Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

Sáng kiến kinh nghiệm Lồng ghép các phương pháp dạy học tích cực bằng biện pháp sử dụng quy trình 5-...

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (249.05 KB, 14 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA

TRƯỜNG THPT LƯƠNG ĐẮC BẰNG

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

LỒNG GHÉP CÁC PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC
BẰNG BIỆN PHÁP SỬ DỤNG QUY TRÌNH 5-S
ĐỂ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC TẬP MƠN HĨA HỌC CHO
HỌC SINH

Người thực hiện: DƯƠNG TRỌNG HÙNG
Chức vụ:

Giáo viên

SKKN thuộc lĩnh vực(mơn): Hóa học

THANH HỐ NĂM 2019

1
SangKienKinhNghiem.net


PHỤ LỤC

PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
1.2. Mục đích nghiên cứu
1.3. Đối tượng nghiên cứu
1.4. Phương pháp nghiên cứu


1.5. Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm.
PHẦN 2. NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
2.1.1. Những nội dung cơ bản của quy trình 5-S
2.1.1.1. Sàng lọc
2.1.1.2. Sắp xếp
2.1.1.3. Soạn giảng
2.1.1.4. Săn sóc.
2.1.1.5. Sẵn sàng.
2.1.2. Một số phương pháp dạy học tích cực được áp dụng.
2.1.2.1. Phương pháp dạy học gợi mở - vấn đáp
2.1.2.2. Phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề
2.1.2.3. Phương pháp dạy học hợp tác trong nhóm nhỏ.
2.1.2.4. Phương pháp dạy học trực quan.
2.1.2.5. Phương pháp dạy học luyện tập và thực hành.
2.1.2.6. Phương pháp dạy học bằng bản đồ tư duy.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
2.3. Các sáng kiến kinh nghiệm hoặc các giải pháp đã áp dụng để giải
quyết vấn đề
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với
bản thân, đồng nghiệp và nhà.
PHẦN 3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận
3.2. Kiến nghị
Tài liệu tham khảo
KÍ HIỆU HOẶC VIẾT TẮT
THCS: Trung học cơ sở
THPT: Trung học phổ thông
PH&GQVĐ: Phát hiện và giải quyết vấn đề
TB: Trung bình

THPT QG: Trung học phổ thơng Quốc gia
2
SangKienKinhNghiem.net

Trang


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
Phát triển giáo dục và đào tạo là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi
dưỡng nhân tài. Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức
sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học. Học đi đơi với hành; lí
luận gắn liền với thực tiễn; giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và
giáo dục xã hội. Đây là một trong những quan điểm chỉ đạo của Đảng được trình
bày trong chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam giai đoạn 2011-2020 và Nghị
quyết Trung ương số 29 của Ban chấp hành trung ương Đảng.
Từ quan điểm chỉ đạo trên, các Thầy Cô giáo trường THPT Lương Đắc
Bằng không ngừng đổi mới phương pháp dạy học, trong đó chú trọng đổi mới
phương pháp dạy học theo hướng tích cực, tức là sử dụng phương pháp dạy nào để
đạt hiệu quả cao nhất. Hiệu quả của phương pháp dạy học được đánh giá bằng sự
tích cực tham gia xây dựng bài và sự tiến bộ của học sinh sau mỗi lần kiểm tra.
Khơng có phương pháp dạy học nào được coi là tối ưu nhất. Mỗi phương
pháp dạy học bao giờ có ưu điểm và nhược điểm nhất định. Để hạn chế những
nhược điểm và phát huy tốt ưu điểm, Người thầy phải sử dụng kết hợp các phương
pháp dạy học để phát huy tính tích cực của học sinh. Quy trình 5-S đáp ứng được
u cầu đó. Tơi đã áp dụng quy trình 5-S để liên kết các phương pháp dạy học và
nhận thấy có hiệu quả. Đó chính là lí do tơi chọn đề tài: “Lồng ghép các phương
pháp dạy học tích cực bằng biện pháp sử dụng quy trình 5-S để phát triển
năng lực học tập mơn hóa học cho học sinh” cho sáng kiến kinh nghiệm của
mình.

