Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

ĐỀ CƯƠNG ôn tập môn NGỮ văn lớp 6 học kỳ i KNTT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (168.57 KB, 16 trang )

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP NGỮ VĂN 6 HỌC KỲ I, NĂM HỌC: 2021 - 2022
A. Phần văn bản
1. Thể loại
a. Truyện và truyện đồng thoại
- Khái niệm:
 Truyện: là loại tác phẩm văn học kể lại 1 câu chuy ện, có c ốt truy ện,
nhân vật, khơng gian, thời gian, hoàn cảnh diễn ra các sự kiện.
 Truyện đồng thoại là truyện viết ra cho trẻ em, có nhân vật th ường là
loài vật hoặc đồ vật được nhân cách hóa. Các nhân vật này v ừa mang
những đặc tính vốn có của lồi vật hoặc đồ vật, v ừa mang đ ặc đi ểm
của con người.
- Cốt truyện: là yếu tố quan trọng của truyện kể, gồm các sự kiện chính đ ược
sắp xếp theo một trật tự nhất định, có mở đầu, diễn biến và kết thúc.
- Người kể chuyện: là nhân vật do nhà văn tạo ra để kể lại câu chuyện. Gồm
có hai kiểu người kể chuyện thường gặp:
 Người kể chuyện ngôi thứ nhất: xưng “tôi”, trực tiếp xuất hiện trong
tác phẩm
 Người kể chuyện ngơi thứ ba (người kể chuyện giấu mình): khơng
tham gia và câu chuyện, nhưng có khả năng biết hết mọi chuyện.
- Lời người kể chuyện: thuật lại các sự việc trong câu chuy ện, bao gồm cả
việc thuật lại mọi hoạt động của nhân vật và miêu tả bối cảnh không gian, th ời
gian của các sự việc, hoạt động ấy.
- Lời nhân vật: là lời nói trực tiếp của nhân vật (đối thoại, độc thoại), có th ể
được trình bày tách riêng hoặc xen lẫn với lời người kể chuy ện.
* Miêu tả nhân vật trong truyện kể
- Ngoại hình: dáng vẻ bên ngồi của nhân vật, gồm thân hình g ương m ặt, ánh
mắt, làm da, mái tóc, trang phục…
- Hành động: những cử chỉ, việc làm thể hiện cách ứng xử của nhân vật v ới b ản
thân và thế giới xung quanh
- Ngơn ngữ: lời nói của nhân vật, được xây dựng ở cả hai hình th ức đối thoại và
độc thoại


- Thế giới nội tâm: những cảm xúc, tình cảm, suy nghĩ của nhân v ật
b. Thơ
Một số đặc điểm của thơ:
- Được sáng tác theo thể thơ nhất định với những đặc điểm riêng v ề số ti ếng
mỗi dòng, số dòng thơ trong mỗi bài. Ví dụ:
 Thơ lục bát: gồm các cặp thơ gồm 1 câu lục (6 tiếng) và 1 câu bát (8
tiếng)
 Thơ thất ngơn bát cú: gồm 8 dịng thơ, mỗi dịng có 7 tiếng
 Thơ thất ngơn tứ tuyệt: gồm 4 dịng thơ, mỗi dịng có 7 tiếng
 Thơ ngũ ngơn tứ tuyệt: gồm 4 dịng thơ, mỗi dịng có 5 tiếng
- Ngơn ngữ: cơ đọng, giàu nhạc điệu và hình ảnh, s ử dụng nhi ều biện pháp tu
từ (so sánh, ẩn dụ, điệp ngữ…)
- Nội dung: chủ yếu là tình cảm, cảm xúc của nhà th ơ tr ước cu ộc s ống
- Các yếu tố trong thơ:
1


 Yếu tố tự sự (kể lại 1 sự việc, câu chuyện)
 Yếu tố miêu tả (tái hiện những đặc điểm nổi bật của đối tượng)
→ Cả 2 yếu tố này chỉ là phương tiện để nhà thơ bộc lộ tình cảm, cảm xúc.
2. Văn bản
- u cầu: tóm tắt, chỉ ra nội dung chính, nhân vật chính, người kể chuyện, đặc
điểm của nhân vật, tác giả, xuất xứ của từng văn bản đã h ọc.
- Các văn bản đã học: Bài học đường đời đầu tiên, Nếu cậu muốn có m ột ng ười
bạn, Chuyện cổ tích về lồi người, Mây và sóng, Bức tranh của em gái tơi, Cơ bé
bán diêm, Gió lạnh đầu mùa, Con chào mào, chùm ca dao về quê h ương đ ất
nước, chuyện cổ nước mình, Cây tre Việt Nam, Cơ Tơ, Hang Én.
B. Phần thực hành tiếng Việt
1. Từ đơn và từ phức
- Từ đơn: từ chỉ có 1 tiếng

