Tải bản đầy đủ (.docx) (51 trang)

SKKN Một số kinh nghiệm dạy ôn thi vào lớp 10 THPT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (258.65 KB, 51 trang )

Một số kinh nghiệm dạy ôn thi vào lớp 10 - THPT

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
I.LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1. Cơ sở lí luận:
Cùng với nhiều mơn học khác, Ngữ văn là mơn học cơ bản, quan trọng trong
chương trình giáo dục phổ thơng. Thời gian gần đây có nhiều ý kiến của các chuyên gia,
các nhà quản lí giáo dục cho rằng cần phải đưa 2 mơn Văn Tốn trở thành hai môn thi bắt
buộc đối với học sinh thi vào bất cứ trường đại học nào. Điều đó càng khẳng định vị trí,
tầm quan trọng của mơn Ngữ văn trong nhà trường. Với chức năng nhận thức, giáo dục,
thẩm mỹ, các tác phẩm văn học giúp học sinh hiểu về đất nước, con người Việt Nam và
đất nước, con người của nhiều dân tộc trên thế giới; cảm nhận những giá trị tốt đẹp của
cuộc sống. Văn học góp phần định hướng tư tưởng, tình cảm, giáo dục đạo đức nhân cách
con người. Thông qua những xúc cảm thẩm mỹ, các tác phẩm văn học hướng con người
đến cái đẹp, biết yêu cái đẹp và rèn luyện lối sống đẹp.
Dạy – học môn Ngữ văn theo định hướng phát triển năng lực học sinh đặt ra yêu
cầu giáo viên phải đổi mới phương pháp dạy học, tìm tịi cách thức tổ chức các hoạt động
học tập của học sinh, phát huy vai trò của học sinh là một chủ thể đồng hành với thầy cô
khám phá, chiếm lĩnh tác phẩm văn học. Có như thế học sinh mới học tập một cách hứng
thú, chủ động và ý nghĩa của môn Ngữ văn mới thực sự được phát huy. Đặc biệt, với giáo
viên dạy khối 9 thì việc đầu tư thời gian nghiên cứu bài, nghiên cứu cách thức tổ chức
dạy học càng đòi hỏi nhiều hơn, cao hơn. Vì các em học sinh lớp 9 phải vượt qua kì thi
tuyển sinh vào lớp 10 – THPT. Mơn Ngữ văn là một môn thi bắt buộc. Qua các năm, đề
thi cũng ln có sự thay đổi để từng bước nâng cao chất lượng dạy – học Ngữ văn trong
nhà trường. Khơng chỉ dạy tốt các giờ học chính khóa, giáo viên cần có phương pháp,
cách thức dạy ơn tập và hướng dẫn học sinh tự ôn tập để học sinh vững vàng về kiến
thức và thành thạo về kĩ năng làm bài giúp học sinh thi vào lớp 10 đạt kết quả tốt nhất.
Những yêu cầu đó thực sự là trăn trở của mỗi giáo viên nói chung và giáo viên dạy Ngữ
văn lớp 9 nói riêng.
2. Cơ sở thực tiễn
Trong xu thế xã hội hiện nay, khơng ít học sinh ngại học Văn. Vẫn còn quan niệm


cho rằng môn Văn là môn học thuộc, mất nhiều thời gian để đọc tác phẩm và không dễ
cảm được giá trị của một tác phẩm văn học. Ngại viết, ngại tư duy là căn bệnh có ở nhiều
em học sinh. Thời gian các em dành cho mơn học này ít hơn nhiều so với các mơn như
Tốn, Tiếng Anh và một số mơn tự nhiên khác. Có em học Văn chỉ để đối phó với kì thi
vào lớp 10. Việc chưa chú trọng thật sự vào học môn Ngữ văn ở học sinh một phần do
Page 1


Một số kinh nghiệm dạy ôn thi vào lớp 10 - THPT
tâm lí của chính phụ huynh: học văn sau này khó lựạ chọn trường đại học để thi vào, học
Văn không dễ xin việc làm… Họ chưa hiểu được giá trị đích thực, lâu dài của mơn Ngữ
văn đối với mỗi người, dù họ làm bất cứ ngành nghề nào. Những nguyên nhân ấy dẫn đến
việc học sinh học không đến nơi đến chốn, bị hổng kiến thức về tác giả, tác phẩm, kiến
thức tiếng Việt, kĩ năng làm bài chưa tốt…Vì thế kết quả thi vào lớp 10 mơn Ngữ văn
cịn thấp. Điểm chênh lệch giữa các trường trong quận, huyện, giữa các quận, huyện có
sự chênh lệch rất rõ. Nhiệm vụ ôn tập cho học sinh lớp 9 thi vào lớp 10 đạt kết quả tốt là
áp lực chung của các thầy cô dạy lớp 9. Trước thực tế và u cầu đó, bản thân tơi cùng
đồng nghiệp thường xuyên trao đổi, xây dựng nội dung, tìm ra phương pháp ôn tập phù
hợp với đối tượng học sinh từng lớp và nhất là cách thức tổ chức ôn tập, tạo không khí
học tập vừa nghiêm túc vừa thoải mái. Học sinh tiếp thu bài học một cách chủ động, sáng
tạo, kích thích các em mong muốn, sẵn sàng cùng thầy cơ cùng nghiên cứu và tìm ra cách
làm bài đúng, hay, hiệu quả nhất.
Với những vấn đề được đặt ra như trên, tôi mạnh dạn nghiên cứu và áp dụng nội
dung, cách thức ôn tập cho học sinh lớp 9. Xin chia sẻ cùng các anh chị, các bạn đồng
nghiệp “Một số kinh nghiệm dạy ôn thi vào lớp 10 - THPT”.
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Đề tài sáng kiến kinh nghiệm này nhằm tập trung nghiên cứu và tìm ra cách ơn tập
cho học sinh thi vào lớp 10 đạt kết quả tốt nhất qua:
- Việc xây dựng nội dung ôn tập phù hợp, trọng tâm, thiết thực, bám sát chương
trình Ngữ văn lớp 9 và các kiến thức cơ bản của chương trình Ngữ văn THCS.

- Sử dụng các phương pháp dạy học tích cực, kĩ thuật dạy học tích cực theo đặc
trưng của mơn học và của các tiết dạy học ôn tập.
- Dạy học theo định hướng phát triển năng lực của học sinh.
- Kiểm tra, đánh giá kết quả ôn tập của học sinh qua các lần thi thử vào lớp 10.
III. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1. Đối tượng nghiên cứu: Nội dung, phương pháp, cách thức ôn tập cho học sinh lớp
9 thi vào lớp 10 - THPT
2. Đối tượng khảo sát, thực nghiệm: Học sinh lớp 9
3. Phạm vi nghiên cứu: Từ tháng 10 năm học 2014 -2015 đến cuối học kì II năm học
2014 -2015. Quá trình nghiên cứu được chia ra các giai đoạn như sau:
- Tháng 10/2014: Tổ chức kiểm tra, nắm bắt tình hình học tập của học sinh, chú
trọng kiểm tra các mức độ nhận thức của học sinh: nhận biết, thông hiểu, vận dụng
kiến thức vào làm bài. Bước đầu đánh giá tình hình học tập của học sinh: về ý
thức, kiến thức, kĩ năng.
- Từ tháng 11/2014 đến tháng 4/2015 : xây dựng nội dung, kế hoạch ôn tập và tổ
chức dạy ôn tập. Kiểm tra định kì một lần/ một tháng kết hợp kiểm tra thường
Page 2


Một số kinh nghiệm dạy ôn thi vào lớp 10 - THPT
xuyên, sau mỗi chuyên đề. Ra đề kiểm tra phân loại đối tượng học sinh, hoặc ra đề
riêng theo nhóm đối tượng học sinh.Tăng dần yêu cầu với từng nhóm đối tượng.
Đánh giá kết quả theo nhóm, theo sự tiến bộ của học sinh. Điều chỉnh nội dung,
phương pháp ôn tập phù hợp, đảm bảo yêu cầu về kiến thức, kĩ năng đặt ra với
từng nhóm học sinh đó ở các thời điểm khác nhau.
- Cuối tháng 4 đến đầu tháng 5/2015: tổng hợp, so sánh, đối chiếu, đánh giá kết quả
nghiên cứu.
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
-


Nghiên cứu kĩ các bài dạy trong chương trình Ngữ văn 9;
Hệ thống các đơn vị kiến thức cơ bản trong chương trình Ngữ văn THCS;
Tham khảo các tài liệu chuyên môn;
Thực hiện đổi mới dạy học và kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng
lực học sinh;
- Tìm hiểu đề thi vào lớp 10 các năm học trước;
- Tự nghiên cứu, xây dựng đề ôn tập.
- Học hỏi, trao đổi với đồng nghiệp.

PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I.CƠ SỞ LÍ LUẬN
Điều 5 Luật Giáo dục 2005 quy định: “Phương pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực,
tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học; bồi dưỡng cho người học năng lực tự
học, khả năng thực hành, lịng say mê học tập, ý chí vươn lên.”
Chương trình giáo dục phổ thông ban hành kèm theo quyết định số 16/2006/QĐ-BGDĐT
ngày 5/5/2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo cũng đã nêu: “Phải phát huy tính
tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc trưng môn học, đặc
điểm đối thượng học sinh, điều kiện của từng lớp học; bồi dưỡng cho học sinh phương
pháp tự học, khả năng hợp tác; rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác
động đến tình cảm đem lại niềm vui, hứng thú và trách nhiệm học tập của học sinh.”
Hướng dẫn hoạt động chuyên môn năm học 2014 -2015 cũng quy định: đổi mới dạy
học và kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh. Các đề kiểm
tra cần tăng cường nội dung cho yêu cầu thông hiểu, vận dụng một cách hợp lí với
đối tượng học sinh, nâng cao khả năng vận dụng kiến thức vào đời sống xã hội, văn
học sử, lí luận văn học và năng lực cảm thụ văn chương. Tổ chức tốt ôn thi vào lớp
10-THPT theo cấu trúc đề thi, chú ý mức độ biết, thông hiểu, vận dụng thấp, vận
dụng cao của từng đơn vị kiến thức, cả nghị luận văn học và nghị luận xã hội, kết
hợp ôn và luyện, chấm dứt tình trạng “dạy tử, học tủ”.

Page 3



Một số kinh nghiệm dạy ôn thi vào lớp 10 - THPT
Muốn đạt được những yêu cầu nêu trên, giáo viên nhất thiết phải đổi mới phương
pháp dạy học. Nghĩa là thay đổi lối dạy học truyền thụ sang dạy học theo hướng tích
cực hóa, phát huy năng lực của học sinh, làm cho quá trình học trở thành quá trình
kiến tạo. Trước một vấn đề được nêu ra, học sinh phải suy nghĩ, tìm tịi, khám phá,
và giải quyết vấn đề. Giáo viên phải chủ động trong vai trò là người thiết kế, tổ
chức, hướng dẫn học sinh thực hiện các hoạt động chiếm lĩnh nội dung, rèn luyện kĩ
năng, phương pháp học tập. Thậm chí, giáo viên phải lôi cuốn học sinh cùng trở
thành người đồng hành thiết kế nội dung bài học, nội dung ôn tập và thực hành
luyện tập.
Thực tế chúng ta nhận thấy, tổ chức một giờ dạy học trên lớp đảm bảo các yêu cầu
tích cực về phương pháp, đa dạng về hoạt động để quá trình chiếm lĩnh tri thức diễn
ra nhẹ nhàng mà hiệu quả, tạo tâm lí hứng thú học tập ở học sinh khơng phải đơn
giản. Nó địi hỏi người giáo viên tâm huyết, cơng phu. Thì tổ chức các giờ dạy học
cịn khó hơn rất nhiều. Trước hết về nội dung, giáo viên không thể dạy lại nguyên si
nội dung đã học buổi sáng; về phương pháp, giáo viên không thể ra đề, đọc đáp án
cho học sinh chép hay ra đề rồi yêu cầu học sinh tự làm, em nào hiểu thế nào thì làm
thế…Những cách làm đơn điệu, thiếu trách nhiệm như vậy không thể kéo học sinh
đến học , bắt học sinh u thích mơn học và hiệu quả của các giờ ôn tập rất kém, vơ
cùng lãng phí thời gian. Hơn nữa với xu thế ra đề hiện nay, học sinh khơng thể học
vẹt vì để bài ra thường rất linh hoạt, có sự so sánh, đối chiếu, mở rộng vấn đề. Học
sinh chủ quan, học vẹt sẽ khơng thể có điểm cao mà ngược lại các em phải chủ động
tìm hiểu kiến thức, dám bày tỏ suy nghĩ, chính kiến của mình trước một vấn đề của
cuộc sống. Từ đó cũng đặt ra với thầy cô giáo yêu cầu thầy cô không chỉ dạy kiến
thức mà phải quan tâm dạy kĩ năng cho học sinh, từng bước bồi dưỡng và tự bồi
dưỡng năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực cảm thụ thẩm mỹ, năng
lực giao tiếp tiếng Việt, năng lực tự quản bản thân…
Tuy nhiên, thêm một thực tế chúng ta thấy, nhiều em học sinh vẫn sợ học văn, lo

lắng cho kì thi quan trọng mà bản thân các em cũng chịu áp lực của chính mình về
một trường THPT mình mong muốn được học tập và cả áp lực từ gia đình…Vậy thì
vấn đề cần phải giải quyết là thay đổi tâm lí của các em theo hướng tích cực: ơn tập
thi vào lớp 10 khơng phải là nhiệm vụ khó khăn nhưng chúng ta cần rèn luyện đều
đặn thường xun, tích cực, chủ động thì khơng khó để dành điểm tốt. Đối với các
thầy cơ giáo nhất thiết phải xây dựng nội dung ôn tập phù hợp, sử dụng phương
pháp dạy học tích cực, tổ chức ơn tập hiệu quả, đặt mình vào vị trí của học sinh,
thấy được cái khó của các em để đồng hành cùng các em giải quyết khó khăn,
vướng mắc trong khi làm bài. Học sinh nhất định sẽ hứng thú học tập.
II. NỘI DUNG VẤN ĐỀ
Page 4


Một số kinh nghiệm dạy ôn thi vào lớp 10 - THPT
1. Hướng dẫn học sinh ôn tập, hệ thống các đơn vị kiến thức tiếng Việt
Trong q trình ơn tập, nhiều em học sinh chia sẻ rằng em có hiểu nội dung
vấn đề nhưng em chưa biết diễn đạt thế nào cho mọi người hiểu và em chưa biết dùng
từ ngữ nào để diễn đạt ý hiểu của em. Đây khơng phải là cái khó của một em học sinh
mà là của nhiều em. Qua lời tâm sự, ta thấy các em có hai cái khó. Thứ nhất vốn từ
của các em còn hạn chế; thứ hai là khả năng diễn đạt ý. Nếu giải quyết được cái khó
thứ nhất thì các em sẽ giải quyết được cái khó thứ 2. Có vốn từ ngữ các em sẽ linh
hoạt thêm từ, thay từ, chuyển đổi cách diễn đạt khác cho cách diễn đạt ý mà các em
đang lúng túng.
Theo dõi đề thi vào lớp 10 các năm học, chúng ta vẫn thường thấy những câu
hỏi phát hiện lỗi từ ngữ, ngữ pháp và yêu cầu học sinh sửa. Ngay cả câu chủ đề cho
sẵn, người ra đề vẫn yêu cầu học sinh sửa lỗi ngữ pháp rồi mới yêu cầu các em triển
khai câu chủ đề đó thành đoạn văn. Hay khi thực hành viết đoạn văn, các em thường
phải sử dụng trong đoạn văn những kiểu câu như câu ghép, câu bị động, câu mở rộng
thành phần…như yêu cầu của đề bài. Nếu không nắm chắc kiến thức tiếng Việt các
em sẽ lúng túng, không thực hiện yêu cầu của đề bài, hoặc thực hiện theo cảm tính

khơng biết đúng, sai thế nào. Thế nên việc bị trừ điểm khi học sinh không thực hiện
yêu cầu của đề là tất nhiên và số điểm bị trừ cho một câu không nhiều nhưng dồn
nhiều điểm trừ như vậy, bài làm của học sinh không đạt điểm cao. Đây là một thực tế
tôi nhận thấy qua việc chấm bài kiểm tra, bài thi thử của các em. Khi nhận ra thực tế
đó, các em học sinh cũng rất lo lắng: làm thế nào để các em không bị sai những lỗi
như vậy, không bị trừ điểm đáng tiếc như vậy?
Khi viết bài văn trình cảm cảm nhận về một đoạn văn, đoạn thơ, nếu các em
học sinh khơng có kiến thức tiếng Việt thì khó mà cảm nhận được vẻ đẹp của từ ngữ,
hình ảnh và các tín hiệu nghệ thuật khác, các em thường sa vào tình trạng diễn xuôi
đoạn thơ, đoạn văn bản.
Vậy nên, một nội dung ôn tập quan trọng là hướng dẫn cho các em học sinh hệ
thống các đơn vị kiến thức tiếng Việt một cách bài bản, chắc chắn.
a. Về từ ngữ: Các thầy cô yêu cầu các em ôn tập về các loại từ tiếng Việt, về thành
ngữ và các biện pháp tu từ. Yêu cầu các em không chỉ hiểu bản chất của các loại từ mà
cần có sự so sánh, đối chiếu, phân biệt các loại từ, giúp các em tránh nhầm lẫn; so sánh
thành ngữ với tục ngữ; tìm ra điểm giống và khác nhau giữa các biện pháp tu từ. Thêm
một điều thầy cô cần quan tâm khi dạy lí thuyết tiếng Việt phải ln gắn với các ví dụ
cụ thể, gần gũi. Về cách làm bài giáo viên nên tạo cơng thức chung để học sinh yếu,
trung bình có thể làm được bài, học sinh khá giỏi làm đúng, làm trúng, làm hay dần
lên.
Page 5


