Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

SKKN Một số kinh nghiệm hướng dẫn học sinh tìm hiểu tiết 114, bài “ôn tập Tiếng Việt”, chương trình...

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (244.32 KB, 15 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ

TRƯỜNG THPT THỌ XUÂN 5

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT SỐ KINH NGHIỆM HƯỚNG DẪN HỌC SINH
TÌM HIỂU TIẾT 114, BÀI “ƠN TẬP TIẾNG VIỆT”,
CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN 11, BAN CƠ BẢN
NHẰM PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC,
CHỦ ĐỘNG CỦA HỌC SINH

Người thực hiện:
Ngơ Văn Hồ
Chức vụ:
Giáo viên
SKKN thuộc lĩnh vực (mơn): Ngữ văn

0
THANH HỐ NĂM 2016
SangKienKinhNghiem.net


MỤC LỤC

TT
1.
2.
3.
4.
5.


6.
7.
8.
9.
10.
11.
12.
13.
14.

NỘI DUNG
Mục lục …………………………………………………………………..
Lí do chọn đề tài………………………………………………………
Mục đích nghiên cứu………………………………………………...
Đối tượng nghiên cứu……………………………………………….
Phương pháp nghiên cứu…………………………………………...
Cơ sở lí luận của sáng kiến…………………………………………
Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến…….…….
Các sáng kiến và giải pháp cụ thể đã áp dụng……….…….
Bước thứ nhất của sáng kiến……………………………….……..
Bước thứ hai của sáng kiến………………………………….…….
Bước thứ ba của sáng kiến………………………………………...
Hiệu quả của sáng kiến ……………………………………..………
Kết luận và kiến nghị……………………………………….……….
Tài liệu tham khảo…………………………………………………….

TRANG
1
2
2

2
3
3
4
4
5
5
11
11
12
14

1

SangKienKinhNghiem.net


I. MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài
- Định hướng quan trọng trong đổi mới phương pháp dạy học là phát huy
tính tích cực, tự lực và sáng tạo, phát triển năng lực hành động, năng lực cộng tác
làm việc của người học. Đó cũng là những xu hướng quốc tế trong cải cách
phương pháp dạy học ở nhà trường phổ thông. Đổi mới phương pháp dạy học
đang thực hiện bước chuyển từ chương trình giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp
cận năng lực của người học, nghĩa là từ chỗ quan tâm đến việc học sinh học được
cái gì đến chỗ quan tâm học sinh vận dụng được cái gì qua việc học. Để đảm bảo
được điều đó, phải thực hiện chuyển từ phương pháp dạy học theo lối "truyền thụ
một chiều" sang dạy cách học, cách vận dụng kiến thức, rèn luyện kỹ năng, hình
thành năng lực và phẩm chất. Đổi mới phương pháp dạy học không có nghĩa là

loại bỏ các phương pháp dạy học truyền thống như thuyết trình, đàm thoại, luyện
tập mà cần bắt đầu bằng việc cải tiến để nâng cao hiệu quả và hạn chế nhược điểm
của chúng. Việc phối hợp đa dạng các phương pháp và hình thức dạy học trong
tồn bộ quá trình dạy học là phương hướng quan trọng để phát huy tính tích cực
và nâng cao chất lượng dạy học.
- Phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động của người học là hình thành và
phát triển năng lực tự học (sử dụng sách giáo khoa, nghe, ghi chép, tìm kiếm thơng
tin...), trên cơ sở đó trau dồi các phẩm chất linh hoạt, độc lập, sáng tạo của tư duy.
Tuy nhiên dù sử dụng bất kỳ phương pháp nào cũng phải đảm bảo được nguyên
tắc “Học sinh tự mình hồn thành nhiệm vụ nhận thức với sự tổ chức, hướng dẫn
của giáo viên”.
- Tôi luôn nghĩ rằng, việc hướng dẫn học sinh ôn tập một tiết học Tiếng
Việt địi hỏi nhiều kỹ năng và cơng sức, cần có sự kết hợp của nhiều phương pháp,
phương tiện. Trong đó, điều cốt yếu là phải đảm bảo được việc vừa ôn tập được
kiến thức về lí thuyết, vừa rèn luyện được kĩ năng, vừa liên hệ, mở rộng để học
sinh có thể giải quyết được các vấn đề nảy sinh trong hoạt động giao tiếp ngồi
nhà trường.
Vì vậy, tơi mạnh dạn chọn đề tài Một số kinh nghiệm hướng dẫn học sinh
tìm hiểu tiết 114, bài Ơn tập Tiếng Việt, chương trình Ngữ văn 11, Ban cơ bản
nhằm phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh để trao đổi cùng đồng
nghiệp.
2. Mục đích nghiên cứu:
Nghiên cứu để đưa ra được những sáng kiến mới trong cách giảng dạy tiết
114, bài Ơn tập Tiếng Việt lớp 11, chương trình cơ bản, từ đó giúp học sinh có
sự hứng thú trong học tập và phát huy năng lực tự học, tính chủ động sáng tạo
trong q trình tiếp cận tri thức.
3. Đối tượng nghiên cứu:
Trong phạm vi đề tài, tôi chỉ trình bày một số kinh nghiệm ở một tiết dạy
cụ thể, đó là tiết 114, bài Ơn tập Tiếng Việt lớp 11, chương trình cơ bản và áp
dụng cho một đối tượng cụ thể là học sinh trường THPT Thọ Xuân 5 - Thọ Xuân.