1.2. Mục đích nghiên cứu
Sử dụng quy trình 5-S để lồng ghép các phương pháp dạy học tích cực nhằm
cũng cố kiến thức, rèn luyện kỹ năng, xây dựng thái độ học tập đúng đắn và phát
huy tính tự học.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu sự phát triển năng lực học tập mơn hóa học của học sinh, khi sử
dụng quy trình 5-S để lồng ghép các phương pháp dạy học tích cực.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin;
- Phương pháp thống kê, xử lý số liệu.
1.5. Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm.
Quy trình 5-S được sử dụng nhiều trong các nhà máy, xí nghiệp. Quy trình
này đã đem lại hiệu quả, năng xuất lao động cao. Chính vì vậy tơi đã mạnh dạn áp
dụng quy trình 5-S này vào công việc giảng dạy hàng ngày và nhận thấy rất hiệu
quả.
3
SangKienKinhNghiem.net


PHẦN 2. NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
2.1.1. Những nội dung cơ bản của quy trình 5-S
2.1.1.1. Sàng lọc
Cơ sở để sàng lọc – phân loại học sinh dựa vào năng lực học tập môn hóa
học. Năng lực được cấu thành bởi ba yếu tố: kiến thức – kĩ năng - thái độ.
Sàng lọc kiến thức cần truyền đạt tương ứng với các đối tượng nhóm thơng
qua sự sàng lọc- phân loại trên.
2.1.1.2. Sắp xếp
Sắp xếp các đơn vị kiến thức cần truyền đạt. Trên cơ sở phân loại học sinh,
ta phải sắp xếp các đơn vị kiến thức trong bài dạy theo cấp độ biết – hiểu – vận

dụng – vận dụng cao phù hợp với từng nhóm đối tượng.
Sắp xếp chỗ ngồi cho các nhóm. Các đối tượng có mức độ kiến thức tương
đương nhau thì ngồi cùng nhau trong quá trình luyện tập rèn luyện kỹ năng.
2.1.1.3. Soạn giảng
Lựa chọn lồng ghép phương pháp dạy học phù hợp để bài giảng có hiệu quả.
Kiến thức lý thuyết cần phải “cơ bản, tinh giản” để học sinh thuộc bài ngay trên
lớp và vận dụng để giải bài tập.
Sử dụng phương pháp dạy học phù hợp để học sinh luyện tập thực hành. Hệ
thống bài tập phải phù hợp với từng nhóm đối tượng
2.1.1.4. Săn sóc.
Thầy Cơ giáo đóng vai là trọng tài trong buổi học. Giải đáp các thắc mắc,
tranh luận được nảy sinh ra trong quá trình thảo luận hoặc giải bài tập ở từng
nhóm.
Kiểm tra sự chuyên cần của học sinh. Theo dõi điểm danh để nhắc nhở học
sinh đi học đều đặn và kiểm tra việc làm bài tập ở nhà của mỗi học sinh. Ghi chép
vào sổ của giáo viên để theo dõi.
2.1.1.5. Sẵn sàng.
Hoàn thành các bài tập Thầy (Cô) giáo giao. Tự tin trong các kỳ thi cuối kỳ,
thi học sinh giỏi, thi THPT Quốc gia để xét tuyển Đại học.
2.1.2. Một số phương pháp dạy học tích cực được áp dụng.
2.1.2.1. Phương pháp dạy học gợi mở - vấn đáp
Phương pháp dạy học gợi mở - vấn đáp là quá trình tương tác giữa giáo viên
và học sinh, được thực hiện thông qua hệ thống câu hỏi và câu trả lời tương ứng
với một chủ đề nhất định được giáo viên đặt ra. Qua việc trả lời hệ thống câu hỏi
dẫn dắt của giáo viên, học sinh thể hiện được suy nghĩ, ý tưởng của mình, từ đó
khám phá và lĩnh hội được đối tượng học tập.
Căn cứ vào tính chất hoạt động nhận thức của học sinh, người ta phân biệt
các loại: Vấn đáp tái hiện, vấn đáp giải thích minh họa và vấn đáp tìm tịi.
4
SangKienKinhNghiem.net