Một số kinh nghiệm dạy ôn thi vào lớp 10 - THPT
*Các loại từ tiếng Việt: Giáo viên yêu cầu học sinh sử dụng sơ đồ tư duy để khái
quát, học sinh có thể khơng nhớ hết, các em sẽ bổ sung giúp nhau hồn thiện sơ đồ.
Sau đó, ơn tập một cách cụ thể, chi tiết các đơn vị kiến thức đó. Giáo viên chú ý tập
trung vào những phần kiến thức mà học sinh còn chưa hiểu rõ, hay nhầm lẫn (trao đổi,
lấy ý kiến của các em), cùng các em giải quyết vấn đề. Trong quá trình học, giáo viên
có thể cho các em một số “mẹo” nhỏ giúp các em dễ nhớ, tạo khơng khí học tập thoải

mái, hứng thú ở học sinh khi các em hiểu bài, ở các em nảy sinh một nhu cầu thực thụ:
được ôn tập và nắm kiến thức chắc chắn. Và với tâm lí của học sinh như vậy, giáo viên
đã đạt được thành công bước đầu.
Các loại từ tiếng Việt

Từ phân loại theo
nguồn gốc của từ

Từ phân loại
theo cấu tạo

Từ
đơn

Từ
đơn
đơn
âm
tiết



Từ
láy
tồn
bộ

Từ
phức


Từ
thuần
Việt

Từ
láy

Từ
đơn
đa
âm
tiết

Từ
láy
bộ
phận

Từ
ghép
đẳng
lập

Từ
mượn

Từ mượn
tiếng Hán

Từ

ghép

Từ
ghép
chính
phụ

Từ xét theo quan hệ ngữ
nghĩa trong từ vựng

Từ
gốc
Hán

Từ
nhiều
nghĩa

Từ
đồng
nghĩa

Từ
trái
nghĩa

Từ
đồng
âm


Từ mượn
các ngôn
ngữ khác
(tiếng Nga,
Anh, Pháp)

Từ
Hán
Việt

- Từ ghép: khi ôn về từ ghép, giáo viên đưa ra công thức để học sinh phân biệt nhanh
từ ghép đẳng lập với từ ghép chính phụ:
Về cấu tạo: (phần lớn từ ghép tiếng Việt có cấu tạo gồm 2 tiếng, ta lấy cơng thức của
từ ghép là AB)
+Từ ghép đẳng lập: A B (các tiếng bình đẳng về ngữ pháp)
Page 6


Một số kinh nghiệm dạy ôn thi vào lớp 10 - THPT
+Từ ghép chính phụ: A
nghĩa cho tiếng chính)

B ( có tiếng chính và tiếng phụ, tiếng chính bổ sung ý

Về ý nghĩa:
+ Từ ghép đẳng lập: AB > A+B (nghĩa của từ ghép khái quát hơn nghĩa của các tiếng
hợp lại): ví dụ: đất nước, sách vở, thầy trị, nhà cửa…
Phân tích ví dụ cụ thể: đất nước: chỉ một dân tộc có chủ quyền lãnh thổ, bộ máy nhà
nước, pháp luật, dân cư…
+ Từ ghép chính phụ: AB

bà ngoại, hoa hồng, sách Tốn, nhà khách…
Phân tích ví dụ cụ thể: “Bà ngoại”: bà: người phụ nữ lớn tuổi, bà ngoại: người phụ
nữ sinh ra mẹ. Như vậy từ “bà ngoại” có nghĩa hẹp hơn “bà”.
Từ đó học sinh dễ dàng phân biệt và sử dụng 2 loại từ này vào trường hợp giao
tiếp cụ thể. Khi chỉ chung sự vật, hiện tượng ta sử dụng từ ghép đẳng lập, khi gọi tên
sự vật, hiện tượng cụ thể ta sử dụng từ ghép chính phụ.
- Từ láy: Khi ôn tập từ láy, chú ý vào dạng của từ láy tồn bộ, có từ láy láy lại hồn
tồn tiếng gốc, có sự thay đổi dấu thanh, có sự thay đổi dấu thanh và phụ âm cuối. Ví
dụ: xinh xinh/ nho nhỏ, thăm thẳm/ bần bật..
+ Chú ý với học sinh về một loạt từ sau: ấm áp, oi ả, ồn ã, ao ước, êm ái …( có tiếng
gốc), ấp úng, óng ánh, õng ẹo, ỡm ờ, ỉ eo, ỉ ơi…(khơng có tiếng gốc). Nếu xét về lí
thuyết phân loại từ láy thì ta khơng biết xếp các từ trên vào loại từ láy nào,
Nhưng xét về lí thuyết từ láy: từ láy là sự kết hợp của các tiếng có sự hịa phối về
âm thanh thì các từ trên chắc chắn là từ láy. Ta gọi đó là từ láy dạng đặc biệt.
+ Có từ láy, cả 2 tiếng không phải là tiếng gốc những khi cũng kết hợp với nhau trở
thành một từ có nghĩa, có tác dụng gợi hình ảnh, ví dụ: lóng lánh, long lanh…()
+ Học về từ láy, điều quan trọng học cách phân tích giá trị gợi hình, gợi cảm của từ
trong câu thơ, câu văn, như một tín nghệ thuật cần cảm nhận để tìm ra vẻ đẹp của
cảnh vật, hình tượng và từ đó hiểu được thơng điệp các tác giả gửi gắm.
Ví dụ: Trong bài thơ “Bài thơ về tiểu đội xe khơng kính” của tác giả Phạm Tiến Duật
có câu:
“Võng mắc chông chênh đường xe chạy
Lại đi, lại đi trời xanh thêm.”
Phân tích giá trị biểu cảm của từ “chông chênh ”?
- Với câu hỏi này, tôi hướng dẫn học sinh trả lời các ý sau, như là cách tìm ý:
+ Từ láy “chơng chênh” gợi tả điều gì: (tư thế không thăng bằng, không chắc chắn,
không vững chãi)
+ Trong văn cảnh, từ láy “chông chênh” gợi tả điều gì? (hình ảnh chiếc võng với
những nhịp lắc trên chiếc xe đang chạy trên con đường đầy hố bom.)


Page 7


Một số kinh nghiệm dạy ôn thi vào lớp 10 - THPT
+ Hình ảnh chiếc võng với những nhịp lắc trên chiếc xe đang chạy trên con đường
đầy hố bom cho em hiểu điều gì? ( cuộc sống chiến đấu gian khổ, đầy hiểm nguy của
người lính lái xe Trường Sơn; phong thái hiên ngang của người lính )
- Sau đó hướng dẫn học sinh nối kết các ý thành đoạn văn ngắn, với số câu đảm bảo số
điểm dành cho câu trả lời.
Đoạn văn ngắn tham khảo như sau:
Từ láy “chông chênh” gợi tả tư thế không thăng bằng, không chắc chắn, không vững
chãi; gợi ra trước mắt người đọc hình ảnh chiếc võng với những nhịp lắc trên chiếc
xe đang chạy trên con đường đầy hố bom. Đây là nét vẽ hiện thực nhà thơ Phạm Tiến
Duật tái hiện cuộc đời của người lính lái xe Trường Sơn. Trong hồn cảnh chiến đấu
đầy gian khổ, họ có những giấc ngủ ngắn trên xe dưới làn mưa bom của kẻ thù. Song,
từ láy “chơng chênh” cịn gợi tả phong thái hiên ngang của người lính. Bom đạn của
kẻ thù tưởng chừng có thể hủy diệt được sự sống con người. Nhưng khơng! Hình ảnh
những chiếc võng mắc “chơng chênh” trên đường Trường Sơn khói lửa ấy đã chứng
minh điều ngược lại: sự sống không chỉ tồn tại mà tồn tại một cách kiêu hãnh, hiên
ngang trong tư thế của người chiến thắng.
Từ nhiều nghĩa: đây là đơn vị kiến thức học sinh thấy khó và dễ nhầm lẫn, bên cạnh
việc học lí thuyết, giáo viên nên đặt ra nhiều ví dụ cụ thể để học sinh hiểu. Các em
cần hiểu rằng các từ hình thành thêm nét nghĩa mới là do sự phát triển của xã hội, nhu
cầu giao tiếp của con người. Các em nên có thói quen tra từ điển, vốn từ sẽ tăng lên
và kĩ năng sử dụng từ đúng nghĩa, đúng văn cảnh dần được tạo lập.
Ví dụ: Từ “chân”
Chân 1: bộ phận dưới cùng của con người và động vật, tiếp giáp mặt đất, dung để di
chuyển: Anh em như thể tay chân…
Chân 2: bộ phận của đồ vật, tiếp giáp mặt nền, dùng để nâng đỡ đồ vật: chân bàn,
chân ghế, chân giường, chân tủ…

Chân 3: bộ phận tiếp giáp mặt nền: chân răng, chân tường…
Các em thấy, có nhiều nghĩa chuyển được hình thành trên cơ sở nghĩa gốc. Giữa các
nghĩa của từ nhiều nghĩa đều có một nét nghĩa chung. Trong ví dụ trên, nét nghĩa
chung là: “bộ phận dưới cùng, tiếp giáp mặt nền…”
Cần giúp các em phân biệt từ nghiều nghĩa và từ đồng âm. Các nghĩa của từ
nhiều nghĩa đều có một nét nghĩa chung. Nghĩa của các từ đồng âm khác xa nhau,
khơng liên quan đến nhau.
Ví dụ 1: Từ nhiều nghĩa: “cổ”
Cổ 1: Cổ cao ba ngấn: bộ phận của người hoặc động vật, nối đầu và thân…
Cổ 2: Cổ tay em trắng như ngà: bộ phận nối bàn tay với cánh tay…
Cổ 2: Cổ chai, (cổ lọ, cổ hũ)…: bộ phận nối miệng chai và thân chai…
Ví dụ 2: Cổ xưa, cổ kính, cổ hủ… (cổ: cũ, xưa)
“Cổ” ở ví dụ 1 và ví dụ 2 là các từ đồng âm.
Page 8


