Tải bản đầy đủ (.docx) (130 trang)

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH SỬ DỤNG VÍ ĐIỆN TỬ CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG VIỆT NAM KHẢO SÁT TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.2 MB, 130 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH SỬ DỤNG
VÍ ĐIỆN TỬ CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG VIỆT NAM –
KHẢO SÁT TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH

ĐỖ NGUYỄN KỲ DUYÊN

Thành phố Hồ Chí Minh - năm 2022


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI
THƯƠNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH SỬ DỤNG
VÍ ĐIỆN TỬ CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG VIỆT NAM –
KHẢO SÁT TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Ngành: Quản trị kinh doanh
Mã số: 8340101

Họ và tên học viên: Đỗ Nguyễn Kỳ Duyên
Người hướng dẫn khoa học: Nguyễn Thị Phương Chi

Thành phố Hồ Chí Minh - năm 2022




LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ kinh tế này là cơng trình nghiên cứu của bản thân,
được đúc kết từ quá trình học tập và nghiên cứu thực tiễn trong thời gian qua. Các
thông tin và số liệu được sử dụng trong luận văn là hoàn tồn trung thực.
Thành phố Hồ Chí Minh năm 2021
Người cam đoan
Đỗ Nguyễn Kỳ Duyên


MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT .................................................................................
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ VÀ BẢNG BIỂU ...................................................
TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU...................................................................
LỜI MỞ ĐẦU....................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN................................................................................. 3
1.1. Lý do chọn đề tài........................................................................................ 3
1.2. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................... 5
1.3. Phạm vi nghiên cứu.................................................................................... 6
1.4. Phương pháp nghiên cứu............................................................................ 6
1.5. Tính mới của đề tài..................................................................................... 7
1.6. Kết cấu của đề tài........................................................................................ 9
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU..................10
2.1. Ví điện tử.................................................................................................. 10
2.1.1. Định nghĩa.......................................................................................... 10
2.1.2. Chức năng của Ví điện tử.................................................................... 10
2.1.3. Quy trình thanh tốn bằng Ví điện tử.................................................. 12
2.1.4. Lợi ích của Ví điện tử......................................................................... 13
2.1.4.1. Đối với Nhà nước........................................................................ 14

2.1.4.2. Đối với doanh nghiệp.................................................................. 15
2.1.4.3. Đối với người tiêu dùng............................................................... 15
2.1.4.4. Đối với các ngân hàng................................................................. 16
2.1.5. Một số quy định của Pháp luật liên quan đến lĩnh vực Ví điện tử.......17
2.1.6. Một số ví điện tử phổ biến tại thị trường Việt Nam............................. 18


2.2. Một số mơ hình lý thuyết về ý định và hành vi sử dụng công nghệ mới...21
2.2.1. Thuyết Hành động hợp lý (Theory of Reasoned Action)....................21
2.2.2. Thuyết hành vi kế hoạch (Theory of Planned Behavior).....................23
2.2.3. Mơ hình chấp nhận cơng nghệ (Technology Acceptance Model - TAM)
……………………………………………………………………... ............23
2.2.4. Mơ hình kết hợp TAM và TPB (C-TAM-TPB) ..................................25
2.2.5. Thuyết nhận thức xã hội (Social Cognitive Theory - SCT).................25
2.2.6. Thuyết hợp nhất về chấp nhận và sử dựng công nghệ (Unified Theory
of Acceptance and Use of Technology - UTAUT)............................. 257
2.2.7. Thuyết chấp nhận và sử dụng công nghệ hợp nhất mở rộng (UTAUT2)......................................................................................................... 28
2.3. Một số nghiên cứu thực nghiệm về ý định sử dụng dịch vụ điện tử..........31
2.3.1. Các nghiên cứu thực nghiệm trên thế giới.......................................... 31
2.3.2. Các nghiên cứu tại Việt Nam.............................................................. 33
2.4. Mơ hình nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu.......................................... 35
2.4.1. Mơ hình nghiên cứu............................................................................ 35
2.4.2. Các giả thuyết nghiên cứu................................................................... 37
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................................................. 41
3.1. Quy trình và cách tiếp cận nghiên cứu...................................................... 41
3.2. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 41
3.2.1. Phương pháp nghiên cứu định tính..................................................... 41
3.2.2. Phương pháp nghiên cứu định lượng.................................................. 42
3.3. Các giai đoạn nghiên cứu.......................................................................... 42
3.3.1. Nghiên cứu sơ bộ................................................................................ 42

3.3.2. Nghiên cứu chính thức........................................................................ 47


3.4. Phương pháp phân tích dữ liệu................................................................. 51
3.4.1. Phân tích độ tin cậy Cronbach’s Alpha............................................... 51
3.4.2. Phân tích nhân tố khám phá EFA........................................................ 51
3.4.3. Phân tích hồi quy tuyến tính................................................................ 52
3.5. Thu thập dữ liệu........................................................................................ 52
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU........................................................... 54
4.1. Thống kê mô tả mẫu................................................................................. 54
4.2. Kiểm định thang đo.................................................................................. 56
4.2.1. Kiểm định hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha......................................... 56
4.2.2. Phân tích nhân tố khám phá EFA (Exploratory Factor Analysis)........58
4.3. Kiểm định mơ hình hồi quy...................................................................... 62
4.3.1. Xem xét mối tương quan giữa các biến độc lập.................................. 62
4.3.2. Phân tích hồi quy tuyến tính bội......................................................... 63
4.4. Kiểm định T-Test và ANOVA................................................................... 64
4.5. Thảo luận kết quả nghiên cứu................................................................... 68
4.5.1. Nhận thức dễ sử dụng......................................................................... 68
4.5.2. Tính di động và tiện lợi....................................................................... 68
4.5.3. Nhận thức hữu ích............................................................................... 69
4.5.4. Chuẩn chủ quan.................................................................................. 69
4.5.5. Niềm tin.............................................................................................. 69
4.5.6. Nhận thức rủi ro.................................................................................. 70
CHƯƠNG 5: KIẾN NGHỊ.................................................................................. 71
5.1. Kiến nghị đối với các doanh nghiệp cung ứng Ví điện tử.........................71
5.1.1. Nâng cao mức độ Niềm tin đồng thời giảm Nhận thức rủi ro..............71