2.1.2.2. Phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề
Dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề (PH&GQVĐ) là phương pháp dạy
học trong đó giáo viên tạo ra tình huống có vấn đề, điều khiển học sinh phát hiện
vấn đề, hoạt động tự giác, tích cực, chủ động sáng tạo để giải quyết vấn đề và
thông qua đó chiếm lĩnh tri thức, rèn luyện kỹ năng và đạt được mục đích học tập
khác.
Đặc trưng cơ bản của dạy học PH&GQVĐ là “tình huống có vấn đề” vì “Tư
duy chỉ bắt đầu khi xuất hiện tình huống có vấn đề”. Tình huống có vấn đề là tình
huống gợi ra cho học sinh những khó khăn về lý luận hay thực tiễn mà học thấy
cần và có khả năng vượt qua, nhưng không phải ngay tức khác bằng một thuật giải,
mà phải trải qua q trình tích cực suy nghĩ, hoạt động để biến đổi đối tượng hoạt
động hoặc điều chỉnh kiến thức sẵn có.
2.1.2.3. Phương pháp dạy học hợp tác trong nhóm nhỏ.
Phương pháp dạy học hợp tác trong nhóm nhỏ cịn gọi bằng một số tên khác
như “phương pháp thảo luận nhóm” hoặc “phương pháp dạy học hợp tác”.
Đây là phương pháp dạy học mà học sinh được phân chia thành từng nhóm
nhỏ riêng biệt, chịu trách nhiệm về một mục tiêu duy nhất, được thực hiện thông
qua nhiệm vụ riêng biệt của từng người. Các hoạt động cá nhân riêng biệt được tổ
chức lại, liên kết hữu cơ với nhau nhằm thực hiện mục tiêu chung.
Phương pháp thảo luận nhóm được sử dụng nhằm giúp cho mọi học sinh
tham gia một cách chủ động vào quá trình học tập, tạo cơ hội cho các em chia sẻ
kiến thức, kinh nghiệm, ý kiến để giải quyết các vấn đề có liên quan đến nội dung
bài học; tạo cơ hội cho các em giao lưu học hỏi lẫn nhau; cùng nhau hợp tác giải
quyết nhiệm vụ chung.
2.1.2.4. Phương pháp dạy học trực quan.
Phương pháp dạy học trực quan là phương pháp sử dụng những phương tiện
trực quan, phương tiện kỹ thuật dạy học trước, trong và sau khi nắm tài liệu mới,
khi ôn tài liệu cũ, cũng cố, hệ thống hóa và kiểm tra tri thức, kĩ năng, kĩ xảo.

Phương pháp dạy học trực quan được thể hiện dưới hai hình thức là minh
họa và trình bày.
Trình bày thường trưng bày những đồ dùng trực quan có tính chất minh họa
như bản mẫu, bản đồ, tranh, ảnh, hình vẽ…;
Trình bày thường gắn liền với việc trình bày thí nghiệm, những thiết bị kĩ
thuật, chiếu phim đèn chiếu…. Nó là cơ sở, là điểm xuất phát cho quá trình nhận
thức-học tập của học sinh, là cầu nối giữa lý thuyết và thực tiễn.
2.1.2.5. Phương pháp dạy học luyện tập và thực hành.
Luyện tập và thực hành nhằm cũng cố, bổ xung, làm vững chắc thêm các
kiến thức lí thuyết. Trong luyện tập người ta nhấn mạnh tới việc học thuộc những
định nghĩa, khái niệm, sản phẩm tạo thành sau phản ứng,…. Còn trong thực hành,
5
SangKienKinhNghiem.net


người ta không những nhấn mạnh vào việc học thuộc mà cịn nhằm áp dụng hay sử
dụng một cách thơng minh các tri thức để thực hiện các nhiệm vụ khác.
2.1.2.6. Phương pháp dạy học bằng bản đồ tư duy.
Phương pháp dạy học bằng bản đồ tư duy hay còn gọi là sơ đồ tư duy hay
lược đồ tư duy là phương pháp chú trọng đến cơ chế ghi nhớ, dạy cách học, cách tự
học nhằm tìm tịi, đào sâu, mở rộng một ý tưởng, hệ thống hóa một chủ đề hay một
mạch kiến thức,… bằng cách kết hợp việc sử dụng đồng thời hình ảnh, đường nét,
màu sắc, chữ viết với sự tư duy tích cực.
Phương pháp dạy học bằng bản đồ tư duy là phương pháp dạy học mà học
sinh thực hiện nhiệm vụ học tập thông qua việc thiết lập bản đồ tư duy. Sử dụng
phương pháp dạy học bằng bản đồ tư duy trước, trong và sau khi nắm tài liệu mới,
khi ôn tập, cũng cố, hệ thống hóa và kiểm tra tri thức, kĩ năng, kĩ xảo.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
2.2.1. Về phía học sinh
Kiến thức hóa học của học sinh đầu cấp THPT không đồng đều, thậm trí