2

SangKienKinhNghiem.net


4. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp tự nghiên cứu xây dựng cơ sở lí thuyết: Tơi chủ động tìm
hiểu các tài liệu chỉ đạo về đổi mới phương pháp dạy học, các quan điểm đổi mới
phương pháp dạy học, các phương pháp phát huy năng lực tự học, sáng tạo của
học sinh, các phương pháp dạy học Tiếng Việt.
- Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế, thu thập thơng tin: Để có cơ sở
cho việc áp dụng phương pháp và kinh nghiệm này, tôi đã tổ chức điều tra, khảo
sát, thu thập thông tin về thực tế dạy học liên quan đến đề tài của mình ở một số
trường trên địa bàn huyện và tất cả các lớp cùng khối trong nhà trường.
- Phương pháp thống kê, xử lí số liệu: Qua việc khảo sát, thu thập thơng tin,
tơi đã tín hành xử lí số liệu, thống kê đối chiếu kết quả trước và sau khi áp dụng
đề tài để rút kinh nghiệm và khẳng định tính thực tiễn và hiệu quả của đề tài.
II. NỘI DUNG
1. Cơ sở lí luận.
- Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, tồn diện
giáo dục và đào tạo nêu rõ: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học
theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến
thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ
máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để
người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực. Chuyển
từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt
động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ
thông tin và truyền thông trong dạy và học”. Để thực hiện tốt mục tiêu về đổi mới
căn bản, tồn diện GD&ĐT theo Nghị quyết số 29-NQ/TW, cần có nhận thức
đúng về bản chất của đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển

năng lực người học và một số biện pháp đổi mới phương pháp dạy học theo hướng
này.
- Việc sử dụng phương pháp dạy học gắn chặt với các hình thức tổ chức
dạy học. Tuỳ theo mục tiêu, nội dung, đối tượng và điều kiện cụ thể mà có những
hình thức tổ chức thích hợp như học cá nhân, học nhóm; học trong lớp, học ở
ngoài lớp... Cần chuẩn bị tốt về phương pháp đối với các giờ thực hành để đảm
bảo yêu cầu rèn luyện kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn, nâng
cao hứng thú cho người học. Cần sử dụng đủ và hiệu quả các thiết bị dạy học mơn
học tối thiểu đã qui định. Có thể sử dụng các đồ dùng dạy học tự làm nếu xét thấy
cần thiết với nội dung học và phù hợp với đối tượng học sinh. Tích cực vận dụng
cơng nghệ thơng tin trong dạy học.
- Sự phát triển kinh tế - xã hội trong bối cảnh tồn cầu hố đặt ra những yêu
cầu mới đối với người lao động, do đó cũng đặt ra những yêu cầu mới cho sự
nghiệp giáo dục thế hệ trẻ và đào tạo nguồn nhân lực. Một trong những định hướng
cơ bản của việc đổi mới giáo dục là chuyển từ nền giáo dục mang tính hàn lâm,
kinh viện, xa rời thực tiễn sang một nền giáo dục chú trọng việc hình thành năng
lực hành động, phát huy tính chủ động, sáng tạo của người học. Cùng với dòng
3

SangKienKinhNghiem.net


chảy tồn cầu hố đối với kinh tế là tồn cầu hố đối với khoa học, cơng nghệ,
thơng tin, văn hố và tất nhiên trong đó có ngơn ngữ. Bởi, với tư cách vừa là công
cụ giao tiếp vừa là một phần của văn hố, ngơn ngữ là một hiện tượng xã hội đặc
biệt, có chức năng phản ánh mọi đổi thay của xã hội như “chiếc hàn thử biểu”,
đồng thời có chức năng tác động vào xã hội, góp phần làm thay đổi xã hội như
một xung lực. Do vậy, dạy học Tiếng Việt và phát huy năng lực sử dụng tiếng
Việt hiệu quả trong giao tiếp ở mọi lĩnh vực của đời sống xã hội hướng tới việc
hình thành và phát triển năng lực cho học sinh không chỉ tạo ra được tính thực