Một số kinh nghiệm dạy ôn thi vào lớp 10 - THPT
Yêu cầu học sinh khắc sâu kiến thức về từ nhiều nghĩa để học tốt phần đơn vị kiến
thức “sự chuyển nghĩa của từ”.
-Từ đồng nghĩa, trái nghĩa: với học sinh lớp 9 đây không thể dừng ở hiểu kiến thức
lí thuyết mà yêu cầu các em chuyển thành vốn kĩ năng sử dụng từ, huy động nhanh
các từ đồng nghĩa có thể diễn đạt thay thế nhau khi hành văn, tránh lặp từ, tạo tính
nghệ thuật. Và học tốt các loại từ này để vận dụng tốt phép liên kết câu: phép đồng
nghĩa, trái nghĩa.
* Thành ngữ: giúp học sinh hiểu tác dụng diễn đạt ý ngắn gọn, hàm súc, giàu tính
biểu cảm, tính hình tượng của thành ngữ. Nghĩa của thành ngữ có thể bắt nguồn trực
tiếp từ nghĩa đen của những từ tạo nên nó, nhưng thường thông qua một số nét
chuyển nghĩa như ẩn dụ, so sánh. Ví dụ: Nhanh như chớp; Đen như cột nhà cháy;
Đẹp như tiên; Khỏe như voi/ Lên thác xuống ghềnh; Ba chìm bảy nổi.
Trong khi cảm thụ đoạn văn, đoạn thơ, học sinh cần phát hiện và phân tích giá trị của

thành ngữ như một tín hiệu nghệ thuật của ngơn từ.
Ví dụ: Cảm nhận về vẻ đẹp của người đồng mình qua đoạn thơ:
“ Người đồng mình thương lắm con ơi
...Lên thác xuống ghềnh
Không lo cực nhọc.”
Thành ngữ “Lên thác xuống ghềnh” gợi tả nỗi vất vả, khó nhọc của “người đồng
mình” nhưng những con người quê hương vẫn sẵn sàng chấp nhận gian khổ và vượt
lên gian khổ bằng ý chí, nghị lực và niềm tin của mình. Đó là niềm vui, lạc quan của
người đồng mình.
Học sinh nhiều lúc có sự nhầm lẫn hoặc khó phân biệt thành ngữ và tục ngữ, nhất là
những câu tục ngữ có số từ như thành ngữ.
Điểm giống
Điểm khác

Thành ngữ
Tục ngữ
Là cách diễn đạt ngắn gọn, súc tích, giàu giá trị gợi hình, gợi cảm.
Cấu tạo
Là một cụm từ cố định
Là một câu ngắn gọn.
Là lối nói mang tính biểu
Đúc kết kinh nghiệm
Chức
trưng (mang một ý nghĩa ẩn của nhân dân về mọi
năng
dụ mới)
mặt của đời sống.
Tác dụng

Làm cho câu nói ngắn gọn,

Làm cho câu nói ngắn
hàm súc,sinh động, ấn tượng, gọn, hàm súc, tăng tính
thú vị.
lập luận chặt chẽ và
chất trí tuệ dân gian.

*Các biện pháp tu từ:
Page 9


Một số kinh nghiệm dạy ôn thi vào lớp 10 - THPT
Đề thi vào lớp 10 thường xuyên có câu hỏi nhỏ tìm các biện pháp tu từ được sử dụng
trong đoạn văn, đoạn thơ và nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó. Các biện pháp tu từ là
tín hiệu nghệ thuật quan trọng được các nhà văn, nhà thơ sử dụng để thể hiện cảm xúc,
suy nghĩ, tình cảm của nhân vật, chủ thể trữ tình…Điều đó đòi hỏi học sinh cảm nhận tốt
giá trị của các biện pháp tu từ . Có một thực tế khi các em chưa xác định chắc chắn biện
pháp tu từ được sử dụng, các em thường gọi tên biện pháp tu từ nhưng biện pháp ấy
đâu thì các em chưa chỉ ra được, hoặc vì sao em gọi tên biện pháp đó các em cũng chưa
lí giải được hoặc các em nhầm lẫn giữa biện pháp ẩn dụ với hoán dụ, phóng đại với ẩn
dụ… Thực tế đó cho thấy các em chưa hiểu rõ bản chất, các kiểu loại của biện pháp tut
u. Thầy cô giáo cần ôn tập một cách chi tiết, hệ thống, hướng dẫn kĩ năng so sánh, phân
biệt.
Cách ôn tập như sau:
-Dùng sơ đồ tư duy hệ thống khái quát các biện pháp tu từ;
-Ôn tập cụ thể, chi tiết từng biện pháp;
-So sánh, đối chiếu một số biện pháp;
- Làm bài tập nhận diện, phân tích tác dụng của biện pháp tu từ.
- Để giờ ôn tập không bị căng thẳng, giáo viên tổ chức chơi trị chơi, tìm trong các văn
bản đã học những câu thơ, câu văn chứa BPTT và gọi tên….
Các biện pháp tu từ


Các biện pháp tu từ
từ vựng

So
sánh

Nhân
hóa

Nói quá

Ẩn
dụ

Các biện pháp tu từ
cú pháp

Hốn
dụ

Chơi
chữ

Điệp
ngữ

Liệt



Đảo
ngữ

Câu hỏi
tu từ

Nói giảm
nói tránh

- Thầy cô hướng dẫn học sinh một số kĩ năng cần thiết
+ So sánh, phân biệt biện pháp so sánh và ẩn dụ: Ẩn dụ là so sánh ngầm.
Nhưng ở phép so sánh luôn xuất hiện cả về A và về B (sự vật được so sánh và sự vật
dùng để so sánh: “Mặt trời xuống biển như hòn lửa” ) còn ẩn dụ chỉ xuất hiện vế B,
Page 10


Một số kinh nghiệm dạy ôn thi vào lớp 10 - THPT
dựa vào mối quan hệ tương đồng, ta đi tìm vế A (Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng/
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ: “mặt trời trong lăng” (vế B) chỉ Bác Hồ (vế A))
+ So sánh, phân biệt biện pháp ẩn dụ và hoán dụ: hai biện pháp tu từ này đều
gọi tên sự vật này bằng tên sự vật khác, giữa các sự vật có quan hệ nhất định (từ sự
vật B( xuất hiện, được gọi tên) ta tìm ra sự vật A (khơng xuất hiện). Nhưng điểm khác
là ở phép ẩn dụ, các sự vật có quan hệ tương đồng. Ví dụ “Thấy một mặt trời trong
lăng rất đỏ” . Mặt trời trong lăng chỉ Bác Hồ. Bác Hồ được ví với mặt trời vì Bác
chính là mặt trời của nhân dân Việt Nam, đem lại ánh sáng tự do và cuộc sống hạnh
phúc, ấm no cho nhân dân Việt Nam; ở phép hốn dụ, các sự vật có quan hệ tương
cận (gần gũi). Ví dụ: “ …cải chính cái tên làng Chợ Dầu chúng em Việt gian ấy mà.”
“Làng Chợ Dầu”: chỉ người dân làng Chợ Dầu (quan hệ lấy vật chứa đựng để chỉ vật
bị đựng). Học sinh cần dựa trên cơ chế tạo lập của 2 phép tu từ để xác định ẩn dụ và
hoán dụ.

+ Học sinh xác định biện pháp nhân hóa bằng cách gạch chân, các em thường
nhầm lẫn, chỉ gạch chân dưới từ ngữ thể hiện sự nhân hóa. Như vậy là sai.
Ví dụ: “Mặt trời xuống biển như hịn lửa
Sóng đã cài then, đêm sập cửa.”
- Thầy cô cần sửa, giúp các em hiểu “công thức” chung của phép nhân hóa: sự vật
được nhân hóa + từ ngữ thể hiện sự nhân hóa = 1 phép nhân hóa.
Ví dụ : Mặt trời xuống biển như hịn lửa
Sóng đã cài then, đêm sập cửa.”
- Chú ý, khi phân tích giá trị của biện pháp tu từ so sánh hoặc ẩn dụ, ta cần hiểu và chỉ
ra được đặc điểm, vẻ đẹp của vế B (sự vật dùng để so sánh), từ đó ta làm rõ đặc điểm
của vế A (sự vật được so sánh), và khẳng định giá trị của phép tu từ.
Ví dụ: “Đất nước như vì sao/ Cứ đi lên phía trước.” Vì sao là vẻ đẹp tự nhiên, vĩnh
hằng, bất biến. Tác giả ví đất nước như vì sao để khẳng định sự trường tồn của dân
tộc, đất nước Việt Nam. Dân tộc Việt Nam đang trên con đường đi tới tương lai,
không thế lực nào có thể cản trở được hành trình ấy…
*Các cách phát triển từ vựng:
Các cách phát triển
từ vựng
Phát triển nghĩa của từ
trên cơ sở nghĩa gốc
Phương thức
ẩn dụ

