Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

20 TRANG TIỂU LUẬN PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG NHẬN THỨC VÀ THỰC HIỆN QUY ĐỊNH VỀ THỪA KẾ THEO PHÁP LUẬT THEO BỘ LUẬT DÂN SỰ NĂM 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (156.16 KB, 17 trang )

TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN
PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG

TÊN ĐỀ TÀI: NHẬN THỨC VÀ THỰC HIỆN QUY ĐỊNH VỀ THỪA KẾ
THEO PHÁP LUẬT THEO BỘ LUẬT DÂN SỰ NĂM 2015


2

MỤC LỤC


3

MỞ ĐẦU
Thừa kế luôn là vấn đề phức tạp về mặt pháp lý bởi nó liên quan đến tài chính,
mang tính lịch sử, xã hội. Tuy nhiên, quyền thừa kế ra đời khơng chỉ có tác dụng
kích thích tính tiết kiệm trong sản xuất mà còn tạo động lực, đẩy mạnh niềm say mê
của mỗi người trong việc tạo ra khối tài sản cho mình. Khi họ mất, tài sản của họ sẽ
được các thế hệ con cháu thừa hưởng. Chính vì thế, pháp luật đã khơng ngừng phát
triển và hoàn thiện chế định này.
Bộ luật dân sự (BLDS) năm 2005 được cho là một kết quả vượt bậc về quyền
thừa kế so với những năm trước đó, nó có sự thay đổi tích cực, phù hợp với sự phát
triển của xã hội. Tuy nhiên, nó vẫn cịn những thiếu sót cần phải sửa đổi, nên đến
năm 2015, pháp luật ban hành BLDS 2015 với 6 phần, 27 chương, 689 điều và chứa
đựng rất nhiều sự cải sửa so với BLDS 2005, trong đó quyền thừa kế ở phần 4 đã
được chỉnh sửa và hoàn thiện hơn.
Chế định thừa kế gồm hai hình thức là thừa kế theo di chúc và thừa kế theo
pháp luật. Ở Việt Nam, việc lập di chúc để lại di sản khá ít vì họ cịn coi trọng tình
cảm giữa cha con, vợ chồng, anh em... Hay nhiều trường hợp có lập di chúc nhưng
bản di chúc khơng có giá trị pháp lý hoặc khơng hợp lệ. Do đó, phần lớn các vụ việc


thừa kế ở Việt Nam đều được giải quyết theo pháp luật.
BLDS năm 2015 được xem là văn bản pháp luật quy định khá chi tiết, cụ thể
và đầy đủ về chế định thừa kế, theo đó thừa kế theo di chúc và thừa kế theo pháp
luật của công dân được đảm bảo hơn. Tuy nhiên, trong quá trình áp dụng những quy
định này trên thực tế cũng như trong việc giải quyết tranh chấp trong thừa kế vẫn
còn gặp phải những khó khăn nhất định, đặc biệt là vấn đề thừa kế theo pháp luật.
Vì vậy, em chọn đề tài “Nhận thức và thực hiện quy định về thừa kế theo pháp
luật theo bộ luật dân sự năm 2015” cho bài tiểu luận của mình.


4

CHƯƠNG 1.
QUYỀN THỪA KẾ
1. 1. Khái niệm
1.1. 1. Thừa kế và quyền thừa kế
“Thừa kế là việc dịch chuyển tài sản của người chết cho những người còn
sống theo sự định đoạt của người đó khi họ cịn sống hoặc theo quy định của pháp
luật”.
Quan hệ thừa kế tồn tại song song với quan hệ sở hữu và phát triển cùng với
sự phát triển của xã hội loài người. Mặt khác, quan hệ sở hữu là quan hệ giữa người
với người về việc chiếm hữu của cải vật chất trong xã hội, trong quá trình sản xuất.
Sự chiếm hữu vật chất này thể hiện giữa người này với người khác, đó là tiền đề để
làm xuất hiện quan hệ thừa kế. Sở hữu cũng là một yếu tố khách quan xuất hiện
ngay từ khi có xã hội lồi người và cùng với thừa kế, chúng phát triển cùng với xã
hội loài người.
Quyền thừa kế là tổng thể các quy phạm pháp luật do các cơ quan nhà nước có
thẩm quyền ban hành hoặc thừa nhận nhằm điều chỉnh việc chuyển dịch tài sản của
người chết cho cá nhân, tổ chức theo di chúc hoặc theo pháp luật, cũng như quy
định phạm vi quyền, nghĩa vụ, phương thức bảo vệ các quyền và nghĩa vụ của

