Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc cho học sinh lớp 4 trong giờ tập đọc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (102.72 KB, 19 trang )

Đề tài : Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc cho học sinh lớp 4 trong giờ tập đọc

MỤC LỤC
Trang
I. PHẦN MỞ ĐẦU …….…….………………......………………………2
1. Lý do chọn đề tài ...…………………………………….....…………….2
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài …………………………….....…………3
3. Đối tượng nghiên cứu ………………..………….....………..…………3
4. Phạm vi nghiên cứu …………………………………………………….3
5. Phương pháp nghiên cứu ………………………..………….………….3
II. PHẦN NỘI DUNG ..……..………………………………...…………3
1. Cơ sở lý luận ………………………..……………………………….... 3
2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu……………………………….………….4
3. Nội dung và hình thức của giải pháp...................................................... .5
a. Mục tiêu giải pháp........……………..………………………………..…5
b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp…….……………………….6
c. Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp.

………..…….……….. 15

d. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu, phạm vi
và hiệu quả ứng dụng…………………………………………....... …..…16
III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ …….…….……………………….……17
1. Kết luận ………………………………………………….……………17
2. Kiến nghị ………………………………………………….………….18

Người viết: Lê Thị Liên

-1-

Đơn vị: Trường Tiểu học Y Ngông




Đề tài : Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc cho học sinh lớp 4 trong giờ tập đọc

I. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong Chương trình giáo dục phổ thông - cấp Tiểu học, Tiếng Việt là
môn học có nhiệm vụ hình thành năng lực hoạt động ngôn ngữ cho học sinh.
Năng lực hoạt động ngôn ngữ được thể hiện trong bốn dạng hoạt động, tương
ứng với chúng là bốn kĩ năng nghe, nói, đọc, viết. Tập đọc là một phân môn
cơ bản làm cơ sở cho học sinh học tốt các phân môn khác của môn Tiếng Việt
nói riêng cũng như các môn học khác trong chương trình tiểu học.
Phân môn Tập đọc lớp 4 tiếp tục rèn kĩ năng đọc cho học sinh với yêu
cầu củng cố, nâng cao kĩ năng đọc trơn, đọc thầm, đồng thời tiến hành đọc
diễn cảm và phát triển kĩ năng đọc - hiểu lên mức cao hơn. Bên cạnh đó, nội
dung các bài tập đọc trong sách giáo khoa Tiếng Việt 4 phản ánh một số vấn
đề cơ bản về đạo đức, phẩm chất, sở thích, thú vui lành mạnh…của con người
thông qua ngôn ngữ văn học và những hình tượng giàu chất thẩm mĩ và nhân
văn. Do đó, nó có tác dụng mở rộng tầm hiểu biết, tầm nhìn về tự nhiên, xã
hội và đời sống, bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm và nhân cách cho học sinh.
Xác định đúng vai trò của phân môn Tập đọc trong việc nâng cao chất
lượng dạy học môn Tiếng Việt lớp 4 nói riêng và các môn học khác trong
chương trình, trong những năm học vừa qua, công tác rèn kĩ năng đọc cho học
sinh luôn được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của lãnh đạo nhà trường, tổ
chuyên môn và sự trăn trở của đội ngũ giáo viên. Vì vậy, chất lượng học tập
của các em đã có nhiều chuyển biến tích cực.
Tuy nhiên, thực tế cho thấy, đối tượng học sinh trong một lớp học
thường không đồng đều, kĩ năng đọc của học sinh lớp 4 còn có những hạn chế
nhất định; kĩ năng sư phạm của một số giáo viên còn hạn chế; giờ dạy phân
môn Tập đọc chỉ diễn ra từ 35 - 40 phút… Làm thế nào để giúp học sinh thực

hiện tốt cả ba yêu cầu (đọc đúng, hiểu nội dung bài, đọc diễn cảm hay) trong
mỗi tiết học và đạt chuẩn kiến thức kĩ năng chung là vấn đề nhiều giáo viên
Người viết: Lê Thị Liên

-2-

Đơn vị: Trường Tiểu học Y Ngông


Đề tài : Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc cho học sinh lớp 4 trong giờ tập đọc

luôn băn khoăn, trăn trở để tìm giải pháp hữu hiệu nhất. Đó cũng chính là lý
do tôi chọn đề tài “Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc cho học sinh lớp 4 trong
giờ tập đọc.”
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài
Nghiên cứu và lựa chọn một số giải pháp phù hợp với đối tượng học
sinh, nhằm giúp giáo viên thực hiện hiệu quả việc rèn kĩ năng đọc cho học lớp
4. Từng bước nâng cao chất lượng dạy học môn Tiếng Việt và các môn học
khác trong chương trình.
Thông qua việc nghiên cứu, khảo sát nhằm lựa chọn và thực hiện các
giải pháp rèn kĩ năng đọc cho học sinh lớp 4 đảm bảo tính bền vững, hiệu quả.
3. Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu thực trạng việc dạy và học môn Tiếng Việt nói chung và
phân môn Tập đọc nói riêng qua các năm học ở trường Tiểu học Y Ngông.
Qua đó, đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng học đọc cho học
sinh theo định hướng rèn kĩ năng đọc trong giờ tập đọc.
4. Phạm vi nghiên cứu
Giáo viên, học sinh trường Tiểu học Y Ngông, xã Dur Kmăl, huyện
Krông Ana năm học 2016 - 2017 và một số tài liệu, văn bản hướng dẫn có
liên quan đến việc rèn kĩ năng đọc cho học sinh trong trường tiểu học.

5. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp phân tích, tổng hợp tài liệu.
- Phương pháp khảo nghiệm.
- Phương pháp điều tra nghiên cứu các sản phẩm hoạt động.
- Phương pháp thống kê toán học.
II. PHẦN NỘI DUNG
1. Cơ sở lí luận
Người viết: Lê Thị Liên

-3-

Đơn vị: Trường Tiểu học Y Ngông


Đề tài : Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc cho học sinh lớp 4 trong giờ tập đọc

Thực tế cho thấy, những kinh nghiệm của đời sống, những thành tựu
văn hóa, khoa học, tư tưởng, tình cảm của các thế hệ trước và cả những người
đương thời phần lớn đã được ghi lại bằng chữ viết. Vì vậy, đọc thông, đọc
một cách có ý thức sẽ giúp người đọc tiếp thu được nền văn minh của loài
người, có khả năng chế ngự một phương tiện văn hóa cơ bản để giao tiếp, bồi
dưỡng tâm hồn và hình thành được một nhân cách toàn diện.
Cùng với các môn học khác trong chương trình lớp 4, phân môn Tập
đọc góp phần trang bị kiến thức, rèn luyện kĩ năng, mở rộng vốn sống, khả
năng tư duy lôgic, tư duy hình tượng, bồi dưỡng tâm hồn, cảm xúc thẩm mĩ
và hình thành nhân cách cho học sinh. Các bài tập đọc trong chương trình lớp
4 phản ánh nhiều lĩnh vực khác nhau, mở tầm nhìn xa rộng hơn so với các lớp
dưới, góp phần cung cấp cho các em những hiểu biết về thiên nhiên, xã hội,
con người, từ đó nâng cao trình độ văn hóa và phát triển nhân cách cho học
sinh.

Để lĩnh hội được tri thức qua các bài tập đọc trong chương trình, đòi
hỏi học sinh phải đọc thông, đọc một cách có ý thức. Vì vậy, trong quá trình
dạy học, nếu đưa ra được những biện pháp giúp học sinh rèn kĩ năng đọc tốt,
đọc một cách có ý thức thì chất lượng học đọc của học sinh sẽ được nâng lên,
góp phần nâng cao chất lượng học tập các môn học và hoạt động giáo dục
trong nhà trường.
2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu
Trường Tiểu học Y Ngông được thành lập năm 2008 với ba điểm
trường đóng trên ba buôn đặc biệt khó khăn của xã Dur Kmăl. Tỉ lệ học sinh
dân tộc thiểu số hàng năm chiếm đến 98% tổng số học sinh toàn trường. Hầu
hết các em thuộc diện gia đình có hoàn cảnh khó khăn, trình độ dân trí thấp,
nhận thức về giáo dục và chăm lo việc học hành của cha mẹ học sinh đối với
con em còn nhiều hạn chế vì vậy việc phối hợp với cha mẹ học sinh để nâng
cao chất lượng học tập cho các em gặp rất nhiều khó khăn.
Người viết: Lê Thị Liên

-4-

Đơn vị: Trường Tiểu học Y Ngông


Đề tài : Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc cho học sinh lớp 4 trong giờ tập đọc

Trong những năm vừa qua, được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của lãnh
đạo phòng giáo dục cũng như sự quan tâm của lãnh đạo nhà trường đã tạo mọi
điều kiện thuận lợi giúp giáo viên được bồi dưỡng nâng cao tay nghề bằng
nhiều hình thức khác nhau. Chính sự quan tâm đó đã giúp đội ngũ giáo viên
vững vàng hơn về chuyên môn nghiệp vụ, góp phần không nhỏ vào việc nâng
cao chất lượng dạy học.
Hầu hết giáo viên đã nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng đặc biệt của

việc rèn kĩ năng đọc cho học sinh trong giờ tập đọc. Song trong thực tiễn vẫn
còn một bộ phận giáo viên chủ quan, chưa chú tâm mấy đến khâu chuẩn bị
bài, chưa tìm được biện pháp rèn kĩ năng đọc phù hợp vì vậy chất lượng học
đọc của học sinh còn có những hạn chế nhất định.
Trong chương trình lớp 4, Tập đọc là một phân môn cơ bản làm cơ sở
cho học sinh học tốt các phân môn khác của môn Tiếng Việt cũng như những
môn học khác. Lên lớp 4, đa số học sinh đã có kĩ năng đọc tốt hơn so với các
lớp 1,2,3. Tuy nhiên, do ảnh hưởng tiêu cực của tiếng mẹ đẻ, tiếng địa phương
nên các em thường phát âm thiếu hoặc thừa dấu thanh… Nhiều em chưa nắm
vững quan hệ ngữ pháp giữa các tiếng, từ; chưa xác định đúng cách ngắt nghỉ
trong câu khi đọc; kĩ năng đọc - hiểu, đọc diễn cảm… còn nhiều hạn chế.
Xuất phát từ thực trạng trên, để tiếp tục phát huy những điểm mạnh
đồng thời khắc phục những hạn chế, cần phải đưa ra một số giải pháp thiết
thực hơn, phù hợp đối tượng học sinh, điều kiện của đơn vị, địa phương để
thực hiện hiệu quả việc rèn kĩ năng đọc cho học sinh trong giờ tập đọc, từng
bước nâng cao chất lượng giáo dục học sinh trong nhà trường.
3. Nội dung và hình thức của giải pháp
a. Mục tiêu của giải pháp
Giúp giáo viên thực hiện hiệu quả một số giải pháp rèn kĩ năng đọc cho
học sinh trong giờ tập đọc.