- Từ phức: là từ có 2 tiếng trở lên. Phân thành 2 loại:
 Từ ghép: từ phức được tạo nên bằng cách ghép các tiếng, giữa các
tiếng có quan hệ với nhau về nghĩa
 Từ láy: từ phức mà các tiếng chỉ có quan hệ với nhau về âm (l ặp l ại
âm đầu, vần hoặc lặp lại cả âm đầu và vần)
2. Biện pháp tu từ:
- So sánh: Là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét t ương
đồng để làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
Vd: Trẻ em như búp trên cành…
- Nhân hoá: là phép tu từ gọi hoặc tả đồ vật, cây cối, con vật… bằng các t ừ ng ữ
thường được sử dụng cho chính con người như suy nghĩ, tính cách giúp trở nên
gần gũi, sinh động, hấp dẫn, gắn bó với con người h ơn.
Vd: Ông Mặt Trời đạp xe qua đỉnh núi
- Ẩn dụ: Là gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên của sự vật, hiện t ượng
khác có nét tương đồng với nó nhằm tăng sức g ợi hình, g ợi c ảm cho s ự di ễn
đạt.
VD:
Thuyền về có nhớ bến chăng
Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền
- Hoán dụ: Là gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm bằng tên của m ột s ự v ật,
hiện tượng, khái niệm khác có quan hệ gần gũi với nó nhằm tăng sức gợi hình,
gợi cảm cho sự diễn đạt.
Ngày Huế đổ máu…
- Điệp ngữ: điệp ngữ là biện pháp tu từ lặp đi, lặp lại một từ hoặc cụm từ
nhiều lần trong một câu nói, đoạn văn, đoạn th ơ nhằm mục đích gây sự chú ý,
liệt kê, nhấn mạnh, khẳng định… một vấn đề nào đó.
Vd: Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín…
3. Mở rộng thành phần chính của câu bằng cụm từ.
- Tác dụng khi dùng cụm từ làm thành ph ần chính của câu: giúp câu cung c ấp
nhiều thông tin hơn cho người đọc, người nghe.

- Các cụm từ tiêu biểu: cụm danh từ, cụm tính t ừ, cụm đ ộng t ừ:
2


 Cụm danh từ gồm danh từ và 1 hoặc 1số từ ngữ khác bổ sung nghĩa
cho danh từ
 Cụm động từ gồm động từ và 1 hoặc 1số từ ngữ khác bổ sung nghĩa
cho động từ
 Cụm tính từ gồm tính từ và 1 hoặc 1số từ ngữ khác bổ sung nghĩa cho
tính từ
C. Phần tập làm văn: Văn tự sự
Đề 1: Viết bài văn kể lại kỷ niệm của em trong ngày đầu tiên vào lớp 6.
Đề 2: Viết bài văn kể lại trải nghiệm của em về một chuy ến đi chơi xa.
Đề 3: Tuổi học trò chắc chắn ai ai cũng đều có bên mình nh ững ng ười b ạn và
sẽ không thể nào quên những kỉ niệm hồn nhiên, ngây th ơ, vui bu ồn…cùng bè
bạn. Hãy viết bài văn kể lại một trải nghiệm đáng nhớ với người bạn tuổi th ơ
của em.
Đề 4: Kể trải nghiệm một lần em mắc lỗi.
Đề 5: Kể trải nghiệm một lần em làm việc tốt.
Đề 6: Kể một trải nghiệm của bản thân.
D. Một số đề thi cuối kỳ I tham khảo.
Đề 1:
I. Đọc – hiểu văn bản (5.0 điểm)
Đọc văn bản sau đây rồi trả lời các câu hỏi:
ĐOM ĐĨM VÀ GIỌT SƯƠNG
Tối hơm ấy khơng có trăng nhưng bầu trời đầy sao sáng. Đom Đóm bay t ừ
bụi tre ngà ra ruộng lúa. Cây đèn của Đom Đóm c ứ chớp lên trong đêm, trơng
đẹp như ngơi Sao Hơm đang nhấp nháy. Đom Đóm sà xuống ruộng lúa b ắt m ấy
con Rầy Nâu để ăn lót dạ. Sau đó, cậu ta bay lên một gị cao, đ ậu lên m ột bơng c ỏ
may, vừa hóng gió thu về đêm, vừa làm cho cây đèn c ủa mình sáng thêm. B ỗng