5.2.2. Gia tăng tính Dễ sử dụng..................................................................... 72

5.2.3. Gia tăng Tính di động và tiện lợi........................................................ 74
5.2.4. Gia tăng Nhận thức hữu ích................................................................ 75
5.2.5. Phát huy Chuẩn chủ quan.................................................................... 76
5.2.6. Lưu ý đến các thông tin nhân khẩu học............................................... 77
5.2. Kiến nghị đối với các nhà quản lý Nhà nước............................................ 77
5.3. Kiến nghị với người tiêu dùng.................................................................. 78
KẾT LUẬN........................................................................................................ 80
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................ 82
PHỤ LỤC.............................................................................................................. i
Phụ lục 1: Bảng câu hỏi khảo sát........................................................................ i
Phụ lục 2: Kiểm định Cronbach’s Alpha........................................................... v
Phụ lục 3: Phân tích nhân tố cho các biến...................................................... viii


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
STT Từ viết tắt

Nghĩa tiếng Anh
Analуѕiѕ of Variance

Nghĩa tiếng Việt

1

ANOVA

2

CQ


Chuẩn chủ quan

3

DĐTL

Di động tiện lợi

4

EFA

5

IDT

6

KMO

7

N

Kích thước mẫu tối thiểu

8

NT


Niềm tin

9

NTHI

Nhận thức hữu ích

10

RR

Nhận thức rủi ro

11

SCT

12

SD

13

TAM

14

TPB


15

TRA

Exploratory Factor
Analysis
Innovation Diffusion
Theory

UTAUT

Social Cognitive Theory

UTAUT-2

Thuyết phổ biến sự đổi mới

Thuyết nhận thức xã hội
Nhận thức dễ sử dụng

Technology Acceptance
Model
Theory of Planned
Behavior
Theory of Reasoned
Action

Acceptance and Use of
Technology


17

Phân tích nhân tố khám phá

Kaiser-Meyer-Olkin

Unified Theory of
16

Phân tích phương ѕai

Mơ hình chấp nhận cơng nghệ
Thuyết hành vi kế hoạch
Thuyết hành động hợp lý

Thuyết hợp nhất về chấp nhận
và sử dựng công nghệ

Unified Theory of

Thuyết chấp nhận và sử dụng

Acceptance and Use of

công nghệ hợp nhất mở rộng


Technology-2
18


VĐT

Ví điện tử

19

YD

Ý định sử dụng

20

YĐSDVĐT

Ý định sử dụng ví điện tử


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ VÀ BẢNG BIỂU
HÌNH VẼ
Hình 2.1. Mơ hình hoạt động của Ví điện tử
Hình 2.2. Mơ hình thuyết Hành động hợp lý (TRA)
Hình 2.3. Mơ hình thuyết hành vi kế hoạch (TPB)
Hình 2.4. Mơ hình chấp nhận cơng nghệ (TAM)
Hình 2.5. Mơ hình chấp nhận cơng nghệ 2 (TAM 2)
Hình 2.6. Mơ hình kết hợp TAM và TPB (C-TAM-TPB)
Hình 2.7. Thuyết nhận thức xã hội (SCT)
Hình 2.8: Lý thuyết nhận thức xã hội (SCT)
Hình 2.9. Thuyết hợp nhất về chấp nhận và sử dụng công nghệ (UTAUT)
Hình 2.10: Mơ hình chấp nhận và sử dụng cơng nghệ hợp nhất mở rộng UTAUT-2
Hình 2.11: Mơ hình nghiên cứu đề xuất

Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu
BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Một số nghiên cứu ứng dụng mơ hình UTAUT-2
Bảng 2.2: Bảng tổng hợp một số mơ hình lý thuyết về ý định sử dụng và chấp nhận
công nghệ
Bảng 3.1: Bảng thang đo chính thức
Bảng 3.2: Ký hiệu, giả thuyết và kỳ vọng tương quan về dấu
Bảng 4.1: Đặc điểm mẫu điều tra, khảo sát
Bảng 4.2: Khảo sát người tiêu dùng về nguồn thơng tin kinh nghiệm sử dụng ví điện
tử
Bảng 4.3: Khảo sát người tiêu dùng về nguồn thông tin biết đến ví điện tử
Bảng 4.4: Khảo sát về nguyên nhân của người sử dụng chưa biết đến dịch vụ
Bảng 4.5: Kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha các thang đo
Bảng 4.6: Phân tích nhân tố khám phá (EFA) đối với các biến độc lập
Bảng 4.7: Kết quả phân tích EFA các thành phần thang đo ý định sử dụng ví điện tử
của người tiêu dùng tại Việt Nam sau khi đã loại 5 biến (lần chạy thứ 6)


Bảng 4.8: Mối tương quan giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc
Bảng 4.9: Kết quả hồi quy giữa biến độc lập và biến phụ thuộc
Bảng 4.10: Phân tích ANOVA khi chạy hồi quy giữa các biến
Bảng 4.11: Các hệ số khi chạy hồi quy giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc
Bảng 4.12: Bảng tổng hợp kết quả kiểm định giả thuyết


TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Tên đề tài: CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH SỬ DỤNG VÍ
ĐIỆN TỬ CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG VIỆT NAM - KHẢO SÁT TẠI THÀNH
PHỐ HỒ CHÍ MINH
Bài luận văn này tập trung nghiên cứu những nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử

dụng ví điện tử của người tiêu dùng Việt Nam được thu thập với 200 mẫu người tiêu
dùng đang sinh sống tại khu vực Thành phố Hồ Chí Minh. Dựa trên cơ sở lý luận và
các mơ hình nghiên cứu đã được thực hiện trước đó, tác giả đã sử dụng phương
pháp định tính và định lượng để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng
ví điện tử của người tiêu dùng Việt Nam. Tác giả đã tiến hành phân tích Cronbach’s
Alpha, yếu tố khám phá EFA, phân tích hồi quy tuyến tính bội, phân tích sự trung
bình tổng thể (T-Test, ANOVA) để phân tích những nhân tố có tác động đến ý định
sử dụng ví điện tử của người tiêu dùng Việt Nam. Mơ hình tác giả đề xuất bao gồm
7 nhân tố bao gồm: (1) Tính di động và tiện lợi, (2) Nhận thức dễ sử dụng, (3) Nhận
thức hữu ích, (4) Chuẩn chủ quan, (5) Niềm tin, (6) Nhận thức rủi ro và (7) Ý định
sử dụng ví điện tử của người tiêu dùng. Các nhân tố này là các biến nghiên cứu độc
lập. Sau khi thực hiện phân tích thì kết quả đạt được là cả 6 nhân tố đầu tiên trên
đều ảnh hưởng đến ý định sử dụng ví điện tử của người tiêu dùng Việt Nam. Cụ thể,
cả 5 nhân tố Tính di động và tiện lợi, Nhận thức dễ sử dụng, Nhận thức hữu ích,
Chuẩn chủ quan và Niềm tin đều có tác động tích cực đến ý định sử dụng của người
tiêu dùng, trong khi đó Nhân thực rủi ro có tác động tiêu cực đến ý định sử dụng
của người tiêu dùng. Trong số những nhân tố ảnh hưởng tích cực thì Nhận thức dễ
sử dụng có chỉ số ảnh hưởng cao nhất, tiếp đến là Tính di động và tiện lợi, Nhân
thức hữu ích, Chuẩn chủ quan và cuối cùng là Niềm tin.
Từ kết quả nghiên cứu và tình hình hiện tại của ngành ví điện tử tại thị trường
Việt Nam, tác giả tiến hành đưa ra những kiến nghị và giải pháp đến các nhà cung
ứng dịch vụ ví điện tử và các cơ quan quản lý Nhà nước liên quan để có thể thu hút
thêm người tiêu dùng Việt Nam tham gia sử dụng ví điện tử cũng như gia tăng ý
định sử dụng ví điện tử của họ trong tương lai.


13

LỜI MỞ ĐẦU
Trong thời đại công nghệ đang ngày càng có nhiều cải tiến mới, nền kinh tế

thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng có thêm nhiều điều kiện để mở rộng phát
triển. Trong đó, thương mại điện tử là một trong những ngành có vai trị quan trọng
trong quá trình phát triển kinh tế một cách vững chắc và bắt kịp với xu hướng. Bên
cạnh đó, từ năm 2019, cả thế giới đã và đang đối mặt với đại dịch COVID-19. Do
đó, phương thức mua sắm trực tuyến càng được người tiêu dùng tin tưởng lựa chọn
sử dụng để đảm bảo nhu cầu cá nhân cũng như để an tồn cho sức khỏe của chính
mình.
Cùng với sự tăng trưởng của ngành thương mại điện tử, nhu cầu về những
hình thức thanh tốn trực tuyến cũng gia tăng để đáp ứng yêu cầu của người tiêu
dùng khi họ cần thanh tốn một cách nhanh chóng, tiện lợi và an tồn. Tại thị
trường Việt Nam, thị trường thanh tốn trực tuyến đã và đang được đẩy mạnh phát
triển nhằm cung cấp cho người dân hình thức thanh tốn hiện đại và phù hợp với
nhu cầu của họ.
Trong số những hình thức thanh tốn khơng sử dụng tiền mặt tính tới thời
điểm hiện nay, ví điện tử đang là một trong những hình thức thanh tốn được nhiều
người tiêu dùng tin tưởng và lựa chọn sử dụng. Tính đến năm 2019, Việt Nam có 32
tổ chức khơng phải là ngân hàng được Ngân hàng Nhà nước cho phép cung cấp dịch
vụ thanh tốn trung gian trong đó có 29 cơng ty cung cấp dịch vụ ví điện tử và theo
số liệu công bố từ các công ty cung cấp dịch vụ thì có khoảng hơn 10 triệu ví điện
tử đã được mở tại Việt Nam. Với những tính năng tiện lợi và hữu ích đem lại cho
người tiêu dùng, ví điện tử được kỳ vọng sẽ ngày càng phát triển mạnh mẽ trong
tương lai nếu có những chính sách và chiến lược phát triển phù hợp.
Do đó, tác giả đã quyết định chọn đề tài “Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử
dụng ví điện tử của người tiêu dùng Việt Nam - khảo sát tại Thành phố Hồ Chí
Minh” nhằm tìm hiểu và nghiên cứu về nhu cầu sử dụng ví điện tử của người tiêu
dùng Việt Nam để tìm ra những nhân tố và mức độ tác động của những yếu đó đến
ý định sử dụng ví điện tử của họ. Tác giả hy vọng bài nghiên cứu này có thể giúp
các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ ví điện tử có thêm cơ sở để xây dựng những



chiến lược và chính sách phát triển phù hợp trong tương lai để mang đến một dịch
vụ thanh toán trực tuyến thích hợp và tiện lợi cho người tiêu dùng cũng như góp
phần thúc đẩy phát triển dịch vụ ví điện tử và từ đó giúp phát triển nền kinh tế Việt
Nam một cách bền vững.