Người viết: Lê Thị Liên

-5-

Đơn vị: Trường Tiểu học Y Ngông


Đề tài : Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc cho học sinh lớp 4 trong giờ tập đọc


Từng bước nâng cao kĩ năng đọc nhằm giúp học sinh học tốt môn Tiếng
Việt và các môn học khác để hoàn thành chương trình lớp học; tạo tiền đề để
học tập, lĩnh hội tri thức của các lớp học, cấp học tiếp theo; góp phần nâng
cao chất lượng giáo dục học sinh trong nhà trường.
b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp
b.1. Chuẩn bị cho giờ dạy
Khâu chuẩn bị của giáo viên có vai trò quan trọng, quyết định sự thành
công của mỗi tiết dạy. Vì vậy, để việc rèn kĩ năng đọc cho học sinh trong mỗi
giờ học tập đọc đạt hiệu quả tốt nhất, giáo viên cần chuẩn bị những nội dung
sau:
Nghiên cứu kĩ Chuẩn kiến thức, kĩ năng cần đạt cho mỗi bài, phù hợp với
khả năng trình độ của từng đối tượng học sinh học sinh trong lớp.
Đọc bài nhiều lần để đọc tốt và hiểu thấu đáo nội dung bài đọc. Phải trả
lời các câu hỏi và các câu trả lời này sẽ giúp giáo viên xác định mục đích, yêu
cầu, nội dung và phương pháp các bài tập đọc như:
+ Trong bài vừa đọc học sinh dễ mắc những lỗi nào về phát âm ? (đó
thường là những tiếng khó, những chỗ ngắt nhịp khó, đặc biệt hoặc câu quá
dài).
+ Giọng điệu chung của cả bài như thế nào ? Đoạn nào cần nhấn giọng,
cần đọc diễn cảm, cần bộc lộ cảm xúc gì ?
+ Bài cần được đọc trong thời gian bao lâu ? (xác định tốc độ).
+ Những từ ngữ nào cần được giải nghĩa, những nội dung nào cần hướng
dẫn học sinh tìm hiểu ?...
Xem xét hệ thống câu hỏi cuối mỗi bài để có sự điều chỉnh phù hợp với
cách hiểu của mình về bài đọc cũng như phù hợp với đối tượng học sinh trong
lớp. Bên cạnh đó, giáo viên cần chuẩn bị đồ dùng dạy học phục vụ cho giờ
dạy, ví dụ đồ dùng trực quan (tranh ảnh, vật thật…), bảng phụ…
Người viết: Lê Thị Liên

-6-


Đơn vị: Trường Tiểu học Y Ngông


Đề tài : Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc cho học sinh lớp 4 trong giờ tập đọc

Những nội dung trên cần được xem là căn cứ quan trọng để giáo viên xác
định mục tiêu cần đạt cho mỗi tiết học, lựa chọn phương pháp, hình thức tổ
chức dạy học phù hợp với đối tượng học sinh khi thiết kế bài dạy. Chính khâu
chuẩn bị này giúp giáo viên tránh được việc quá lệ thuộc vào sách giáo viên,
sách thiết kế bài giảng, bị động khi tổ chức các hoạt động dạy học trên lớp, áp
đặt học sinh tham gia các hoạt động học một cách máy móc, dập khuôn,
không phát huy được tính tích cực, chủ động của học sinh trong học tập.
b.2. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng
b.2.1. Đọc thành tiếng để luyện đọc đúng
Phân môn Tập đọc ở lớp 4 tiếp tục rèn kĩ năng đọc cho học sinh với yêu
cầu củng cố, nâng cao kĩ năng đọc trơn, đọc thầm, đồng thời tiến hành luyện
đọc diễn cảm. Để thực hiện tốt các yêu cầu này, giáo viên thường xuyên phải
sử dụng biện pháp hướng dẫn học sinh đọc với cả hai hình thức đọc thành
tiếng và đọc thầm theo những mục đích và yêu cầu luyện tập khác nhau.
Đọc thành tiếng để giúp học sinh luyện đọc đúng. Đọc đúng là sự tái hiện
mặt âm thanh của bài đọc một cách chính xác, không có lỗi, không đọc theo
cách phát âm địa phương lệch chuẩn. đọc đúng bao gồm việc đọc đúng các
âm, thanh, nghỉ ngắt hơi đúng chỗ (đọc đúng ngữ điệu).
Vì vậy, trước khi lên lớp giáo viên phải dự tính để ngăn ngừa các lỗi khi
đọc. Căn cứ vào đối tượng học sinh, giáo viên xác định các lỗi phát âm mà
học sinh địa phương hoặc các vùng dân tộc thiểu số dễ mắc phải để định ra
các tiếng, từ, cụm từ, câu khó luyện đọc trước. Ví dụ, học sinh người dân tộc
Ê Đê thường phát âm thiếu hoặc thừa dấu thanh, không nắm vững quan hệ
ngữ pháp giữa các tiếng, từ…Đối với học sinh dân tộc thiểu số, khi hướng

dẫn học sinh luyện đọc đúng, giáo viên cần lưu ý không để hệ thống ngữ âm
tiếng mẹ đẻ ảnh hưởng tiêu cực đến phát âm tiếng Việt.
Giáo viên hướng dẫn học sinh cần phải dựa vào nghĩa, vào quan hệ ngữ
pháp giữa các tiếng, từ để ngắt hơi cho đúng.
Người viết: Lê Thị Liên

-7-

Đơn vị: Trường Tiểu học Y Ngông


Đề tài : Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc cho học sinh lớp 4 trong giờ tập đọc