người thừa kế và được thực hiện theo những trình tự thủ tục nhất định.
1.1. 2.

Di sản thừa kế

Theo điều 612, Bộ luật Dân sự 2015 quy định: “Di sản bao gồm tài sản riêng
của người chết, phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác”.
Tài sản riêng của người chết là tài sản người đó tạo ra bằng thu nhập hợp
pháp, tài sản được tặng cho, tài sản được thừa kế, tài sản từ tư liệu sinh hoạt, nhà ở,
tư liệu sản xuất các loại, vốn dùng để sản xuất kinh doanh.
Tài sản chung với vợ chồng là toàn bộ thu nhập hợp pháp của vợ chồng trong
thời kì hơn nhân, có thể phân chia theo thỏa thuận hoặc theo quyết định của tịa án.
Đồng thời, Điều 17, luật Hơn nhân và gia đình năm 2014 quy định: “Khi một bên


5

chết trước, nếu cần chia tài sản chung của vợ chồng thì chia đơi. Phần tài sản của
người chết được chia theo quy định của pháp luật về thừa kế”.
Ngoài ra, di sản thừa kế còn bao gồm các quyền và nghĩa vụ tài sản của người
chết để lại như: quyền đòi nợ, quyền đòi bồi thường thiệt hại; các quyền nhân thân
gắn với tài sản như: quyền tác giả, quyền đối với các đối tượng sở hữu công nghiệp;
các khoản nợ, các khoản bồi thường thiệt hại... Trong trường hợp nghĩa vụ tài sản
phải thực hiện lớn hơn hoặc bằng khối di sản người chết để lại, nói cách khác, sau
khi sử dụng hết tài sản để thực hiện nghĩa vụ tài sản của người chết, ta coi như
người chết không để lại di sản thừa kế.
1.1. 3.

Người để lại di sản thừa kế


Người để lại di sản thừa kế là người có tài sản mà chết để lại cho người còn
sống theo ý muốn của họ được thể hiện trong di chúc hoặc phân chia theo quy định
của pháp luật.
Người để lại di sản thừa kế chỉ có thể là cá nhân, không phân biệt bất cứ điều
kiện nào như thành phần xã hội, mức độ năng lực hành vi,...
Cơng dân có quyền sở hữu về thu nhập hợp pháp, của cải để dành, nhà ở... Khi
còn sống họ có quyền đưa các loại tài sản này vào lưu thông dân sự hoặc lập di chúc
cho người khác hưởng tài sản của mình sau khi chết. Trường hợp cơng dân có tài
sản thuộc quyền sở hữu riêng, khơng lập di chúc sau khi chết, tài sản này sẽ chia
theo quy định của pháp luật.
1.1. 4.

Người thừa kế

“Người thừa kế là cá nhân phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế
hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi
người để lại di sản chết. Trường hợp người thừa kế theo di chúc khơng là cá nhân
thì phải tồn tại vào thời điểm mở thừa kế” (Điều 613, BLDS 2015).
1. 2. Thời điểm, địa điểm mở thừa kế


6

1.2. 1.