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN
1.1. Lý do chọn đề tài
Theo thống kê từ eMarketer.com, doanh thu thương mại điện tử dành cho
khách hàng cá nhân trên thế giới vào năm 2020 khoảng 4280 tỷ USD và được dự
đoán sẽ tăng trong thời gian tiếp theo. Theo thống kê từ Cục Thương mại điện tử và
Kinh tế số - Bộ Công Thương tại Sách trắng thương mại điện tử Việt Nam 2021,
doanh thu thương mại điện tử khách hàng cá nhân tại Việt Nam năm 2020 đạt 11,8
tỷ USD. Bên cạnh đó, thị trường Việt Nam cũng có sự tăng trưởng về số lượng
người tiêu dùng mua sắm thơng qua các hình thức trực tuyến, số lượng hàng hóa
trên các trang thương mại điện tử, giá trị mua sắm trực tuyến trung bình, tỷ trọng
doanh thu thương mại điện tử khách hàng cá nhân so với tổng doanh thu từ các hoạt
động bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng trên cả nước và tỷ lệ người dân sử dụng
Internet. Từ những số liệu sơ bộ trên thì có thể thấy được tiềm năng ngày càng phát
triển và vai trò to lớn của thương mại điện tử trong quá trình phát triển nền kinh tế
vững chắc và hiện đại trên toàn thế giới. Ngoài ra, việc sử dụng thương mại điện tử
để hỗ trợ cho các hoạt động phát triển kinh doanh diễn ra một cách hiệu quả là xu
hướng tất yếu và cần được đầu tư hơn nữa tại các quốc gia, các doanh nghiệp và cá
nhân trong thời đại hiện nay.
Bên cạnh đó, từ khi đại dịch COVID-19 xảy ra trên toàn thế giới từ năm 2019,
thương mại điện tử càng có nhiều cơ hội phát triển mạnh vì nhu cầu mua sắm trực
tuyến của người tiêu dùng càng tăng để đảm bảo sức khỏe và sự tiên lợi của họ, nhất
là người tiêu dùng cá nhân vì mua sắm thông qua các phương thức thương mại điện
tử hiện là một trong những hình thức an tồn nhất. Hơn nữa, thơng qua giai đoạn
này, người tiêu dùng sẽ có thể thấy được lợi ích của việc sử dụng thương mại điện

tử trong cuộc sống và sẽ tiếp tục sử dụng trong tương lai.
Song song với sự phát triển liên tục của thương mại điện tử thì nhu cầu của
người tiêu dùng về một hệ thống thanh toán trực tuyến tiện lợi và an toàn cũng được
quan tâm. Theo kết quả khảo sát của Ngân hàng Thế giới, thanh toán trực tuyến là
một trong những phương thức thanh toán được sử dụng nhiều nhất tại nhiều quốc
gia có nền kinh tế phát triển trên thế giới như Pháp, Mỹ, Canada… Chẳng hạn như:


ở Mỹ vào năm 2016, tỷ lệ tiền mặt được thực hiện cho các giao dịch so với tổng
lượng tiền của nền kinh tế chỉ chiếm khoảng 7,7%. Tại thị trường Việt Nam, thanh
toán trực tuyến cũng đang được thúc đẩy mạnh mẽ. Theo Ngân hàng Nhà nước Việt
Nam, thanh tốn khơng sử dụng tiền mặt đã và đang thu hút nhiều sự quan tâm của
các doanh nghiệp và người tiêu dùng tại thị trường Việt Nam. Cụ thể, vào quý I năm
2021, giá trị giao dịch thanh toán trực tuyến qua kênh Internet đạt 8,1 triệu tỷ đồng,
qua kênh điện thoại di động đạt hơn 4,6 triệu tỷ đồng và qua kênh QR code đạt
4.479 tỷ đồng. Theo số liệu của Cơng ty cổ phần Thanh tốn quốc gia Việt Nam
(Napas), trong 5 tháng đầu năm 2021, hệ thống đã xử lý hơn 800 triệu giao dịch,
tương ứng với hơn 8 triệu tỷ đồng. Điều này cho thấy thanh tốn khơng dùng tiền
mặt đang dần có những bước tăng trưởng đáng kể và có tiềm năng phát triển hơn
nữa để mang lại tiện lợi cho người tiêu dùng tại thị trường Việt Nam với lợi thế
khoảng 70% dân số Việt Nam sử dụng Internet và trong đó có khoảng 49,3 triệu
người tiêu dùng mua sắm trực tuyến. Trong số những hình thức thanh tốn trực
tuyến hiện nay, ví điện tử (VĐT) – ra đời vào năm 2008 để đáp ứng nhu cầu về một
cơng cụ thanh tốn phù hợp cho thị trường thương mại điện tử, được xem là một
trong những phương thức thanh tốn khơng sử dụng tiền mặt tiện lợi và thích hợp
với điều kiện và nhu cầu sử dụng của người tiêu dùng Việt Nam. Tính đến năm
2019, Việt Nam có 32 tổ chức khơng phải là ngân hàng được Ngân hàng Nhà nước
cho phép cung cấp dịch vụ thanh tốn trung gian trong đó có 29 công ty cung cấp
dịch vụ VĐT và theo số liệu công bố từ các công ty cung cấp dịch vụ thì có khoảng
hơn 10 triệu VĐT đã được mở tại Việt Nam. Theo Vụ thanh toán thuộc Ngân hàng