Ví dụ: Khi đọc, không được tách một từ làm hai, không ngắt hơi:
“Dải mây/ trắng đỏ dần trên đỉnh núi
Sương hồng/ lam ôm ấp nóc nhà gianh.”
Không tách từ chỉ loại với danh từ mà nó đi kèm, không đọc:
“Thằng/ em bé nép đầu bên yếm mẹ.”
“Con/ bò vàng ngộ nghĩnh đuổi theo sau.”
Đối với những câu văn dài, để xác định đúng cách ngắt nghỉ trong câu
khi đọc, giáo viên cần hướng dẫn học sinh căn cứ vào những đặc điểm sau: ý
nghĩa của các từ, cụm từ trong câu và ý nghĩa của cả câu văn; diễn biến nội
dung câu chuyện (bài đọc); đặc điểm, tính cách, thái độ, tình cảm, lới nói
nhân vật; diễn biến tâm lí, cảm xúc khi đọc. Như vậy, ngoài việc ngắt, nghỉ ở
các dấu câu còn có các trường hợp ngắt, nghỉ như: ngắt, nghỉ tâm lí; ngắt,
nghỉ theo ý nghĩa; ngắt, nghỉ tình huống.
Ví dụ: “ Đến khi/ cậu bé chỉ quả táo cắn dở/ đang căng phồng trong túi
áo/ của quan coi vườn ngự uyển/ thì ai nấy đều bật cười thành tiếng//.” (Tập
đọc: Vương quốc vắng nụ cười - Tiếng Việt 4 - tập 2). Đây là cách ngắt, nghỉ
theo ý nghĩa, căn cứ vào ý nghĩa của các từ, cụm từ trong câu và ý nghĩa của

cả câu văn. Trong câu văn này, các hình ảnh cần chú ý là: quả táo cắn dở; túi
áo căng phồng (vì trong đó có quả táo cắn dở); quan coi vườn ngự uyển. Như
vậy, khi đọc không thể tách ra: quả táo/ cắn dở; đang căng phồng/ trong túi áo
của quan/ coi vườn ngự uyển.
Việc ngắt hơi phải phù hợp với các dấu câu (nghỉ ít ở dấu phẩy, nghỉ lâu
hơn ở dấu chấm), đọc đúng các ngữ điệu câu (lên giọng ở cuối câu hỏi, hạ
giọng ở cuối câu kể, thay đổi giọng cho phù hợp với tình cảm diễn đạt trong
câu cảm)…Như vậy đọc đúng đã bao gồm một số tiêu chuẩn của đọc diễn
cảm. Rèn kĩ năng đọc đúng là tiền đề để học sinh đọc diễn cảm tốt. Vì vậy, để
giúp học sinh thực hiện tốt kĩ năng này, trong quá trình học sinh luyện đọc,

Người viết: Lê Thị Liên

-8-

Đơn vị: Trường Tiểu học Y Ngông


Đề tài : Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc cho học sinh lớp 4 trong giờ tập đọc

giáo viên cần lắng nghe để nhận xét, gợi ý, hướng dẫn về cách phát âm, về
ngắt, nghỉ hơi hay tốc độ đọc cho phù hợp.
b.2.2. Đọc thành tiếng để luyện đọc nhanh (hoặc đọc lưu loát, trôi
chảy)
Đọc nhanh là nói đến tốc độ đọc. Vấn đề tốc độ đọc chỉ đặt ra sau khi đã
đọc đúng. Đọc nhanh không phải là đọc liến thoắng. Đọc nhanh chỉ thực sự có
ích khi nó không tách rời việc hiểu rõ điều được đọc. Khi đọc cho người khác
nghe thì người đọc phải xác định tốc độ nhanh nhưng để cho người nghe hiểu
kịp được. Đơn vị để đọc nhanh là cụm từ, câu, đoạn, bài. Vì vậy, để rèn kĩ
năng đọc nhanh cho học sinh tiểu học, giáo viên thường hướng dẫn học sinh

làm chủ tốc độ bằng cách đọc mẫu.
Đọc mẫu là một biện pháp có tác dụng nhất định trong quá trình dạy học
phân môn Tập đọc ở tiểu học. Tuy nhiên, thực tế dạy học cho thấy, đến lớp 4,
một số học sinh đã có kĩ năng đọc khá tốt (đọc lưu loát và bước đầu diễn
cảm). Để phát huy tính tích cực và tạo hứng thú trong giờ học Tập đọc, giáo
viên nên giao việc đọc toàn bài (làm mẫu) trước khi luyện đọc cho một hoặc
hai học sinh đã đạt được trình độ đọc khá chuẩn mực (nếu có). Sau khi luyện
đọc củng cố, trước khi tìm hiểu bài và luyện đọc ở mức cao hơn (đọc diễn
cảm), giáo viên đọc mẫu toàn bài để vừa có ý “chốt” lại hoạt động trước
(luyện đọc) vừa định hướng tiếp cho các hoạt động sau (tìm hiểu bài, đọc diễn
cảm), hiệu quả rèn kĩ năng đọc nhanh cho học sinh vì thế sẽ cao hơn.
Việc sử dụng biện pháp đọc mẫu của giáo viên cần linh hoạt, tùy thuộc
trình độ học sinh ở các vùng miền khác nhau. Đối với một số vùng dân tộc
thiểu số, có hoàn cảnh khó khăn, ở giai đoạn đầu lớp 4, giáo viên có thể phải
đọc mẫu toàn bài để dễ hướng dẫn học sinh luyện đọc. Tuy nhiên, đó chỉ là
cách dạy tạm thời, giáo viên cần nâng dần chất lượng đọc của học sinh để có
thể thực hiện dạy theo quy trình phân môn Tập đọc lớp 4, đồng thời phát huy
được nét riêng sáng tạo của học sinh về cách đọc. Bên cạnh đó, giáo viên cần
Người viết: Lê Thị Liên

-9-

Đơn vị: Trường Tiểu học Y Ngông


Đề tài : Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc cho học sinh lớp 4 trong giờ tập đọc

vận dụng linh hoạt các biện pháp đọc nối tiếp trên lớp, đọc nhẩm có sự kiểm
tra của thầy, của bạn… để điều chỉnh tốc độ đọc cho học sinh.
b.2.2. Đọc thành tiếng để luyện đọc diễn cảm