Thời điểm mở thừa kế

Khoản 1 Điều 611, BLDS 2015 quy định: “Thời điểm mở thừa kế là thời điểm
người có tài sản chết”.
Ví dụ, ơng A mất ngày 1/1/2011 thì thời điểm mở thừa kế là ngày 1/1/2011, tất

cả những ai thuộc diện thừa kế của ông A mà mà chết trước hoặc chết cùng ngày với
với ông thì khơng được quyền hưởng thừa kế của ơng.
Các trường hợp không xác định được ngày chết (do thiên tai, chiến tranh, biệt
tích,...) thì ngày chết được xác định theo khoản 2 Điều 71, BLDS 2015.
1.2. 1.

Địa điểm mở thừa kế

Khoản 2, Điều 611, BLDS 2015 quy định: “Địa điểm mở thừa kế là nơi cư trú
cuối cùng của người để lại di sản; nếu không xác định được nơi cư trú cuối cùng
thì địa điểm mở thừa kế là nơi có tồn bộ di sản hoặc nơi có phần lớn di sản”.
1. 3. Những người không được hưởng thừa kế
Theo khoản 1, Điều 621, BLDS 2015, những người sau đây không được
-

quyền hưởng di sản:
Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khoẻ hoặc về hành vi
ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản, xâm phạm nghiêm trọng danh

-

dự, nhân phẩm của người đó;
Người vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản;
Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng người thừa kế khác nhằm

-

hưởng một phần hoặc toàn bộ phần di sản mà người thừa kế đó có quyền hưởng;
Người có hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn cản người để lại di sản trong việc lập
di chúc; giả mạo di chúc, sửa chữa di chúc, huỷ di chúc, che giấu di chúc nhằm

hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản trái với ý chí của người để lại di sản.
Những người quy định tại khoản 1 Điều này vẫn được hưởng di sản, nếu
người để lại di sản đã biết hành vi của những người đó, nhưng vẫn cho họ hưởng di
sản theo di chúc.


7

CHƯƠNG 2.
THỪA KẾ THEO PHÁP LUẬT
2. 1.
Khái niệm thừa kế theo pháp luật
“Thừa kế theo pháp luật là thừa kế theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự
thừa kế do pháp luật quy định” (Điều 649, BLDS 2015).

-

2. 2.
Các trường hợp thừa kế theo pháp luật
Khơng có di chúc.
Di chúc không hợp pháp.
Những người thừa kế theo di chúc đều chết trước hoặc chết cùng thời điểm với
người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc khơng cịn vào

-

thời điểm mở thừa kế.
Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà khơng có quyền

-


hưởng di sản hoặc từ chối quyền nhận di sản.
Phần di sản không được định đoạt trong di chúc.
Phần di sản có liên quan đến phần của di chúc khơng có hiệu lực.
Phần di sản có liên quan đến người được thừa kế theo di chúc nhưng họ khơng có
quyền hưởng di sản, từ chối quyền hưởng di sản, chết trước hoặc chết cùng thời

-

điểm với người lập di chúc.
Phần di sản có liên quan đến cơ quan, tổ chức được hưởng di sản theo di chúc,
nhưng khơng cịn vào thời điểm mở thừa kế.
2. 3.
Các hàng thừa kế theo pháp luật
Hàng thừa kế là quy định nhằm xác định thứ tự phân chia di sản thừa kế của
những người thừa kế theo pháp luật, hàng thừa kế bao gồm hàng thừa kế thứ nhất,
hàng thừa kế thứ hai và hàng thừa kế thứ ba.
Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.
Những người thừa kế ở hàng sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu khơng cịn ai ở
hàng thừa kế trước đó do đã chết, khơng có quyền hưởng di sản, bị truất quyền
hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.
2.3. 1. Hàng thừa kế thứ nhất
Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con
đẻ, con nuôi của người chết.
2.3.1. 1.