Nhà nước, năm 2018, hệ thống ngân hàng xử lý 214 triệu giao dịch từ VĐT với giá
trị 91.000 tỷ đồng. Qua những số liệu vừa rồi về VĐT thì có thể thấy được VĐT là
một phương thức thanh toán phù hợp và có thể đáp ứng nhu cầu của người tiêu
dùng Việt Nam.
Theo các chuyên gia tài chính, thị trường VĐT ở Việt Nam được dự đoán sẽ
ngày càng phát triển đa dạng và phong phú mặc dù hiện tại lượng giao dịch được
thực hiện qua VĐT vẫn chưa cao so với lượng giao dịch của thị trường này tại các
quốc gia khác. Ngoài ra, thị trường VĐT Việt Nam khơng chỉ có các nhà cung ứng


dịch vụ Việt Nam tham gia mà cịn có cả một số nhà cung ứng dịch vụ từ nước
ngoài. Từ đó, chúng ta có thể kỳ vọng về tiềm năng phát triển bền vững và mạnh mẽ
của thị trường VĐT trong tương lai tại thị trường Việt Nam.
Trên thế giới, nhiều nghiên cứu đã được thực hiện về các nhân tố ảnh hưởng
đến ý định sử dụng các hình thức thanh tốn di động và ví di động. Tại Việt Nam,
đề tài liên quan đến thị trường thanh toán trực tuyến cũng đã được một số tác giả
thực hiện nghiên cứu nhưng phần lớn là nghiên cứu về hình thức thanh toán điện tử
của các ngân hàng tại Việt Nam. Nghiên cứu khảo sát và đánh giá về dịch vụ VĐT
nói chung hay nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng VĐT của
người tiêu dùng nói riêng tính tới thời điểm tác giả thực hiện nghiên cứu vẫn chưa
nhiều và còn một số điểm hạn chế cần được nghiên cứu thêm. Tác giả thực hiện tóm
tắt sơ bộ những nghiên cứu này trong mục “Một số nghiên cứu thực nghiệm về ý
định sử dụng dịch vụ điện tử” thuộc chương tiếp theo để thể hiện rõ hơn các đặc
điểm cũng như hạn chế của những nghiên cứu này.
Với những lý do trên, tác giả đã quyết định chọn đề tài “Các nhân tố ảnh
hưởng đến ý định sử dụng ví điện tử của người tiêu dùng Việt Nam - khảo sát tại
Thành phố Hồ Chí Minh” nhằm tìm hiểu và nghiên cứu về nhu cầu sử dụng VĐT ở
Việt Nam, cụ thể tại khu vực Thành phố Hồ Chí Minh để tìm ra những nhân tố và
mức độ tác động của những nhân tố đó đến ý định sử dụng VĐT của người tiêu
dùng Việt Nam. Ngoài ra, tác giả hy vọng bài nghiên cứu này có thể giúp các doanh

nghiệp cung ứng dịch vụ VĐT có những chiến lược và chính sách phát triển phù
hợp trong tương lai để mang đến một dịch vụ thanh tốn khơng dùng tiền mặt thích
hợp và tiện lợi cho người tiêu dùng cũng như góp phần thúc đẩy phát triển dịch vụ
VĐT trong nền kinh tế Việt Nam.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
- Tìm hiểu và khảo sát nhu cầu sử dụng VĐT của người tiêu dùng Việt Nam tại khu
vực Thành phố Hồ Chí Minh để phân tích và xác định những nhân tố ảnh hưởng và
mức độ tác động của các nhân tố đó đến ý định sử dụng của người tiêu dùng.


- Đề xuất và đưa ra những kiến nghị góp phần phát triển thị trường VĐT tại Việt Nam
cũng như giúp các nhà cung ứng dịch vụ VĐT có những chiến lược phát triển bền
vững và mang lại dịch vụ tiện lợi và an toàn cho người tiêu dùng Việt Nam.
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên
cứu Đối tượng nghiên cứu:
Tác giả thực hiện nghiên cứu về ý định sử dụng VĐT của người tiêu dùng Việt
Nam và các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng VĐT của người tiêu dùng Việt
Nam.
Phạm vi nghiên cứu:
- Phạm vi nội dung: tác giả thực hiện nghiên cứu về đối tượng ví điện tử - ứng dụng
hoặc trang web được các tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán tạo lập
riêng biệt giúp người tiêu dùng thực hiện những nhu cầu liên quan đến thanh toán
hoặc lưu trữ giá trị tiền tệ. Đối tượng ví điện tử ở đây không phải là ứng dụng hay
trang web của dịch vụ ngân hàng trực tuyến qua ứng dụng của ngân hàng trên điện
thoại - Mobile Banking hay dịch vụ điện tử - Internet Banking. Bên cạnh đó, giao
dịch tài chính được nhắc đến trong bài là những giao dịch thanh toán được thực hiện
bởi người tiêu dùng để mua sắm các hàng hóa và dịch vụ.
- Phạm vi về khơng gian: tác giả tiến hành nghiên cứu người tiêu dùng đang sinh
sống trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh
- Phạm vi về thời gian: tác giả thực hiện bài nghiên cứu này từ tháng 07/2021 đến