Đom Đóm nhìn sang bên cạnh, thấy cơ bạn Giọt Sương đang đung đưa trên lá c ỏ.
Đom Đóm thầm nghĩ: “Ơi! Bạn Giọt Sương thật là xinh đẹp!”. R ồi Đom Đóm c ất
cánh bay quanh Giọt Sương. Lạ thật, càng đến gần Gi ọt Sương, Đom Đóm càng
thấy giọt sương đẹp hơn. Đom Đóm cất tiếng:
- Chào bạn Giọt Sương, trông bạn lung linh, toả sáng như một viên ngọc
vậy!
Giọt Sương dịu dàng nói:
- Bạn Đom Đóm ơi! Mình sáng đẹp thế này là vì mình phản chi ếu ánh sáng
từ các ngơi sao trên bầu trời, có khi cịn mờ hơn ánh sáng cây đèn của b ạn. Mình
nghĩ bạn mới là người đẹp nhất vì bạn sáng lên được từ chính b ản thân mình.
Bạn thật đáng tự hào!
Đom Đóm nói:
- Bạn Giọt Sương khiêm tốn quá! Nhưng mình xin cảm ơn b ạn về nh ững
lời tốt đẹp bạn dành cho mình. Thơi, chào bạn! Mình đi bắt bọn R ầy Nâu h ại lúa
đây! Đom Đóm bay đi, Giọt Sương cịn nói với theo, giọng đầy khích l ệ:
- Xin chúc bạn làm trịn nhiệm vụ của mình để đồng ruộng thêm tươi tốt
nhé!
3


(Truy ện ng ụ ngôn)
Câu 1: Nêu phương thức biểu đạt chính của văn bản?
Câu 2: Văn bản được kể lại theo ngôi thứ mấy?
Câu 3: Xác định cụm danh từ trong câu sau: “ Chào bạn Giọt Sương, trông bạn
lung linh, toả sáng như một viên ngọc vậy!”
Câu 4: Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong văn bản trên? Bi ện pháp tu t ừ
đó đã đem lại những hiệu quả gì?
Câu 5: Nêu nội dung chính của văn bản phần đọc hiểu?
Câu 6: Từ nội dung của văn bản trên, em rút ra cho mình bài h ọc gì trong các
mối quan hệ, ứng xử với bạn bè xung quanh (viết đoạn văn 3-5 câu).

II. Làm văn (5.0 điểm).
Tuổi học trò chắc chắn ai ai cũng đều có bên mình nh ững ng ười b ạn và sẽ
không thể nào quên những kỉ niệm hồn nhiên, ngây thơ, vui buồn…cùng bè bạn.
Hãy viết bài văn kể lại một trải nghiệm đáng nhớ với người bạn tuổi th ơ của
em.
ĐÁP ÁN
I.
Đọc – hiểu:
1. PTBĐ chính: Tự sự
2. Ngôi kể: Ngôi 3
3. Cụm danh từ: một viên ngọc vậy
4. – Biện pháp tu từ:
nhân hoá: …(từ ngữ…)
so sánh: …(…)
- Tác dụng: Nhấn mạnh vẻ đẹp, sự lung linh của sương, đom
đóm…yêu quý, trân trọng vẻ đẹp tự nhiên quanh ta, gợi cho thiên
thiên gần gũi với con người…
5. Nội dung chính: Cuộc trị chuyện của Đom Đóm và Giọt Sương. Từ
đó cho thấy tất cả mọi vật đều có vẻ đẹp riêng và đều góp ích cho
cuộc sống.
6. Bài học: Mỗi người chúng ta sẽ đẹp theo cách của riêng mình chỉ
cần ta biết cách toả sáng và nhìn nhận cái đẹp của bản thân mình…
Ln khiêm tốn và đừng tiếc lời khen ngợi để khích lệ m ột ai đó…
II.
Làm văn:
1. Mở bài
Dẫn dắt vào câu chuyện: giới thiệu hồn cảnh xảy ra câu chuyện đó.
2. Thân bài
a. Nguyên nhân xảy ra câu chuyện
Đưa ra nguyên nhân xảy ra câu chuyện: Câu chuy ện xảy ra khi nào? Ở

đâu? Tại sao lại có kỉ niệm đó?