Quan hệ thừa kế giữa vợ với chồng và ngược lại


8


Vợ, chồng sẽ được thừa kế ở hàng thừa kế thứ nhất của nhau nếu vào thời
điểm một bên chết mà quan hệ hôn nhân về mặt pháp lý vẫn còn tồn tại. Đặc biệt
cần lưu ý đối với các trường hợp cụ thể tại Điều 655, BLDS 2015, như sau:
Trong trường hợp vợ, chồng đã chia tài sản chung trong thời kì hơn nhân
mà sau đó một người chết thì người cịn sống vẫn được hưởng thừa kế di sản.
Trong trường hợp vợ, chồng xin ly hôn mà chưa được hoặc đã được Tịa án
cho ly hơn bằng bản án hoặc quyết định chưa có hiệu lực pháp luật, nếu một người
chết thì người cịn sống vẫn được hưởng di sản thừa kế.
Người đang là vợ hoặc chồng của một người tại thời điểm người đó chết thì
dù sau đó đã kết hơn với người khác vẫn được thừa kế di sản.
Tuy nhiên, cũng cần lưu ý đối với trường hợp một người có nhiều vợ, nhiều
chồng trước ngày 13/1/1960 ở Miền Bắc, trước ngày 25/8/1977 ở Miền Nam, cán
bộ Miền Nam tập kết ra Bắc (trong khoảng thời gian từ năm 1954 đến 1975) lấy vợ,
lấy chồng khác và kết hơn sau khơng bị Tịa án hủy bằng bản án, quyết định có hiệu
lực pháp luật. Trong trường hợp này vợ, chồng được hưởng thừa kế ở hàng thừa kế
thứ nhất của tất cả những người chồng (vợ) và ngược lại.
2.3.1. 2.

Quan hệ thừa kế giữa cha mẹ đẻ với con đẻ và ngược lại

Cha đẻ, mẹ đẻ, con đẻ được thừa kế theo pháp luật của nhau không chỉ là quy
định của pháp luật thừa kế Việt Nam mà còn của hầu hết các nước trên thế giới. Con
đẻ được hưởng thừa kế của cha mẹ đẻ khơng kể là con trong giá thú hay con ngồi
giá thú và ngược lại.
2.3.1. 3.

Quan hệ thừa kế giữa cha mẹ nuôi với con nuôi và ngược lại

Đối với quan hệ cha mẹ nuôi và con nuôi sẽ là hàng thừa kế thứ nhất của nhau

nếu việc nhận nuôi được đăng ký theo quy định của pháp luật.


9

Về phía gia đình cha ni, mẹ ni, con ni chỉ có quan hệ thừa kế với cha
ni, mẹ ni mà khơng có quan hệ thừa kế với cha đẻ, mẹ đẻ của người nuôi con
nuôi. Cha đẻ, mẹ đẻ của người nuôi con nuôi cũng không được thừa kế của người
con ni đó.
Trường hợp cha ni, mẹ ni kết hơn với người khác thì người con ni đó
khơng đương nhiên trở thành con ni của người đó, cho nên họ không phải là
người thừa kế của nhau theo pháp luật.
Người đã làm con ni người khác vẫn có quan hệ thừa kế với cha đẻ, mẹ đẻ,
ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh chị em ruột, cô, bác, chú, dì, cậu ruột như
người khơng làm con ni người khác.
2.3.1. 4.

Quan hệ thừa kế giữa con riêng và bố dượng, mẹ kế

Nếu có quan hệ ni dưỡng, chăm sóc nhau như cha con, mẹ
con thì được hưởng thừa kế tài sản của nhau và còn được hưởng
thừa kế tài sản theo quy định tại Điều 654, BLDS 2015.
2.3. 2.