Phương thức
hoán dụ

Phát triển về số lượng

Tạo từ ngữ
mới


Mượn từ ngữ của
tiếng nước ngoài

Sự phát triển của từ ngữ trên cơ sở nghĩa của từ là một nội dung rất hay có trong đề
thi vào lớp 10. Giáo viên cần chú ý phân tích nhiều ví dụ để học sinh hiểu và phân
Page 11


Một số kinh nghiệm dạy ôn thi vào lớp 10 - THPT
biệt sự phát triển của từ vựng với 2 phương thức ẩn dụ, hoán dụ với hai biện pháp tu
từ: ẩn dụ và hoán dụ. Sự phát triển nghĩa của từ theo hai phương thức đó làm cho từ
có thêm nét nghĩa mới (nghĩa chuyển )và nghĩa chuyển này được thừa nhận và được
giải thích trong từ điển. Cịn các từ ngữ được sử dụng theo biện pháp tu từ ẩn dụ,
hốn dụ chỉ có nghĩa lâm thời (nghĩa trong văn cảnh, ra khỏi văn cảnh từ ngữ đó
khơng mang nghĩa như vậy và nghĩa ẩn dụ, hoán dụ tu từ khơng được giải thích
trong từ điển.)
Ví dụ về phép chuyển nghĩa của từ:
-Trong các ví dụ sau, từ “lưng” nào được dùng theo nghĩa gốc, từ “lưng” nào được
dùng theo nghĩa chuyển.
a.
Ngang lưng thì thắt bao vàng
Đầu đội nón dấu vai mang sung dài. (Ca dao)
b.
Lưng dậu phất phơ màu khói nhạt.
(Nguyễn Khuyến)
c.
Lưng núi thì to mà lưng mẹ nhỏ
Em ngủ ngoan em đừng làm mẹ mỏi. (Nguyễn Khoa Điềm)
“Lưng” trong VDa được dùng theo nghĩa gốc;

“Lưng” trong VDb được dùng theo nghĩa chuyển;
“Lưng” 1 trong VDc được dùng theo nghĩa chuyển;
“Lưng” 2 trong VDc được dùng theo nghĩa gốc.
- Trong các trường hợp sau đây, từ “xuân” nào được dùng theo nghĩa gốc, từ “xuân”
nào được dùng theo nghĩa chuyển và chuyển theo phương thức nào?
a. “Ngày xuân em hãy còn dài.”
b. “Ngày xuân con én đưa thoi.”
c. “Trước lầu Ngưng Bích khố xn.”
d. Làn thu thuỷ, nét xuân sơn.
e. Chị em sắm sửa bộ hành chơi xuân.
f. Xuân xanh xấp xỉ tới tuần cập kê. (Nguyễn Du)
“Xuân” a: được dùng theo nghĩa chuyển (PT ẩn dụ)
“Xuân” b: được dùng theo nghĩa gốc.
“Xuân” c: được dùng theo nghĩa chuyển (PT ẩn dụ)
“Xuân” d: được dùng theo nghĩa gốc
“Xuân” e: được dùng theo nghĩa gốc
“Xuân” f: được dùng theo nghĩa chuyển (PT ẩn dụ)
- Trong câu thơ “ngửa mặt lên nhìn mặt” (Nguyễn Duy), từ “ mặt” nào được dùng
theo nghĩa gốc, từ “ mặt” nào được dùng theo nghĩa chuyển, chuyển theo phương
thức nào?
“Mặt” 1: được dùng theo nghĩa gốc.
“Mặt” 2: được dùng theo nghĩa chuyển (PT hốn dụ).
Ví dụ về phép tu từ ẩn dụ, hốn dụ:
a. “ Ngày ngày mặt trời đi qua trên lưng
Page 12


Một số kinh nghiệm dạy ôn thi vào lớp 10 - THPT
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.” (Viễn Phương)
b. “Gửi Miền Bắc lịng miền Nam chung thủy

Đang xơng lên đánh Mĩ tuyến đầu.”
- “mặt trời trong lăng”: chỉ Bác Hồ. Đây là phép tu từ ẩn dụ, “mặt trời”: chỉ Bác Hồ,
có ý nghĩa lam thời, tách khỏi câu thơ này, từ “mặt trời” khơng có nghĩa là Bác Hồ , đây
không phải là hiện tượng chuyển nghĩa của từ làm cho tờ có thêm nghĩa mới.
- “miền Nam ”: chỉ nhân dân miền Nam.
b. Về ngữ pháp:
* Từ loại Tiếng Việt:
Có một thực tế, học sinh rất dễ nhầm hai khái niệm “loại từ” và “từ loại” . Đề
thi vào lớp 10, năn học 2013 – 2014, có yêu cầu học sinh xác định từ loại của các từ
trong nhan đề bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” để từ đó hiểu được dụng ý của nhà thơ khi
đặt nhan đề như vậy, các em cần xác định: “Mùa xuân ” là danh từ , “nho nhỏ” là tính
từ. Từ đó hiểu được khát vọng rất cao đẹp nhưng rất đỗi khiêm nhường của nhà thơ
Thanh hải: muốn làm một mùa xuân, dâng hiến những gì tốt đẹp nhất cho cuộc đời,
hòa vào mùa xuân lớn của đất nước… Vậy mà khơng ít em học sinh trả lời: là từ ghép
và từ láy. Các em đã nhầm sang loại từ tiếng Việt.
- Tôi hướng dẫn các em dùng sơ đồ tư duy hệ thống các từ loại cơ bản của tiếng Việt.
và lấy ví dụ cụ thể để các em phân biệt và nhớ bằng “mẹo” nhỏ.
VD: Tôi
đã

học sinh
lớp
chín
rồi.
(đại từ) (phó từ) (QHT) (danh từ) (danh từ) (danh từ) (phó từ) (Từ
loại)
Nếu xét về loại từ ( theocấu tạo): “học sinh” là từ ghép, các từ còn lại là từ đơn.
(theo nguồn gốc): “học sinh” là hán Việt, các từ còn lại là từ thuần
Việt
TỪ LOẠI TIẾNG VIỆT


Thực từ
Danh
từ

Động
từ

Tính
từ

Hư từ
Đại
từ

Phó
từ

Chỉ
từ

Số
từ

Lượng
từ

Trợ
từ


Quan
hệ từ

Thán
từ

Tình
thái từ

Giáo viên so sánh đối chiếu giúp các em hiểu thực từ là những từ có ý nghĩa từ vựng,
gọi tên sự vật, hoạt động, tính chất… có khả năng làm thành tố chính trong cụm từ, làm
Page 13


Một số kinh nghiệm dạy ôn thi vào lớp 10 - THPT
thành phần chính trong câu. Hư từ là những từ có ý nghĩa ngữ pháp, khơng có khả năng
làm thành tố chính trong cụm từ, làm thành phần chính trong câu. Riêng đại từ, vừa thuộc
hư từ vừa thuộc thực từ vì nó có khả năng thay thế cho các sự vật, sự việc, hoạt động, tính
chất…
Trong khi ơn tập các đề, học sinh vận dụng rất nhiều kiến thức về từ loại.
Ví dụ 1: Khi cảm nhận ước nguyện của nhà thơ Thanh Hải trong “Mùa xuân nho
nhỏ”, học sinh cần chú ý đến hàng loạt các số từ “một” (cành hoa, nốt trầm, mùa
xuân), tính từ “nho nhỏ”, “lặng lẽ”, “trầm”…để cảm nhận ước nguyện cao đẹp
nhưng vơ cùng khiêm nhường của nhà thơ .
Ví dụ 2: Ở phần đầu bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ”, tác giả dùng đại từ “tôi”, sang
phần sau, tác giả lại dùng đại từ “ta”. Em hiểu như thế nào về sự chuyển đổi đại từ
nhân xưng của chủ thể trữ tình.
Giáo viên định hướng, giúp các em hiểu đó khơng phải là sự chuyển đổi ngẫu
nhiên, vơ tình mà là một dụng ý nghệ thuật. Đó là sự chuyển đổi cái “tôi” cá nhân
vào cái “ta” chung của cộng đồng, của nhân dân, đất nước. Trong cái “ta” chung

vẫn có cái “tơi” riêng hạnh phúc, đó là sự hịa hợp và cống hiến. Với đại từ “ta”,
Thanh Hải đã nói hộ ước nguyện của mn người, mn lịng, nói được cái chung
của dân tộc, của thời đại…
Ví dụ 3: Trong khổ thơ sau, tác giả đã sử dụng những động từ nào và cho biết tác
dụng của các động từ đó trong việc khắc họa hình ảnh đồn thuyền và con người?
“Thuyền ta lái gió với buồm trăng
Lướt giữa mây cao với biển bằng
Ra đậu dặm xa dò bụng biển
Dàn đan thế trận lưới vây giăng.”
Hàng loạt các động từ: lái, lướt, ra, đậu, dò, dàn, đan, vây, giăng…khắc họa hình
ảnh đồn thuyền đánh cá trên biển như một đồn quân râ trận dũng mãnh, làm
chủ biển trời và hình ảnh những ngư dân đánh cá như những dũng sĩ chinh phục
biển cả với tư thế của người làm chủ thiên nhiên, tư thế của người chiến thắng…
*Các kiểu câu:
Ôn tập các kiểu câu là vô cùng cần thiết đối với các em học sinh, hiểu rõ, chắc
chắn về các kiểu câu, các em tạo được sự chủ động khi viết đoạn văn, viết nhiều câu
đơn cho đoạn văn yêu cầu có số câu nhiều hơn. Viết nhiều câu ghép nếu đề yêu cầu
viết đoạn văn ngắn mà dung lượng kiến thức nhiều; linh hoạt sử dụng câu đặc biệt
Page 14