4


Bày tỏ tâm trạng, thái độ của em và tâm trạng, thái độ của bạn em
trong hoàn cảnh xảy ra câu chuyện: tức giận hay vui vẻ? Ng ạc nhiên
hay sững sờ
b. Diễn biến câu chuyện
Kể chi tiết những sự việc diễn ra liên tiếp nhau của câu chuy ện theo
trình tự thời gian để tránh bỏ sót sự việc: sự việc nào xảy ra trước thì
kể trước, xâu chuỗi với nhau hợp lí.
Xen kẽ vào những sự việc là cảm xúc của em và bạn em: đó là tâm
trạng vui hay buồn? Ngạc nhiên hay hụt hẫng.
c. Kết quả
Nêu lên kết quả/ hậu quả cũng như kết thúc câu chuyện.
Qua câu chuyện em rút ra được bài học gì cho bản thân? Thái đ ộ c ủa
em với người bạn đó là gì?
3. Kết bài
Khái qt lại, nội dung ý nghĩa câu chuyện.
Đề 2:
I. Đọc – hiểu văn bản (5 điểm)
Đọc đoạn thơ sau rồi trả lời các câu hỏi:
Dịng sơng mới điệu làm sao
Nắng lên mặc áo lụa đào thướt tha
Trưa về trời rộng bao la
Áo xanh sông mặc như là mới may
Chiều trôi lơ lửng đám mây
Cài lên màu áo hây hây ráng vàng
(Dịng sơng mặc áo, Nguyễn Trọng Tạo)

Câu 1: Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ nào? Đặc điểm nào giúp em nh ận
ra thể thơ đó?
Câu 2: Đoạn thơ viết theo phương thức biểu đạt chính nào?
Câu 3: Chỉ ra một biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn th ơ trên và nêu tác
dụng?
Câu 4: Nội dung của đoạn thơ trên là gì?
Câu 5: Tìm những tính từ chỉ màu sắc trong đoạn th ơ?
Câu 6: Viết đoạn văn ngắn (5 – 7 câu) nêu cảm nh ận của em về đo ạn th ơ trên?
II. Làm văn (5 điểm)
Kể một trải nghiệm đáng nhớ của bản thân.
ĐÁP ÁN
I.
Đọc hiểu
1. – Thể thơ: Thơ lục bát
-Đặc điểm: Câu 6, câu 8…
2. Phương thức biểu đạt chính: Biểu cảm
3. – Biện pháp tu từ: Nhân hoá (…), so sánh(…)
5


- Tác dụng: Nhân hoá: Gợi sự uyển chuyển, thơ mộng của cảnh vật thiên
nhiên, gợi thiên nhiên gần gũi với con người…
Hình ảnh so sánh cho th ấy màu áo xanh của dịng sơng, s ắc n ước
tràn đầy sức sống, tươi trẻ…
4. Nội dung: Ca ngợi vẻ đẹp của dịng sơng q…
5. Tính từ chỉ màu sắc: xanh, vàng
6. Cảm nhận: Đoạn thơ là một bức tranh ca ngợi vẻ đẹp dịng sơng q
hương. Dịng sơng được miêu tả qua các thời điểm trong ngày sáng, tr ưa, chi ều.
Mỗi thời điểm, dịng sơng mặc một chiếc áo màu khác nhau…
BPTT so sánh, nhân hố g ợi hình ảnh dịng sơng th ật đ ẹp, g ần gũi

với con người…
Đoạn th ơ cho th ấy tình yêu quê h ương sâu s ắc c ủa tác gi ả…
II.
Làm văn:
1. Mở bài
Giới thiệu về trải nghiệm sẽ được kể.
2. Thân bài
a. Giới thiệu khái quát về câu chuyện
 Giới thiệu thời gian, không gian xảy ra câu chuy ện.
 Giới thiệu những nhân vật có liên quan đến câu chuyện.
b. Kể lại các sự việc trong câu chuyện
 Điều gì đã xảy ra?
 Vì sao câu chuyện lại xảy ra như vậy?
 Cảm xúc của người viết khi xảy ra câu chuyện, khi k ể lại câu
chuyện?
3. Kết bài
Nêu cảm xúc của người viết với câu chuyện đã xảy ra.