Hàng thừa kế thứ hai

Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị
ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà
nội, ông ngoại, bà ngoại.
2.3.2. 1. Quan hệ thừa kế giữa ộng nội, bà nội với cháu nội, giữa

ông ngoại, bà ngoại với cháu ngoại và ngược lại
Ông bà nội là người sinh ra cha của cháu, ông bà ngoại là người sinh ra nẹ của
cháu. Nếu cháu (ruột) chết thì ơng bà nội, ông bà ngoại ở hàng thừa kế thứ hai của
cháu và ngược lại.
Trên thực tế có trường hợp ơng bà chết nhưng cha mẹ cháu không được hưởng
thừa kế mặc dù vẫn cịn sống (bị truất quyền, khơng có quyền hưởng di sản), trong


10

trường hợp này, cháu ruột của ông bà cũng không được hưởng di sản vì khơng
thuộc hàng thừa kế của ông bà. Xuất phát từ lý do đó, pháp luật có quy định cháu
ruột thuộc hàng thừa kế thứ hai của ông bà nếu ông bà chết.
2.3.2. 2. Quan hệ thừa kế giữa anh chị ruột với em ruột và
ngược lại
Anh, chị, em ruột là hàng thừa kế thứ hai của nhau. Anh, chị, em ruột có thể
cùng cha mẹ, cùng cha hoặc cùng mẹ. Do vậy, không phân biệt con trong giá thú
hay con ngoài giá thú, nếu anh, chị ruột chết trước em ruột thì em ruột được hưởng
thừa kế của anh chị ruột và ngược lại.
Con riêng của vợ, con riêng của chồng không phải là anh chị em ruột của
nhau. Con nuôi của một người không đương nhiên trở thành anh, chị, em của con đẻ
người đó. Do đó, con ni và con đẻ của một người không phải là người thừa
kế hàng thứ hai của nhau.
Người làm con nuôi người khác vẫn được hưởng thừa kế hàng thứ hai của anh
chị em ruột mình. Người có anh, chị, em ruột làm con ni người khác vẫn là người
thừa kế hàng thứ hai của người đã làm con ni người khác đó.
2.3. 3.

Hàng thừa kế thứ ba


Hàng thừa kế thứ ba bao gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác
ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột
của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cơ
ruột, dì ruột, chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ
ngoại.
2.3.3. 1. Quan hệ thừa kế giữa cụ nội với chắt nội, giữa cụ ngoại với chắt ngoại và
ngược lại


11

Cụ nội là người sinh ra ông hoặc bà nội của người đó, cụ ngoại là người sinh
ra ơng hoặc bà ngoại của người đó.
Trong trường hợp cụ nội, cụ ngoại mất khơng có người thừa kế là con, cháu
hoặc có người thừa kế nhưng họ đều từ chối hoặc bị truất quyền hưởng thừa kế thì
chắt sẽ được hưởng di sản của cụ.
2.3.3. 2. Quan hệ thừa kế giữa bác ruột, cơ ruột, chú ruột, cậu ruột, dì ruột với cháu
ruột và ngược lại
Bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cơ ruột, dì ruột là anh chị em ruột của bố hoặc mẹ
của cháu. Khi cháu ruột chết, anh chị em ruột của bố, mẹ thuộc hàng thừa kế thứ ba
của cháu và ngược lại.
2. 4.
Thừa kế thế vị
2.4. 1.
Khái niệm thừa kế thế vị
Điều 652 BLDS năm 2015 quy định: “Trường hợp con của người để lại di
sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được
hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu
cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được
hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống”

Từ đó, có thể hiểu, thừa kế thế vị chính là việc phần di sản mà người con chết
trước hoặc cùng lúc với bố hoặc mẹ sẽ được hưởng nếu còn sống được chuyển giao
cho các con hoặc cháu nội, ngoại (nếu như khơng có con cịn sống) của người con
đã chết đó.
2.4. 2.

Ví dụ

Ơng A có vợ và 2 người con là B và C trong đó B có 2 người con cịn sống, C
có 1 người con nhưng đã chết để lại một người con trai là D. Do tai nạn xe mà cả A,
B và C được xác định là chết cùng thời điểm. Như vậy, trong trường hợp này xác
định người thuộc hàng thừa kế thứ nhất của ông A gồm vợ, 2 người con B và C. Tuy