tiễn cao của việc dạy – học Tiếng Việt trong nhà trường, mà chính là một “lối
thốt” quan trọng, khắc phục tính “hàn lâm” của nội dung dạy học môn Tiếng
Việt.
2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
- Về phía người dạy: Trên thực tế khảo sát tại một số trường THPT trên địa
bàn huyện và các lớp cùng khối trong nhà trường, tôi nhận thấy, giáo viên thực
hiện tiết dạy theo một số phương pháp sau đây: Hoặc là hướng dẫn học sinh làm
các bài tập theo định hướng trong sách giáo khoa, hoặc củng cố khái quát phần lí
thuyết và học sinh tự củng cố kĩ năng từ bài tập sách giáo khoa. Có trường hợp
chỉ củng cố bài học nằm trong đề cương ơn tập học kì, các nội dung khác thường
yêu cầu học sinh tự ôn tập mà khơng có sự hướng dẫn của giáo viên.
- Đối với học sinh: Vì đây là một bài ơn tập, lại ở thời điểm cuối của năm
học nên thường xảy ra các trường hợp: Hoặc là thụ động ôn tập theo hướng dẫn
của giáo viên trên lớp, hoặc chỉ quan tâm đến ơn tập lí thuyết các bài học Tiếng
Việt đã học trong chương trình mà khơng quan tâm đến việc rèn luyện các kĩ năng
cần thiết của bài học, hoặc thực hiện các bài tập trong sách giáo khoa mà khơng
quan tâm đến việc đã được học gì về lí thuyết Tiếng Việt. Số lượng học sinh chủ
động tự học, tự ôn tập, rèn luyện kĩ năng là không nhiều.
- Về phương pháp: Xuất phát từ thực tế dạy và học như trên, dẫn đến phương
pháp áp dụng cho bài học cũng không thực sự phong phú và hiệu quả, chưa phát
huy được tính tích cực, chủ động của học sinh, cũng như chưa phát huy khả năng
tự học trên nguyên tắc tổ chức, hướng dẫn của giáo viên.
- Từ thực trạng này, tôi đã nghiên cứu, kết hợp phương pháp, sử dụng phương
tiện phù hợp để phát huy hiệu quả bài Ôn tập phần Tiếng Việt, hướng tới phát huy
năng lực tự học, sự chủ động, sáng tạo của học sinh. Tôi đã chú trọng cả việc ôn
tập lí thuyết, cả rèn luyện kĩ năng, nhấn mạnh những liên hệ thực tế, mở rộng vấn
đề để giúp học sinh phát huy năng lực, chủ động giải quyết các tình huống trong
hoạt động giao tiếp. Do vậy, tơi mạnh dạn trao đổi cùng đồng nghiệp: Một số kinh
nghiệm hướng dẫn học sinh tìm hiểu tiết 114, bài Ơn tập Tiếng Việt, chương
trình Ngữ văn 11, Ban cơ bản nhằm phát huy tính tích cực, chủ động của học

sinh
3. Các sáng kiến kinh nghiệm và giải pháp cụ thể đã sử dụng để giải quyết
vấn đề.
4

SangKienKinhNghiem.net


Trước khi tiến hành tiết dạy, giáo viên cần dặn dị kĩ lưỡng học sinh về việc
chủ động tìm hiểu bài học, trong đó, yêu cầu học sinh phải kể tên được các bài
học về Tiếng Việt trong chương trình, tự ơn tập lại các nội dung về lí thuyết, tìm
hiểu trước các bài tập trong sách giáo khoa. Bản thân giáo viên sẽ chủ động soạn
giáo án, sử dụng phương tiện dạy học để bài học sinh động, trực quan. Sau đó, tổ
chức bài học theo hướng phát huy tính chủ động, tích cực của học sinh theo các
bước sau đây:
3.1. Bước thứ nhất: Xác định nội dung ôn tập trong tiết 114.
- Đầu tiên: Giáo viên yêu cầu học sinh trình bày tên các bài học về Tiếng
Việt ở lớp 11. Học sinh tìm hiểu và trình bày trước lớp.
- Giáo viên kết luận về các bài học về Tiếng Việt ở chương trình lớp 11
gồm có:
1. Từ ngơn ngữ chung đến lời nói cá nhân.
2. Ngữ cảnh.
3. Nghĩa của câu.
4. Đặc điểm loại hình tiếng Việt.
5. Phong cách ngơn ngữ báo chí.
6. Phong cách ngơn ngữ chính luận.
7. Thực hành nghĩa của từ trong sử dụng
8. Thực hành một số kiểu câu trong văn bản.
9. Thực hành thành ngữ, điển cố.
10. Thực hành lựa chọn các bộ phận trong câu.

Tuy nhiên, trong mười bài học trên, có bài là tự học có hướng dẫn, có những
bài chỉ thực hành mà khơng học lại lí thuyết, bởi phần lí thuyết đã được học ở lớp
10 và THCS. Do vậy, trong thời lượng 2 tiết ôn tập của phần Tiếng Việt 11, đòi
hỏi giáo viên phải lựa chọn được đơn vị kiến thức nào là mới, là trọng tâm để ơn
tập, phần cịn lại sẽ hướng dẫn học sinh tự rèn luyện.
- Giáo viên xác định nội dung ôn tập trọng tâm trong 2 tiết 114 và 115 của
lớp 11 gồm có các bài sau:
1. Từ ngơn ngữ chung đến lời nói cá nhân.
2. Ngữ cảnh.
3. Nghĩa của câu.
4. Đặc điểm loại hình tiếng Việt.
5. Phong cách ngơn ngữ báo chí.
6. Phong cách ngơn ngữ chính luận.
- Kết luận và nhấn mạnh nội dung ôn tập của tiết 114 là các bài học
sau:
1. Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân.
2. Ngữ cảnh.
3. Nghĩa của câu.
3.2. Bước thứ hai: Tổ chức ôn tập cụ thể.
3.2.1. Bài thứ nhất: Từ ngơn ngữ chung đến lời nói cá nhân
3.2.1.1. Củng cố kiến thức
5

SangKienKinhNghiem.net


- Giáo viên củng cố kiến thức lí thuyết bằng phương pháp nêu vấn đề, yêu
cầu học sinh trình bày những hiểu biết của mình về bài học “Từ ngơn ngữ chung
đến lời nói cá nhân”.
- Học sinh làm việc và trả lời câu hỏi.