nhiều em khơng biết gì về hóa học (ví dụ như những em tham gia đội tuyển các
môn văn, tốn, lý,… cấp THCS từ năm lớp 8), cịn các em thuộc đội tuyển hóa cấp
THCS có năng lực hóa học, một phần các em thi chuyên hóa Lam Sơn, phần cịn
lại học ở cấp THPT nhưng khơng nhiều.
Mơn hóa học ở bậc THCS chỉ cung cấp những kiến thức hóa học căn bản
nhất, nên phần đa học sinh bậc THCS chưa có kỹ năng học và giải các bài tập hóa
học, vì các em chỉ tập trung học các mơn thi vào cấp THPT.
2.2.2. Về phía giáo viên
Thế nào là phương pháp dạy học tích cực? Những phương pháp dạy học nào
được xếp vào phương pháp dạy học tích cực? Đó là những câu hỏi mà nhiều người
trả lời khơng đúng.
Trong một lớp mà nhiều đối tượng thì rất khó khăn cho việc giảng dạy. Nếu
chúng ta khơng sàng lọc- phân loại thì ta sẽ dạy cho nhóm khá giỏi, cịn nhóm
trung bình hiểu lơ mơ cịn nhóm yếu sẽ khơng hiểu gì.
Trong một bài giảng nhiều Thầy Cơ có sử dụng các phương pháp dạy học,
nhưng chưa tìm ra cách thức để lồng ghép các phương pháp dạy học đó, hay nói
cách khác chưa chọn được “hệ quy chiếu” phù hợp. Quy trình 5-S là “hệ quy
chiếu” hay là “môi trường” để lồng ghép các phương pháp dạy học tích cực.
2.2.3. Về mặt kiến thức mơn học.
Mở đầu mơn hóa lớp 10 là chương cấu tạo ngun tử, lớp 11 là chương đại
cương về hóa học hữu cơ. Đây là những chương mà kiến thức mới, các em chưa
được học ở cấp dưới. Mặt khác, kiến thức về nguyên tử rất trừu tượng, khó hiểu,
khó vận dụng nên rất khó khăn cho học sinh. Từ việc khơng hiểu nên các em
khơng có cảm tình với mơn hóa học, nên khơng lựa chọn khối thi có mơn hóa.
6
SangKienKinhNghiem.net


Xuất phát từ những thực trạng trên ta cần đổi mới phương pháp dạy học để
đáp ứng nhu cầu người học. Với sự trăn trở đó, tơi đã phát triển năng lực hóa học

cho học sinh bằng biện pháp sử dụng quy trình 5-S để lồng ghép các phương pháp
dạy học tích cực. Đây là một biện pháp mang lại hiệu quả và lan tỏa tình cảm của
người học với người dạy và mơn hóa học với người học và người dạy.
2.3. Các giải pháp đã áp dụng để giải quyết vấn đề
2.3.1. Sàng lọc – phân loại học sinh.
Sàng lọc - phân loại học sinh bằng một bài kiểm tra tự luận để làm cơ sở đánh
giá năng lực. Trong đề phải đảm bảo các yêu cầu sau:
+ Kiến thức: thuộc chương trình lớp 9 phần hóa học vơ cơ. Trong ma trận đề
phải chi tiết các nội dung kiến thức cần kiểm tra ở các mức độ biết - hiểu – vận
dụng và vận dụng nâng cao.
+ Kĩ năng: phân loại được các chất vô cơ (oxit, axit, bazo, muối); viết phương
trình và cân bằng phản ứng khi cho các chất vô cơ (oxit, axit, bazo, muối) tác dụng
với nhau; giải bài tốn đơn giản tính theo phương trình phản ứng ở mức độ hiểu và
bài tốn nâng cao ở mức độ vận dụng.
Bài kiểm tra này phải được thực hiện ngay ở tiết đầu tiên vì ở thời điểm này
các em quen biết nhau chưa nhiều, mọi thứ đều mới, nên mức độ tin cậy cao nhất.
Khâu coi thi phải nghiêm túc, trong quá trình làm bài khơng được trao đổi,
khơng quay cóp, em nào vi phạm xử lý bằng cách đánh dấu bài và trừ điểm
Tiết sau phải trả bài, chữa lỗi, sắp xếp vị trí ngồi cho các nhóm và sử dụng
phương pháp dạy học hợp tác trong nhóm nhỏ kết hợp với gợi mở - vấn đáp và sơ
đồ tư duy để hệ thống hóa kiến thức hóa học ở cấp THCS.
2.3.2. Sắp xếp.
Sau khi đã có kết quả đánh giá năng lực học sinh bằng điểm số, ta có thể
chia thành 3 nhóm
+ Nhóm 1: khá-giỏi có điểm từ 7,5 trở lên
+ Nhóm 2: trung bình – khá từ 5,0 đến 7,0.
+ Nhóm 3: yếu từ 4,5 trở xuống.
- Bố trí vị trí ngồi cho ba nhóm theo trật tự: nhóm 3, nhóm 2, nhóm 1. Nhóm
3 là nhóm học yếu vì độ tập trung của nhóm này thấp nên phải bố trí gần giáo viên,
tiện cho cơng tác quản lí. Nhóm 2 và 3 có độ tập trung cao hơn, hiểu bài nhanh hơn