12

nhiên B và C đã chết cùng thời điểm, do đó những người cịn sống được hưởng thừa
kế sẽ bao gồm:
– Người vợ của ông A: hàng thừa kế thứ nhất.
– Đối với người con B: khi chết có 2 người con cịn sống, do đó 2 người con
này sẽ thế vị cho B để hưởng phần di sản mà B được hưởng (con thế vị cho bố để
hưởng di sản của ông).
– Đối với người con C: do con của C đã chết trước đó, chỉ cịn lại người cháu
là D, do đó D sẽ thế vị cho C để hưởng phần di sản mà C được hưởng (cháu thế vị
cho ông để hưởng di sản của cụ).
Như vậy, trường hợp này 2 người con của B, người cháu nội D của C sẽ đứng
ngang với người vợ của A để hưởng di sản mà A để lại.
CHƯƠNG 3.
NHẬN THỨC VÀ THỰC HIỆN
3. 1.

Đặc điểm các vụ án thừa kế
Những năm gần đây, các loại tranh chấp trong quan hệ dân sự gia tăng, trong
đó tranh chấp về di sản thừa kế và việc giải quyết loại án này ln là mối quan tâm
của xã hội, thậm chí gây bức xúc khi có những vụ việc phải giải quyết nhiều lần,
qua nhiều cấp xét xử do khiếu kiện gay gắt, kéo dài.
Cùng với sự gia tăng về số lượng các tranh chấp dân sự nói chung và lĩnh
vực thừa kế nói riêng thì tính chất mức độ tranh chấp cũng phức tạp, gay gắt hơn.
Nhiều vụ việc đã qua hai cấp xét xử nhưng các bên tranh chấp vẫn khơng chấp
nhận phán quyết của Tồ án và tiếp tục khiếu nại theo thủ tục giám đốc thẩm. Mỗi
năm Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao tiếp nhận hàng trăm
nghìn đơn khiếu nại đề nghị xem xét lại bản án, quyết định của Toà án cấp dưới
theo thủ tục giám đốc thẩm.
3. 2.

Nguyên nhân thực trạng ấy


13

Do các chủ thể tham gia quan hệ chia thừa kế (cha, mẹ, anh, em, những người
thân thích, ruột thịt trong gia đình, dịng tộc…), quan hệ tranh chấp thừa kế có thể
liên quan đến một vài người, song cũng có thể liên quan đến rất nhiều người trong
gia đình, họ tộc, do đó tranh chấp tài sản thừa kế rất dễ phá vỡ tình cảm gia đình, họ
tộc, thậm chí dẫn đến sự xuống cấp về đạo đức trong xã hội nếu khơng được giải
quyết khách quan, thấu tình, đạt lý.
Do hạn chế của pháp luật nước ta trước đây còn thiếu hoặc quy định chưa đầy
đủ về thủ tục đăng ký, quản lý tài sản, thủ tục giao, cấp đất; việc thực hiện khơng
đúng trình tự, thủ tục trong kê khai, đăng ký của người dân, trong giao, cấp đất của
cơ quan có thẩm quyền; việc giải toả, đền bù, chỉnh trang đô thị… dẫn đến việc xác
định nguồn gốc của di sản khi giải quyết tranh chấp trở nên phức tạp, khó khăn hơn.

3. 3.
Cơng tác kiểm sát việc giải quyết các vụ án dân sự
về chia thừa kế
Tài sản thực khi chia thường không trùng khớp với di sản để lại, có sự hao
mịn nhất định, cùng sự thất lạc các giấy tờ, đòi hỏi cán bộ giải quyết khi xác định
cần hết sức cẩn thận và chi tiết, về giá cả tài sản ở thời điểm hiện tại, về các biên
bản thẩm định cũng như các khả năng sinh lợi của tài sản (đặc biệt là bất động sản).
Việc xác định, đánh giá đúng đắn được các mối quan hệ tài sản cũng như phân định
tài sản tranh chấp nêu trên là một vấn đề hết sức phức tạp và nhạy cảm. Thực tiễn
cho thấy, nếu xác định và đánh giá đúng thì việc giải quyết mới đảm bảo được
quyền lợi hợp pháp của các đương sự. Việc xác định thời hiệu thừa kế, hàng thừa kế
phải chính xác, ngồi ra đối với trường hợp là con riêng của vợ hoặc chồng phải xác
định mối quan hệ ni dưỡng, mức độ chăm sóc, tình cảm khi chung sống với
người để lại di sản để đảm bảo quyền lợi cho các bên đương sự. Như vậy sẽ giảm
tải việc khiếu nại theo thủ tục giám đốc thẩm.
Nhìn chung, khi giải quyết tranh chấp chia di sản thừa kế địi hỏi Kiểm sát
viên ngồi hiểu biết về tâm lý con người, tâm lý xã hội còn cần phải nắm vững chế
định thừa kế trong Bộ luật dân sự, các văn bản hướng dẫn và nghiên cứu áp dụng