- Giáo viên kết luận:
+ Ngôn ngữ chung: Là tài sản chung của xã hội, là ngôn ngữ giao tiếp chung
của một cộng đồng. Ngôn ngữ chung có các yếu tố chung cho mọi cá nhân trong
cộng đồng như: âm, tiếng, từ, cụm từ cố định,… Ngơn ngữ chung có những quy
tắc và phương thức chung cho mọi cá nhân
+ Lời nói cá nhân: Là sản phẩm riêng của cá nhân. Khi giao tiếp, cá nhân
thường huy động ngơn ngữ chung để tạo ra lời nói. Trong lời nói cá nhân có nhiều
yếu tố riêng của cá nhân như giọng nói, vốn từ, sáng tạo từ, … tạo ra phong cách
cá nhân. Cá nhân có thể tạo yếu tố mới theo quy tắc và phương thức chung, góp
phần làm cho ngơn ngữ chung phát triển
+ Mối quan hệ giữa ngơn ngữ chung và lời nói cá nhân: Ngôn ngữ chung
là cơ sở để sản sinh lời nói cá nhân. Lời nói cá nhân là thực tế sinh động và hiện
thức hóa yếu tố chung của ngơn ngữ
3.2.1.2. Rèn luyện kĩ năng.
- Giáo viên lựa chọn ví dụ:
Thương vợ (Tú Xương)
Quanh năm buôn bán ở mon sông
Nuôi đủ năm con với một chồng,
Lặn lội thân có khi qng vắng
Eo sèo mặt nước buổi đị đơng,
Một dun hai nợ âu đành phận
Năm nắng mười mưa dám quản công,
Cha mẹ thói đời ăn ở bạc
Có chồng hờ hững cũng như không.
Nêu câu hỏi: Hãy chỉ ra một số yếu tố thuộc ngơn ngữ chung và lời nói cá nhân ở
bài thơ trên ?
- Học sinh làm việc theo nhóm hoặc cá nhân để trả lời câu hỏi và trình bày
trước lớp.
- Giáo viên kết luận vấn đề:
+ Phần ngôn ngữ chung: Các từ trong bài thơ đều thuộc ngôn ngữ chung;

các quy tắc đặt câu, ngữ pháp đều thuộc quy tắc của ngôn ngữ chung.
+ Phần cá nhân: Sự vận dụng sáng tạo của Tú Xương: “Lặn lội thân cị”,
“Eo sèo mặt nước” lấy từ ngơn ngữ chung, nhưng đã đảo trật tự từ; “Năm nắng
mười mưa” (vận dụng thành ngữ),...
=> Tất cả: thể hiện sự chịu thương, chịu khó, tần tảo đảm đang của bà Tú.
- Giáo viên lựa chọn ví dụ thứ 2:
Xiên ngang mặt đất, rêu từng đám
Đâm toạc chân mây, đá mấy hòn
6

SangKienKinhNghiem.net


(trích Tự tình II, Hồ Xn Hương)
Nêu câu hỏi: Hãy chỉ ra các yếu tố thuộc ngôn ngữ chung và lời nói cá nhân
ở ví dụ trên ?
- Học sinh làm việc theo nhóm hoặc cá nhân để trả lời câu hỏi và trình bày
trước lớp.
- Giáo viên kết luận vấn đề:
+ Ngôn ngữ chung: Các từ trong hai câu thơ đều thuộc ngôn ngữ chung;
các quy tắc về đặt câu, ngữ pháp cũng thuộc quy tắc của ngôn ngữ chung
+ Phần cá nhân: Sự sáng tạo trong sắp xếp từ ngữ tạo nên giá trị tạo hình
và sức gợi:
Đảo trật tự từ:
Xiên ngang mặt đất, rêu từng đám
Chứ không phải là:
Từng đám rêu xiên ngang mặt đất
và:
Đâm toạc chân mây, đá máy hịn
chứ khơng phải là