Đọc diễn cảm là việc đọc thể hiện ở kĩ năng làm chủ ngữ điệu, chỗ
ngừng giọng, cường độ giọng…để biểu đạt đúng ý nghĩ và tình cảm mà tác
giả gửi gắm trong bài đọc, đồng thời biểu hiện được sự thông hiểu, cảm thụ
của người đọc đối với tác phẩm. Kĩ năng đọc diễn cảm thường được luyện tập
thông qua các văn bản nghệ thuật, sau khi học sinh đã đạt được những yêu
cầu tối thiểu về trình độ đọc (đọc đúng, rõ ràng, rành mạch…), đã tìm hiểu bài
và nắm được nội dung, ý nghĩa bài đọc.
Đối với lớp 4, để giúp học sinh làm quen và từng bước hình thành kĩ
năng đọc diễn cảm, giáo viên cần căn cứ vào nội dung, phong cách văn bản để
dẫn dắt, gợi mở học sinh tìm ra cách đọc và tập thể hiện bằng giọng đọc. Đối
với văn bản nghệ thuật, giáo viên hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm thông qua
việc dẫn dắt, gợi mở học sinh thể hiện tình cảm, thái độ qua giọng đọc phù
hợp với sự việc, hình ảnh, cảm xúc, tính cách nhân vật…trong bài. Đối với
loại hình văn bản phi nghệ thuật, giáo viên hướng dẫn học sinh xác định ngữ
điệu đọc sao cho phù hợp với mục đích thông báo (làm rõ những thông tin cơ
bản) giúp người nghe tiếp nhận được những vấn đề quan trọng hay nổi bật
trong văn bản.
Để phát huy tính tích cực và sáng tạo của học sinh trong quá trình luyện
đọc diễn cảm, giáo viên không nên áp đặt cho học sinh một cách đọc theo
khuôn mẫu. Cần tránh thiên về tìm hiểu, phân tích quá chi tiết về cách đọc (Ví
dụ: xác định chỗ ngắt hơi, cao giọng, thấp giọng…) rồi sau đó mới luyện đọc
thể hiện theo cách đọc giống nhau. Đọc diễn cảm cũng còn phụ thuộc vào
cảm nhận riêng của từng cá nhân. Vì vậy, nên tổ chức cho học sinh luyện tập
“tự bộc lộ” trên cơ sở đọc mẫu của giáo viên và kết quả của việc tìm hiểu bài,
qua đó mà chỉ dẫn, điều chỉnh về cách đọc cho học sinh. Tuy nhiên, cần khắc
Người viết: Lê Thị Liên

- 10 -

Đơn vị: Trường Tiểu học Y Ngông



Đề tài : Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc cho học sinh lớp 4 trong giờ tập đọc

phục những cách đọc thiên về hình thức hoặc “diễn cảm” tùy tiện của học
sinh. Căn cứ vào đối tượng học sinh, giáo viên có thể hướng dẫn luyện đọc
diễn cảm như sau:
Cách 1: Sau khi tìm hiểu bài, giáo viên yêu cầu học sinh đọc thật tốt một
đoạn nhằm “thăm dò” khả năng thể hiện sự cảm nhận nội dung bằng giọng
đọc của học sinh. Qua kết quả đọc của học sinh, giáo viên dẫn dắt, gợi ý để
học sinh phát huy ưu điểm, khắc phục những hạn chế và tự tìm ra cách đọc
sao cho hợp lí.
Ví dụ:
+ Đoạn văn vừa rồi được đọc với giọng đọc như thế nào (vui hay buồn) ?
+ Để nêu bật đặc điểm của nhân vật, bạn đã chú ý nhấn giọng ở những từ
ngữ nào ?
+ Lời nói của nhân vật cần đọc với thái độ như thế nào ?...
Cách 2: Giáo viên đọc mẫu nhằm minh họa, gợi ý hoặc “tạo tình huống”
cho học sinh nhận xét, giải thích, tự tìm ra cách đọc.
Ví dụ: Nghe và phát hiện cách đọc của cô đã ngừng nghỉ (ngắt nhịp) ở
những chỗ nào, nhấn giọng hay cao giọng, kéo dài giọng ở từ ngữ nào ? Vì
sao cô nhấn giọng hay cao giọng, kéo dài giọng ở từ ngữ đó ? Chỗ nào trong
cách đọc của cô mà em thích, vì sao ?...
Cần tạo điều kiện cho từng học sinh được thực hành luyện đọc diễn cảm
(cá nhân, theo nhóm) để tự rút kinh nghiệm. Tổ chức cho học sinh thi đọc
diễn cảm trước lớp để các em được học tập lẫn nhau và được giáo viên động
viên hay uốn nắn…
b.3. Rèn kĩ năng đọc thầm
Nếu đọc thành tiếng là nhằm giúp học sinh củng cố kĩ năng đọc đúng,
đọc diễn cảm thì đọc thầm lại nhằm giúp học sinh nắm bắt đúng và đủ lượng

thông tin cơ bản, cảm thụ tốt văn bản nghệ thuật. Vì vậy, giáo viên cần căn cứ
Người viết: Lê Thị Liên