14

các văn bản pháp luật có liên quan như pháp luật về sở hữu, về hơn nhân gia đình,
về đất đai…nhằm giải quyết đúng pháp luật, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của
cơng dân đặc biệt cần quan tâm bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của phụ nữ và
trẻ em sau khi chia tài sản thừa kế.
3. 4.

Các vướng mắc còn tồn tại trên thực tế khi áp dụng
Bên cạnh những kết quả đạt được thì quy định về thừa kế theo pháp luật vẫn


còn nhiều vướng mắc trong quá trình áp dụng trong thực tiễn, cụ thể như sau:
3.3. 1.

Con nuôi, cha nuôi và mẹ nuôi

Trong quy định về thừa kế thế vị liên quan đến con nuôi được quy định tại
Điều 653 BLDS năm 2015: “Con nuôi và cha nuôi, mẹ nuôi được thừa kế di sản
theo quy định tại Điều 651 và 652 của Bộ luật này”. Quy định này vẫn còn khá
chung chung dẫn đến nhiều cách hiểu khác nhau như:
Một là, khi người con đẻ của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời
điểm với người để lại di sản, thì người con ni của người con đẻ của người để lại
di sản có được hưởng thừa kế thế vị hay không?
Hai là, khi con nuôi của người để lại di sản chết trước hoặc cùng thởi điểm với
người để lại di sản, thì con đẻ của người con ni đó có được hưởng thừa kế thế vị
hay không?
Ba là, người con nuôi của người để lại di sản chết trước hoặc cùng thời điểm
với người để lại di sản, thì con ni của người con ni đó có được hưởng thừa kế
thế vị khơng?
3.3. 2.

Thừa kế thế vị có yếu tố con ni

Đối với trường hợp thừa kế thế vị có yếu tố con ni. Có quan điểm cho rằng,
“con nuôi của con đẻ không được thừa kế thế vị” và “ chỉ con đẻ thay thế vị trí cha,
mẹ đẻ”. Theo quy định tại Điều 625 BDLS năm 2015 thì “...cháu được hưởng phần


15


di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống...”, quy định này chỉ đề
cập đến “cha hoặc mẹ” của cháu chứ khơng có sự phân biệt là cha đẻ hoặc mẹ đẻ
với cha nuôi hoặc mẹ ni, cho nên ta có thể suy luận cả hai trường hợp này đều
thuộc diện thừa kế thế vị.
3.3. 3.