Mấy hịn đá đâm toạc chân mây
Giá trị cơ bản của việc đảo trật tự từ: Nhấn mạnh hành động mạnh mẽ,
quyết liệt của những vật nhỏ bé vơ tri, qua đó, gửi gắm nhiều tâm tư của người
làm thơ.
3.2.1.3. Liên hệ, mở rộng:
- Việc tuân thủ các qui tắc chung của ngôn ngữ là điều căn bản để sử dụng
và vận dụng có hiệu quả ngôn ngữ trong hoạt động giao tiếp. Việc sáng tạo từ ngữ
trên nguyên tắc chung là yếu tố quan trọng giúp cho ngôn ngữ chung phong phú
và tạo được phong cách cá nhân.
- Quá trình sử dụng Tiếng Việt ln địi hỏi mỗi người phải sáng tạo từ ngữ
để diễn đạt được phong phú, chính xác và biểu cảm lời nói cá nhân nhưng phải
đảm bảo giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt.
3.2.2. Bài thứ 2: Ngữ cảnh.
3.2.2.1. Củng cố kiến thức.
- Giáo viên củng cố kiến thức bằng câu hỏi trắc nghiệm sau:
Hãy chọn đáp án về lời giải thích đúng nhất khái niệm ngữ cảnh
1. Ngữ cảnh là những câu văn đi trước và những câu văn đi sau một câu
văn nào đó.
2. Ngữ cảnh là hồn cảnh khách quan được nói đến trong câu.
3. Ngữ cảnh là hồn cảnh ngơn ngữ vào một thời điểm nhất định.
4. Ngữ cảnh là bối cảnh ngôn ngữ làm cơ sở cho việc sử dụng từ ngữ và tạo
lập lời nói, đồng thời làm căn cứ để lĩnh hội được nội dung, ý nghĩa của lời nói.
- Học sinh sẽ căn cứ vào những kiến thức đã được tìm hiểu để lựa chọn đáp
án đúng cho câu hỏi và trình bày trước lớp.
- Giáo viên yêu cầu học sinh phân tích, đưa ra lập luận giải thích lí do không
lựa chọn đáp án khác và kết luận:
+ Đáp án đúng là đáp án D. Các đáp án còn lại là các yếu tố của Ngữ cảnh
chứ không phải tồn bộ ngữ cảnh
+ Ngữ cảnh là bối cảnh ngơn ngữ, làm cơ sở cho việc sử dụng từ ngữ, tạo
lập lời nói, đồng thời làm căn cứ để lĩnh hội lời nói. Các nhân tố của ngữ cảnh là

7

SangKienKinhNghiem.net


nhân vật giao tiếp, bối cảnh ngồi ngơn ngữ (bối cảnh rộng và hẹp, hiện thực được
đề cập) và văn cảnh
+ Ngữ cảnh có vai trị quan trọng trong cả tạo lập và lĩnh hội lời nói.
3.2.2.2. Rèn luyện kĩ năng.
- Giáo viên nêu ví dụ 1:
Bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu được sáng tác trong
bối cảnh nào? Chỉ ra một số chi tiết cho thấy sự chi phối của bối cảnh sáng tác
đối với nội dung và hình thức câu văn?
- Học sinh làm việc theo nhóm hoặc cá nhân để trả lời câu hỏi và trình bày
trước lớp.
- Giáo viên kết luận vấn đề:
+ Bối cảnh sáng tác: Tác phẩm được sáng tác trong bối cảnh trận tập kích
của các nghĩa sĩ Cần Giuộc vào đồn Pháp đêm 14-12-1861. Trận đánh đó nhiều
nghĩa sĩ đã hy sinh. Nhưng các nghĩa sĩ cũng đã giết được tên quan hai Pháp và
một số lính thuộc địa
+ Những yếu tố trên (chỗ được gạch chân) của ngữ cảnh đã chi phối một số
chi tiết trong tác phẩm (chỗ gạch chân) như: Gươm đeo dùng bằng lưỡi dao phay,
cũng chém rớt đầu quan hai nọ và Đoái sơng Cần Giuộc, cỏ cây mấy dặm sầu
giăng; nhìn chợ Trường Bình, già trẻ hai hàng lụy nhỏ
- Giáo viên nêu ví dụ 2:
Trong bài thơ Câu cá mùa thu của Nguyễn Khuyến có câu:
Tựa gối bng cần lâu chẳng được
Cá đâu đớp động dưới chân bèo.
Chữ cần trong hai câu thơ trên được hiểu như thế nào? Yếu tố nào của bài
thơ giúp

người đọc hiểu nghĩa của chữ cần trong câu thơ ?
- Học sinh làm việc theo nhóm hoặc cá nhân để trả lời câu hỏi và trình bày
trước lớp.
- Giáo viên kết luận vấn đề:
+ Chữ cần được hiểu là cần câu.
+ Yếu tố giúp người đọc hiểu như vậy là: Ở trong bài thơ, trước khi xuất
hiện hình ảnh Tựa gối bng cần đã có các từ ngữ, hình ảnh ao thu, thuyền câu.
Sau đó là từ ngữ: cá, đớp động, chân bèo.
=> Các yếu tố góp phần hiểu chữ cần được gọi là văn cảnh - một yếu tố của
Ngữ cảnh, giúp người đọc, người nghe lĩnh hội được lời nói
- Giáo viên nêu ví dụ 3:
Trong bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử, có câu mở đầu là:
Sao anh khơng về chơi thôn Vĩ ?
Em hiểu câu thơ này như thế nào? Căn cứ vào yếu tố nào để hiểu câu thơ ?
- Học sinh làm việc theo nhóm hoặc cá nhân để trả lời câu hỏi và trình bày
trước lớp.
- Giáo viên kết luận vấn đề:
+ Về hình thức: Đây là một câu hỏi tu từ
8

SangKienKinhNghiem.net


+ Về sắc thái biểu cảm: Câu thơ như là lời mời mọc, lại như là lời trách cứ
và cũng như là lời tự vấn.
+ Căn cứ để hiểu ý nghĩa và sắc thái của câu thơ là: Hoàn cảnh ra đời của
bài thơ, mối tình đơn phương của Hàn Mặc Tử với một cô gái xứ Huế và lời thăm
hỏi, động viên của người con gái ấy đối với Hàn Mặc Tử khi nhà thơ đang lâm
bệnh nặng. Dựa trên căn cứ này thì câu thơ là sự giao thoa của tất cả sắc thái trên.
Khiến câu thơ trở nên đa sắc thái và bộc lộ tâm trạng có phần day dứt của thi nhân.