- 11 -

Đơn vị: Trường Tiểu học Y Ngông


Đề tài : Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc cho học sinh lớp 4 trong giờ tập đọc

vào nội dung rèn luyện kĩ năng đọc - hiểu ở lớp 4 để hướng dẫn học sinh
luyện tập các thao tác thích hợp trong giờ tập đọc.
Đọc thầm là hình thức đọc bằng mắt không phát âm thành tiếng. Mục
đích của đọc thầm thường để tìm hiểu bài theo yêu cầu câu hỏi hoặc thực hiện
bài tập ngắn trong sách giáo khoa, đọc thầm lướt qua (đọc nhanh) để nắm nội
dung, tóm tắt ý hoặc chọn ý. Ngoài ra, giáo viên còn hướng dẫn học sinh đọc
thầm theo bạn (giáo viên) để nắm được cách đọc. Vì vậy, để tránh trình trạng
học sinh đọc cho có lệ, giáo viên cần nắm vững đặc trưng quan trọng của
phương pháp này, từ đó định hướng cho học sinh đọc thầm đạt hiệu quả cao
nhất.
Đọc thầm theo bạn (giáo viên) là hình thức đọc thường được thực hiện ở
giai đoạn bước đầu vào bài mới hay khi hướng dẫn học sinh luyện đọc diễn
cảm. Yêu cầu chỉ đơn giản là học sinh nhìn lướt theo nội dung mà bạn (giáo
viên) đọc to thành tiếng. Theo dõi để xác định giọng đọc của bài như: nên đọc
nhanh hay chậm, chỗ nào cần nhấn giọng, chỗ nào cần ngắt nghỉ…Trong thực
tế, khi dạy phân môn Tập đọc cho học sinh lớp 4, phần đọc mẫu toàn bài lần
một thường là học sinh khá đọc. Tuy nhiên giáo viên cần căn cứ vào đối
tượng học sinh để định hướng học sinh đọc thầm hiệu quả.
Ví dụ:
- Đối với trường thuận lợi, có học sinh đọc mẫu tốt, giáo viên chỉ nêu yêu

cầu cho học sinh đọc thầm theo bạn để xác định giọng đọc của bài (nên đọc
nhanh hay chậm, chỗ nào cần nhấn giọng, chỗ nào cần ngắt nghỉ….)
- Đối với đối tượng học sinh vùng khó khăn, thời gian đầu lớp 4, kĩ năng
đọc còn hạn chế. Trước khi học sinh đọc mẫu, giáo viên có thể định hướng
giọng đọc cơ bản của bài (bài này các em cần đọc…, cần nhấn giọng ở các từ,
ngữ…), đến phần đọc diễn cảm giáo viên mới hướng dẫn học sinh xác định cụ
thể hơn. Bởi phần đọc diễn cảm thường chỉ yêu cầu luyện đọc một hay hai
đoạn của bài.
Người viết: Lê Thị Liên

- 12 -

Đơn vị: Trường Tiểu học Y Ngông


Đề tài : Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc cho học sinh lớp 4 trong giờ tập đọc

Đọc thầm để trả lời câu hỏi hoặc thực hiện bài tập ngắn trong sách giáo
khoa thường được thực hiện ở bước tìm hiểu bài. Hiệu quả của bước đọc thầm
này được đo bằng khả năng thông hiểu nội dung văn bản đọc. Khi thực hiện
hình thức này, giáo viên cần có biện pháp giúp học sinh hiểu bài đọc. Căn cứ
vào nội dung, từng yêu cầu, đối tượng học sinh để tổ chức cho học sinh hoạt
động cá nhân hoặc nhóm cho phù hợp. Cần giao nhiệm vụ cụ thể cho học sinh
nhằm định hướng rõ việc đọc - hiểu (Ví dụ: đọc câu, đoạn hay khổ thơ nào ?
Đọc để biết, hiểu, nhớ hay suy nghĩ và trao đổi về điều gì ?...). Từ đó, từng
bước hình thành cho học sinh thói quen tập trung chú ý khi đọc để thu nhận
thông tin, để “nhập thân” và cảm thụ văn bản nghệ thuật.
Trong suốt quá trình học, giáo viên cần rèn cho học sinh cách trả lời câu
hỏi, diễn đạt ý bằng câu văn gãy gọn, mạch lạc, dùng từ đúng, không đọc
nguyên văn bài đọc khi trả lời câu hỏi… Đối với học sinh vùng khó khăn, học

sinh khó khăn trong học tập, nếu câu hỏi dài, khó hiểu, giáo viên nên phân ra
nhiều câu hỏi nhỏ hoặc thêm câu hỏi phụ để dẫn dắt học sinh trả lời được câu
hỏi theo cách diễn đạt của mình.
Ví dụ: Trong bài “Đôi giày ba ta màu xanh” (Tiếng Việt 4 - tập 1) có câu
hỏi “Tác giả của bài văn đã làm gì để động viên cậu bé lái trong ngày đầu đến
lớp ? Tại sao tác giả lại chọn cách làm này ?”. Giáo viên có thể chia thành các
câu hỏi nhỏ như sau: Chị phụ trách đội được giao việc gì ? Chị phát hiện ra
Lái thích cái gì, vì sao chị biết điều đó ? Chị đã làm gì để động viên cậu bé
Lái trong ngày đầu tới lớp ? Tại sao chị chọn cách làm đó ?
Bên cạnh đó, giáo viên có thể hướng dẫn và rèn cho học sinh kĩ năng
nhận dạng loại câu hỏi (Ví dụ: Đây là câu hỏi “vì sao” hay “cái gì” hay “như
thế nào” và các từ quan trọng trong câu hỏi để từ đó giúp học sinh xác định
đúng yêu cầu câu hỏi.
Ví dụ: Trong bài “Rất nhiều mặt trăng” (Tiếng Việt 4 - tập 1) có câu hỏi
“Cách nghĩ của chú hề có gì khác với các đại thần và các nhà khoa học ?”.
Người viết: Lê Thị Liên

- 13 -

Đơn vị: Trường Tiểu học Y Ngông


Đề tài : Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc cho học sinh lớp 4 trong giờ tập đọc