Trường hợp sinh con theo phương pháp khoa học

Việc xác định theo q trình sinh sản tự nhiên cịn trong kỹ thuật hỗ trợ sinh
sản còn một số khác biệt hơn: Trong trường hợp đang tiến hành kỹ thuật hỗ trợ sinh
sản mà người chồng chết, đứa trẻ sinh ra đã q 300 ngày kể từ khi hơn nhân chấm
dứt thì đứa trẻ có được xác định là con chung của vợ, chồng khơng?
Trong trường hợp này là có mong muốn của hai vợ chồng nhưng quá thời gian
luật định, hiện pháp luật chưa có quy định cụ thể. Theo quy định tại điều 88 Luật
HN&GD năm 2914, thì đứa trẻn= trong trường hợp này không là con chung của vợ
chồng, nhưng thực tế đứa trẻ đó mang huyết thống của người cha đã mất và được
sinh ra hoàn toàn dựa trên sự mong muốn của người đã khuất. Do vậy, nếu xác định
đứa trẻ sinh ra không phải con chung của cặp vợ chồng vơ sinh thì sẽ ảnh hưởng lớn
đến quyền lợi của đứa bé.
Ngoài ra, pháp luật hiện hành cũng chưa có quy định đối với trường hợp đang
trong quá trình thực hiện kỹ thuật hỗ trợ sinh sản mà người chồng bị tun bố mất
tích thì người vợ có được tiếp tục thực hiện và nếu thực hiện thì xác định cha, mẹ,
con như thế nào? Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến quyền thừa ké của đứa bé sinh
ra bằng phương pháp hỗ trợ sính sản.


16

KẾT LUẬN
Thừa kế theo pháp luật là đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học như

khoa học xã hội, khoa học pháp lý,… Xét ở góc độ pháp lý, thừa kế theo pháp luật
là tổng hợp những quy định của Nhà nước về hình thức để đảm bảo cho việc phân
chia tài sản của người đã khuất cho các chủ thể có liên quan trong mối quan hệ được
pháp luật dân sự điều chỉnh. Với những chức năng ưu việt – giải quyết về quyền sở
hữu tài sản nói chung và các nghĩa vụ cho các đối tượng có liên quan thì chế định
này đã trở thành những quy định có ý nghĩa và tầm quan trọng đặc biệt lớn và
không thể thiếu trong điều kiện nền kinh tế – xã hội hiện nay.
Qua hơn 30 năm đổi mới, cùng với việc xây dựng và phát triển đất nước thì
việc quan tâm nhằm ban hành và thực thi các quy định pháp luật dân sự nói chung
và thừa kế, thừa kế theo pháp luật nói riêng đã trở thành một chính sách, những
quan điểm ln được chú ý thay đổi nhằm đáp ứng với nhu cầu đổi mới của đất
nước, nhất là từ khi kinh tế – xã hội nước ta chuyển đổi từ cơ chế tập trung bao cấp
sang nền kinh tế thị trường. Tuy nhiên, do những đặc thù của nước ta trong vấn đề
quản lý nên bên cạnh những ưu điểm nổi bật, chính sách về thừa kế theo pháp luật
và thực tiễn áp dụng các quy định trên ở nước ta còn bộc lộ rất nhiều hạn chế , thiếu
sót. Thực tế trên địi hỏi chúng ta cần xây dựng chính sách về thừa kế theo pháp luật
và các quy định về thừa kế một cách hồn thiện và mở rộng hơn nữa. Thơng qua đó,
nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước về pháp luật dân sự ở nước ta, ngoài ra, xây
dựng và hồn thiện hệ thống pháp luật dân sự nói chung nhằm tạo hành lang pháp lý
khi hội nhập kinh tế – xã hội trong khu vực và trên thế giới.


17

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

NGUYỄN, T. H. (2014). DIỆN VÀ HÀNG THỪA KẾ THEO PHÁP LUẬT

2.


VIỆT NAM.
PHAN, V. N. (2015). XÁC ĐỊNH VÀ PHÂN CHIA DI SẢN THỪA KẾ

3.

THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN NAY.
LUẬT, D.G. KHÁI QUÁT VỀ THỪA KẾ THEO PHÁP LUẬT DÂN SỰ

4.
5.

VIỆT NAM.
LUẬT, M.G. HÀNG THỪA KẾ THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT.
QUỐC HỘI (2015), BỘ LUẬT DÂN SỰ, NXB CHÍNH TRỊ QUỐC GIA,

6.

HÀ NỘI.
BÙI, HỒNG THỦY. THỪA KẾ THẾ VỊ THEO PHÁP LUẬT. 2020. PHD
THESIS.



×