=> Ngữ cảnh có vai trò quan trọng trong việc tạo lập và lĩnh hội lời nói.
- Giáo viên nêu ví dụ 4:
Bài thơ Tràng giang của Huy cận có hai câu:
Lịng q dợn dợn vời con nước
Khơng khói hồng hơn cũng nhớ nhà
Nêu câu hỏi: Hãy xác định các nhân vật giao tiếp (người nói, người nghe)
của hai câu thơ này ? Hiện thực được nhắc tới của hai câu thơ đó là gì ?
- Học sinh làm việc theo nhóm hoặc cá nhân để trả lời câu hỏi và trình bày
trước lớp.
- Giáo viên kết luận vấn đề:
+ Nhân vật giao tiếp là: Người nói (viết) là tác giả và người nghe (đọc) là
độc giả.
+ Hiện thực được nói đến là: Nỗi nhớ quê, nhớ nhà trào dâng vơi đầy như
con nước trong lòng thi nhân.
=> Ngữ cảnh bao gồm nhân vật giao tiếp, bối cảnh, hiện thực được nhắc tới
và văn cảnh
3.2.2.3. Liên hệ, mở rộng.
- Trong quá trình tiếp nhận và lĩnh hội các văn bản văn học, việc nắm vững
ngữ cảnh của văn bản sẽ góp phần quan trọng trong việc tìm hiểu nội dung, tư
tưởng tình cảm mà tác giả gửi gắm, cũng như hiểu được một số hình ảnh, câu chữ
trong văn bản, như Tràng Giang của Huy Cận, Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử,
ở chương trình 12 như Tây tiến của Quang Dũng, Tiếng hát con tàu của Chế Lan
Viên, Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm,…
- Trong hoạt động giao tiếp, cần nắm vững ngữ cảnh phát sinh lời nói để
hiểu được những câu nói có ẩn ý của đối tượng giao tiếp.
- Trong giao tiếp, mỗi người cũng nên căn cứ vào ngữ cảnh cụ thể để lời
nói trở nên tế nhị, có hàm ý mà không ảnh hưởng đến quan hệ với người nghe và
góp phần làm phong phú vốn từ của bản thân.
3.2.3. Bài thứ 3: Nghĩa của câu
3.2.3.1. Củng cố kiến thức.

- Giáo viên yêu cầu học sinh trình bày các thành phần nghĩa của câu và chỉ
ra cách nhận diện các thành phần nghĩa này ?
- Học sinh làm việc theo nhóm hoặc cá nhân để trả lời câu hỏi và trình bày
trước lớp.
- Giáo viên kết luận vấn đề như sau: Hai thành nghĩa của câu gồm:
9

SangKienKinhNghiem.net


+ Nghĩa sự việc: Là sự việc mà câu đề cập đến. Sự việc có thể là hành động,
trạng thái, quá trình, tư thế, sự tồn tại, quan hệ. Nghĩa sự việc do các thành phần
chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ, khởi ngữ, các thành phần phụ khác của câu biểu hiện.
+ Nghĩa tình thái: Thể hiện sự nhìn nhận, đánh giá, thái độ của người nói
đối với sự việc, thể hiện tình cảm, thái độ của người nói đối với người nghe. Nghĩa
tình thái có biểu hiện riêng nhờ các từ ngữ tình thái.
3.2.3.2. Rèn luyện kĩ năng.
- Giáo viên nêu ví dụ 1 và yêu cầu học sinh chỉ ra hai thành phần nghĩa của
câu trong ví dụ dưới đây:
Dạ bẩm, thế ra y văn võ đều có tài cả. Chà chà!
(Chữ người tử tù, Nguyễn Tuân)
- Học sinh làm việc theo nhóm hoặc cá nhân để trả lời câu hỏi và trình bày
trước lớp.
- Giáo viên kết luận vấn đề: Ví dụ này có 2 câu. Trong đó, câu thứ nhất:
+ Nghĩa sự việc tập trung ở ý: y văn võ đều có tài cả (nhắc tới một người
văn võ tồn tài).
+ Nghĩa tình thái: Thế ra là thái độ ngạc nhiên của người nói với sự việc “y
văn võ đều có tài cả”. Dạ bẩm: Là thái độ kính cẩn của người nói với người nghe.
Câu thứ hai:
+ Nghĩa sự việc: Khơng có.