tháng 12/2021.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Những phương pháp nghiên cứu đã được sử dụng trong bài nghiên cứu này
bao gồm những phương pháp sau:
- Thứ nhất, phương pháp nghiên cứu định tính: tác giả thực hiện nghiên cứu bằng
phương pháp nghiên cứu định tính kết hợp với phương pháp nghiên cứu định lượng.
Để tiến hành nghiên cứu định tính, tác giả đã phỏng vấn một số cá nhân đã sử dụng
VĐT tại Việt Nam. Những nội dung từ các cuộc phỏng vấn này được ghi


lại để làm nền tảng cho việc xây dựng và điều chỉnh các biến quan sát trong thang
đo và bảng hỏi. Bước tiếp theo, những thang đo này sẽ được kiểm định về độ tin cậy
Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA từ kết quả của 50 bảng câu
hỏi khảo sát sơ bộ sau khi đã xây dựng thang đo và bảng hỏi. Từ kết quả này, bảng
câu hỏi được chuẩn bị sẵn sàng về nội dung và hình thức để tiếp túc thực hiện khảo
sát.
- Thứ hai, phương pháp nghiên cứu định lượng: Sau khi nhận được kết quả kháo sát,
tác giả sử dụng phương pháp định lượng để thực hiện phân tích và nghiên cứu.
- Thứ ba, phương pháp thu thập dữ liệu: tác giả thực hiện thu thập dữ liệu bằng cách
gửi bảng câu hỏi khảo sát tới những đối tượng tham gia khảo sát thơng qua hình
thức trực tuyến để đảm bảo an tồn và tính chính xác, cụ thể, tác giả đã gửi bảng
câu hỏi qua các kênh trực tuyến gồm Facebook, Email, Twitter, Instagram đến họ để
có được kết quả khảo sát. Thời gian khảo sát diễn ra từ tháng 09 năm 2021 đến
tháng 11 năm 2021.
- Thứ tư, phương pháp xử lý dữ liệu:
+ Phần mềm và công cụ xử lý dữ liệu: khi đã đủ số lượng mẫu đề ra, phần
mềm SPSS 18.0 được tác giả sử dụng để xử lý dữ liệu.
+ Phương pháp phân tích dữ liệu: tác giả đã tiến hành thực hiện đánh giá độ
tin cậy của thang đo (hệ số Cronbach’s Alpha), phân tích nhân tố khám phá EFA,
phân tích hồi quy, phân tích ANOVA và T-Test.

1.5. Tính mới của đề tài
Bài nghiên cứu “Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng ví điện tử của
người tiêu dùng Việt Nam - khảo sát tại Thành phố Hồ Chí Minh” sẽ thực hiện tìm
hiểu những nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng VĐT của người tiêu dùng Việt
Nam để giúp các nhà cung ứng dịch vụ VĐT có thể phát triển thị trường cũng như
giúp thị trường VĐT có thể phát triển bền vững, đem lại cho người tiêu dùng một
công cụ thanh tốn tiện lợi và an tồn.
Mặc dù tính tới thời điểm tác giả thực hiện nghiên cứu đề tài này đã có một số
nghiên cứu liên quan đến các nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng của người tiêu


dùng đối với dịch vụ thanh toán trực tuyến nhưng chỉ có một số ít nghiên cứu về ý
định sử dụng VĐT trên thế giới nói chung và tại thị trường Việt Nam nói riêng. Các
nghiên cứu trước về ý định sử dụng các dịch vụ thanh toán trực tuyến hầu như đều
sử dụng các yếu tố của mơ hình chấp nhận cơng nghệ (TAM). Ngồi ra, các nghiên
cứu tại thị trường VĐT Việt Nam cịn có một số hạn chế. Chẳng hạn như nghiên cứu
của tác giả Tu, N. V. (2019) nghiên cứu về vấn đề này nhưng số lượng mẫu còn giới
hạn, chưa bao quát được lượng người tiêu dùng lớn tại khu vực Thành phố Hồ Chí
Minh và độ tuổi của người tham gia khảo sát phần lớn là sinh viên nên nghiên cứu
này sẽ có thể bao quát hơn về đối tượng tham gia nghiên cứu là đối tượng sinh viên
và đối tượng đi làm. Nghiên cứu của Nguyễn Thị Linh Phương (2013) có đối tượng
nghiên cứu là người tiêu dùng phần lớn là sinh viên và người đi làm trong độ tuổi từ
18 đến 30 tuổi.
Bài nghiên cứu này, đối tượng nghiên cứu tập trung là người đi làm có độ tuổi
từ 31 đến 55 tuổi vì tác giả muốn nghiên cứu về ý kiến của những người đã đi làm
nhiều năm trong nhiều lĩnh vực khác nhau về ý định sử dụng VĐT để các nhà cung
ứng có thêm các chiến lược phát triển phù hợp để thu hút thêm thị phần khách hàng
ở độ tuổi này - độ tuổi thường sẽ lựa chọn hình thức thanh tốn truyền thống như
tiền mặt hơn là những hình thức thanh tốn trực tuyến vì đặc tính và thói quen đã
có. Bên cạnh đó, tác giả nhận thấy trong bối cảnh hiện nay và tương lai, thế giới nói

chung và Việt Nam nói riêng đã và sẽ có thể vẫn cịn đối mặt với tình hình dịch
bệnh COVID-19 diễn ra. Do đó, tiềm năng dịch vụ VĐT sẽ càng phát triển mạnh
mẽ để đáp ứng nhu cầu thanh tốn một cách an tồn và tiện lợi cho người tiêu dùng
so với thời gian trước đó vì người tiêu dùng sẽ ưu tiên cho hình thức thanh tốn nào
đáp ứng yêu cầu vừa thuận tiện và vừa an toàn cho cả sức khỏe và tài sản của họ.
Trong đề tài nghiên cứu này tác giả xây dựng mô hình nghiên cứu gồm 6 nhân
tố chính tác động đến ý định sử dụng sản phẩm và dịch vụ VĐT: Tính di động và
tiện lợi, Nhận thức dễ sử dụng, Nhận thức hữu ích, Chuẩn chủ quan, Niềm tin và
Nhận thức rủi ro.
Về mặt khoa học, bài nghiên cứu này góp phần giới thiệu thang đo lường ý
định sử dụng VĐT trong bối cảnh tại thị trường Việt Nam. Ý định sử dụng VĐT là