nên bố trí vị trí ngồi như thứ tự trên là hợp lí.
- Thời gian đầu, các em chưa quen nên Thầy Cơ có phần vất vả. Sau một thời
gian lớp sẽ đi vào ổn định, chất lượng từng bước sẽ được nâng dần.
2.3.3. Soạn giảng
2.3.3.1. Soạn bài học mới.
Sử dụng lồng ghép các phương pháp dạy học tích cực để truyền đạt kiến
thức mới và rèn luyện kĩ năng hóa học.
7
SangKienKinhNghiem.net


Trong một bài dạy kiến thức phải trọng tâm - cơ bản – chính xác, khơng lan
man, phức tạp khó hiểu. Để thỏa mãn được u cầu đó Thầy Cơ nên sử dụng lồng
ghép hai đến ba phương pháp dạy học. Các phương pháp hay dùng là: vấn đáp –
gợi mở kết hơp với phát hiện và giải quyết vấn đề hoặc vấn đáp - gợi mở kết hợp
với sơ đồ tư duy…. Tùy theo từng bài mà có thể vận dụng linh hoạt các phương
pháp dạy học tích cực sao cho phù hợp và hiệu quả.
2.3.3.2. Soạn bài luyện tập củng cố kiến thức, luyện tập kĩ năng.
- Học sinh phải ngồi theo nhóm như đã phân loại như trên.
- Sử dụng phương pháp dạy học hợp tác trong nhóm để củng cố kiến thức,
luyện tập kĩ năng.
- Thầy Cô giáo phải soạn bài tập phù hợp với mức độ tương ứng với từng
nhóm.
+ Nhóm 3: chỉ yêu cầu làm những bài tập ở mức độ biết – hiểu
+ Nhóm 2: từ bài tập của nhóm 3 thêm vào phần bài tập ở mức độ vận dụng
+ Nhóm 1: từ bài tập của nhóm 2 thêm phần bài tập ở mức độ vận dụng cao.
Trong quá trình làm việc, những thắc mắc của nhóm ba sẽ được học sinh ở
nhóm 2 trợ giúp. Nhóm 1 sẽ trợ giúp cho nhóm 2. Như vậy trong một buổi học em
nào cũng có việc để làm, giờ học em cảm thấy có hiệu quả, từ đó có thái độ u
thích mơn học hơn, chăm chỉ hơn.

2.3.4. Săn sóc.
Săn sóc – theo dõi các hoạt động của học sinh trong quá trình làm việc.
Hướng dẫn cách trình bày bài, giải đáp các vướng mắc, uốn nắn những sai lệch về
kiến thức và các kĩ năng làm bài.
Tạo ra môi trường làm việc thân thiện, tích cực và có hiệu quả. Mọi người
đều phải làm việc, giảm thiểu tình trạng lười suy nghĩ, trêu chọc bạn, pha trò của
những học sinh nhác học làm ảnh hưởng đến những học sinh chăm ngoan.
Phát huy tính chủ động, tự giác làm việc. Xung phong lên bảng trình bày bài
giải của mình, nhận xét bài làm của bạn, hoặc đưa ra những cách giải ngắn gọn và
dễ hiểu. Đưa ra những lí lẽ để bảo vệ quan điểm của mình khi tranh luận một vấn
đề mới, một cách giải mới sáng tạo.
2.3.5. Sẵn sàng.
- Tự tin làm bài trong các kỳ thi,
- Phát hiện nhanh và vận dụng linh hoạt các phương pháp giải toán, rút ngắn
thời gian làm bài.
- Chinh phục được các bài tập khó, phức tạp trong các đề thi học sinh giỏi các
cấp và thi THPT QG.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản
thân, đồng nghiệp và nhà trường.
2.4.1. Kết quả
8
SangKienKinhNghiem.net