+ Nghĩa tình thái: là thái độ thán phục của người nói với đối tượng được
nhắc tới chà chà
=> Mỗi câu thường có 2 thành phần nghĩa. Tuy nhiên, với những câu chỉ
cấu tạo bằng các từ cảm thán thì chỉ có nghĩa tình thái mà khơng có nghĩa sự việc.
- Giáo viên nêu ví dụ và vấn đề 2: Chỉ ra hai thành phần nghĩa của câu trong
ví dụ dưới đây:
Vườn ai mướt quá xanh như ngọc
(Đây thôn Vĩ Dạ, Hàn Mặc Tử)
- Học sinh làm việc theo nhóm hoặc cá nhân để trả lời câu hỏi và trình bày
trước lớp.
- Giáo viên kết luận vấn đề:
+ Nghĩa sự việc: Nói tới một mảnh vườn mượt mà, tốt tươi lung linh như
ngọc bích
+ Nghĩa tình thái: Bộc lộ sự trầm trồ ngạc nhiên của người nói (mướt quá)
đối với sự việc (mảnh vườn tốt tươi)
- Giáo viên nêu ví dụ và vấn đề 3: Chỉ ra hai thành phần nghĩa của câu trong
ví dụ dưới đây:
Kệ mày, theo lệnh quan, tao chiếu sổ đinh, thì lần này đến lượt mày rồi.
(Tinh thần thể dục, Nguyễn Cơng Hoan)
- Học sinh làm việc theo nhóm hoặc cá nhân để trả lời câu hỏi và trình bày
trước lớp.
- Giáo viên kết luận vấn đề:
10

SangKienKinhNghiem.net


rồi.

+ Nghĩa sự việc: Nói tới sự việc theo lệnh quan thì lần này đến lượt mày


+ Nghĩa tình thái: Kệ mày: Là thái độ bực tức, hách dịch của người nói với
người nghe.
- Giáo viên nêu ví dụ và vấn đề 4: Chỉ ra hai thành phần nghĩa của câu trong
ví dụ dưới đây:
Em thắp đèn lên chị Liên nhé
(Hai đứa trẻ, Thạch Lam)
- Học sinh làm việc theo nhóm hoặc cá nhân để trả lời câu hỏi và trình bày
trước lớp.
- Giáo viên kết luận vấn đề:
+ Nghĩa sự việc: Nói tới sự việc người nói thắp đèn lên.
+ Nghĩa tình thái: Nhé: Thể hiện thái độ thân mật, gần gũi của người nói
với người nghe. Cịn thái độ đối với sự việc là khách quan, trung hòa.
=> Kết luận: Nghĩa sự việc do các thành phần chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ,
khởi ngữ, các thành phần phu khác của câu biểu hiện. Nghĩa tình thái: Có biểu
hiện riêng nhờ các từ ngữ tình thái.
3.2.3.3. Liên hệ mở rộng.
- Việc tìm hiểu và phân tích tốt hai thành phần nghĩa của câu là yếu tố then
chốt trong việc cảm thụ, tiếp cận lời nói nói chung và văn bản văn học nói chung.
Bởi đó là một cách để “đào sâu” vào các tầng nghĩa của câu, tìm được tư tưởng,
ẩn ý mà người tạo lập gửi gắm trong câu.
- Cả ba bài học được tiến hành ôn tập trong một tiết là điều kiện rất tốt để
học sinh có cái nhìn tổng quan từ dễ đến khó trong việc tạo lập lời nói, lĩnh hội
lời nói, tạo câu, tạo văn bản và tìm hiểu các tầng nghĩa của câu. Qua đó, có ý thức
hơn trong việc rèn luyện kĩ năng, làm phong phú ngôn ngữ cá nhân, tạo lập các
văn bản sinh động, giàu cảm xúc mà vẫn giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt.
3.3. Bước thứ ba: Giáo viên củng cố, dặn dò học sinh cho tiết ôn tập tiếp theo,
tiết 115 với các bài học như đã trình bày ở bước một.
4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản
thân, đồng nghiệp và nhà trường.

4.1. Hiệu quả đối với hoạt động giáo dục của nhà trường.
- Tôi đã thử nghiệm phương pháp và sáng kiến này ở một lớp 11 của trường
THPT Thọ Xuân 5 và một lớp khác được dạy theo phương pháp truyền thống, kết
quả thu được:
+ Ở lớp không áp dụng sáng kiến này, tôi tiến hành ơn tập bình thường theo
gợi ý từ sách giáo khoa. Kết quả, đa số học sinh đều thụ động, lúng túng trong
việc giải quyết các bài tập, nhất là các bài tập mở rộng, liên hệ.
+ Ở lớp tơi áp dụng phương pháp như đã trình bày trong sáng kiến kinh
nghiệm này. Kết quả cho thấy: Đa số nắm vững lí thuyết, biết vận dụng trong rèn
luyện kĩ năng. Các em hứng thú, sơi nổi, tích cực, chủ động tìm hiểu bài học, chủ
động làm việc, biết liên hệ, mở rộng. Đặc biệt, đa số các em biết từ bài học để thể
11

SangKienKinhNghiem.net


hiện sự cảm thụ, đánh giá nội dung, ý nghĩa của một câu thơ, một đoạn văn xi
trong và ngồi chương trình.
- Kết quả bài kiểm tra sau khi thử nghiệm hai phương pháp và thăm dò ý
kiến học sinh về bài học ở hai lớp:
Thăm dò về bài học
Tỉ lệ
Tỉ lệ
Tỉ lệ
Khó,
Khó,
khá,
yếu, Thích, Hiểu
Lớp
TB

hiểu khơng
giỏi
kém dễ nhớ
bài
sơ sài
hiểu
11A1 (khơng áp dụng 6/36
22/36 8/36
6/36
14/36 11/36
5/36
SK)