khái niệm không phải là mới nhưng với tiềm năng và lợi ích mang lại của VĐT thì
cần nhận được sự quan tâm nhiều hơn từ các nhà cung ứng dịch vụ VĐT cũng như
các cơ quan quản lí Nhà nước. Ngoài ra, nghiên cứu thực hiện kiểm định lại những
yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng VĐT của người tiêu dùng.
Về mặt thực tiễn, bài nghiên cứu này sẽ có thể giúp người đọc có thêm thơng
tin về phương thức thanh tốn trực tuyến thơng qua sử dụng VĐT và đề xuất những
kiến nghị phù hợp để nâng cao, cải thiện chất lượng dịch vụ và thu hút nhiều người
tiêu dùng sử dụng VĐT hơn trong tương lai. Việc phát triển thương mại điện tử
cũng góp phần giảm tỷ lệ sử dụng tiền mặt theo chủ trương của Nhà nước về phát
triển hình thức thanh tốn khơng sử dùng tiền mặt trong quá trình xây dựng nền
kinh tế bền vững và hiện đại đồng thời cung cấp hình thức thanh tốn tiện lợi và an
tồn trong thời gian thế giới có thể đối mặt với tình hình COVID-19 diễn ra như
hiện nay.
1.6. Kết cấu của đề tài
Đề tài gồm có 5 chương được sắp xếp theo bố cục sau:
Chương 1: Tổng quan
Chương 2: Cơ sở lý thuyết và mơ hình nghiên cứu

Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
Chương 4: Kết quả nghiên cứu
Chương 5: Kiến nghị


CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU
2.1. Ví điện tử
2.1.1. Định nghĩa
Theo Ngân hàng Nhà nước quy định tại Điều 2 Thông tư 39/2014/TT-NHNN,
dịch vụ VĐT là một dịch vụ thuộc dịch vụ hỗ trợ thanh toán. Cụ thể, Điều 4 Nghị
định 101/2012/NĐ-CP được bổ sung bởi Khoản 8 Điều 1 Nghị định 80/2016/NĐCP về thanh tốn khơng dùng tiền mặt ghi rõ định nghĩa về dịch vụ VĐT như sau:
“Dịch vụ ví điện tử là dịch vụ cung cấp cho khách hàng một tài khoản điện tử định
danh do các tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán tạo lập trên vật mang
tin (như chip điện tử, sim điện thoại di động, máy tính...), cho phép lưu giữ một giá
trị tiền tệ được đảm bảo bằng giá trị tiền gửi tương đương với số tiền được chuyển
từ tài khoản thanh toán của khách hàng tại ngân hàng vào tài khoản đảm bảo thanh
toán của tổ chức cung ứng dịch vụ ví điện tử theo tỷ lệ 1:1”.
Bên cạnh đó, nhiều tác giả đưa ra định nghĩa về VĐT bằng cách mô tả về hệ
thống VĐT. Theo Huong, D.T.T (2021), VĐT được định nghĩa là một tài khoản điện
tử được tích hợp dưới dạng ứng dụng điện thoại hoặc được sử dụng qua website và
có cơng dụng như một chiếc ví giúp người tiêu dùng có thể lưu trữ tiền từ các tài
khoản ngân hàng của mình, đồng thời có thể thực hiện thanh toán và giao dịch trực
tuyến với các trang web thương mại hoặc các loại phí trên Internet mà có liên kết và
cho phép thanh tốn bằng VĐT. Cịn theo Karim, M. W., Haque, A., Ulfy, M. A.,
Hossain, M. A., & Anis, M. Z. (2020) thì thuật ngữ "ví điện tử" là một hình thức
thanh tốn cho phép một cá nhân để liên kết thẻ ghi nợ hoặc thẻ tín dụng của họ với
ví kỹ thuật số để thực hiện bất kỳ giao dịch nào.
2.1.2. Chức năng của Ví điện tử
Đến năm 2019, có hơn 29 cơng ty được Ngân hành Nhà nước cấp phép hoạt
động và mỗi công ty đều xây dựng những chiến lược phát triển riêng để hướng đến

các đối tượng khách hàng khác nhau. Vì vậy, VĐT của mỗi nhà cung ứng có những
đặc điểm và tính năng có thể khác nhau.