Đề 3:
I. Phần đọc - hiểu (5.0 điểm).
Đọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi:
Tình bạn
Tình bạn như phép nhiệm màu
Giúp ta xích lại gần nhau trong đời
Cùng bạn dạo cảnh rong chơi
Trên môi luôn thắm nụ cười đẹp tươi
Gặp nhau vui làm bạn ơi
Cười đùa nắc nẻ thảnh thơi yên bình
Gạt buồn khơi lấy niềm tin
Tìm trong vạt n ắng một tình b ạn thân

6


Niềm vui nhân gấp bội lần
Khi tình bạn đẹp khơng phân sang hèn..
(Axeng)
Câu 1 :Bài thơ trên viết theo thể thơ gì?
Câu 2: Nêu phương thức biểu đạt chính của bài thơ?
Câu 3 : Nêu nội dung chính của bài thơ?
Câu 4 :Chỉ ra từ láy có trong đoạn thơ?
Câu 5 : Nhà thơ quan niệm như thế nào là một tình bạn đẹp? Tìm nh ững chi
tiết, hình ảnh thơ thể hiện điều đó?
Câu 6: Suy nghĩ của em về vai trị của tình bạn ( 3-5 câu)
Phần II. Làm văn ( 5.0 điểm)
Ai trong chúng ta cũng đều trải qua nh ững trải nghiệm đáng nh ớ trong cu ộc
đời, đó có thể là trải nghiệm vui, buồn, hạnh phúc, đau khổ… Em hãy kể lại một
trong những trải nghiệm đó của bản thân.
HƯỚNG DẪN CHẤM
Câu
1
2
3
4
5

6

Nội dung cần đạt

Điể

m

I.Phần đọc hiểu
- Bài thơ trên viết theo thể thơ: Lục bát.
0.5
- Phương thức biểu đạt chính của bài thơ: biểu cảm.
0.5
Nội dung chính của bài thơ: Nhà thơ đã nói lên được vai trị, ý
nghĩa
1,0
quan trọng của tình bạn trong cuộc sống.
Từ láy có trong đoạn thơ: nắc nẻ, thảnh thơi
1.0
-Theo quan niệm của tác giả, tình bạn đã đem đến cho chúng ta
những
điều thú vị, đẹp đẽ trong cuộc sống, giúp chúng ta có tinh th ần 1,0
lạc quan, tin yêu hơn vào cuộc đời.
- Biểu hiện:
+ Tình bạn như phép nhiệm màu giúp ta xích lại gần nhau.
+ Cùng bạn rong chơi, môi luôn thắm nụ cười đẹp tươi, cười đùa
nắc
nẻ thảnh thơi yên bình.
+ Khơi lấy niềm tin, niềm vui nhân gấp bội lần.
-Vai trò của tình bạn:
- Tình bạn là mối quan hệ khơng thể thiếu trong đời sống của t ất
cả chúng ta.
1,0
- Biểu hiện:
+ Đồng hành cùng nhau trong học tập.
+ Cùng nhau tham gia và thực hiện những hoạt động chung,

nhóm, câu lạc bộ.
7


+ Chia sẻ tâm tư nguyện vọng, niềm vui nỗi buồn với nhau.
+ Tình bạn là động lực để ta noi gương bạn, hỗ trợ nhau học
tập.
+ Tình bạn giúp ta hồn thiện nhân cách. Nhờ tình bạn, ta tr ưởng
thành hơn, giàu nghị lực hơn trong cuộc sống, giúp ta c ảm th ấy
cuộc
sống trở nên vô cùng ý nghĩa.

II.Làm văn

2

a. Đảm bảo cấu trúc của một bài văn: Có đầy đủ các phần: Mở bài,
0,5
Thân bài, Kết bài.
b. Xác định đúng vấn đề vêu cầu.
0.5
c. Triển khai vấn đề rõ ràng, đầy đủ, thể hiện sự nhận thức sâu
sắc và vận dụng tốt các kiến thức tập làm văn đã học đ ể làm bài
đạt hiệu quả cao. Có thể triển khai theo hướng sau:
1. Mở bài: Giới thiệu trải nghiệm
0,5
2. Thân bài: Triển khai các sự việc đã trải nghiệm theo một trình
tự hợp lí
Bài văn có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nh ưng cần
thể hiện được những nội dung sau:

3,0
- Đó là câu chuyện gì? Xảy ra khi nào ? Ở đâu ?
- Những ai có liên quan đến câu chuy ện ? Họ đã nói và làm gì ?
- Điều gì đã xảy ra ? Theo thứ tự nào ?
- Vì sao câu chuyện lại xảy ra như vậy ?
- Cảm xúc của em khi câu chuyện diễn ra và khi k ể lại câu
chuyện ?
0,5
- Bài học rút ra...
3. Kết bài: Kết thúc trải nghiệm, cảm xúc, suy nghĩ.