11A2 (áp dụng SK) 11/35 21/35 3/35
9/35
21/35
3/35
2/35
- Đánh giá: Kết quả trên mặc dù chưa cao nhưng điều đó cho thấy các em
đã có sự hứng thú với phương pháp mới và hiệu quả của phương pháp, giáo viên
giải quyết được việc ôn tập kết hợp củng cố lí thuyết với rèn luyện kĩ năng và mở
rộng liên hệ, học sinh đã thực sự chủ động và tích cực tiếp cận bài học. Đa phần
các em học sinh khi được hướng dẫn tìm hiểu theo phương pháp này thực sự thấy
dễ nắm bài, vận dụng tốt trong việc tìm hiểu, cảm thụ một số nội dung của tác
phẩm văn học.
4.2. Đối với bản thân, đồng nghiệp nhà trường.
- Bản thân tơi nhận thấy mình đã đúc rút được một sáng kiến hữu ích, góp
phần tạo được sự hứng thú, sự chủ động trong việc học tập của học sinh trong một
tiết dạy cụ thể ở trường THPT Thọ Xuân 5.
- Với đồng nghiệp trong nhà trường, đã có một số đồng chí sử dụng cách làm

của tơi và tạo được sự hứng thú học tập, góp phần nâng cao hiệu quả học tập của
học sinh ở phần Tiếng Việt, đồng thời khích lệ đồng nghiệp tiếp tục tìm tịi, nghiên
cứu, áp dụng các phương pháp để nâng cao hiệu quả và chất lượng giảng dạy bộ
môn.
- Với nhà trường: Tơi vẫn đang tích cực áp dụng sáng kiến cho các lớp dạy
và sẽ tiếp tục rút kinh nghiệm cho những năm tiếp theo để hoàn thiện sáng kiến
và áp dụng phổ biến trong nhà trường. Tuy nhiên, hiệu quả ban đầu có thể thấy
được, sáng kiến của tơi đã giúp đồng nghiệp có thêm một phương pháp, một cách
hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài ơn tập này.
III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận: Đề tài này là kinh nghiệm mà bản thân tôi đúc rút trong quá
trình thực hiện nhiệm vụ giảng dạy tại trường THPT Thọ Xuân 5, đề tài là một số
kinh nghiệm nhỏ của cá nhân về một tiết dạy cụ thể, áp dụng cho một đối tượng
cụ thể là học sinh trường THPT Thọ Xuân 5 – Thọ Xuân, tôi nhận thấy khi áp
dụng đề tài, có nhiều chuyển biến tích cực về hiệu quả và chất lượng giảng dạy
và học tập của học sinh. Đề tài là một gợi ý thú vị, một phương pháp hiệu quả cho
đồng nghiệp trong việc thực hiện không chỉ một tiết ôn tập ở lớp 11, mà cịn có
thể áp dụng cho các bài học tương tự ở các khối lớp khác. Vì vậy, tơi mạnh dạn
trình bày cùng đồng nghiệp để được trao đổi, rút kinh nghiệm cho việc đổi mới
12

SangKienKinhNghiem.net


phương pháp và nâng cao chất lượng dạy học. Mong được đồng nghiệp góp ý để
được hồn thiện hơn.
2. Kiến nghị: Trường THPT Thọ Xuân 5 lắp thêm hệ thống máy chiếu cho
toàn khối 11 để thực hiện tốt nhất sáng kiến kinh nghiệm này.
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ


Thanh Hóa, ngày 18 tháng 5 năm 2016
Tơi xin cam đoan sáng kiến này là do tôi
tự viết, nếu sai, tơi hồn tồn chịu trách
nhiệm.
Tác giả

Ngơ Văn Hịa

13

SangKienKinhNghiem.net


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. SGK Ngữ văn 11, tập I, II, NXB Giáo dục, 2008.
2. SGK Ngữ văn 11 Nâng cao, tập I, II, XBN Giáo dục, 2008.
3. SGV Ngữ văn 11, tập I, II, NXB Giáo dục, 2008.
4. Nghị quyết TƯ 8, khoá XI.
5. Dạy học Tiếng Việt trong nhà trường theo hướng phát triển năng lực. GS.TS.
Đỗ Việt Hùng, Đại học Sư phạm Hà Nội.
6. Phong cách học Tiếng Việt, NXB Đại học Sư Phạm, 1998.
7. Phương pháp dạy học Tiếng Việt, NXB Đại học Sư Phạm, 1998.
8. Tài liệu Bồi dưỡng giáo viên về Đổi mới Phương pháp dạy học, Bộ Giáo dục
và Đào tạo, 2003.
9. Tài liệu Bồi dưỡng CBQL và Giáo viên về kiểm tra, đánh giá kết quả học tập
của học sinh theo định hướng năng lực, Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2014.
10. Tài liệu tập huấn TTCM cấp THPT, Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2013.

14


SangKienKinhNghiem.net



×