Một số kinh nghiệm dạy ôn thi vào lớp 10 - THPT
để nhấn mạnh, câu rút gọn tránh lặp…Đề thi vào lớp 10, thường yêu cầu các em viết
đoạn văn có sử dụng câu ghép, câu bị động, câu mở rộng thành phần, câu hỏi tu từ,
câu cảm thán.
Cách ôn tập giống như ôn tập các đơn vị kiến thức khác:
-Dùng sơ đồ tư duy khái quát các kiểu câu cơ bản;
-Ôn tập chi tiết các kiểu câu;
-So sánh, đối chiếu giữa các kiểu câu.
-Làm bài tập thực hành viết đoạn văn có sử dụng các kiểu câu đã ơn tập. Khi đã rèn

luyện thành thói quen, học sinh có ý thức chủ động nên sử dụng kiểu câu nào để
diễn đạy ý hiệu quả nhất. Ví dụ, khi muốn nhấn mạnh, khẳng định ý, các em sử
dụng kiểu câu nghi vấn…

Các kiểu câu
Phân loại theo
cấu tạo
Câu
đơn

Phân loại theo
mục đích nói

Câu
ghép

Page 15

Câu
nghi
vấn

Câu
cầu
khiến

Câu
cảm
thán


Câu
trần
thuật


Một số kinh nghiệm dạy ôn thi vào lớp 10 - THPT
Các kiểu câu khác

Câu có
cấu tạo
đặc biệt

Mở
rộng
câu

Rút
gọn
câu

Chuyển
đổi câu

Câu đặc
biệt

Câu mở
rộng thành
phần


Câu
rút
gọn

Câu chủ
động, câu
bị động

*Các thành phần câu:
Ngoài 2 thành phần chính là chủ ngữ và vị ngữ, giáo viên ôn tập và hướng
dẫn luyện tập sử dụng các thành phần câu như khởi ngữ và các thành phần biệt
lập khi viết đoạn văn. Đây là một yêu cầu thường có trong đề thi vào lớp 10. Dù
kiến thức về các thành phần câu khơng khó, nhưng khơng rèn luyện thường
xun, học sinh khơng có thói quen chủ động sử dụng các thành phần đó. Với học
sinh, cái khó là đặt thành phần câu đề yêu cầu vào câu nào, vị trí nào cho hợp lí
là điều khơng dễ, các em vẫn còn lúng túng. Giáo viên cần giúp các em tháo gỡ
điều đó.
- Khởi ngữ: (Đề ngữ, thành phần khởi ý): Là thành phần câu sdngs trước chủ ngữ,
nêu lên đề tài được nói đến trong câu.
Ví dụ:
Tình cảm này, anh giấu kín ở trong lịng.
Đau khổ, ơng Hai đau khổ tột cùng.
Tình cảm đối với làng Chợ Dầu, ông Hai không sao giấu được.
Gian khổ, người lính cũng khơng lùi bước.
Đối với người lính Trường Sơn, gian khổ, thiếu thốn không thể khuất phục được
tinh thần chiến đấu dũng cảm, lạc quan.
Hướng dẫn học sinh một số kĩ năng tìm và đặt khởi ngữ:
+ Thêm quan hệ từ “đối với”, “với” vào trước khởi ngữ , trợ từ “thì” vào sau khởi
ngữ .
+ Khởi ngữ có quan hệ trực tiếp với một yếu tố nào đó trong thành phần câu cịn

lại thì nó có thể lặp lại y ngun ở phần câu cịn lại.
VD: Giàu, tơi cũng giàu rồi.
+Hoặc lặp lại bằng một từ thay thế nó:
VD: Quyển sách này, tơi đọc nó rồi.
+ Khởi ngữ có quan hệ gián tiếp với phần câu còn lại:
VD: Làm bài, anh ấy cẩn thận lắm.
Page 16


Một số kinh nghiệm dạy ôn thi vào lớp 10 - THPT
+ Từ một câu chưa có khởi ngữ chuyển thành câu có khởi ngữ, ta có thể đặt thành
hiều câu có khởi ngữ khác nhau vì anh muốn nói đến đề tài nào, hãy đặt từ ngữ
thể hiện đề tài đó lên trước chủ ngữ.
VD: Người ta sợ quan bởi cái uy của quyền thế. Người ta sợ Nghị Lại bởi cái uy
của đồng tiền.
->Quan, người ta sợ cái uy của quyền thế. Nghị Lại, người ta sợ cái uy của đồng
tiền.
->Quyền thế, người ta sợ cái uy của quan. Đồng tiền, người ta sợ cái uy của Nghị
Lại.
->Quyền thế, người ta sợ cái uy quyền thế của quan. Đồng tiền, người ta sợ cái uy
đồng tiền của Nghị Lại.
-Các thành phần biệt lập: là thành phần không nằm trong cấu trúc cú pháp của
câu, không tham diễn đạt nghĩa sự việc của câu.
+ Thành phần tình thái: được dùng để thể hiện cách nhìn của người nói đối với
sự việc được nói đến trong câu.
Giáo viên hướng dẫn học sinh đặt câu với các từ ngữ làm thành phần tình thái
trong câu, rèn kĩ năng sử dụng thành phần biệt lập có chủ ý.
.Thành phần tình thái thể hiện độ tin cậy cao, hoặc thấp đối với sự việc được nói
đến trong câu.
VD: chắc chắn, chắc hẳn, chắc là, chắc; dường như, hình như, có lẽ, chả nhẽ …

(thường đứng ở đầu câu, giữa câu)
.Thành phần tình thái gắn với ý kiến của người nói
VD: Theo tơi, theo anh ấy, ý ông ấy, đúng là…(thường đứng ở đầu câu)
.Thành phần tình thái thể hiện thái độ của người nói đối với người nghe:
VD: ạ, ừ, ư, nhỉ, nhé, …(thường đứng ở cuối câu)
+ Thành phần cảm thán: được dùng để bộc lộ tâm lí của người nói (buồn, vui,
giận, bất ngờ, ngạc nhiên, đau khổ, sung sướng,.. )
VD: Ồ, sao mà độ ấy vui thế.
Trời ơi, chỉ còn năm phút!
Chú ý: có thể tách thành phần cảm thán thành câu đặc biệt. Cần phân biệt câu
cảm thán với thành phần cảm thán.
VD: Ồ! Sao mà độ ấy vui thế.
Cần phân biệt thành phần cảm thán với thành phần gọi đáp trong một số trường
hợp.
VD: Ơi con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời. (Ơi: thành phần cảm thán, bộc lộ cảm xúc trìu mến
thiết tha)
VD: Con chim chiền chiện ơi (thành phần gọi đáp)
Hót chi mà vang trời.
+ Thành phần gọi đáp: dùng để tạo lập hoặc duy trì quan hệ giao tiếp
VD: Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn. (ca dao)
Page 17


Một số kinh nghiệm dạy ôn thi vào lớp 10 - THPT
Núi cao chi lắm núi ơi
Núi che mặt trời chẳng thấy người thương. (ca dao)
Người đồng mình thương lắm con ơi…(Y Phương)
-Này , bảo bác ấy có trốn đi đâu thì trốn…

-Vâng, cháu cũng nghĩ như cụ. (Nam Cao)
Chú ý: HS thường nhầm khi gạch chân thành phần gọi đáp, chỉ gạch từ ơi mà phải
gạch chân đầy đủ: núi ơi, bầu ơi, con ơi.
+ Thành phần phụ chú: dùng để bổ sung một số chi tiết cho nội dung chính của
câu: nêu điều bổ sung thêm, một số quan hệ phụ thêm (nguyên nhân, điều kiện, sự
tương phản, mục đích, thời gian..); nêu thái dộ của người nói; nêu xuất xứ của
người nói, của ý kiến.
Cấu tạo: là một tổ hợp từ, cụm chủ - vị
Vị trí: đứng ở giữa câu hoặc cuối câu.
Thường được đặt giữa hai dấu gạch ngang, hai dấu phẩy, hai dấu ngoặc
đơn hoặc một dấu gạch ngang với một dấu phẩy, hoặc sau dấu hai chấm…
*Liên kết câu và liên kết đoạn văn:
Giáo viên giúp học sinh hiểu rõ, đoạn văn không phải là sự kết hợp dời dạc
hay là phép cộng đơn thuần của những câu văn, và văn bản cũng không phải là
phép cộng đơn thuần của một số đoạn văn. Mà các câu trong đoạn và các đoạn
trong văn bản phải có sự liên kết với nhau. Đây là nội dung ôn tập quan trọng. Học
sinh hiểu rõ các phương diện liên kết câu, liên kết đoạn văn sẽ có sợ chủ động tạo
liên kết, tự tin khi viết đoạn văn, bài văn. Các em viết được đoạn văn, bài văn có sự
liên kết chặt chẽ về chủ đề và sử dụng nhuẫn nhuyễn, thuần thục các phép liên kết
câu, liên kết đoạn văn. Viết đoạn văn có sử dụng phép liên kết là một yêu cầu
thường không thể thiếu trong các đề thi vào lớp 10.
Cách ôn tập cụ thể:
-Dùng sơ đồ tư duy khái quát phương diện liên kết và các biện pháp (phép) liên
kết;
- Ôn tập chi tiết về cách liên kết nội dung và hình thức;
-Luyện tập viết đoạn văn có sử dụng các biện pháp (phép) liên kết cụ thể, tích hợp
với văn bản và tập làm văn.
Liên kết câu và kiên kết đoạn văn
Liên kết về
nội dung