Đối với câu hỏi này, giáo viên cần giúp học sinh thấy được yêu cầu của câu
hỏi là so sánh, thể hiện qua cụm từ “có gì khác với”, mà yêu cầu của “so
sánh” là phải có ít nhất hai đối tượng (đối tượng so sánh và đối tượng được so
sánh).
Nhận dạng đúng câu hỏi sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời đầy đủ câu hỏi
theo cách diễn đạt của mình, tránh được việc đọc nguyên văn bài đọc khi trả

lời câu hỏi.
Đọc thầm (lướt) để nắm ý hoặc chọn ý là hình thức thường được sử dụng
để tìm hiểu nội dung bài; ý chính của từng đoạn văn, khổ thơ; phát hiện
những từ ngữ nào được nhắc lại nhiều lần trong đoạn, bài; những hành động
thể hiện rõ tính cách nhân vật trong đó…Đây là hình thức có yêu cầu khó hơn
so với các hình thức trên. Để tổ chức hiệu quả hình thức này, giáo viên cần
từng bước đề ra nhiệm vụ hay yêu cầu từ dễ đến khó nhằm giúp học sinh làm
quen dần với cách đọc thầm nhanh (mở rộng trường nhìn, đọc lướt toàn câu
hoặc cả đoạn).
Ví dụ: Đọc thầm thật nhanh để phát hiện từ ngữ nào được nhắc lại nhiều
lần trong đoạn văn; đọc thầm trong khoảng một phút và cho biết bài thơ bộc
lộ tình cảm gì của tác giả ? đọc lướt toàn bài để tìm ra những hành động thể
hiện rõ tính cách của nhân vật…
Đọc thầm lướt là hình thức khó, tuy nhiên, giáo viên nên có những câu
hỏi nhỏ gợi mở để dẫn dắt học sinh, không máy mọc theo sách giáo khoa hoặc
sách hướng dẫn. Cần tạo điều kiện để tất cả các đối tượng học sinh trong lớp
đều được tham gia, nâng cao dần thói quen tư duy suy nghĩ độc lập cho các
em, tránh chỉ tập trung vào đối tượng học sinh khá giỏi.
b.4. Rèn kĩ năng luyện đọc theo nhóm
Hình thức tổ chức luyện đọc theo nhóm thường có tác dụng tích cực hóa
hoạt động học tập của học sinh, tạo cơ hội cho từng cá nhân được thực hành
trong quá trình học đọc. Việc tổ chức cho học sinh luyện đọc theo nhóm phải
Người viết: Lê Thị Liên

- 14 -

Đơn vị: Trường Tiểu học Y Ngông


Đề tài : Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc cho học sinh lớp 4 trong giờ tập đọc


đem lại hiệu quả thiết thực, tránh hình thức thì mới đạt hiệu quả như mong
muốn.
Khi tổ chức cho học sinh luyện đọc theo nhóm, chỉ nên cho học sinh
luyện đọc theo nhóm đôi (theo cặp). Cần tính toán thời gian luyện đọc của
học sinh và số lần tổ chức sao cho phù hợp, thiết thực. Tránh tình trạng cho
học sinh làm việc trong thời gian quá ngắn hoặc tổ chức quá nhiều lần luyện
đọc nhóm trong một tiết dạy nhưng ít hiệu quả.
Giáo viên cần đưa ra yêu cầu cụ thể cho học sinh về mục đích, nhiệm vụ
khi luyện đọc trong nhóm như: luyện đọc cá nhân, đọc diễn cảm cho bạn
nghe; nghe bạn đọc để cùng chia sẻ kinh nghiệm về cách đọc tốt hoặc đọc và
bày tỏ ý kiến thảo luận về vấn đề do giáo viên nêu ra…Hình thành thói quen
tự giác làm việc và ý thức kỉ luật cho học sinh như: thực sự tham gia vào quá
trình luyện đọc; đọc thành tiếng với mức độ vừa phải, không làm ảnh hưởng
đến nhóm khác; thái độ trao đổi nhẹ nhàng, lịch sự và tôn trọng ý kiến của
bạn…
Trong quá trình học sinh luyện đọc theo nhóm, giáo viên thường xuyên
giám sát, động viên hay giúp đỡ học sinh (nhất là đối với học sinh đọc chưa
tốt). Giáo viên cần nắm được cơ chế luyện tập và kiểm tra để bước đọc thầm
tránh được hình thức, đọc cho có bước. Cần đánh giá đúng kết quả luyện tập
của học sinh để có biện pháp dạy học tiếp theo sao cho phù hợp, hiệu quả.
c. Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp
Các giải pháp, biện pháp trong đề tài có mối quan hệ chặt chẽ, lôgic với
nhau. Nếu giáo viên chuẩn bị bài chu đáo thì sẽ lựa chọn được những giải
pháp rèn kĩ năng đọc phù hợp cho mỗi đối tượng học sinh trong lớp. Vấn đề
tốc độ đọc (đọc nhanh) chỉ đặt ra sau khi học sinh đã đọc đúng. Đọc đúng đã
bao gồm một số tiêu chuẩn của đọc diễn cảm. Rèn kĩ năng đọc đúng là tiền đề
để học sinh đọc diễn cảm tốt. Nếu đọc thành tiếng là nhằm giúp học sinh củng
cố kĩ năng đọc đúng, đọc diễn cảm thì đọc thầm lại nhằm giúp học sinh nắm
Người viết: Lê Thị Liên


- 15 -

Đơn vị: Trường Tiểu học Y Ngông


Đề tài : Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc cho học sinh lớp 4 trong giờ tập đọc

bắt đúng và đủ lượng thông tin cơ bản, cảm thụ tốt văn bản nghệ thuật. Bên
cạnh đó, luyện đọc theo nhóm là hình thức có tác dụng tích cực hóa hoạt động
học tập của học sinh, tạo cơ hội cho từng cá nhân được thực hành trong quá
trình học đọc.
Vì vậy, để việc rèn kĩ năng đọc cho học sinh đạt được hiệu quả cao nhất,
giáo viên cần linh hoạt khi thực hiện các giải pháp, biện pháp trên.
d. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu,
phạm vi và hiệu quả ứng dụng
Đề tài thực hiện đã góp phần thiết thực trong việc rèn kĩ năng đọc cho
học sinh lớp 4 trong giờ tập đọc tại đơn vị. Các giải rèn kĩ năng đọc cho học
sinh được triển khai và thực hiện hiệu quả trong nhà trường. Kỹ năng đọc của
học sinh được nâng lên; các em mạnh dạn, tự tin hơn trong giao tiếp; tích cực,
tự giác hơn trong học học tập. Kết quả khảo nghiệm về kĩ năng đọc của học
sinh lớp 4 năm học 2016 - 2017 cụ thể như sau:
Trước khi thực hiện đề tài

