HS đọc tốt mà HS lớp tôi chủ nhiệm học đều ở tất cả các phân mơn trong
chương trình tiểu học. Ngồi ra vốn văn học có phần phong phú, nói viết rõ

ràng, viết văn có hình ảnh, tự nhiên trong giao tiếp... Như vậy, để việc rèn đọc
cho HS đạt kết quả cao thì:
- Người giáo viên phải có trình độ chun mơn vững vàng, có trình độ ngơn
ngữ, kiến thức văn học, vốn ngôn ngữ văn học phong phú, vốn sống nhất định
và một giọng đọc hay - giọng đọc vàng- mới có tác dụng làm mẫu khi dạy tập
đọc.
- GV cần nắm chắc mục tiêu, nội dung, các nguyên tắc luyện đọc thành tiếng và
phương pháp dạy học tập đọc.
GV phải có một số kỹ năng: Biết làm mẫu, biết quan sát cách đọc của HS, biết
tái hiện lời đọc của HS trong thế đối chiếu với lời đọc mẫu, biết phối hợp nhịp
nhàng

13
SangKienKinhNghiem.net


lời mô tả giọng đọc và làm mẫu.
- Không biến giờ Tập đọc thành tiết giảng văn, mà phải chú ý khâu rèn đọc cho
học sinh dưới nhiều hình thức khác nhau, tạo cho học sinh tính tự tin và ý thức
rèn đọc.
- Không áp đặt cách đọc, giọng đọc mà giúp các em tự tìm ra cái hay, cái đẹp
trong từng văn bản để các em tìm ra cách đọc hay nhất phù hợp với nội dung
từng bài.
- Không tỏ thái độ nóng vội mà phải kiên trì, thật kiên trì và biết tạo ra khơng
khí vui tươi, thoải mái trong tiết học để các em không căng thẳng mà hứng thú
và yêu thích giờ học.
- Giáo viên phải triệt để sử dụng đồ dùng trực quan hỗ trợ cho việc tìm hiểu bài,
vận dụng linh hoạt các phương pháp và các hình thức học tập để mang lại hiệu
quả cao trong giờ tập đọc.
- Giáo viên cần hiểu trình độ HS để phân hóa nội dung dạy học, tạo điều kiện

cho việc phát triển năng lực đọc của từng cá thể HS.
3.2. Kiến nghị .
Để việc rèn đọc cho học sinh trong giờ Tập đọc đạt kết quả cao thì:
- Các tài liệu về phân mơn Tập đọc cần thống nhất cao về quan điểm.
- Các cấp quản lý giáo dục cần thường xuyên tổ chức các chuyên đề bồi dưỡng
dạy tập đọc cho giáo viên.
Trên đây là một số kinh nghiệm nhỏ của bản thân tôi đã tích lũy được trong
q trình giảng dạy về : “Cách rèn đọc thành tiếng cho học sinh lớp 4 trong
giờ Tập đọc”. Tơi rất mong được sự góp ý chân thành của các bạn động nghiệp
và các cấp lãnh đạo để đề tài của tơi được hồn thiện hơn.
Tơi xin chân thành cảm ơn!
XÁC NHẬN CỦA
HIỆU TRƯỞNG

TP Thanh hóa, ngày 19 tháng 3 năm 2016
Tôi xin cam đoan đây là sáng kiến kinh
nghiệm của mình viết, khơng sao chép nội
dung của người khác.
Người viết
Phạm Thị Hằng

14
SangKienKinhNghiem.net



×