Liên kết về hình
thức
Page 18


Một số kinh nghiệm dạy ôn thi vào lớp 10 - THPT

Liên
kết
chủ đề

Liên
kết
lơgíc

Phép
lặp từ
ngữ

Phép
thế

Phép
nối

Phép đồng
nghĩa, trái
nghĩa và
liên tưởng


Về liên kết chủ đề, giáo viên tích hợp với cách viết các đoạn văn để các em
học sinh thấy rõ, nếu đoạn văn đã có câu chủ đề thì các câu khác phải tập
trung làm rõ câu chủ để. Nếu đoạn văn khơng có câu chủ đề, thì cần sử dụng
các từ ngữ chủ đề để làm rõ chủ đề văn bản.
+

+ Sự liên kết lơ – gíc thể hiện rất rõ trình tự tư duy lập luận của người
viết, để rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn có liên kết lơ-gic, các em học sinh
nhất thiết phải lập dàn ý khi làm bài, dù đề chỉ yêu cầu viết đoạn văn
ngắn.
+ Phép lặp: lặp lại ở câu sau từ ngữ đã có ở câu trước nhưng lặp lại ở đây
là một chủ ý của người viết nhằm nhấn mạnh ý (đối tượng được nói đến,
đặc điểm của nhân vật, của sự vật… )
+ Phép thế: sử dụng ở câu sau từ ngữ có tác dụng thay thế từ ngữ đã có ở
câu trước.
Sử dụng đại từ thay thế: Đó, đây, vậy; hắn, nó, họ…
Sử dụng chỉ từ thay thế: ấy
Sử dụng danh từ và chỉ từ thay thế: việc ấy, …
Sử dụng danh từ và đại từ thay thế: Điều đó,…
+Phép nối: sử dụng ở câu sau các từ ngữ biểu thị quan hệ với câu trước.
Sử dụng quan hệ từ và đại từ: Vì vậy, nếu thế, tuy thế, vậy nên;
Sử dụng các tổ hợp từ: tóm lại, nhìn chung, hơn nữa, vả lại…
+ Phép đồng nghĩa, trái nghĩa và liên tưởng: Sử dụng ở câu sau các từ ngữ
đồng nghĩa, trái nghĩa, cùng trường liên tưởng với các từ ngữ đã có ở câu
trước.
VD: nhà thơ – tác giả - Viễn Phương…/ Vơ tình – hữu ý
Trường học – thầy giáo – cô giáo – học sinh – bàn – bảng – tiếng trống
trường...; Tác phẩm – người nghệ sĩ…
Page 19



Một số kinh nghiệm dạy ôn thi vào lớp 10 - THPT
*Cách dẫn trực tiếp, cách dẫn gián tiếp.
Đề thi vào lớp 10 thường yêu cầu học sinh viết đoạn văn có sử dụng lời dẫn
trực tiếp. Đây là yêu cầu đơn giản, học sinh chỉ cần trích dẫn nguyên văn một
câu thơ, câu văn, đặt trong dấu ngoặc kép đưa vào đoạn văn tạo có sự gắn kết
với các ý văn trong câu, trong đoạn. Tuy nhiên, học sinh không chỉ biết dẫn
trực tiếp khi đề yêu cầu mà cần rèn thành kĩ năng. Viết đoạn văn nghị luận
học sinh cần trích dẫn dẫn chứng, ý kiến làm sáng tỏ điều mình nói và thuyết
phục người nghe. Khi dẫn trực tiếp một câu văn, câu nói quá dài, học sinh
khơng nhớ chính xác nếu cố tình dẫn trực tiếp cả câu dễ bị sai. Vậy nên, học
sinh cần khéo léo dẫn trực tiếp từ, cụm từ mà mình nhớ chính xác, phần cịn
lại dẫn theo ý hiểu của mình.
Ví dụ: “Tác phẩm văn học nào cũng phản ánh hiện thực cuộc sống vì các
tác phẩm ấy đều được xây dựng bằng “ những vật liệu mượn ở thực tại”.
Nhưng người nghệ sĩ không phản ánh hiện thực một cách khô khan, đơn
điệu mà hiện thực cuộc sống hiện lên sinh động, đa chiều, đa sắc màu qua
lăng kính của người sáng tác. Bởi người nghệ sĩ không ghi lại “những cái
đã có rồi mà cịn muốn gửi gắm một điều gì mới mẻ. Anh gửi vào tác
phẩm một lá thư, một lời nhắn nhủ…” Đó chính là thơng điệp có giá trị
tốt đẹp, có ý nghĩa nhân văn sâu sắc mà người nghệ sĩ muốn đóng góp vào
đời sống của con người, làm cho cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn.”
Cần có sử dụng kết hợp cả cách dẫn trực tiếp và cách dấn gián tiếp trong
khi viết đoạn văn.
Trong đề thi có những câu hỏi nhỏ yêu cầu học sinh chuyển từ cách dẫn
trực tiếp sang cách dẫn gián tiếp. Học sinh cần thuật lại chính xác lời nói
hay ý nghĩ của nhân vật nhưng phải có sự điều chỉnh cho thích hợp như
thêm bớt từ ngữ, chuyển đổi tên gọi nhân vật, cách xưng hơ…
Ví dụ: Chuyển lời dẫn trực tiếp sau thành lời dẫn gián tiếp:

Họa sĩ nghĩ thầm: “Khách tới bất ngờ chắc cu cậu chưa kịp quét tước dọn
dẹp, chưa kịp gấp chăn chẳng hạn.” (Lặng lẽ Sa Pa)
->Họa sĩ nghĩ thầm (rằng) khách tới bất ngờ chắc cu cậu (anh ta)
chưa kịp quét tước dọn dẹp, chưa kịp gấp chăn.
Ở cả cách dẫn trực tiếp và gián tiếp đều có thể thêm từ “rằng” vào trước
lời dẫn.
c.Phần ngữ dụng:
*Các phương châm hội thoại
Page 20


Một số kinh nghiệm dạy ôn thi vào lớp 10 - THPT
-Phương châm về chất;
-Phương châm về lượng;
-Phương châm quan hệ;
-Phương châm cách thức;
-Phương châm lịch sự.
*Nghĩa tường minh và hàm ý.
2.Hướng dẫn học sinh ôn tập, hệ thống các đơn vị kiến thức Tập làm văn
a. Ôn tập về đoạn văn và cách viết đoạn văn
* Một thực tế ta nhận thấy khi chấm bài của học sinh là khơng ít học sinh viết đoạn
văn vẫn mắc lỗi về hình thức, các em vẫn tạo bố cục ba phần như một bài văn và
cũng khơng ít học sinh thấy khó trong việc đặt câu chủ đề cho đoạn văn của mình
viết như u cầu đề bài. Ơn tập theo chuyên đề sẽ giúp học sinh tháo gỡ những điều
các em thấy khó.
*Cần giúp các em học sinh phải hiểu rõ: thông thường chúng ta vẫn tạo lập dạng
đoạn văn hội thoại khi giao tiếp, khi xây dựng cuộc thoại giữa các nhân vật, nhưng
đề thi thường yêu cầu chúng ta viết đoạn văn như một bộ phận của bài văn, là đơn vị
trực tiếp tạo nên văn bản (tức là dạng đoạn văn dựa vào cấu trúc nội dung) nên phải
đảm bảo về hình thức và nội dung:

- Hình thức: Đoạn văn gồm nhiều câu tạo thành, bắt đàu từ chữ viết hoa lùi đầu
dòng, kết thúc bằng dấu chấm xuống dòng.
-Nội dung: Đoạn văn thường biểu đạt một ý tương đối hoàn chỉnh.
Giáo viên hướng dẫn học sinh chi tiết cách xây dựng các đoạn văn:
Cách xây dựng đoạn văn
Đoạn văn có câu chủ đề

Đoạn văn khơng có câu chủ đề

Đoạn văn diễn
Đoạn
dịch
Đoạn
vănvănquy
tổng
nạphợp - phân tích - tổng
Đoạnhợp
văn song
Đoạn
hànhvăn móc xích

Page 21


Một số kinh nghiệm dạy ôn thi vào lớp 10 - THPT
+ Đoạn

văn diễn dịch: là đoạn văn có câu chủ đề mang ý khái quát đứng ở đầu
đoạn, các câu tiếp theo triển khai ý chủ đề. Các câu triển khai được thực hiện bằng
các thao tác giải thích, chứng minh, phân tích, bình luận, kèm theo những nhận xét,

đánh giá, bộc lộ sự cảm nhận của người viết. Đoạn văn đi từ khái quát đến cụ thể,
chi tiết.
Mô hình đoạn văn
A (câu chủ đề)
a1

a2

a3…

an

+ Đoạn văn quy nạp: Là đoạn văn được trình bày đi từ các ý chi tiết, cụ thể
nhằm hướng tới ý khái quát nằm ở cuối đoạn. Các câu trên trình bày bằng thao
tác chứng minh, lập luận, cảm nhận và rút ra nhận xét, đánh giá chung.