Năm học 2018-2019 tôi đã tiến hành áp dụng quy trình 5-S vào 2 lớp 11A1
và 10A2, cịn các lớp không áp dụng để làm đối chứng là lớp 11A2, 11A4 và
10A1, 10A5. Các lớp trên đều thuộc ban khoa học tự nhiên nâng cao các mơn
Tốn, Vật lý, Hóa học, Sinh học, nên chúng tương đương về mặt chất lượng.
Hàng năm nhà trường tổ chức thi tập trung cuối kì và tính điểm trung bình
từng mơn cho các lớp. Căn cứ vào điểm trung bình mơn của từng lớp để đánh giá

chất lượng.
Bảng 1: Điểm trung bình học kì 1 và học kì 2 của các lớp 10A2; 10A1; 10A5
năm học 2018-2019 của trường THPT Lương Đắc Bằng
Lớp
10A2
10A1
10A5
Sỉ số
45
45
45
Điểm TB kì 1
6,7
6,6
6,2
Điểm TB kì 2
7,1
6,0
6,1
(Theo nguồn tổng hợp của trường THPT Lương Đắc Bằng năm học 2018-2019)

- Từ bảng số liệu trên ta có thể biểu diễn đồ thị dạng cột như sau

Hình 1: Đồ thị biểu diễn điểm trung bình học kì 10A2; 10A1; 10A5
Bảng 2: Điểm trung bình học kì 1, học kì 2 và khảo sát cuối năm của các lớp
11A1; 11A2; 11A5 năm học 2018-2019 của trường THPT Lương Đắc Bằng.
Lớp
11A1
11A2
11A4

Sỉ số
48
48
48
Điểm TB kì 1
6,5
6,0
6,4
Điểm TB kì 2
8,0
6,5
7,8
Điểm TB khảo sát cuối năm
6,6
5,6
6,0
(Theo nguồn tổng hợp của trường THPT Lương Đắc Bằng năm học 2018-2019)

- Từ bảng số liệu trên ta có thể biểu diễn đồ thị dạng cột như sau

9
SangKienKinhNghiem.net


Hình 2: Đồ thị biểu diễn điểm trung bình học kì 11A1; 11A2; 11A5
2.4.2. Nhận xét
- Qua đồ thị ta thấy lớp 10A2 và 11A1 được áp dụng quy tình 5-S có điểm
trung bình học kì cao hơn các lớp khơng áp dụng. Cụ thể:
+ Lớp 10A2: học kì 1 lớp 10A2 có điểm trung bình 6,7 chỉ cao hơn điểm
trung bình 10A1 (TB 6,6 điểm) là 0,1 điểm; 10A5 (TB 6,2 điểm) là 0,5 điểm. Sang

học kì 2 điểm trung bình của 10A2 là 7,1 cao hơn điểm trung bình của 10A1(TB
6,0 điểm) là 1,1 điểm; 10A5(TB 6,1 điểm) là 1,0 điểm. Trong khi đó điểm trung
bình kì 1 và kì 2 của 10A1 giảm 0,6 điểm, 10A5 giảm 0,1 điểm, cịn 10A2 tăng 0,4
điểm.
+ Lớp 11A1: học kì 1 lớp 11A1 có điểm trung bình 6,5 chỉ cao hơn điểm
trung bình 11A2 (TB 6,0 điểm) là 0,5 điểm; 11A5 (TB 6,4 điểm) là 0,1 điểm. Sang
học kì 2 điểm trung bình của 11A1 là 8,0 cao hơn điểm trung bình của 11A2 (TB
6,5 điểm) là 1,5 điểm; 11A5 (TB 7,8 điểm) là 0,2 điểm. Trong khi đó điểm trung
bình kì 1 và kì 2 của 11A2 chỉ tăng 0,5 điểm, 11A5 tăng 1,4 điểm, còn 11A1 tăng
1,5 điểm.
+ Điểm thi khảo sát cuối năm lớp 11, lớp 11A1 có điểm trung bình 6,6 cao
hơn lớp 11A2 (TB 5,6 điểm) là 1,0 điểm; 11A5 (TB 6,0 điểm) là 0,6 điểm.
2.4.3. Đánh giá hiệu quả của việc sử dụng quy trình 5-S để lồng ghép các
phương pháp dạy học tích cực.
Học sinh nắm vững kiến thức cơ bản và vận dụng vào việc giải bài tập. Để
học sinh nắm vững kiến thức cơ bản giáo viên phải sàng lọc - phân loại được đối
tượng học sinh và sử dụng các phương pháp dạy học tích cực như sử dụng sơ đồ tư
duy để hệ thống hóa kiến thức, phương pháp phát hiện và giải quyết vấn đề;
phương pháp vấn đáp - gợi mở; phương pháp hợp tác trong nhóm nhỏ.
Do việc nắm vững kiến thức cơ bản, nên kỹ năng giải bài tập được cải thiện
nhiều, lược bỏ được những bước không cần thiết, tư duy rõ ràng hơn. Từ việc sàng
10
SangKienKinhNghiem.net