Đề 4:
PHẦN I: ĐỌC- HIỂU (5,0 điểm)
Đọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi.

8


"Quê h ương là m ột ti ếng ve
Lời ru của mẹ trưa hè à ơi
Dịng sơng con nước đầy vơi
Quê hương là một góc trời tuổi thơ
(…)
Quê hương là cánh đồng vàng
Hương thơm lúa chín mênh mang trời chiều
Quê hương là dáng mẹ yêu
Áo nâu nón là liêu xiêu đi về."
(Quê hương, Nguyễn Đình Huân)
Câu 1. Đoạn thơ trên viết theo thể thơ nào? Nêu phương thức biểu
đạt chính của đoạn thơ?

Câu 2 . Nêu nội dung chính của đoạn thơ?
Câu 3 . Tìm cụm động từ trong hai dịng thơ sau:
Q hương là dáng mẹ u
Áo nâu nón lá liêu xiêu đi về
Câu 4 . Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng ch ủ
yếu trong đoạn trích trên?
Câu 5 .Qua đoạn thơ, tác giả muốn gửi đến chúng ta bức thông điệp
gì?
Câu 6: Từ đoạn thơ trên, em hãy viết một đoạn văn (khoảng 5 đến 7
câu) nêu cảm nhận của em về vai trò của quê hương trong cuộc đ ời m ỗi con
người.
PHẦN II: Làm văn(5 điểm).
Phê bình là điều khơng ai muốn, nhưng có những lời phê bình lại giúp em
trưởng thành hơn. Em hãy kể về lần bị phê bình đó.
9


-------------HẾT--------------

HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KỲ I
Môn: Ngữ văn 6

A. Yêu cầu chung:
- Giáo viên cần nghiên cứu kĩ hướng dẫn chấm, thống nhất phân chia thang
điểm trong từng nội dung một cách cụ thể.
- Trong quá trình chấm, cần tơn trọng tính sáng tạo của học sinh. Ch ấp nh ận
cách diễn đạt, thể hiện khác với đáp án mà vẫn đảm bảo nội dung theo chu ẩn
kiến thức kĩ năng và năng lực, phẩm chất người học.
B. Hướng dẫn cụ thể:
I. Các tiêu chí về nội dung bài ki ểm tra ph ần đ ọc hi ểu : 5,0 điểm

Câu
Câu 1

Câu 2

Nội dung

Điểm

- Đoạn thơ trên viết theo thể thơ lục bát.

0.25

- Phương thức biểu đạt chính biểu cảm

0.25

- Nội dung: Đoạn thơ ca ngợi vẻ đẹp quê hương đồng

1.0

thời tái hiện những kỉ niệm tuổi thơ, qua đó thể hiện tình
u nguồn cội tha thiết của tác giả.
Câu 3

- Cụm động từ: liêu xiêu đi về

0.5

Câu 4


- Biện pháp tu từ được sử dụng chủ yếu trong đoạn

0.5

trích trên: so sánh, điệp ngữ (quê hương là..., quê
hương là...,...)
- Tác dụng: nhấn mạnh hình ảnh quê hương là những
gì bình dị, gần gũi, thân thuộc, gắn bó với con người
10

0.5


như: lời ru, tiếng ve, dịng sơng, góc trời, cánh đồng,
dáng mẹ tần tảo sớm hơm,...Qua đó thấy được tình
u quê hương của tác giả
Câu 5

- Thông điệp: Quê hương có vai trị vơ cùng quan trọng

1.0

trong cuộc đời mỗi con người. Cần biết trân quý, xây
dựng quê hương ngày một đẹp, giàu...

Câu 6:

Vai trò của quê hương: - Quê hương là nơi sinh ra và lớn
lên, là nơi có nhiều kỉ niệm đẹp đẽ.

- Hình ảnh quê hương bình dị, thân thuộc ln trong trái
tim mỗi người dù có đi đâu chăng nữa.
- Tự hào về quê hương, cần trân trọng, yêu quý và xây

1.0

dựng quê hương đẹp giàu.
II. Làm văn
Mở

5.0

Giới thiệu được kỉ niệm một lần bị phê bình

bài

0,5

Thân

- Trình bày chi tiết về thời gian, khơng gian, hồn cảnh

bài

xảy ra câu chuyện.