A1

A2

A3

An

A (câu chủ đề)

+Đoạn văn tổng – phân – hợp là đoạn văn kết hợp diễn dịch với quy nạp. Câu
mở đầu mang ý khái quát bậc một, các câu tiếp theo triển khai ý khái quát, câu
kết đoạn là câu khái quát bậc hai, nâng cao mở rộng hơn câu chủ đề thứ nhất.
Những câu triển khai được thực hiện bằng thao tác giải thích, chứng minh, phân

tích, bình luận, nhận xét…để từ đó tổng hợp, khẳng định vấn đề.

Page 22


Một số kinh nghiệm dạy ôn thi vào lớp 10 - THPT
A (Câu CĐ bậc 1)

A1

A2

A3

An

A’ (Câu CĐ bậc 2)

+ Đoạn văn song hành, móc xích là các dạng đoạn văn khơng có câu chủ
đề, học sinh sử dụng từ ngữ chủ đề để làm rõ, làm nổi bật chủ đề đoạn
văn và tạo sự liên kết chặt chẽ giữa các câu văn bằng các phép liên kết
câu.
*Một số kĩ năng quan trọng thầy cô cần hướng dẫn, rèn luyện cho học
sinh.
- Trong đề thi vào lớp 10, để yêu cầu học sinh viết đoạn văn bao giờ đề bài
cũng đưa ra ngữ liệu, đó là một đoạn thơ hoặc một đoạn văn bản. Đề bài có
thể nêu chủ đề, yêu cầu học sinh làm rõ chủ đề đó bằng một đoạn văn, hoặc
định hướng để học sinh xác định chủ đề, có thể đưa ra ln câu chủ đề, những
có thể khơng đưa ra chủ đề. Vì sự linh hoạt trong yêu cầu của đề, học sinh cần
có kĩ năng để làm chủ việc xác định chủ đề đoạn văn sẽ viết và đặt câu chủ

đề.
Ví dụ:
+ Đề khơng nêu chủ đề:
Đọc đoạn thơ sau: “Quê hương anh nước mặn đồng chua
Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá
…Đồng chí!” (Đồng chí - Chính Hữu)
Viết đoạn văn quy nạp khoảng 12 câu, trình bày cảm nhận của em về khổ
thơ trên.
(Học sinh phải hiểu rõ nội dung của đoạn thơ và đặt thành câu chủ đề. Ví dụ:
Có thể khẳng định rằng khổ thơ mở đầu bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu
đã lí giải chân thực và cảm động cơ sở hình thành tình đồng chí đồng đội của
người lính cách mạng. )
+ Đề định hướng chủ đề: (học sinh dựa vào chủ đề đã được định hướng, đặt
câu chủ đề một cách linh hoạt những cần đảm bảo chủ đề đã cho)
Cho khổ thơ sau: “Mùa xuân người cầm súng
Page 23


Một số kinh nghiệm dạy ôn thi vào lớp 10 - THPT
Lộc giắt đầy trên lưng
…Cứ đi lên phía trước.”
Từ cảm xúc trước mùa xuân thiên nhiên, đất trời, nhà thơ bộc lộ chân thành
cảm xúc của mình trước mùa xuân đất nước. Bằng đoạn văn khoảng 12 câu
theo cách lập luận tổng – phân – hợp, em hãy làm rõ cảm xúc đó của nhà thơ.
(Học sinh cần đặt hai câu chủ đề. Dựa vào gợi ý của đề, các em đặt câu chủ đề thứ
nhất: “Từ cảm xúc trước mùa xuân thiên nhiên, đất trời, nhà thơ bộc lộ chân
thành cảm xúc của mình trước mùa xuân đất nước.” hoặc “ Cùng với dòng cảm
xúc say sưa, ngây ngất trước vẻ đẹp của thiên nhiên đất trời vào xuân, nhà thơ
không thể giấu được cảm xúc tự hào, thiết tha trước mùa xuân đất nước. ”. Bằng
hiểu biết về mạch cảm xúc, về tư tưởng chủ đề, về chủ thể của bài thơ, học sinh

đặt câu chủ đề thứ hai: Đặt bài thơ trong hoàn cảnh ra đời – tác giả viết “Mùa
xuân nhỏ nhỏ” khi ông đang nằm trên giường bệnh, không bao lâu trước khi nhà
thơ qua đời, chúng ta càng cảm nhận được tình yêu đất nước, yêu cuộc đời và
niềm tin vào tương lai đất nước của nhà thơ mãnh liệt, đáng trân trọng biết
nhường nào! )
+ Đề cho sẵn câu chủ đề: (Học sinh phải sử dụng câu chủ đề đã cho)
Cho đoạn thơ sau: “Bếp Hoàng Cầm ta dựng giữa trời
Chung bát đũa nghĩa là gian đình đấy
Võng mắc chơng chênh đường xe chạy
Lại đi, lại đi trời xanh thêm.
Khơng có kính, rồi xe khơng có đèn
Khơng có mui xe, thùng xe có xước
Xe vẫn chạy vì niềm Nam phía trước
Chỉ cần trong xe có một trái tim.”
Phân tích hai khổ thơ trên, một bạn học sinh có viết như sau:
“Từ bữa cơm chung gắn kết những người xa lạ thành anh em trong một gia đình:
những người lính lái xe lại lên đường với ý chí quyết tâm chiến đấu để giải phóng
niềm Nam bởi chiếc xe của họ khơng cịn nguyên vẹn.”
a.Viết lại câu văn trên sau khi sửa hết lỗi.

Page 24


Một số kinh nghiệm dạy ôn thi vào lớp 10 - THPT
b.Coi câu đã sửa là câu mở đầu đoạn văn tổng – phân – hợp, em hãy viết tiếp để
hồn chỉnh đoạn văn có độ dài từ 12 -15 câu phân tích đoạn thơ trên. Trong đoạn
văn em viết có sử dụng câu cảm thán và phép nối (gạch chân dười câu cảm thán và
từ ngữ dùng làm phép nối đó).
(Đề cho sẵn câu chủ đề nhưng là câu có nhiều lỗi ngữ pháp, học sinh cần sửa lỗi và
sử dụng thành câu chủ đề thứ nhất cho đoạn văn của mình. Có thể sửa câu văn như

sau: ““Từ bữa cơm chung gắn kết những người xa lạ thành anh em trong một gia
đình, những người lính lái xe lại lên đường với ý chí quyết tâm chiến đấu để giải
phóng niềm Nam dù chiếc xe của họ khơng cịn ngun vẹn.”
Câu chủ đề thứ hai có thể viết như sau: “ Có thể khẳng định tinh thần, ý chí chiến
đấu của người lính lái xe thể hiện lịng yêu nước nồng nàn của tuổi trẻ Việt Nam và
khẳng định chân lí sức mạnh khơng nằm ở vũ khí mà nằm ở chính ý chí và quyết
tâm của con người. ”)
+ Đề bài yêu cầu viết đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp hay tổng – phân – hợp
thì đều yêu cầu học sinh viết trước câu chủ đề ra nháp, rồi xác định các ý triển khai
câu chủ đề. Đó là cách học sinh rèn luyện thói quen tự định hướng mình tập trung
vào chủ đề, khơng lạc chủ đề, viết lan man, thiếu trọng tâm.
+ Một kĩ năng quan trọng học sinh nhất thiết phải rèn, đó là xây dựng dàn ý cho
đoạn văn sẽ viết. Tôi vẫn thường hướng dẫn học sinh cách lập dàn ý theo sơ đồ tư
duy đơn giản nhưng tôi nhận thấy rất hiệu quả đối với các em, nhất là với các em
học sinh trung bình, khá. Thực hiện yêu cầu này, các em đảm bảo viết đúng, đủ câu
chủ đề, đặt câu chủ đề đúng vị trí; đảm bảo đủ ý, dành tỉ lệ câu cân đối phù hợp cho
các ý; đảm bảo độ dài đoạn văn; có đủ các yêu cầu về ngữ pháp…
Ví dụ: Cho đoạn thơ sau:
“Mọc giữa dịng sơng xanh
…Tơi đưa tay tơi hứng.”
a.Đoạn thơ trên trích trong bài thơ nào? Ai là tác giả?
b. Chỉ ra thành phần biệt lập trong đoạn thơ, đó là thành phần biệt lập nào?
c. Xác định các biện pháp tu từ và nêu tác dụng của một biện pháp tu từ.
d.Từ đoạn thơ trên, em hãy viết đoạn văn tổng – phân – hợp từ 12 -15 câu làm rõ
vẻ đẹp của mùa xuân thiên nhiên và cảm xúc của nhà thơ trước vẻ đẹp ấy. Trong
đoạn văn em viết có sử dụng phép nối và thành phần tình thái (gạch chân dươi từ
ngữ dùng làm phép nối, làm thành phần tình thái
Page 25



×