lọc – phân loại các đối tượng học sinh, soạn bài và sự săn sóc của Thầy Cơ kết hợp
với phương pháp hợp tác trong nhóm nhỏ, các em đã trợ giúp cho nhau với phương
châm “học thày không tày học bạn”. Do đó kĩ năng làm giải bài tập của học sinh
được nâng cao. Từ việc có kĩ năng, sẽ kéo theo việc củng cố và khắc sâu kiến thức.
Kiến thức, kĩ năng đã được hình thành, các em có thái độ chăm chỉ chuyên

cần hơn. Trong một buổi học tự mình giải quyết được các bài tập, các em cảm thấy
rất vui và phấn khởi. Từ niềm vui và phấn khởi đó đã thúc đẩy tính tự giác trong
học tập. Từ việc săn sóc tận tình của Thầy Cơ, sự trợ giúp của bạn bè trong nhóm
đã tạo ra động lực đua nhau để học. Tinh thần thoải mái, thái độ niềm nở đã làm
cho học sinh yêu thích mơn học và say mê trong học tập.
Như vậy, năng lực của học sinh được nâng cao nhờ việc sử dụng quy trình
5-S để lồng ghép các phương pháp dạy học tích cực. Điều đó được minh chứng
qua điểm thi học kì của lớp 10A2 và 11A1 so với những lớp khơng sử dụng quy
trình 5-S. Điểm trung bình học kì 2 cao hơn kì 1. Cụ thể, lớp 10A2 trung bình kì 1
là 6,7 kì 2 là 7,1 tăng 0,4 điểm; lớp 11A1 trung bình kì 1 6,5 kì 2 là 8,0 điểm tăng
1,5 điểm.
Từ đó ta thấy, sử dụng quy trình 5-S để lồng ghép các phương pháp dạy học
tích cực, đã nâng cao được hiệu quả làm việc của học sinh trong một tiết dạy hoặc
một buổi dạy bồi dưỡng. Mặt bằng chất lượng hay năng lực được nâng lên và giảm
thiểu được số lượng học sinh thụ động. Điều đó được minh chứng bằng số liệu sau:
Bảng 3: Số lượng học sinh có điểm thi học kì từ 3,5 điểm trở xuống
Lớp
10A1
10A2
10A5
11A1
11A2
11A4
Học kì 1
2
5
6
7
8
2

Học kì 2
10
2
14
1
10
13
Từ bảng số liệu trên ta nhận thấy lớp 10A2 và 11A1 áp dụng quy trình 5-S
các lớp cịn lại khơng áp dụng nên số lượng học sinh có điểm thi từ 3,5 điểm trở
xuống giảm so với lớp không áp dụng, cụ thể lớp 10A2 giảm 2 học sinh; 11A1
giảm 6 học sinh. Các lớp cịn lại khơng giảm mà tăng so với kì 1, cụ thể lớp 10A1
tăng 8 học sinh; 10A5 tăng 8 học sinh; lớp 11A2 tăng 2 học sinh; lớp 11A5 tăng 11
học sinh.

11
SangKienKinhNghiem.net


PHẦN 3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ

3.1. Kết luận
Định hướng quan trọng của đổi mới phương pháp dạy học là phát huy tính
tích cực tự lực và sáng tạo, phát triển năng lực hành động, năng lực cộng tác làm
việc của người học. Đó cũng là xu hướng quốc tế trong cải cách phương pháp dạy
học ở trường THPT nói chung và trường THPT Lương Đắc Bằng nói riêng.
Các bước trong quy trình 5-S phải được sử dụng một cách nhuần nhuyễn.
Khâu sàng lọc là một khâu quan trọng, sàng lọc để tách riêng từng đối tượng học
sinh, đó là khâu mở đầu trong quy trình 5-S. Sau khi sàng lọc phân thành các nhóm
khác nhau thì phải xếp vị trí ngồi riêng cho từng nhóm, để thuận tiện cho việc săn
sóc. Các đối tượng khác nhau thì năng lực khác nhau, vì vậy cần phải soạn bài