Để xác định được những chức năng của VĐT, tác giả thực hiện tìm hiểu và tra
cứu thơng tin chủ yếu là từ các website chính thức của các VĐT đăng tải để thu thập
được thơng tin chính xác nhất vì chính các nhà cung ứng dịch vụ VĐT là những
người hiểu rõ nhất về những tính năng hay tiện ích mà họ đem đến cho khách hàng.
Cụ thể, những website chính thức của các VĐT mà tác giả truy cập để tìm hiểu bao
gồm: momo.vn, zalopay.vn, viettelpay.vn, shopeepay.vn, nganluong.vn, payoo.vn,
vtcpay.vn, vimo.vn, moca.vn,… Bên cạnh đó, tác giả có tham khảo thêm các nghiên
cứu trước về chức năng của VĐT tại thị trường Việt Nam, chẳng hạn như: Phương,
N. T. L. (2013) và Liu, G. S., & Tai, P. T. (2016). Từ đó, những chính năng chính
của VĐT Dù mỗi loại VĐT từ các nhà cung ứng khác nhau có các chức năng khác
nhau nhưng nhìn chung, VĐT có những chức năng nổi bật như sau:
- Nhận tiền, nạp tiền và chuyển tiền: khi người tiêu dùng đăng ký sử dụng và kích
hoạt VĐT thì người tiêu dùng có thể nạp tiền vào tài khoản VĐT của mình bằng
nhiều cách khác nhau như: nạp tiền tại ngân hàng có liên kết với doanh nghiệp cung
ứng dịch vụ VĐT, nạp tiền từ tài khoản ngân hàng đã đăng ký liên kết Internet
Banking. Và khi tài khoản VĐT đã có tiền, người tiêu dùng có thể thực hiện thao tác
chuyển tiền sang VĐT khác cùng loại hay chuyển tiền đến tài khoản ngân hàng có
liên kết với VĐT.
- Lưu trữ tiền: VĐT giúp người tiêu dùng có thể giữ tiền dưới dạng tiền số hóa (tiền
điện tử).
- Thanh tốn trực tuyến: người tiêu dùng có thể dùng tiền trong VĐT của mình để
thực hiện thanh toán cho các giao dịch mua bán trực tuyến tại các ứng dụng hay các
trang Web thương mại điện tử có liên kết với nhà cung cấp VĐT đó.
- Truy vấn tài khoản: người tiêu dùng có thể kiểm tra thông tin cá nhân đã đăng ký và
thực hiện các thay đổi về thông tin này nếu cần thiết. Ngồi ra, người tiêu dùng có
thể tra cứu số dư và lịch sử giao dịch mình đã thực hiện thanh tốn thơng qua VĐT

của mình.
Ngồi ra, một số VĐT cịn có thêm những chức năng khác để cung cấp thêm
nhiều tiện ích cho người sử dụng như sau:


- Thanh tốn các loại hóa đơn: trong thời gian vừa qua, người tiêu dùng có thể thanh
tốn các hóa đơn điện thoại, Internet, điện lực, nước, truyền hình ... thơng qua tài
khoản VĐT vì hiện nay các nhà cung ứng dịch vụ VĐT hầu như đều hợp tác với các
doanh nghiệp cung ứng các dịch vụ thiết yếu này.
- Nạp tiền điện thoại: người tiêu dùng có thể thực hiện nạp tiền điện thoại hoặc mua
thẻ nạp tiền điện thoại cho chính bản thân hoặc cho người quen thơng qua hình thức
thanh tốn bằng VĐT. Hơn nữa, giá trị tiền mà người tiêu dùng nhận được còn cao
hơn chi phí thực tế mà người tiêu dùng thanh tốn nhờ vào các ưu đãi được triển
khai trên VĐT, chẳng hạn như người tiêu dùng nạp tiền điện thoại với mệnh giá
100.000 VND với chi phí cần thanh tốn chỉ là 98.000 VND.
- Mua các loại vé điện tử: các nhà cung ứng VĐT đã nắm bắt nhu cầu càng ngày càng
tăng về việc mua các loại vé phát hành điện tử của người tiêu dùng nên tăng thêm
tính năng cho VĐT giúp người tiêu dùng có thể thanh tốn mua các loại vé điện tử
như vé máy bay, vé xem phim, vé ca nhạc, vé tàu, vé xem phim...
2.1.3. Quy trình thanh tốn bằng Ví điện tử
Trách nhiệm chính của các nhà cung ứng dịch vụ VĐT sau khi VĐT được mở
và kích hoạt thành cơng bao gồm quản lý thông tin và các hoạt động của tài khoản
VĐT và tiến hành xử lý các giao dịch khi khách hàng thực hiện nạp tiền vào tài
khoản, rút tiền, chuyển tiền, mua bán trực tuyến.


(Nguồn: Phương, N.T.L., 2016)
Hình 2.1. Mơ hình hoạt động của Ví điện tử
Nhằm giúp các giao dịch thanh tốn trực tuyến và giao dịch qua VĐT được
diễn ra một cách thuận lợi và an tồn, Cơng văn số 6251/NHNN-TT về việc thực

hiện giao dịch thanh toán trực tuyến và VĐT đã được ban hành bởi Ngân hàng Nhà
nước vào ngày 11/08/2011. Cụ thể, các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ VĐT cần
phải bố trí một tài khoản riêng biệt để theo dõi toàn bộ lượng tiền đang lưu hành
trên VĐT phải đảm bảo số dư của tài khoản này đúng bằng tổng số tiền trên các
VĐT mà mình cung cấp cho khách hàng; và sử dụng tài khoản này đúng mục đích
và quy định của Ngân hàng Nhà nước. Ngồi ra, các nhà cung ứng dịch vụ VĐT
phải mở một tài khoản để theo dõi lượng tiền trên Ví điện tử tại các tổ chức cung
ứng dịch vụ thanh toán (Ngân hàng thương mại) và đảm bảo số dư trên tài khoản
này ln bằng với tổng số tiền trên Ví điện tử của tồn bộ khách hàng của mình.
2.1.4. Lợi ích của Ví điện tử
Hiện nay, VĐT là một trong những cơng cụ thanh tốn có nhiều tiện ích và có
tiềm năng trở thành hình thức thanh tốn phổ biến trong thời gian sắp tới với nhiều
lợi ích thiết thực và thuận lợi cho nhiều đối tượng. Sau khi nghiên cứu các nghiên
cứu trước về lợi ích của ví di động nói chung hay ví điện tử nói riêng cũng như tìm


×