1,0

- Trình bày chi tiết những nhân vật liên quan.
- Trình bày các sự việc theo trình tự rõ ràng, hợp lí.

(Kết hợp kể và tả. Sự việc này nối tiếp sự việc kia một
cách hợp lí).

1,0
1,0

- Sự thay đổi của bản thân từ lần bị phê bình đó
Kết bài Nêu ý nghĩa của lần phê bình đối với bản thân.

0,5

III. Các tiêu chí khác cho nội dung phần II viết bài văn: 1,0 điểm
Trình bày sạch, bố cục rõ ràng, diễn đạt lưu lốt, ít m ắc
11

0,25


các lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu , diễn đạt.
Sử dụng ngơn ngữ kể chuyện chọn lọc, có sử dụng kết

0,5

hợp biện pháp tu từ đã học để miêu tả. Ngôn ngữ giàu
sức biểu cảm, bài viết lôi cuốn, hấp dẫn, cảm xúc.
Bài làm cần tập trung làm nổi bật hoạt động trải nghiệm

0,25

của bản thân. Kể chuyện theo một trình tự hợp lý, logic

giữa các phần, có sự liên kết.

Đề 5:
PHẦN I. ĐỌC HIỂU (5 điểm)
Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
Mẹ là biển rộng mênh mông
Dạt dào che chở... con trông con chờ
Đi xa con nhớ từng giờ
Mẹ là tất cả bến bờ bình yên
(“M ẹ là t ất c ả” - Phạm Thái)
Câu 1 .Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ trên?
Câu 2 . Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ nào ? Vì sao em biết?
Câu 3 . Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu
thơ:
Mẹ là biển rộng mênh mông
Dạt dào che chở... con trơng con chờ.
Câu 4. Tìm từ láy có trong đoạn thơ?
Câu 5: Nêu nội dung chính của đoạn thơ trên?
Câu 6: Từ đoạn thơ trên, hãy viết một đoạn văn trình bày suy nghĩ về
tình mẫu tử?(5-7 câu)
PHẦN II. LÀM VĂN (5 điểm)
Có một lần trong bữa cơm chiều của gia đình, em đã gây ra m ột vi ệc
khiến cha mẹ buồn. Em hãy viết bài văn kể lại trải nghiệm đó.
Câu
1
2
3

Nội dung
Phần I: Đọc hiểu

Phương thức biểu đạt chính: biểu cảm
- Thể thơ: lục bát
- Vì đoạn thơ được viết theo thể thơ 6/8. Một dòng sáu
tiếng và một dòng tám tiếng.
- Biện pháp tu từ: so sánh (Mẹ là biển rộng mênh mông)
- Tác dụng:
12

Điểm
5.0
0,5
0,5
0,5
0,5


+ Tạo cách diễn đạt sinh động, hấp dẫn... giàu hình ảnh,
giàu sức gợi cảm.
+ Nhấn mạnh, làm nổi bật tình u th ương vơ bờ bến của
người mẹ đối với con cái đồng thời thể hiện lòng biết ơn
chân thành, sâu sắc của con đối với mẹ.

4

Từ láy: mênh mơng, dạt dào
Nội dung chính: Đoạn thơ ca ngợi sự vĩ đại c ủa mẹ. Mẹ
luôn yêu thương, lo lắng, hy sinh cho con…

0,5


0.5
1.0

Tình mẫu tử: Tình mẫu tử là tình ruột thịt nồng nàn giữa người
mẹ và đứa con của mình.

5

- Nó cịn là sự hy sinh vơ điều kiện của người mẹ dành cho con.

1.0

- Là sự yêu thương tơn kính của đứa con với người mẹ của mình.
- Giúp đời sống tinh thần của ta đầy đủ, phong phú và ý nghĩa.

6

- Giúp ta tránh khỏi những cám dỗ trong cuộc sống.
- Là điểm tựa tinh thần, tiếp thêm cho ta sức mạnh trước mỗi khó
khăn.
- Là niềm tin, là động lực và là mục đích cho sự nỗ lực và khát
khao sống của cá nhân….

2

Phần II: Làm văn
* Yêu cầu chung: Viết đúng kiểu bài kể lại một trải
nghiệm của bản thân về lỗi lầm trong bữa cơm chiều. Bố
cục rõ ràng, chặt chẽ. Hành văn trơi chảy, mạch lạc rõ ràng,
đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.