riêng cho các đối tượng. Đối tượng học sinh yếu cần phải săn sóc nhiều hơn vì đây
là những học sinh có mức độ tập trung thấp, tiếp thu chậm, mau quên, nên phải sử
dụng những bài tập tái hiện kiến thức cơ bản để từng bước nâng dần năng lực.
Mới đầu thì người thầy phải hoạt động nhiều, sau một thời gian các em quen
dần và đi vào ổn định. Trong nhóm các em trợ giúp cho nhau và trợ giúp giữa các
nhóm. Khi đó người thầy chỉ đóng vai trị là người nêu vấn đề và trọng tài trong
những tình huống các em tranh luận để đưa ra kết luận chính xác.
Như vậy, lồng ghép các phương pháp dạy học tích cực bằng biện pháp sử
dụng quy trình 5-S đã nâng cao được chất lượng mơn hóa học. Chất lượng được
nâng cao tức là năng lực được phát triển. Thước đo năng lực đó chính là điểm số
của bài thi. Điểm trung bình mơn thi của lớp 10A2 và 11A2 cao hơn so với lớp
10A1, 10A5; 11A2, 11A4 chứng tỏ cách làm này có hiệu quả.
Trong khn khổ của một sáng kiến kinh nghiệm, đề tài mà tôi báo cáo như
trên là sáng kiến của bản thân. Sáng kiến này tôi đã ấp ủ từ lâu và mạnh dạn tiến
hành thực nghiệm trong năm học 2018-2019 tại 2 lớp 10A2 và 11A1 đã thu được
kết quả như dự kiến. Qua đề tài này, tôi muốn trao đổi để các đồng nghiệp hiểu
được ý tưởng của tôi và tiến hành thử nghiệm trong các lớp dạy của mình để kiểm
nghiệm tính thực tiễn và tính hiệu quả của đề tài.
Xin trân thành cảm ơn!
3.2. Kiến nghị.
Sáng kiến kinh nghiệm này của tôi được xếp giải, tôi sẽ đề nghị với tổ
trưởng chuyên môn mơn hóa học trường THPT Lương Đắc Bằng cho tiến hành thử
nghiệm trong năm học 2019-2020.
Thanh hoá, ngày 28 tháng 5 năm 2019
XÁC NHẬN CỦA BGH
TÔI CAM KẾT KHÔNG COPY

DƯƠNG TRỌNG HÙNG
12
SangKienKinhNghiem.net



Tài liệu tham khảo
1. Trần Đinh Châu – Đặng Thu Thủy – Phan Thị Luyến
Modul-18: Phương pháp dạy học tích cực – Chuyên đề BDTXX cấp THPT.
2. Tài liệu:
Bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học phổ thông
hạng 2.
3. Tham khảo các tài liệu trên mạng internet.

13
SangKienKinhNghiem.net


DANH MỤC
CÁC ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐÃ ĐƯỢC HỘ ĐỒNG ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
Họ và tên tác giả: DƯƠNG TRỌNG HÙNG
Chức vụ:
Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường THPT Lương Đắc BằngHuyện Hoằng Hóa
TT
1.

2.

3.

4.


5.

6

Năm
học
Cấp đánh giá Kết quả đánh
đánh
giá
Tên đề tài SKKN
xếp loại
giá xếp loại
xếp loại
Lồng ghép giáo dục môi Sở GD&ĐT
C
2003-2004
trường trong các bài
giảng
Sử dụng phương pháp kể Sở GD&ĐT
B
2005-2006
chuyện lịch sử trong bài
giảng “Định luật tuần
hồn Mendeleep”.
Kết hợp các phương pháp Sở GD&ĐT
C
2013-2014
giải tốn để phát triển tư
duy cho học sinh, thông
qua các bài tập phần đại

cương hóa hữu cơ và
hidro cacbon
Phát triển con đường tư Sở GD&ĐT
B
duy cho học sinh trên cơ
sở lập sơ đồ tóm tắt bài
tốn, sử dụng kết hợp các
phương pháp giải và áp
dụng trong các bài tập sắt
và hợp chất sắt.
2014-2015
Phát triển con đường tư HĐKHSK
B
duy cho học sinh trên cơ Tỉnh
sở lập sơ đồ tóm tắt bài
tốn, sử dụng kết hợp các
phương pháp giải và áp
dụng trong các bài tập sắt
và hợp chất sắt.
Thăm quan, tìm hiểu các Sở GD&ĐT
C
2016-2017
di tích lịch sử tại địa
phương để giáo dục kỹ
năng sống cho học sinh
bậc trung học phổ thông

14
SangKienKinhNghiem.net




×