Sau khi thực hiện đề tài

(đầu năm học)

(cuối năm học)


Tổng
số

Kĩ năng đọc Kĩ

học

đạt chuẩn kiến chưa đạt chuẩn đạt chuẩn kiến chưa đạt chuẩn

sinh

thức, kĩ năng kiến

lớp 4 của môn học.

70

năng

đọc Kĩ năng đọc Kĩ năng đọc

thức,

kĩ thức, kĩ năng kiến thức, kĩ

năng của môn của môn học.

năng của môn

học.


học.

TS

%

TS

%

TS

%

TS

%

48

68.6

22

31.4

68

97.1


02

2.9

Chất lượng học tập phân môn Tập đọc được nâng lên đã góp phần
không nhỏ trong việc nâng cao chất lượng học tập môn Tiếng Việt nói riêng
và chất lượng các môn học, hoạt động giáo dục khác của học sinh trong toàn
khối. Trong năm học 2017-2018, những kinh nghiệm trên tiếp tục được vận
Người viết: Lê Thị Liên

- 16 -

Đơn vị: Trường Tiểu học Y Ngông


Đề tài : Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc cho học sinh lớp 4 trong giờ tập đọc

dụng, thực hiện cho đối tượng học sinh lớp 4, lớp 5 và thu được những kết
quả rất khả quan.
Thông qua khảo nghiệm, giúp bản thân nắm bắt được một cách chính
xác thực trạng của vấn đề mà đề tài nghiên cứu. Từ đó đưa ra các giải pháp
hợp lý nhất nhằm giải quyết vấn đề; kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện các
giải pháp để có những điều chỉnh hợp lý trong quá trình thực hiện.
Đề tài thực hiện đã có tác động tích cực đến ý thức của đội ngũ giáo
viên trong việc rèn kĩ năng đọc cho học sinh và trang bị cho mình các kỹ
năng, kiến thức cần thiết để đảm nhiệm công việc một cách tự tin hơn.
Các giải pháp, biện pháp trong đề tài dễ thực hiện, có thể áp dụng cho
học sinh lớp 4 các trường tiểu học trong huyện.
III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ

1. Kết luận
Rèn kĩ năng đọc cho học sinh là một giải pháp nhằm nâng cao chất
lượng dạy học môn Tiếng Việt và các môn học, hoạt động giáo dục khác cho
học sinh. Đây là việc làm xuyên suốt trong hoạt động dạy học. Muốn thực
hiện tốt các giải pháp trên, giáo viên cần thực hiện tốt một số vấn đề sau:
Luôn có ý thức bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ. Lựa chọn các nội
dung bồi dưỡng thường xuyên phù hợp với nhiệm vụ năm học, tình hình thực
tế của đơn vị, địa phương và nhu cầu cần bồi dưỡng nhằm nâng cao năng lực
chuyên môn của bản thân, đáp ứng được yêu cầu dạy học.
Cần nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng đặc biệt của việc rèn kĩ năng
đọc cho học sinh trong giờ tập đọc nói riêng và trong tất cả các môn học khác
nhằm từng bước nâng cao kĩ năng đọc cho học sinh, góp phần nâng cao chất
lượng dạy học.
Chuẩn bị bài chu đáo trước mỗi giờ lên lớp. Lựa chọn và vận dụng linh

Người viết: Lê Thị Liên

- 17 -

Đơn vị: Trường Tiểu học Y Ngông


Đề tài : Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc cho học sinh lớp 4 trong giờ tập đọc

hoạt các giải pháp rèn kĩ năng đọc phù hợp với mỗi đối tượng học sinh để
việc rèn kĩ năng đọc cho các em đạt được hiệu quả cao nhất. Tích cực hóa
hoạt động học tập của học sinh, tạo cơ hội cho từng cá nhân được thực hành
trong quá trình học đọc.
2. Kiến nghị
Đối với nhà trường: Thường xuyên bồi dưỡng, nâng cao năng lực chuyên

môn cho đội ngũ giáo viên, đặc biệt là tổ chức các chuyên đề liên quan đến
rèn kĩ năng đọc cho học sinh.
Trên đây là một số kinh nghiệm của bản thân trong việc rèn kĩ năng đọc
cho học sinh lớp 4 trong giờ tập đọc. Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến
của đồng nghiệp để những kinh nghiệm trên được đầy đủ và hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn !
Người viết

Lê Thị Liên
NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN
Hiệu trưởng

Vũ Văn Tuyển
Người viết: Lê Thị Liên

- 18 -

Đơn vị: Trường Tiểu học Y Ngông


Đề tài : Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc cho học sinh lớp 4 trong giờ tập đọc

TÀI LIỆU THAM KHẢO
STT
1


2

3

Tên tài liệu
Sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 4
(tập 1, tập 2)
Sách giáo viên Tiếng Việt lớp 4
(tập 1, tập 2)
Hướng dẫn thực hiện Chuẩn kiến thức, kĩ
năng các môn học ở tiểu học - lớp 4

Người viết: Lê Thị Liên

- 19 -

Tác giả
Nhà xuất bản Giáo dục

Nhà xuất bản Giáo dục

Nhà xuất bản Giáo dục

Đơn vị: Trường Tiểu học Y Ngông



×