* Yêu cầu cụ thể
* Giới thiệu về câu chuyện sắp kể (diễn ra ở đâu? bao giờ?
với ai?), nói vài dịng ngắn gọn về chủ đề (nằm ở trong đề
bài).
* Kể theo trình tự
- Hồn cảnh diễn ra câu chuyện.
- Diễn biến của câu chuyện.
- Tâm trạng của người viết khi phạm lỗi: buồn bã, h ối
hận…
- Hành động, quyết định của bản thân sau lỗi lầm: quyết
định đến xin lỗi…
13

5
0,5

4,5
0,5
3,5


* Bài học rút ra cho chính bản thân.

0,5

Lưu ý chung
1. Giáo viên cần vận dụng linh hoạt hướng d ẫn ch ấm, bài
làm của HS cần được đánh giá khái quát tránh đếm ý cho
điểm.
2. Chỉ cho điểm tối đa theo thang điểm với bài viết đáp ứng

đầy đủ những yêu cầu đã nêu ở mỗi câu, diễn đạt lưu lốt,
có cảm xúc.
3. Khuyến khích những bài có sáng tạo.
4. Không cho điểm tối đa với những bài ch ỉ nêu chung
chung, sáo rỗng.
4. Cần trừ điểm đối với những lỗi về hành văn, ngữ pháp,
chính tả.

Đề 6
I. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN: (5.0 điểm)
Đọc ngữ liệu sau và trả lời câu hỏi:
Bao nhiêu khổ cực cam go
Đời cha chở nặng chuyến đò gian nan!
Nhưng chưa một tiếng thở than
Mong cho con khỏe, con ngoan vui rồi
Cha như biển rộng, mây trời
Bao la nghĩa nặng đời đời con mang!
(Ngày của Cha - Phan Thanh Tùng)

Câu 1. Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ nào?
Câu 2: Chủ đề của đoạn thơ là gì?
Câu 3. Từ "khổ nhọc, cam go" là từ láy hay từ ghép?
Câu 4. Tìm và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong 2 câu th ơ sau:
Cha như biển rộng, mây trời
Bao la nghĩa nặng đời đời con mang!
14


Câu 5. Thông điệp tác giả muốn gửi gắm qua đoạn thơ là gì?
Câu 6: Viết đoạn văn (5-7 câu) trình bày suy nghĩ về tình ph ụ t ử?

II. TẬP LÀM VĂN (5.0 điểm)
Kể một việc tốt em đã làm.
ĐÁP ÁN, BIỂU ĐIỂM
I.
Câu 1

PHẦN ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN
- Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ lục bát 0.5đ

Câu 2

- Chủ đề của đoạn thơ là tình phụ tử 0.5đ

Câu 3

Từ "khổ nhọc, cam go" là từ ghép (0.5)

Câu 4

- BPTT: so sánh(…)
- Tác dụng: ->Cha yêu thương con…

Hãy yêu thương, hiếu thảo với cha…

Tình phụ tử là một tình cảm thiêng liêng trong cuộc sống. ..
Câu 5

 Tình phụ tử là tình cảm giữa cha và con, tình c ảm bền ch ặt và
bao dung, tình yêu thương che chở, đùm bọc, tình cảm này sẽ
theo mỗi con người đến suốt cuộc đời.

 Tình phụ tử là tình cảm thiêng liêng đóng vai trị đặc biệt
quan trọng.

Câu 6:

 Người cha: Yêu thương, quan tâm chăm sóc đến người con
thân yêu của mình, ân cần dạy bảo để con thành người,
nghiêm khắc trước những lỗi sai của con mình.
 Tình cảm cha dành cho con khơng được thể hiện rõ nh ư tình
mẫu tử nhưng nó ln thường trực.
 Người con: Có trách nhiệm làm trịn đạo hiếu, vâng lời cha, cố
gắng đền đáp công ơn sinh thành, dưỡng dục của người cha
kính yêu.

15


II.

Làm văn:
1. Mở bài
- Nêu hoàn cảnh, thời gian diễn ra sự việc.
2. Thân bài
- Kể diễn biến sự việc:
+ Việc tốt đó là gì? Xảy ra ở đâu?
+ Suy nghĩ của em khi làm cơng việc đó.
+ Hành động cụ thể của em khi đó.
- Việc làm của em đã mang lại ích lợi như thế nào.
c. Kết bài
- Cảm giác của em sau khi làm được một việc tốt.

-------------HẾT--------------

………………..Chúc các em ôn thi tốt……………….

16



×